04:01:pm
25/01/13
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức
do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt
tình- : Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi. Tôi đã dọc. Cái nhan đề cuốn
sách làm tôi ngạc nhiên. Và cũng có thể là cớ sự cho một số người Việt Hải
Ngoại “nổi giận”. Chắc hẳn nó có một dụng ý gì!! Cuộc chiến tranh kéo dài hơn
30 năm tàn bạo và cực kỳ bi thảm nhất lịch sử VN với hàng triệu người người nằm
xuống cuối cùng chỉ là câu chuyện của Bên thắng cuộc? Cuộc chiến tranh thật sự
đơn giản và bình thường đến như thế chăng!
Tác phẩm được chia làm hai cuốn: cuốn một viết dính dáng
nhiều đến đời sống của nhân dân miền Nam sau 1975 như chế độ học tập cải tạo,
đánh tư sản, vượt biên, đi kinh tế mới. Những đề tài đó trở thành mục tiêu phê
phán của một số người Việt hải ngoại. Cuốn hai nói đến sinh hoạt nội bộ của
đảng cộng sản- đặc biệt các tranh chấp, đánh phá nhau, hoặc đố kỵ nhau giữa các
ông Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn-vv.
Tất cả nội dung cuốn hai được tóm gọn và biểu dương trong
cái được gọi là Quyền lực trong tay những người lãnh đạo. Đây cũng là phần lợi
thế về tài liệu của tác giả do những tiếp xúc, phỏng vấn vv Nhưng vẫn không
tránh khỏi bi sa lầy vào nhiều tình tiết không đáng viết ra.
Có thể cộng đồng người Việt chỉ chú trọng tới cuốn một.
Còn Hà Nội thì cả hai.
Tôi chia sẻ với tác giả như một lời thú nhận trong một
câu ngắn: Viết để vượt qua nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi về phía tác giả đối với chế
độ cộng sản hiện hành mà ai đã trải qua đều biết là không dễ dàng gì ! Viết
được như vậy phải chăng là điều đáng quý rồi.Tác giả nói lên được câu đó để
thấy nỗi khó khăn của người cầm bút. Một nỗi khó khăn không chỉ riêng tác giả
mà của nhiều thế hệ đi trước tác giả.
Tác giả cố gắng trỉnh bày sự kiện thay vì bầy tỏ thái độ
của tác giả trong mỗi vấn đề.
Đây là điều không dễ, vì mỗi sự kiện nêu ra đều được lọc
sàng bởi bộ óc đã được thảo trình (programmé) của định chế, cuản tác giả và
nhất là của mỗi người đọc. Tóm lại có một tần số (code) dể chấp nhận hay không
chấp nhận của người người đọc nó.
Việc nổ bùng tranh cãi là vì cái Code trong mỗi người!!
Điều thứ hai trong cách trình bày sự việc xảy ra sau 1975
như các vấn đê Học tập cải tạo, chính sách đổi tiền và nhất là tình trạng bi
thảm của những người vượt biên- mặc dầu có những trích dẫn sai lầm- Nó cho thấy
tác giả có một sự tôn trọng thẳng thắn dè dặt và chừng mực đối với thể chế miền
Nam.
Nhất là tác giả có sự tôn trọng những nỗi đau của người
miền Nam sau “giải phóng”. Sự chia xẻ ấy là quý báu và nên được nhìn nhận. Mặc
dù thế không bao giờ là đủ. Nỗi nhục vẫn còn đó sau nhiều năm tháng chưa rửa
hết.
Một số vấn đề được tác giả đề cập tới- như một lời trần tình cũng khá là thuyết phục- trung thực trong một số trường hợp và thiện ý muốn mở ra cũng có. Viết để”vượt qua nỗi sợ hãi” như lời tác giả phân trần, phải chăng đó là một trong những chặng đường khó khăn nhất của người cầm bút trong nước? Và cuốn sách như một số trường hợp của những tác giả đã nổi danh đều chỉ có thể được in và xuất bản ở Hải Ngoại.
Một số vấn đề được tác giả đề cập tới- như một lời trần tình cũng khá là thuyết phục- trung thực trong một số trường hợp và thiện ý muốn mở ra cũng có. Viết để”vượt qua nỗi sợ hãi” như lời tác giả phân trần, phải chăng đó là một trong những chặng đường khó khăn nhất của người cầm bút trong nước? Và cuốn sách như một số trường hợp của những tác giả đã nổi danh đều chỉ có thể được in và xuất bản ở Hải Ngoại.
Điều chắc chắn cuốn sách gây được chú ý vì nội dung sách
không trình bày một cách bài bản, giáo điều cũng không thấy được sự khoe khoang
thành tích- như nhiều cuốn sách đã xuất bản.
Nó tránh cho người đọc cảm giác đang đọc một cuốn sách
tuyên truyền. Nó có thể là bước mở đường cho mối tương giao giữa viết và đọc
thưởng bị gãy khúc ở phần đông sách vở trong nước.
Phần tôi viết không phải để khen hoặc để chê vì việc ấy
đã có nhiều người làm rồi.
Tôi nhận thấy cuốn sách cũng gây được dư luận trái chiều
và phản ứng chính thức từ hai phía: Phía kẻ thắng và kẻ thua. Ông Đỗ Quý Doãn-
viên chức có thẩm quyền trong nước- muốn dùng luật pháp để nói chuyện “ phải
quấy”, răn đe với tác giả. Tờ Sài gòn Giaỉ Phóng cũng đã chính thức lên tiếng.
Và hiển nhiên sẽ còn nhiều tờ báo trong nước lề phải hùa theo!
Đứng ở quan điểm người cộng sản thì đây là một cuốn sách có vấn đề. Vì nó phê phán có ý chê trách những chính sách Học tập cải tạo, đi kinh tế mới, dánh tư sản mại bản, vấn đề thuyền nhân vv.. Vì thế họ sẽ còn dùng đủ biện pháp trong quyền hạn của họ để trù dập tác giả như trường hợp Dương Thu Hương, Bùi Tín. Đây là dấu hiệu đáng lo cho tác giả và đáng mừng cho tương lai dân tộc VN, vì càng ngày càng có nhiều người biết tôn trọng sự thật, biết nói không với cộng sản.
Trong tương lai, có thể ông sẽ bị xua đuổi, bôi bẩn và
trở thành những thành phần bị gạt ra bên lề. Con đường dành cho ông sẽ là con
đường của những Bùi Tin, Vũ Thư Hiên đã từng trải qua chăng? Nhưng ngay bây giờ, không thể đồng hóa ông với trường hợp những người đi trước
ông như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên được.
Những Bùi Tín, họ đã ý thức và chấp nhận bước qua cái lằn
ranh phân chia hai bên và họ đã khẳng định thái độ cũng như chỗ đứng của họ bằng
những bài viết hay sách vở của họ- từng giai đoạn một-.
Ông nhà báo Huy Đức chưa đủ tầm cỡ nhận thức để có thể
xếp loại ông ngang hàng được!
Phía bên kia qua tờ Người Việt- Một trong những tờ báo
lớn và lâu đời nhất ở quận Cam, qua phó chủ nhiệm tờ báo Đinh Quang Anh Thái-
coi cuốn sách có nhiều tài liệu và được đánh giá như một Best-seller!! Cộng
thêm hai ông Hùng và Dũng. Tôi không biết nhiều về ông Hùng, nhưng biết rõ về
ông Trần Hữu Dũng qua mạng Viet-studies của ông. Ông THD không tiêu biểu cho trí
thức hải ngoại càng không tiêu biểu cho cộng đồng những người đã từng liều mạng
bỏ trốn cộng sản. Ông từng đứng hẳn về phía bên kia với cốt cách “ di truyền”
từ người cha để lại. (Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp). Nếu coi ông Trần Hữu Dũng như
“phe ta” thì tội cho Nguyễn Chí Thiện quá. Vì thế, từ nay những giỗ chạp Nguyễn
Chí Thiện, xin những ai đó đừng đến!! Tôi chỉ yêu cầu có thế thôi!!
Xin mời bạn đọc vào mạng viet-studies để hiểu rõ thêm về ông Trần Hữu Dũng. Trước đây
tôi đã viết bài:Trí thức phải biết ngượng, chắc nhiều phần có tên ông ấy bên
cạnh các ông Cao Huy
Thuần,Trần Hải Hạc, Vũ Quang Việt, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Ngọc Giao, Thái Thị
Kim Lan trong Thời Đại Mới. Họ viết và họ đọc với nhau. Đúng hơn họ viết
cho chính họ, tự soi gương chỉ thấy mình. Họ chưa
bao giờ biết chia sẻ với hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và hàng triệu
triệu người còn là nạn nhân của cộng sản. Họ chưa bao giờ nói xa gần hoặc bênh
vực người tỵ nạn cộng sản hoặc lên tiếng bênh vực những người bất đồng chính
kiến trong nước hiện nay. Họ từng về VN, từng nhận những bằng khen dành
cho họ nhằm mục đích tuyên truyền cho cộng sản. Họ chưa phải là kẻ thù của
chúng ta- nhưng cũng không thể là bạn của Người Việt Hải ngoại. Nhưng chính
người Cộng sản cũng không nuốt nổi họ dù họ nhiều phen mon men gạ gẫm. Họ là
những thứ nửa mùa, thành phần indésirables cả hai phía ..
Cuộc biểu tình trước tờ báo Người Việt ngày chủ nhật 20
tháng giêng vừa qua là một dấu hiệu hay một triệu chứng báo hiệu đặt ra vấn đề
những người đi biểu tình chống đối cuốn sách của Huy Đức hay chống đối báo
Người Việt? Hay chống đối cả hai? Sự khen ngợi, hãnh tiến đến gây sốc qua một
vài phỏng vấn tạo ra những phản ứng ngược trong cộng đồng. Giả dụ cuốn sách
được ai khác in ấn thì chưa chắc đã có những phản ứng như vậy!! Nhưng nếu cứ
thích có scandal như một lối tiếp thị thì lại là một lẽ khác.
Tôi không bằng lòng những cuộc biểu tình như thế. Nhưng
tôi không đủ can đảm đứng trong tòa soạn tờ Người Việt để cảm thấy “vui và hạnh
phúc” khi nhìn đám người biểu tình bên ngoài. Tôi chỉ nghĩ rằng: Đừng coi
thường nhân cách những người xuống đường. Họ có thể có phản ứng không đáng.
Nhưng điều chắc chắn tâm họ trong trắng, lòng họ thẳng và không dễ gì Cộng sản
có thể mua chuộc được họ, nhưng ai có thể bảo đảm rằng cộng sản không mua dễ
dàng những kẻ đang làm truyền thông!!
Nỗi lo là ở chỗ đó, nỗi mừng cũng ở chỗ đó!!
Viết một cuốn sách thu góp ý kiến và tài liệu từ nhiều
người trong mục đích thông tin, thật khó để đáp ứng được sư mong đợi của nhiều
người từ hai phía. Và nhất là không tránh được những phản ứng có điều kiện do
quá khứ nhiều năm tồn tích lại của những người dân miền Nam.
Tất cả giá trị của cuốn sách này có được hay không là nhờ
số lượng tài liệu và các cuộc phỏng vấn. Nhưng tài liệu nhiều chưa đủ mà tài
liệu phải mang tính chất khả tín của nguồn tài liệu.
Đọc cho kỹ nhận xét này thì giá trị cuốn sách còn lại bao
nhiêu?
Tác giả một cách gián tiếp đã mở đầu cuốn sách với những
lời cảm tạ đến những ai đã giúp tác giả hình thành cuốn sách này. Chỉ riêng
những vị lãnh đạo hàng đầu trong nước tôi đếm ra được khoảng 40 người. Và cũng
khoảng 40 người nữa là trợ lý hay phụ tá, chuyên viên hoặc vợ hoặc con cái các
vị lãnh đạo trên. Và khoảng gần 30 người nữa gồm các bộ trưởng, các vị tướng tá
từng có vai trò trong việc tiến hành kết thúc chiến tranh sau 30 tháng tư và sự
hình thành những chính sách được tiến hành ở miền Nam.
Và sau chót là phần tài liệu với các tập Hồi ký đủ loại.
Đặc biệt Hồi ký của bà bà Ngô Thị Huệ, phu nhân của TBT Nguyễn Văn Linh và bà
Nguyễn Thụy Nga, người vợ miền Nam của TBT Lê Duẩn.
Tôi thử đi tìm tên tuổi các ông Vũ Thư Hiên, Bùi Tín,
Dương Thu Huong, Phạm Thị Hoài và hàng trăm các tác giả bất đồng chính kiến
trong nước. Nhưng không thấy mấy tên tuổi.
Bấy nhiêu chứng từ, tài liệu vấn đề đặt ra là liệu những
tài liệu ấy có đủ bảo đảm cho sự trung thực của các sự kiện được tiết lộ không?
Về phía người Việt hải ngoại, chúng ta cũng không nên
trông chờ một cuốn sách viết theo “ khẩu vị” của chính mình. Sự dị ứng của một
số người Việt hải ngoại có thể hiểu được. Tựa đề cuốn sách dễ gây ra hiểu lầm
đến nỗi nhiều người thấy không cần đọc. Không đọc không có nghĩa là người ta
dốt đâu mà chỉ muôn bầy tỏ một thái độ chính trị dứt khoát.
Nhưng vì trách nhiệm người cầm bút, tôi đọc kỹ cuốn sách
thì tôi tin chắc rằng cuốn sách không phải là món hàng do Hà nội xuất khẩu ra
hải ngoại. Hà nội có thể không dại dột làm như vậy.
Tài liệu thì có nhiều, nhưng căn bản là tài liệu báo chí
trong nước. Các cuộc phỏng vấn cũng thực hiện với những nhân vật lãnh đạo trong
nước? Người ta có quyền đặt nghi vấn, liệu mức độ trung thực được bao nhiêu
phần trăm? Có nhà báo cho rằng không chắc đã được 10% độ khả tín !! Để chứng
minh được điều này thì chúng ta cần đưa ra một số thông tin dẫn chứng kẻo oan
cho người ta. Đó phải chăng củng là mục đích của bài viết này.
Chúng ta đừng quên rằng phần tài liệu phía Mỹ có khoảng 6000 tài liệu đủ loại viết về VN để chúng ta có thể so sánh, kiểm điểm. Chẳng hạn như vấn để Hòa Đàm Ba Lê, các trận chiến tết Mậu Thân, Mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị, các trận ném bom Bắc Việt đã có vô số tài liệu để tra cứu. Chẳng hạn hòa đàm Ba Lê mà căn cứ nhiều vào cuốn: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ, Kissiger tại Paris do Lưu Văn Lơi và Nguyễn Anh Vũ viết thì phải đặt nghi vấn. Vì đây là cuốn sách mà quan điểm nhỉn từ Hà Nội.
Cuôn sách do ông Lưu Văn Lợi chấp bút. Ông Lợi nguyên là
thành viên trong phái đoàn cộng sàn tại Hòa đàm Ba Lê. Có một câu tôi đọc để
thấy cái “dối trá” của ông Lê Đức Thọ. Trong buổi lễ ký kế, Kissinger có tặng
cho LDT cây bút. Ông Thọ cũng tặng lại cây bút của mình và nói:Tôi tăng lại ông
cây bút này- và xin ông nhờ cho ký rồi phải giữ lấy lời. Ai trong hai người này
cần giữ lời hứa? Họ chỉ mong ký cho xong, loại được Mỹ là họ yên một bề, tiếp
tục tiến hành chiến tranh”giải phóng” miền Nam, trang 403
Tiện đây, xin gửi hai địa chỉ để quý vị tham chiếu tài liệu.
Tài liệu thứ nhất là Viet Nam War Bibliography: Writings by and
about Important Communist Leaders.Tài
liệu thứ hai là: Vietnam war
bibliography Edwin F. Moise..
Cái nhiều của nhà báo Huy Đức có lẽ chú trọng và tập
trung vào một số được gọi là “ những chi tiết, những câu chuyện ngoài sách vở,
những âm mưu toan tính nhạy cảm”, phần đời tư. Nhiều tài liệu trích dẫn thuộc
loại vụn vặt, bên lề. Chẳng hạn cuộc đời tư của ông Võ Văn Kiệt, chuyện vợ con
như chuyện gả bán can thiệp chỉ xảy ra ở trong nội bộ đảng. Đến ông Lê Duẩn
cũng thế. Nó choán chỗ không ít. Nhiều tài liệu lại khó mà kiểm chứng được. Tỉ
dụ bao nhiêu người đi kinh tế mới? Lấy ở đâu ra con số 600 kiến trúc sư và sinh
viên sẽ hỗ trợ chiến dịch đi kinh tế mới.
Chẳng hạn khi trích dẫn tài liệu về trận “ Điện Biên Phủ
trên không”, tác giả làm sao chỉ trích dẫn tài liệu chính thức của các cơ quan
trong nước? Chẳng những thế, sự trích dẫn ấy nó rất có thể trở thành trò cười
cho các người viết khảo cứu như tôi sẽ trình bày sau này.
Tài liệu là cái có thể làm nên tác giả mà cũng là cái
chôn vùi tác giả.
Tôi chỉ muốn nêu ngay ra đây như một bằng cớ về lời tuyên bố của viên phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo được trích dẫn trong sách. Ông Hảo huyênh hoang lấy điểm với kẻ chiến thắng rằng ông là người có công giữ 16 tấn vàng còn nằm ở trong ngân hàng!
Tôi chỉ muốn nêu ngay ra đây như một bằng cớ về lời tuyên bố của viên phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo được trích dẫn trong sách. Ông Hảo huyênh hoang lấy điểm với kẻ chiến thắng rằng ông là người có công giữ 16 tấn vàng còn nằm ở trong ngân hàng!
Trích chươngII: Cải tạo. ”Trước đó ít hôm, ông Hảo có kêu ông Hồ Ngọc Nhuận. Khi ông Nhuận tới nhà, ông Hảo bỏ bữa cơm tối, đưa ông Nhuận lên lầu và nói:” Tôi có việc muốn nhờ ông truyền đạt đến Cách Mạng. Một là về mười sáu tấn vàng, người ta nói ông Thiệu mang đi, nhưng thật sự là tôi đã giữ lại được. Hai là về nạn thất thoát chất xám. Tôi đã thuyết phục được một số anh em chuyên viên, trí thức ở lại, nhưng không xuể. Cách mạng phải làm gì đó, phải nói cái gì đó càng sớm càng tốt”.
Tuy nhiên giữ như thế nào, ông Hảo không nói !! Phải hỏi
cho ra lẽ chứ. Ông Hảo cần giải thích ông có trách nhiệm giữ được vàng không
cho ông Thiệu chuyển ra ngoại quốc với tư cách gì? quyền hạn gì? thủ tục nào ?
Sự can thiệp ấy xảy ra như thế nào khi ông tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo ngăn cản
không cho vàng xuất kho? Nó chỉ cho thấy ông tiến sĩ không biết gì về thủ tục
hành chánh khi xuất kho !! Nó cần bao nhiêu chữ ký từ tổng thống đến thủ tướng,
đến Tổng trưởng tài chánh và cả Tổng giám đốc ngân hàng đến hai người giữ chìa
khóa hầm chứa vàng? Đây thực sự chỉ là một sự “ nhận vơ” muốn lập công của tiến
sĩ Nguyễn Văn Hảo !!
Câu chuyện 16 tấn vàng phải lùi lại hai năm trước trong
một tình thế tuyệt vọng về viện trợ khẩn cấp đã bị Quốc Hội Mỷ cắt giảm. TT
Nguyễn Văn Thiệu đã điều động luật sư Vương Văn Bắc tiếp xúc để vay tiền của
Saudi Arabia ..
Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tiềm năng dầu khí VN trải dài trên một diện tích 500.000 cây số vuông . Năm 1973, VNCH đã cho đấu thầu tìm kiếm khai thác dầu hỏa với những tín hiệu kết quả rất tốt ..Ước tính cho đến 1975, có 20 dàn khoan bắt đầu hoạt động. Báo chí nói tới nhiều và người dân miền Nam phấn khởi hy vọng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tiềm năng dầu khí VN trải dài trên một diện tích 500.000 cây số vuông . Năm 1973, VNCH đã cho đấu thầu tìm kiếm khai thác dầu hỏa với những tín hiệu kết quả rất tốt ..Ước tính cho đến 1975, có 20 dàn khoan bắt đầu hoạt động. Báo chí nói tới nhiều và người dân miền Nam phấn khởi hy vọng.
Nhưng cuối cùng mọi cố gắng đều quá trễ, VN tính vét
những đồng tiền cuối cùng của VNCH là 16 tấn vàng như tiền thế chân ở ngoại
quốc. Tin tức bị tiết lộ ra ngoài và các hãng thông tấn ngoại quốc bắt đầu vào
cuộc và loan tin thất thiệt. Chính quyền đã lên tiếng cải chính, nhưng xem ra
vô hiệu ..
Đại sứ Martin đã tiếp tay TT. NVT để thực hiện công việc chuyển vàng này.
Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, TT. NVT chỉ thị dùng vàng để mua tiếp liệu, súng đạn. Và Thống Đốc ngân hàng Quốc Gia, ông Lê Quang Uyển đã nhận chỉ thị nhờ đại sứ Martin thu xếp chuyện này từ ngày 17 tháng tư, 1975.
Thật sự thì số vàng ấy tương đương với số tiền 120 triệu đô la có là bao đối với vận mệnh của một quốc gia? Tuy vậy nó đã được chính TT Nguyễn Văn Thiệu nhờ đại sứ Martin chuyển ra ngoại quốc như tiền “ thế chân” để xin Quốc Hội Mỹ cứu xét tăng viện cho VN để mua đạn dược. Sự thế chấp ấy bao gồm:
- Tiềm năng dầu lửa
- Tiềm năng xuất cảng gạo
- Khoản tiền của vua Haled hứa cho vay
- Và số vàng dự trữ của Ngân hàng quốc gia.
Sự việc sau đó không thực hiện được theo tiến sĩ Nguyễn
Tiến Hưng theo lời trần tình của đại sứ Martin trong cuốn Testimony của ông.
Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, trang 312.
Tiếp tay với tin đồn thất thiệt, Hà Nội cho phép dịch
cuốn Decent interval, của Frank Snepp . Lúc bấy giờ F. Snepp có bổn phận lái xe
trong việc hộ tống ông Thiệu ra khỏi nước. F. Snepp đã viết lại những giây phút
cuối cùng của TT. NVT như sau . Xin trích dẫn cả hai cuốn sách:
“ Moments later, several burly aides scrambled out a patch of woods at the edge of the compound, each hefting a mammoth suitcase They demandd we open our car trungks for them and insited on stacking the luggage themselves. The clink of metal on metal broke through the stilness like muffled wind chimes as thay heaved the bags in to place:..
Decent Interval, Fran Snepp, trang 438
“ Moments later, several burly aides scrambled out a patch of woods at the edge of the compound, each hefting a mammoth suitcase They demandd we open our car trungks for them and insited on stacking the luggage themselves. The clink of metal on metal broke through the stilness like muffled wind chimes as thay heaved the bags in to place:..
Decent Interval, Fran Snepp, trang 438
Và sau đây là bản dịch tóm tắt Cuộc tháo chạy tán loạn:
“Mấy phút sau, mấy người lực lưỡng, mỗi người xách một vali nặng đi đến chỗ chúng tôi, bảo chúng tôi mở cửa xe, để tự họ xếp vali vào Khi họ để vali xuống, có tiếng kim loại va vào nhau”.
Cuộc thao chạy tán loạn, Frank Snepp, nxb TPHCM, trang 284
“Mấy phút sau, mấy người lực lưỡng, mỗi người xách một vali nặng đi đến chỗ chúng tôi, bảo chúng tôi mở cửa xe, để tự họ xếp vali vào Khi họ để vali xuống, có tiếng kim loại va vào nhau”.
Cuộc thao chạy tán loạn, Frank Snepp, nxb TPHCM, trang 284
Từ mấy cái vali nặng có tiếng kim khí va chạm vào nhau
trở thành câu chuyện 16 tấn vàng được ông NVT lén lút chở sang Đài Loan. Không
ai dám khẳng định ông TT Thiệu là người trong sạch, nhưng câu chuyện 16 tấn
vàng là một câu chuyện dựng đứng bôi nhọ ông NVT thì ít mà nhằm bôi nhọ lãnh
đạo miền Nam của chính quyền cộng sản.
Sau này, cả tướng Văn Tiến Dũng cũng viết lại bôi bác về
chuyện này .
Mãi cho đến năm 2006, khi báo Tuổi Trẻ trong nước có loạt bài phỏng vấn ông
Huỳnh Bửu Sơn, người trách nhiệm giữ chìa khóa cửa tầng hầm số 3 và số 6, nơi
có giữ 16 tấn vàng. Số vàng đã được bàn giao cho người đại diện chính quyền là
ông Hoàng Minh Duyệt với giấy tờ ghi nhận đầy đủ.
Sau đó, số vàng đã được chuyên cơ Il 18 chở ra Bắc!!
Sau đó, số vàng đã được chuyên cơ Il 18 chở ra Bắc!!
Vấn đề còn lại là người ta hỏi xem số vàng ấy có thực sự
nhập kho nhà nước không và sau đó được dùng vào việc gì? Cái đó thì nhà nước
cộng sản giấu kín như bưng, cái đó là điều mà nhà báo Huy Đức phải hỏi cho ra lẽ.
Ông Bùi Tín đã có dịp hỏi ông Trường Chinh về chuyện 16 tấn vàng. Ông Trường Chinh cho biết có biết chuyện này, nhưng trong mấy năm khó khăn đã cấu véo hết tấn này đến tấn khác để mua lương thực nay chẳng còn gì. Trả lời như ông Trường Chinh là một trả lời vô trách nhiệm của người lãnh đạo!
Trích Blog Bùi Tín
Ông Bùi Tín đã có dịp hỏi ông Trường Chinh về chuyện 16 tấn vàng. Ông Trường Chinh cho biết có biết chuyện này, nhưng trong mấy năm khó khăn đã cấu véo hết tấn này đến tấn khác để mua lương thực nay chẳng còn gì. Trả lời như ông Trường Chinh là một trả lời vô trách nhiệm của người lãnh đạo!
Trích Blog Bùi Tín
Các nhà lãnh đạo của chế độ cộng sản làm điều gì cũng bí
bí mật mật, đôi khi chỉ là lệnh miệng, không có giấy tờ chứng minh nên những
tiết lộ của nhà báo Huy Đức gây được sự chú ý như một bùng nổ thông tin. Và có
lẽ đó là lý do thành công của tác giả.
Vì vậy gây được một dư luận chú ý- chỉ một điều đó thôi
cũng là một thành công của cá nhân tác giả. Nhưng thành công của tác giả không
có nghĩa là thành công của tác phẩm. Tôi nhận thấy lối viết của Huy Đức khác và
ngược với lối viêt của Nguyễn Huy Thiệp hay Dương Thu Hương. Nó không bạo liệt,
không phá phách.
Nó tỏ ra chừng mực, tỏ vẻ khách quan bằng cách cách dựa
vào tài liệu sách báo và phỏng vấn. Nó vừa như kẻ ở trong cuộc và vừa như kẻ ở
ngoài cuộc.
