05/06/2013
Việc cưỡng bức người biểu tình đi thẩm vấn sau khi đã bắt
họ vào trại là một việc làm vô nghĩa của công an.
Những người biểu tình, trước hết là những người có trách
nhiệm với vận mệnh của đất nước. Đó là những người am hiểu và tự nguyện chấp
hành pháp luật vì họ biết, người khác vi phạm pháp luật có thể không sao nhưng
họ chỉ cần vi phạm dù nhỏ cũng đủ tạo ra cái cớ để nhà cầm quyền trả thù họ.
Hoàn toàn không phải là những phường lừa đảo, lưu manh, côn đồ thường được sử
dụng vào việc đàn áp họ.
Nghĩa là, họ là những người tốt, chẳng có gì phải nghi
ngờ cả. Chỉ có những nhóm lợi ích lo sợ họ chống Tàu thì ảnh hưởng đến lợi ích
ích kỷ của mình nên cố tình xuyên tạc họ mà thôi.
Mục đích bắt họ là để giải tán cuộc biểu tình chứ chẳng
phải vì ai gây rối. Nếu có thì kẻ gây rối chính là công an. Nhưng chẳng lẽ, bắt
vào trại rồi lại thả ra thì vô hình trung chúng thừa nhận là đàn áp họ vì họ
chống Tàu. Phải tạo ra cái cớ là gây rối trật tự công cộng nên phải lấy lời
khai, lập biên bản như là họ gây rối trật tự công cộng thật, mặc dù, chẳng thu
được kết quả gì trong việc xét hỏi.
Khi bắt chúng tôi vào trại Lộc Hà, trong buổi sáng, 2 lần
công an đến yêu cầu chúng tôi đi “làm việc”. Quân của chúng đông gấp nhiều lần
chúng tôi. Chúng tôi đấu tranh rất quyết liệt, nhất định không đi. Những người
bị bắt đưa ra những lập luận hết sức sắc sảo, đập lại tất cả những lý lẽ của
chúng.
Tôi không theo dõi được hết, nhưng có thể nêu ra một vài đoạn đối thoại như
sau:
CA: Mời mọi người đi làm việc
Chúng tôi: Anh nói rõ nội dung làm việc. Làm việc về vấn
đề gì?
CA: Các anh gây rối trật tự công cộng
Chúng tôi: Căn cứ nào để nói chúng tôi gây rối?
CA: Chúng tôi nhận bàn giao người vào đây, được cho biết
như thế.
Chúng tôi: Các anh nhận người có kèm theo hồ sơ không?
Không chứ gì? Vi phạm thì phải có biên bản tại chỗ chứ. Đó là nguyên tắc sơ
đẳng, các anh là công an, không biết hay sao?
Cả hai lần vào đe dọa chúng tôi bằng lực lượng áp đảo
nhưng không thành công, cuối cùng chúng lui quân.
Chúng tôi biết, biện pháp cuối cùng của chúng sẽ là cưỡng
bức. Chúng tôi có bao nhiêu thì chúng có nhiều lần đông hơn bấy nhiêu. Chúng
toàn những tên sức vóc, lại được nhà cầm quyền bảo vệ, còn chúng tôi, ngoài một
số thanh niên, trung niên, còn lại là người già, phụ nữ và trẻ em, làm sao
cưỡng lại được chúng với tỉ lệ 3/1.
Chúng đánh chúng tôi thì không sao, nhưng chúng tôi đánh
lại chúng thì phải đi tù.
Chúng chỉ thua khi chúng tôi mang luật pháp ra làm việc
với chúng. Về việc này, chúng tôi có thể chấp chúng theo tỉ lệ 1/100 hoặc thấp
nhiều lần hơn nữa.
Chẳng thế mà tất cả những vụ bị kiện, chúng toàn trốn.
