01/05/2013
Trong
chương trình đến thăm Phạm Văn Trội (xã Chương Dương huyện Thường Tín Tp Hà
Nội) có tôi, mọi người đã bố trí sẵn người đưa đón. Tuy nhiên, kế hoạch của tôi
hôm nay được ấn định từ trước đó nên tôi không đến cùng mọi người được.
Lúc
13 h 30, Phạm Văn Trội gọi điện báo tin, công an đã bắt hết những người đến
thăm Trội về trụ sở. Tôi vừa tạt xe vào vỉa hè đưa tin, vừa tiếc mình không đi
cùng mọi người. Nếu biết trước cuộc đến thăm Phạm Văn Trội bị như thế, chắc
chắn tôi sẽ hoãn việc kia lại.
Tốt
nhất là để cho người trong cuộc kể.
Trước hết là lời kể của Vũ Quóc Ngữ, có thể gọi là đại
diện cho số 5 người (trừ Hoàng Dũng là đối tượng được quan tâm đặc biệt):
Sáng
hôm nay mấy anh em tôi (Mai Dzung, Pham Hong Son, Ngu Vu Quoc, và Hoàng Dũng
Cdvn))) ))))) ))đến nhà thầy giáo Đỗ Việt Khoa rồi tất cả kéo xuống nhà thăm
hỏi gia đình cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội và chị Trang ở xã Chương Dương
gần đó.
Khi
anh em tôi đến nhà thì thấy có Đội trưởng (phó?) an ninh huyện Thường tín tên
Bê đã có mặt ở đó rồi, và một anh bạn trẻ tên Đệ. Chào và hỏi thăm sức khỏe gia
chủ một lúc thì tên an ninh Bê ra về. Anh Trội mời cơm mọi người, sai con mang
khóa ra khóa cổng lại. Lúc sau chúng tôi nghe thấy ồn ào ngoài cổng, nhìn ra
thấy lố nhố người xưng là công an xã và bí thư chi bộ thôn đòi vào nhà.
Anh
Trội bảo chúng tôi đang ăn cơm, ko tiếp thêm khách, có việc gì đến chiều. Trong
khi chúng tôi ăn cơm, công an liên tục gọi điện vào điện thoại của gia đình và
của thầy Khoa nhưng hai người trả lời rất cương quyết là ko gặp trong giờ ăn
trưa.
Do
bị quấy rầy liên tục nên chúng tôi cũng ăn một cách nhanh chóng mặc dù được chủ
nhà đãi một bữa khá thịnh soạn với gà, cá và chả lá lốt. Để tránh phiền phức
cho hai anh chị Trội-Trang, chúng tôi uống nước nhanh rồi chào chủ nhà ra về.
Ra
đến cổng, chúng tôi bị hơn một chục công an xã quây lấy, yêu cầu chúng tôi về
làm việc tại Ủy ban xã Chương dương. Chúng tôi có phản đối, nhưng trước sự hung
hãn của lực lực “còn đảng còn tiền” nên đành phải theo về Ủy ban cách đó vài
chục mét.
Tới
nơi, chúng tôi thấy có ba xe otto, một biển xanh 80B, hai biển xanh 31A, sau đc
biết 01 của CA thành phố, 01 của CA Huyện TT.
Vào
phòng thấy có một người giới thiệu tên Nam của Bộ, còn một người khác tên Ngô
Anh Tuấn, hình như cũng của An ninh Bộ. Chúng nó yêu cầu chúng tôi khai tên
tuổi rồi tách mỗi người một phòng.
Phần
tôi, tên Anh Tuấn hỏi và một thanh niên trẻ ghi. Ban đầu chúng nó định lôi tờ
Biên bản mẫu ra ghi, tôi tuyên bố luôn là ko ký gì hết nên việc các anh ghi gì
thì cứ việc. Tên Tuấn lại bảo tên kia mang tờ giấy trẳng ra ghi Biên bản làm
việc, tôi kệ cho ghi. Chúng nó hỏi lý do đến nhà Trội-Trang, có tổ chức ko, có
biết nhau không, đến nói chuyện gì. Tôi trả lời biết anh Mai Dung và thầy giáo
Khoa, hôm nay đến chơi nhà a Trội thì tình cờ gặp mấy người còn lại. Còn trong
thời gian ở nhà anh Trội-chị Trang chúng tôi hỏi về hoàn cảnh hiện tại của gia
đình và phương hướng làm ăn kinh tế để nuôi hai con ăn học. Hỏi về biểu tình
chống Trung quốc thì mình bảo có đi năm-bảy lần, có tham gia đội bóng No-U. Tên
Tuấn hỏi có ai tài trợ cho đội bóng ko thì tôi nói anh em tự đóng quỹ, và theo
tôi đc biết thì ko có ai tài trợ.