Tuy nhiên sự thành công ấy cũng không qua khỏi lẽ thường của xu hướng thời thượng:
Đó là xu hướng tả khuynh và thị hiếu. Sau dây là một vài
bằng cớ.
Thời VNCH có hàng vài trăm nhà báo, nhà văn cũng nổi
tiếng lắm. Nhưng vào thời điểm chiến tranh ở cường độ ác liệt thi có một số trí
thức trong phong trào phản chiến- như bắt mạch được xu hướng thời đại- họ nổi
lên như cồn. Họ là những Lý Chánh Trung,
Nguyễn Ngọc Lan, Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang, Trịnh Công Sơn- những
khuôn mặt quen thuộc trên báo chí hằng ngày-.
Các nhân vật quốc tế, các nhân vật lãnh đạo Mỹ đến VN thể
nào cũng dành thời giờ đến thăm họ, phỏng vấn họ. Các tờ Hành Trình, Đất Nước
bán chui vẫn được nhiều người đọc và chuyền tay nhau đọc. Tôi còn giữ được
nhiều bài báo, ngay cả sách xuất bản ở miền Băc viết khen cũng như phê bình
Nguyễn Văn Trung. Đăc biệt Trần Văn Giàu viết hẳn một cuốn sách nhan đề: Nhận
định về cuốn Nhận Địn IV của Nguyễn Văn Trung. Tôi cũng còn giữ được những bài
báo trên tờ Hành Trình được các giáo sư đại học Mỹ dịch ra tiếng Mỹ cho sinh
viên đọc.
Hồ sơ tạp chí Hành Trình, Sài gòn 1964-1965, Nguyễn Văn
Trung giới thiệu .
Cũng vậy, trong thời chiến tranh, những nhà báo Mỹ nổi tiếng đều là những ký giả phản chiến mà tiếng nói của họ ảnh hưởng tới dư luận Mỹ, ngay cả tòa Bạch Ốc. Họ là những Bernard Fall, David Halberstam, Malconm Browne và Stanley Karnow..
Họ ăn khách vì đường lối thiên tả của họ cũng như một
Jane Fonda, các sinh viên Mỹ phản chiến Sam Brown, David.. (Xé thẻ thương
binh).
Sự nhộn nhịp hiện nay về cuốn sách của nhà báo Huy Đức là
bản sao lại những gì Dương Thu Hương, Bùi Tín đã sống đã trải qua. Bản thân tôi
rất thích những bài biên khảo của Dương Thu Hương- một ngòi bút có mức độ
thượng thừa về lòng can đảm, về ngôn ngữ bạo liệt, về lối trả lời đao thép và
sách vở của bà cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Trong đó cái tài năng hẳn là có, giá trị sáng tạo văn học
hẳn cũng là có. Nhưng nó vẫn dành một chỗ nào đó cho tính cách thời thượng và
thị hiếu của dư luận quần chúng. Vậy mà nay đến cuốn Chốn Vắng của bà Dương Thu
Hương thì tôi không đủ can đảm đọc hết cuốn sách.
Quả thực đã có một thời như thế cho các thành phần phản
chiến, cho Dương Thu Hương, cho mỗi tác giả và mỗi tác phẩm!! Và cũng sẽ một
thời như thế cho Huy Đức. Chúng ta chờ xem.
Nhưng tôi vẫn hy vọng sau này chúng ta cũng sẽ có được
một Liu Xiaobo, một Vaclav Havel một công việc mà chỉ những ngưởi trong cuộc ở
trong nước mới làm được!
Phần tôi, tôi nghĩ còn nhiều điều trong cuốn sách chưa
nói đủ hoặc có tránh né, không đụng tới, hoặc không đủ điều kiện tiếp cận. Với
hơn 30 năm-40 năm với một chế độ khép kín, che dấu, xuyên tạc, tuyên truyền
nhiều khi đến vụng về. Nhiều sự kiện lịch sử, nhiều con số đã được diễn giải
sai lạc, tùy tiện. Đã hẳn, tác giả hơn ai hết, sống trong lòng chế độ đó phải
nắm rõ những khó khăn ấy? Phải viết sao, viết thế nào, viết cái gì và không nên
viết cái gì củng thật không dễ cho tác giả. Nhà báo Bùi Tín cho rằng tác giả
Huy Đức mới chỉ đạt được 1/3% sự thật là một đánh giá không sai. Mặc dầu còn
thấp!!
Ánh sáng sự thật nào có thể có sức soi sáng đủ bức màn u
tối đó? Trăm điều thì 99 điều dối trá, ngàn điều tuyên truyền!!, 10 năm, hai
mươi năm đến 30, 40 năm vẩn tiếp tục bôi xóa lịch sử của một thứ Sử phi sử.
Sau này ai sẽ là người có lòng và tầm mức để viết lại sự
việc. Phải chăng đó là trường hợp nhà báo Huy Đức?
Nhiều sự kiện được trình bày lại phần lớn dựa trên tài
liệu, báo chí trong nước-nhất là nhật báo mang tính cách thông tin cập nhật,
nhiều sự kiện không kiểm chứng được- hay thông qua các cuộc phỏng vấn các người
lãnh đạo- dễ mang tính đồng phục nói theo bài bản.
Đến nỗi càng phỏng vấn nhiều nhân vật, có thể càng kéo sự
thật ra xa. Dĩ nhiên trong số những người ấy- trong một chừng mực nhất định-
nhiều nhân vật có chỉ số khả tín cao như thủ tướng Võ Văn Kiệt, chủ tịch quốc
hội Nguyễn Văn An, các nhà văn Nguyên Ngọc, ông Đoàn Duy Thành, Trần Quang Cơ,
Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Vũ Kỳ hoặc các ông
Lê Đăng Doanh, vv..
Cho nên nhà báo Huy Đức phải là người thế nào để có thể
sàng lọc, vượt lên trên những thông tin một chiều, nhiều thông tin sai lạc này?
Xem ra không dễ cho tác giả. Tôi chia sẻ hoàn cảnh viết
của tác giả và xin nêu ra một số vấn đề cần bổ túc.
Cái bổ túc theo nhận định của tôi là tác giả thiếu một
viễn kiến chính trị về chế độ cộng sản cũng như bản chất thật của chế độ ấy nên
dễ xa đà vào những chuyện có phần vặt vãnh và nhiều trích dẫn rất “ ngây thơ vô
số tội”.
Tác giả trích dẫn một số tài liệu mà tôi nghi ngại có thể
có thái dộ “ ngụy tín”, mập mờ và gây hiểu lầm cho người đọc.
Thật sự, khó có thể chấp nhận lối trích dẫn tài liệu như thế.
Tỉ dụ, trong phần viết về Cải Tạo, tác giả trích dẫn một
số các tác giả như Tạ Chí Đại Trường, Duyên Anh, Phan Nhật Nam cũng là tốt.
Nhưng đồng thời cũng trích dẫn những bài báo đăng trên tờ Sài Gòn Giải Phóng và
Tin Sáng nhằm tuyên truyền cho chính sách Học tập cải tạo như phần trích dẫn
bài phỏng vấn bà “LQL” của Phan Bảo An. Phan Bảo An chính là Phan Xuân Huy, cựu
dân biểu Đà Nẵng được coi như kẻ chạy cờ của một số tổ chức trước 1975 và chạy
cờ sau 1975- về tù cải tạo chẳng hạn. Tin Sáng trích dẫn Như sau:
“Không khí trong các trại cải tạo từa tựa như một trại
hè”. Bài báo kết thúc bằng lời dặn dò của người chồng:
“Em yên trí về lo làm ăn, ở đây em khỏi lo hai thứ rượu và gái, đã làm hai đứa thường mất hạnh phúc như trước kia. Cuộc sống ở đây rất điều hòa và lành mạnh như em đã thấy, chắc chắn bọn anh sẽ khá hơn trước” Người chồng có vợ được nêu tên trong sách của ông Huy Đức đã viết thư phản đối và được đăng trên báo Sài Gòn Nhỏ .. với lời phản biện của hai cựu sĩ quan là Lê Quang Liễn, và Nguyễn Văn Nghiêm.
“Em yên trí về lo làm ăn, ở đây em khỏi lo hai thứ rượu và gái, đã làm hai đứa thường mất hạnh phúc như trước kia. Cuộc sống ở đây rất điều hòa và lành mạnh như em đã thấy, chắc chắn bọn anh sẽ khá hơn trước” Người chồng có vợ được nêu tên trong sách của ông Huy Đức đã viết thư phản đối và được đăng trên báo Sài Gòn Nhỏ .. với lời phản biện của hai cựu sĩ quan là Lê Quang Liễn, và Nguyễn Văn Nghiêm.
Tờ Sài Gòn Nhỏ, số ra ngày mồng 4
tháng một, năm 2013 với bài viết của Đào Nương” Bên thắng cuộc” cần gì nơi “
Bên thua cuộc” đã đăng tải hai lá thư của hai sĩ quan VNCH: Lê Quang Liễn và
Nguyễn Văn Nghiêm phản bác ông Huy Đức vì trích đăng Phan Xuân Huy với lời lẽ
xuyên tạc thô bỉ khi cho rằng:
- Trại tù như một trại hè
- Ca tụng về cuộc sống lành mạnh ở trại tù
- Đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An …
- Trại tù như một trại hè
- Ca tụng về cuộc sống lành mạnh ở trại tù
- Đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An …
Bên thắng cuộc cần gí nơi “ Bên thua cuộc”, Đào Nương,
Sài gòn nhỏ, số phát hành tại Montreal, số 282
Ông Huy Đức đã trả lời là ông Lê Quang Liễn đã hiểu lầm
và hy vọng trong lần xuất bản sẽ bổ xung tư liệu. Lời trả lời của nhà báo Huy
Đức khiến tôi thất vọng Ông cần minh bạch và rõ rệt hơn trong những trích dẫn
như vậy .
Để chứng minh sự tuyên truyền về sự nhân đạo của trại Học
Tập cải tạo, tôi xin trích dẫn lá thư Lettre aux amis d’Occident, trong đó cũng
nhóm người của Tin Sáng như Nguyễn Hữu Hiệp, Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Hồ
Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Trần Ngọc Liễng. Lá thư gửi những người bạn Âu Châu
có đoạn như sau:
“Không phải là những người tù khổ sai, cũng không phải
là những người tù chính trị và những trung tâm này mà chúng tôi có đến thăm một
vài nơi, không có giống chút nào với những trại tập trung . Ở đây, người ta học
tập và làm việc . Người ta nghe đài radio và đọc báo. Những chuyến viếng thăm
của gia đình, việc gửi thư và gửi quà được cho phép. Một phần lớn những người
học cải tạo đã được trở về với đời sống bình thường . Dĩ nhiên, đối với gia
đình và cá nhân những người ấy thì đây là một thử thách lớn lao . Nhưng sự tham
gia vào xã hội mới có cái giá phải trả”.
Vivre au Viet Nam, Alain Ruscio, Lettres aux amis d’Occident, trang 229-230
Vivre au Viet Nam, Alain Ruscio, Lettres aux amis d’Occident, trang 229-230
Tôi thiết nghĩ hơn ai hết, nhà báo Huy Đức phải hiểu văn
phong và ngôn từ của người cộng sản trong trường hợp này phải hiểu thế nào về
thực trạng nhà tù cải tạo!! Chỉ buồn là mấy người trí thức theo cộng sản vừa
nêu tên ở trên đã chịu nhục để viết những lời dối trá như thế để bênh vực cho
chế độ cộng sản! Thật tội nghiệp cho họ. Tội nghiệp lây cho cả những Trần Hữu
Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng khi giới thiệu cuốn sách này.
Việc phỏng vấn một số nhỏ vài nhân vật miền Nam để cân
bằng giá trị cuố sách là ngụy biện. Nó không tiêu biểu được 10%. Các cựu nhân
vật của miền Nam trước 1975-do hoàn cảnh hạn chế của tác giả ở trong nước chẳng
tiêu biểu gì cả. Những nhân vật ấy một số không nhỏ thuộc thành phần thứ ba
chấp nhận ở lại trong nước- không mang tính tiêu biểu của miền Nam.
Tôi đọc phần tài liệu sách vở mà nhiều người cho là quý
giá, núi tài liệu, tôi không đồng ý cho lắm vì nó cỏn thiếu nhiều tài liệu quy
chiếu vế phía các tác giả ngoại quốc. Xem ra vài người đọc và chính tác giả đã
tỏ ra dễ dãi và bằng lòng với những tài liệu ấy.
Nhiều vấn đề xảy ra sau 1975 đã không được viết một cách
đầy đủ như: việc truy diệt có hệ thống giáo hội Thiên Chúa giáo và phật giáo
rập khuôn những đường lối, chính sách đã làm khi tiếp thu miền Bắc năm 1954 đã
làm.
Việc Câu Lạc bộ những người kháng chiến. Việc thống nhất
và việc dẹp bỏ MTDTGPMN vvv.. hay việc xé rào của ông Võ Văn Kiệt với sự cố vấn
của nhóm được gọi là: Nhóm chiều thứ sáu.
Về chính trị đối ngoại, họ đã bỏ lỡ cơ hội về vấn đề bình
thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ thời TT. J. Carter và những cơ hội bị bỏ
lỡ trong việc Hội nhập vào thế giới. Từ đó đã dẫn đưa đến sự cô lập VN trong
suốt gần 20 năm. Việt Nam bị cô lập, bị cấm vận với các nước Tây Phương.
Nếu khôn ngoan ra, Việt Nam rất có thể là một Nam Tư ở Châu Á sau 1975, không vất vả đi giây với Trung Quốc và Liên Xô và hướng đi ra biển Thái Bình Dương bắt tay với các cường quốc như Mỹ. Bắt tay dược với Mỹ rồi thì có thể làm ăn buôn bán với các nước vệ tinh lớn nhỏ như Nhật, Đại Hàn, Singapore và các láng giềng.
Những vấn đề lớn có tính cách toàn diện liên quan đến số
mệnh đất nước VN hình như chưa được nhà báo Huy Đức quan tâm cho đủ.
Như dự định của riêng tôi, tôi sẽ viết đầy đủ về tình
trạng các tôn giáo dưới chế độ cộng sản sau 1975- về Câu lạc bộ những người
kháng chiến vv.Về tính chính danh của cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai. Về sự
tranh chấp quyền lực đi đến trù dập, bôi nhọ, vu cáo đến thanh toán nhau trong
nội bộ đảng . Cho đến nay sau nửa thế kỷ, những vấn đề tôn giáo chính trị, mối
tương quan chính quyền và tôn giáo vẫn chưa giải quyết xong, nhiều biện pháp
gây căng thẳng, bất an mà các tôn giáo vẫn nhẫn nhục chịu đựng hết năm nay qua
năm khác. Những âm mưu hiểm độc biến Giáo hội Phật giáo thành Giáo hội Quốc
doanh năm 1981 vẫn bị che đậy cho đến bây giờ. Rồi vấn đề Câu lạc bộ người
kháng chiến Nam Bộ đã gây bất mãn và hàng ngàn những cựu kháng chiến Nam bộ đã
rũ áo lìa đảng. Rồi vấn đề giải thể MTGPMN-một tổ chức hữu danh vô thực được
dựng lên và xóa bỏ ngay sau 30 tháng tư, 1975.
Về phía các nhà văn có Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Ngô Ngọc
Bôi, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Trung Tú, Hà Văn Thùy, Phùng Gia Lộc, Hoàng Hữu Cát,
Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Quang Lập.
Rồi những tiếng nói của giới trí thức như Hà Sĩ Phu, Lê
Ngọc Trà, Lại Thiên Ân, Bùi Tín, tướng Trần Độ, tướng Đặng Vũ Hiệp, Trần Xuân
Bách, Nguyễ Hộ, Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiến Giang ở đâu?
Mặt khác, Hà Nội lại tìm cách đu giây với Hoa Kỳ khi bị
Bắc Kinh làm khó dễ và nay với Nhật, Ấn Độ để có thêm bảo đảm vùng ảnh hưởng
quân sự và chính trị, nhưng lại vẫn lo sợ mối đe dọa” diễn biến hòa bình” của
Hoa Thịnh Đốn.
Họ đành dứt khoát đặt vận mệnh đất nước chủ yếu làm sao
giữ được nồi cơm của họ.
Trình bầy sơ lược như trên cho thấy tầm nhìn của tác giả
về một VN ngang tầm thế giới thu hẹp vào mấy lãnh đạo như cải cách vượt rào của
một Võ Văn Kiệt được coi là sáng tạo tiến bộ, cởi mở !! Nhưng thực tế thì chỉ
cần một chuyên viên kinh tế trước 1975 có thể tiến hành không mấy khó khăn
những “phép lạ Hy Lạp “ ấy về kinh tế.
Nay tác giả có dịp ở nước ngoài, có khả năng đọc ngoại
ngử, tôi hy vọng với những tài liệu khá đầ đủ về phía Mỹ, tác giả có điều kiện
sửa lại những sai lầm đáng nhẽ tránh được!!
Tuy vậy, có những thông tin sai lầm theo tôi không thể
chấp nhận được!!
Giá trị cuốn sách
giảm đi một nửa vì những thông tin này. Và tôi hy vọng phần xuất bản kế tiếp,
nhà báo Huy Đức cần can đảm nhận những khuyết điểm này và sửa chữa lại.
Tôi xin nêu ra hai trường hợp tài liệu làm điển hình.
Khuyết điểm thứ nhất: Về sự
có mặt của Bùi Tín ngày 30/4 tại Dinh Độc Lập
Đây chỉ là một vấn đề rất nhỏ đối với ông Bùi Tín- sự kiện một nhà báo có mặt vào cái giờ phút lịch sử ấy. Nhỏ có thể đối với cá nhân ông Bùi Tín. Nhưng lại quá lớn đối với nhà nước cộng sản. Vì nó đụng chạm đến uy tín Đảng. Vì thế người ta cũng đành lòng bất chấp dư luận, bất chấp sự thật và xóa trắng sự có mặt của ông Bùi Tín. Thử hỏi những sự kiện lớn hơn thì cách hành xử của nhà nước cộng sản sẽ như thế nào?
Đây chỉ là một vấn đề rất nhỏ đối với ông Bùi Tín- sự kiện một nhà báo có mặt vào cái giờ phút lịch sử ấy. Nhỏ có thể đối với cá nhân ông Bùi Tín. Nhưng lại quá lớn đối với nhà nước cộng sản. Vì nó đụng chạm đến uy tín Đảng. Vì thế người ta cũng đành lòng bất chấp dư luận, bất chấp sự thật và xóa trắng sự có mặt của ông Bùi Tín. Thử hỏi những sự kiện lớn hơn thì cách hành xử của nhà nước cộng sản sẽ như thế nào?
Không phải chỉ có một tài liệu đề cập đến biến cố 30-4
tại dinh Độc Lập có dính dáng đến ông Bùi Tín. Sách nào hễ đã viết cũng đề cập
tới. Có nhiều và có rất nhiều!
Chính cá nhân người viết bài này, tin vào thông tin của
Stanley Karnow, tác giả Viet Nam, A History, tôi đã viết như sau trtong cuốn
sách Lịch sử còn đó:
“Ngồi trên một chiến xa vào dinh Độc Lập, ông Bùi Tín chuẩn bị đóng hai vai trò một lúc: Là nhà báo, ông muốn là nhân chứng cho cuộc đầu hàng. Nhưng là một sĩ quan cao câp trong đơn vị, ông tiếp nhận sự đầu hàng này. Tôi chờ các ông từ sáng nay để trao quyền hành lại cho các ông. Đại tướng Minh đã nói như thế khi ông Bùi Tín vào đến đại sảnh. Bùi Tín đáp lại, không có vấn đề trao quyền hành . Quyền hành của các ông còn đâu để mà giao. Ông không thể giao một cái mà ông không có.“
“Ngồi trên một chiến xa vào dinh Độc Lập, ông Bùi Tín chuẩn bị đóng hai vai trò một lúc: Là nhà báo, ông muốn là nhân chứng cho cuộc đầu hàng. Nhưng là một sĩ quan cao câp trong đơn vị, ông tiếp nhận sự đầu hàng này. Tôi chờ các ông từ sáng nay để trao quyền hành lại cho các ông. Đại tướng Minh đã nói như thế khi ông Bùi Tín vào đến đại sảnh. Bùi Tín đáp lại, không có vấn đề trao quyền hành . Quyền hành của các ông còn đâu để mà giao. Ông không thể giao một cái mà ông không có.“
Nhưng có lẽ câu nói quan trọng nhất của Bùi Tín vẫn là
câu nói sau đây: “Cùng là người Việt Nam cả, sẽ không có kẻ thắng người bại
. Chỉ có người Mỹ là bại trận. Nếu ông là người yêu nước, đây là lúc để vui
mầng, vì chiến tranh đã không còn nữa ttren6 quê hương chúng ta”
– Stanley Karnow, Viet Nam, A History, trang 669.
– Stanley Karnow, Viet Nam, A History, trang 669.
Và từ 30 năm nay, tôi vẫn chờ đợi câu nói của Bùi Tín được thực hiện- dù
chỉ một lần-.
Nhưng hiện nay, ở trong nước coi nhà báo Bùi Tín là thành
phần persona non grata nên cố tình gạt ông ra khỏi câu chuyện tiếp thu Dinh Độc
Lập ngày 30 tháng tư. Câu nói lịch sử của Bùi Tín nay rơi vào cửa miệng ông
chính ủy Tùng. Phải chờ đợi bao nhiêu lâu nữa để ông Chính ủy Tùng lên tiếng về
việc này?
Trong chương trình của WGBH- một chương trình mà tác giả
có trích dẫn trong sách của ông- chương trình về Viet Nam History, có hai lần
họ phỏng vấn Bùi Tín. Chẳng lẻ tác giả Huy Đức lại không đọc? Lần thứ nhất vào năm 1981, Bùi Tín trả lời các vấn đề liên
quan đến chiến trận Điện Biên mà ông có tham dự ở sư đoàn 304, rồi Đường mòn Hồ
Chí Minh, Tết Mậu Thân 1968, về Cải cách ruộng đất vvv.. Chương trình phỏng vấn
Bùi Tín năm 1983 về sự kiện ông có mặt ở Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975.
Trong những tài liệu này, chúng ta được nghe từ chính cửa
miệng của ông Bùi Tín khi trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình PBS
television. Phỏng vấn Bùi Tín năm 1983 trong chương trình truyền hình tại Hà
Nội đã xác định rõ điều đó.
- Viet Nam television History, gồm 11 tập. A
companion to the PBS Television Series. Phỏng vấn khá đầy đủ các nhân vật có
vai trò lịch sử trong cuộc chiến từ mọi phía. Việc tìm hiểu cuộc chiến tranh
Đông Dương lần thứ hai, mặc dầu tập tài liệu còn giới hạn, không thể không đọc
tập tài liệu này.
Tải liệu thứ ba Cruel
April của Olivier Todd. Ông vốn là một ký giả viết cho tờ Nouvel
Observateur và thân cộng sản. Năm 1973, ông đã vào mật khu cộng sản, vùng Cà
Mâu cùng với ký giả Ron Moreau. Khi trở về, ông đã hoàn toàn thất vọng về cái
được gọi là “MTGPMN”, ông viết và trích dẫn câu nói của Bùi Tín:
“My views of the war changed radically …I came back
convinced that I’ d been wrong.
“Minh gets the good-guy-bad-guy treatment. First, friendly: Colonel Bui Tin, normally a journalist, is the highest-ranking NVA officer present and must therefore receive the surrender.” You have nothing to fear, “ he says. Among Vietnamese, there are no victors and vanquished. Only the Americans have been conquered. If you are patriots, consider this a moment of joy. The war is ended foy our country”.
“Minh gets the good-guy-bad-guy treatment. First, friendly: Colonel Bui Tin, normally a journalist, is the highest-ranking NVA officer present and must therefore receive the surrender.” You have nothing to fear, “ he says. Among Vietnamese, there are no victors and vanquished. Only the Americans have been conquered. If you are patriots, consider this a moment of joy. The war is ended foy our country”.
Olivier Todd, Cruel april, The Fall of Sai gon, trang 376
Tài liệu thứ tư của Larry Engelmann. Ông đã cung cấp cho chúng ta hai bức hình quý giá nhất- những bức hình cho thấy không chối cãi được về sự có mặt của Bùi Tín trong giờ phút đó. Bức thứ nhất chụp ông Bùi Tín đứng xoay lưng, đội mũ, tay áo sắn lên quá cùi chỏ, tay trái đeo đồng hồ và cầm một xấp giấy- đối diện ông Bùi Tín là ông Dương Văn Minh, mặc áo đen cùng với Vũ Văn mẫu. Hình thứ hai, ông Bùi Tín cùng với ba đồng đội chụp hình trên nóc dinh Độc Lập, người ta nhận ra ông dễ dàng vì tay trái đeo đồng hồ trong khi những người khác không ai có đồng hồ, tay ông sách một cái cặp.
Những bức hình này cho tôi tin chắc là ông Bùi Tín có mặt ở Dinh Độc Lập ngay từ lúc đầu.
Larry Angelmann, Tears before the rain: An oral History
of the Fall of South Viet Nam, trang hình tài liệu.
Cũng trong cuốn sách của Angelmann, có chương XVIII, dành
cho những kẻ thắng trận có tên Bùi Tín, tướng Trần Công Mân, ông Trần Bạch
Đằng, Nguyễn Son.Trong đó, ông Bùi Tín cho hay năm 1975, ông vào miền Nam cùng
với tướng Văn Tiến Dũng với tư cách một nhà báo. Ông cùng với ba chiếc xe tăng
đầu tiên vào Dinh Độc Lập. Và sau đây lập lại nguyên văn câu nói của ông mà hầu
như bản thân tôi đã thuộc lòng:
“I have been
waiting since early this morning to transfer power to you”. He said. And, of
course, I said the now-famous line “There is no question of your transferring
power. Your power has crumbled. You have nothing in your hands to surrender and
so you cannot surrender what you do not posses”.
Larry Angelmann, Ibid, trang299-300..
Larry Angelmann, Ibid, trang299-300..
Phần tôi, nếu ông Huy Đức không làm rõ vấn đề này thì những lời lẽ trân
trọng của tôi khi viết về ông xin được rút lại và xin rút lại cả bài viết này,
vì nó không đáng để tôi khổ nhọc đọc và viết!!
Cuối cùng, xin trưng dẫn một nhân chứng có mặt trong sáng
ngày 30 tháng tư, tại Dinh Độc Lập. Dân
biểu Đối lập Lý Quý Chung, tổng trưởng thông tin trong chính phủ 48 giờ
Dương Văn Minh. Ông Lý Quý Chung viết có một số chi tiết không nhắc tới ông Bùi
Tín, ở vào tình thế lúc đó, biết rõ những ai ở phía bên kia hẳn cũng không phải
là dễ:
“.Người
bước ra khỏi phòng trước tiên là tổng thống Dương Văn Minh. Đi sát bên ông Minh
là thiếu tá Hoa Hải Đường. Tiếp theo là thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Ông Minh và ông
Mẫu đều rất bình tĩnh, sự bình tĩnh của hai ông cũng truyền sang tôi. Tôi trao
cái cặp da xách tay của tôi cho dân biểu Thạch Phen rồi mạnh dạn bước theo.
