Thứ ba, ngày 29 tháng một năm 2013
Những người lớp tuổi 40 trở về trước
ai mà chẳng thuộc bài "Lượm" của Tố Hữu. Bài thơ nói về cuộc kháng
Pháp máu lửa của người Việt nam thông qua câu chuyện về chú bé liên lạc tên
Lượm.
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
-Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!..."
Đã lâu lắm chợt hôm nay trên cánh
đồng Dương Nội lại nghe nông dân "nhại thơ" Tố Hữu: "Ở đồn Mang
cá thích hơn ở nhà" (?)
Dương nội có đồn Mang cá sao?
Thật hóm khi nhắc đến đồn Mang cá để
chỉ mấy cái lều giữ đất, giữ mồ mả. Người nghe tận tai nhìn tận mắt thì khó mà
cười nổi. Chiến tranh dẫu chưa phai mờ trong ký ức hàng triệu người, Đất nước
dẫu đã im tiếng súng, im tiếng gào rú của bom đạn thì hà cớ gì lại có cái
"đồn Mang cá" ở giữa vùng đất bờ xôi ruộng mật, giữa nơi mồ mả tổ
tiên của người nông dân trong cái thành phố Hà nội vì Hòa bình này?
Quả thật khi nhìn thấy quang cảnh khu
ruộng xã Dương nội la liệt khẩu hiệu màu máu trên nền vải gai tang trắng: "Giặc
đến nhà đàn bà cũng đánh, Nhân dân Dương nội thà hy sinh tất cả chứ không chịu
mất đất không chịu thất nghiệp đói nghèo, Quyết tử giữ đất cho con cháu sau
này, Đốt chết quân cướp đất...", khắp nơi la liệt bùi nhùi, chai
xăng...để tự vệ thì mới thấy bà con ví cái lều canh giữ mồ mả là "đồn mang
cá" ngày Huế đổ máu năm xưa không có gì quá.
Ven đường, bài vị hương án và hình
nhân thế mạng lặng câm bên bờ ruộng nhưng là thông điệp quá rõ ràng về sự thất
vọng vô bờ bến khi công lý đã chết và người nông dân phải viện đến cả cõi âm để
giữ đất trước các chủ dự án tham lam được bảo kê bởi chính quyền địa phương.
Các tấm vải màu tang trắng viết bằng sơn ngầu đỏ, các tấm vải màu tang vàng: "Giết quân cướp đất" là gì nếu không phải là thể hiện sự thù hận ? Chẳng thể cổ vũ cho bạo lực nhưng rõ ràng người nông dân đã bị dồn đến bờ tuyệt vọng và buộc phải chọn giải pháp cuối cùng: Chiến đấu để tồn tại. Nông dân không có ai bảo vệ, luật pháp không phải là thứ để bảo vệ họ.
Nông dân ở đây cũng như Văn giang, Vụ bản...vẫn cắm cờ đỏ sao vàng trên đất ruộng, trên các mộ phần như một thứ "lá chắn" mong manh trước những kẻ đang dùng chính cái lá cờ đó để làm "áo giáp" che đậy hành động bức hiếp dân lành. Cả hai bên "chiến tuyến" đều đang dùng "bùa phép" này để giữ thân (người nông dân) và để đàn áp (những kẻ mặc áo của dân xưng danh là "công bộc" của dân)
Chẳng phải chú thích thêm, chỉ cần đọc dòng chữ trên băng dôn là thấy quyết tâm chiến đấu giữ đất của dân Dương nội.
Giữa đồng, những "người lính" trong đồn "Mang cá" sinh hoạt ngay tại lều giữ đất, giữ mồ mả. Họ đang thay nhau "trực chiến' 24/24 giữa cái giá rét mùa đông.
Hình :
Người "lính già", cụ Nguyễn Văn Tấn 81 tuổi, tổ Đoàn kết xã Dương nội đã trải qua mấy cuộc chiến, trải qua mấy chế độ đang ngồi đây cùng bà con chuẩn bị "chống càn".
Nông dân Dương Nội thà chết không chịu mất đất
Vừa giữ đất vừa kêu cứu, dân Dương nội vẫn tiếp tục kêu cứu mấy năm trời, hàng trăm lần kêu cứu lên các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Chứng từ :
"Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm không có súng thì dùng cuốc thuổng gậy gộc" để chiến đấu với quân cướp đất.
Chúng tôi đã bị dồn đến chân tường nên chúng tôi thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ đất, tài sản, giữ mồ mả của nhân dân chúng tôi".
Đó là lời của những người "lính" ở "đồn Mang cá". Họ vui vẻ chấp nhận đổ máu trong trận cuối cùng này để bảo vệ đất. Họ không còn là tiểu nông ích kỉ "đèn nhà ai nhà nấy rạng" nữa mà họ đã quây quần bên nhau thân ái một lòng không ngại gió rét giữa đồng, không sợ đám cô hồn mặc đồng phục đang rình rập cắn xé họ trong trận cướp ngày sắp tới.
"Ở đồn Mang cá thích hơn ở
nhà".
Mai Xuân Dũng
Mai Xuân Dũng
---------------------------------------------------
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu