Wednesday 29 May 2013

XÃ HỘI DÂN SỰ & DÂN CHỦ HÓA Ở VIỆT NAM (Nguyễn Hồng Hải - EAF)




Nguyễn Hồng Hải, EAF

Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
29/05/2013 / No Comments  

Sự tồn tại của xã hội dân sự và những nhà hoạt động mạnh mẽ đã cho thấy sự đóng góp không nhỏ của chúng vào sự phát triển và dân chủ hóa ở một quốc gia.

Liệu có một xã hội dân sự ở Việt Nam? Liệu Việt Nam có đang dân chủ hóa? Những câu hỏi này cần được đặt ra bên cạnh sự hoài nghi – thậm chí là gạt bỏ hoàn toàn sự có mặt của cả xã hội dân sự khoẻ mạnh cũng như dân chủ hóa ở Việt Nam.

Xã hội dân sự với định nghĩa rộng là một mạng các thành tố phi nhà nước khác nhau về tổ chức, ví dụ như các câu lạc bộ thể thao, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức tư duy. Các thành tố phi nhà nước này trong bối cảnh này thường ám chỉ tới các tổ chức hoặc hiệp hội xã hội. Lý tưởng chính của xã hội dân sự là chúng độc lập khỏi nhà nước theo mọi cách – chúng không bị quản lý bởi nhà nước và cũng không bị ảnh hưởng bởi nhà nước dưới bất kì hình thức nào. Chỉ khi cái lý tưởng này đạt được thì xã hội dân sự mới có thể nhìn kỹ các chính sách công một cách hiệu quả mà không bị nhà nước kìm chế.

Việc nhà nước kiểm soát và kìm chế các tổ chức xã hội ở Việt Nam làm cho nhiều người tin rằng không hề có một xã hội dân sự ở nơi đây. Thực ra thì việc này khá là phức tạp. Các tổ chức xã hội ở Việt nam có thể được chia làm hai nhóm: các tổ chức chính phủ và các tổ chức ngụy phi chính phủ (NGO).

Nhóm đầu tiên bao gồm những tổ chức hoạt động hoàn toàn dựa trên nền tảng tài chính của nhà nước và được nhà nước dẫn lối, hoặc không được nhà nước cấp tiền nhưng vẫn được dẫn đường bởi Đảng cộng sản Việt Nam. Có 6 tổ chức chính phủ hoạt động chặt chẽ với Đảng Cộng sản Việt Nam: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, và Hội Cựu Chiến binh. Ngoài ra còn có hai hiệp hội quốc gia khác: Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), với hàng nghìn thành viên. Thêm nữa, cũng trong nhóm đầu tiên này, là các hiệp hội ngành nghề như Hội Nhà báo Việt Nam và các liên hiệp kinh tế như Hiệp hội Kinh tế Việt Nam.

Nhóm thứ hai là những NGO giả tạo, được đại diện bởi các tổ chức phải được đăng ký với chính phủ dưới sự bảo hộ của VUSTA. Những tổ chức này tự gọi mình là non-governmental organization – tức NGO, hoạt động độc lập và tự cấp vốn mà không bị nhà nước can thiệp hay ảnh hưởng.

Tuy nhiên, các hoạt động của các tổ chức NGO này thường bị giám sát chặt chẽ của chính phủ. Do đó, họ thường khá cẩn tắc trong việc đưa ra những đánh giá, nếu có chăng, về chính phủ. Một dự án luật nhằm phát triển các bộ luật cho phép các tổ chức xã hội tự do tồn tại khỏi sự kiểm soát của chính phủ ở Việt Nam hiện đang trong tình thế sấy ngược, vì chính phủ Việt Nam sợ rằng nếu bộ luật này được áp dụng, nó có thể mang tới một tình thế chính trị tiến thoái lưỡng nan khi họ không có phép các tổ chức xã hội thực sự hoạt động tự do.

Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các mạng xã hội như Twitter, Facebook và blogs, các công dân ở Việt Nam đã cập nhật và theo dõi các thông tin quần chúng nhiều hơn, và có khả năng sẽ thử thách quyền uy của chính phủ, hay cao hơn hết đó là sự chuyên quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cộng đồng cư dân mạng ngày càng gắn kết với các hoạt động như biểu tình, đưa thông tin các vụ tham nhũng lên mạng, làm cho nhiều người tin rằng ở Việt Nam đang có xã hội dân sự và dân chủ hóa đang phát triển ở nước này. Tuy nhiên, các nhà tư tưởng dân chủ tự do không lấy làm lạc quan cho lắm. Một vài điều kiện là cần thiết nhưng chưa đủ đối với một xã hội dân sự cũng như sự dân chủ hóa, ví dụ như tự do hiệp hội, tự do ngôn luận, và tự do báo chí. Không may thay, phần lớn các nhà tư tưởng dân chủ và xã hội dân sự phương Tây đều cho rằng những điều kiện vừa nêu không hề có ở Việt Nam. Thực tế là sự tồn tại hệ thống các tổ chức xã hội và các hoạt động của cộng đồng mạng chỉ nên được xem là vốn của xã hội, cái mà chỉ có ý nghĩa đối với dân chủ hóa khi tất cả những điều kiện trên đã có.

Chúng ta không thể lạc quan tếu về sự tồn tại của xã hội dân chủ cũng như sự hình thành quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Nhưng rõ ràng đang có một nền tảng cho sự thay đổi. Giờ đây chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.



No comments:

Post a Comment

View My Stats