Chúng tôi vừa bước ra hành lang để đi đến đại sảnh thì ở đầu kia thấy có nhiều
bộ đội cầm súng và hô to: “Mọi người giơ tay lên!”. Ông Minh, ông
Mẫu và tôi cùng mọi người đi phía sau đều nhất loạt giơ
tay. Ra đến đại sảnh, tôi thấy có nhiều người mặc thường phục cũng có mặt lẫn
với bộ đội. Tôi nhận ra một số gương mặt quen thuộc, đã từng hoạt động báo chí
hoặc trong các phong trào đấu tranh học sinh sinh viên. Tôi nhớ hình như có các
anh Nguyễn Vạn Hồng (tức Cung Văn), Triệu Bình, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Bá
Thành, Huỳnh Văn Tòng v.v… Ai đó, tôi không nhớ rõ, chạy đến ôm tôi nâng lên
khỏi mặt đất và nói to trong sự mừng rỡ tột cùng: “Mình thắng rồi!”, trong lúc
hai tay tôi vẫn giơ cao trong tư thế của người đầu hàng. Nước mắt tôi trào ra,
tôi khóc vì quá sung sướng thấy cuộc chiến tranh kéo dài triền miên trên quê
hương mình đã kết thúc. Tính cả thời Pháp đô hộ là 117 năm! Nhưng trong nước
mắt ấy có cả những giọt xót xa: Mình từng chống Mỹ, chống Thiệu để khi kết
thúc, mình lại thay Mỹ thay Thiệu đầu hàng! Dù rằng tôi cũng đã sẵn sàng tinh
thần để chấp nhận tình thế này, nhưng khi nó diễn ra, lòng vẫn không thể không
nhói đau!
Một người bộ đội (tôi không rõ quân hàm) nói với tổng thống
Minh: “Anh chỉ cho tôi đường đi lên để hạ cờ ngụy quyền”. Ông Minh quay sang
tôi đang đứng bên cạnh: “Chung, toa hướng dẫn cho người này lên sân thượng”.
Sau này tôi biết đó là người chỉ huy chiếc tăng ký hiệu 843 tên là Bùi Quang
Thận lúc đó mang hàm đại úy. Nói về sự kiện 30-4 tại Dinh Độc Lập, có một hai
bài viết kể tên một ai đó đã đưa bộ đội lên hạ cờ. Tôi không biết ở Dinh Độc
Lập còn có một nơi nào khác treo cờ hay không ngoài cột cờ trên sân thượng. Năm
1990, khi kỷ niệm 15 năm giải phóng miền Nam, một hãng truyền hình Nhật có mời
tôi và trung tá cùng tái hiện lại những giây phút tôi đưa đại uý Thận lên sân
thượng Dinh Độc Lập để hạ cờ của chế độ Sài Gòn.
Trước ống kính của truyền hình Nhật, chúng tôi cùng tái
hiện lại những diễn tiến tại Dinh Độc Lập 15 năm về trước:
…Sau khi nhận chỉ thị của ông Minh, tôi đưa người bộ đội
trẻ tuổi đến thang máy để lên sân thượng. Đến trước thang máy, tôi bấm nút cho
cửa mở. Khi cửa mở rồi người bộ đội trẻ vẫn chưa chịu bước vào. Tôi đoán trong
đời anh chưa bao giờ đặt chân vào một thang máy. Tôi nói với người bộ đội trẻ:
“Anh vào đi. Không có gì lo. Tôi cùng vào với anh”. Nói xong, tôi vào trước.
Sau ít giây do dự, anh bước vào, trên tay là khẩu súng và lá cờ Giải phóng. Tôi
không thể tưởng tượng được có một ngày như hôm nay: đi thang máy chung với một
người bộ đội. Tôi bấm nút lên tầng cuối cùng. Trước đây tôi có vào Dinh Độc Lập
nhiều lần nhưng chưa bao giờ lên đến sân thượng. Bước ra khỏi thang máy, tôi
nhìn thấy ngay khu vườn hoa của bà Nguyễn Văn Thiệu mà có lần bà đã than phiền
tướng Kỳ, lúc còn làm phó tổng thống, đã làm hư hại nó do mỗi ngày tướng Kỳ đi
làm đều đáp trực thăng riêng xuống đây. Thời điểm đó, văn phòng của tổng thống
Thiệu và phó tổng thống Kỳ còn đặt chung trong Dinh Độc Lập. Cách thang máy không
xa, ở phía trước sân thượng, sát bên ngoài là chỗ cắm cờ. Người bộ đội đi thẳng
ra đó hạ lá cờ vàng ba sọc đỏ xuống. Tôi không bước ra theo. Tôi đứng phía
trong một lúc, rồi quay trở lại thang máy đi xuống trước một mình.
Trong một bài báo kỷ niệm ngày 30-4-1975 của một tác giả
đã đăng vào dịp tháng 4-2003, có ghi lại lời kể của ông Thận khi gặp ông Minh:
Ông yêu cầu ông Minh chỉ đường lên hạ cờ ngụy quyền thì ông Minh liền nói với
người đứng kế bên thực hiện lời yêu cầu này. Người đứng kế bên ông Minh chính
là tôi.
Xem lại các bức ảnh ghi lại giây phút lịch sử này, tôi
thấy ngoài lá cờ được đại uý Bùi Quang Thận treo cao trên nóc Dinh Độc Lập –
cột cờ chính thức của Dinh – còn thấy xuất hiện hai hay ba chiến sĩ bộ đội đứng
phất cờ tại bao lơn (balcon) ở tầng một. Có lẽ chính vì thế mà có sự ngộ nhận
đại uý Thận không phải là người duy nhất treo cờ trên nóc Dinh Độc Lập và cũng
có lý khi có người khác cũng nhận là mình đã hướng dẫn bộ đội lên treo cờ.
…Khi từ sân thượng tôi trở xuống đại sảnh thì mọi người
đã vào trong phòng họp có cái bàn to hình ô van nằm bên cánh phải Dinh Độc Lập.
Tôi nghe một người bộ đội cấp chỉ huy nói với ông Minh: “Anh hãy viết ngay một
bản tuyên bố đầu hàng”. Ông Minh trả lời rằng sáng này ông đã có một tuyên bố
trao quyền rồi. Viên chỉ huy nói: “Anh chẳng có gì để trao. Anh chỉ có thể
tuyên bố đầu hàng!”. Lúc này trong những người chứng kiến cuộc đối thoại, có
một người mặc thường phục đứng bên cạnh kỹ sư Tô Văn Cang – một trí thức Sài Gòn có quan hệ với Mặt Trận. Người mặc thường
phục tự giới thiệu mình là người hoạt động cách mạng nội thành và nói với viên
chỉ huy bộ đội: “Ông Minh là người hoạt động cho hòa giải hòa hợp dân tộc. Anh
nên đối xử nhẹ nhàng với ông”. Ông Minh vẫn đứng yên lặng. Viên chỉ huy đề nghị
ông Minh đi đến đài phát thanh để thảo và đọc bản tuyên bố đầu hàng. Viên chỉ
huy yêu cầu những thành viên chính thức của chính phủ đang có mặt gồm tổng
thống Minh, thủ tướng Mẫu và tổng trưởng thông tin là tôi cùng đến đài phát
thanh. Tôi chuẩn bị bước ra khỏi phòng thì nghe tiếng anh Thạch Phen gọi tôi
lại. Anh Thạch Phen trả cho tôi cái cặp da tôi đã nhờ anh cầm giùm lúc nãy. Anh
Phen tưởng tôi quên. Thật sự tôi vẫn nhớ nhưng tôi thấy chẳng cần thiết phải
lấy lại. Trong cặp là toàn bộ số tiền tôi đã lãnh một ngày trước đó ở Hạ nghị
viện trước khi toà nhà lập pháp này đóng cửa. Trong những ngày cuối cùng, chủ
tịch Hạ nghị viện đã ký rút ra gần hết số tiền thuộc ngân sách của Hạ nghị viện
và ứng trước tiền phụ cấp và đủ các thứ tiền khác thành một cục phát cho tất cả
các dân biểu. Tôi nhớ số tiền đó hình như tương đương cả 7-8 chục triệu tiền
bây giờ. Phụ cấp hàng tháng của một dân biểu nghị sĩ lúc đó là rất cao trong xã
hội. Tôi định bỏ luôn cái cặp vì nghĩ tiền của chế độ Sài Gòn sẽ không còn xài
nữa. Tôi miễn cưỡng lấy lại cái cặp trên tay dân biểu Thạch Phen.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, ông Dương Văn Minh nói với vị
chỉ huy bộ đội: “Vợ tôi vẫn đang ở đây. Xin các anh bảo đảm an ninh giùm”. Viên
chỉ huy đáp “Anh hãy an tâm”.
Ông Minh và ông Mẫu được đưa đến Đài phát thanh Sài Gòn
trên chiếc xe Jeep của bộ đội. Còn tôi đi theo trên một chiếc xe Jeep khác của
các nhà báo Đức. Khi tôi đến đài phát thanh thì hai ông Minh và ông Mẫu đã vào
bên trong. Tôi vừa bước vào sân thì anh Nguyễn Hữu Thái và một hai thanh niên
khác đứng ở cổng nói với tôi “Anh về đi, khi nào có bộ phận chính trị vào sẽ
liên lạc lại”. Lúc này thật khó biết ai là ai, ai có đủ thẩm quyền quyết định
chuyện này chuyện nọ.
Nghe thế tôi lại đi trở ra. Sau này được biết, khi hai
ông Minh và ông Mẫu vào bên trong đài phát thanh thì không còn nhân viên kỹ
thuật nào ở đó để làm công việc thu băng. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái phải mất
hai tiếng mới tìm ra nhân viên kỹ thuật. Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị
viên Bùi Văn Tùng thảo. Ông Minh đọc và đài phát vào lúc 13 giờ 30. Sau đó hai
ông Minh và ông Mẫu được đưa trở lại Dinh Độc Lập. Vào lúc 17 giờ 30, luật sư
Nguyễn Văn Huyền, phó tổng thống Sài Gòn trở vào Dinh Độc Lập trình diện. Ông
Huyền đã rời Dinh Độc Lập nửa giờ trước khi quân đội giải phóng vào Dinh.
Đài phát thanh Sài Gòn nằm ở góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu). Cổng chính lúc đó mở ra
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ra khỏi đài, tôi rẽ qua đường Phan Đình Phùng, đi bộ
ngược về hướng trung tâm thành phố vì tôi không còn xe riêng, taxi cũng không
có. Dáo dác tìm “Honda ôm” cũng không ra. Một tay cầm áo vét và một tay xách
cái cặp da đầy “giấy lộn” (trong đầu tôi vẫn nghĩ thế) chẳng biết vứt đi đâu.
Trong đầu tôi rất lộn xộn: mừng vui lẫn buồn tủi. Cái hình ảnh được anh em ôm
lấy và hô lên “Mình thắng rồi” nhưng trong tư thế hai tay giơ cao đầu hàng vẫn
quay tới quay lui trong đầu”.
Lý Quý Chung, Hồi ký không tên, Talawas.org
Lý Quý Chung, Hồi ký không tên, Talawas.org
Xin lưu ý bạn đọc, cuốn Hồi ký không tên của Lý Quý Chung
được phép xuất bản và in ở trong nước năm 2005- thời gian mà ông Bùi Tín đã
trốn được ra nước ngoài. Tôi đã có viêt một bài nhan đề: Hồi ký của im lặng .
Vì tôi thấy cuốn Hồi ký bị quý ông Trần Bạch Đằng cắt xén nhiều quá!! Nhưng tôi
không có điều kiện chắc chắn xem đoạn văn viết về Dinh Độc lập có bị cắt xén
không.
Trên đây là tất cả những tài liệu về
việc tiếp thu Dinh Độc Lập mà từ trước đến nay không ai phủ nhận vai trò của
ông Bùi Tín. Tôi thấy bất nhẩn khi trong sách của ông Huy Đức bỏ quên
và không nhắc tới. Trong khi đó nhà báo Huy Đức đã trình bầy rất chi tiết về
trường hợp của các sĩ quan như Bùi Văn Tùng, Phạm Xuân Thệ, Bùi Quang Thận,
Nguyễn Tất Tài. Theo đó cũng đã xảy ra những tranh chấp giữa Bùi Quang Thận và
đại úy Phạm Xuân Thệ về chuyện cờ quạt. Ông cũng đã nhắc tới buổi “ Tọa đàm
khoa học xung quanh quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975” tại
thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19-10-2005.
Một sự việc như thế có hằng 40,50 chục nhân chứng mà nay
phải mở buổi tọa đàm cho thấy sự kiện nào cũng bị bóp nặn!
Ông cũng đã nhắc tới trường hợp những ông Nguyễn Nhã,
Nguyễn Hữu Thái như những nhân chứng khác.
Tôi mong muốn là nhà báo Huy Đức cần lên tiếng về sự có
mặt hay không mặt của ông Bùi Tín trong ngày 30-4. Trong trường hợp ông giữ im lặng
thì liệu những lời giới thiệu trân trọng coi cuốn sách là chứa đựng nhiều tài
liệu nhất từ trước tới bây giờ, một “ kho tàng quý báu” nay làm quy chiếu cho
những nhà nghiên cứu sau này có phải là những lời phô trương quá đáng hay
không!!
Về phía ông Bùi Tín, tôi đã liên lạc và ông Bùi Tín đã lên tiếng. Ông BT
xác nhận lại một lần nữa và sau đây xin phép ông BT trích lại nguyên văn:
K/Gui anh Ng V LUC,
Cam ơn anh đã có email hỏi vê Bên Thang
Cuoc. Cuốn sách công phu, nhưng do người viết không trực tiếp sống trong cuộc,
chỉ nghe lại, gián tiếp, người khác kể, nên sơ xuất không ít. Riêng về tôi, tôi
không muốn cải chính gì vì không cần không đáng, chỉ là chi tiết. Tôi không
quan tâm chuyện cá nhân nữa.
Nay là chuyện trước mắt, tương lai của dân
tộc mới đáng kể.
30/4/75 tôi đã kể quá nhiều rồi, quá đủ rồi, tôi kể với café, với đàn chim Việt, với RFI, RFA và BBC, VOA rồi.
Tôi vừa trả lời 1 bạn trẻ ở Canada, xin gui anh tham khảo
Chuc anh luôn mạnh
Bui tin
30/4/75 tôi đã kể quá nhiều rồi, quá đủ rồi, tôi kể với café, với đàn chim Việt, với RFI, RFA và BBC, VOA rồi.
Tôi vừa trả lời 1 bạn trẻ ở Canada, xin gui anh tham khảo
Chuc anh luôn mạnh
Bui tin
From: Lienbat@aol.com
To: phamthe@hotmail.ca, vinhxbui@gmail.com
CC: basamvn@gmail.com, lienlacdanlambao@gmail.com, macviethong@yahoo.com
Sent: 31/12/2012 20:19:24 Paris, Madrid
Subj: Anh Pham The than
Anh Thê thân,
tôi rât mừng nhận được email của bạn.
Tôi không còn quan tâm đến chuyện cá nhân.
Trong chiến tranh hàng triệu người chết, mình được may sống sót, tôi cũng thoát chết 4 lần, chỉ trong gang tấc, nên tôi luôn nghĩ đến công ơn của các đồng đội không còn; Mà phần lớn lại là những người dũng cảm, có ý chí nhất, xả thân nhất, chất bơ trong thanh niên thời đại.
Tôi cho tranh dành công lao là đáng hổ thẹn;
Huống gì ngày hôm đó Trung tá Bùi văn Tùng dục tôi vào gặp, tôi không nhận, vì tôi không được trên giao việc ấy, và tôi bận ngồi ở bàn giấy chính của tổng thống để viết bài báo gửi gấp về HàNội.
Bài báo mở đầu là : Tôi viết bài báo này trên tầng 2 dinh độc lập.
Viết xong cả 2 trung tá Nguyễn Văn Hân trưởng ban bảo vệ Quân đoàn 2 và Trung tá Bui Văn Tùng chính ủy lữ doàn 2 xe tăng lại mời tôi vào chính thức gặp họ, vì cả 2 cho rằng phải có sỹ quan cao cấp – từ thượng tá hay đại tá trở lên nếu chưa có ông tướng nào vào kịp, thì cuộc nhận đầu hàng mới có giá trị. Lúc ấy họ đã ở đài phát thanh về.lại trong phòng khách.
Lúc ấy tôi mang quân hàm thượng tá. Viết xong bài tôi nhận vào; Trung tá Hân báo trước : Các vị chú ý một sỹ quan cao cấp vào gặp các vị. Tôi vào, còn nói 1 chiến sỹ cầm AK đứng ngoài cửa, không nên vào.
Khi ông DV Minh nói :Chúng tôi chờ quý ông từ sáng đặng chuyển giao chính quyền,
thì tôi nói ngay : Chính quyền quý ông đã sụp đổ, không thể giao cái gì không còn trong tay.
Sau đó thấy họ buồn tôi nói ngay: hôm nay là ngày vui, chiến tranh chấm dứt, ai có lòng yêu nước cũng có thể coi ngày hôm nay là ngày vui của dất nước.
Chỉ có người Mỹ là thua, toàn dân tộc vN ta thắng… Sau đó tôi hỏi chuyện ông Minh và ông Mẫu – ông Minh về 1 ngày chơi mấy xet tennis, collection hoa phong lan bao nhiêu rồi… cho bình thường không khí.
Ngay sau đó ông phó thủ tướng Ng V Hảo mời tôi gặp riêng chính thức bàn giao về nguyên tắc 16 tấn vàng sau khi ông Hảo xin ý kiến ông Minh rồi ông Mẫu..Ngày 2-5 một IL 18 vào kiểm tra, nhận số vàng đó , do tôi điện ngay bằng morse trại Davis cho thiếu tương Lê Quang Đạo phó chủ nhiệm Tông cục chính trị, là chef của tôi.
Sau này tôi có gặp nhiều lần anh Bui v Tùng, gặp cả vợ và em gái vợ trong đoàn văn công qk5. Anh Tùng bị gán cho những lời nguyên si của tôi. Tôi không giận, không buồn cải chính, vì tôi cho là cãi cọ đôi co về chuyện cá nhân này đáng xấu hổ lắm.Có thể do Bộ Quoc Phong và ban Tuyên huân muốn sửa lại lịch sử vì họ cho là tôi đã “phản bội ” chống đối họ. Tôi không bao giờ phản dân, tôi phản đối kẻ phản dân.
Tất cả lời tôi gặp nội các DVMinh tổ làm phim QGPhong ghi và quay đầy đủ, trong bộ phim Hừng đông trên thành phố SàiGòn. Anh Huy Đức có thể tìm hiểu nếu muốn.
Có mấy bức ảnh rút ra từ bộ phim ấy. Sau này tôi còn gặp ông Mẫu 3 lần ở Sài Gòn, gặp ông Minh và bà cụ ông Minh đến 5 lần, còn đánh tennis voi ông ấy. và nhắc lại những kỷ niệm 30-4. Nay còn ông Hảo có thể còn nhớ rõ.
Tôi gưi email này cho các anh Vinh, Dân, ở mang basam,danlambao nhờ các anh chuyển cho anh Huy Đức. Tôi không trách anh HĐ vì anh ấy không có mặt, chỉ lượm lặt, thu nhặt, gián tiếp, so sánh, theo lời kể, với những động cơ khác nhau , nên có lầm lẫn là bình thường.Huy Đưc dám làm việc lớn là đáng khen, đáng phục rồi.
Cũng nhờ cô Mạc Việt Hồng lưu giữ giúp nhé.
Tôi cho tất cả là quá khứ, quan trọng là tương lai tự do dân chủ của toàn dân.
Chào bạn Pham The nhé. Hẹn gặp dịp Têt này.
Rat quy mến
Bui tin
To: phamthe@hotmail.ca, vinhxbui@gmail.com
CC: basamvn@gmail.com, lienlacdanlambao@gmail.com, macviethong@yahoo.com
Sent: 31/12/2012 20:19:24 Paris, Madrid
Subj: Anh Pham The than
Anh Thê thân,
tôi rât mừng nhận được email của bạn.
Tôi không còn quan tâm đến chuyện cá nhân.
Trong chiến tranh hàng triệu người chết, mình được may sống sót, tôi cũng thoát chết 4 lần, chỉ trong gang tấc, nên tôi luôn nghĩ đến công ơn của các đồng đội không còn; Mà phần lớn lại là những người dũng cảm, có ý chí nhất, xả thân nhất, chất bơ trong thanh niên thời đại.
Tôi cho tranh dành công lao là đáng hổ thẹn;
Huống gì ngày hôm đó Trung tá Bùi văn Tùng dục tôi vào gặp, tôi không nhận, vì tôi không được trên giao việc ấy, và tôi bận ngồi ở bàn giấy chính của tổng thống để viết bài báo gửi gấp về HàNội.
Bài báo mở đầu là : Tôi viết bài báo này trên tầng 2 dinh độc lập.
Viết xong cả 2 trung tá Nguyễn Văn Hân trưởng ban bảo vệ Quân đoàn 2 và Trung tá Bui Văn Tùng chính ủy lữ doàn 2 xe tăng lại mời tôi vào chính thức gặp họ, vì cả 2 cho rằng phải có sỹ quan cao cấp – từ thượng tá hay đại tá trở lên nếu chưa có ông tướng nào vào kịp, thì cuộc nhận đầu hàng mới có giá trị. Lúc ấy họ đã ở đài phát thanh về.lại trong phòng khách.
Lúc ấy tôi mang quân hàm thượng tá. Viết xong bài tôi nhận vào; Trung tá Hân báo trước : Các vị chú ý một sỹ quan cao cấp vào gặp các vị. Tôi vào, còn nói 1 chiến sỹ cầm AK đứng ngoài cửa, không nên vào.
Khi ông DV Minh nói :Chúng tôi chờ quý ông từ sáng đặng chuyển giao chính quyền,
thì tôi nói ngay : Chính quyền quý ông đã sụp đổ, không thể giao cái gì không còn trong tay.
Sau đó thấy họ buồn tôi nói ngay: hôm nay là ngày vui, chiến tranh chấm dứt, ai có lòng yêu nước cũng có thể coi ngày hôm nay là ngày vui của dất nước.
Chỉ có người Mỹ là thua, toàn dân tộc vN ta thắng… Sau đó tôi hỏi chuyện ông Minh và ông Mẫu – ông Minh về 1 ngày chơi mấy xet tennis, collection hoa phong lan bao nhiêu rồi… cho bình thường không khí.
Ngay sau đó ông phó thủ tướng Ng V Hảo mời tôi gặp riêng chính thức bàn giao về nguyên tắc 16 tấn vàng sau khi ông Hảo xin ý kiến ông Minh rồi ông Mẫu..Ngày 2-5 một IL 18 vào kiểm tra, nhận số vàng đó , do tôi điện ngay bằng morse trại Davis cho thiếu tương Lê Quang Đạo phó chủ nhiệm Tông cục chính trị, là chef của tôi.
Sau này tôi có gặp nhiều lần anh Bui v Tùng, gặp cả vợ và em gái vợ trong đoàn văn công qk5. Anh Tùng bị gán cho những lời nguyên si của tôi. Tôi không giận, không buồn cải chính, vì tôi cho là cãi cọ đôi co về chuyện cá nhân này đáng xấu hổ lắm.Có thể do Bộ Quoc Phong và ban Tuyên huân muốn sửa lại lịch sử vì họ cho là tôi đã “phản bội ” chống đối họ. Tôi không bao giờ phản dân, tôi phản đối kẻ phản dân.
Tất cả lời tôi gặp nội các DVMinh tổ làm phim QGPhong ghi và quay đầy đủ, trong bộ phim Hừng đông trên thành phố SàiGòn. Anh Huy Đức có thể tìm hiểu nếu muốn.
Có mấy bức ảnh rút ra từ bộ phim ấy. Sau này tôi còn gặp ông Mẫu 3 lần ở Sài Gòn, gặp ông Minh và bà cụ ông Minh đến 5 lần, còn đánh tennis voi ông ấy. và nhắc lại những kỷ niệm 30-4. Nay còn ông Hảo có thể còn nhớ rõ.
Tôi gưi email này cho các anh Vinh, Dân, ở mang basam,danlambao nhờ các anh chuyển cho anh Huy Đức. Tôi không trách anh HĐ vì anh ấy không có mặt, chỉ lượm lặt, thu nhặt, gián tiếp, so sánh, theo lời kể, với những động cơ khác nhau , nên có lầm lẫn là bình thường.Huy Đưc dám làm việc lớn là đáng khen, đáng phục rồi.
Cũng nhờ cô Mạc Việt Hồng lưu giữ giúp nhé.
Tôi cho tất cả là quá khứ, quan trọng là tương lai tự do dân chủ của toàn dân.
Chào bạn Pham The nhé. Hẹn gặp dịp Têt này.
Rat quy mến
Bui tin
(Trích thư liên lạc với nhà báo Bùi Tín)
Đọc xong hai lá thư của ông Bùi Tín, tôi thấy lòng mình
nhẹ đi bởi vì sự thật đã được trả về cho lịch sử.
Và tôi nghĩ rằng những thông tin sai lầm như trên khi
được phát hiện sẽ là những thiếu sót lớn nhất sát hại tác phẩm và tác giả.
Khuyết Điểm thứ hai: Trận
Điện Biên Phủ trên không
Đã có rất nhiều những bài báo, những nhân chứng ở Hà Nội
viết về cuộc dội bom B.52 này. Người viết trân trọng những tâm tình và những
mất mát gây ra trong 12 ngày đêm của người dân Hà Nội.
Nhưng điều mà mọi người dù là nạn nhân, dù là nhân chứng
cần phải có là lòng Tự Trọng. Chúng ta không cần nói thêm, không cần nói quá mà
nói đúng sự thật. Những điều trích dẫn sau đây cho thấy chúng ta đã không làm
được điều đó.
Thay đổi một vài con số có đáng gì, có thay đổi được diện mạo cuộc chiến
tranh không? Cái bệnh thiếu lòng tự trọng, tôi thấy được ngay cả nơi
những vị tướng như Võ Nguyên Giáp khi ông bá cáo về những tổn thất trong trận
Điện Biên Phủ và nhất là trận Vĩnh Phúc Yên. Trận mạc thì có thắng có thua,
không lẽ trận nào ta cũng thắng? Trong trận Vĩnh Phúc Yên, binh lính của tướng
Võ Nguyên Giáp như những cây đuốc sống chết vì bom Napalm lần đầu tiên được sử
dụng. Thật kinh hoàng. Vậy mà xem ra vị đại tướng không thấy được sự kinh hoàng
đó.
