Monday, 28 January 2013

HÒA HỢP VỚI BẤT NHÂN, HÒA GIẢI VỚI BẤT NGHĨA? (Đồng Phụng Việt)




23-1-2013

Bữa nay, lang thang trong You Tube, tình cờ thấy bài hát này. Nhờ vậy mới biết tên bài hát, tên tác giả và lai lịch của nó. Bài hát có tên là “Nhớ mẹ”, do Thiếu tướng Lê Minh Đảo và Đại tá Đỗ Trọng Huề - hai sĩ quan của quân đội Việt Nam Cộng hòa, bị đưa từ miền Nam ra miền Bắc để “cải tạo” - hợp lực sáng tác trong một khu biệt giam. Nghe nói, tướng Đảo bị “cải tạo” trong 17 năm, Đại tá Huề bị “cải tạo” 12 năm.

"Nhớ Mẹ" tác phẩm của Thiếu tướng Lê Minh Đảo nguyên TL.SĐ18BB/QLVNCH


Mình nghe bài hát này lần đầu tiên, khi dự đám giỗ cha của một thằng là bạn mình từ thưở thiếu thời.

Cha nó là sĩ quan của quân đội Việt Nam Công hòa, được đưa ra miền Bắc để “cải tạo” và không bao giờ trở về nữa. Trong đám giỗ đó, chú nó vừa đàn, vừa hát cho bà nội nó và thân nhân trong gia đình nghe. Mình tuy chỉ là bạn nó nhưng vẫn được xem như “con cháu trong nhà” nên may mắn được nghe ké. Ai nghe cũng ứa nước mắt, trừ bà nội nó (năm ấy, cụ 95 tuổi nhưng không lẫn, không lòa, không lãng tai), ngồi như tượng, song không chảy giọt nước mắt nào. Con cháu cụ bảo, chắc cụ hết nước mắt rồi! Ông nội của bạn mình chết sớm, bà nội nó ở vậy nuôi bốn người con trai nhưng chỉ còn người con trai út (là ông đàn và hát bài hát này). Người con trai lớn (là cha người bạn của mình) chết trong trại “cải tạo”. Người con trai thứ hai, cũng là sĩ quan của quân đội Việt Nam Cộng hòa, tử trận năm 23 tuổi. Người con trai thứ ba và vợ con, xuống tàu đi vượt biên năm 1978 rồi mất tích luôn cho đến bây giờ.

Đau thương, mất mát vốn thuộc phạm trù không thể cân, đo, đong, đếm nhưng lạ là một số người vẫn thích, vẫn muốn phân loại chúng. Vì sự phân loại này, có những nỗi đau không được tôn trọng và những mất mát không được thừa nhận. Mình xem đó là sự bất nhân, bất nghĩa. Hòa hợp, hòa giải không thể khởi đầu từ bất nhân, bất nghĩa.







1 comment:

View My Stats