Dứt
bỏ bổng lộc, tháo gỡ ràng buộc từ lề đảng để mở trang blog Một Góc Nhìn Khác
nhằm được tự do phóng bút, làm chủ ngòi bút là hành động đáng khen bởi không
nhiều người làm báo lề đảng can đảm từ bỏ tất tật quyền lợi để trở nên đầy đủ
hơn với ý nghĩa tự do, không phải là chuyện dễ dàng gì... và tài năng làm báo
tương đối của Trương Duy Nhất, Một Góc Nhìn Khác đã nhanh chóng thu hút
được một số lớn bạn đọc hâm mộ truy cập, dù Duy Nhất chỉ dám tự do “nhìn” khác
ở một góc giới hạn nào đó chứ chưa dám tự tiện có cái “đầu” khác với “đầu đảng”
như nhận xét của cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc. Điển hình là nhận định
khách quan của Đàm Mai Đạo, có gần ba mươi năm làm người cộng sản nói về chủ
nhân của trang blog Một Góc Nhìn Khác:
“Trương
Duy Nhất vẫn "kiên định" với cụm từ "phản động" như ông
nhiều lần tuyên bố ông không thuộc về nó, mặc dù ông chưa bao giờ định nghĩa
hay tìm sự đồng thuận xã hội như thế nào.
...Blogger
này cũng chưa bao giờ miệt thị hay đòi giải tán (xin nhấn mạnh) tổ chức đảng
cộng sản Việt Nam hoặc đòi xóa điều 4 hiến pháp như rất nhiều người khác...
...
Ông luôn tỏ ra yêu mến và tỏ rõ thiện chí để làm sao cho đảng ngày càng tốt hơn
qua nhiều bài viết, trong đó nổi bật nhất là bài "Trị Đảng". Bài viết
đó, dù lên tiếng mạnh mẽ, nhưng ông vẫn thật tâm yêu quý chế độ hiện hành, chỉ
muốn nó tốt hơn, ngày càng hoàn thiện, mạnh mẽ hơn...
...Ông
Trương Duy Nhất chưa bao giờ chống lại nhà nước bởi ông Nhất hoàn toàn tôn
trọng đảng cộng sản Việt Nam mà đảng thì lãnh đạo cả nhà nước và xã hội.
Ông
Trương Duy Nhất trung trinh với đảng cộng sản Việt Nam (như các chứng minh
trên) thì tại sao ông lại không yêu mến nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam??? Dứt khoát, ông không hề lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân..."(1)
Sự
thật trần trụi về trang chủ trang blog Một Góc Nhìn Khác qua góc nhìn của Đàm
Mai Đạo, một cây bút không tăm tiếng lẫn tai tiếng có phần thô cứng nguyên sơ
rất thật, không chọn lọc câu từ trau chuốt bóng bẩy, nhuốm màu văn chương triết
luận bí hiểm điêu luyện không lẫn vào đâu được như nhà văn Phạm Thị Hoài, một
cây đa cây đề có danh tiếng lẫn tai tiếng trong giới văn chương Việt Nam hiện
đại phác họa về blogger Trương Duy Nhất như sau:
“...Ông
trình bày mình như một tiếng nói độc lập chứ không đối lập, một nhà báo tự do
chứ không ly khai, một người phát ngôn chính kiến riêng chứ không bất đồng
chính kiến, phản biện chứ không phản động, phản đối chứ không chống đối.
Ông
không treo biển “Kính đảng, trọng chế độ, yêu Bác Hồ”, không trưng hình Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, không đồng tình với mọi biểu hiện chống cộng cực đoan,
không đi biểu tình, chưa bao giờ ký tên vào một bản tuyên bố hay kiến nghị, bất
chấp những tấn công và đe dọa từ nhiều phía vẫn không rời góc nhìn KHÁC của
mình...”(2)
Thật
ra nhận xét của Đàm Mai Đạo, Phạm Thị Hoài cùng với nhiều cá nhân, tổ chức chú
ý đến chủ Blog Một Góc Nhìn Khác bị bắt vì nhiều lý do, quan tâm có, hiếu kỳ
có... nhưng tất cả suy luận đều không nhiều khác biệt so với nhận định về
Trương Duy Nhất của Đàm Mai Đạo, Phạm Thị Hoài và để khẳng định nhận xét của
Đạo, Hoài tương đối chính xác, phần lớn nghiêng về chính xác, chúng ta cùng
nhau đọc lại trích đoạn “Viết Sau Ba Cuộc Làm Việc Với Công An” của Trương Duy
Nhất diễn tả thái độ thân thiện, gần gũi với cán bộ an ninh điều tra lẫn tự tin
với sự minh bạch, công khai “phản biện trung thành” của chủ trang Một Góc Nhìn
Khác để có thêm thông tin, bổ túc cơ sở tư duy chỉn chu cho một góc nhìn khác:
“...Hai
lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích
cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan
an ninh văn hóa và an ninh điều tra. Thượng tá Trần Quốc Bảo khuôn mặt tươi
tỉnh, dễ cảm tình. Phía công an Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Ngọc Dương và thượng tá
Nguyễn Nho Chinh (trưởng- phó phòng PA83) thì không xa lạ gì. Đây là 3 khuôn
mặt tạo cho tôi nhiều ấn tượng tốt, cho tới bây giờ...