Indochine 1951, La bataille de Vinh Yen (Premiere
victoire du Général De Lattre De Tassigny en Indochine. Sẽ trình bày chi tiết
khi viết về tướng Võ Nguyên Giáp
Và sau đây là trích dẫn tài liệu của tác giả về 12 ngày đêm Mỹ bỏ bom Hà
nội. Tác giả Huy Đức viết:
« Đêm 28-12-1972, Tướng Giáp duyệt bản Thông cáo Chiến thắng do Cục Tuyên huấn dự thảo, theo đó: “Chỉ trong 12 ngày đêm, quân và dân ta đã bắn rơi 77 máy bay hiện đại, trong đó có 33 máy bay B52; 5 F111; 24 phản lực; 3 máy bay trinh sát; 1 máy bay lên thẳng; tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ ». Sáng 29-12-1972, các đài báo cho phát bản Thông cáo nói trên và Báo Quân Đội Nhân Dân đăng xã luận gọi “chiến công vĩ đại” này là “trận Điện
Biên Phủ trên không”.
Tác giả Huy Đức đã ghi chép tỉ mỉ diễn biến 12 ngày đêm
Mỹ bỏ bom Hà Nội. Cái sai lầm là những con số. Cái sai lầm là coi đó là một
chiến công vĩ đại. Khi Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội thì mục đích chính là ép Hà
Nội quay lại bàn Hội Nghị. Ngày 13 tháng 12, Lê Đức Thọ quay trở về Hà Nội và
Hội đàm Ba Lê phải ngừng lại. Chính vì lý do đó, Nixon quyết định cho bỏ bom
Hànoi. Trong hồi ký của Nixon có ghi rõ 16 mục tiêu ở Hà nội và 13 ở Hải Phòng
nhằm: các phương tiện giao thông vận tải, các trung tâm truyền tin và đài phát
thanh Hà Nội cũng như cảng biển.
Mémoires Richard Nixon, trang 534 ! « Le 14 décembre, je
donnai l’ordre, qui devait etre éxécuté trois jours plus tard, de procéder à de
nouvelles poses de mines à Hai phong, de reprendre les reconnaissances
aériennes, et les raids be B.52 sur des objectifs militaires à Hanoi et
Haiphong.
Thật vậy, với chừng đó chuyến bom xuất kích, chừng đó bom đạn, liệu thành phố Hà Nội còn có thể có một ngôi nhà còn đứng vững? Thay vì chỉ có 1600 nạn nhân, con số có thể lên tới vài trăm ngàn người?
Trong cuốn sách mới được xuất bản nhan đề «Đối mặt với
B.52 ghi nhận con số nạn nhân không phải 1600 mà nay là 2380.
Khi coi cuốn film, Điện Biên Phủ trên không, nhạc sĩ Tô Hải đã chế diễu một
cách chí lý: lúc ấy muốn được an toàn, thay vì sơ tán, cứ ngồi lại ở Hà Nội là
an toàn nhất!!
Xin nhắc lại là trước khi đạt được Hiệp định Ba Lê, cộng
sản Bắc Việt đã chịu đựng một trận mưa bom trên bầu trời Bắc Việt trong suốt 12
ngày đêm dịp lễ giáng sinh năm 1973.
Hà Nội đã kịp cho sơ tán 1/3% dân chúng Hà Nội ra khỏi
thành phố . Hơn 700 lượt xuất kích của máy bay chiến lược B.52 cuối cùng chỉ
gây thiệt hại số người thương vong vào khoảng 1600. Gia đình chị Nguyễn Thị
Đức, theo Ha Nội archives cho thấy có cả thảy 7 người chết. Lòng căm thù dấy
lên về sự tàn ác này.
Theo ông Nguyễn Cơ Thạch, sau đợt tấn kích này, hai bên
lại họp lại và Kissinger đã ngỏ lời xin lỗi và cho biết ông không tham dự vào quyết định này của TT
Nixon và cũng không thể thay đổi được quyết định này. Lê Đức Thọ trả lời mọi
người Mỹ trách nhiệm về sự tàn khốc này như một cách diệt chủng !!
Cho đến nay, Hà Nội đang ăn mừng 12 ngày đêm « Điện Biên Phủ trên không ». Đây chỉ là dịp khoe khoang. Họ đã cho trình chiếu phim tài liệu: 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không ..Họ khoe thành tích bắn rơi 35 máy bay B.52.
Cho đến nay, Hà Nội đang ăn mừng 12 ngày đêm « Điện Biên Phủ trên không ». Đây chỉ là dịp khoe khoang. Họ đã cho trình chiếu phim tài liệu: 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không ..Họ khoe thành tích bắn rơi 35 máy bay B.52.
Xem phim truyền hình của Hà Nội hiện đang chiếu lại nhiều
lần để kỷ niệm 40 năm trận «Điện Biên Phủ trên không».
Nhưng tài liệu ngoại quốc cho hay, B.52 xuất trận khoảng
700 lần và chỉ có 15 B.52 bị bắn hạ.
-
Trích Les 1001 batailles, trang 926.
-
Trích Les 1001 batailles, trang 926.
Tác giả Huy Đức đưa ra con số 33 máy bay. Tài liệu phim
của Hà Nội đưa ra con số 35 máy bay và người Mỹ đưa ra con số 15 máy bay thì
trong ba số đó có hai số ảo, số phịa. Tôi vẫn tự hỏi có cần phải viết phịa ra
như thế không? Để làm gì?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hằng cũng đưa con số 15 máy bay cho hay:
“Binh, on the other hand, prefers to remember the
powerful effect of people’s diplomacy at this juncture in the war. With 27 U.S.
aircraft shot down, including 15 B-52s (the North Vietnamese claimed 81
aircraft shot down, including 34B-52s), 44 captured American pilots (one of
whom died in captivity) and another 42 killed or missing in action, not to
mention the damages wrought on North Viet Nam, including more than 2,000
civilians killed and more than 1,500 wounded, public outrage forced Nixon to
end the bombing campaign and his approval ratings plummeted”.
Lien Hang T. Nguyen, Hanoi’s war, trang 296
Lien Hang T. Nguyen, Hanoi’s war, trang 296
Thật khó kiếm ra điều gì mà người
cộng sản nói đúng sự thật. Hỉnh như trong thuật ngữ của người cộng sản không có
từ Sự Thật
Tôi cũng chịu khó ngồi đọc cuốn sách nhan đề: Bắn rơi tại
chỗ máy bay B.52 do các vị như trung tướng Bằng Giang, thiếu tướng Phùng Thế
Tài, thiếu tướng Hoàng Phương, Đại tá Văn Giang, đại tá Vũ Trọng Cảnh, đại tá
Văn Duy, thượng tá Đặng Tuất.
Tôi xin được trích dẫn trường hợp đại úy phi công Phạm Tuân như sau:
Trên bản đồ, những vệt chì đen ngoằn ngòe
bao lấy tốp 14. Một tốp tiêm kích địch đang chặn đường bay của Phạm Tuân. Đài M
kịp thời cải hướng bay:
-702 !Tốc độ. Hướng…
-702 !Tốc độ. Hướng…
Thực hiện đúng phương án chiến đấu và ý
kiến thống nhất trong sở chỉ huy truyền đi, Tuân bí mật vượt qua bọn tiêm kích
khống chế khu vực để tiến vào mục tiêu chính.
Một lát sau, Phạm Tuân bá cáo:
- Hồng Hà! 702 đã thấy mây đen.
- Sở chỉ huy nhắc:
- 702! Chú ý phân biệt mây đen và sương mù.
- TiếngTuân bình tĩnh:
- Hồng Hà! 702 thấy rõ ba tốp mây đen.
- Đúng là PhạmTuân đã phát hiện được B.52 trong cái mớ hỗn độn các loại máy bay địch trên bầu trời đêm nênh mông. Đồng chí Phạm Tuân đang chiếm ưu thế về độ cao và tốc độ. Thời cơ rất thuận lợi. Chúng tôi trao đổi vài câu ngắn. Đồng chí Trần Hanh ra lệnh tiếp:
- -702! tăng lực!
- Đồng chí sĩ quan dẫn đường liên tiếp thông báo cho Phạm Tuân:
- 702! Mây đen, phía trước 12 kilô mét… 6 kilô mét..
- Máy bay ta đang đè lên đầu lũ tiêm kích hộ vệ, lao thẳng tới “siêu pháo đài bay” .
- Bỗng tiếng đồng chí Phạm Tuân vang lên:
- Hồng Hà! 702 xin phép được công kích!
- Giây phút quyết định của trận đánh đã đến. Đồng chí Trần Hanh ung dung bóp công tắc ống nói. Giọng anh đĩnh đạc, rắn rỏi, nhưng không dấu được vẻ xúc động:
- 702! Cho phép công kích ! Theo đúng phương án.
- Nghe rõ! Tiếng Tuân đáp lại kiên quyết.
- Sau vài giây, sở chỉ huy ra–đa thông báo:
Tín hiệu tốp địch 14 đã bị xóa trên màn hiện sóng. Các tốp địch đã vòng”(11)
- Hồng Hà! 702 đã thấy mây đen.
- Sở chỉ huy nhắc:
- 702! Chú ý phân biệt mây đen và sương mù.
- TiếngTuân bình tĩnh:
- Hồng Hà! 702 thấy rõ ba tốp mây đen.
- Đúng là PhạmTuân đã phát hiện được B.52 trong cái mớ hỗn độn các loại máy bay địch trên bầu trời đêm nênh mông. Đồng chí Phạm Tuân đang chiếm ưu thế về độ cao và tốc độ. Thời cơ rất thuận lợi. Chúng tôi trao đổi vài câu ngắn. Đồng chí Trần Hanh ra lệnh tiếp:
- -702! tăng lực!
- Đồng chí sĩ quan dẫn đường liên tiếp thông báo cho Phạm Tuân:
- 702! Mây đen, phía trước 12 kilô mét… 6 kilô mét..
- Máy bay ta đang đè lên đầu lũ tiêm kích hộ vệ, lao thẳng tới “siêu pháo đài bay” .
- Bỗng tiếng đồng chí Phạm Tuân vang lên:
- Hồng Hà! 702 xin phép được công kích!
- Giây phút quyết định của trận đánh đã đến. Đồng chí Trần Hanh ung dung bóp công tắc ống nói. Giọng anh đĩnh đạc, rắn rỏi, nhưng không dấu được vẻ xúc động:
- 702! Cho phép công kích ! Theo đúng phương án.
- Nghe rõ! Tiếng Tuân đáp lại kiên quyết.
- Sau vài giây, sở chỉ huy ra–đa thông báo:
Tín hiệu tốp địch 14 đã bị xóa trên màn hiện sóng. Các tốp địch đã vòng”(11)
Bắn rơi tại chỗ máy bay B.52, Hồi ký, trang
331-332 nxb Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội- 1978
Để bổ túc thêm những chiến tích về việc bắn
hạ máy bay chiến lược B.52 năm 1973, xin được trích dẫn về việc quân đội nhân
dân tỉnh Quảng Bình, ngay từ năm 1959 đã tiêu hủy hai hàng không mẫu hạm của Mỹ
như thế nào.
Thực hiện chủ trương chiến lược nói trên, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định thành lập Đoàn 559 với nhiệm vụ “Mở đường giao liên, mở đường vận tải quân sự, để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam”.
Trich trên dcvonline. Net
Thực hiện chủ trương chiến lược nói trên, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định thành lập Đoàn 559 với nhiệm vụ “Mở đường giao liên, mở đường vận tải quân sự, để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam”.
Trich trên dcvonline. Net
Đây là một việc bịa đặt trắng trợn đến ngu xuẩn. Mỹ chỉ
có 11 Hàng không mẫu hạm mà bị bắn chìm hai!! Câu hỏi đặt ra ở đây là có bao
nhiêu phần trích dẫn tài liệu trong cuốn sách của nhà báo Huy Đức là đáng tin
cậy?
Để chấm dứt phần tài liệu về máy bay B.52 này, xin trích dẫn quan điểm của
Nguyễn Kỳ Phong, một chuyên viên về quân sự của Mỹ viết:
«Với kết quả đắc cử trong tay, ngày 14 thang 12, 1972, Nixon quyết định cho
Hà Nội thấy họ không có lựa chọn nào khác. Đi ngược lại những cố vấn quân sự
của Bộ trưởng Quốc phòng Laird, ban tham mưu liên quân và tư lệnh Thái Bình
Dương, ngày 17-12, Nixon ra lệnh khai triển cuộc hành quân không lực Linebacker
II tiếp theo. Trong ba ngày đầu dội bom, hỏa tiễn địa không của Bắc Việt bắn
rớt 14B.52. Khi thấy Ban tham mưu liên quân và bộ tư lệnh Thái Bình Dương nao
núng, Nixon ra lệnh cho đô đốc Moorer tiếp tục cường độ oanh tạc và bắt vị tham
mưu trưởng liên quân này phải đích thân chịu trách nhiệm về kết quả của chiến
dịch oanh tạc. Sau mười một ngày dội bom, hơn một ngàn phi vụ chiến thuật và
770 phi vụ chiến lược B-52, Lê Đức Thọ xin trở lại bàn hội nghị lần cuối «.
Nguyễn Kỳ Phong, Vũng lầy của Bạc Ốc, trang 396-397
Nguyễn Kỳ Phong, Vũng lầy của Bạc Ốc, trang 396-397
Phần tôi, tôi chỉ muốn nhắc họ ý kiến của ông Võ Văn Kiệt:
“Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi
e rằng chúng ta đang lại lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử
cũng như cuộc sống, cái đúng cái sai nói một lần người ta hiểu; nói hai ba lần
người ta im lặng; nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm.
Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao
việc cần làm”
Những đòi hỏi mới của thời cuộc. Võ Văn Kiệt Ibid
Những đòi hỏi mới của thời cuộc. Võ Văn Kiệt Ibid
Trong khi Hànoi tưng bừng kỷ niệm 40 năm Trận Điện Biên
Phủ trên không thì có một người không mừng mà người cộng sản cố tình quên. Tôi
chỉ cần đưa ra một câu chuyện, đúng ra là một bản tin thời sự- giống như một
tin tức vụn vặt đến không đáng nói tới-.
Vậy mà nó đủ để phá vỡ những điều mà người cộng sản đang
rêu rao những ngày gần đây, bất kể sự thật. Đó là câu chuyện Jane Fonda còn được gọi một cách thân mật là Hanoi
Jane đã từng cùng với Jean Baez cất tiếng hát trong hầm trú ẩn tại khách sạn
Métropole. Trong cái căn hầm ấy, ngày nay, người ta còn nhìn thấy tấm bảng
đồng ghi lại kỷ niệm của Jean Baez với bài hát của cô: Where are you now my son.
Người ta đã vinh danh hết lời những người Mỹ phản chiến
được đại diện vởi hai ca sĩ, nghệ sĩ trên.
Họ gọi đó là những người nghệ sĩ . Quá là đẹp. Quá là
lãng mạn chính trị.
Nhưng sự thật cho thấy đã có thay đổi. Jane Fonda thập
niên 1970 không phải Jane Fonda năm 2012. Mới
đây không lâu, tôi đọc được một bài phỏng vấn Jane Fonda, trên tờ Paris Match
có dành một câu hỏi chót của ký giả Dany Jucaud như sau:
- Cuối cùng, xin hỏi bà một câu, điều gì làm bà hối tiếc trong cuộc đời của
bà?
-Tôi đã không ứng
xử như một người mẹ mẫu mực. Tôi đã cố vớt vát lại điều đó với các cháu của
tôi. Điều thứ hai, vâng là khi tôi ở Hà Nội, năm 1972 .. Tôi đã để cho người ta
chụp hình, tươi cười, ngồi trên một dàn phóng hỏa tiễn nhằm đến các binh sĩ Mỹ
mà không hiểu rõ điều tôi đã làm …Tôi đã trả giá rất đắt về bức hình đó và
người ta bây giờ vẫn còn trách móc tôi. Cho đến khi chết, tôi vẫn còn hối hận
vì đã chụp bức hình đó.
Trả lời phỏng vấn của Jane Fonda, Paris Match, số 3268,
tháng giêng 2012
Câu trả lời của Jane Fonda- như một lời thú tội nói thay
cho nhiều người, trong đó có lãnh đạo của Mỹ, thanh niên phản chiến Mỹ, cũng
như mốt số thành phần trí thức thiên tả- những thành phần trí thức tả khuynh
trong những vận động tôn giáo, chính trị, xã hội của miền Nam VN trước 1975.
Tất cả đã phải trả giá đắt trong cuộc chiến này. Trong đó có cái giá phải trả cho sự bị lừa dối. Riêng dân miền Nam trả giá cho những bất cập và những toan tính và chính sách của người Mỹ trước 1975 .. Sau 1975, trả giá cho những hệ lụy đủ loại với người cộng sản.
Trong cuộc chiến tranh vừa qua, có điều gì người cộng sản
đã nói thật?
Khuyết điểm thứ ba: Quá chi
tiết mà quên cái đại thể
Cái lẽ nữa là tác giả đi vào nhiều chi tiết có tính thời sự lan man, dẫn đưa vào những tình tiết- dù sống động- dù lôi kéo người đọc- Nhưng lại không đưa ra được mục đích và bản chất các cuộc chiến tranh ấy cũng như những sai lầm ý thức hệ trong việc quản lý đất nước sau 1975. Tôi có cảm tưởng tác giả dễ dãi hoặc tham lam khi trích dẫn tài liệu. Việc nói rất dông dài về cuộc đời tư và đời công của ông Võ Văn Kiệt đã chiếm ngự hầu như toàn bộ cuốn sách. Bóng dáng ông Kiệt như bao trùm tác phẩm mà thực sự chỗ ấy phải dành cho vai trò TBT. Lê Duẩn mới đúng.
Cái lẽ nữa là tác giả đi vào nhiều chi tiết có tính thời sự lan man, dẫn đưa vào những tình tiết- dù sống động- dù lôi kéo người đọc- Nhưng lại không đưa ra được mục đích và bản chất các cuộc chiến tranh ấy cũng như những sai lầm ý thức hệ trong việc quản lý đất nước sau 1975. Tôi có cảm tưởng tác giả dễ dãi hoặc tham lam khi trích dẫn tài liệu. Việc nói rất dông dài về cuộc đời tư và đời công của ông Võ Văn Kiệt đã chiếm ngự hầu như toàn bộ cuốn sách. Bóng dáng ông Kiệt như bao trùm tác phẩm mà thực sự chỗ ấy phải dành cho vai trò TBT. Lê Duẩn mới đúng.
Đáng nhẽ, tác giả nên viêt hẳn một cuốn sách để viết về
ông Võ Văn Kiệt thì hay hơn.
Vai trò TBT Lê Duẩn chưa được trình bầy đầy đủ nếu không
nói là thiếu sót.- Mặc dầu có chương dành cho TBT Lê Duẩn-.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hằng đã dành hầu như cả cuốn sách của bà: Hanoi’s
war để nói về những tranh chấp nội bộ Trung ương Đảng- đặc biệt tranh chấp giữa
Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn. Trong một dịp trả lời phỏng vấn của đài VOA, Bà
Nguyễn Thị Liên Hang nói:
«Khi bắt đầu cuộc nghiên cứu, tôi lấy làm sửng sốt về những gì mà tôi khám
phá được, những điều chúng ta vẫn chấp nhận là sự thực khi được học về chiến
tranh Việt Nam trên đất Mỹ…Tôi phát hiện ra rằng có nhiều điều hoàn toàn sai sự
thực. Chẳng hạn, một điều đơn giản là từ hồi nào tới giờ, tôi được học rằng ông
Hồ Chí Minh là người lãnh đạo Bắc Việt Nam, rằng ông là vị lãnh tụ hướng dẫn
cuộc cách mạng và là người làm quyết định… nhưng trong quá trình nghiên cứu,
tôi nhận ra rằng trên thực tế, người làm các quyết định quan trọng, lãnh đạo
miền Bắc là một nhân vật khác ít tiếng tăm hơn trên trường quốc tế, đó là Tổng
Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn. Tôi có thể lập luận rằng chính ông Lê
Duẩn mới là người lãnh đạo miền Bắc.”
Vẫn theo Giáo sư Liên Hằng thì cùng với cánh tay mặt của ông, là ông Lê Đức
Thọ, ông Lê Duẩn cai trị chế độ miền Bắc với một bàn tay sắt, và coi ông HCM và
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người hùng cách mạng khác, là những đối thủ, là
mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hạn của ông ở Hà Nội.
Chính ông Lê Duẩn đã gạt ông Hồ Chí Minh và Tướng Giáp cùng với các ủng hộ
viên sang một bên, trong khi làm hầu hết các quyết định quan trọng nhất trong
cuộc chiến”.
VOA phỏng vấn giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng
Trong cuốn sách của bà NTLH, bà cũng đưa ra nhận xét như sau:
“Altrhough the General offensive and General Uprising was a risky strategy
with litlle chance of success, Le Duan forged ahead and cut down his detractors
(foremost among them Ho Chi Minh and Vo Nguyen Giap) by launching the largest
purge in Party History, one that remains relatively unknown.With the sussessful
conclusion of the Revisionist Anty-Party Affair and the passage of the General
Offensive and General Uprising resolution by early 1968, Le Duan could look
forward to reaping the fruits of his labor in the Lunar New year “.
Nguyen Thi Lien Hang, Hanois war, trang 109
Nguyen Thi Lien Hang, Hanois war, trang 109
Vũ Thư Hiên trong Đêm giữa ban ngày cũng dành một phần cuốn sách của ông để
nói về vấn đề này.
Ông viết:
“Người ta ví triều đại Lê Duẩn như thời vua Lê-Chúa Trịnh . Vào những ngày lễ, ngày tế cứ trông số xe đậu trước cung Vua và phủ Chúa mà biết quyền lực thực sự nằm trong tay ai”
Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, trang 358
“Người ta ví triều đại Lê Duẩn như thời vua Lê-Chúa Trịnh . Vào những ngày lễ, ngày tế cứ trông số xe đậu trước cung Vua và phủ Chúa mà biết quyền lực thực sự nằm trong tay ai”
Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, trang 358
Vũ Thư Hiên viết tiếp:
“Trong nỗi lo lắng về quyền lực của Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp lồ lộ như một
hiểm họa. Chính vì thế Lê Duẩn- Lê Đức Thọ bao giờ cũng nhất quán trong mục
tiêu hạ uy thế tướng Giáp. Cả hai hiểu rất rõ rằng vị trí cao nhất trong Đảng
lẽ ra phải thuộc tướng Giáp, chứ không thuộc về họ và tướng Giáp bất cứ lúc nào
cũng có thể thay thế họ, một khi họ trượt chân“.
Vũ Thư Hien, Ibid, trang 364
Vũ Thư Hien, Ibid, trang 364
Merle L. Pribbenow II với đề tài: Tướng Võ Nguyên
Giáp và tiến trình bí ẩn của kế hoạch tấn công tết Mậu Thân. Trong đó đề cập
đến một cuộc tranh luận dai dẳng và sự biến mất của Võ Nguyên Giáp. Bài tham
luận viết: Trong giai đoạn kế hoạch chiến
lược đang thành hình cũng như trong những ngày khởi đầu làn sóng đầu tiên của
cuộc Tổng tấn công chiến lược Mậu Thân, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường
xuyên vắng mặt khỏi bộ Tổng hành dinh và không dự những cuộc họp quan trọng của
Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương, hay các cuộc họp chung của tiểu ban năm người
trong Bộ chính trị tổ chức với quân ủy Trung ương..(..) Mặc cho những phản đối
của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp và nhiều người khác, tiến trình lập kế hoạch
vẫn được thực hiện với một nhịp điệu gấp gáp với Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng ở vị
trí chỉ huy và đến cuối tháng tám kế hoạch đã thành hình ».
Trong chuyên đề: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975,
Talawas.org bài của Merle L. Pribbenow
Trong cuốn sách viết về Hồ Chí Minh, William .J Duiker cũng tiết lộ Lê Duẩn
đã có ý định thay thế ngay cả ông Hồ Chí Minh- một nhân vật cách mạng cựu trào bằng Nguyễn Chí Thanh và đặt để ông Hồ vào
vai trò « vô thưởng vô phạt » như Giám đốc cơ quan nghiên cứu về chủ thuyết
Mác- xít-Lênin. Phần Lê Duẩn, dĩ nhiên, ông nắm quyền kiểm soát toàn đảng:
Rumors even circulated in Hanoi that Le Duan planned to replace Ho Chi Minh
as president with Nguyen Chi Thanh, while relegating the veteran revolutionary
to an innocuous position as director of Marxist-Leninist studies. Le Duan, of
course. Woudl retain control over the Party ».
William J.Duiker, Ho Chi Minh, trang 537
William J.Duiker, Ho Chi Minh, trang 537
Có thể nói, TBT Lê Duẩn là nhân vật chính- nhân vật chủ chốt đứng trên cả
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp từ năm 1960 cho đến 1975 trong các quyết định
Chiến dịch Tổng công kích và tổng nổi dậy Tết Mậu Thân, Mùa hè đỏ lửa và chiến
dịch Hồ Chí Minh 1975 và kéo dài cho đến Giai đoạn Đổi Mới.
Trong bài TBT Lê Duẩn như tôi biết, Lê Đức Anh kết luận:
“Trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại dưới sự lãnh đạo của Đảng,
của bác Hồ, anh là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất chèo lái con
thuyề cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, cập bến vinh quang“.
TBT Lê Duẩn như tôi biết, ky II, đại tướng Lê Đức Anh,
nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam , vietbao.vn Trong bài Đại tướng Võ Nguyên
Giáp với bốn đều tiết lộ cho thấy vào năm 1971, từ bên kia bờ sông Thạch Hãn,
phía cộng sản, chiến dịch do Lê Duẩn chủ xướng, cứ vào lúc 5 giờ 30 chiều có
một đại đội khoảng 135 người vượt sông tăng cường cho việc tấn công cổ thành
Quảng Trị.Thường họ đi không về đủ số. Trong 60 ngày đêm, sự hy sinh lên đến
con số 10 ngàn người. Có nhiều khả năng cho đây là một sự hy sinh và tổn phí vô
ích do hiếu thắng, chủ quan và thiếu chuẩn bị điều nghiên. Nó không có dấu hiệu
gì cho thấy đây là một cuộc chiến thắng hiểu theo nghĩa nào cũng được.
Trần Khải Thanh Thủy trong bài viết về tướng Võ Nguyên
Giáp,
Sự mâu thuẫn và tranh chấp nội bộ giữa Võ Nguên Giáp và
Lê Duẩn là điều không dấu diếm được được ai. Về mặt nội bộ, phe cánh của Lê
Duẩn đã dìm Võ Nguyên Giáp xuống tận đất đen. Những người đứng về phía VNG càng
ngày càng thất thế, giữ nổi mạng sống đã là may mắn. Vai trò của ông trong trận
chiến Đông Dương 2 đôi khi chỉ có tính cách hình thức. Trong trận chiến Tết Mậu
Thân, ông phải đi chữa bệnh dài hạn ở ngoại quốc. Chúng tôi sẽ trình bày cặn kẽ
khi viết về Võ Nguyên Giáp.
Tuy nhiên đối với quốc tế, đứng sau Hồ Chí Minh là Võ
Nguyên Giáp. Lê Duẩn không bao giờ hạ được uy tín của Võ Nguyên Giáp đối với
thế giới bên ngoài.
