07.06.2013
Một chuyên gia cố vấn cho hai đời Thủ tướng tại Việt Nam nhận định giới
lãnh đạo Việt Nam đã trở nên quá quỳ lụy Trung Quốc, rơi ra khỏi quỹ đạo dân
chủ và tụt hậu sau lưng các nước còn lại trên thế giới, một thế giới mà Việt
Nam hiện đang rất cần phải hội nhập để có thể tăng trưởng và phát triển.
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo The New York Times của Mỹ ngày 7/6, Giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương), một nhà nghiên cứu xã hội học-văn hóa được nhiều người biết đến, đã mạnh mẽ phê phán nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình yêu nước và nhu nhược trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo The New York Times của Mỹ ngày 7/6, Giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương), một nhà nghiên cứu xã hội học-văn hóa được nhiều người biết đến, đã mạnh mẽ phê phán nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình yêu nước và nhu nhược trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tác giả bài viết, người từng cố vấn cho cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói rằng bi kịch lớn nhất của Việt Nam chính là ảo tưởng về một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thường được nhà nước viện cớ để dung chấp chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, để trấn áp dân chủ, kiểm duyệt - bịt chặn thông tin, và khủng bố tinh thần của người dân.
Theo giáo sư Tương Lai, các bản án nặng nề dành cho hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên hồi tháng trước với các cáo buộc tội “nói xấu Trung Quốc” đã chạm tới tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc của người dân Việt Nam và phơi bày sự thông đồng mờ ám của chính quyền với những kẻ ngoại bang xâm lược.
Bài bình luận viết rằng trước âm mưu nuốt chửng Biển Đông bằng bản đồ đường lưỡi bò đầy tham vọng của Trung Quốc, các bước chân nổi giận của người dân Việt Nam đã bất chấp sự đàn áp, cùng nhau xuống đường bày tỏ lòng yêu nước trong các cuộc tuần hành quy tụ từ giới trí thức, giới trẻ thành thị đến những người dân oan, những người nông dân bị bần cùng hóa bởi chính sách nhà nước tịch thu đất đai mà không đền bù thỏa đáng.
Tác giả nói sự căm phẫn của người dân trỗi dậy giữa lúc các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tự phơi bày sự nhút nhát, yếu hèn trước Trung Quốc xâm lược.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với VOA Việt ngữ, giáo sư Tương Lai nhấn mạnh:
“Chúng tôi là những người yêu nước. Chúng tôi thấy hành động gây hấn, khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc là một nguy cơ lớn đối với nền độc lập dân tộc vì chủ quyền lãnh thổ-lãnh hải quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Là một người yêu nước không thể nào ngồi yên trước hành động xâm lược của Trung Quốc. Cho nên, chúng tôi phải lên tiếng.”
Giáo sư Tương Lai cho rằng cải cách kinh tế của Việt Nam bị ngăn trở bởi không đi kèm với cải cách chính trị. Theo ông, các lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ xây dựng được một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự thực thụ.
Vẫn theo nhà nghiên cứu này, vì cố duy trì một hệ thống chính trị suy tàn và một hệ tư tưởng giáo điều, vận mệnh kinh tế của Việt Nam bị suy sụp và chính phủ Việt Nam tự biến mình thành mục tiêu bị quốc tế chỉ trích vì đàn áp dân chủ và các vi phạm về nhân quyền.
Tác giả tố cáo giới lãnh đạo Việt Nam đã quay lưng lại với nhân dân Việt Nam. Giáo sư Tương Lai nói ông cùng với một số trí thức đã từng đệ trình rất nhiều thỉnh nguyện thư kêu gọi bảo vệ nhân quyền và dân chủ, nhưng các đề nghị đó đều bị đáp trả bằng sự thóa mạ, phỉ báng từ truyền thông của nhà nước.
Nhà xã hội học Tương Lai kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cần phải công nhận sức mạnh hợp quần của các cuộc biểu tình yêu nước trước sự xâm lấn của ngoại bang và rằng nhu cầu về dân chủ và nhân quyền sẽ dẫn tới những thay đổi ngoạn mục, khó lường trước được.
Ông khuyến cáo rằng nhà nước Việt Nam càng sử dụng bạo lực và đàn áp bao nhiêu thì càng phơi bày sự tàn bạo của chính họ bấy nhiêu.
