Những vụ bắt giữ liên tiếp các trùm
ngân hàng trong những ngày qua, từ khi tài phiệt Nguyễn Đức Kiên (biệt danh Bầu
Kiên) bị bắt, và mới đây công an đã bắt giữ tiếp một nhân vật quan trọng khác
là ông Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ngân hàng ACB, khiến dư luận bị chấn động và
ảnh hưởng nặng nề đến thị trường chứng khoán cả Sài Gòn và Hà Nội.
Tin tức ngày hôm nay, 24-8-2012, cho
biết thị trường chứng khoán Việt Nam đã thiệt hại 5,62 tỉ đô la trong tuần này
sau vụ bắt giữ "bầu" Kiên, và đang có nguy cơ gây khủng hoảng cho cả
hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo hãng tin Bloomberg, cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm mạnh nhất châu Á, sau vụ ông trùm tài chính
Nguyễn Đức Kiên bị bắt hôm 20/8.
Trong khi đó làn sóng dân chúng đổ xô
đi rút tiền ở Ngân hàng ACB do bầu Kiên góp phần thành lập năm 1994 vẫn tiếp
tục khẩn trương, nhất là ởSài Gòn. Ngân Hàng Trung Ương VN đã bơm gần 20 ngàn
tỉ VND với hy vọng cứu vớt qua cơn khủng hoảng này.
Người ta tin rằng, vụ bắt giữ ông
Nguyễn Đức Kiên, người có quan hệ mật thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có
thể có liên quan đến "sự tranh giành quyền lực hiện nay trong ĐCSVN giữa
ông Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang".
Trong khi đó liên quan đến các ông trùm
tài chánh trong vụ này, theo thông tin trang blog tin điện tử Quanlambao, nơi
tiết lộ những nội tình trong một phe đấu đá nội bộ đảng, thì "Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Tướng Nguyễn
Văn Hưởng và Tướng Tô Lâm đang
cùng Trầm Bê, Lê Hùng Dũng - Chủ tịch Eximbank, NguyễnĐăng Quang - Hồ Hùng
Anh đã thống nhất lên kế hoạch sẽ dùng các ngân hàng Eximbank, Techcombank,
Phương Nam, Vietbank, Kiên Long Bank" để tham gia thực hiện kế hoạch
"gây hoảng loạn trong nhân dân làm áp lực buộc BCT phải ngừng vụ án mới
bắt đầu này" và "không thể bắt Trần Bê cùng đồng phạm trong đường
giây bố già Nguyễn Đức Kiên".
Theo nhóm Quanlambao, mục tiêu của các
ông trùm tài chánh nói trên là gây ra hiệu ứng Domino nhằm đánh sập nền tài
chính, tiền tệ của Việt Nam nếu Ban chuyên án tiếp tục 'đụng' đến Trầm Bê, Lê
Hùng Dũng, Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh, trong đó hiện đang có "cả bàn
tay của Trung Nam Hải tham gia vào cuộc chơi của những kẻ đã lộ diện này".
Điều này giải thích những nhùng nhằng
trong những ngày qua trong việc tiến hành bắt giữ những nhân vật trùm ngân
hàng, mà theo Quanlambao,điều này đã được "phân công để có những tiếng nói
trong BCT nêu lên, lấy cớ làm các ủy viên BCT nao núng và đành phải đánh trống
bỏ dùi!"
Trước những "tin nóng" này,
theo tiết lộ của Quanlambao qua dưới hình thức "kiến nghị" bày cho
phe "ngài Chủ Tịch nước và Tổng bí thư", phương cách đối phó sẽ có
mấy giải pháp như sau, xin trích nguyên văn:
Chúng ta cần hiểu rõ thực chất: Ngân
hàng Eximbank hiện nay cũng chỉ huy động của dân khoảng 40.000 tỷ đồng, tương
tự, Ngân hàng Phương Nam huy động của dân khoảng 15.000 tỷ đồng, Ngân hàng
Techcombank: khoảng 45.000 tỷ đồng, Vietbank: khoảng 10.000 tỷ đồng, Kiên Long:
Khoảng 7.000 tỷ đồng.