Chúng tôi thua chúng về cơ bắp, về cân nặng nhưng lại áp
đảo chúng về lẽ phải. Giá trị của con người không tính bằng khối lượng của xác
thịt. Vì thế, chúng luôn thua chúng tôi khi đấu lý. Đấu lý không được thì dùng
đến bài cùn là cưỡng bức.
Nói thế để biết, ai là người có “chính nghĩa sáng ngời”.
Lần này cũng thế. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc buổi
chiều sẽ bị cưỡng bức. Chỉ dặn nhau là bất hợp tác dù có bị đánh hay thế nào đi
chăng nữa.
2 giờ chiều, chúng lại kéo vào. Lần này chúng đông hơn và
có thêm một số tên mặc thường phục đeo băng đỏ. Không biết số này là công an
thay trang phục hay là chúng thuê xã hội đen.
Ba thằng chẳng nói chẳng rằng xông ngay vào khiêng thốc
tôi đi. Tôi phản đối và giãy mạnh. Chúng nó dằn giọng nói tôi: Già rồi. Hẳn là
chúng nói tôi già rồi còn đi biểu tình. Tôi thấy thương hại chúng vì chúng bị
nhồi sọ quá nhiều, hoặc là chúng ít học, không đủ khả năng phân biệt được đâu
là sai, đúng. Tôi đã bỏ cả một thời gian sung mãn nhất của cuộc đời để phục vụ
trong quân ngũ. Bây giờ còn chút sức tàn, tôi muốn cống hiến nốt cho đất nước,
cho đồng bào tôi. Thế mà chúng nói với tôi bằng cái giọng ấy, trong khi chúng
sức dài vai rộng lại đi làm những điều đốn mạt để kiếm mấy đồng tiền thuê.
Nhưng cũng có thể chúng nghĩ, chúng đang thay mặt chế độ để xử lý chúng tôi.
Thấy tôi giãy mạnh, thằng khiêng chân tôi chửi: “Đm mày.
Mày chẳng là cái đéo gì nhá, đừng có mà tinh tướng”
Thằng mặc áo đen, quần trắng tay chống nạnh là thằng chửi tôi khi chúng nó
khiêng tôi đi: ”Đm mày. Mày chẳng là cái đéo gì nhá, đừng có mà tinh
tướng”. Hình nó xuất hiện rất nhiều trong các bức ảnh mà đồng đội tôi đã chụp
và đều thể hiện tư thái độ vênh váo, thách thức như thế.
Vâng, kết quả giáo dục chiến sĩ của ngành công an là như
thế đấy.
Chúng quăng tôi vào một phòng. Làm việc với tôi là cậu
công an đeo biển tên Trần Ngọc Tân. Cậu ta mang ra tờ mẫu biên bản ghi lời
khai, hỏi tên tôi.
Sau đây là “lời khai” của tôi:
- Sẽ không có chuyện tôi trả lời điều gì đâu. Cậu
hiểu, cảnh sát giao thông chỉ được phép dừng phương tiện giao thông khi có dấu
hiệu vi phạm chứ. Tôi và một cô bạn bị bắt vào đây khi chúng tôi đang nắm tay
nhau đi dọc Bờ Hồ. Kể cả khi chúng tôi đang biểu tình đi chăng nữa thì đó là
việc bắt người trái phép, là vi phạm pháp luật, chúng tôi còn tố cáo ấy chứ.
Một điều nữa là cưỡng bức tôi từ phòng chờ vào đây, lại còn chửi láo, nói năng
mất dạy.
Lần trước, tôi đã không ký cái gì cả, không có một lời
nhận vi phạm. Thế mà công an Hoàn Kiếm ra quyết định cảnh cáo tôi, lén lút đưa
một bản phô tô về địa phương, cho ông cụm trưởng dân cư đến thập thò cái bản
foto ấy ra cho vợ tôi ngó, rồi còn đe vi phạm một lần nữa thì sẽ đưa đi cải
tạo. Mang chuyện bắt đi cải tạo đe dọa tôi mà ngu không biết đối tượng cải tạo
như thế nào. Tôi về nghe vợ tôi kể, liền gọi điện cho ông cụm trưởng đòi xem
cái quyết định cảnh cáo ấy thì ông ta nói đã trả lại trên rồi.
