Đăng lúc 12 June 2013, 13:28 AEST
Rupert Abbott, chuyên gia về Campuchia, Lào và Việt Nam của tổ chức Ân xá
Quốc tế (AI – Amnesty International) lên tiếng về tình trạng xâm phạm nhân
quyền nghiêm trọng ở Việt Nam trong lúc cuộc tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ
bước qua ngày thứ 17.
TS Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt hồi tháng Tư 2011 và bị kết tội
“tuyên truyền chống phá nhà nước” - là một điều trong luật hình sự Việt Nam vốn
được dùng để đàn áp những ai sử dụng quyền tự do phát biểu của họ.
Trước đó ông Hà Vũ đã đăng trên mạng những bài viết kêu
gọi thành lập chế độ đa đảng và dân chủ ở Việt Nam. Ông còn kiện cả thủ tướng
chính phủ về vài vấn đề khác. Vì thế ông đã bị xử về tội “chống phá chính
quyền” và lãnh án tù 7 năm cộng với 3 năm quản thúc tại gia. Ông Hà Vũ là một
người chống đối nổi tiếng, chuyên vận động về chính trị và môi trường. Cha ông
là Cù Huy Cận, một nhà cách mạng thân cận của Hồ Chí Minh, cho nên ông Hà Vũ
từng được xem là người của ĐCSVN.
Hôm qua, chuyên gia về Campuchia, Lào và Việt Nam của tổ
chức Ân xá Quốc tế, ông Rupert Abbott đã cho Radio Australia phỏng vấn.
RA: Tại sao ông Cù
Huy Hà Vũ quyết định tuyệt thực vào lúc này?
Abbott: Như chúng tôi biết thì
ông đã bị đối xử không công bằng trong nhà tù bởi những người có trách nhiệm
đối với ông. Thí dụ như họ không cho ông có phiên bản của cáo trạng, cũng như
toàn văn biên bản của phiên tòa mà ông cần để chuẩn bị cho việc kháng án của
ông. Ông cũng không nhận được đồ thăm nuôi từ gia đình – đây là thực phẩm và
thuốc men không nằm trong danh sách cấm. Tù nhân ở Việt Nam tùy thuộc vào đồ
thăm nuôi của gia đình vì chế độ ăn uống và y tế trong tù Việt Nam rất thiếu
thốn. Thêm vào đó là sức khỏe của ông không được tốt và trong tù ông không nhận
được sự chăm sóc cần thiết. Theo tin chúng tôi nhận được thì ông bị chứng phù
thủng và huyết áp cao. Nay ông Hà Vũ tuyệt thực vì những yêu cầu hợp pháp của
ông bị làm ngơ. Điều này chứng tỏ là ông cảm thấy không còn cách nào hơn nữa để
phản đối, và ông muốn thế giới bên ngoài biết về tình cảnh của ông.
RA: Ngoài ông Cù
Huy Hà Vũ còn nhiều nhà chống đối khác đang bị giam tù. Ông có cho rằng nhà
chính quyền Việt Nam đang leo thang đàn áp những tiếng nói đối lập hay không?
Abbott: Vâng, đúng vậy – đó là
tình hình chung cho cả nước. Nhiều người đang ngồi tù chỉ vì họ dám sử dụng
quyền tự do phát biểu của họ. Tổ chức Quan sát Nhân Quyền xem ông Hà Vũ là một
tù nhân lương tâm. Trong vòng hai năm qua, ta chưa thấy chính phủ đàn áp dân
chúng ở mức độ nghiêm trọng như hiện nay. Thật khó để có một con số chính xác
về con số tù nhân lương tâm ở Việt Nam, nhưng phần lớn các tổ chức nhân quyền
cho rằng có hơn 100 người - hầu hết đang bị bỏ tù vì những hoạt động như đòi
hỏi chính phủ tôn trọng nhân quyền, đòi được có tiếng nói trong việc điều hành
đất nước, v.v…. Nhưng thay vì lắng nghe nguyện vọng của họ, nhà nước đã vận
dụng luật hình sự để bắt họ và bỏ tù họ nhiều năm về tội “chống phá chính
quyền”. Ít nhất 25 nhà vận động đã bị bỏ tù chỉ trong năm ngoái, và tình hình
không có vẻ là sẽ cải thiện trong một sớm một chiều.
Hiện nay rất nhiều tù nhân lương tâm như Linh mục Nguyễn Văn Lý, blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, v.v… bị bắt xử về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” sau khi họ hô hào trên mạng đòi chính phủ tôn trọng nhân quyền. Trong khi một số khác là những nhà vận động cho môi trường như LS Lê Quốc Quân, Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, v.v… nhiều người trong số này đang bị giam chờ ngày xử. Họ là những người chống đối bất bạo động.
Hiện nay rất nhiều tù nhân lương tâm như Linh mục Nguyễn Văn Lý, blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, v.v… bị bắt xử về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” sau khi họ hô hào trên mạng đòi chính phủ tôn trọng nhân quyền. Trong khi một số khác là những nhà vận động cho môi trường như LS Lê Quốc Quân, Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, v.v… nhiều người trong số này đang bị giam chờ ngày xử. Họ là những người chống đối bất bạo động.
RA: Trợ lý Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Jo Yun mới đây kêu gọi Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền của
họ, nhưng theo ông thì cộng đồng quốc tế đã hành động đủ chưa để gây áp lực?
Abbott: Tôi nghĩ là chưa, cộng
đồng quốc tế cần hành động mạnh hơn và có phối hợp hơn. Tổ chức Quan sát Nhân
Quyền hoan nghênh lời phát biểu của quan chức Hoa Kỳ và chúng tôi cũng kêu gọi
Liên hiệp Châu Âu, Australia và ASEAN hãy có tiếng nói mạnh hơn để thế giới biết
về những gì đang xẩy ra. Đồng thời chúng ta nên biết là hiện đang có một cơ hội
rất tốt để thúc đẩy Việt Nam cải thiện về nhân quyền.
Trong bối cảnh
Myamar đang thu hút sự chú ý của thế giới, Việt Nam rất có cơ nguy trở thành
một nước đốn mạt ở Đông Nam Á. Thêm vào đó, nếu
Trung Quốc cứ lấn lướt Việt Nam trên biển Đông thì sẽ đến lúc Việt Nam
cần cầu cứu Hoa Kỳ tạo thế thăng bằng.
Về kinh tế, VN đang tăng trưởng khả quan cho đến lúc gần
đây, kinh tế trở nên lụn bại, cho nên sẽ đến lúc Việt Nam cần sự giúp đỡ của
phương Tây để phục hồi kinh tế qua đầu tư và mậu dịch.
Hiện nay, một hiện tượng rõ nét nữa là dân Việt Nam nay
sẵn sàng sử dụng mạng Internet như một công cụ hữu hiệu để gióng lên tiếng nói
phản đối và đòi quyền làm người của họ. Họ sẵn sàng biểu tình chống TQ, chống
việc cướp đất của dân, và mới đây họ đã thực hiện một cuộc dã ngoại để quảng bá
Hiến chương Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả những sự kiện đó đang hội tụ
thành một cơ hội rất tốt để cho Hoa Kỳ, EU, Australia và các nước khác tạo áp
lực buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi và tôn trọng nhân quyền.
No comments:
Post a Comment