Bài báo đăng trên nhật báo The New York Times
Giáo sư Tương Lai khẳng định:
“Chúng tôi làm tất cả những việc này là để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao mà nhà nước đang tiến hành. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng không có lý do nào để nhà cầm quyền bất bình với việc làm hết sức quang minh, chính đại và chính đáng của chúng tôi. Đáng lý chính quyền, trong khi phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc qua đường ngoại giao, phải rất tán thành hành vi phản đối quyết liệt từ dân. Bởi vì tin vào dân, dựa vào dân mới có sức mạnh để đấu tranh với những hành động ngang ngược, hiếu chiến ấy chứ!”
Giáo sư Tương Lai nói một người lãnh đạo hiểu thấu đáo việc này, nhanh chóng hồi đáp nguyện vọng của người dân, và đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả sẽ được sự ủng hộ của quần chúng và sự đồng cảm của bạn bè quốc tế.
Bài viết của giáo sư Tương Lai trên nhật báo The New York Times kết thúc bằng lời cảnh báo rằng sự suy tàn của nhà cầm quyền Việt Nam là điều khó tránh khỏi nếu họ quay lưng lại với người dân, cố chấp duy trì mô thức quản trị phản dân chủ, và đưa đất nước vào con đường tăm tối không lối thoát.
---------------------------------------
TÀI LIỆU LIÊN QUAN :
Bài
của GS Tương Lai trên New YorkTimes:
By
TUONG LAI
June
6, 2013
HO
CHI MINH CITY, Vietnam — LAST month, Vietnamese courts imposed heavy sentences
on two patriotic students in their early 20s who had been charged with “speaking
ill of China.” These charges touched the most sensitive nerve in the nation’s psyche
— our patriotism and spirit of nationalism — and publicly exposed the government’s
shady collusion with foreign aggressors.
Vietnam’s
greatest tragedy is that the illusion of a common socialist ideology has been used
by the Vietnamese government as an excuse to allow Chinese expansionism to run
rampant and to stifle democracy, censor and suppress information, and psychologically
terrorize its citizens. Earlier this week, the police in Hanoi broke up an
anti-China demonstration and sent the organizers to jail.
We
Vietnamese are rightfully proud of building and defending our nation for thousands
of years despite its perilous position, bordering a gigantic neighbor that has
never abandoned its expansionist dream of devouring Vietnam. We endured 1,000
years of Chinese occupation. During that long and painful night, China constantly
sought to assimilate the Vietnamese people. But they failed.
Vietnam
fought off the Mongols in the 13th century and defeated other foreign aggressors
during the 15th, 18th and 20th centuries. Our character was forged by these
ferocious struggles. Yet today, in defiance of international law and trampling
on principle and morality, China’s territorial claim stretches into the South
China Sea like an ox tongue trying to swallow up waters that hold in their
depths a vast reserve of petroleum to feed an energy-hungry economy that dreams
of attaining superpower status. It is also a vital maritime artery that would
enable China to achieve its ambitions.
In
response to China’s actions, so-called angry feet have pounded Vietnam’s
streets in demonstrations that have united intellectuals and urban youth. They
have been joined by farmers, who have been forced into lives of poverty because
the government, under the banner of people’s ownership, has expropriated their
fields without providing adequate compensation. Meanwhile, Internet
communications networks have sprung up like mushrooms after a heavy rainstorm,
displaying a spirit
of
patriotism that ignores all repression.
The
people’s anger is rising at a time when Vietnam’s leaders are showing
themselves to be timid and weak. And factional fighting has been fierce and
getting nastier between an anti-Chinese camp and the more doctrinaire old
guard.
The
“socialist-directed market economy” that Vietnam’s leaders now talk about is vague
and unclear. They are trying to cling to a political system that is outdated.
If it hadn’t been for the market reforms of the 1980s, centralized planning
would have driven Vietnam’s economy to the brink of collapse. However, those
economic reforms stalled because there was no accompanying political reform.
Our leaders never built a state that was governed by the rule of law and
enjoyed a genuine civil society.
In
the wake of its victory over the United States in the 1970s, Vietnam gained the
sympathy, respect and admiration of peace-loving people around the world. But because
our leaders insisted on maintaining a moribund political system and a dogmatic
ideology, Vietnam’s economic fortunes declined and our government became the
target of international criticism for its repression of democracy and violations
of human rights.
Vietnamese
leaders became overly subservient to China, falling out of the orbit of democracy
and far behind the rest of the world, a world into which Vietnam now desperately
needs to integrate itself so that it can grow and develop.
China’s
leaders long ago discarded socialism for an unbridled right-wing capitalist system
that nourishes the expansionist dreams that their forefathers never abandoned.
And Vietnam’s leaders are using the smoke screen of shared socialist ideology
to protect their own hold on power. Their hypocritical words about being friendly
neighbors are a farce.