Vậy tôi có thể hợp tác trong những điều kiện như thế
không?
Có lúc Tân hỏi tôi một câu như vô tình, theo kiểu đường
vòng, cố lấy được điều gì đó để ghi vào biên bản, tôi liền gạt đi, cậu ta cũng
thôi.
Cậu ta nói:
- Bác giúp cháu hoàn thành nhiệm vụ. Bác chỉ cần
trả lời vài câu thôi rồi bác về sớm.
- Tôi không cần về sớm. Có ra sớm, tôi cũng đợi
người cuối cùng ra rồi mới về. Những người biểu tình không bao giờ bỏ nhau đâu.
Qua mấy phút giao tiếp, tôi có cảm tình với Tân vì cậu ấy
có thái độ lễ độ, đúng mực. Tôi bảo:
- Cháu cũng tầm tuổi con bác thôi nên bác có lời chân
tình. Dù làm gì cũng cần giữ lấy đạo lý. Đành rằng các cháu phải theo lệnh trên
nhưng cố gằng đừng làm điều gì thất đức. Nó không chỉ vận vào đời con, đời cháu
cháu đâu mà vận vào ngay đời mình ấy. Bác thấy trong xã hội còn nhiều nghề để
kiếm sống. Nhiều người không làm công an, họ vẫn sống đàng hoàng. Cháu nên tìm
nghề khác. Nghề này khó giữ mình tránh khỏi tội ác lắm.
Tôi đã “khai” như thế. Tân không ghi được gì, đứng dậy,
bảo bác cứ ngồi đây, chờ cháu báo cáo sếp.
Một lúc sau thì có một tay chừng là sếp ở đó, bảo:
- Ơ, bác này sao không về còn ngồi đây làm gì?
Tôi ngạc nhiên:
- Cậu này bảo tôi chờ cậu ấy báo cáo sếp, còn anh
thì lại bảo tôi ngồi làm gì. Tôi chẳng hiểu các anh làm việc kiểu gì nữa.
Từ khi tôi bị chúng cưỡng bức đi, nghe nói số còn lại đấu
tranh rất căng thẳng và quyết liệt. Chuyện này, một số người bị bắt hôm đó đã
có tường thuật lại tỉ mỉ. Còn tôi ngồi trong phòng, chỉ nghe thấy những âm
thanh hỗn độn và những tiếng hô Hoàng Sa – Trường Sa – Việt nam từ trong phòng
chờ dội ra.
Tôi ra khỏi cổng, thấy chừng 50 bạn đang đứng bên kia
đường reo hò vang dậy. Tôi giơ cao tay lên vẫy lại, nói to:
- Mọi người đừng sang, xe cộ đang qua lại nhiều. Để
mình tôi sang đó thôi.
Nhưng vẫn có người không chờ được băng ngay qua đường ôm
chặt lấy tôi.
Sau đó mọi người tiếp tục ra khỏi cổng và đều được đón
trong không khí thân tình, cảm động.
Ai đã từng bị bắt một lần vì lý do liên quan đến chính
trị, khi được trả ra mới cảm được hết cái tình đồng đội.
Bấm : http://nguyentuongthuy2012.files.wordpress.com/2013/06/c491c3b3n-tt-2-e1370438320857.jpg?w=750&h=500
Sau khi tốp áp chót ra, chúng tôi mới biết còn 8 người họ
chán không muốn bắt đi thẩm vấn nữa mà thả luôn cho về tại phòng chờ.
Vậy là chỉ còn lại Trương Văn Dũng. Lúc này chúng tôi đã
nhận được tin Trương Dũng bị đánh vỡ đầu không thể đi được, đang nằm trong đó.
5/6/2013
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
----------------------------------
No comments:
Post a Comment