Bản
dịch của Luna Nguyen (Defend the Defenders)
Posted on June 21, 2013 by DtD
Dành cho việc xem xét tại kỳ họp lần thứ 18 của nhóm
công tác LHQ năm 2014
Ngày 17.6.2013
Giới
thiệu
1. Văn bút Quốc tế, Văn Bút Anh, Article 19 và
Access hân hạnh có cơ hội đóng góp cho vòng thứ hai của quy trình Kiểm điểm
Định kỳ Phổ quát (UPR) đối với Việt Nam. Dựa trên những lĩnh vực chuyên môn của
các tổ chức trên đây, bản đệ trình này tập trung vào sự tuân thủ các nghĩa vụ
nhân quyền quốc tế liên quan đến việc tôn trọng tự do ngôn luận của Việt Nam.
2. Tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát 2009, Việt
Nam đã chấp nhận 94 khuyến nghị của Nhóm Công tác. Tuy nhiên, chính phủ Việt
Nam đã thực hiện không đúng theo một số khuyến nghị này và tiếp tục đối mặt với
chỉ trích của quốc tế cho những hành động trong một số lĩnh vực liên quan đến
tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Điển hình, Quốc hội Mỹ, vào tháng
10.2009, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ Việt nam tôn trọng tự do
Internet và phóng thích các blogger bị giam giữ. Gần đây hơn, vào ngày 18 tháng
4 năm 2013, Nghị viện châu Âu thông qua một Nghị quyết Khẩn cấp đối với Việt
Nam, một phần lớn của bản nghị quyết tập trung vào vấn đề tự do ngôn luận.
3. Thay vì phải cải thiện, tình trạng nhân quyền tại
Việt Nam tiếp tục xấu đi kể từ năm 2009, và cụ thể, chúng tôi quan ngại về tình
trạng tự do ngôn luận, sự đàn áp liên tiếp lên các nhà văn, phóng viên, những
nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền. Bản đệ trình này sẽ xem xét những vấn đề
mấu chốt sau đây:
– Truyền thông do nhà nước kiểm soát và tình trạng thiếu tự do báo chí
– Pháp luật hạn chế tự do ngôn luận
+ Hiến pháp
+ Nghị định số 2/2011/NĐ-CP
+ Quy định về Internet
+ Quyền được thông tin
– Giám sát Internet và tấn công mạng nhằm vào xã hội dân sự
– Đàn áp các nhà văn, phóng viên, blogger và người bảo vệ nhân quyền.
Truyền thông do nhà nước kiểm soát và tình trạng thiếu tự do báo chí
4. Mặc dù Việt Nam đã đồng thuận với các khuyến nghị (Số 48 và Số 52) nhằm
thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, song những hạn chế đối với những
quyền ấy vẫn được duy trì.
5.
Chính phủ kiểm soát hoàn toàn việc in ấn và báo chí
truyền thông; tất cả các bản tin phát hành tại Việt Nam đều thuộc sở hữu và
quản lý của chính phủ. Các ấn phẩm hoàn toàn bị phụ thuộc vào các cơ quan và tổ
chức trực thuộc Đảng Cộng Sản.
Các tổng biên tập thường xuyên bị triệu tập đến các
cuộc họp với các cán bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương (BTGTU). Các cán bộ này
là những người lên danh sách chương trình tin tức hàng tuần. Tại những cuộc họp
kín này, các quan chức xem lại các bản tin báo chí của tuần trước, khiển trách
các tổng biên tập về nội dung không được cho phép đăng tải.
6.
Theo các tổng biên tập, phóng viên, những người quen
thuộc với chủ trương của Ban Tuyên giáo Trung ương thì những chủ đề bị cấm bao
gồm các hoạt động chính trị của giới bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động,
tham nhũng của các quan chức cao cấp, phân chia phe phái trong nội bộ Đảng Cộng
Sản, các vấn đề nhân quyền, các quan điểm hoặc biểu tình chống Trung Quốc, bất
cứ đề cập về khác biệt dân tộc trong giai đoạn phân chia nam, bắc, giữa các
vùng khác. Khi tăng tưởng kinh tế gần đây bắt đầu giảm, danh sách chủ đề bị cấm
mở rộng thêm những chỉ trích chính phủ về các quản lý kinh tế, mâu thuẫn đất
đai giữa chính phủ và các cộng động địa phương, và các giao dịch kinh doanh của
con gái Thủ tướng.
