John Sifton
Thứ
Ba, 04/06/2013
Ủy ban Đối ngoại
Tiểu ban Châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu và các Tổ chức Quốc tế
Tiểu ban Châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu và các Tổ chức Quốc tế
Buổi Điều trần ngày mồng 4 tháng Sáu năm
2013: Chính quyền Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp
Bản điều trần của John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á
Châu Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Xin cảm ơn quý vị đã mời tôi phát biểu tại phiên điều
trần này.
Hôm nay, ngày mồng 4 tháng Sáu, đối với các nhóm hoạt
động nhân quyền, đương nhiên là một ngày bi thảm. Vào sáng sớm ngày này năm
1989, quân đội Trung Quốc, một đoàn quân được trang bị xe tăng, dùi cui, súng
đạn, tiến qua các đường phố Bắc Kinh để dập tắt một cuộc biểu tình khổng lồ ở
Quảng trường Thiên An Môn. Vô số người đã bị giết vào ngày này, cách đây 24
năm, khi đang kêu gọi dân chủ và tự do.
Nhưng hành trình đó – hành trình đi tìm nhân quyền – hiển
nhiên không chỉ giới hạn ở riêng Trung Quốc, và cũng không bị chết trên Quảng
trường Thiên An Môn. Ngày nay, ở Việt Nam, người dân thuộc mọi tầng lớp trong
xã hội Việt Nam vẫn thường xuyên tham gia biểu tình và các hình thức tự do ngôn
luận khác. Sinh viên, người lao động, giáo viên, nhà báo, nhạc sĩ, blogger,
luật sư, cựu chiến binh và công an, nông dân – những người công dân Việt Nam
đang lên tiếng phê bình chính quyền, vạch mặt tham nhũng và quản lý yếu kém,
hay chế giễu chính sách cứng nhắc của Đảng Cộng sản. Mới hai hôm trước đây, ở
Hà Nội đã diễn ra một cuộc biểu tình phê phán chính sách đối ngoại của chính
quyền đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các cuộc biểu tình không tránh
khỏi bị sách nhiễu. Các hành vi bất đồng chính kiến ở Việt Nam luôn bị đàn áp,
và trong năm vừa qua, ngày càng nhiều người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị
kết án và bỏ tù. Các hành vi bất đồng chính kiến bị coi là vi phạm bộ luật hình
sự độc đoán ở Việt Nam, có nội dung cấm công khai phê phán chính phủ và đảng
cộng sản. Như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền từng công bố, trong năm 2012 có ít
nhất 40 người được biết đã bị kết án và bỏ tù vì bất đồng chính kiến một cách
ôn hòa, một con số cao hơn năm 2011 vốn đã gia tăng so với năm 2010. Và chỉ
riêng trong năm tháng đầu năm nay, hơn 50 người đã bị kết án trong các phiên
toà chính trị, cao hơn tổng số của cả năm 2012. Xin nhắc lại: chỉ trong mấy
tháng đầu năm 2013, số người bị kết án qua các phiên toà chính trị đã vượt mức
của toàn bộ năm ngoái. Ngoài ra, như tôi đã đề cập trong bản điều trần hồi đầu
năm nay, tình trạng côn đồ sách nhiễu người bất đồng chính kiến dường như cũng
có xu hướng gia tăng.
Tính từ khi tôi ra điều trần lần trước, cách đây mấy
tháng, hầu như không có sự cải thiện nào, chỉ có thêm án tù. Vào ngày 16 tháng
Năm, hai nhà hoạt động, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị
xử lần lượt là 6 và 8 năm tù. Vào ngày 26 tháng Năm năm 2013, tức là
chỉ mấy ngày trước đây, công an bắt blogger Trương Duy Nhất với cáo buộc “lợi
dụng tự do dân chủ [để] xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước” theo điều 258
của bộ luật hình sự. Trong ngày 28 tháng Năm, chính quyền cũng tổ chức xét xử
tám người thiểu số ở Tây Nguyên bị bắt từ tháng Sáu năm 2012. Tám người này bị
kết án vi phạm điều 87 của bộ luật hình sự, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, và
đa số phải nhận án từ 7 đến 11 năm tù. Và vào ngày mồng 5 tháng Năm năm 2013,
chính quyền ở bốn thành phố đã giải tán các buổi “dã ngoại nhân quyền” nơi các
blogger và các nhà hoạt động trẻ tuổi dự định phân phát và trao đổi Tuyên ngôn
Toàn cầu về Nhân Quyền và các tài liệu nhân quyền khác. Cuộc biểu tình chống
Trung Quốc diễn ra vào ngày Chủ Nhật gần đây nhất đã kết thúc bằng các vụ bắt
giữ và đánh đập mới của công an.
Như vậy, biểu đồ cho thấy tình hình đang ngày càng xấu
đi. Nhưng cũng cần ghi nhận rằng tình hình này không có gì là mới lạ cả. Việt
Nam đã giam giữ các tù nhân chính trị một cách bất công trong nhiều thập niên nay. Một vài tù nhân chính trị hiện đang thụ án đã bị giam giữ hàng chục
năm rồi. Và có một số trường hợp những tù nhân này không được cho đi điều trị y
tế thích hợp dù tình trạng sức khỏe ngày một tồi tệ.
