Monday 24 June 2013

GS NGÔ VĨNH LONG CŨNG LÚ NHƯ TRỌNG LÚ RỒI SAO ? (Bà Đàm Xòe)




Tháng Sáu 25, 2013 at 1:46 sáng

Bình luận của BA SÀM trên Tin thứ Ba, 25-06-2013
Posted by adminbasam on June 25th, 2013

Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: Biển Đông : Bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước áp lực Trung Quốc (RFI). ” … Về phía Việt Nam, theo giáo sư Long, có hai điểm cần quan tâm thực hiện (nhưng đâu có thực hiện?) để bảo vệ Biển Đông : một là cải thiện hồ sơ nhân quyền trong nước để tranh thủ dư luận Mỹ vốn có trọng lượng nhất định trên các chính sách của Washington đối với Việt Nam, và hai là ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc”.  Hay là không chịu cải thiện hồ sơ nhân quyền, mà thậm chí còn làm cho nó tệ hơn, cũng là “bước lùi chiến thuật”?!  Cho nên, cái khó nhất cho việc đánh giá một chính sách đối ngoại rất quan trọng này của nhà cầm quyền VN còn là ở chỗ nó luôn bị biến dạng qua đủ thứ mâu thuẫn, xung khắc, bí hiểm vì bị che đậy trong chính sách đối nội. 

Thật ngạc nhiên khi ông Ngô Vĩnh Long có vẻ tin chắc về thứ thông tin có thể nói là “tối mật” mà ông có được về “bước lùi chiến thuật” của VN. Ông cũng không chút nghi ngờ rằng mình đã được nhá ra những thông tin nào đó có lợi cho phía đưa tin, chưa nói rằng đó là một lối “đầu độc” thông tin nguy hiểm. Ngạc nhiên thêm là RFI cũng không chút nghi ngại về sự tự tin đó.

Ông Long còn suy luận đơn giản như thể cốt xoa dịu dư luận rằng nước nhỏ nói chuyện với nước lớn thì phải chịu thiệt, rằng VN “đơn độc” nên phải chịu … (ông quên Philippines?). Ông “quên” một điều hiển nhiên diễn ra hàng chục năm nay rằng đây là 2 kẻ “tàn quân” đào thoát từ cuộc sụp đổ của “Hệ thống XHCN”, đương nhiên phải dựa dẫm vào nhau mà  sống sót, nên mới có những thỏa thuận bí mật mà cả thế giới coi chừng bị “ăn quả lừa”, ví như vụ Thành Đô chẳng hạn. Kỳ lạ thêm là ông liên tục tìm cách chống chế “dùm” cho những người thương thuyết VN từ việc không nhắc tới COC, UNCLOS, cho tới Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển …

Ông Long còn “quên” rất nhiều thứ, ví như vụ  Trung Quốc in sách về Tam Sa, được loan tin ngay trong thời gian đón tiếp và đàm phán với phái đoàn ông CT nước VN, nhưng báo VN có đưa tin cũng không dám ngay từ cái tựa để “chỉ mặt” ai là kẻ in sách, làm bạn đọc dễ lầm tưởng sách do … bọn đầu nậu VN in lậu. Có báo (Petrotimes) còn âm thầm gỡ bỏ sau khi đăng tin này. (Mà sao VN lại “chọn” đúng thời điểm TQ kỷ niệm một năm ngày thành lập TP Tam Sa phi pháp để sang thăm, ông Long nhỉ? Hay cũng lại là “bước lùi chiến thuật”?) Chưa hết! Để chào mừng ông CTN VN với “4 tốt”, “16 chữ vàng” được lặp lại, Trung Quốc còn điều 2 tàu hải tuần ra Biển Đông,  tăng cường xây dựng các công trình trên phần đảo chiếm đóng trái phép nữa, lại còn đe dọa “Biển Đông hữu sự” sẽ phái J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa, … nhưng phía VN lại im thin thít như thể đang thực hiện … “bước lùi chiến thuật” theo kiểu ông Long. Nghe mấy chữ “bước lùi chiến lược” này của ông, tưởng như gã khổng lồ đang dụ đứa trẻ nít, chứ không phải là thực tế vẫn đang ngược lại. Hết biết!!!  - Để lấy lại “tinh thần” sau bài phỏng vấn ông Long, mời xem lại một bài rất khá: Gian nan chuyến đi Hoa Kỳ của tướng Đỗ Bá Tỵ (Cầu Nhật Tân).