7.
Chính phủ Việt Nam không thừa nhận có một danh sách
đen chính thức đối với các nhà báo không tuân thủ chỉ thị của BTGTU hoăc
những người được cho là có quan hệ mật thiết với giới bất đồng chính kiến. Tuy
nhiên, các nhà báo nhấn mạnh có một danh sách như vậy tồn tại.
Pháp
luật hạn chế tự do ngôn luận
8.
Mặc dù Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị cải
cách pháp luật của chính phủ để phù hợp với luật nhân quyền quốc tế (Số 10 và
Số 38), song chính phủ đã không thực hiện như thế trong một số luật, bao gồm
luật về internet (Số 47)
Hiến
pháp
9.
Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Hiến Pháp. Chúng
tôi hoan nghênh tiến trình này, và đặc biệt tán thành quyết định của chính phủ
trong việc lưu hành công khai Dự thảo Hiến pháp cho việc góp ý. Những sửa đổi
được đề xuất bao gồm một số điểm tích cực, cụ thể việc khẳng định tôn trọng và
bảo đảm nhân quyền, một số quyền mới được bổ sung như quyền được thụ hưởng và
tham gia vào đời sống văn hóa (Điều 44) và tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp
trong cộng đồng (Điều 45)
10.
Dự thảo chỉ bảo vệ trong giới hạn quyền tự do ngôn
luận và quyền được thông tin. Điều 26 của Dự Thảo đưa ra những bảo vệ sơ
đẳng cho rất nhiều quyền khác nhau (tự do ý kiến, tự do ngôn luận, quyền được
thông tin, hội họp và lập hội và quyền được đình công) song lại không đưa ra
những bảo vệ đầy đủ cho mỗi quyền. Chúng tôi nhận thấy rằng quyền tự do ý kiến
nên được bảo vệ mà không có bất kì hạn chế nào và không quy định pháp luật hoặc
hiến pháp nào cho phép giới hạn quyền được giữ tư tưởng. Thêm nữa, trong Dự
thảo Hiếp Pháp, việc thụ hưởng các quyền trên của công dân bị giới hạn, điều
này cũng vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế.
11.
Hơn nữa, tại Điều 15 của Dự thảo Hiến pháp, tất cả
các quyền con người có thể bị hạn chế “trong trường hợp cần thiết vì mục đích
bảo vệ quốc gia, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, dân tộc và sức khỏe cộng
đồng” (Điều 15.2). Việc hạn chế rộng này không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc
tế. Theo đó, bất kỳ những hạn chế nào phải được: ban hành đúng luật, mưu cầu
mục đích chính đáng, cần thiết và tương xứng.
12.
Dự thảo Hiếp pháp cũng đưa ra những hạn chế rộng và
định nghĩa không đúng về việc “lợi dụng” tự do tôn giáo, nhân quyền và quyền
được khiếu nại chính quyền. Những hạn chế mơ hồ lên việc thụ hưởng nhân quyền
không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
13.
Chúng tôi cũng lưu ý rằng Việt Nam chưa thông qua
Nghị định thư không bắt buộc (Optional Protocol) của ICCPR (Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị). Việc thông qua Nghị định này sẽ cung cấp cho Ủy
ban Nhân quyền, cơ quan giám sát hiệp ước cho ICCPR, thẩm quyền thụ lý những
khiếu nại cá nhân liên quan đến việc tuân thủ các nghĩa vụ trong ICCPR của Việt
Nam.
Nghị
định số 2/2011/NĐ-CP
14.