...Hơn
bốn năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang
Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động
dư luận xã hội”, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này thái độ
tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội”, thì chính
quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!
Tôi
không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc
nhìn khác không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình
thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”,
những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia,
những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang
đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ. Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế
độ.
Bọn
đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của
đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi
“giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân!
Đó mới đúng là chức phận của ngành công an.
Cái
còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét
con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại
tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hy sinh tất
tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển
thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất.”(3)
Theo
như nhận định của Đàm Mai Đạo, Phạm Thị Hoài và qua trích đoạn vừa dẫn trong
bài viết của Trương Duy Nhất giúp chúng ta có cơ sở để thấy, dù rời xa báo chí
lề đảng, rời xa thân phận bồi bút bưng bô cho đảng nhưng Trương Duy Nhất vẫn
chưa đoạn tuyệt với đảng cộng sản, Nhất vẫn trung thành, vẫn “mơ” sử dụng sở
trường ngòi bút trên mặt trận phản biện làm đòn xoay chuyển thời cuộc, phê phán
tích cực chỉ ra sai phạm yếu kém tồi dỡ bất công trong chủ trương chính sách
của đảng cộng sản để hoàn thành tâm nguyện bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, được thể
hiện qua văn ngôn gay gắt chất chứa tột cùng của phẫn nộ xen lẫn tự tin cho
việc làm phải đạo đúng đắn của mình:
“...Cái
còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét
con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại
tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất
tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển
thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất.”
Phẫn
nộ trước cái “ác”, u uẩn với “thiện”tâm, Trương Duy Nhất phóng trào tư duy lên
đầu ngọn bút chỉ ra những xấu xa bỉ ổi rất sống động, rất thật của một bộ phận
không nhỏ...là hoàn toàn chính xác, là việc làm đúng đắn với một công dân có
trách nhiệm trong một đất nước, xã hội văn minh bình thường. Rất tiếc là Trương
Duy Nhất đã đặt niềm tin không đúng chỗ, Nhất đã đem trái tim si, mê muội đi
“cứu độ” đảng, cái đảng đã chết lâm sàng, cái chế độ chứa bầy quỷ dữ, sống thoi
thóp nhờ vào các ống máu thịt trợ sinh của dân tộc này và dường như Nhất tin
tưởng tuyệt đối vào tiếng hô “xây dựng, chỉnh đốn đảng vì sự tồn vong của chế
độ...” không chịu đào sâu nghiên cứu tìm hiểu về bản chất, về sự thật của đảng,
của chế độ cộng sản đã kháng thuốc, đã từng nhiều lần dối trá, lật lọng, tráo
trở gieo rắc biết bao đau thương tang tóc lên đất nước Việt Nam này (?)
Thậm
chí Một Góc Nhìn Khác, Trương Duy Nhất còn có vẻ khinh mạn xem thường, phớt lờ
các danh ngôn để đời về sự thật cộng sản của các ông cộng sản tiền bối giữ vai
trò lãnh đạo đã kinh qua đảng và chế độ độc tài toàn trị cộng sản:
“...hai
mươi tuổi không theo cộng sản là không có trái tim, bốn mươi tuổi không từ bỏ
cộng sản là không có cái đầu (cựu bí thư đảng cộng sản Nam Tư Milovan
Djilas)
...Tôi
đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản, ngày nay tôi phải đau buồn nói
rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá (cựu tổng bí thư đảng cộng
sản Liên Xô Mikhail Gorbachev).
...Cộng
sản không thể thay đổi, tự sửa chữa được mà phải thay thế, loại bỏ nó (cố
tổng thống đầu tiên của Nga Boris yeltsin).”