Hỏi
vài câu nữa rồi tên trẻ đưa tôi đọc lại. Tôi từ chối, bảo ko ký nên ko cần
thiết phải đọc. Cứ ghi vào là tôi từ chối ký vào biên bản, vì các anh mời tôi
vào nói chuyện thì ko phải làm biên bản. Không phải phạm pháp gì thì ko có biên
bản chi hết. Thế là hai tên cũng chịu. Rồi tôi vào phòng cũ,là phòng của CA xã,
có bác Mai Dung đã làm việc xong. Hai anh em ngồi nói chuyện về địa phương với
Trưởng công an xã tên Cường một lúc thì anh Sơn cũng ra. Chúng nó bảo xong việc
rồi, bảo chúng tôi về. Chúng tôi có nói muốn chờ Hoàng Dũng cdvn về cùng thì
chúng nó cứ đuổi chúng tôi, bảo ko chờ. Thế là ba anh em ra ngoài đường, liên
lạc thì đc biết thầy Khoa đã về nhà, thanh niên tên Đệ cũng đã đc về, chỉ còn
Dũng là trong đó. Chúng tôi quyết định chờ Dũng cdvn bên ngoài, và một lúc sau
thì Dũng đc một công an xã chở xe máy đến (xe máy của Dũng thầy Khoa đã đi về
nhà trước). Dũng cdvn nói bị chúng nó đánh 03 phát, khá đau.
Chúng
tôi về nhà thầy Khoa uống nước một lúc thì lên đường về Hanoi.
Còn đây là ghi chép của Hoàng Dũng:
An
ninh Bộ cơ đấy!
Như
các anh chị đã biết, 6 người chúng tôi ghé thăm nhà anh Trội ở xã Chương Dương,
Thường Tín vào buổi sáng nay. Khi về tới nơi thì đã có 2 công an ngồi ở nhà anh
Trội chờ – chào đón. Ngồi một xíu thì 2 người rút, chúng tôi (anh Phạm Hồng
Sơn, thày Đỗ Việt Khoa, anh Mai Dũng, anh Vũ Quốc Ngữ,anh Tùng và tôi) vui vẻ trò
chuyện về chuyện anh Trội khi còn ở trong tù (vui lòng google từ khóa Phạm Văn
Trội để biết thêm thông tin ), chuyện về công an, an ninh biết chuyện hôm nay
chúng tôi ghé thăm anh Trội mà quanh quẩn ở ngoài.
Đang
ăn trưa thì ở ngoài cổng an ninh liên tục gọi anh Trội đòi mở cổng vào nhà, làm
tôi giờ đây thắc mắc hai chữ an ninh quá! Các anh đang giữ an ninh cho làng xóm
hay lại đang làm rối an ninh xung quanh?
Anh
Trội dù phải nói rằng “Trời đánh tránh miếng ăn” nhưng cũng không làm cho họ
ngừng quấy an ninh. Mọi người đành phải ăn vội vàng để ra về, kẻo làm phiền
nhiều cho gia đình anh Trội. Cảm ơn anh Trội về bữa cơm ngon, hì hì.
Sáu
người tạm biệt anh Trội ra về, mở cổng thì đã có khoảng 20 người mặc thường
phục ùa ra đón, mời về Công an xã Chương Dương để làm việc về việc dám đến thăm
nhà một cựu tù nhân lương tâm còn đang phải chịu án quản chế.
Tôi
là người bị “đi cung” đầu tiên, với an ninh Bộ Công an –Cục bảo vệ Chính trị
nội bộ – Cục chuyên trách theo dõi hoạt động của Phong trào Con đường Việt Nam.