Nghị định số 2/2011/NĐ-CP năm 2011 về Trách nhiệm
Quản lý các Hoạt động Báo chí và Xuất bản, ban hành ngày 6 tháng 1 năm 2011,
cung cấp cho chính quyền những quyền hạn lớn hơn để xử phạt nhà báo, biên tập,
và blogger đưa thông tin những vấn đề được cho là nhạy cảm đối với an ninh quốc
gia. Nghị định đưa ra mức phạt đối với các nhà báo từ chối tiết lộ nguồn tin
hoặc sử dụng bút danh. Nghị định sử dụng ngôn ngữ không cụ thể và tùy tiện, như
những quy tắc hạn chế việc lưu hành trên internet những xuất bản phẩm “khuyến
khích mê tín dị đoan, hủ tục và tệ nạn xã hội.” Nghị định cũng tăng trách nhiệm
lên nhân viên truyền thông bằng việc quản trị những đăng ký không cần thiết,
các biện pháp trừng phạt, ngăn cấm và kiểm duyệt. Nghị định đưa ra sự phân biệt
rõ rệt giữa quyền lợi của phóng viên được nhà nước công nhận với các blogger
độc lập, phóng viên online và phóng viên tự do (Điều 5), và áp dụng xử phạt đối
với những hành vi như đe dọa phóng viên, tịch thu bất hợp pháp tài sản phóng
của viên, tuy nhiên những điều luật bảo vệ này hoàn toàn không mở rộng thêm cho
các phóng viên không được công nhận chính thức (Điều 6).
Quy
định về Internet
15.
Kể từ vòng Kiểm định Định kỳ Phổ quát đầu tiên,
chính phủ Việt Nam đã tăng cường nổ lực kiểm soát Internet. Như một dự thảo
nghị định mới được đề xuất vào tháng 4 năm 2012, Nghị định về việc Quản lý,
Cung cấp và Sử dụng Dịch vụ Internet, với mục đích buộc các công ty Internet
nước ngoài như Facebook và Google hợp tác với các nhà chức trách và yêu cầu họ
đặt văn phòng hoặc cử đại điện ở Việt Nam. (Chỉ duy nhất Yahoo! tiếp tục duy
trì một văn phòng tại quốc gia này.) Nghị định cũng yêu cầu tất cả các công ty
liên quan đến Internet đặt trụ sở tại Việt Nam nhằm đặt các máy chủ (servers)
của họ tại Việt Nam. Một yêu cầu mà các blogger ẩn danh lo ngại sẽ gây đe dọa
việc bảo an địa chỉ IP của họ. Nếu nghị định này được ban hành, nó sẽ tạo ra
một loạt bên trung gian, bao gồm nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các mạng
truyền thông xã hội, những trang mạng tương tác, và các blog cá nhân phải chịu
trách trách nhiệm nội dung của bên thứ ba, và hành vi vi phạm bị phát hiện có
thể đối điện với các mức xử phạt nặng.
Quyền
được thông tin
16.
Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị bảo đảm quyền
được nhận, tìm kiếm, và truyền đạt thông tin trong luật (Số 45 và Số 46). Chúng
tôi hoan nghênh nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc dự thảo một điều luật
mới cho truy cập thông tin từ tháng 1 năm 2009. Tuy nhiên, điều luật này vẫn
chưa được thông qua hay thực thi.
Giám sát
Internet và tấn công mạng nhằm vào xã hội dân sự.
17.
Chính quyền Việt Nam đã tham gia giám sát và kiểm
soát mạng một cách bí mật lẫn công khai. Trong năm 2009, một phần mềm được
người dùng Việt Nam sử dụng rộng rãi là VPSKeys (một chương trình cho phép gõ
ký tự tiếng Việt trên bàn phím thông thường), bị phát hiện nhiễm phần mềm độc
hại (malware). Phần mềm này được thay đổi để cho phép các nhóm từ xa theo dõi
những thao tác trên bàn phím của người chủ computer, cũng như chiếm quyền điều
khiển kết nối máy chủ Internet để tham gia phối hợp tấn công các website bên
ngoài. Chính quyền Việt Nam phủ nhận bất kỳ liên quan nào đến phần mềm độc hại
này, tuy nhiên đáng chú ý là những website là mục tiêu tấn công lại là những
trang chỉ trích việc khai thác mỏ bauxite ở Việt Nam, một chủ đề đặc biệt nhạy
cảm đối với chính phủ Việt Nam.
18.