Cuốn sách vì thê mất quân bình về lượng thông tin, về
tính liên tục lịch sử(chronologie) và phân phối tài liệu. Vì thế ta không lạ
gì, tác giả bị sự quyến rũ của tài liệu một cách lộ liễu. Tác giả không tiên
liệu được cái chính cái phụ, nhiều khi lấy cái tiểu tiết trở thành đề tài
chính, thiếu những cái nhìn focus, tập trung và sâu sắc vào đường lối, mục tiêu
của đảng. Tôi nêu một trường hợp.
Việc tác giả đã dành một thời lượng không nhỏ để nói về
vụ án Cimexcol- Minh Hải và Dương Văn Ba như thể một câu chuyện quan trọng. Nó
có lý do của nó: Một cách gián tiêp, tác giả đứng về phía ông Võ Văn Kiệt.
Trong sự đố kỵ giữa Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt một cách nào đó nói về sư dị biệt cá tính và sự xung khắc miền.
Khi no đủ, những yếu tố tiềm ẩn- tính địa phương- trước
đây trong hoàn cảnh chiến tranh, nó tạm ngủ yên-. Nhưng khi có quyền hành trong
tay, những yếu tố ấy công khai bộc phát theo nghĩa chia phần hưởng lộc. Một
cách nào đó ta hiểu được như trong vụ Câu Lạc bộ Những người kháng chiến cũ hay
Mặt trận giải phóng miền Nam. (Tôi nhớ đâu đây trong hồi ký Lữ Phương, ông ta
đố kỵ với một lãnh đạo miền Bắc ở mật khu) hay như những mâu thuẫn cá tính giữa
Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt.
Những mâu thuẫn miền cũng xảy ra một cách lộ liễu khi các
cán bộ miền Bắc vào tiếp thu miền Nam khi về các tỉnh. Tinh thần đồng chí trong
chiến tranh tạm bỏ quên một bên cho những mâu thuẫn, tranh chấp mang tính địa
phương với những đố kỵ, nhỏ nhen, bè phải vì quyền lợi.
Ít lắm người ta cũng thấy, ông Võ Văn Kiệt có thể là
người ít thấm nhuần nhất về lý thuyết Mác Xít, sau 1975 thường có khuynh hướng
chơi với cánh miền Nam bất kể phần lớn bọn họ là người thuộc chế độ cũ- dù mang
nhãn hiệu đối lập hay thành phần thứ ba. Khi ra làm thủ tướng, phải coi dư luận
người trong đảng thế nào khi ông mang theo hai cố vấn về kinh tế ra miền Bắc,
trong đó có Võ Hoàng trong nhóm chiều thứ sáu?
Điều ấy cũng đã xảy ra tương tự trong một thời kỳ rất
ngắn ở miền Nam, sau khi lật đổ ông Ngô Đình Diệm. Một nhóm người miền Nam cũng
tự đặt mình vào cái gốc gác miền Nam để minh chứng vị thế của họ. Từ đó cũng
nảy sinh ra vấn đề “kỳ thị » giữa Nam Bắc. Một nhóm thiểu số trí thức Nam Kỳ,
năm 1964 đã lập ra Hội Liên trường và nhất là nhóm có tên Phong trào Phục Hưng
miền Nam.
Thoạt đầu do sự muốn lôi kéo một số nhân vật miền Nam vào
trong nội các của mình, tướng Nguyễn Cao Kỳ đã nhờ trung gian linh mục Nguyễn
Quang Lãm, chủ nhiệm tờ báo Xây Dựng giới thiệu kỹ sư Võ Long Triều vốn cũng là
người Thiên Chúa giáo, nhưng là người miền Nam và không có tì vết dính dáng đến
chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
Và Võ Long Triều đã kéo được một số những người khác như
giáo sư Nguyễn Văn Trường, Âu Trường Thanh, Khương Hữu Điểu, Âu Ngọc Hồ, Nguyễn
Văn Bông, Trương Văn Thuấn và Trương Thái Tôn vào nhóm. Và những người năng
động nhất là Nguyễn Văn Trường và Lý Chánh Trung đều được đề cử là Tổng Trưởng
và Đổng Lý văn phòng bộ Giáo dục. Đặc biệt có thêm cụ Trần Văn Hương được coi
như « lãnh tụ và thường được gọi là «ông già gân ».
Vì vai trò của ông Nguyễn Văn Trường và Lý Chánh Trung ở
bộ giáo dục nên đã lôi kéo thêm một số không nhỏ các giáo chức trung học vào
trong nhóm Liên Trường. Sau này nhiều người trong bọn họ giữ những chức vụ lớn
nhỏ như Hiệu trưởng, giám đốc, khu trưởng học khu giáo dục. Sự kỳ thị và bè
phái là có thực trong một giai đoạn nhất thời ở bộ Giáo dục mà nạn nhân đầu
tiên là giáo sư Trần Ngọc Ninh và khoảng hơn 20 giáo chức trung học trong đó có
Lê Đình Điểu, Đỗ Quý Toàn, Hà Tường Cát- có thể có Phạm Phú Minh(đều ở báo
Người Việt)
Cũng từ những chỗ dựa vào miền, địa phương này mà một số
không nhỏ bọn họ được hưởng những đặc ân như đi tu nghiệp ngoại quốc, đã đắc cử
vào các chức vụ dân biểu. Tôi có thể ít lắm nêu tên tuổi được gần 20 vị mà hiện
nay đều còn sống đã được hưởng những đặc lợi mà những người khác không có
được..
Nhưng tôi nghĩ rằng, đó là thời nhất thời nông nổi mà
những vị ấy cũng muốn quên nên không cần nhắc lại. Cũng cần nhấn mạnh thêm là
thời VNCH, sau 1963, có hai cửa ngõ đi vào chính trị tương đối dễ dàng là :
cổng chùa và cổng nhà thờ và gốc địa phương.
Vì thế tôi hiểu được tại sao tác giả đã dành một số trang nhiều như thế để
viết về vụ án Dương Văn Ba.
- Lẽ thứ nhất, tác giả được những người thuộc phe cánh
của ông Võ Văn Kiệt là những người thuộc thành phần thiên tả miền Nam cũ như Hồ
Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Dương Văn Ba, Lý Quý Chung cung cấp tài liệu như Hồi
ký của Ngô Công Đức, nhất là Hồ Ngọc Nhuận với cuốn Đời và cuốn : Chuyện một vụ
án. Tác giả cũng là người có được những tài liệu riệng của ông Võ Văn Kiệt.
- Lẽ thứ hai dùng vụ án này để bênh vực gián tiếp những
người của ông Võ Văn Kiệt..
Ngô Công Đức trước khi chết có một cuốn sách
rất mỏng vài chục trang mang tựa đề Tự Bạch . Lý Quý Chung với cuốn nhật ký Hồi Ký Không Tên được nhà nước cho
xuất bản trước khi chết. Hồ Ngọc Nhuận
với cuốn Đời và Chuyện một vụ án. Họ cùng chia xẻ những giai đoạn làm các báo
Đại Dân Tộc, Tin Sáng cũ 1968. Sau 1975, họ cũng được các ông Võ Văn Kiệt, Tạ
Bá Tòng, Mai Chí Thọ, Trần Bạch Đằng nâng đỡ và bảo đảm cho họ khỏi đi học tập
cải tạo. Nhưng được học tại chỗ và chỉ kéo dài trong một tuần, từ ngày 15-8 đến
22-8, tại đường Phùng Khắc Khoan.
Nhân đây xin trích dẫn một vài đoạn trong chúc thư cuối đời của dân biểu
Ngô Công Đức tỏ ra sự hối tiếc đã di theo cộng sản:
«Cuộc chiến giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước là một may mắn. Nhưng
cái may mắn ấy cũng mang theo tai họa. Thoát được cảnh chết nhưng một số phải bị
tù đầy và chết oan giữa biển cả. Họ là những người từng có đời sống như chúng
tôi ở miền Nam này, từng yêu thương như cha mẹ sinh thành. Tôi cố tạo tình đoàn
kết, nhưng tiếng nói của trí thức, của người tôn giáo lúc đó, không có giá trị
trước sự hô hào của đấu tranh giai cấp, giai cấp nông dân chủ yếu, người chiến
thắng nhưng đầu óc hẹp hòi lẫn phong kiến. Rồi miền Nam phải rước lấy một chế
độ đã từng được áp đặt bao nhiêu thập niên ở miền Bắc, gây nhiều chết chóc đau
thương oan uổng, gây nghi kỵ và gian dối, gây nghèo đói giữa một dân tộc thông
minh và cần cù.. (..)May mắn thay, người cộng sản sống ở miền Nam đã làm thay
đổi sự suy nghĩ của đảng cộng sản. Công cuộc đổi mới đất nước chính là cuộc
giai phóng miền Bắc khỏi một chế độ đã thất bại từ trước.. Nếu không thống nhất
đấ nước, ai dám quả quyết được miền Bắc không giống như CHND Triều Tiên.
Trích Tự Bạch của Ngô Công Đức, ngay 21 tháng 11 năm 2006. Một năm trước khi ông qua đời.
Trích Tự Bạch của Ngô Công Đức, ngay 21 tháng 11 năm 2006. Một năm trước khi ông qua đời.
Đã có hằng trăm, hàng ngàn người hối tiếc như ông Ngô
Công Đức phải hối tiếc. Người bạn thân thiết nhất đời của ông là Hồ Ngọc Nhuận
cũng đã làm đơn rút tên ra khỏi Mặt Trận trong năm 2012 vừa rồi.
Những người được miễn đi học tập cải tạo do Hồ Ngọc Nhuận
bảo lãnh có trường họp các ông dân biểu Lê Tấn Trạng, dân biểu Dương Văn Ba,
dân biểu Kiều Mộng Thu và ông chồng là Nguyễn Chức Sắc, bác sĩ Đinh Xuân Dũng,
giáo sư Châu Tâm Luân, dân biểu Thạch Phen, dân biểu Phan Xuân Huy, Trần Bá
Thành (cựu tổng giám đốc cảnh sát) dân biểu Tư Đồ Minh, cựu nghị sĩ Hồng Sơn
Đông.
Việc ra báo Tin Sáng sau 1975 cũng là gợi ý của ông Võ
Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng. Vụ án Dương Văn Ba coi như có sự tranh chấp giữa
người của ông Nguyễn Văn Linh và ông Võ Văn Kiệt. Cái án tù chung thân của
Dương Văn Ba đã được ông Kiệt lấy ra khỏi tù sau vài năm.
Hồ Ngọc Nhuận, Hồi ký Đời, các trang tù 161-173
Hồ Ngọc Nhuận, Hồi ký Đời, các trang tù 161-173
Dương Văn Ba, Ngô Công Dức, Hồ Ngọc Nhuận sau khi được sự
nâng đỡ của ông Võ Văn Kiệt cho ra tờ Tin Sáng. Báo Tin Sáng càng bán được
nhiều thì càng lo bị đóng cửa như Hồ Ngọc Nhuận viết:
«Tin Sáng là tờ báo hằng ngày duy nhất của tư nhân trong một « đại dương xã hội chủ nghĩa», không chỉ ở Việt Nam mà còn trong toàn phe . Báo phát hành càng nhiều, càng có nhiều người lo. Các phóng viên Tin Sáng đượp đào tạo mỗi năm, năm nào cũng hỏi tôi: « Tin Sáng nhắm sống được bao lâu? Bà con độc giả ở một số phường băn khoăn cho biết thỉnh thỏang trong các cuộc họp, bà con được yêu cầu không đọc Tin Sáng, hoặc nên đọc cho công bằng, có tờ này tờ khác. Bà con « cách mạng của tôi lo cho tôi là phải .(15)
Hồ Ngọc Nhuận, Ibid, trang 37.
«Tin Sáng là tờ báo hằng ngày duy nhất của tư nhân trong một « đại dương xã hội chủ nghĩa», không chỉ ở Việt Nam mà còn trong toàn phe . Báo phát hành càng nhiều, càng có nhiều người lo. Các phóng viên Tin Sáng đượp đào tạo mỗi năm, năm nào cũng hỏi tôi: « Tin Sáng nhắm sống được bao lâu? Bà con độc giả ở một số phường băn khoăn cho biết thỉnh thỏang trong các cuộc họp, bà con được yêu cầu không đọc Tin Sáng, hoặc nên đọc cho công bằng, có tờ này tờ khác. Bà con « cách mạng của tôi lo cho tôi là phải .(15)
Hồ Ngọc Nhuận, Ibid, trang 37.
Trong số những người làm cho báo Tin Sáng, xin được kể
một số tên tuổi khác: dân biểu Nguyễn Hữu Hiệp, dân biểu Hồ Ngọc Cứ, dân biểu
Nguyễn Văn Binh, Trương Lộc, Phan Bá, Hoàng Ngọc Biên. Họ thường tự hào là một
khối anh em trong thành phần tranh đấu được gọi là lực lương thứ ba .. trước
1975. Điều tự hào thứ hai là họ cho rằng không có một cán bộ cộng sản nào nằm
trong tờ báo. Hồ Ngọc Nhuận nói với nhà báo thân cộng sản Ruscio:
«Le Tin Sang est le seul journal non cummuniste dans une société communiste » (Tờ Tin sang là tờ báo duy nhất không cộng sản trong một xã hội cộng sản«
Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 175
«Le Tin Sang est le seul journal non cummuniste dans une société communiste » (Tờ Tin sang là tờ báo duy nhất không cộng sản trong một xã hội cộng sản«
Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 175
Lý Quý Chung thì khéo hơn: » Auparavent, nous étions des
bucherons, aujourd,hui, des menuisiers » ( Trước chúng tôi làm báo như những
người đi đốn củi, bây giờ thì như những người thợ mộc ) .
Đến lượt Lý Chánh Trung thì phát biếu vừa trí thức, vừa khéo nhất không ai khéo bẳng: » Moi, depuis toujours, je revais d’une révolution tolérante.. modeste et tolerante . Le socialisme vietnamien a répondu à mes souhaits »( Tôi, từ bao lâu nay, tôi luôn luôn mơ ước một cuộc cách mạng có lòng khoan nhượng, khiêm tốn và khoan nhượng . Chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã đáp ứng lòng mong đợi của tôi ».
Alain Ruscio , Ibid, trang 176 và 182
Vậy mà chẳng bao lâu sau, trong số những người trên lẳng
lặng bỏ ra đi như Châu Tâm Luân, Hoàng Ngọc Biên. Phần số phận tở báo trôi nổi
được năm năm thì nhận được giấy cám ơn vì « đã hoàn thành nhiệm vụ».
Chính sau giai đoạn làm báo này mà Dương Văn Ba quyết
định ra làm ăn hợp tác với chính quyền tỉnh Minh Hải trong vai trò phó giám đốc
công ty Cimexcol ..
Khi vụ án xảy ra, có nhiều tin đồn như « cơ chế cũ đánh
cơ chế mới, kinh tế bao cấp đánh kinh tế mở cửa ». Đúng mà không đúng hẳn. Vấn
đề là người của người đánh người của người. Nghĩa là vấn đế chính yếu vẫn là
nhưng con người đứng sau vụ án trong đó có hai nhân vật chính là Nguyễn Văn
Linh và Võ Văn Kiệt. Có những buổi làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày
9-3-1994 có mặt cả : Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Đào Duy Tùng, Lê Phước Thọ, Đỗ Quang
Thắng và Nguyễn Hà Phan.( Nguyễn Hà Phan sau này được coi là gà của Nguyễn Văn
Linh để gạt Võ Văn Kiệt ra ngoài)
Kết thúc vụ xử án kéo dài trong 9 ngày với các bản án như
sau:
-Dương Văn Ba tù chung thân và một số người khác nhẹ hơn như Nguyễn Quang Sang, Trương Công Miên, Huỳnh Văn Ngươn, Thạch Phen, Trịnh Thị Tuyết Sương, Lâm Thành Đa . Tất cả hơn 20 bị can …
-Dương Văn Ba tù chung thân và một số người khác nhẹ hơn như Nguyễn Quang Sang, Trương Công Miên, Huỳnh Văn Ngươn, Thạch Phen, Trịnh Thị Tuyết Sương, Lâm Thành Đa . Tất cả hơn 20 bị can …
-Đặc biệt có sự đánh giá của Ban Bí Thư TU đảng với kết
luận : » Đánh giá kết quả xét xử vụ án là dân chủ, công khai, đạt đươc yêu cầu
» « xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật ». Ở dưới, người ta thấy có chữ ký
của Nguyễn Văn Linh
Hồ Ngọc Nhuận, Một vụ án, các trang 1 và 186-187
Hồ Ngọc Nhuận, Một vụ án, các trang 1 và 186-187
Chẳng bao lâu sau, vào một ngày đẹp trời nào đó, án tù
chung thân của Dương Văn Ba được xóa trắng. Và có lần, anh còn sang Canada du
lịch và thăm con ở Toronto.
Vụ án từ chính trị phản động cấu kết với bọn Hoàng Cơ
Minh, với điện đài bí mật thấy vô lý quá, không bẳng cớ bèn đổi ra một vụ án
kinh tế với tham nhũng và thất thoát tiền bạc và cuối cùng kết thúc bằng sự can
thiệp của phe phái, của miền- Một sự can thiệp bất chấp pháp luật của ông
Nguyễn Văn Linh và sau này của ông Võ Văn Kiệt.
Điều đó sau này cho thấy những vụ án ở VN cũng chỉ là
những tấn tuồng, những bi kịch, những nạn nhân của một chế độ phi pháp luật !
Dương Văn Ba, một người bạn học cùng lớp với tôi ở Đại học có cái may mắn là
được che chở bởi cái dù Võ Văn Kiệt. Trước 1975, anh được ông Dương Văn Minh
cho trú ẩn ở Dinh Hoa Lan. Sau 1975, anh được ông Võ Văn Kiệt. Trên đời có đến hai
cái may mắn tưởng thân bại danh liệt như anh quả là hiếm ..có trên đời. Hiện
nay anh lại tung hoành bên Lào cho những vụ khai thác gỗ, làm ăn cỡ đại gia.
Nếu phải ngồi tù một lần nữa thì sao!! Không bao giờ nữa!! Vì sao. Xin hỏi
Nguyễn Tấn Dũng!!
Khuyết điểm thứ tư: Mục tiêu của cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai
Đây có lẽ là vấn đề quan trọng nhất, là cội nguồn bản chất của cuộc chiến vừa qua. Các ông, các bà, quý vị , các trí thức, các nhà báo, các nhà chính trị, các người cộng sản muốn nói gì thì nói. Tôi vẩn khẳng định một điều: Kiếp nạn của con người, của cả thế giới trong thế kỷ thứ 20 là:
Đây có lẽ là vấn đề quan trọng nhất, là cội nguồn bản chất của cuộc chiến vừa qua. Các ông, các bà, quý vị , các trí thức, các nhà báo, các nhà chính trị, các người cộng sản muốn nói gì thì nói. Tôi vẩn khẳng định một điều: Kiếp nạn của con người, của cả thế giới trong thế kỷ thứ 20 là:
- kiếp nạn cộng sản : Hơn 100 triệu sinh linh đã gục ngã cho lý tưởng cộng sản. Hàng thế kỷ chậm tiến và lạc hậu để chỉ đạt được một thứ là : Huyền thoại phiêu du, lang bạt. (Le Mythe errant). Họ đã lãng phí, bỏ tất cả mọi năng lực, vốn liêng con người cho một lý tưởng mà thực tế không bao giờ Xã hội có được. Gần một thế kỷ, có ai tự hỏi hoặc tự vấn bao giờ con người VN tiến lên được XHCN
- Kiếp nạn Hồi giáo cực đoan : Hiện nay nhân loại trong
thế kỷ 21 đang phải đối diện với trục của điều xấu được coi là sự đe dọa đến sự
an ninh của toàn thế giới. Đó là sự nổi dậy của những thành phần Hồi giáo cực
đoan. Nếu ai trước là do ý thức hệ cực đoan và mù quáng, cái sau là cuồng tín
và điên loạn. Hình như mỗi thế kỷ có những cái trục của điều xấu xảy ra như món
quà Thượng Đế dành cho nhân loại?
Cái kiếp nạn ấy đáng nhẽ VN có thể tránh được, nhưng những người lãnh đạo Hà Nội đã bỏ mất ba cơ hội quý giá mà tôi đã tóm tắt ở trên – tôi chỉ nhấn mạnh sau 1975 mà không nhắc tới giai đoạn Bảo Đại:
Cái kiếp nạn ấy đáng nhẽ VN có thể tránh được, nhưng những người lãnh đạo Hà Nội đã bỏ mất ba cơ hội quý giá mà tôi đã tóm tắt ở trên – tôi chỉ nhấn mạnh sau 1975 mà không nhắc tới giai đoạn Bảo Đại:
- Sau 1975, bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Nhưng
những cơ may hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi xứ sở lại do chính
những người cộng sản đương quyền bỏ lỡ dịp may.
Sau ông Johnson đến Carter làm tổng thống, ông này đã
nghĩ tới chuyện bắt tay hòa giải bằng cách bình thường hóa quan hệ ngoại giao
giữa hai nước. Nhưng vì phía Việt Nam quá mông muội ảo tưởng với chứng bệnh vĩ
cuồng, “ngon” nên đòi món quà hơn 3 tỉ Mỹ kim vô điều kiện về lời hứa của Nixon
khi ký thoả ước đình chiến vào năm 1973. (Trước khi ký kết thỏa ước ngưng bắn
1973, Nixon có hứa bồi thường để hàn gắn vết thương chiến tranh khoảng hơn 3 tỷ
đô la, nhưng chưa có sự thoả thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ. Như vậy vẫn có thể chỉ
là một lời hứa xuông).
Phái đoàn đại diện chính thức của Mỹ đến Việt Nam vào
tháng 3, 1977 do Leonard Woodcock kể như về tay Không. Họ chỉ mang theo về được
12 thi hài lính Mỹ thuộc diện MIA. Tổng thống Carter sẵn sàng làm mọi chuyện,
trừ truyện bồi hoàn không điều kiện. Vì thế Leonard Woocock đã nói với đại diện
phía Việt Nam Phan Hiền như sau: “Let us go outside and jointly declare to the
press that we have decided to normalize relations. Hien refused”.
Trích Hotbrooke, trích lại của Chanda, Brother Enemy, trang 152
Trích Hotbrooke, trích lại của Chanda, Brother Enemy, trang 152
Hiền refused mà chính là đảng refused !! Nhưng những cơ may hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi xứ sở lại do chính những người cộng sản đương quyền bỏ lỡ dịp may.
Sau này, hồi ký của Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao đã bày tỏ nỗi
thất vọng chua chát về sự mông muội của Việt Nam qua Phan Hiền.- Đỗ lỗi cho Phan Hiền thì cũng tội quá- Biết bao hệ lụy của việc từ chối này. Như
việc Mỹ dùng quyền phủ quyết Veto, ngăn chặn việc VN vào Liên Hiệp Quốc hay vào
tháng 2/1979, Trung Cộng xua 200.000 quân sang VN, đối chọi với 100.000 quân
đội miền Bắc với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ (blessing of the United States). Và
sau đó, gần 200.000 người gốc Trung Hoa đã tìm cách rời khỏi VN.
Và phải mất thêm gần 20 năm sau mới có cơ hội bình thường
hóa với Mỹ, với các tổ chức quốc tế. Tự mình, chính quyền mới đã tự cô lập
trong sự thỏa mãn với chính mình…
Dưới thời đệ I và đệ II cộng hòa, miền Nam Việt Nam đã có quan hệ ngoại
giao với hầu hết các nước trên thế giới và với tất cả các tổ chức về y tế, các
học viện, các quỹ tiền tệ và các tổ chức như: Plan de Colombo, FAO, O.N.U, OMS,
WHO, UNESCO, UIT, UPU, IPF, ILO, OAA.v.v…
Chỉ tính đến năm 1955, chúng ta đã có mặt và là thành viên của trên hơn 30
tổ chức quốc tế này.
tài liệu Viet Nam d’Hier et d’Aujourd’hui, Thái Văn Kiểm, trang 332.
tài liệu Viet Nam d’Hier et d’Aujourd’hui, Thái Văn Kiểm, trang 332.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm, cơ hội hòa hợp dân tộc bị bỏ lỡ sau Hiệp định Paris “do chủ trương tràn ngập lãnh thổ của Sài Gòn”.
Đồng thời, trong những năm sau đó, “cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ bị đẩy lùi hàng chục năm”.
‘Một lần nhỡ thời cơ, hận muôn đời ‘
Theo cựu ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, thách thức đặt trước dân tộc Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại là tư duy đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau trong quan hệ với các nước ngoài.
Bên cạnh đó, là chính sách của nước lớn đối với nước nhỏ, mà ông gọi là “tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt”, tuy không chỉ rõ tên cường quốc.
“Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết cách chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán!”
“Cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ bị đẩy lùi hàng chục năm cũng là do tư duy đối đầu ấy gây ra!”
Ông cảnh báo: “Vấn đề tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ là bài học vô cùng quan trọng”.
Bài phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Cầm trên BBC
- Cơ hội thứ hai khi có sự xụp đổ các đảng cộng sản ở Đông Âu và nhất là ở
Liên Xô.
Cơn bão dân chủ ở Đông Âu đã hẳn có những tác động dến tình hình chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên phải đợi đến khi Lê Duẩn chết vào tháng 7-1986 thì mới có dấu hiệu thay đổi ở Việt Nam. Đại hội đảng kỳ VI đã bầu Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư và ông này cho áp dụng một số cải tổ theo xu hướng đổi mới. Tinh thần đổi mới là xóa bỏ chế độ bao cấp cũng như chế độ hai giá để giải quyết tình trạng thiếu hụt lương thực một cách trầm trọng. Để thực hiện điều này Nguyễn Văn Linh dưới bút hiệu N.V.L đã viết các loạt bài« Những việc cần làm ngay » đang trên nhật báo Nhân Dân.
Cơn bão dân chủ ở Đông Âu đã hẳn có những tác động dến tình hình chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên phải đợi đến khi Lê Duẩn chết vào tháng 7-1986 thì mới có dấu hiệu thay đổi ở Việt Nam. Đại hội đảng kỳ VI đã bầu Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư và ông này cho áp dụng một số cải tổ theo xu hướng đổi mới. Tinh thần đổi mới là xóa bỏ chế độ bao cấp cũng như chế độ hai giá để giải quyết tình trạng thiếu hụt lương thực một cách trầm trọng. Để thực hiện điều này Nguyễn Văn Linh dưới bút hiệu N.V.L đã viết các loạt bài« Những việc cần làm ngay » đang trên nhật báo Nhân Dân.
Loạt bài báo của NVL như chất xúc tác giúp các nhà văn, nhà báo mạnh dạn tố cáo nạn cường hào, nạn tham nhũngvv..
Công việc đổi mới này cũng được giao cho tướng Trần Độ tổ chức họp các văn nghệ sĩ, trí thức tại Hà Nội ngày 6 và 7-1-1987. Rất nhiều nhà văn, trí thức đã lên phát biểu và sau này tướng Trần Độ đã cho in thành sách.