* Tít bài do BĐX đặt.

-----------------------------------------------


Ngô Vĩnh Long là một trong những học giả Việt kiều nổi tiếng tại Mỹ, nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, Đông Á, quan hệ châu Á - Mỹ. Ông hiện là giáo sư giảng dạy tại khoa lịch sử trường Đại học Maine, thành phố Orono, tiểu bang Maine (Mỹ)[1]

Tiểu sử
Ông sinh năm 1944 tại tỉnh Vĩnh Long, cha của ông là người quê Từ Sơn, Bắc Ninh di cư vào Nam sinh sống, cha ông từng hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp [2]
Đỗ tú tài với điểm rất cao, Ngô Vĩnh Long là lứa đầu tiên tham gia phong trào sinh viên yêu nước ở Sài Gòn, biểu tình chống chế độ Nguyễn Khánh. Cùng lúc ấy, ông thi lấy học bổng của Trường Đại học Harvard, và người Việt Nam duy nhất thi đỗ là ông. Lúc đó chưa có người Việt Nam nào học ở Harvard.[2]

Vào năm 1964 ông sang Hoa Kỳ du học, sự kiện đáng nhớ nhất trong thời trẻ ở đây là việc cùng với một nhóm các sinh viên Việt Nam khác vào ngày 10.2.1972 đã chiếm giữ toà lãnh sự của chính quyền Sài Gòn ở New York trong lúc các nhân viên chính quyền Sài Gòn đang ăn trưa nhằm đưa ra các tuyên bố với thế giới những đòi hỏi của nhân dân Việt Nam…[2]
Sau khi tốt nghiệp trường ĐH Harvard, ông làm Tổng Giám đốc Trung tâm tài liệu VN ở Cambridge và hiện nay là giảng viên tại trường đại học Maine

Những đóng góp với Việt Nam
Từ năm 1968 đến 1975 ông đã viết trên 300 công trình lớn nhỏ, trong đó có ba cuốn sách. Cuốn sách 300 trang viết và được Viện MIT danh tiếng xuất bản năm 1968 rất đáng giá trong việc nghiên cứu nông thôn Việt Nam, cuốn ‘The Vietnamese Peasants under the French" (Tạm dịch: Trước CM: Người nông dân VN dưới chế độ Pháp thuộc)[2]
Những năm gần đây, cũng như một số trí thức Việt kiều khác ông cũng đã có nhiều bài viết về những vấn đề phát triển của Việt Nam với khu vực, nhất là với những sự kiện ngoại giao đa phương
Ngoài các bài viết trên báo chí Việt Nam. Cũng như các trí thức Việt kiều khác, ông còn thường xuyên về nước tham gia các cuộc tọa đàm với những học giả trong nước về các vấn đề xã hội[3] và tham gia các cuộc hội thảo với các trường đại học trong nước về những vấn đề thời sự nóng bỏng trên thế giới hiện nay mà sẽ có những ảnh hưởng lớn đến kinh tế của một số quốc gia cũng như Việt Nam[4]

Những Việt kiều yêu chế độ :


1 comment:

  1. "Bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước áp lực Trung Quốc". theo y kiến đó tôi thấy cũng có những vấn đề có lý . thứ nhất, ở thời điểm hiện tại, nếu chúng ta càng hung hăng, càng nóng vội thì đó chính là cái cớ để trung quốc tiến hành các hành vi bành trướng, đe dạo vũ trang đối với nước ta. trong thời điểm hiện nay, cái chúng ta cần đó là bình tĩnh, khôn khéo để thực hiện các chính sách ngoại giao khôn khéo, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới để gây áp lực lên trung quốc. trong đó việc chúng ta lùi một bước để có những bước đi chiến thuật, gây áp lực lên trung quốc cũng là một vấn đề hay. Một chính sách ngoại giao khá là khôn khéo.

    ReplyDelete

View My Stats