Chính phủ Việt Nam cũng tham gia vào việc công khai
giám sát và điều khiển lưu lượng Internet. Kể từ năm 2009, chính quyền đã điều
khiển lưu lượng Internet tại các cổng Internet quốc tế khi vào Việt Nam. Các
cổng Internet này được điều hành bởi 15 nhà cung cấp dịch vụ Internet của quốc
gia hoặc là những nhà cũng cấp được chính phủ điều hành. Các quán cà phê
Internet công hoặc tư đều bị yêu cầu kiểm tra, sao lại chứng minh nhân dân và
lưu thông tin các hoạt động online của khách hàng. Trong tháng 10 nằm 2009, Sở
thông tin truyền thông của chính phủ đã thiết lập 300 quán cà phê Internet tại
Hà Nội. Một phần mềm được thiết kế để ghi nhận và gửi báo cáo lên nhà chức
trách khi người dùng truy cập các website bị cấm. Theo bản tin địa phương, ông
Phạm Quốc Bản, giám đốc sở nói rằng một khi phần mềm này được thử nghiệm thành
công, nó sẽ được nhân rộng ra cho 3000 quán cà phê Internet khác trên toàn
thành phố.
19.
Vào ngày 19 tháng 8 năm 2009, dịch vụ blog Yahoo!
360°, một nhà cung cấp blog rất phổ biến đối với các blogger Việt Nam, đã phải
đóng cửa vì các máy chủ của hệ thống không nằm tại đất nước này mà đặt tại
Singpapore. Yahoo! đã cho ra đời dịch vụ blog mới là 360° Plus, với máy chủ đặt
tại Việt Nam. Các blogger lo ngại cho việc duy trì tình trạng ẩn danh đã chuyển
sang nhà cung cấp blog mà máy chủ đặt ở nước ngoài, như WordPress và Blogspot,
cũng như các trang mạng xã hội như Facebook và Multiply. Theo các báo cáo,
Facebook bắt đầu không thể truy cập từ cuối năm 2010, tuy nhiên chính phủ phủ
nhận có liên quan. Cuối cùng họ cũng thừa nhận sau khi Thứ tưởng Bộ Thông tin
và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn cho biết Bộ của ông sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của
Google và Yahoo! để “điều chỉnh” nội dung các blog và website.
20.
Các tổ chức và thành phần tham gia xã hội dân sự
Việt nam — bao gồm truyền thông độc lập, các nhà bảo vệ nhân quyền, và các nhà
hoạt động — phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng khác nhau từ những thành phần
ủng hộ chính phủ. Các chiến thuật này được thay đổi theo thời gian — mục
tiêu được tập trung ban đầu là các tài khoản email của những nhà hoạt động với
mục đích phá hoại hoặc chiếm lĩnh, và phát triển chúng thành những cuộc tấn
công phức tạp hơn như chiếm đoạt trên diện rộng, cài phần mềm độc hại và tấn
công bằng các tên miền giả. Hậu quả của những đợt tấn công này vượt ra ngoài
những mục tiêu là các thành phần mà họ nhắm đến, và gây cản trở nhiều hơn cho
việc truy cập thông tin, quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận tại Việt Nam.
21.
Tấn công từ chối dịch vụ (DoS) làm cho website và
các dịch vụ dựa trên website không thể truy cập, và đây là chiến thuận
được thành phần ủng hộ chính phủ tận dụng để bịt miệng các tổ chức truyền thông
độc lập, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Bên cạnh việc vi
phạm quyền tự do ngôn luận, một thiệt hại do tấn công DoS đối với toàn bộ người
dùng Internet Việt Nam đó là người dân quốc gia này bị từ chối quyền được truy
cập vào các trang đang là mục tiêu. Việc cấm nói đến những thông tin chính trị
là sự vi phạm trực tiếp lên tự do ngôn luận và quyền được tiếp nhận thông tin.
22.
Các tổ chức dân sự và các nhà hoạt động tại Việt Nam
luôn là đối tượng để chiếm lĩnh tài khoản. Các tài khoản thường được dùng để
kết hợp với các cuộc tấn công khác. Tác nhân từ các tên miền giả hoặc email lừa
đảo, những chiến thuật này được sử dụng để chọc thủng hệ thống an ninh kỹ thật
số của người dùng Internet nhằm đánh cắp hoặc đọc những thông tin tài khoản cá
nhân. Các hoạt động lừa đảo bằng phương thức thiết lập những tên miền giả để
thu thập thông tin tài khoản hoặc bằng phương thức gửi email có cài mã độc. Nếu
người nhận truy cập vào những tài liệu có chứa mã độc, computer của họ sẽ bị
chiếm lĩnh và bên thứ ba có thể chiếm quyền truy cập các dữ liệu và computer cá
nhân.