Trần Độ, Đổi mới, niềm vui chưa trọn vào năm 2000, xuất bản tại Hải ngoại
Về cơ may Đổi mói, xin đọc những tài liệu, bài báo của nhóm Chiều Thứ sáu gồm có: Những người tiên phong là Lâm Võ Hoàng, Phan Chánh Dưỡng, Phan Tường Vân, Huỳnh Bửu Sơn (người giữ chìa khóa kho bạc ngân hàng).
Hiện tôi có giữ được một tập hồ sơ về Đổi Mới của ông Lâm
Võ Hoàng với một số lượng bài báo bài báo đủ loại được đăng báo trong nước. Ông
là nhân tố chính trong nhóm Chiều Thứ sáu đã cố vấn cho ông Kiệt. Xin trích tóm
lại vài dòng về cơ duyên của ông được ông Võ Văn Kiệt trọng dụng như thế nào.
Trong bài viết : Nhóm thứ sáu, chỗ dựa và bệ phóng của tôi. Ông viết :
«Có thể nói, trước 30-4-1975, tôi đã thỏa chí bình sinh về sự nghiệp. Mặc dù tôi chỉ là phó ngân hàng Việt Nam thương tín, bộ kinh tế, nhưng được ông chánh nể… và lãnh lương cao nhất nước. Khi giải phóng gần kề, tôi đã chọn ở lại vì tôi đang ở tuổi 42 sung sức …Tôi vốn gàn nên cố bào chữa cho những thất bại ê chề cho những quyết định ở lại. Chẳng hạn tôi coi 55 tháng cải tạo là « cái vé » phải mua để bước vào xã hội mới, coi việc mất sạch nhà cửa, xe cộ, đồ đạc, bộ sưu tập đồ cổ, đồ ngọc như ân sủng của Chúa ban, để trắng tay, sạch trí, sạch lòng như ông Giốp trong Cựu Ước. (Xin thưa với độc giả, ông Lâm Võ Hoàng là người « đạo mới », khi có dịp ra ngoại quốc, ông cố đi gặp cựu Hồng y Nguyễn Văn Thuận như tình cha con và hiện nay ông đã hưu trí, cũng không viết nữa . Trong sự ngưng viết theo người em của ông, sợ cũng có, ông sống như một nhà tu hành- một người đạo hạnh, làm các công tác thiện nguyện).
«Có thể nói, trước 30-4-1975, tôi đã thỏa chí bình sinh về sự nghiệp. Mặc dù tôi chỉ là phó ngân hàng Việt Nam thương tín, bộ kinh tế, nhưng được ông chánh nể… và lãnh lương cao nhất nước. Khi giải phóng gần kề, tôi đã chọn ở lại vì tôi đang ở tuổi 42 sung sức …Tôi vốn gàn nên cố bào chữa cho những thất bại ê chề cho những quyết định ở lại. Chẳng hạn tôi coi 55 tháng cải tạo là « cái vé » phải mua để bước vào xã hội mới, coi việc mất sạch nhà cửa, xe cộ, đồ đạc, bộ sưu tập đồ cổ, đồ ngọc như ân sủng của Chúa ban, để trắng tay, sạch trí, sạch lòng như ông Giốp trong Cựu Ước. (Xin thưa với độc giả, ông Lâm Võ Hoàng là người « đạo mới », khi có dịp ra ngoại quốc, ông cố đi gặp cựu Hồng y Nguyễn Văn Thuận như tình cha con và hiện nay ông đã hưu trí, cũng không viết nữa . Trong sự ngưng viết theo người em của ông, sợ cũng có, ông sống như một nhà tu hành- một người đạo hạnh, làm các công tác thiện nguyện).
Ông có cái may mắn là được ông Đặng Quan Đức và Hai Tân
nhận cho vào làm trong ban Khoa Học và Kỹ Thuật TP HCM khi đi cải tạo về .- Một
công việc ngồi chơi xơi nước sống vất vưởng là thân phận những người trí thức
như ông-. Ông viết một bản góp ý chưa đầy hai trang giấy về việc thiết bị gì đó
và được thành phố chấp nhận. Sau đó ông rủ những anh em mới đi học tập về vào
nhóm kinh tế. Họ là những người đóng góp vào việc : «điều chỉnh giá, lương,
tiền » (Primosa : Prix, Monnaie, Salaire).
Ông viết tiếp:
«Giữa tháng 10-1989, anh Sơn cho biết ông Sáu Dân mời anh và tôi ra Hà Nội làm việc về ngân hàng .. Những anh em khác thì đề quen biết ông Sáu Dân, riêng Lâm Võ Hoàng thì không. Ông viết:
«Giữa tháng 10-1989, anh Sơn cho biết ông Sáu Dân mời anh và tôi ra Hà Nội làm việc về ngân hàng .. Những anh em khác thì đề quen biết ông Sáu Dân, riêng Lâm Võ Hoàng thì không. Ông viết:
«Duy chỉ có riêng tôi chỉ biết mặt ông qua hình trên báo, ti vi mà thôi.
Anh viết, anh đả vặn máy hát về ngoại thương để ông Sáu ghi lia lịa : Cho nên,
nhân dịp diện kiến này, xin anh Sáu cho tôi được trình bày những gì thuộc sở
trường của tôi ngoài ngân hàng để mở rộng đóng góp của tôi trong các lãnh vực
mà tôi từng có dịp phụ trách như ngoại thương và viện trợ Mỹ, hoặc có dịp làm
quen như tài chánh, qua quan hệ tiếp xúc của tôi với các tổng trưởng tài chánh,
bạn thân của tôi . Như vậy dù không có dịp trở ra, tôi cũng mát dạ vì đã có dịp
nói hết những gì tôi ôm ấp bấy nay. Ông cười (ông Kiệt) và đồng ý, tôi lại vặn
máy hát. ..
Năm 1993, anh Dưỡng , anh Tước, anh Sơn và tôi được ông Sáu Khải lên dangh
sách « các chuyên gia tư vấn » thành viên » Tổ tư vấn Cải Cách hành chánh, cải
cách kinh tế của thủ tướng chính phủ ». Chúng tôi viết báo thường xưng là «
chuyên viên kinh tế » là ngạch trật trong biên chến của chúng tôi . Tới cuối
1996, Tổ kết thúc nhiệm vụ với nhiệm kỳ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt . Nhưng quan
hệ tham vấn và góp ý giữa ông Sáu và chúng tôi vẫn không dứt từ 1986 với ba anh
Dưởng, Sơn, Tước và 1989 với tôi cho đến năm 2001. Lợi ích gắn bó chúng tôi là
lợi ích đất nước Việt Nam mà chúng tôi đồng yêu mến thiết tha. Về điểm này nên
nhắc lại Tổ Tư Vấn của chúng tôi có quy chế độc nhất vô nhị thế giới do báo
Nhân Dân ban cho, ngay sau lần họp đầu tiên. Đó là 5 không : Không có tổ chức,
không biên chế, không ăn lương, không đại diện ai, không hạn chế trong phát
biểu. Bốn « Không » đầu rỏ ràng là cầu cho được vậy để khỏi mè nheo sinh ra bế
tắc . Cái « không » thứ năm rõ ràng không cầu mà lại được.
Khi mừng kỷ niệm, thông suốt đường giây 500KV được coi là « tác phẩm » của
ông Kiệt. Ông Hai Chí có mỉa mai :
« Tụi tôi đâu đủ sức sử dụng chuyên gia tầm cỡ các anh » . Tôi cười thầm, anh Hai tôi mà cũng biết hờn mát . Nhưng đây là vấn đề nghiêm trọng, khong thể nói giỡn, tôi thưa:
«Thưa anh Hai, tụi tôi như trái ớt, nó nằm trong đĩa nước mắm của người giàu cũng như người nghèo . Tùy tay người bỏ nó vô đĩa nào thì nó làm cay đĩa đó chứ nó đâu có thể tự ý nhảy vô đĩa nào tùy thích đâu ».
« Tụi tôi đâu đủ sức sử dụng chuyên gia tầm cỡ các anh » . Tôi cười thầm, anh Hai tôi mà cũng biết hờn mát . Nhưng đây là vấn đề nghiêm trọng, khong thể nói giỡn, tôi thưa:
«Thưa anh Hai, tụi tôi như trái ớt, nó nằm trong đĩa nước mắm của người giàu cũng như người nghèo . Tùy tay người bỏ nó vô đĩa nào thì nó làm cay đĩa đó chứ nó đâu có thể tự ý nhảy vô đĩa nào tùy thích đâu ».
Trong câu chót, ông viết như thế này:
«Khủng hoảng tài chánh năm 1997 từ Đông Nam Á ra toàn
cầu, liệu có ảnh hưởng gì tới Việt Nam thì không cần sờ mu rùa đã dõng dạc đoan
chắc không có ảnh hưởng gì ..Và ông cho rằng khủng hoảng đó là cuồng phong chỉ
làm tróc các cây cổ thụ, còn cọng cỏ thì chỉ rạp xuống thôi. Ta là cọng cỏ, rỏ
ràng lần này là may mắn . Nhưng liệu ta có cam tâm làm cọng cỏ suốt đời để khỏi
sợ bão tố, hay là phải ráng vươn lên thành đại thụ để lâu lâu nếm mùi tróc gốc,
cho ra vẻ «sành điệu» với thiên hạ ».
Lam Võ Hoang, nhóm chuyên vien “ Thứ sáu”, các bài viết
trên báo Công giáo và dân tộc. Thang 08-2002
Viết đến đây, tôi tự hỏi có bao nhiêu người được cái may
mắn như Dương Văn Ba và Lâm Võ Hoàng. Cử chỉ của ông Võ Văn Kiệt là xuất phát
tự cái tâm của một con người- đối với con người- hay xuất phát từ một cơ chế? Dù ông Võ Văn Kiệt có thiện chí cách mấy,
ông cũng vẫn nằm trong một cơ chế nên dù trân trọng ông, tất cả những chính
sách sai lầm của đảng cộng sản thì ông đều có mặt, đều chia sẻ trách nhiệm!!
Người ta cũng ghi nhận được một số tên tuổi đã cất tiếng
nói, dám lên tiếng trong giai đoạn «cởi trói» này như Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc,
Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương, Lưu Quang Vũ, Phạm Tuyên, Phan Huy Lê, Trần
Văn Thủy, Phan Đình Diệu, Nguyễn Khắc Việnvv.
Xin đọc Lý Thái Hùng, Đông Âu tại Việt Nam, đặc biệt là
chương IX: Việt Nam trước cơn bão Dân Chủ ở Đông Âu, từ trang 335-402
Đặc biệt giới văn nghệ sĩ coi đây là một «cởi trói» văn
nghệ và hàng loạt tác phẩm dám nói lên sự thật và không còn uốn cong ngòi bút
như Phùng Gia Lộc, Nguyễn Huy Thiệp, Ngô Ngọc Bội, Hồ Trung Tú với các bài như:
Cái đêm hôm ấy đêm gì, Người đàn bà quỳ, Bông luá nổi giận, Tướng về hưu vv..
Nhưng trước những biến cố dồn dập ở Đông Âu cũng như biến cố sinh
viên Trung Quốc ở Quảng trường Thiên An Môn. Đảng cộng sản VN qua Nguyễn Văn
Linh bắt đầu lo ngại quyền lực của dảng bị đe dọa, sói mòn nên Bộ Chính Trị hãm
lại và coi rút lại để bảo vệ quyền lợi của đảng. Và cú ngoạn mục nhất là loại
Trần Xuân Bách ra khỏi Bộ Chính trị. Trong Nam thì khai tử nhóm Câu Lạc bộ
những người kháng chiến bằng cách bỏ tù Nguyễn Hộ và hàng loạt những người như
Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu..
Đọc Đỗ Trung Hiếu:
Những người kháng chiến cũ, Lý tưởng và thực tế, tài liêu của Tin, Paris
1995 . Đây mới là tài liệu quý báu và hiếm cần đọc
Cơ may đổi mới toàn diện như Đông Âu không còn nữa !!|Cộng sản vẫn là cộng sản!!
Cơ may đổi mới toàn diện như Đông Âu không còn nữa !!|Cộng sản vẫn là cộng sản!!
Phần Nguyễn Văn Linh đã sợ hãi củng cố quyền lực để cứu
nguy cộng sản VN
- Thứ ba, theo tôi đây là thời điểm thuận lợi để chọn lựa con đường hợp tác
với các nước như Mỷ, Nhật và các nước trong vùng Đông Nam, lánh xa Tầu. Có vẻ họ đã không dám làm, không dám quyết định. Một tin mới nhất cho biết
báo chí trong nước nay được phép nhìn nhận các chiến sĩ VNCH là những người đã
can đảm hy sinh để bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa.
Cho nên, đối với tôi, không dứt
khoát giải quyết được vấn đề cộng sản, sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả. Nó sẽ chỉ kéo dài những tranh cãi triền miên giữa kẻ thắng người thua
không đi đến đâu cả. Phải can đảm biết nhìn sự thật, can đảm chia xẻ những ý
kiến khác mình. Nó còn khò hơn “ phá rào” về kinh tế. Bởi vì dám nhìn nhận sự
thật thì đồng nghĩa với xóa bỏ những hy sinh thường cho là cao đẹp, là lý
tưởng.
Người cộng sản vẫn thường rêu rao: Mục đích tối hậu của
cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai là “giải phóng” miền Nam khỏi tay bọn
đế quốc Mỹ xâm lược. Vậy mà chỉ bằng một luận cứ về lịch sử nước Nhật trong thế
chiến thứ hai, một cậu sinh viên trong nước đã dễ dàng bẻ gẫy mục đích “giải
phóng” cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai này. Cậu cho rằng viên tướng Mỹ
thay vì là kẻ thú của nhân dân Nhật trở thành một trong 12 người có công lao
lớn với nước Nhật.
Điều gì nước Mỹ đã làm ở Nhật thì cũng làm như thế ở Âu
Châu, nhất là ở Đức. Không có nước Mỹ, người Mỹ, liệu Âu Châu và Nhật Bản có
được cái vị trí kinh tế, chính như hiện nay? Và điều gì nước Mỹ đã làm được ở
Nhật thì cũng đã làm được ở Đại Hàn và tại sao không ở Việt Nam? Những nước vệ
tinh của Trung Quốc như Việt-Mên-Lào, nhất là Bắc Hàn, số phận hiện nay ra sao?
Và nhất là tương lai ra sao trước đe dọa bá quyền của Trung Quốc? Phải có can
đảm đổi hướng chính trị nhìn ra Thái Bình Dương thay vì dựa lưng vào đất liền!!
Tôi tự lấy làm xấu hổ vì thua trí một sinh viên năm thứ
hai đại học.
Danchimviet. Info, 30-12-2012: sinh viên phản ứng về bài
giảng lịch sử: Đế quốc Mỹ xâm lược của một sinh viên năm thứ hai khoa học xã
hội, Sài gòn .
Nhưng tâm thức ấy được những người trí thức như Dương Thu Hương, Bùi Tín
nhận thức ngay ra được khi tiếp thu miền Nam. Một người viết đến Những thiên đường mù, một người viết Mây mù thế kỷ. Và
15 ngày sau khi vào miền Nam, TBT Lê Duẩn cũng nhận ra cái sự ưu thế của nền
kinh tế miền Nam so với miền Bắc như thế nào.
“Hơn bao giờ hết, tôi thấy rõ đường đi của thời gian đang
lướt qua khung trời. Như vệt đuôi sao chổi. Chúng xóa đi từng thời khắc của
cuộc đời. Chúng xóa đi mà trí nhớ của con người lại không xóa nổi. Nhưng dĩ
vãng chỉ là dĩ vãng. Những đồng tiền âm phủ không tiêu được trong phiên chợ
trần ai. Tôi sẽ xin với vong linh cô tôi cho tôi bán nhà. Tôi phải đi. Ý muốn
của những người quá cố chỉ có giá trị như những vòng hoa trang trí trên các nấm
mồ. Không thể tiêu phí cuộc sống bởi những cánh hoa tàn héo, những tối tăm lầm
lạc của quá khứ mà phải hướng tới ngày mai”.
Dương Thu Hương, Những thiên đường mù, trang 284
Dương Thu Hương, Những thiên đường mù, trang 284
Bùi Tín khi viết Mây mù thế kỷ, trong lời tựa đã viết:
“Cuốn sách này, qua một số cuộc đối thoại bổ ích, có ước vọng giải tỏa đôi chút những mây mù còn tồn tại trong nhận thức của xã hội Việt nam ta. Ước mong của tác giả là đất nước Việt nam thân yêu trong thời gian cuối cùng của thế kỷ 20 này rũ bớt được những điều mơ hồ để nhìn nhận quá khứ, thấy rõ con đường tương lai, thanh thoát đi vào thế kỷ 21 đầy hứa hẹn”
“Cuốn sách này, qua một số cuộc đối thoại bổ ích, có ước vọng giải tỏa đôi chút những mây mù còn tồn tại trong nhận thức của xã hội Việt nam ta. Ước mong của tác giả là đất nước Việt nam thân yêu trong thời gian cuối cùng của thế kỷ 20 này rũ bớt được những điều mơ hồ để nhìn nhận quá khứ, thấy rõ con đường tương lai, thanh thoát đi vào thế kỷ 21 đầy hứa hẹn”
Bùi Tin, Mây mù thế kỷ, trích trong lời nói đầu của tác
giả.
Lời ước mong của Bùi Tín hiện nay vẫn chỉ là một ước mơ
hay một hiện thực?
Trần Mạnh Hảo, từ rừng Lộc Ninh vào đã viết cảm tưởng của ông như sau :
« Ngày 30/4/1975, từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, chưa kịp hoàn hồn, tôi đã bị Sài Gòn đánh chiếm bằng văn hóa, bằng văn học, bằng sách vở, âm nhạc. Phạm Duy và Trịnh Công Sơn đã tái chiếm tâm hồn tôi; và hình như tôi, đã tự nguyện quy hàng thứ âm nhạc, thứ văn học, văn hóa mà chế độ mới đang kết án, cho là văn hóa phản động, đồi trụy. Các loại sách dịch gần như vô tận của Sài Gòn còn sót lại sau đại họa đốt sách của chế độ mới đã xâm lược đầu óc tôi, giải phóng tôi thoát khỏi ngục tù của dốt nát, của u mê, của cuồng tín ngớ ngẩn một thời, “bắt” tôi vào trường tự nguyện “học tập cải tạo” đến giờ chưa chịu thả ra »
Trần Mạnh Hảo, Phạm Duy còn đó .. muôn đời
« Ngày 30/4/1975, từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, chưa kịp hoàn hồn, tôi đã bị Sài Gòn đánh chiếm bằng văn hóa, bằng văn học, bằng sách vở, âm nhạc. Phạm Duy và Trịnh Công Sơn đã tái chiếm tâm hồn tôi; và hình như tôi, đã tự nguyện quy hàng thứ âm nhạc, thứ văn học, văn hóa mà chế độ mới đang kết án, cho là văn hóa phản động, đồi trụy. Các loại sách dịch gần như vô tận của Sài Gòn còn sót lại sau đại họa đốt sách của chế độ mới đã xâm lược đầu óc tôi, giải phóng tôi thoát khỏi ngục tù của dốt nát, của u mê, của cuồng tín ngớ ngẩn một thời, “bắt” tôi vào trường tự nguyện “học tập cải tạo” đến giờ chưa chịu thả ra »
Trần Mạnh Hảo, Phạm Duy còn đó .. muôn đời
Người cầm bút có trách nhiệm không thể để nhà nước cộng
sản Hà Nội tiếp tục tuyên truyền sai lạc về mục đích cuộc chiến này cũng như
tiếp tục bôi xấu xã hội miền Nam, tiếp tục đánh bóng, lý tưởng hóa cuộc chiến
1954- 1975, khoác cho nó những lý tưởng huyễn hoặc mà thực chất không phải là
như vậy.
Ý tưởng then chốt về mục tiêu cuộc chiến thường được cổ
vũ: Đây là cuộc chiến tranh nhằm ”Giải phòng” miền Nam, đánh đuối đế quốc Mỹ
xâm lược. Từ Giải phóng miền Nam là một tuyên truyền huyễn hoặc hay nó mang nội
dung cụ thể và trung thực? Kẻ đến giải phóng thật sự là giải phóng hay xâm
lược? Giải phóng cái gì? Giải phóng ai? Ai cần được giải phóng?
Ký giả Teziano Terzani là một trong những ký giả có chứng
kiến những chiếc xe tăng T.54 cán sập đổ dinh Độc Lập. Ông đã ở lại miền Nam
hơn 3 tháng để chứng kiến cuộc chiến thắng của miền Bắc và sau đó đã viết cuốn
sách ca tụng miền Bắc nhan đề : Giải Phóng. Một năm sau, ông đã quay trở lại và
ông đã thất vọng. Khi cho tái bản cuốn sách lần thứ hai, ông đã đổi nhan đề
cuốn sách.
Teziano Terzamie là ký giả người Ý duy nhất có mặt khi
thất thủ Phnon Penh ở Cao Mên và Sài gòn 30 tháng tư. Khi rời Sài gòn sau 3
tháng đi quan sát, ông viết cuôn sách: Giai Phong, The Fall and Liberation of
Saigon .. Một năm sau sang lại VN, ông rất thất vọng và khi tái bản sách, ông
đổi lại nhan đề là: Three days and three
months, Sai gon 1975. The Fall of Saigon.
Có lẽ vì thế từ đây cần nên xác định tên cuộc chiến.
Nếu nhìn nhận những người lãnh đạo từ hai phía- phía cộng
sản có Nga và Tàu đỡ đầu – phía Quốc gia có Mỹ và các đồng minh- thì đây là
cuộc chiến ủy nhiệm do một tranh chấp giữa hai ý thức hệ. Nếu miền Nam là Ngụy,
là bù nhìn của Mỹ thì miền Bắc là gì dưới cái dù của Nga và nhất là Tàu. Nếu
gọi miền Nam là bọn lính đánh thuê thì bộ đội miền Bắc từ một đôi dép cũng do
viện trợ của Tàu thì phải gọi bộ đội miền Bắc là chiến sĩ chăng? Thật là mỉa
mai!!
Những đại bác 130 ly, hỏa tiễn Sam1 và 2, xe tăng T.54
viện trợ của Liên Xô, ngay một đôi dép râu là viện trợ của Trung Quốc xuất phát
từ Hà Nội vào miền Nam thì không thể nói đó là giải phóng được. Nhân danh cái
gì để nói là giải phóng? Nó chỉ là sản phẩm cuộc chiến tranh lạnh xuất hiện sau
thế chiến thứ hai giữa hai siêu cường Nga và Mỹ.
Cuộc chiến chống thực dân Pháp do những người như Phan
Bội Châu, rồi Phan Châu Trinh mang nặng sắc thái dân tộc chủ nghĩa, đượm tình
tự lòng yêu nước. Nó cao đẹp, trong sáng và lý tưởng và vận động được sức mạnh
của toàn thể nhân dân VN. Nhưng từ chủ nghĩa yêu nước nó dần mặc áo cộng sản và
nhân danh nò, Hồ Chí Minh tiến hành chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, dưới
sự trợ giúp không điều kiện, “vô tư” cuả Liên Xô và nhất là Trung Quốc.
Ai cũng biết như thế và nhìn nhận như thế mà không cần
phải dài dòng biện luận và tranh cãi.
Tôi không thể nào hiểu được khi những cảnh chết chóc do
chiến tranh gây ra trong trận Mậu Thân, nhất là ở Huế năm 1968, rồi trong cuộc
chiến 1972 mà xác người chết sình thối không kịp chôn, tôi không thể chấp nhận
một cuộc giải phóng man rợ như thế về mặt tình tự con người.
Tôi xin những ai là kẻ chiến thắng tự hào về cuộc chiến đọc những dòng này
của Phan Nhật Nam trong Mùa hè đỏ lửa nơi mà ông viết lại như sau:
“Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn
hồng thủy … Mùa hè năm 1972, mùa hè máu, mùa hè của sự chết và tan vỡ toàn
diện, mùa hè cuối đáy điêu linh.
Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đầy… !!
Cộng quân chơi trò chơi máu, mở đầu những ngày hè đỏ lửa, trận cuối cùng đã
kết thúc 12 năm chiến tranh ” giải phóng” đã cạn lực!! (5)
Phan Nhật Nam, Mùa hè đỏ lửa, từ trang 7 và tiếp theo!
Ở một chỗ khác, PNN mô tả cảnh tượng của cuộc chiến ở mức
độ tàn bạo không bút mực nào tả xiết, nó vượt sự chịu đựng của con người. Ông
viết:
“Tôi đang ở cây số 9 từ Quảng Trị kể đến, vùng thôn Mai Đẳng, xã Hải Lâm.
Không thể dùng một chữ, một tĩnh từ, không thể nói, khóc, la, trước cảnh tượng
trước mặt, chỉ có thể im lặng, chỉ có thể nghiến răng, bặm môi, dù răng vỡ môi
chảy máu tươi, tay luống cuống mắt mờ nhạt, mũi phập phồng.. (..) Tôi không còn
là người đang sống vì sống là sống cùng với người sống, chia sẻ vui buồn, đau
đớn lo âu với người sống. Chung quanh tôi, trước mặt chỉ còn một hiện tượng,
một không khí – chết. Phải chỉ có sự chết bao trùm vây cứng. Chỉ có nỗi chết
đang phơi phới bừng bừng che kín không.
Phan Nhật Nam, Mùa hè đỏ lửa, trang 173!
Về phía kẻ thắng cuộc thì xin quý vị đừng vội say máu chiến thắng. Tỉ lệ về
số thương vong là từ 5 xác chết của kẻ thắng đổi lấy một của kẻ thua. Lẽ thắng
thua như thế quả là tương đối và chênh lệch!
Nó giống như trong film We’re soldiers(Chúng ta đều là
những người lính) trong đó chỉ còn là cảnh hoang tàn đỗ vỡ, chết chóc và chỉ còn
lại viên sĩ quan ngồi một mình tự nhủ thầm: Kẻ cuối cùng còn ở lại là kẻ thắng
trận!!
We Were Soldiers is a 2002 war film that dramatizes the
Battle of Ia Drang on November 14, 1965. The film was directed by Randall
Wallace and stars Mel Gibson. It is based on the book We Were Soldiers Once…
And Young by Lieutenant General (Ret.) Hal Moore and reporter Joseph L.
Galloway, both of whom were at the battle
Nhìn kẻ thua trận mà buồn cho cuộc chiến tranh tương tàn
nhưng nhìn sang phía kẻ thắng trận, mức độ tàn khốc còn gấp đôi, gấp ba.
Nhà báo Oriana Fallaci đã đi quan sát trận địa Khe Sanh
ngay sau khi chiến cuộc vừa chấm dứt cho biết: toàn bộ sư đoàn 325, niềm tự hào của tướng Giáp đã biến mất dưới những
trận mưa bom của Mỹ và được gọi là :” Điện Biên Phủ thứ hai”t!!
