Wednesday 29 May 2013

PHÚC TRÌNH NĂM 2013 về NHÂN QUYỀN (Ân Xá Quốc Tế)




Ân Xá Quốc Tế

20:23 - 28/05/2013

Phúc Trình Thường Niên năm 2013 Về Nhân Quyền của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế
Tình trạng đàn áp những người chỉ trích chính phủ và những nhà hoạt động dân chủ ngày càng tồi tệ hơn với việc giới hạn trầm trọng các quyền tự do phát biểu, lập hội và tụ họp. Có ít nhất 25 nhà đối kháng, kể cả các blogger và nhạc sĩ, đã bị kết những bản án tù dài hạn tại 14 phiên xử không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Thành viên các nhóm thiểu số và tôn giáo bị xâm phạm nhân quyền. Có ít nhất 86 người đã bị kết án tử hình và hơn 500 người đang chờ bị xử tử.

Quá trình

Một cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra do quản trị kinh tế sai lầm, lạm phát cao và nợ chồng chất, những vụ xì-căng-đăn về tham nhũng liên quan tới việc làm ăn của nhà nước. Một chính
sách “phê” và “tự phê” trong nội bộ Đảng Cộng Sản kéo dài nhiều tháng trời. Thủ Tướng công khai xin lỗi về việc quản trị kinh tế sai lầm, nhưng không chịu từ chức. Công bố việc góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 và về hôn nhân đồng tính. Tranh chấp lãnh thổ leo thang với Trung Quốc ở Biển Đông dẫn đến những cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Việt Nam. Số lượng tranh cãi về sở hữu đất đai cũng như cướp đất của dân gia tăng. Việt Nam tuyên bố sẽ tranh cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Vào Tháng 11, Việt Nam chấp nhận Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN bất chấp những quan tâm là VN không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Quyền tự do phát biểu

Tình trạng đàn áp những người đối kháng và vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp vẫn tiếp tục. Việc giam giữ ngắn hạn những người tham gia biểu tình ôn hoà tiếp tục xảy ra, kể cả việc 30 nông dân bị bắt vào Tháng 6 sau khi biểu tình 3 ngày liền bên ngoài văn phòng chính phủ tại Hà Nội vì bị tước đoạt nhà đất 3 năm trước đó.
·                     Vào Tháng 9, Thủ Tướng chỉ thị kiểm soát internet chặt chẽ hơn và ra lệnh truy tố 3 trang blog vì đã tường trình về tình trạng khủng hoảng chính trị.
Nhà nước sử dụng những điều luật mơ hồ trong Luật Hình Sự để kết tội những nhà đối kháng chính trị và xã hội ôn hoà. Cho đến cuối năm ngoái, đã có tới mấy chục nhà hoạt động chính trị, xã hội và tôn giáo ôn hoà bị giam giữ chờ xử án hoặc bị giam tù, bao gồm cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, bị bắt vào Tháng 10 vì đã phát những tờ truyền đơn chống chính phủ.

Tù nhân lương tâm

Ít nhất 27 tù nhân lương tâm bị bắt giam trước năm 2012 vẫn còn bị giam giữ, kể cả Linh Mục Nguyễn Văn Lý, bị kết án 8 năm tù giam vì đòi hỏi nhân quyền, tự do phát biểu và cải tổ chính trị.