To
protect a small political elite and vested interest groups, our leaders have
turned their backs on the people. A number of intellectuals, including me, have
put forward a series of petitions to enshrine human rights protections in the
Constitution and makeit genuinely democratic. Yet our proposals have been met
only with insults and slanders in government-controlled newspapers.
Our
leaders must recognize that the confluence of patriotic opposition to foreign aggression
and demands for democracy and human rights will lead to dramatic and unpredictable
changes. The more the Vietnamese government employs violence and repression,
the more it reveals its own inhumanity.
A
leader who has a firm understanding of this new situation, rapidly responds to
the people’s will and places the national interest above all else will receive
popular support as well as the sympathy of Vietnam’s friends abroad.
If,
however, in their effort to hang on to their crumbling thrones, our leaders
turn their backs on the people, if they hide behind the tenets of an outdated
ideology, if they stubbornly cling to an obsolete model of anti-democratic
governance and lead our nation into a blind alley from which there is no
escape, their demise will be inevitable.
Tuong
Lai, a sociologist also known as Nguyen Phuoc Tuong, was an adviser to two Vietnamese
prime ministers from 1991 to 2006. This essay was translated by The New York
Times from the Vietnamese.
--------------------------------------
Bản
gốc tiếng Việt của bài "Vietnam's
Angry Feet" - New York Times 6-6-13
GS Tương Lai
Viet Studies 7-6-2013
Tháng
trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở
độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội "nói xấu Trung
Quốc". Những cáo buộc này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong
tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ,
vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người
yêu nước. Bi kịch lớn nhất của một số người lãnh đạo Việt Nam là sự ám ảnh về
cái gọi là "cùng chung một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa" nên đã
không quyết liệt đáp trả những thủ đoạn bành trướng nham hiểm và những hành
động xâm lược ngang ngược của Trung Quốc. Nhưng lại quyết liệt đàn áp những
người yêu nước, bóp nghẹt dân chủ, bưng bít thông tin và khủng bố tư tưởng công
dân mình. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã trấn áp một cuộc biểu tình chống
Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.
Dân
tộc Việt Nam có quyền tự hào về truyền thống bất khuất, quật cường của mấy ngàn
năm dựng nước và giữ nước trong vị thế oái oăm nằm sát cạnh một láng giềng
khổng lồ chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng bành trướng nhằm nuốt chửng Việt Nam. Đất
nước này đã từng chìm đắm cả nghìn năm Bắc thuộc. Trong cái đêm dài đau đớn ấy,
kẻ thù luôn tìm cách đồng hóa dân tộc Việt. Và chúng đã thất bại.
Việt
Nam đã từng đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII và những kẻ xâm lược
khác trong thế kỷ XV, XVIII và XX. Bản lĩnh dân tộc Việt đã được hun đúc qua
những cuộc chiến tranh khốc liệt chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, bất chấp luật
pháp quốc tế và chà đạp lên nguyên tắc và đạo lý, Trung Quốc đã ngang nhiên
thực hiện mộng bành trướng trên Biển Đông, cái "lưỡi bò" ham hố và
bẩn thỉu đang thè ra chực nuốt cả vùng biển rộng lớn, nơi có trữ lượng dầu mỏ
đủ đáp ứng cơn khát nguyên liệu của một nền kinh tế đang cố ngoi lên vị thế
siêu cường. Nơi đây cũng là con đường huyết mạch trên biển để Trung Quốc thực
hiện tham vọng của họ. Vì thế, những “bàn chân nổi giận” đã rầm rập xuống đường
biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Cùng
với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập
bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân –
những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta
nhân danh "sở hữu toàn dân" để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha
ông họ để lại mà không được đền bù thỏa đáng. Cùng với điều đó, mạng lưới
thông tin qua Internet đã trỗi lên như nấm sau cơn mưa biểu thị tinh thần yêu
nước bất chấp mọi đàn áp đang mở ra một cục diện mới.
Sự
nổi giận của người Việt Nam lại càng tăng lên khi một số những người lãnh đạo
lùi bước trước những hành động tội ác của Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhưng
lại quyết liệt đàn áp người yêu nước đấu tranh đòi dân chủ và tự do. "Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa " là một khái niệm rất
mơ hồ, nhưng những người lãnh đạo lại dùng nó để duy trì một hệ thống chính trị
đã quá lỗi thời.