Chỉ
vài câu hỏi ngắn gọn liên quan đến việc có mặt ở nhà anh Trội như ai mời, với
ai, đi thế nào… Sau đó lại quay về những câu hỏi liên quan đến các hoạt động
của Phong trào Con đường Việt Nam, ngay cả đến các bác đọc note này thấy cũng
chán. Một phong trào với mục tiêu làm cho quyền con người được tôn trọng và bảo
vệ trên hết, bình đẳng ở Viêt Nam mà cũng làm cho Bộ Công an lo lắng và sợ hãi.
Hơn nữa, tôi lại chưa có bất cứ đóng góp nào vào mục tiêu này, mà cũng bị/được
săn sóc như vậy.
Trong
khi làm việc, họ còn đưa ra 2 thông tin rằng họ đang điều tra một đơn tố cáo
tôi và thông tin cho rằng tôi ủng hộ tiền cho ai đó 20 triệu. Trời, bỗng dưng
tôi giàu dữ! Hay là trong lúc mộng linh tinh mà tôi đưa cho ai đó chăng? Ai
nhận được xin hú lên để tôi xin lại nhé, hoặc gửi cho tôi biên lai nhận tiền,
hehe.
Họ
có hỏi về cuốn sách “Câu
chuyện về Quyền Con Người” và tôi nói rằng tôi có 6-8 cuốn. Đã kịp
tặng cho chị Thanh Nghiên 1 cuốn, anh Chí Đức 1 cuốn, để ở nhà 1 cuốn, còn lại
là để ở Sài Gòn. An ninh Bộ cho rằng việc lưu hành cuốn sách đó ở VN là vi phạm
pháp luật. Tôi nói rằng tôi mong các anh làm um chuyện này lên để chứng minh
tôi đã vi phạm pháp luật khi có trong tay và tặng 1, 2 người bạn cuốn sách
quyền con người đó và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu như việc đó vi phạm
pháp luật. Tôi muốn nhiều người hơn nữa biết và muốn tìm hiểu về quyền con
người.
Ngoài
ra, họ có hỏi tôi về việc ký “kiến nghị 72″, có biết đó là hành động vi phạm
nghị quyết 38 gì đó không? Họ hỏi về “tuyên bố công dân tự do”, ai là người
khởi xướng…
Có
vẻ như họ rất sợ cái buổi nói chuyện về quyền con người ngày 5/5 tới ở Hanoi,
Nha Trang và Saigon. Họ hỏi tôi tham dự ở đâu. Tôi nói tôi sẽ tham dự, nếu về
kịp Sài Gòn thì tôi sẽ tham dự ở Sài Gòn. Họ còn cố gắng tìm hiểu xem Phong
trào Con đường Việt Nam có liên quan gì đến buổi này không?! Tôi nói rằng không
vì chuyện đấu tranh cho quyền con người không phải là của riêng phong trào này
hay chuyện tìm hiểu về quyền con người không phải là chỉ là quyền của phong
trào, mà nó là quyền của bất cứ một công dân bình thường nào.
Khoảng
4pm, buổi làm việc có vẻ như kết thúc, họ yêu cầu tôi đọc lại biên bản và ký.
Tôi đọc và không ký vì tôi không thích ký và cho rằn gđây chỉ là buổi nói
chuyện. Các anh mời tôi về làm việc, tôi đã đồng ý về và trả lời các câu hỏi
của các anh, đó chính là sự hợp tác rất tốt của tôi rồi. Ba người (tôi, Giang
và Tới) tranh luận một chút về việc hèn không dám ký thì 2 công an thường phục
đứng trong phòng bắt đầu lớn tiếng: Không ký đánh cho bằng ký thì thôi…
Cái hèn hạ bắt đầu xuất hiện từ đây!
Tới
và Giang nghe thấy vậy bèn để lại biên bản và lẳng lặng rút ra khỏi phòng. Tôi
chợt hiểu ra vấn đề. Tới và Giang – 2 nhân viên an ninh cục bảo vệ chính trị
nội bộ – Bộ Công An thật hèn hạ khi có hành động đó. Hèn hơn cả 2 công an già
kia khi họ lao vào tát, đấm tôi.
Tuy
chỉ 1 cái tát, 2 cú đấm gãi ghẻ và vài câu chửi dọa dẫm để bắt tôi ký, nhưng nó
lột tả hết mức cái sự trắng trợn ngồi xổm lên pháp luật của những nhân viên bảo
vệ pháp luật.
