RFA
2013-06-13
Nhà
văn Phạm Viết Đào, một blogger nổi tiếng vừa bị công an Hà Nội bắt giữ vài tiếng
đồng hồ trước đây với tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Ông
Đào bị bắt một thời gian ngắn sau nhà báo blogger Trương Duy Nhất cũng với tội
danh này.
Nhà
văn Phạm Viết Đào là chủ nhân trang blog Phạm Viết Đào Thế sự-Văn chương rất
nổi tiếng.
Trang
blog của ông không những đăng lại những bài viết phản biện mạnh mẽ mà chính bản
thân ông cũng có nhiều bài phóng sự về các trận chiến biên giới năm 1979 tại Hà
Giang.
Ông
thực hiện những bài phỏng vấn nói lên hiện trạng che giấu sự thật về cuộc chiến
mà thủ phạm là Trung Quốc, được bao che và ngăn cấm của những cán bộ Việt Nam.
Chính
quyền Hà Nội hồi gần đây ngày càng thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính
kiến hay các blogger trung thực, can đảm dám nói lên tiếng nói phản kháng của
họ đối với chính sách sai trái của nhà nuớc.
Việc
bắt giữ blogger Phạm Viết Đào đi ngược lại với những gì mà Việt Nam hứa hẹn đối
với dư luận thế giới về tôn trọng quyền phát biểu của người dân.
Vài dòng
tiều sử nhà văn Phạm Viết Đào
Sinh
năm 1952 ở Nghệ An, ông Phạm Viết Đào tham gia quân ngũ, chiến đấu tại các mặt
trận Quảng Trị, Trung Lào, trước khi trở thành nhà văn.
Ông
thuộc trong số sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường viết văn
Nguyễn Du, trước khi sang Romania du học về văn chương năm 1974.
Về
nước sau một thời gian công tác tại Xưởng phim Quân đội, đến năm 1992 ông được
bổ nhiệm làm Thanh tra Bộ Văn hóa.
Đến
năm 2002, nhà văn Phạm Viết Đào được cử giữ chức Chánh văn phòng Hội Nhà văn
Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hàng Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn, Hội
Nhà báo Việt Nam.
--------------------------------------------------
BBC
Cập nhật: 15:16 GMT - thứ năm, 13 tháng 6, 2013
Thông tấn xã Việt Nam nói công an Hà Nội bắt
"khẩn" blogger Phạm Viết Đào và ông này có "thái độ chấp
hành".
Hãng tin chính thức của Việt Nam nói: "Cơ quan an
ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt
khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, sinh ngày 10/4/1952 tại Nghệ An; hiện
thường trú tại...Hà Nội."
"Ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo
Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội
"lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Thông tấn xã Việt Nam nói ông Đào đã có "thái độ
chấp hành" và công an đang "tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi
phạm" của blogger này.
Hôm 9/6 ông Đào đã bình luận với BBC về đợt lấy phiếu tín
nhiệm đầu tiên của Quốc hội và nói đây là "thử thách cho nền chính trị của
Việt Nam" và rằng "Quốc hội nào Chính phủ ấy".
Bình về các cố gắng thay đổi nền chính trị Việt Nam, ông
Đào nói ông không hy vọng có "đột phá" nhưng "méo mó có hơn
không".
Blogger cũng nhận xét và dự đoán về chiều hướng kết cục
của cuộc sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được Chính quyền và Đảng cộng sản vận động
từ đầu năm tới nay.
Trấn áp blogger
Blogger Phạm Viết Đào bình luận khả năng cuộc bỏ phiếu
tín nhiệm ở Quốc Hội và dự đoán kết quả của sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ngay sau khi tin ông Đào bị bắt được đưa ra tối 13/6,
trang có quan điểm bảo vệ chính quyền nguyentandung.org
đã có ngay bài viết dài mang tên "Phạm Viết Đào là ai".
Trang này nói ông Đào từng công tác tại Vụ Điện ảnh của
Bộ Văn hóa và sau đó là Thanh tra của bộ này cho tới năm 2007.
Sau đó ông còn là Trưởng phòng Thanh tra hành chính và
phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Trang nguyentandung.org nói ông Đào là Hội viên Hội nhà
văn và cũng từng dịch nhiều tác phẩm sang tiếng Romania, nước ông đã tới du học
và tốt nghiệp đại học ngành văn chương.
Trang này đặt câu hỏi "điều gì đã khiến một con
người từng được coi là mạnh tay trong việc xử lý những sai phạm trong báo chí
lại sa lầy vào con đường mà bản thân dư sức hiểu là lầm lỗi….?" và dẫn lời
một blogger khác gọi ông Đào là "Phạm Viết Bừa".
Ông Đào là blogger thứ hai bị bắt trong chưa đầy một
tháng qua.
Một blogger có tiếng khác, cựu nhà báo Trương Duy Nhất,
cũng đã bị
bắt tại Đà Nẵng hôm 26/5 và bị đưa ra Hà Nội để tiếp tục điều tra ngay
trong ngày.
Các tổ chức quốc tế cũng cáo buộc Việt Nam bỏ tù hàng
chục cây viết khác trong thời gian gần đây trong khi Việt Nam luôn nói họ chỉ
bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
No comments:
Post a Comment