” Và nhóm 50 người đầu tiên của đại đội Delta của Mỹ đã tới được những giao
thông hào và ở đó người ta tìm thấy hàng chục khẩu moóc chê để lại, những dàn
phóng rốc két, rồi liên thanh hạng nặng, những cái nón do Liên Xô chế tạo,
thùng còn đầy đạn, nhiều ba lô và 400 cái xẻng mới ..”
Trích Oriana Fallaci La vie, la guerre et puis rien
…trang 241
Thắng nỗi gì, hãnh diện nỗi gì !! Dương Thu Hương
nhắc lại số học sinh lớp 4 học cùng thời với bà, sau chiến tranh chỉ có hai
người sống sót trở về !! Thế được gọi là chiến thắng, là giải phóng ! Nó ứng
với cái cảnh mà một thi sĩ Trung Hoa đã ngao ngán viết về hình ảnh sau cuộc
chiến:” Nơi vó ngựa chiến đi qua, 10 năm sau, cỏ chưa mọc và gió thổi còn mang
mùi máu”.
Vậy mà mỗi năm, những người thắng trận vẫn nhảy múa, vẫn
kỷ niệm, vẫn hãnh tiến bên cạnh những xác chết đã thối rữa từ hai phía . Đối với những người từng là thù
địch với nhau đã lần lượt không còn nữa. Và đối với họ ý nghĩa được thua trở
thành vô nghĩa. Cái chết đã đem lại sự an nghỉ tuyệt đối bình đẳng cho hết mọi
người.
Nếu bi kịch còn để lại cho trận chiến này thì là hình ảnh
những người còn ở lại như các bà mẹ, người vợ, người con. Xin gợi ý câu nói của
Jules Roy như sau: Đối với một bà mẹ, không có lý tưởng tốt xấu, có chăng chỉ
là những niềm thương của một người đối với người đã khuất”
Jules Roy, Bataille de Dien Bien Phu, nxb Julliard, 1963.
Trích tóm lược trên Hành Trình, tháng 5-1965, bản dịch của Nguyễn Vũ Văn
Tôi vẫn có xu hướng nhìn cuộc chiến tranh vừa qua dưới lăng kính Nhân Bản,
tình người.
Nếu nhìn từ phía những người trong cuộc thì đây là cuộc
nội chiến giữa người Việt-người Việt, giữa miền Bắc và miền Nam.
Marilyn B. Young thì như phần đông giới chức Mỹ gọi chiến
tranh Viet Nam là: The Viet Nam wars. Trong đó ông gộp chung cả hai cuộc chiến
làm một.
Marilyn B. Young, The VietNam wars 1945-1990
Marilyn B. Young, The VietNam wars 1945-1990
Còn lại những người Mỹ khác gọi vắn tắt là Viet Nam,
nhưng có thêm phụ đề theo điều mà họ muốn nhấn mạnh như John Prados vỏn vẹn
dùng chữ: Viet Nam, The History of an Unwinnable war, 1945-1975, David G. Marr:
Viet Nam, 1945, The Quest for power, Stanley Karnow, Viet Nam, A History, Lewis
Sorley, A better War, Stein Tonnesson, Viet Nam, 1946. Christian G. Appy, Th
Patriots, Viet Nam war.
Một trong những lý do người Mỹ chỉ dùng một chữ Viet Nam
để chỉ chiến tranh Viet Nam, bởi vì chưa hề bao giờ có sự tuyên chiến rõ ràng
giữa Mỹ và Hà Nội như trong trường hợp chiến tranh giữa Mỹ và Nhật sau trận
Trân Châu Cảng. Vì không có sự tuyên chiến nên có thể có những rắc rối về chính
trị, về viện trợ, về sự có mặt của quân đội ngoại quốc và vấn đề các tù binh bị
bắt giữ giữa hai bên.
Nhưng đấy chỉ là nói lý thuyết, vì trước đây khi chiến
tranh Cao Ly xảy ra thì làm gì có sự tuyên chiến giữa Trung Cộng và Mỹ?
Gần đây nhất, tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hằng đã thẳng thừng viết một cuốn
sách nhan đề Hanoi’s war. Cô đi lại từ đầu
từ hồi tập kết ra Bắc, Lê Duẩn đã ở lại miền Nam để tiến hảnh tiếp tục cuộc
chiến.
Đây là một tên gọi mới không thể bỏ qua dựa vào chứng cứ
có, dựa vào tính cách chủ động. Cuộc chiến ấy khởi động từ miền Bắc vận dụng
sức người, sức của để xâm chiếm miền Nam như: Vấn đề tập kết ra Bắc và cài
người ở lại, khai thông mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh. Trận đánh ở Khe Sanh,
Chiến dịch Tổng công kích và tổng nổi dậy 1968, trận đánh “ Mùa hè đỏ lửa” 1972
và Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
Về măt chính trị là các Nghị quyết của Đảng cộng sản,
việc dựng lên MTDTGPMN và mục đích của Hòa Đàm Ba Lê năm 1973.
Hay nói theo kiểu muốn dung hòa cả hai bên, theo đề nghị
của giáo sư Lê Xuân Khoa gọi đây là Chiến tranh Việt Nam.
Lê Xuân Khoa, 30 năm gọi tên gì cho cuộc chiến, 15-2-2005
BBC. Để phản bác lại ý kiến của GS Lê Xuân Khoa,
Nguyễn Hòa viết bài phản biện: Gọi tên cuộc chiến hay
xuyên tạc sự thật?
Phần tôi, xét theo thứ tự thời gian, tôi chỉ
thấy một sự nối dài về ý đô muốn nhuộm đỏ hóa đất nước VN. Trong giai đoạn chiến tranh Đông
Dương lần thứ nhất, kể từ khi Mao Trạch Đông thống nhất nước Tàu vào năm 1949
thì cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp đã đổi hướng, đã khoác bộ áo cộng sản
Quốc tế. Sang đến cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai thì thường hai miền
rõ ràng không chỉ nhất thời phân chia địa lý bởi dòng sông Bến Hải. Ông Hồ Chí
Minh ở ngoài Bắc tiêu biểu cho ngọn xung kích của cộng sản Quốc tế . Ông Ngô
Đình Diệm tiêu biểu cho “một tiền đồn” chống cộng sản của thế giới tự do.
Phía cộng sản, theo ông Nam Đình, TBT đảng cộng sản
Trường Chinh từng tuyên bố vào những năm đầu cuộc kháng chiến như sau:
“Kháng chiến Việt Nam là một hình thức cao rộng của giai
cấp đấu tranh, nghĩa là một cuộc đấu tranh lớn lao trên toàn thế giới và vô sản
thế giới, tức quốc tế cộng sản”.
Hồi Ký Ký 1925-1965, Nam Đình, trang 83-84.
Hồi Ký Ký 1925-1965, Nam Đình, trang 83-84.
Phía VNCH thì như lời nhận xét của Marilyn Young:
“Việt Nam (chỉ miền Nam) là con cờ Domino và nếu nó bị đổ
xuống thì sẽ biến Thái Bình Dương thành cái hồ của Sô Viết và ngăn chặn những
nguyên vật liệu có tác dụng sống còn cho Hoa Kỳ và đồng minh của họ”.
The Viet Nam wars 1945-1990, Marilyn Young, trang 29
The Viet Nam wars 1945-1990, Marilyn Young, trang 29
Dụng ý của Marilyn Young kết hợp hai cuộc chiến tranh làm
một là có cái lý của nó. Nếu cần phải phân biệt thì chia cuộc chiến đó làm hai
giai đoạn. Và tại sao gọi là chiến tranh Đông Dương bởi vì cả hai lần đều có sự
dính dáng hai nước Lào và Campuchia trong đó. Không có Lào, không thể có đường
mòn Hồ Chí Minh. Không có Cao Mên, không có hậu phương dùng làm chỗ tựa cho cục
R, cho MTGPMN vv.. Cả hai nơi, người Mỹ và VNCH đều mở những cuộc hành quân
sang đánh tận sào huyệt của quân đội cộng sản Bắc Việt.
Vai trò bù nhìn của MTGPMN
Một trong những chính sách của Hà Nội trong việc tiến
hành xâm chiếm miền Nam là việc dựng lên MTGPMN. Chiêu bài người miền Nam nổi
dậy chống Mỹ-dù thực tế không hề có- đã lừa được cả thế giới.
Trong chiến dịch Tết Mậu Thân, Lê Duẩn đã phạm phải một
lỗi lầm quan trọng. Chiến dịch mang tên: Tổng công kích và tổng nổi dậy. Tổng
công kích thì có, nhưng tổng nổi dạy thì không. Đây là bài học thứ nhất mà Lê
Duẩn học được trong một tính toán liều lĩnh, chủ quan với rất ít cơ may đạt
được. Và trong dịp Tổng tấn công, lực lượng địa phương đã bị quân đội miền Nam
quét sạch.
Tham vọng chiếm được Sài gòn của Lê Duẩn hoàn toàn thất
bại.
Tướng Trần Văn Trà sau này có trách các lãnh đạo miền Bắc
là không để cho các lực lượng võ trang ở miền Nam có đủ thì giờ để chuẩn bị
cuộc tán công Tết Mậu Thân một cách tương xứng.
Đi lại đoạn đường đã qua bắt đầu là
đám trí thức trong MTGPMN. Trí thức miền Nam
tiêu biểu có thiện cảm với MTGPMN thuộc đủ loại nay dần dà phủ nhận cái quá khứ
của mình. Họ có khoảng chừng tất cả trên dưới 30 người. Chỉ với 30 người ấy,
người cộng sản đã dựng nên cả một Mặt trận đại diện cho 15 triệu người miền Nam
và được thế giới nhìn nhận như một thực thể chính trị có khả năng ngồi vào bàn
Hội Nghị. Trong cuộc thương nghị ở Paris, CPCMLTCHMNVN đã chính thức là một
thành viên, một bên thương lượng. Mà thực chất họ chẳng đại diện cho ai. Họ chỉ
có cái danh xưng và như những hình nộm, những con cờ thí đánh lừa dư luận thế
giới.
Sau 1975, vai trò của họ trở thành thừa thãi và bị loại
bỏ một cách không nhân nhượng, không thương tiếc, không bàn cãi.
Trong MTGPMN có Luật sư Trịnh Đình Thảo(1901-1982), vợ là Liên Hoa Ngô Thị Phú, người Sóc Trăng. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Ông Lâm Văn
Tết. Hoài Hương, Nguyễn Khắc Vỹ. Lê
Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng. ông bà Phú
Hữu Nguyễn Thạnh Cường, Lê Văn Giáp, Dương Kỵ, Thanh Lan Võ Ngọc Thành, Nguyễn
Văn Bửu, Hồ Văn Bửu, Nguyễn Hữu Khương, Lucien Phạm Ngọc Hùng.
Lucien Phạm Ngọc Hùng là anh của đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Sau khi đại tá Thảo bị giết, Phạm Ngọc Hùng vốn là một thương gia cùng với Cao Văn Bổn và và Nguyễn Hữu Khương đã bỏ trốn ra bưng theo MTGPMN.
Ngoài ra còn có Trần
Thiện Tứ, Lê Quang Lộc. Bác sĩ Phùng
Cung và vợ Lê Thoại Chi. Giáo sư Nguyễn
Văn Kiết. Nhà văn Thanh Nghị.
Ông Trần Kim Bảng, bút hiệu Thiên Giang.
Giáo sư Nguyễn Văn Chi. Chánh án Phạm Ngọc Thu. Dược sĩ Hồ Thu. Kỹ sư Cao Văn Bốn . Kỷ sư Tô Văn
Cang. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Lữ
Phươngvv
Xem thêm Lữ Phương, Những chuyến ra đi, trên web
Viet-studies.
Hơn ai hết, Lữ Phương cảm thức được vai trò bù nhìn của mình. Ông viết:
Sự tồn tại của Liên Minh như vậy chỉ là vở kịch cách mạng do Đảng giàn dựng với những diễn viên được lựa chọn và phân vai hết sức kỹ càng. Những nhân vật không cộng sản hết sức rõ rệt như Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, Nguyễn Văn Kiết, Lê Văn Giáp.. đã được đưa lên như những ngọn cờ, trong khi đó những chức vị khiêm tốn nhưng là nồng cốt qua đó bảo đảm cho việc thực hiện chủ trương của Đảng thì lại giao cho những đảng viên được gài vào( như Tôn Thất Dương Kỵ và những đảng viên khác ..
Lữ Phương, Ibid
Sự tồn tại của Liên Minh như vậy chỉ là vở kịch cách mạng do Đảng giàn dựng với những diễn viên được lựa chọn và phân vai hết sức kỹ càng. Những nhân vật không cộng sản hết sức rõ rệt như Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, Nguyễn Văn Kiết, Lê Văn Giáp.. đã được đưa lên như những ngọn cờ, trong khi đó những chức vị khiêm tốn nhưng là nồng cốt qua đó bảo đảm cho việc thực hiện chủ trương của Đảng thì lại giao cho những đảng viên được gài vào( như Tôn Thất Dương Kỵ và những đảng viên khác ..
Lữ Phương, Ibid
Phần Trương Như Tảng đã viết lại kinh nghiệm bị phản bội của Mặt trận như
sau:
“At last, when our patience had almost broken, the Vietcong units finally appeared. They came marching down the street, several straggling companies, looking unkempt and ragtag after the display that had preceded them. Above their heads flew a red flag with a single yellow star- the flag of the Democratic Republic of North Viet Nam.
Seing this, I experienced almost physical shock. Turning to Van Tien Dung who was then standing next to me, I asked quietly, Where are our divisions one, three, five, seven and nine .
Dung stared at me a moment, then replied with equal deliberateness: The army has already been unified. As he pronounced these words, the corners of his mouth curled up in a slight smile.(..) We knew finally that we had been well and truly sold.
Since when I demanded. There’s been no decision about anything like that”
Trương Như Tảng, A Viet cong memoir, trang 264-265
“At last, when our patience had almost broken, the Vietcong units finally appeared. They came marching down the street, several straggling companies, looking unkempt and ragtag after the display that had preceded them. Above their heads flew a red flag with a single yellow star- the flag of the Democratic Republic of North Viet Nam.
Seing this, I experienced almost physical shock. Turning to Van Tien Dung who was then standing next to me, I asked quietly, Where are our divisions one, three, five, seven and nine .
Dung stared at me a moment, then replied with equal deliberateness: The army has already been unified. As he pronounced these words, the corners of his mouth curled up in a slight smile.(..) We knew finally that we had been well and truly sold.
Since when I demanded. There’s been no decision about anything like that”
Trương Như Tảng, A Viet cong memoir, trang 264-265
Nghe câu chuyện này, nhà văn Vũ Thư Hiên chỉ cười vì một
đứa trẻ ở miền Bắc cũng biết đây chỉ là trò bịp bợm.
Ngoại trừ một vài đảng viên cộng sản như Huỳnh Tấn Phát
và vợ là Bùi Thị Nga, bà Nguyễn Thị Bình, nhà văn Thanh Nghị và Lê Hiếu Đằngvv…
Ai là người trong Mặt trận còn tiếp tục đi theo đảng cộng sản?
Trương Như Tảng là một trong những người đã dứt
khoát, liều chết ra đi và ngồi viết sách A Viet cong memoir,1985. An inside
Account of the Viet Nam war and the aftermath.
Thứ đến là bác sĩ Dương
Quỳnh Hoa và chồng Huỳnh Văn Nghị, sau 1975 đã chính thức xin ra khỏi đảng.
Mãi 10 năm sau,đơn xin mới được chấp nhận. Khi được Stanley Karnow phỏng vấn
trong chương trình Việt Nam, a history về sự thất bại của đảng cộng sản VN, bà
cho hay như sau:
“I have been a Communist all my life, but now I’ve
seen the realities of the Commnism, and it is a failure, mismanagement,
corruption, privilege and repression .. My ideals are gone .(Tôi đả suốt
đời đi theo đảng cộng sản, nhưng bây giờ tôi đã nhìn ra bộ mặt thực của chủ
nghĩa cộng sản. Và đó là một thất bại, một quản lý tồi, tham nhũng, độc quyền
và sự đàn áp. Lý tưởng của tôi không còn nữa
Trích Vietnam television History, Stanley Karnow, phần phỏng vấn bác sĩ Dương Quỳnh Hoa.
Trích Vietnam television History, Stanley Karnow, phần phỏng vấn bác sĩ Dương Quỳnh Hoa.
Và trong một lần trả lời phỏng vấn tờ Far Eastern Economic Review, người
phỏng vấn đã hỏi bà:
Quel est l’évènement le plus marquant pendant les 50
annees passees (Biến cố nào được coi là đặc biệt quan trọn trong 50 năm vừa
qua). Bà đã trả lời:
L’effondrement du mur de Berlin qui met un terme à la
grandeur illusion. ự Sự xụp đổ của bức tường Bá Linh đã chấm dứt một ảo tưởng
lớn(27)
Thật vậy, ngày nay rõ ràng Chiêu bài MTGPMN là một chiêu bài bịp, che đậy thực chất của cuộc chiến tranh! Tiến sĩ Nguyen Thi Lien Hang , giáo sư đại học North Carolina đã trình bày thực chất cuộc chiến tranh ấy. Bà gọi là Hanoi’s war quả không hẳn là sai. Cuộc chiến tranh ấy được lãnh đạo từ Hà Nội và là căn cứ hậu cần cung cấp người và võ khí thông qua đường mòn Hồ Chí Minh để tấn công miền Nam. Cho nên, tôi xác nhận đã nhìn trên chương trình Viet Nam Television History lá cờ hai mầu đỏ,xanh, giữa có ngôi sao vàng-cờ của MTGPMN cắm trên chiếc xe tăng phá cửa dinh Độc Lập. Nhưng cắm một lá cờ mầu xanh trên các xe tăng T.54 tiến vào dinh Độc Lập thì không có nghĩa là có thể thay đổi được tên cuộc chiến.
6 sư đoàn binh đội cộng sản đang bao vây Saigon với xe
tăng của Nga là bằng chứng hiển nhiên nhất.
Vả lại lá cờ MTGPMN được cắm trên các xe tăng tiến vào
dinh Độc lập sáng 30 -4 và lá cờ mầu xanh-đỏ ấy cũng được treo trên nóc Dinh
Độc lập chẳng bao lâu sau đã tự động biến mất. Màn kịch diễn đã xong, sự có mặt
của MTGPMN là một điều thực sự thừa thãi với ba thành phần chính phủ. Nó là một
bằng cớ tố cáo thực chất cuộc chiến tranh dơ bẩn ấy. Nó phải biến đi càng sớm
càng hay với lệnh miệng của Tố Hữu: Anh Ba muốn thống nhất ngay- một hình thức
xóa sổ MTGPMN.
Tôi cũng đã nghe và nhìn rõ đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như tướng Trần Độ
trả lời về chiến dịch Tổng tấn công và tổng nổi dậy trong dịp Tết Mậu Thân. Mặc nhiên điều đó cho thấy có sự nhìn nhận về sự chỉ đạo chiến tranh từ
miền Bắc. Tôi cũng nhìn rõ hai sĩ quan cộng sản miền Bắc trả lời chương trình
truyền hình của Mỹ. Một là Đặng Xuân Tèo
là người có nhiệm vụ chiếm đánh đài phát thanh Sài gòn trong dịp Tết Mậu
Thân. Hai là đại úy Trần Đình Thông
là người tham dự trận Khe Sanh. Tôi cũng đã nghe và nhìn rõ hai bộ mặt tiêu
biểu xứ Huế là bà Phạm Thị Xuân Quế(
bác sĩ) và Hoàng Phủ Ngọc Tường(
giáo sư) nói những lời biếm nhã về VNCH.
Nhất là tôi cũng nhìn thấy binh đội của cụ Hồ, mặc đồ
trận rất khác lạ. Họ đều mặc quần sooc, người ngắn lủn củn vác súng chạy trong
các đường phố Huế!! Tôi cũng nhìn thấy trên đài truyền hình của Mỹ ở trên cảnh
tượng những mồ chôn tập thể đang dược đào bới lên ở nhiều địa điểm trong thành
phố Huế!!
Phải châng đây là những con người sẽ đến giải phóng chúng
tôi ra khỏi bọn Mỹ xâm lược? Trận chiến tranh Dông Dương lần thứ hai không phải
là công việc của MTGPMN mà là cuộc chiến khởi động động từ Hà Nội. Đó chính là
một thứ Hà Nội war như tiến sĩ Liên Hằng khẳng định.
- Vì thế, mục đích chính của Hiệp
định Ba Lê không phải mưu tìm Hòa Bình, chấm dứt chiến tranh mà lá chiến lược
là để cho Hoa kỳ rút lui và tình hình quân sự sẽ thay đổi sáu tháng sau. Chu Ân Lai đã nhiều lần khuyến cáo Lê Đức Thọ về điều ấy: “Zhou tried
to convince his Vietnamese guest to negotiate seriously with the aim of
reaching an immediate agreement, since the Americans were definitely on their
way out of Southeast Asia. The Chinese leader repeated this advice to Le Duc
Tho a few days later. “ The most important ( thing)is to let the Americans
leave,” Zhou stated: The situation will change in six months or a year”.
Lien Hang .T Nguyen, Hanoi’s War, trang 297
Lien Hang .T Nguyen, Hanoi’s War, trang 297
Hiệp định Paris rõ ràng không nhằm
chấm dứt chiến tranh và kiến tạo hòa bình. Nhưng là cách thức tiến hành chiến
tranh nhanh chóng hơn, khốc liệt hơn, nhằm thôn tính toàn miền Nam của cộng
sản. Kể từ sau Tết Mậu Thân 1968 đến 1972, hai bên Mỹ và Bắc
Việt tiến hành cuộc Hội Đàm Ba Lê. Đó là giai đoạm vừa đàm vừa đánh. Trong giai
đoạn này, trung bình phía cộng sản thiệt hại 500 binh sĩ/một ngày . Nhưng vẫn
kiên trì trên hai khẩu hiệu : Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào. Năm 1969. Hồ Chí Minh
chết mở rộng thêm tham vọng xâm chiếm miền Nam của Lê Duẩn. Không còn HCM, ai
có thể ngăn cản được tham vọng của Lê Duẩn? Cuộc thanh lý nội bộ càng trở nên
công khai và ác liệt.
Trong cuộc hòa đàm này, Xuân Thủy đề nghị ba điểm : Thứ
nhất Hoa Kỳ rút quân ra khỏi miền Nam 30 tháng sáu/1971. Thứ hai một chính
quyền mới ở Sài gòn không có Nguyễn Văn Thiệu, phó TT Nguyễn Cao Kỳ và thủ
tướng Trần Thiện Khiêm.
Về phía Mỹ, đề nghị bảy điểm của Kissinger được phía bên
kia như Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Duy Trinh coi là nghiêm chỉnh. Đây là lần
đầu tiên người Mỹ đưa ra một giải pháp toàn diện cho cuộc chiến tranh Đông
Dương lần thứ hai trong đó chủ yếu có điều khoản : Người Mỹ sẽ rút ra khỏi
chiến tranh Đông Dương, nhưng không có bao hàm một sự rút lui(mutual
withdrawal) của cộng sản Bắc Việt.
Phía VNCH, qua Hoàng Đức Nhã cực lực phản đối điều khoản
này .. Nhiều cuộc đi lại sang Sài gòn để thúc ép TT Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận.
Đại sứ Mỹ, ông Bunker đã vào dinh Độc lập trực tiếp yêu cầu TT. Nguyễn Văn
Thiệu thay đổi lập trường. Sự thay đổi có nghĩa là chấp nhận sự thỏa thuận giữa
Kissinger và Lê Đức Thọ.
Trong một buổi họp, đại sứ Bunker đã hỏi ông Thiệu:
- « Vậy thì thưa Tổng Thống, «Đại sứ Bunker đặt câu hỏi, lập trường chót của Ngài là không ký phải không?
- « Vậy thì thưa Tổng Thống, «Đại sứ Bunker đặt câu hỏi, lập trường chót của Ngài là không ký phải không?
- Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi, Ông Thiệu đáp
: «Tôi sẽ không ký và xin Ngài thông báo cho Tổng Thống Nixon biết như thế .
Xin quý vị trở về Washington và nói với Tổng Thống Nixon rằng, tôi cần được câu
trả lời ».
Nguyễn Tấn Hưng, Tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu,
trang 335.
Và sau đây là lá thư áp lực, áp đảo tinh thần ông Thiệu nếu không chịu nhượng bộ: đảo chánh.
White House
Ngày sáu tháng 10, 1972
Thưa Tổng Thống
“.. Tôi yêu cầu Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968…”
Trân trọng
Richard Nixon
Ngày sáu tháng 10, 1972
Thưa Tổng Thống
“.. Tôi yêu cầu Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968…”
Trân trọng
Richard Nixon
Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, trang 90
Mặc dầu trong chuyến đi Bắc Kinh, Nixon đã viết thư trấn an ông Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 31 tháng 12, 1971 như sau:
Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới
một thỏa thuận nào ở Bắc Kinh nếu nó phương hại tới các quốc gia khác, hoặc về
những vấn đề có liên hệ tới các nước khác. Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự
yểm trợ của Hoas Kỳ trong những nỗ lực của Ngài hầu đem lại hòa bình cho Việt
Nam và xây dựng nền thịnh vượng mới cho nhân dân Việt Nam.
Trân trọng
(kt) Richard Nixon
Nguyen Tiến Hưng, Ibid, trang 78
Trân trọng
(kt) Richard Nixon
Nguyen Tiến Hưng, Ibid, trang 78
Nhưng thật ra ngay từ ngày 9 tháng bảy, 1971, Kissinger
đã họp mật với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh, báo New York Times ngày 28/2/năm 2002
sau này đã tiết lộ: Trong cuộc họp này, Kissinger đã nói với Chu Ân Lai:” Dù có
thương thuyết hay không thương thuyết với BV đi nữa, rồi chúng tôi cũng rút quân
ra một cách đơn phương”.
Nguyen Tiến Hưng, Ibid, trang 342
Nguyen Tiến Hưng, Ibid, trang 342
Truyền hình Mỹ cho thấy còn có mặt trận thứ hai đang diễn
ra trên đất Mỹ. Có hàng triệu người Mỹ xuống đường kêu gọi chấm dứt chiến tranh
và đem lính Mỹ về nước. Các thượng nghị sĩ Mansfield, Kennedy cũng lên tiếng
ủng hộ quan điểm chống chiến tranh VN ..Nghĩa là có một cuộc chiến chống Mỹ ở
Thượng viện Mỹ và ở ngoài đường phố phối hợp với nhau.
Bên cạnh đó thêm rắc rối cho chính quyền Mỹ với vụ án
Trung úy Calley phải ra tòa án binh ngày 29/3/ 1971 được gọi là vụ án sát hại
một số dân làng ở Mỹ Lai. Thật ra câu chuyện tàn sát này xảy ra vào năm 1968
khi một đon vị của viên sĩ quan này bị thiệt hại nặng trong việc càn quét Mỹ
Lai .. Tức giận, Trung úy William Calley Jr đã tập trung tất cả đàn bà trẻ con
và sát hại tất cả.
Đây là một tội ác chiến tranh không thể bào chữa được gây thêm công phẫn trong dân chúng Mỹ.
Mémoires Richard Nixon, trang 362
Đây là một tội ác chiến tranh không thể bào chữa được gây thêm công phẫn trong dân chúng Mỹ.
