Thứ
năm, ngày 10 tháng một năm 2013
Nói
thật, xưa nay, trong mắt của nhiều người, vẫn coi văn nghệ sĩ là đám háo danh,
nhiều khi chỉ vì cái danh hão mà khom lưng quỳ gối trước mọi thứ, đặc biệt là
trước quyền lực. Người ta vẫn kể cho nhau nghe nghệ sĩ nọ chạy vạy để được giải
thưởng, nhà thơ kia luồn lách bằng đầu gối để được kết nạp vào hội kia. Trong
bối cảnh như vậy, việc NSUT Nguyễn Thị Kim Chi từ chối bằng khen của thủ tướng
quả là một chuyện “xưa nay hiếm”.
Không
những từ chối, chị còn tuyên bố rõ ràng: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký
của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều
rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.
Xin
lỗi chị, tôi và những người thuộc lớp hậu sinh, không rõ lắm những cống hiến
trước đây của chị, thậm chí không từng nhớ là chị đã từng đóng những vai nào
trong những phim nào. Nhưng với hành động hôm nay, chị đã dạy cho chúng tôi một
bài học về lòng tự trọng của người nghệ sĩ chân chính. Người có lòng tự trọng
thời nào cũng hiếm, đặc biệt thời này lại càng hiếm.
Trong bối cảnh giả dối tràn lan, cái ác tràn lan, sự vô
liêm sỉ tràn lan như một căn bệnh trong xã hội thì hành động của chị chẳng khác
nào một lời tuyên chiến. Trả lời BBC, chị cho rằng mình có thể bị phiền hà, bị
gây khó dễ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng vì hành động của mình,
nhưng chị không sợ.
Đến
đây, tự dưng tôi nhớ đến “Thất trảm sớ” của thầy giáo Chu Văn An ngày trước.
Hai hành động khác nhau nhưng cùng thể hiện cốt cách của kẻ sĩ, của người trí
thức trước cuộc đời. Quả thật, cuộc đời vẫn còn có người tốt và vẫn còn những
điều tốt đẹp đang chờ chúng ta phía trước, miễn là chúng ta dám đứng thẳng
trước cường quyền.
Được
đăng bởi Nguyễn Văn Thiện vào lúc 18:36
------------------------------------
"Tôi
không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước,
làm khổ nhân dân” - Theo FB Ngô Nhật Đăng
BẤT NGỜ QUÁ
! -
FB Đông Ngàn Đỗ Đức
Đọc những thông tin quanh chuyện Nghệ sĩ Kim Chi khước từ làm hồ sơ để “được” thủ tướng khen
thưởng, nhất là về lý do thật đơn giản mà khác thường bà đưa ra, một
cảm giác khó tả, nửa muốn viết ngay một điều gì đó, nửa muốn không.
Muốn viết ngay vì dường như nghe đâu đó có tiếng thét
trên trời cao báo hiệu phải thay đổi ngay, hoặc không thì sẽ cáo chung, cho một
chính đảng đã tự cho mình quyền tồn tại dai dẳng suốt hơn 80 năm qua, bất chấp
tất cả. Khi mà với từng đó thời gian, không biết bao nhiêu văn, nghệ sĩ đã cống
hiến hết lòng, bằng niềm mê say thơ ngây và tài năng thiên phú để đưa cái chính
đảng đó lên đỉnh cao quyền lực, thế nhưng, quá lâu rồi từ khi những con người
tinh túy đó vỡ mộng, vẫn chưa từng có một cử chỉ, tuy rất khiêm nhường, nhưng
lại mang thông điệp tố cáo mạnh mẽ, trực diện đến như vậy.
Ngập ngừng không muốn viết, bởi vì vừa cảm giác khó nói
lên được sức mạnh tố cáo của một quyết định rất giản dị đó, vừa sợ rằng cố viết
ra hết, e không lợi cho người đã nói thay cho nỗi lòng của cả triệu người dân.
Chỉ trong một ngày qua, không biết bao nhiêu độc giả đã
dùng tới hình ảnh “cái tát”, không phải chỉ với cá nhân nào, mà có lẽ là cho
tất cả những ai còn u mê, mộng mị mãi, cần được thức tỉnh. “Cái tát” trả lời
cho ông TBT vừa hết lời ngợi khen thành tích ngành tuyên giáo
trong năm qua, có lẽ ở chỗ đã che đậy được chút ít nỗi thất vọng ê chề của
người dân trước cuộc “chỉnh đốn” mà họ tưởng là sẽ “trời long đất lở”, nhưng hóa
ra lại chỉ gói gọn trong những ngấn lệ và giọng nói nghẹn ngào của ông
trước toàn thể quốc dân, đồng bào.
Nó chỉ xuất phát từ một người phụ nữ bình dị mà lại “giải
mã”, nói thay cho thứ loan báo ỡm ờ của người đứng đầu nhà nước, rằng
“đồng chí X” là ai, tại sao “đồng chí” lại đáng bị kỷ luật. Nó còn cười nhạo,
mời bình luận, phê phán từ đội ngũ “nhóm chuyên gia đấu tranh trực diện trên
mạng Internet” và 900 “dư luận viên” mà ông Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội vừa mới khoe khoang.
Nó còn thách đố các cơ quan quản lý báo chí và cả làng
báo có dũng cảm, trung thực đưa tin này hay sẽ lại lờ đi, minh họa tức khắc cho
cùng lúc nhận xét của ông Thứ tưởng Thông tin & Truyền thông,
rằng chúng đã “im lặng đồng loạt”, để “đánh mất niềm tin của bạn đọc”.
Nó vạch trần, bằng hình ảnh tương phản bi hài giữa tư
cách của kẻ ban ơn, khen tặng với nhân cách người xứng đáng được khen, về sự
nguy hại của cả một hệ thống khổng lồ được gọi là “thi đua khen thưởng” đã bị
lạm dụng, biến thái cao độ, dùng chính tiền của người dân để tạo ra môi trường
sống cho bầy sâu mọt, cho thói đạo đức giả, thói háo danh, làm băng hoại đạo
đức toàn xã hội với quy mô chưa từng thấy trong lịch sử đất nước. Nó giáng
xuống đúng lúc người ta vừa cố diễn màn tấu hài, vội vã gắn huy
hiệu 65 tuổi đảng cho Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tận giường bệnh trước khi
ông lìa đời đúng một ngày.
Cuối cùng, nó góp phần thức tỉnh giới văn nghệ sĩ đang “sống
trong sợ hãi” và danh lợi, các đấng nam nhi, hãy bằng tri thức và tiếng tăm của
mình, nói thay, dẫn dắt dân chúng cùng lên tiếng, thức tỉnh những người cầm
quyền, rằng thời cơ đã đến rồi, hãy biết sám hối bằng quyết tâm tự gột rửa,
hành động vì dân, vì nước, trước khi quá muộn.
Có 4 điều quan trọng nhất đem đến thời cơ cho họ, đó là:
+ Kẻ thù truyền kiếp, nguy hiểm nhất đã hoàn toàn lộ mặt và bị khắp thế giới
cùng nhận ra; + Sửa đổi Hiến pháp; + “Chỉnh đốn” đảng; + Kinh tế xuống đáy,
phơi bày những định hướng sai lầm.
No comments:
Post a Comment