23.
Các mã độc nhắm vào những người tham gia xã hội dân
sự tại Việt Nam đã trở thành vấn đề ngày càng được sử dụng. Trong tháng 5 năm
2013, thông tin về hệ thống máy chủ FinFisher tại Việt Nam được phát hiện.
FinFisher lén lút cài những mã độc vào điện thoại di động và computer thông qua
các tài liệu và các cập nhật phần mềm, cho phép chính phủ Việt Nam theo dõi các
giao tiếp và trích xuất thông tin bao gồm các địa chỉ liên lạc, tin nhắn và
email. Những mã độc này là sự can thiệp tùy tiện vào quyền riêng tư cá nhân.
Thêm vào đó, các trang phổ biến cho các nhà hoạt động, như blog, các trang
truyền thông độc lập, luôn là mục tiêu để phát tán mã độc (được ví như cuộc tấn
công vào những vũng nước). Vào ngày 26 tháng 5 năm 2013, một blogger Việt có
ảnh hưởng, Trương Duy Nhất, đã bị bắt, những người truy cập vào trang web của
Trương Duy Nhất đã bị mã độc tải về một cách lén lút và cài đặt vào máy của họ.
24.
Việc hạ uy tín các trang web được Việt Nam sử dụng
như một chiến thuật nhằm ngăn chặn ngôn luận và tác động đến chính kiến
của công chúng. Bằng việc thay đổi nội dung trang mạng – ví dụ như một trang
truyền thông độc lập – không hề có sự cho phép của người chủ trang web, những
kẻ tấn công có thể cổ vũ những quan điểm khác với trang web gốc. Hành động hạ
uy tín trang web nhằm nổ lực không hợp thức hóa các tổ chức truyền thông độc
lập và các hoạt động nhân quyền, và gây trở ngại đối với quyền được tiếp nhận
thông tin của các cá nhân ở Việt Nam, và có thể cản trở quyền tự do lập hội.
25.
Việc tấn công bằng tên miền giả cũng trở thành một
chiến thuật phổ biến ở Việt Nam. Tấn công bằng tên miền giả có thể thực hiện
dưới một số dạng: nó không những có thể sao chép thông tin thật của một tên
miền hợp pháp được nhắm là mục tiêu mà còn cài mã độc, hoặc có thể giả dạng như
tên miền hợp pháp đang là mục tiêu và thay đổi nội dung và quan điểm thể hiện
trên trang web đó. Tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc tấn công bằng tên
miền giả theo cách thức đầu tiên là phổ biến nhất, cũng như mã độc đây là những
tác động tiêu cực lên nhân quyền. Hành động này vi phạm quyền riêng tư cá nhân
ở Việt Nam, cản trở tự do ngôn luận và hạ mức truy cập thông tin.
Đàn áp
các nhà văn, phóng viên, blogger và người bảo vệ nhân quyền.
26.
Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị (Số 41 và Số
49) để tiến hành gia tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước nhằm
bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền, cũng như xem xét lại Bộ Luật Hình sự nhằm
hạn chế tình trạng các thẩm phán diễn giải tùy tiện (Số 11). Tuy nhiên,
việc bắt bớ tùy tiện các cá nhân đang thực thi quyền tự do ngôn luận vẫn diễn
ra.
27.
Chính phủ Việt Nam thường xuyên sử dụng Điều 88 Bộ
Luật Hình Sự, “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
nam”, để bỏ tù tùy tiện các văn sĩ, blogger, những nhà phê bình và các nhà hoạt
động. Điều 79 Bộ Luật Hình Sự “thực hiện những hành vi nhằm lật đổ chính quyền”
để bịt miệng những chỉ trích. Điều 88 đưa ra hình phạt từ 3 đến 20 năm tù đối
với những hành động như “tuyên truyền”, “lưu hành những tài liệu hoặc văn hóa
phẩm”, hoặc “chiến tranh tâm lý” chống lại nhà nước. Chỉ trong năm 2011, chính
quyền Việt Nam đã sử dụng Điều 88 Bộ Luật Hình Sự kết án ít nhất 10 blogger và
các nhà hoạt động vì thể hiện các quan điểm của họ. Điều 79 đặc biệt được sử
dụng như một sự vi phạm hình sự đối với việc “thực hiệc các hoạt động, thành
lập hoặc tham gia các tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân”. Những
người bị kết án theo Điều 79 có thể đối diện với mức án từ 5 năm đến chung thân.