Mémoires Richard Nixon, trang 362
Chưa kể sự tiết lộ khoảng 7000 trang tài liệu bí mật về
những quyết định của Ngũ Giác Đài về chiến tranh của Daniel Ellsberg trên tờ
The Washington Post và tờ The New York Times. Daniel Ellsberg tỏ ra bi quan và
tuyệt vọng về cuộc chiến tranh khi tiết lộ nhũng tài liệu bí mật này năm 1971.
Secrets : A memoir of Viet Nam and the Pentagon papers, Daniel Ellsberg
Secrets : A memoir of Viet Nam and the Pentagon papers, Daniel Ellsberg
Rắc rối cuối cùng xảy ra một cách định mệnh là vụ Watergate, một scandal về chính trị trong vụ bầu cử Tổng thống Nixon. Ông Nixon đã đạt được 47.169 841 phiếu trong khi thống đốc Mc Govern chỉ đạt được 29.172 767 phiếu. Sau nhiều tháng tìm cách ém nhẹm vụ scandal không thành công. Phải nói rằng Nixon đã can đảm chống chỏi đến giây phút cuối cùng. Ngày mồng 8 tháng 8 năm 1974 là ngày cuối cùng của Nixon ở tòa Bạch Ốc ..46 người từng là bạn bè, đồng viện, phụ tá ông trong vai trò Tổng thống. Nhiều người từng có mặt với ông từ năm 1947, cùng chia xẻ những niềm hy vọng và cả những hoài bão sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Giây phút giã biệt thật dâng đầy cảm xúc và kỷ niệm. Cuối
cùng Nixon và gia đình từ giã tòa Bạch Ốc và lên máy bay Air Foprce One trực
chỉ Cali. Phải nói rằng Vụ Watergate đã làm thay đổi cục diện chiến
tranh VN sau vụ từ chức của TT Nixon. Và nó cũng là nỗi bất hạnh cho Việt Nam.
Đọc những tài liệu liên quan đến Hòa đàm Paris cho thấy,
Kissinger chịu hết nhượng bộ này đến nhượng bộ chỉ vì phía Mỹ muốn rút chân ra
khõi VN.
Phía VNCH, một số thành phần phản chiến bị giật giây bởi cộng sản cũng hùa theo đòi hỏi chấm dứt chiến tranh một phía. Lê Duẩn ra lệnh cho cán bộ miền Nam tìm cách triệt hạ chính phủ « bù nhìn » (puppet) TT Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới.
Phía VNCH, một số thành phần phản chiến bị giật giây bởi cộng sản cũng hùa theo đòi hỏi chấm dứt chiến tranh một phía. Lê Duẩn ra lệnh cho cán bộ miền Nam tìm cách triệt hạ chính phủ « bù nhìn » (puppet) TT Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới.
Nhưng trước khi đạt được Hiệp định Ba Lê, cộng sản Bắc
Việt đã chịu đựng một trận mưa bom trên bầu trời Bắc Việt trong suốt 12 ngày
đêm sau dịp lễ giáng sinh năm 1973.
Vậy mà có một số trí thức thành phần thứ ba sau 1973 đã
ngớ ngẩn đứng ra thành lập cái được gọi là: «Tổ chức Nhân Dân đòi thi hành Hiệp
định Paris năm 1973 ». Đứng đầu là luật sư Trần Ngọc Liễng với giáo sư Châm Tâm
Luân, biện lý Triệu Quốc Mạnh. và cũng đừng quên tên linh mục cộng sản nằm vùng
Huỳnh Công Minh.
Ngày nay nhìn lại mới thấy những người này là những tên
hề chính trị- khờ khạo và xuẩn ngốc-. Châu Tâm Luân sau này đã tỉnh ngộ và đã
cuốn gói ra ngoại quốc.
Nhưng tôi nghĩ rằng khi viết bài này, cách duy nhất để
tôi khỏi sa lầy vào những công việc soi mói từng sự việc nêu ra của tác giả Huy
Đức, rồi phản biện lại từng vấn đề của một cuốn sách. Đó là một công việc vừa
tốn thời giờ vừa đi vào những tranh luận có thể triền miên không lối thoát.
Tôi chọn thái độ đứng về phía của một người thua cuộc- với
tâm tình, với cảm nghiệm của kẻ bị xỉ nhục như hầu hết người dân miền Nam sau
1975.
Không biết đây là lần thứ mấy, mỗi khi nhắc nhớ lại những gì xảy ra sau 1975, tôi vẫn nhói lên nỗi đau như một vết thương chưa lành.
Và tôi phải nói thêm rằng càng bị xếp vào cái chỗ của một
người quốc gia thua cuộc. Tôi càng thâm tín rằng mảnh đất miền Nam là một mảnh
đất hứa đem lại cơm no, áo ấm, giá trị đạo đức, giá trị nhân bản giúp cho giới
thanh niên chúng tôi ăn học trở thành những người hữu dụng, những trí thức Việt
Nam ở trong nước và ở Hải ngoại. Miền Nam là cái nôi đầu đời giúp cho giới trẻ
miền Nam biết sống tử tể và trang bị vốn kiến thức vào đời.
Hãy cứ nhìn thành quả sự hội nhập thành công nơi xứ người của những người di tản thế hệ thứ nhất. Đó là bằng chứng không chối cãi được cái gốc gác miền Nam của họ- cái hành lý họ mang theo không phải tiền bạc mà cái hành lý tinh thần!! (Bagage intellectuel).
Cho nên, không hãnh diện về gốc gác miền Nam, không thể
viết bài này được.
Không hiểu thấu nỗi đau về cách đối xử thất nhân tâm của kẻ thắng cuộc thì không hiểu được tâm tình của 15 triệu con dân miền Nam. Ông Võ Văn Kiệt được coi là một người cộng sản hiểu biết và có lòng. Ông Kiệt cho rằng Ngày 30 tháng tư- “ngày giải phóng”- có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn.
Cám ơn trân trọng sự vỗ về và phủ dụ của ông. Nhưng xin
phép không đồng ý về sự tổng quát hóa như thế. Nếu quả thực có triệu người vui
thì không thể có hiện tượng 10% người dân miền Nam liều mình bỏ nước ra đi.
Hằng triệu người bằng mọi giá, hy sinh cả tính mạng bỏ trốn ra nước ngoài.
Khi có một người phụ nử liều chết mang hai con, chèo thuyền ra biển và đến được Úc thì đấy là biểu tượng không chối cãi được chế độ ấy không thể sống chung được và nó cũng không có lý do để tồn tại mãi được!
Quyết định ra đi là một quyết định sinh tử vì biết không
thể sống trong chế độ cộng sản. Bằng chứng rõ rệt như thế mà người ta vẫn tìm
cách che giấu và bẻ quặt sự việc.
Mất nhà, mất cửa, vợ chồng cha con chia lìa-mất hết-mất
cả sự sống, mất hy vọng, mất cả tương lai, bị hành hạ xỉ nhục đủ thứ bởi những
người đi chân đất, chữ nghĩa không đầy một cái lá me thì vui sao được, vui ở
chỗ nào.
Hãy chỉ cho tôi thấy có được một
ngày vui nào trong những năm tháng ây?
Xin trích một đoạn trong một bài viết của tôi về cái ngày vui ấy như sau:
“Ngoài phố, chỉ còn nghe tiếng xích sắt khô khan của bánh xe nghiến trên mặt đường nhựa. Mặt đất như rung lên bần bật. Sài gòn như oặn mình dưới làn xích sắt đi qua. Tiếng xích sắt như nhắc nhở gợi về tiếng xích sắt của mùa xuân Praha năm nào. Cái mùa xuân nát úa. Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên thì đã bị xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những đường lát đá gồ ghề, thẫm màu đen thuở nào.
Praha, Sài Gòn, ngạo nghễ và tủi nhục.
Những chiến xa trên có cắm cờ của MTGPMN đang chạy trên đường Tự Do,
Catinat cho người ta có có cảm tưởng đường Tự Do của miền Nam là đại lộ
Champs-Elysées của Paris hồi nào. Nhưng Champs-Elysées của Paris vào tháng
8-1944 là cả một biển người đón tiếp De Gaulle. Biển người đó là nỗi vui mừng
được giải phóng. Chỉ có tiếng cười và nước mắt hoan lạc.
Nhưng Champs Elysées thì không phải đường Tự Do ở Sài Gòn. Đường Tự Do
không có nỗi vui hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt.
Nguyễn Văn Lục, Lịch sử còn đó, trang 320
Nguyễn Văn Lục, Lịch sử còn đó, trang 320
Tôi hy vọng những quan điểm nhìn của chúng tôi khi nhìn
lại cuộc chiến mở ra những viễn tượng trung thực về cuộc chiến, xóa tan những”
mây mù thế kỷ” đã qua. (nhan đề một cuốn sách của nhà báo Bùi Tin). Nhờ đó tôi
có cơ hội mở ra những góc nhìn gỡ rối, trung thực hơn mà ngay cả những người
muốn hòa giải và đầy thiện chí – cũng không thể chia xẻ hết những nỗi oan khiên
của người dân miền Nam được.
Hiện nay, nhiều người mong muốn xóa bỏ hoặc
quên quá khứ để nghĩ tới tương lai nên mong mỏi một giải pháp nào để người Việt
từ hai phía có thể ngồi lại.
Tôi cho là một ước vọng viển vông. Hai ý
thức hệ ấy không cho phép họ ngồi lại với nhau được. Nói ngồi lại là gián tiếp
người Quốc Gia phải chấp nhận chế độ cộng sản. Vì thể, chỉ có thể ngồi lại khi
chế độ cộng sản không còn nữa hoặc tự giải tán.
Nhận xét sau đây của ông Võ Văn Kiệt xem ra sát thực tế
hơn, khi được hỏi: Làm thế nào để làm lành vết thương chiến tranh?
-Ông Võ Văn Kiệt cho rằng một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc
lại có hàng triệu người vui, mà cũng có hằng triệu người buồn. Đó là một vết
thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó rỉ
máu. Nhưng chính người cộng sản phải thực tâm khoan dung và hòa hợp.. Sau 30
năm, tôi thấy không dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
Trích Báo Quốc tế, do bộ Ngoại giao xuất bản đã đăng bài
phỏng vấn ông Kiệt: Những đòi hỏi mới của thời cuộc, vào đầu tháng tư.2005.
Trích lại trên diendan.org số 151, tháng 5.2005
Tôi tự hỏi hơn 30 năm chưa làm được sự hòa hợp thì bao giờ làm được? Triệu
người buồn thì có, nhưng tôi không thấy triệu người vui là những ai?
Ngày hôm nay tư thế của hơn ba triệu người Việt di tản ra
hải ngoại không phải còn ở cái tư thế bị thúc ép về chính trị, về an toàn sinh
mạng cá nhân hay nhu cầu cơm áo nên cần phải ngồi lại, cần phải hòa giải. Có
cái lý do gì thúc ép người Việt phải hòa giải?
Sau chiến thẳng, ho tự cho phép mình có quyền được chia
phần thắng lợi coi như một thứ chiến lợi phẩm được thụ hưởng như nhà cửa, xe cộ,
tiền bạc cũng như quý kim.
Sự thu tóm gần như được coi là một thứ ăn cướp công khai
ở bình diện cá nhân cũng như cấp chính quyền các cấp từ địa phuong đến trung
ương.
Những căn biệt thự đẹp nhất của Sài gòn trên các đường
Duy Tân, Lê Lợi, Công Lý, Bà Huyện Thanh Quan, Tú Xương họ chiếm ngự. Tôi đã có
lần đến thắp nén hương tại tư gia của ông Phó thủ tướng Vũ Đình Liệu tại đường
Bà Huyện Thanh Quan hay Tú Xương không nhớ rõ, nhân dịp ông qua đời. Căn biệt
thự nằm đối diện với biệt thự của ông Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở phía bên
kia đường, có tường cao, sân trải sỏi. Bà phó thủ tướng dẫn tôi đi coi căn biệt
thự và chỉ cho thấy bà đã cho một tư nhân xây một trường Mẫu giáo quốc tế, cao
ba tầng và họ được khai thác trong thời hạn 5 năm. Sau 5 năm, trường và tất cả
cơ sở thuộc về bà. Bà biết rõ ràng trong tay bà đang nắm bạc tỉ, tỉ một cách
danh chính ngôn thuận và hợp pháp.
Bà lả mẫu người đàn bà nhà quê hiền lành, chất phác. Bà
không bao giờ có mảy may một ý tưởng trong đầu là kẻ mang danh giải phóng miền
Nam khỏi đế quốc Mỹ lại chính là kẻ cướp ngày được hợp thức hóa. Người Mỹ đến miền Nam chưa lấy một mét dất
nào của dân miền Nam. Có điều gì cho phép kẻ thắng cuộc truất hữu mọi tài sản
người miền Nam nhân danh một chủ nghĩa cộng sản?
Công lý ở đâu, luật pháp ở đâu, các ông không nhận thức
được đó là sự ăn cướp hợp pháp được chế độ bao che.
Tốt
hơn hết, chúng tôi xin dẫn một chứng từ của Đại tá
Châu Thái Hùng trong cuốn sách của ông: Một
cuộc đời đầy thử thách thể hiện đúng phong cách một kẻ
chiến thắng tiêu biểu nhất .. Đọc cuốn sách với “một số tình tiết tiêu biểu cho
một thời, tiêu biểu cho môt con người cộng sản sau 1975”.
Chúng ta hãy nghe ông đại tá kể lể :
“Tôi là người đầu tiên tiếp quản quận 5 và được nhà nước cấp cho căn nhà
tại đây. Vì thế, khi về hưu tôi vẫn tiếp tục ở trong địa bàn này và xử dụng căn
nhà thuộc sở hữu của tôi để kinh doanh kiếm sống một cách hợp pháp theo đúng
chủ trương của nhà nước. Các đồng chí nên nhớ rằng tôi đã tham gia cách mạng
suốt đời, từng bảy lần bị thương đồng thời cống hiến biết bao công sức và xương
máu cho sự nghiệp chung. Nay chẳng lẽ vì một chút lợi ích nhỏ mọn mà tôi lại
bán rẻ danh dự, giá trị con người của tôi hay sao?
Nhờ thế lực của ông, ông kinh doanh mở khách sạn Mini
kiếm sống và tiếp theo là một chuỗi các hoạt động kinh đoanh lớn nhỏ khác. Dân
chúng bị cấm buôn bán làm ăn, nhưng ông thì được ..Ông rất tự tin và tự cho
mình là người cách mạng chân chính.
Về già, ông quyết định bán căn nhà ông đang ở, số 9 Tăng
Bạt Hổ. Nhà nước hóa giá là 250 triệu đồng vào năm 1991. Nhưng một năm sau nhà
nước trả lại số tiền 250 triệu đồng.. Sau đó nhà nước hóa giá lại thì căn nhà
trị giá đã tăng lên là 2 tỉ 4 trăm triệu đồng, gấp 10 lần giá cũ.
Hóa giá xong, ông cắn bụng gom tiền để thanh toán số tiền
2 tỉ 400 triệu đồng cho nhà nước, ông liền bán căn nhà đó ngay tức thì được 6
tỉ rưỡi thì chỉ hai tháng sau, giá nhà đã tăng lên 10 tỉ và một năm sau là 17
tỉ .. Người chủ mới xây dựng lại toàn bộ căn nhà và cho thuê mở nhà hàng với
giá 60 triệu đồng/một tháng.
Trong giai đoạn đầu tiên khi vào chiếm miền Nam, sự làm
giầu của các cấp lãnh đạo ở Hà Nôi là đầu cơ nhà cửa, mua đi bán lại .. Số tiên
từ bạc triệu lên tỉ tỉ. Cứ thế mà họ phất lên!
Tiền bán căn nhà số 9 Tăng Bạt Hổ giúp ông đại tá mua một
mảnh đất ở Bình Chánh để dường già .. Chúng ta có thể mường tượng căn nhà này
lớn và giá trị thương mại như thế nào?
Chúng ta có nên làm một cuộc so sánh cuộc đời đi làm cách
mạng và cuộc đời sau 1975 của ông đại tá không?
Ông có phải là biểu tượng của loại tư bản đỏ không?
Ông Huy Đức cũng như những người
cộng sản đều thấy công việc làm của ông đại tá trên là điều rất tự nhiên đến
không có gì để thắc mắc.
Nhưng người dân miền Nam không thể
chia xẻ việc cướp đất, cướp nhà công khai như vậy.
Họa chăng ông đại tá chỉ có một thiệt thòi nhỏ trong nội
bộ gia đình là ba của ông có nhiều tiền gửi ngân hàng của chính quyền ngụy,
trước 1975. Nhưng sau đó bị nhà nước tịch thu sau 1975. Ông bố xót của oán
trách cách mạng rồi giận lây sang ông con ” đi làm cách mạng”, nhưng ông vẫn
chịu đựng tất cả và vẫn ân cần lo lắng cho cha của mình.
Trong Hồi ký, ông đại tá cũng kể cái việc tranh giành, bất đồng giữa giữa các đồng chí lãnh đạo địa phương với lãnh đạo Thành
phố và Trung ương. Trung ương cử cán bộ các ban ngành vào tiếp quản. Khi vào
đến nơi, cán bộ Trung Ương tiến hành tiếp quản những cơ sở và tài sản này … Một
số người lợi dụng vị thế để trục lợi cho bản thân, tiếp quản 10, nhưng chỉ bá
cáo một hai, số còn lại chia nhau làm của riêng.
Đồng chí Sáu Thơm, chủ tịch ủy ban nhân dân quận Năm
không đồng ý với với cách làm của cán bộ Trung ương nên đề nghị họ tạm ngưng
tiếp quản. Những người này liền phản ánh với đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Võ Văn Kiệt: ” Sáu Thơm làm vua ở quận 5 và tác oai, tác quái”.
Cũng như nhiều đồng chí khác, sau khi có tiền, có nhà cửa
khang trang, có xe, có tài xế, có người hầu người hạ thì nghĩ đến sắm “vợ
ngoại”. Chỉ sau 2 tháng “giải phóng”, vào tháng 7/1975 ông đã kiếm được một phụ
nữ ” góa chồng”, tên Thạch Thị Lang, đã có ba mặt con. Cứ theo lời ông mô tả thì
đây là một phụ nữ đẹp mặn mà, là người rất đạo đức, lo lắng chăm sóc cho ông
từng chút, tuy được nhiều người theo đuổi ..
Bà thương ông một cách chân thật, mặc dầu ông lớn hơn 18 tuổi, không vì địa vị hay tiền bạc .. Đó là điều đáng quý
Bà thương ông một cách chân thật, mặc dầu ông lớn hơn 18 tuổi, không vì địa vị hay tiền bạc .. Đó là điều đáng quý
Chẳng may bà lâm trọng bệnh và qua đời vào năm 2000. Con
gái bà Lang hiện là một Việt Kiều hiện đang sống ở Mỹ. Xin viết lại đôi dòng
với niềm trân trọng ..
Về việc ” vượt biên”, đây là dịch vụ làm giàu béo bở nhất
của các quan chức chế độ mới. Vàng kiếm được không phải một vài trăm cây mà lên
đến cả nửa tấn. Chủ tiệm vàng Kim Thành vượt biên bị bắt và bị tịch thu 800
lượng vàng, chưa kể kim cương, hột soàn vv..
Lúc còn sinh sống ở miền Bắc, vị nào có vài chỉ vàng chắt
chiu hà tiện đã là quý lắm rồi. Nay có đến hàng vài trăm lạng là chuyện thường.
Phải chăng đây là cái được của kẻ thắng cuộc?
Chúng ta hãy nghe ông đại tá viết trong Hồi Ký :
“Bọn tổ chức vượt biên mua chuộc cán bộ xã ấp và du kích để làm ngơ cho
chúng, mà lúc bấy giờ thường gọi là “mua bãi”. Thông thường bọn chúng trả cho
cán bộ xã ấp một lượng vàng cho hai người khách vượt biên. Trung bình mỗi chiếc
tầu chở khoảng mấy trăm người, do đó số vàng thu được của mỗi chuyến vượt biên
là rất lớn”.
Nhiều lần các anh em đề nghị tôi nhắm mắt làm ngơ, đổi lại sẽ nhận được vài
chục lượng vàng mỗi đêm, nhưng tôi cương quyết không chấp thuận mà luôn luôn
ngăn cản, giáo dục và nhắc nhở anh em. Tại sao không bắt mà chỉ ngăn cản giáo
dục? Giáo dục có ai nghe theo không ?
Thời gian sau tình hình còn diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn, đó là
việc Bộ Nội vụ ra chỉ thị cho phép cơ quan công an các tỉnh được quyền tổ chức
vượt biên. (Lúc bấy giờ gọi là đi “bán chính thức”).
“Trong khi đó lực lượng Bộ đội chúng tôi không hề được thông báo nên cứ làm
theo tinh thần: ” Những kẻ vượt biên là phản quốc, phải tích cực ngăn chặn “.
“Do vậy một bên thì ra sức cản trở, còn một bên làm ngược lại, vì thế mà có
nhiều lúc xảy ra tình huống oái ăm. Chẳng hạn như chúng tôi được các anh em
trinh sát báo cáo có chuyến vượt biên nên tập trung chặn bắt, không ngờ chuyến
đó lại do lực lượng công an tổ chức: Thế là hai bên nổ súng vào nhau. Thật trớ
trêu”.
Trích tóm lược Hồi Ký của Đại tá Châu Thái Hùng. Một cuộc
đời đầy thử thách.
Nhưng dù sao cho đến thập niên 90, việc trưng dụng nhà
cửa, việc tịch thu tài sản, việc vét túi những người vượt biên bán chính thức
vẫn chỉ là những chuyện được coi là ” ăn cắp vặt” so với những vụ án làm ăn sau
này tại các công ty quốc doanh hay các vụ chiếm đất đai.
Ngày hôm nay, sau 38 năm, Sài Gòn đã được “ giải phóng”, dân chúng đã được
sống bao nhiêu ngày an vui?
Riêng những người Việt hải ngoại- những rác rưởi, những vật dư thừa ở thời điểm 1975 nay đã đạt được sự ổn định, an cư lạc nghiệp và có một tư thế chính trị quốc tế nơi miền đất cư ngụ- nhất là ở Mỹ.
Riêng những người Việt hải ngoại- những rác rưởi, những vật dư thừa ở thời điểm 1975 nay đã đạt được sự ổn định, an cư lạc nghiệp và có một tư thế chính trị quốc tế nơi miền đất cư ngụ- nhất là ở Mỹ.
- Về kinh tế, gần 10 tỉ đô la mỗi năm chảy về
Việt Nam là con số đáng nể có tác dụng vực dậy nền kinh tế VN có dấu hiệu trên
đà phá sản. Trong giai đoạn kinh tế đổi mới, phá rào. Kiều hối gián tiếp trở
thành nồi cơm nuôi cả nước. Lợi tức trung bình giới công nhân VN là 1000 đô la/
năm so với lợi tức trung bình của người Việt là gần 20.000 đô la/ năm.
- Về mặt chính trị, tiếng nói của người Việt Hải ngoại là một thứ quyền lực mềm (soft power) có tầm ảnh hưởng trên các quyết định của các chính quyền địa phương nơi cư ngụ- nhất là nơi có đông cư dân người Việt. Càng ngày càng có thêm người Việt ý thức được vai trò của mình và tham gia vào chính quyền nơi địa phương mình ở. Chẳng hạn những quyết định công nhận là cờ vàng nơi một số tiểu bang Mỹ hay quyền không cho phép các hoạt động công khai của cộng sản nơi một số địa phương cũng như những thỉnh nguyện thư gửi chính phủ không phải là những việc làm không có ý nghĩa. Sức mạnh ấy có khả năng dập tắt mọi tham vọng xâm nhập vào cộng đồng người Việt nhằm chi phối, ảnh hưởng. Sức mạnh ấy cũng có tác dụng trực tiếp và gián tiếp trên những vi phạm quyền con người cũng như cảnh báo về nguy cơ mất đất, mất biển.
- Đã có khoảng trên dưới một triệu người Việt thành công nơi xứ người. Nó chẳng những tạo dựng một cộng đồng VN có uy tín và được kính nể mà còn có thể là tiềm năng sau này cho một VN đổi mới. Nhưng kẻ lúc ra đi năm 1975 dưới mắt kẻ chiến thắng chỉ là một thứ rác rưởi bị quăng ra biển nay trở thành thứ rác quí. Phải nhìn nhận trên 30 năm nay, kẻ chiến thắng vẫn chưa có khả năng thu phục một phần nhỏ nhoi những thứ rác quý nảy. Họ vẫn lãng phí tài nguyên chất xám này bằng những chính sách phủ dụ của một bàn tay sắt, bọc nhung. Họ vẫn muốn khai thác tối đa những lợi nhuận từ những người Việt này mà vẫn không có khả năng đưa ra một giải pháp hợp tình, hợp lý có tác dụng thu phục.
- Đối với thành phần trí thức và ưu tú nhất- nhất là giới trẻ trong nước- ở tư thế những người bất đồng chính kiến-, họ đang nỗ lực, can đảm tranh đấu cho một VN dân chủ và tự do vẫn thấy cộng đồng người Việt Hải ngoại là chỗ tựa tinh thần cho họ như một sự nâng đỡ, một cổ vũ và như nguồn hy vọng. Hằng trăm, hàng ngàn người trí thức trong và ngoài nước hiện nay đang tranh đấu cho một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ thực sự khỏi chế dộ độc tài cộng sản. Có một sự chia xẻ và cảm thông giữa các thành phần tranh đấu trong và ngoài nước. Trào lưu tranh đấu ấy chắc hẳn còn đòi hỏi nhiều hy sinh, nhưng thực tế là có một nỗ lực chung, một lý tưởng chung giữa trong và ngoài nước như một đối lực mà chính quyến cộng sản không thể coi thường về diễn biến hòa bình này.
Trong sự tranh đấu hiện nay, quá khứ không thể nào quên
mà như nhắc nhở tới những điều thực tế hiện nay. Tuy nhiên, phải nhận cho rõ
rất nhiều người trẻ hiện nay đang tranh đấu, đang ngồi tù và sẽ tiếp tục ngồi tù
không liên quan gì đến các hội chứng chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và
nhất là lần thứ hai.
Họ lớn lên từ trong lòng chế độ ấy và sự chống đối của họ
là nguyên chất và trong sáng hơn bao giờ hết.
Cho nên đến tận bây giờ, tôi thâm tín rằng còn nhiều điều
để nói về cuộc chiến tranh vừa qua và nhất là quá nhiều điều để nói sau khi
cuộc chiến đã chấm dứt. Chưa ai nói hết. Nói sai thì nhiều và cũng chưa một ai
nói đủ.
Vấn đề không hẳn là tranh cãi với tác giả Huy Đức. Vấn của người Việt hải ngoại là với tư cách người thua cuộc phải lên tiếng để vạch ra những sai trái của kẻ thắng cuộc.
Đó là trách nhiệm của những người cầm bút bên phía những
kẻ thua cuộc
© Đàn Chim Việt
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu