Wednesday 30 January 2013

VIỆT NAM KHÔNG CÓ TỰ DO BÁO CHÍ (tin tổng hợp)




BBC
Cập nhật: 11:05 GMT - thứ tư, 30 tháng 1, 2013

"Cuộc cách mạng in ấn" của Miến Điện đã đem lại cải thiện đột ngột cho tự do thông tin tại một đất nước khá ngặt nghèo, trái ngược với xu thế xấu đi tại nhiều nước khác ở châu Á, theo phúc trình của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào hôm thứ Tư.

Nhờ "những thay đổi đáng kể này" Miến Điện xếp thứ 151 trong tổng số 179 quốc gia được xếp hạng theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2013 do tổ chức RSF thực hiện, vượt lên 18 bậc so với năm ngoái.

"Không còn phóng viên hay nhà bất đồng chính kiến thể hiện qua internet nào bị giam giữ trong các nhà tù của chính quyền độc tài quân nhân cũ nữa," RSF nói.

Hồi tháng Tám, Miến Điện tuyên bố chấm dứt kiểm duyệt trước khi ấn bản, một cột mốc sau nhiều thập niên chịu sự kiểm soát của chế độ quân nhân.
"Cải tổ pháp lý chỉ mới bắt đầu nhưng những bước đi mà chính phủ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông, như xóa bỏ kiểm duyệt trước khi in ấn và cho phép các tổ chức truyền thông lưu vong được trở về, là những bước đi đầy ý nghĩa tiến tới tự do thông tin thực sự," RSF nói.

Tụt hạng
Tự do thông tin phát triển tại Miến Điện trái ngược hẳn với tình trạng đàn áp thông tin ngày một tồi tệ hơn tại châu Á, vẫn theo tổ chức có trụ sở tại Paris này.
Nhật Bản tụt đáng kể, từ đứng thứ 22 xuống thứ 53 vì kiểm duyết tin liên quan tới vụ nhà máy điện hạt nhân bị tàn phá do sóng thần tại Fukushima.

Bắc Hàn (đứng thứ 178), Trung Quốc (173), Việt Nam (172) và Lào (168) cũng bị đặt ở cuối bảng xếp hạng vì họ "từ chối không cho phép công dân của mình quyền tự do được thông tin," RSF nói.

"Việc ông Kim Jong-un nắm vị trí người đứng đầu Vương quốc Khép kín này đã không thay đổi mức độ kiểm soát hoàn toàn của chế độ đối với tin tức và thông tin," RSF lưu ý khi muốn nói tới kiểm soát của nhà nước cho chính phủ Bắc Hàn thực hiện.

Malaysia tụt 23 bậc, xuống thứ 145, mức thấp nhất từng có cho nước này, "vì việc tiếp cận thông tin đang trở nên ngày một hạn chế".

Tại Ấn Độ (140), "giới chức trách nhất quyết duy trì kiểm duyệt mạng và áp đặt thêm nhiều cấm đoán, trong khi bạo lực chống lại các nhà báo không bị xử lý, khu vực Kashmir và Chhattisgarh trở nên ngày càng cô lập".

Sau "Mùa xuân Ả Rập" và các phong trào biểu tình khác đã đem lại nhiều thay đổi trong Chỉ số 2012, năm nay "đánh dấu việc quay trở lại chỉ số vẫn thường thấy", theo phúc trình của RSF.

Turkmenistan (177), Eritrea (179) và Bắc Hàn (178) là ba nước cuối bảng, cùng với Syria (176), Somalia (175) và Iran (174), trong khi Phần Lan, Hà Lan và Na Uy, tiếp tục chiếm giữ ba vị trí hàng đầu trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí này.

--------------------------------

Thứ tư 30 Tháng Giêng 2013

Theo bản xếp hạng của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) về tự do báo chí năm 2013, vừa được công bố hôm nay, 30/01/2013, Miến Điện đã tăng 18 hạng và kể từ nay được xếp thứ hạng 151 trên tổng số 179 quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam vẫn nằm ở thứ hạng 172, gần chót bảng.

Trong phần trình bày về bảng xếp hạng nói trên, Phóng viên không biên giới nhận định: “ Nếu như các cải tổ về lập pháp chỉ mới được khởi động, thì các biện pháp của chính phủ Miến Điện nhằm hỗ trợ báo chí, việc bãi bỏ chế độ kiểm duyệt và việc cho phép các tờ báo lưu vong trở về nước đã là những bước tiến đáng kể. ”

Chính phủ lên cầm quyền thay thế tập đoàn quân phiệt giải thể tháng 3 năm 2012 cũng đã trả tự do cho nhiều phóng viên bị cầm tù. Miến Điện nay không còn nằm trong số các quốc gia được thể hiện bằng màu đen trên bản đồ thế giới về tự do báo chí nữa, khác với nhiều nước ở châu Á. Trong số 45 nước cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới 2013, có đến 15 quốc gia thuộc châu Á.

Theo Phóng viên không biên giới, các nước như Bắc Triều Tiên ( hạng 178/179 ), Trung Quốc ( 173 ), Việt Nam ( 172 ) và Lào ( 168 ) vẫn không cho người dân hưởng quyền tự do được thông tin. Nói chung, tình hình tự do báo chí của bốn quốc gia Cộng sản đó vẫn không có gì thay đổi.

Riêng tại Việt Nam và Trung Quốc, những người làm công việc thông tin trên Internet, các blogger và các công dân mạng, vẫn bị đàn áp ngày càng dữ dội. Theo Phóng viên không biên giới, trước sự lớn mạnh của các mạng xã hội và khả năng huy động của các mạng này, chính quyền đã gia tăng kiểm soát các thông tin “nhạy cảm” và rút ngay các thông tin này khỏi mạng Internet.

Trong vòng chưa tới một năm, ngành tư pháp Việt Nam đã kết án tù 12 blogger và nhà đối lập sử dụng mạng, với những bản án lên tới 13 năm tù, và như vậy Việt Nam hiện là nhà tù đứng hàng thứ hai thế giới về giam giữ các công dân mạng, chỉ sau Trung Quốc.

Phóng viên không biên giới cũng ghi nhận là trong năm qua, tình hình tự do báo chí ở châu Á nói chung có xu hướng đi xuống. Đặc biệt là Nhật Bản đã sụt hạng nhiều nhất, từ hạng 22 đã tụt xuống hạng 53, vì chính quyền Tokyo đã ngăn chận mọi thông tin độc lập về các chủ đề có dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp đến tai nạn hạt nhân Fukushima.

Tình hình tự do báo chí của Cam Bốt cũng tồi tệ hơn khiến nước này bị sụt 26 hạng và nay được xếp thứ 143, thứ hạng chưa từng có đối với nước này. Kể từ năm 2011, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các đài phát thanh độc lập của Cam Bốt và của nước ngoài bị kiểm duyệt ngày càng nặng nề. Nhiều nhà báo tố cáo chính quyền đã bị giết chết hoặc đe dọa tính mạng.

Malaysia cũng bị sụt đến 13 nấc, rơi xuống hạng 145, vì chính quyền nước này tiếp tục chà đạp các quyền tự do căn bản, đặc biệt là quyền được thông tin.

-----------------------------------







1 comment:

View My Stats