BBC
Cập nhật: 13:40 GMT - thứ sáu, 11 tháng 1, 2013
Việc diễn viên,
nghệ sỹ Kim Chi từ chối làm hồ sơ xét khen thưởng của thủ tướng gây ra phản ứng
nhiều chiều trong giới điện ảnh Việt Nam.
Đạo diễn Phan Huyền Thư nói có thể hiểu và đồng cảm được với
nghệ sỹ Kim Chi dưới góc độ của người làm nghệ thuật, tuy nhiên nếu không khéo,
nó lại hướng câu chuyện theo cách “cá nhân với cá nhân”.
Tuy nhiên, bản
thân Phan Huyền Thư cũng từng từ chối nhận giải thưởng của nhà nước, vì “không
dám nhận, chưa thấy mình xứng đáng với giải thưởng đó”, và nhận xét cách trao
giải còn cứng nhắc, cơ chế khen thưởng còn theo kiểu “xin-cho”, “trịnh thượng”.
Trong khi đó, bà Nguyễn thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch
Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng, việc nghệ sỹ Kim Chi phát biểu trên mạng
như vậy là “thiếu nguyên tắc”, còn đó là ý kiến riêng của nghệ sỹ, “chị ấy muốn
nói gì chả được”.
Còn đạo diễn Lê Hoàng cho biết không theo
dõi sự việc trên, vì “chỉ đọc báo chính thống trong nước, không đọc báo mạng
bên ngoài,” tuy nhiên, “xưa nay cũng đã có nhiều nghệ sỹ từ chối chứ chẳng phải
riêng gì cô Kim Chi, và mỗi người có một lý do của mình”.
“Có người từ
chối vì không bằng lòng với cách xét, có người từ chối vì cảm thấy mình không
xứng đáng, có người cũng từ chối vì cho rằng mình phải dành cơ hội này cho
những người khác.”
‘Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường’
Phó chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam
nói hành động của nghệ sỹ Kim Chi 'thiếu nguyên tắc', vì Hội chưa có ý kiến đã
'tung lên mạng'.
Đại diện của Hội Điện ảnh Việt Nam
cho BBC biết “không hài lòng
lắm khi công việc chưa đâu vào đâu”.
“Tôi thấy như
thế là không ổn,” theo bà Hồng Ngát, “việc nội bộ mà chứ đã trình đâu mà lại
bảo là không thích của thủ tướng”.
Bà Nguyễn Thị
Hồng Ngát nói đã đọc đơn của bà Kim Chi, nhưng về “nguyên tắc thì như thế là
không đúng lắm”, vì đơn gửi cho Hội thì phải để Hội xem xét giải quyết, “chứ
Hội chưa có ý kiến gì mà đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC”.
“Tôi chả hiểu là
nhân cái đơn này thì để làm cái gì, chỉ vì một việc rất nhỏ thế này mà nói một
vấn đề rất là lớn.”
Phó chủ tịch Hội
Điện ảnh Việt Nam giải thích, việc xét thưởng đang nằm ở giai đoạn hoàn thành
hồ sơ, chưa trình lên thủ tướng, và nghệ sỹ Kim Chi nằm trong danh sách 50 hồ
sơ được Ban chấp hành Hội Điện ảnh xét duyệt trong đợt này.
“Hội mới thấy là
có nhiều quá mà tồn lại từ những khóa trước thì trong đợt này Hội mới xem xét
để có thể trình lên xin,” bà Hồng Ngát nói, “những người giỏi thì người ta được
huân chương độc lập hay là huân chương hạng nhất từ lâu rồi.”
“Đây là những
người cũng vừa phải thôi thì Ban chấp hành nghĩ là xin bằng khen hay là huân
chương lao động hạng ba gì đấy.”
Khen thưởng kiểu ‘xin-cho’
Trong khi đó, đạo diễn Phan Huyền Thư
cho rằng, “cách mà chúng
ta công nhận nhau hay là chúng ta khen thưởng, chúng ta động viên nhau đôi khi
bị mang tính chất cơ chế và cứng nhắc”.
Khi bàn về việc
nghệ sỹ phải làm hồ sơ xin và chờ Nhà nước xét duyệt khen thưởng có còn phù hợp
với xã hội hiện đại, nữ đạo diễn phim tài liệu nói, “tôi không thể nào ép buộc
Nhà nước phải đưa ra cơ chế, chính sách không tương đương với tất cả những thể
chế mà họ đang thực thi trên đất nước của mình, tuy nhiên, phù hợp hay không
thuộc về trách nhiệm của những người lập pháp và hành pháp và những quy định
quy chế”.
“Tôi thấy là mọi
sự tuyên dương, khen thưởng, động viên với nhau trong mọi thời đại thì đều cần
thiết.
“...Làm thế nào
để phù hợp thì thực sự là khó. Có thể cái cách, hình thức thể hiện ra bên ngoài
để xã hội nhìn vào hiện nay nó đang ở cơ chế xin-cho hoặc là ở trên xét xuống,
thì nó khiến cho bản chất của việc rất tốt đẹp là tôn vinh và công nhận nhau tự
nhiên lại mang chiều hướng hơi bị trịch thượng,” Phan Huyền Thư nói.
Từ Sài Gòn, đạo diễn Lê Hoàng trả lời, “định nghĩa thế nào là xã hội hiện
đại? Xã hội hiện đại ở Việt Nam thì nó khác với xã hội hiện đại của Anh và nó
khác với xã hội hiện đại của Mỹ.
“...Nó còn tùy
thuộc vào mỗi quốc gia mà nghệ sỹ đó sống.”
Đạo diễn Phan Huyền Thư nói về chuyện
của nghệ sỹ, diễn viên Kim Chi, và cơ chế khen thưởng kiểu 'xin-cho' ở Việt
Nam.
Cụ thể trường
hợp của xã hội Việt Nam, ông nói cách khen thưởng đó “vẫn còn phù hợp”.
Nhưng với Phan
Huyền Thư, cách thể hiện và tôn vinh phù hợp là khi đối tượng công nhận nghệ sỹ
là khán giả, công chúng, là xã hội, còn về phía các nhà quản lý mà “muốn tôn
vinh người ta thì phải chủ động”.
“Nên chủ động
khen thưởng, tôn vinh nhau là điều sang trọng và rất nhân văn.”
‘Muốn thì mới khó’
Trong lá thư gửi
Hội Điện ảnh, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi viết, “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ
ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một
điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“...Được các
đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự.”
Trong khi đó đại
diện Hội Điện ảnh, bà Hồng Ngát nói sẽ mời nghệ sỹ Kim Chi lên để hỏi xem “tình
hình ra sao".
“Muốn thì mới
khó chứ không muốn thì dễ không. Người từ chối thì thoải mái chứ sao đâu, chúng
tôi cũng vất vả lắm. Không xét thì người này thắc mắc người kia thắc mắc, xét
thì người muốn người không muốn như chị Kim Chi,” bà Hồng Ngát nói.
Các bài liên quan :
----------------------------------------
No comments:
Post a Comment