Huyền Trang, VRNs
Đăng bởi lúc 2:20 Sáng 31/05/13
VRNs (31.05.2013) – Sài Gòn – Vấn đề quan trọng của nhà cầm quyền cs VN hiện nay là cải
thiện tình hình nhân quyền để có thể được ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và
gia nhập vào Hiệp định mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thế nhưng,
nhân quyền tại VN không những được cải thiện mà còn vi phạm nặng nề hơn thể
hiện qua phiên tòa sơ thẩm của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên
Kha vào ngày 16.05.2013 vừa qua, tại tòa án tỉnh Long An.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bản án rất nặng 8 năm tù
giam và 3 năm quản chế cho Nguyên Kha và, 6 năm tù giam và 3 năm quản chế cho
Phương Uyên nhằm mục đích đe dọa và ngăn cản những tiếng nói đấu tranh ôn hòa
của các bạn trẻ trong nước, thì điều này sẽ không có kết quả và sẽ không bao
giờ có kết quả.
Xin mời Quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên
VRNs với Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
VRNs: Thưa Ông, Ông đánh
giá như thế nào về kết quả bản án dành cho Phương Uyên và Nguyên Kha với bối
cảnh VN trong thời gian đàm phán gia nhập vào Hiệp định Mậu dịch Tự do Xuyên
Thái Bình Dương (TPP), cũng như ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ
2014-2016?
Ts Nguyễn Quang A:
Tôi nghĩ rằng không chỉ có vụ Phương Uyên và Nguyên Kha mà còn rất nhiều vụ
khác nữa, kể cả vụ ở Nghệ An [phiên tòa Phúc Thẩm các anh TNCG và TL diễn ra
vào ngày 23.05.2013]. Có thể nói rằng, tình trạng nhân quyền ở Việt Nam bị sa
sút rất lớn. Nhất là việc bắt bớ, giam cầm những Bloggers và những người đấu
tranh ôn hòa. Đây là một sự vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng trong thời gian
vừa qua. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với nhu cầu của VN là muốn gia nhập
vào Hội đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ LHQ). Nếu LHQ để VN vào HĐNQ thì đây là một
sự hổ thẹn cho HĐNQ LHQ. Và đối với việc VN đang đàm phán TPP, người ta đang
đặt vấn đề nhân quyền là một vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên có thể vấn đề
kinh tế khi đàm phán người ta nói thế, nhưng người ta lại không đặt nặng lắm về
vấn đề nhân quyền. Tôi chỉ mong tôi sai, là khi VN đàm phán thì người ta luôn
luôn đưa ra một cái gì đấy để mặc cả, [ví dụ như: nhà cầm quyền] sẽ thả những người
này, người này, người này và vấn đề đổi lại là cái này, cái kia, cái nọ…chẳng
hạn như thế. Tôi chỉ hy vọng là tôi sai. Nếu mà đúng như thế thì đây là một mưu
tính hết sức là bỉ ổi.
VRNs: Thưa Ông, Thượng
nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Dân chủ ông Ben Cardin nhấn mạnh đến tiêu chuẩn quốc tế
về vấn đề Nhân Quyền sẽ đặt trọng tâm ưu tiên trong quá trình đàm phán TPP, tại
các nước như Việt Nam và Malaysia. Vậy nhà cầm quyền cộng sản VN xử án tù rất
nặng cho hai sinh viên này nhằm mục đích gì?
Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng, có lẽ phải hỏi chính họ [nhà cầm quyền] mới biết được các
mục đích đó là cái gì. Nhưng đối với những người dân như tôi, thì tôi nghĩ có
lẽ mục đích đầu tiên của họ là để đe dọa, để tiếp tục ngăn cản những tiếng nói
của các bạn trẻ. Nhưng mà tôi nghĩ, cách làm của họ không khôn ngoan và nó như
là đổ thêm dầu vào lửa. Chúng ta thấy ngay được là sau khi phiên tòa [sơ thẩm
của Phương Uyên và Nguyên Kha kết thúc] đã có sự phản đối hết sức quyết liệt
của giới trẻ và người dân. Và như thế, họ [nhà cầm quyền] hoàn toàn [đi] ngược
lại với ý định [của họ]. Nếu như chúng ta giả định là họ [nhà cầm quyền] muốn
[dùng bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha] để đàn áp, đe dọa thì điều này
không có kết quả và sẽ không bao giờ có kết quả.
VRNs: Thưa Ông, Ông có
nghĩ rằng kết quả phiên tòa này sẽ là bằng chứng để cộng đồng quốc tế từ chối
VN ngồi vào ghế nhân quyền LHQ và Mỹ từ chối VN tham gia hiệp ước TPP không?
Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng, vào HĐNQ LHQ chắc là khó, bởi vì các nước EU gồm mấy chục
nước, Mỹ và một số nước khác nữa đã lên tiếng rất mạnh. Tôi không hiểu Hội đồng
tổ chức của HĐNQ là cơ cấu gồm những cái nào thì không rõ. Như tôi đã nói, nếu
để VN đang ở trong tình trạng như thế này mà vào HĐNQ là một sự rất hổ thẹn cho
HĐNQ LHQ. Còn về Hiệp định TPP, tôi nghĩ rằng, họ không có ảnh hưởng lớn lắm
đến chuyện VN tham gia vào Hiệp định này, bởi vì đó là vấn đề kinh tế, nó sẽ
lấn át tất cả các lợi ích khác. Chúng ta chỉ nhìn sơ qua thấy báo cáo về tự do
Tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vừa rồi rất là nhẹ nhàng. Cũng có nói cái này,
cái kia nhưng mà khá là nhẹ nhàng so với các Tổ chức Phi Chính phủ, các Tổ chức
Nhân quyền lên tiếng. Và trong TPP thì nó còn có nhiều thứ, nhiều các lợi ích
khác nó ảnh hưởng đến việc tham gia hay không. Tất nhiên, như bên Quốc hội Mỹ
thì họ có những ý kiến của họ, hoặc là ý kiến của một số Dân biểu, hoặc Thượng
nghị sĩ của họ, nhưng mà Hành pháp ở Mỹ thì họ lại có những cái lợi ích khác và
nhiều khi nó cũng không phải hoàn toàn là đồng nhất với nhau.
VNRs: Xin cám ơn Ts
Nguyễn Quang A
Huyền Trang, VRNs
No comments:
Post a Comment