Sau
khi lãnh 3 cú đánh, tôi có nói với 2 côn an kia rằng: Cháu (họ khá già) giữ
quyền không ký biên bản nhưng không giữ quyền được bảo vệ thân thể, các chú đã
xâm phạm thân thể cháu. Nói một hồi cũng không làm tôi ký, họ đành bỏ ra ngoài,
cầm theo biên bản. Nhìn ra ngoài, hàng chục an ninh, công an thường phục đang
đứng nhìn sự việc qua cửa kính một cách bình thản. Thật đáng để thở dài một
tiếng.
Trước
khi ra về, một an ninh còn dọa tôi: Ngay tối nay hoặc chậm nhất ngày mai phải
rời Hà Nội, nếu không %^((*^%##^&((&.
Tôi
tưởng phải đi bộ về thì chính một trong hai người đánh tôi lúc nãy đề nghị chở
tôi về. Tôi đồng ý vì lúc bị đánh, lúc đó và ngay cảl úc này, tôi chẳng thấy có
gì đáng phải căm thù họ cả. Bởi đơn giản tôi nghĩ h ọchỉ là do nhận thức quá
kém về pháp luật và những người hoạt động, đấu tranh khác phải tiếp tục các
việc làm để họ phải dần tôn trọng pháp luật hơn nữa. Tôi chỉ thấy cái hành động
bỏ ra ngoài của Tới và Giang là cực kỳ hèn hạ mà thôi, anh Tới và em Giang ạ!
Ra
ngoài, kể lại sự việc thì anh Phạm Hồng Sơn cho rằng cần phải không đồng ý để
cho tay công an kia đưa về giúp, bởi hắn chính là người đánh mình. Có lẽ lần
sau (nếu còn bị xâm phạm thân thể) tôi sẽ nghe theo anh Sơn, nhưng cũng có thể
không, bởi tôi muốn cho họ thấy rằng việc đánh đấm tôi không làm cho tôi thấy
căm giận hay phản kháng không hay, mà ngược lại, họ sẽ cứ tiếp tục ngồi lên
pháp luật nữa đi, để một ngày họ phải gặm nhấm cái sự sám hối ngày càng nhiều
khi họ hiểu ra vấn đề.
Vài
ngày ở Hà Nội cũng đã kịp cho tôi được hưởng thời tiết mát lành ở Hà Nội, những
món ăn ngon mà bạn bè đãi, những cái bắt tay với các anh chị mà tôi ngưỡng mộ
và cũng kịp cho tôi 2 buổi làm việc với những người bảo vệ pháp luật. Thật là
một chuyến đi nhiều kỷ niệm…
Hanoi
ngày Quốc tế Lao động 2013.
*
Bạn
hữu đến thăm một ai đó là chuyện hết sức bình thường, cho dù người được thăm là
tù nhân mãn hạn tù hoặc bất cứ một ai khác. Ấy thế mà công an lại bắt tất cả về
trụ sở ủy ban thẩm vấn. Khi không chịu ký vào biên bản thì tuyên bố “Không ký
đánh cho bằng ký thì thôi”
Chẳng
cần giở văn bản ra, ai cũng biết, hành vi này của công an Bộ là vi phạm pháp
luật.
Để
đạt được ý muốn của mình, pháp luật Việt Nam không đủ đảm bảo cho ý muốn làm
ông giời con của họ nên họ phải chà đạp lên pháp luật do chính đảng cộng sản
cầm quyền lập nên, hành xử như giống người không văn minh.
Cứ
tường rằng sau những hành vi đàn áp người biểu tình, bắt người vô cớ, giết
người tùy thích, nhất là sau vụ ông Nguyễn Thế Thảo ra quyết định đưa Bùi Hằng
vào trại bị Bùi Hằng kiện, đang có nguy cơ phải ra hầu tòa (dù chẳng mấy ai tin
vào tòa án) thì công an Việt nam phải có một sự thay đổi nào chứ. Hóa ra, qua
vụ bắt người đến thăm Phạm Văn Trội hôm nay, họ chẳng thay đổi tí nào và ngày
càng tỏ ra cùng quẫn.
Không
biết ông Trần Đại Quang – nghe đồn đang đứng trước một tương lai tươi sáng lắm
cho con đường tiến thân của ông có xấu hổ và ăn năn vềviệc này?
1/5/2013
No comments:
Post a Comment