28.
Có ít nhất 40 trường hợp là những nhà văn, phóng
viên và blogger đang thụ án từ 2 đến 16 năm vì những hoạt động ôn hòa và những
bài viết phê bình của họ. Số lượng người viết bị bắt một cách tùy tiện tại Việt
Nam tăng gấp 3 so với năm 2009, trong khi đó có 24 trường hợp bị kết án dưới
Điều 88 Bộ Luật Hình Sự (“Tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam”) và 13 trường hợp dưới Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (“âm
mưu lật đổ chính quyền”)
29.
Những quan ngại nghiêm trọng về việc đối xử tệ với
tù nhân, như các vụ tấn công có chủ đích, thiếu chăm sóc y tế, và xét xử không
công bằng. Việc theo dõi và sách nhiễu người viết và thân nhân cũng được diễn
ra trên diện rộng, đặc biệt khi họ đang thực thi án quản chế. Ví dụ:
+ Một nhà
văn, nhà tiểu thuyết, nhà thơ, nhà tiểu luận, nhà hoạt động và đồng thời là cựu
biên tập cho tạp chí bất đồng chính kiến Tổ Quốc (Fatherland), Trần
Khải Thanh Thủy bị theo dõi gắt gao và sách nhiễu kể từ tháng 9 nằm 2006 vì
những bài viết chỉ trích của bà đăng tải trên mạng. Bà liên tục bị tố cáo và hạ
nhục trong các cuộc họp công khai do chính quyền ViệtNam tổ chức, nhà của bà bị
băng nhóm tấn công, gọi bà là kẻ phản bội, gái điếm,và đe dọa hành hung. Cảnh
sát từ chối bảo vệ bà. Họ kêu gọi bà từ bỏ các hoạt động để đảm bảo an toàn cho
bản thân. Bà bị bắt vào ngày 8 tháng 10 năm 2009 sau khi công khai thể hiện sự
ủng hộ cho 6 nhà bất đồng chính kiến đang bị xét xử. Thanh Thủy bị kết án 3 năm
rưỡi vào ngày 5 tháng 2 năm 2010 theo Điều 104 Bộ Luật Hình Sự trong một phiên
tòa diễn ra chưa đến một ngày và không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về công
bằng. Bà được phóng thích vào ngày 5 tháng 7 năm 2011 với điều kiện phải chấp
nhập lưu vong sang Mỹ. Bà bị buộc rời khỏi đất nước bỏ lại hầu hết các vật dụng
cá nhân trong tù, bao gồm cả những bài thơ được viết trong thời gian bị giam
giữ, và chỉ được cho không đến 20 phút để tạm biệt chồng. Bà phải chịu các vấn
đề sức khỏe một thời gian dài là hậu quả của việc đối xử tệ và thiếu chăm sóc y
tế trong suốt thời gian ở tù.
+ Một nghệ
sĩ khác đang phải đối mặt với việc khởi tố là nhà thơ Bùi Chát, thành
viên của phong trào thơ được biết với tên ‘Mở Miệng’ (những thành viên của nhóm
sử dụng ngôn ngữ đường phố để viết thơ, và mục đích thơ của họ là gây shock và
làm khó chịu, và họ tự xuất bản các tác phẩm của mình (thông qua NXB Giấy
Vụn – ghi chú của người dịch), những tác phẩm không được các nhà xuất bản
nhà nước chấp nhận.) Các buổi họp mặt nhà thơ của họ đã trở nên phổ biến tại
Sài Gòn nhưng đã bị chính phủ ViệtNam ngăn cấm. Bùi Chát bị bắt sau đó,
khi anh quay về từ Buenos Aires sau khi nhận giải thưởng Tự do Xuất bản 2011
của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Quốc Tế (IPA). Anh được thả 2 ngày sau đó, vào
ngày 2 tháng 5 năm 2011, tuy nhiên vẫn bị giám sát chặt chẽ. Vào ngày 5 tháng 6
năm 2011, anh lại bị bắt và giam giữ trong 24 tiếng, nhằm ngăn cản tham dự một
buổi lễ trao giải ở Đại Sứ Quán Thụy Điển. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2011, 4 kẻ
không rõ danh tính đã hành hung anh khi anh trên đường về nhà. Hiện tại anh
không tìm được chỗ ở hay công việc ổn định lâu dài vì sự sách nhiễu của chính
quyền.