Các Bloggers

Nhà nước đã tuyên những bản án tù dài hạn cho các blogger để mong bịt miệng những người khác. Họ bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính quyền”. Những người chống đối bị giam giữ rất lâu, thường là biệt giam, và đôi khi quá thời hạn luật pháp ấn định, trước khi bị đem ra xét xử. Đã có những thông tin là họ bị đánh đập trong thời gian bị giam giữ. Các phiên xử không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về công bằng, không tôn trọng nguyên tắc “bị cáo bị coi như vô tội trước khi có phán quyết của toà”, tiến trình biện hộ không hiệu quả, không có cơ hội làm chứng. Gia đình của bị cáo bị công an sách nhiễu, không cho tham dự các phiên xử và đôi khi bị mất công ăn việc làm và cơ hội học hành.
·                     Những blogger nổi tiếng như Điều Cày Nguyễn Văn Hải, “công Lý và Sự Thật” Tạ Phong Tần, và AnhbaSaiGon Phan Thanh Hải đã bị xét xử vào Tháng 9 với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” và bị kết án 12, 10 và 4 năm tù giam cộng 3 tới 5 năm quản chế. Phiên toà chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ và gia đình của họ bị sách nhiễu hay bị giam giữ để không thể tham dự phiên toà. Phiên xử đã bị đình tới 3 lần, lần cuối cùng là vì mẹ của Tạ Phong Tần tự thiêu trước văn phòng chính phủ để phản đối việc nhà nước đối xử với con gái của Bà. Phan Thanh Hải được giảm án 1 năm tron gphiên xử phúc thẩm vào Tháng 12.

·                     Blogger và nhà hoạt động môi sinh Đinh Đăng Định bị kết án 6 năm tù vào Tháng 8 trong phiên xử dài 3 giờ đồng hồ về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” vì đã khởi xướng một kiến nghị chống việc khai thác bôxít ở Tây Nguyên. Vợ của Ông cho biết là tình trạng sức khoẻ của Ông kém và Ông đã bị nhân viên trại giam đánh đập.

Các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo

Các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo bị coi như chống đối nhà nước vẫn tiếp tục bị nguy cơ sách nhiễu, bắt bớ và tù tội. Những nhóm bị nhắm tới là những nhóm sắc tại các nhà thờ không được phép hoạt động và những nhóm khác liên hệ tới những cuộc biểu tình chống việc nhà nước cưỡng chiếm đất đai. Một nhóm 14 blogger và hoạt động xã hội đã bị bắt giữ trong thời gian từ Tháng 7 tới Tháng 12 năm 2011 tại Nghệ An vẫn còn đang chờ đem ra xét xử.
·                     Vào Tháng 3, Mục sư Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù giam vì tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”. Ông bị cáo buộc đã “khích động” các nhóm sắc tộc. Ông đã tố cáo sự sách nhiễu của chính quyền địa phương và sự giới hạn quyền tự do tôn giáo ở Tây Nguyên. Vào Tháng 10, vợ Mục Sư cho biết là Bà đã không được phép thăm viếng chồng kể từ khi Ông bị bắt vào Tháng 4, 2011.

·                     12 người Hmong bị cáo buộc đã liên quan tới sự bất ổn tại vùng Tây Bắc Việt Nam vào Tháng 5, 2011 đã bị đem ra xử và kết án từ 2 tới 7 năm tù giam từ Tháng 3 tới Tháng 12 vì đã “phá rối trật tự” và “âm mưu lật đổ chính quyền”. Không có bằng chứng rõ ràng nào về vấn đề này và nhà nước ngăn chận không cho ai bén mảng tới khu vực bất ổn nói trên.

·                     Lãnh tụ tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là Hoà Thượng Thích Quảng Độ, 85 tuổi, vẫn tiếp tục bị quản chế tại gia. Vào Tháng 7, Hoà Thượng đã kêu gọi biểu tình ôn hoà phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Công an đã vây thiền viện để ngăn các tu sĩ tham dự các cuộc biểu tình.

·                     3 thành viên của Thanh Niên Công Giáo đã bị xử vào Tháng 9 và bị kết án từ 30 tới 42 tháng tù giam vì tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Họ đã tham dự các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và ký các kháng thư phản đối phiên xử nhà đối kháng nổi danh là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Tội tử hình

Vào Tháng 11, nhà nước cho biết là có 508 tội nhân tử hình đang chờ đợi thi hành án, trong đó có khoảng 100 người trong tình trạng sẵn sàng bị hành quyết. Nguyên do của việc trì trệ sử dụng thuốc chích là vì Liên Hiệp Âu Châu cấm xuất cảng những độc dược cần thiết, khiến cho không có bản án nào được thi hành từ Tháng 7, 2011. Hơn 86 người đã bị kết tội tử hình trong đó có 2 người vì tội biển thủ.

Lược dịch bởi BBT-WebVT


No comments:

Post a Comment

View My Stats