Cần phải cập nhật thêm một điểm liên quan đến tự do báo
chí. Như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và các nhóm khác từng phúc trình, chính
quyền Việt Nam tiếp tục ra tay chặn, lọc thông tin từ các trang web trên mạng
internet. Gần đây, chính quyền Việt Nam đã xiết chặt hơn việc quản lý truyền
hình, đưa ra quy định hạn chế mới, được biết với tên gọi “Quyết định 20,” có
nội dung bắt buộc các hãng truyền hình nước ngoài đã được cấp phép phát sóng
qua truyền hình cáp hay các đài truyền hình trong nước – ví dụ như CNN và BBC –
phải trả phí biên dịch và biên tập, tức là kiểm duyệt, cho phần nội dung, do cơ
quan Việt Nam được nhà nước cấp phép thực hiện. Quy định này cũng chỉ cho phép
phát sóng các nội dung “phù hợp với nhu cầu lành mạnh của người dân và không vi
phạm những quy định của pháp luật về báo chí Việt Nam.” Và tất cả các chương
trình quảng cáo trên các kênh truyền hình nước ngoài đều phải được sản xuất tại
Việt Nam.
Tất nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam, còn rất nhiều
vấn đề về nhân quyền khác cần đề cập. Đàn áp tôn giáo. Cưỡng chế đất đai không
đúng quy trình. Nghiêm cấm mọi tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn hoạt động không
có đăng ký. Các phiên tòa trình diễn, với thành phần tòa án thiếu tính độc lập
và việc xét xử không đáp ứng các tiêu chuẩn về xét xử công bằng. Thêm vào tất
cả các vấn đề đó là nạn bạo hành thường xuyên: công an thường ra tay ngược đãi
những người bị giam, giữ, đôi khi tra tấn và đánh đập các đối tượng của mình,
thậm chí gây chết người.
Một vấn nạn lớn khác là việc quản chế hành chính và cưỡng
ép lao động đối với những người bị cho là nghiện ma túy. Luật pháp và các quy
định khác ở Việt Nam vẫn cho phép quản chế tập trung những người nghiện hoặc bị
coi là nghiện ma túy, tới hơn 40,000 người trong năm 2012. Hơn 120 trung tâm
trong cả nước trực thuộc Bộ Lao động đang quản chế những người này, trong đó có
cả trẻ em, theo các quy định nói trên mà không phải qua một quy trình pháp lý
thích hợp hay chịu sự giám sát tư pháp nào. Như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã
công bố trong một bản phúc trình trước đây, những trại viên trong hệ thống
trung tâm này bị cưỡng ép lao động – hay tham gia “lao động trị liệu” theo cách
gọi văn hoa của chính quyền. Những công việc này bao gồm trồng trọt và chế biến
một số nông sản và các sản phẩm khác – một số trong đó đã được đưa vào dòng lưu
thông thương mại của Hoa Kỳ.
Vậy đây là hình ảnh Việt Nam hôm nay: một chính quyền
quốc gia có tính chất bạo hành và áp chế một cách có hệ thống các quyền tự do
ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, thường xuyên đàn áp những người lên
tiếng chất vấn các việc làm của chính quyền hay đòi hỏi các giải pháp dân chủ
khác.
Trước tình thế này Hoa Kỳ có thể làm gì?
Đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ phải nhìn các sự việc cho
đúng thực chất. Từ vài năm trước, từng có niềm hy vọng rằng những nỗ lực từ
việc đối thoại quân sự chiến lược với Việt Nam và đàm phán thương mại cởi mở
trong bối cảnh Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể mang lại
tác dụng khuyến khích Việt Nam cải tổ, và có lẽ sẽ bớt độc đoán. Giờ đây, tình
hình cho thấy rằng niềm hy vọng này đã bị đặt sai chỗ. Chính quyền Việt Nam vẫn
chưa hề nới lỏng nắm đấm của họ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề nghị tiểu ban này, cũng
như toàn bộ Ủy ban Đối ngoại, chất vấn chính quyền Obama một cách nghiêm khắc
về nội dung đối thoại hiện hành của họ với Việt Nam.
Có một câu hỏi là, đâu là điểm tới hạn để chính phủ Hoa Kỳ cần có hành động
trước sự bất khoan nhượng kéo dài của Việt Nam? Đến thời điểm nào, chính phủ
Hoa Kỳ có thể cân nhắc các hành động, ví dụ như, bỏ qua Việt Nam trong TPP hay
các đàm phán thương mại song phương khác, và bắt đầu xét lại việc hợp tác quân
sự?
Dưới góc nhìn của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chúng tôi
tin rằng thời điểm đó chính là ngay bây giờ.
Cảm ơn quý vị đã cho tôi cơ hội phát biểu điều trần ngày
hôm nay.
No comments:
Post a Comment