+
Nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền Hồ Thị Bích Khương bị bắt vào ngày
15 tháng 11 năm 2011, và bị kết án trong tháng sau đó với tội danh “tuyên truyền
chống phá Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự tại
Tòa án nhân dân Nghệ An. Những bài viết của bà kêu gọi việc trả tự do cho những
tù nhân lương tâm, những tù nhân chính trị, và thúc đẩy tự do ngôn luận, tôn
giáo cũng như lập hội. Bên truy tố khẳng định bà và Nguyễn Trung Tôn, mục sư và
người hoạt động cùng chí hướng, đã thu thập trên mạng các tài liệu và bài viết
gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bà bị cáo
buộc là đã trả lời phỏng vấn các đài phát thanh nước ngoài mà các đài này chỉ
trích chính phủ lạm dụng quyền lực và bà bị cáo buộc tham gia các tổ chức nhân
quyền bất hợp pháp. Trong phiên tòa, bà công khai chỉ trích Đảng Cộng sản. Đây
là lần thứ ba bà Hồ bị bắt vì những hoạt động nhân quyền. Trước lần bắt giữ mới
nhất này, bà bị tấn công, đe dọa, và bị bắt giữ ngắn hạn trong những lần khác.
Có quan ngại rằng sức khỏe bà Hồ đang xấu đi do điều kiện giam giữ bà. Theo gia
đình bà, bà Hồ bị bạn tù tấn công nhiều lần, do sự sắp xếp của quản giáo.
+
Blogger Tạ Phong Tần bị bắt vào ngày 5 tháng 9 năm 2011 và kết án 10 năm
tù vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”
theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự vì những bài viết của cô trên trang web Câu lạc bộ
Nhà Báo Tự Do hiện nay đã bị cấm và trên blog của cô. Câu lạc bộ này do cô đồng
sáng lập. Cô được biết qua những bài viết về tham nhũng, lạm dụng quyền lực,
cướp đất và những vấn đề khác. Các bài viết của cô đã từng được đăng tải trên
các phương tiện truyền thông chính thống tại Việt Nam như Tuổi Trẻ, Người Lao
Động, Vietnamnet và BBC tiếng Việt. Phiên tòa xét xử bị hoãn nhiều lần và không
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về công bằng. Ngày 30 tháng 7 năm 2012 mẹ cô
đã chết sau khi tự thiêu bên ngoài một cơ quan chính quyền để phản đối việc bắt
giữ con mình và sau những tháng bị an ninh sách nhiễu.
+
Tháng 11 năm 2013, 13 blogger và nhà hoạt động thuộc Dòng Chúa Cứu Thế bị kết
án theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam với tội danh “âm mưu lật đổ chính
quyền”
Các khuyến nghị:
30.
Việc thông qua các văn kiện quốc tế:
+ Việc thông qua Nghị định thư không bắt buộc
(Optional Protocol) của ICCPR (Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính
trị) nhằm cung cấp cho Ủy ban Nhân quyền thẩm quyền thụ lý những khiếu nại cá
nhân liên quan đến việc tuân thủ các nghĩa vụ trong ICCPR của Việt Nam.
31.
Truyền thông do nhà nước kiểm soát và tình trạng
thiếu tự do báo chí:
+ Từ bỏ việc giám sát của nhà nước đối với toàn bộ
hệ thống truyền thông quốc gia, và tạo ra một môi trường cho phép sự phát triển
của truyền thông độc lập và đa nguyên.
+ Chấm dứt việc áp chế các phương tiện truyền thông
thông qua BTGTU.
+ Chấm dứt việc ngược đãi các phóng viên không
tuân thủ các yêu cầu của BTGTU.
32.
Pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận:
+ Loại bỏ hoặc làm sáng tỏ những điều kiện mơ hồ và
không chính đáng đối với các biện pháp bảo vệ nhân quyền trong hiến pháp và
trong luật lệ quốc gia.