Thế
cho nên cái giá phải trả cho việc thể hiện quyền biểu đạt chính kiến, quyền tự
do ngôn luận theo quy định pháp luật xã hội chủ nghĩa của Trương Duy Nhất, là
không ca ngợi cờ vàng, không chạy theo tổ chức phản động chống phá đảng, nhà
nước, rồi chủ quan tin rằng đó là quyền tự do chính đáng hợp pháp khi nhiệt
tình chỉ ra những sai trái tồi tệ, bất lương vô đạo nhằm mục đích đúng đắn là
làm trong sạch đội ngũ không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối
sống... xây dựng, chỉnh đốn bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ nên Nhất phải trả giá
khá đắc cho việc “phản biện trung thành” làm “tốt đạo bác Hồ, đẹp đời sống
đảng” của mình với còng số 8, nòng súng, trại giam và Một Góc Nhìn Khác của
Nhất cũng là bài học cho những ai không học bài học lịch sử cộng sản, cứ tin
tưởng trên cơ sở không thể tin được rằng đảng cộng sản Việt nam là khác biệt,
có thể sửa chữa chỉnh đốn cho đảng tốt hơn, chế độ tốt hơn!
Phải
nói rằng sự kiện Trương Duy Nhất cũng là bài học thực tiễn cụ thể chỉ ra cho
những ai còn ảo tưởng “núp dưới ảnh bác và cờ đảng”(4) sẽ thoáng
hơn, không gian rộng hơn để có được một góc nhìn khác với góc nhìn của đảng?
Xin lỗi các bạn kính đảng yêu bác Hồ, đừng nằm mơ nữa hãy tỉnh dậy để thấy,
dưới chế độc tài nằm trong tay độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, nói như
nhà văn Tưởng Năng Tiến, một ngòi bút dí dỏm chuyên “kể”những chuyện cười ra
nước mắt, đùa mà thật thật mà đùa rằng trong chế độ cộng sản không có góc nhìn
nào khác “Chỉ Một Góc Nhìn Duy Nhất” của cộng đảng mà thôi và qua thế giới “ảo”
Tưởng Năng Tiến gởi suy tư về “hợp tác xã tư tưởng” tới Một Góc Nhìn Khác
Trương Duy Nhất nghiền ngẫm trong những ngày bị di lý về Hà Nội phục vụ điều
tra việc chống phá đảng, nhà nước nói xấu lãnh đạo bởi nội dung của những con
chữ như những con chữ tiêu biểu dưới đây:
“...Những
loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản
động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống
ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ
phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ...”
Qua
đó giúp cho chúng ta thấy rõ hơn quyền tự do ngôn luận ở xứ lừa thiên đường xã
hội chủ nghĩa này là mọi người sống trong chế độ chỉ có quyền tự do dối trá ăn
ngược nói ngạo trái với lương tâm đạo đức. Đặc biệt chế độ này độc quyền phổ
biến duy nhất quyền tự do bưng bô, le liếm ngợi ca “đảng quang vinh, Hồ Chí
Minh vĩ đại” là hoàn toàn tự do...tự do tuyệt đối. Không những thế những ai
hung hăng chống lại công chính, sự thật và tích cực quảng bá quyền tự do hư cấu
công ơn bác đảng, tuyên truyền chủ trương chính sách hoang tưởng còn được trả
công hậu hỉ như những công thần thời vua chúa xa xưa.
Thử
hỏi một đất nước nằm dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị chăm chút xây dựng
một đội ngũ chỉ biết bưng bô, le liếm và hành xử tráo trở lật lọng, đổi trắng
thay đen, ngụy biện dối trá nói lấy được không khác một đảng cướp lưu manh độc
ác ngu dốt như mắc chứng bệnh ung thư di căn hết thuốc chữa thì làm sao đất
nước có độc lập, tự do, hạnh phúc và mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh làm thế nào đạt được khi vẫn còn đó những con người với
tư duy “phản biện trung thành” ở Một Góc Nhìn Khác tưởng rằng sẽ có khả năng
làm đòn xoay chế độ mà không phải là tư duy “cộng sản không thể thay đổi, tự
sửa chữa được mà phải thay thế loại bỏ nó đi ” để biến giấc mơ của những ước mơ
đẹp nhất của tự do, của đời sống con người là quyền làm người trở thành hiện
thực!
_______________________________
Chú
thích:
(1). Dân Luận: Nhìn Nhận Về Vụ Bắt Trương Duy Nhất của Đàm Mai Đạo.
(2). Blog Pro &
Contra: Hiệu Ứng
Trương Duy Nhất của Phạm Thị Hoài.
(3). Blog Một Góc Nhìn
Khác: Viết Sau Ba Lần Làm Việc Với Công An của Trương Duy Nhất.
(Do blog Một Góc Nhìn đang lỗi nên BBT dùng liks bài
viết trang Phòng chống tham nhũng)
No comments:
Post a Comment