Nếu
không có những đổi mới ở thập niên 80, nền kinh tế tập trung có lẽ đã đưa Việt
Nam đi đến bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, những cải cách kinh tế đó đã bị đình trệ
vì không có cải cách chính trị song hành. Tuy nói rất nhiều về một nhà nước
"của dân do dân và vì dân" nhưng người ta chưa bao giờ muốn
xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự đúng với ý nghĩa đích
thực của nó.
Với
cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Việt Nam đã nhận được sự đồng cảm,
lòng tôn trọng và ngưỡng mộ của nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Đáng tiếc là từ đỉnh cao của chiến thắng, người ta lại duy trì một hệ thống
chính trị lạc hậu và một hệ tư tưởng giáo điều nên nền kinh tế Việt Nam đã
không thể phát triển mạnh mẽ như nó cần làm và có đủ điều kiện để làm. Để rồi
họ trở thành mục tiêu phê phán của cộng đồng quốc tế về đàn áp dân chủ và vi
phạm nhân quyền.
Chính
vì một số nhà lãnh đạo Việt Nam bị "cái mũ kim cô" của chủ
nghĩa bành trướng Đại Hán siết chặt nên đã đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo dân chủ
để gánh chịu lạc hậu và lạc điệu so với thế giới văn minh, một thế giới mà Việt
Nam đang rất cần hòa nhập để đất nước có điều kiện phát triển.
Ấy
thế mà từ lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội để thay
thế bằng một "Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc" man rợ nhằm
nuôi dưỡng mộng bành trướng của cha ông họ mà họ chưa bao giờ từ bỏ. Cho nên,
cái gọi là "cùng chung Ý
thức
hệ" mà ai đó
đưa ra chỉ là
cái bình phong che đậy cho
tham vọng quyền lực, nhằm giữ bằng được cái ghế mà họ đang ngồi. Những ngôn từ
đạo đức giả được đưa ra, rồi mười sáu chữ bịp bợm về "láng giềng hữu
nghị" được tung hứng chỉ là trò khôi hài.
Nhằm
bảo vệ cái ghế quyền lực của một số người đang giành được những vị thế quan
trọng, để củng cố và mở rộng những lợi ích béo bở của mình, người ta đang quay
lưng lại với nhân dân. Một số trí thức và nhân sĩ, trong đó có người viết bài
này, đã đưa ra hàng loạt kiến nghị
về thực thi dân
chủ và nhân quyền trong Hiến
pháp nhằm hướng tới việc tạo ra một hệ thống chính trị thực sự dân chủ. Tuy
nhiên, đề xuất của chúng tôi đã gặp phải những lời lăng mạ và vu khống trên các
tờ báo chính thống được chỉ đạo sát sao.
Người
ta đã không thấy được rằng, một khi phong trào yêu nước chống ngoại xâm gắn kết
được với cuộc đấu tranh dân chủ và thực hiện quyền con người đã được ghi vào
trong Hiến pháp, sẽ đẩy tới những bước hợp trội trong sự phát triển, tạo ra
những đột phá không lường trước được, hình thành một cục diện mới, đưa đất nước
đi lên.
Cho
nên, càng sử dụng bạo lực và đàn áp, càng cho thấy sự phi dân chủ, vô nhân tính
của những người sử dụng nó.
Người
lãnh đạo nắm bắt được cục diện mới, nhanh nhạy đáp ứng được lợi ích dân tộc,
đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và trước hết, sẽ nhận được hậu thuẫn mạnh
mẽ của dân và sự đồng tình của bạn bè quốc tế.
Ngược
lại, nếu tiếp tục quay lưng lại với dân, nấp dưới chiêu bài ý thức hệ đã lỗi
thời, bám chặt mô hình toàn trị phản dân chủ, chỉ cốt giữ cho được cái ghế
quyền lực đã rệu rã và đưa đất nước vào ngõ cụt không lối thoát, thì sự cáo
chung là điều không thể tránh khỏi.
Tác giả gửi cho viet-studies
ngày 7-6-13
Bảy năm tư vấn cho các Thủ tướng VN, từ 1999 đến tận 2006, chính ông đã ca ngợi Mác và chủ nghĩa Mác là bất diệt, đúng đắn, và rằng trí tuệ của C.Mác đang chắp cánh cho chúng ta. Bây giờ hết thời, về vườn lại nói rằng "bi kịch lớn nhất của Việt Nam chính là ảo tưởng về một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thường được nhà nước viện cớ để dung chấp chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, để trấn áp dân chủ, kiểm duyệt - bịt chặn thông tin, và khủng bố tinh thần của người dân". Đứng là giọng điệu của một kẻ phản bội
ReplyDelete