+ Cải cách những điều luật hạn chế quyền tự do ngôn
luận nhằm bảo đảm những điều luật này được: ban hành đúng luật, mưu cầu mục
đích chính đáng và cần thiết cho xã hội dân chủ.
+ Đảm bảo tất cả điều luật và sửa đổi mới trong bộ
luật hiện hành tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do ngôn luận.
+ Sửa đổi Hiến Pháp được đề xuất nhằm bảo vệ
đầy đủ nhân quyền và những biện pháp bảo vệ riêng rẽ và toàn diện cần được dành
cho những quyền: i) tự do ý kiến; ii) tự do ngôn luận; iii) tiếp cận thông tin;
iv) tự do báo chí; và v) tự do hội họp và lập hội ôn hòa.
Cụ thể:
+
Quyền tự do ngôn luận phải được giải thích rộng rãi và chỉ rõ quyền này bao gồm
quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin.
+
Quyền “được thông tin” nên được xây dựng lại nhằm bảo vệ dứt khoát “quyền tiếp
cận thông tin”
+
Quyền “lập hội” nên được xây dựng lại thành “quyền tự do lập hội ôn hòa”,
phản ánh Điều 21 của ICCPR. Hiến Pháp nên thiết lập một giả định có lợi cho
việc lập hội.
+
Quyền “tự do báo chí” nên bao gồm việc bảo vệ tự do truyền thông và trực tuyến cũng
như ngoại tuyến độc lập; bảo đảm tính độc lập của báo chí; bảo vệ quyền bảo vệ
nguồn tin của phóng viên; bảo vệ truyền thông online và báo giấy khỏi bất cứ
các yêu cầu đăng kí hoặc giấy phép; đưa ra sự đảm bảo tính độc lập và đa nguyên
đối với các lĩnh vực truyền thông thu phát sóng.
+ Thông qua một đạo luật dễ hiểu đối với việc
tiếp cận thông tin mà hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực
này.
33. Việc khủng bố các nhà văn, phóng viên, blogger và người bảo vệ nhân
quyền:
+ Chấm dứt việc sách nhiễu, đe dọa, kết tội
hoặc bắt giữ các nhà văn, phóng viên, blogger, nhà hoạt động chính trị và người
bảo vệ nhân quyền vì những lý do liên quan đến các hoạt động ôn hòa của họ, bao
gồm việc thực thi hợp pháp quyền tự do ngôn luận.
+ Phóng thích các nhà văn, phóng viên, nhà
hoạt động chính trị và người bảo vệ nhân quyền đã bị bắt giữ gần đây vì những
lý do liên quan đến các hoạt động ôn hòa của họ, bao gồm việc bày tỏ chính kiến
hợp pháp.
34.
Kiểm soát Internet và tấn công mạng nhằm vào xã hội
dân sự:
+ Bãi bỏ những điều luật được sử dụng để ngăn
cấm triệt để việc ẩn danh online, được sử dụng để yêu cầu các nhà cung cấp dịch
vụ Internet hạn chế tự do ngôn luận.
+ Chấm dứt việc kiểm soát tùy tiện người dùng
Internet tại ViệtNam.
+ Đảm bảo bất kỳ việc kiểm soát giao tiếp chỉ
diễn ra trong điều kiện tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền, tôn trọng các yêu cầu
về sự cần thiết và tương xứng.
+ Tôn trọng quyền truy cập vào blog và các hệ
thống giao tiếp có trụ sở bên ngoài ViệtNam của người dùng Internet.
+ Chấm dứt việc gây trở ngại và tấn công các
thiết bị, tài khoản và dịch vụ được sử dụng cho các hoạt động và giao tiếp trên
mạng của người dùng Internet tại ViệtNam.
35. Gửi lời mời thường trực đến tất cả các Báo Cáo Viên đặc biệt của LHQ và
hợp tác với họ trong việc liên lạc, những yêu cầu viếng thăm đất nước, kể cả
những sứ mạng về:
+ Tự
do ý kiến và ngôn luận.
+ Tự
do hội họp và lập hội ôn hòa.
+ Những người bảo vệ nhân quyền
Nguồn: Article 19
No comments:
Post a Comment