Tổng cộng tiền huy động của dân khoảng
120.000 tỷ đồng. Đây là số tiền nếu nói ở góc độ một Quốc gia thì không có gì
là lớn lắm. Do vậy dù cho tổ chức phá hoại của nhóm tội phạm này có phối hợp
với nhau để phá hoại làm dân tình hoang mang hoảng loạn thì chúng ta vẫn thừa
khả năng ứng phó, tuy nhiên điều nguy hiểm là TÂM LÝ BẦY ĐÀN, chúng sẽ gây ra
hội chứng hoảng loạn trong dân làm lây lan thành sự hoảng loạn trên cả nước,
lây lan sang cả những NH khác thì sẽ trở thành cực kỳ nguy hiểm. Do vậy cần có
giải pháp ứng phó ngay:
Thứ nhất, Cần lập ngay Ban ứng cứu ngân
hàng, càng sớm càng tốt mà không ngồi chờ điều xấu xảy ra, có thể giao cho
Nguyễn Viết Ngoạn - Trưởng ban Giám sát Quốc gia - Người vừa hoàn thành đề án
về ngân hàng nên nắm khá vững tình hình hệ thống NH Việt Nam hiện nay -phụ
trách Ban ứng cứu này, song Ban này cần đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ
Chính Trị: Tổng bí thư và Chủ tịch nước để có những Quyết định đúng đắn.
Thứ hai, cần phân công ngay nhân sự và
một số ngân hàng thương mại Quốc doanh như Ngân hàng Phát triển đồng bằng sông
cửu long MHB, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Vietinbank, BIDV, Vietcombank...
tham gia vào Kếhoạch ứng cứu. Cần chỉ định và công bố: Nếu có bất cứ điều gì
xảy ra thì Mỗi Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm tham gia vào quản lý và rót tiền
ngay khi người dân ào ạt rút tiền, ví dụ: MHB có thể chịu trách nhiệm Vietbank,
NH Quân đội chịu trách nhiệm Eximbank, Viettinbank chịu trách nhiệm
Techcombank, BIDV chịu trach nhiệm NH PN.... Ngay sau khi Ban chuyên án thực
hiện biện pháp bắt giữ thêm những kẻ đầu sỏ quan trọng khác, nếu cho công bố
điều này chắc chắn sẽ làm cho người dân yên tâm và tránh được sự phá hoại của
nhóm lũng đoạn đang trở thành những kẻphản động phá hoại đất nước, đang cố tình
gây rối, gây hoảng lọa để ngăn chặn việc ban chuyên án bắt Trầm Bê, Lê Hùng
Dũng, Nguyễn Đăng Quang & Hồ Hùng Anh.
Thứ ba, Chuẩn bị phương án, trong
trường hợp cần thiết có thểin 100.000 tỷ đồng (Thực ra số lựng tiền này đã in
sẵn dự trữ, khi cần có thể đưa ra sử dụng ngay) đưa vào để trả cho dân nếu bị
rút tiền ồ ạt. Việc in tiền với số lượng như vậy cũng chỉ làm cho tăng trưởng
tín dụng nhích lên không đáng kể và cũng không hề tạo ra lạm phát, đặc biệt
tăng trưởng tín dụng của 07 thángđầu năm mới chỉ đạt 1.75%, do vậy chúng ta vẫn
còn ROOM khá lớn để đạt tăng trưởng tín dụng lên 15% cho năm 2012. Chính vì
vây, việc đẩy ra 100.000 tỷ khi cần thiếtđể ổn định lòng dân, ổn định thị
trường tài chính, tín dụng là điều phải làm. CẦN PHẢI HIỂU RÕ: NẾU NGƯỜI DÂN
CỦA 05 NGÂN HÀNG NÀY RÚT TIỀN CŨNG KHÔNG CÓ ĐIỀU GÌ PHẢI QUÁ LO NGẠI. Song phải
ngăn chặn hội chứng Domino mà hiện nay nhóm Lũng đoạnđang lên kế hoạch triển
khai theo hướng này để gây áp lực buộc ban chuyên án và Bộ Chính trị không thể
làm tiếp được vụ án chỉ vừa mới bắt đầu - Đó mới là nhiệm vụ quan trọng.
Thứ tư, Các ngài Chủ tịch nước, Tổng bí
thư và BCT cần khẳngđịnh bản lĩnh của mình, nếu thu phục được lòng dân thì họ
có rút tiền từ 05 ngân hàng này cũng sẽ đưa lại vào hệ thống NH thương mại quốc
doanh và sẽ triệt phá được kế hoạch của những kẻ lũng đoạn đang vì lợi ích và
sinh tồn của chúng mà bán rẻ lợi ích Quốc gia.
Nếu CTN, TBT và BCT thực hiện được
những giải pháp nêu trên thì qua đợt chống tham nhũng này, những ngân hàng
Thương mại quốc doanh sẽ thâu tóm toàn bộ hệ thống các ngân hàng bị chi phối
của tổ chức lũngđoạn và sẽ thực hiện củng cố rồi bán lại cho những cổ đông lành
mạnh khác. Đây mới đúng là điều cần làm cho đề án tái cấu trúc hệ thống NH mà
NQ TƯ đã đề ra và sau đó mới có được các ngân hàng lành mạnh thực sự....
No comments:
Post a Comment