Michael Lipin
23.08.2012
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.
Gồm 8 đảo không người ở.
Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.
Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
*
*
Một vụ tranh chấp đang leo thang giữa Trung Quốc và Nhật Bản về một dẫy đảo trong vùng biển Ðông Trung Hoa đang tập trung sự chú ý vào các hành động ngày càng mang nặng chủ trương dân tộc của hai cường quốc châu Á kình địch này. Theo giải thích của thông tín viên VOA
Michael Lipin, các chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc đang đáp lại những thách
thức mới trong nước, cũng như những lời than phiền đã có từ lâu của các phong
trào dân tộc chủ nghĩa.
Tình trạng leo thang mới nhất trong cuộc tranh chấp đảo ở Biển Ðông Trung Hoa bắt đầu hồi tháng 4, khi đô trưởng Tokyo Shintaro Ishihare cho biết ông đang thương nghị để mua 4 trong số 5 hòn đảo thuộc một quần đảo của một gia đình Nhật Bản đã sở hữu chúng từ nhiều thập niên. Nhóm đảo không có người được Nhật Bản đặt tên là Senkaku, và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Một người theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng là Ishihara nói ông muốn đoan chắc rằng các hòn đảo này thuộc chủ quyền Nhật Bản, là nước đã đơn phương tách rời các đảo này vào năm 1895. Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda sau đó cho biết chính phủ trung ương cũng đang nói chuyện với gia đình Kurihara về việc mua lại những hòn đảo đó.
Tình trạng leo thang mới nhất trong cuộc tranh chấp đảo ở Biển Ðông Trung Hoa bắt đầu hồi tháng 4, khi đô trưởng Tokyo Shintaro Ishihare cho biết ông đang thương nghị để mua 4 trong số 5 hòn đảo thuộc một quần đảo của một gia đình Nhật Bản đã sở hữu chúng từ nhiều thập niên. Nhóm đảo không có người được Nhật Bản đặt tên là Senkaku, và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Một người theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng là Ishihara nói ông muốn đoan chắc rằng các hòn đảo này thuộc chủ quyền Nhật Bản, là nước đã đơn phương tách rời các đảo này vào năm 1895. Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda sau đó cho biết chính phủ trung ương cũng đang nói chuyện với gia đình Kurihara về việc mua lại những hòn đảo đó.
Khi một nhóm người Trung Quốc hoạt động đi thuyền tới những hòn đảo này
vào ngày 15 tháng 8 để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, Nhật Bản và bắt giữ
và trục xuất họ. 4 ngày sau, Tokyo dường như đã cho phép một nhóm người Nhật
theo chủ nghĩa dân tộc đổ bộ lên hòn đảo chính trong dẫy đảo, mặc dầu đã cảnh
báo họ tránh xa.
Giáo sư trường Ðại học Tokyo Kiichi Fujiwara cho rằng các hành động của Nhật bản có thể được giải thích một phần như phản ứng trước triển vọng về một thỏa thuận giữa đô trưởng Tokyo và gia đình Kurihara. Theo giáo sư Fujiwara, gia đình này cùng với những người Nhật khác có chủ trương dân tộc dã nghi ngờ đảng Dân chủ Nhật Bản đương quyền kể từ khi đảng này lên nắm quyền vào năm 2009.
Giáo sư Fujiwara nói: “Tình hình trở nên khá căng thẳng với chính phủ của Ðảng Dân chủ Nhật Bản vì nỗi lo ngại rằng ông Hatoyama, lúc đó là thủ tướng, sẽ vận động cho một mối quan hệ thân thiện hơn với Trung Quốc. Và sự kiện đó khơi ra một phản ứng mạnh từ phía các phong trào mà ta gọi là hữu khuynh ở Nhật Bản.”
Giới truyền thông Nhật Bản cho rằng việc đô trưởng Tokyo Ishihara tìm cách mua các hòn đảo gây lo ngại cho chính quyền của ông Noda, và một số giới chức cảnh báo rằng Trung Quốc có thể phản ứng một cách giận dữ nếu như ông Ishihara thành công. Thủ tướng dường như tin rằng việc chính phủ trung ương mua các hòn đảo có thể làm giảm bớt rủi ro.
Là một chuyên gia về quan hệ quốc tế, ông Fujiwara nói rằng những người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc cũng đã có những mối quan ngại từ lâu nay về các hành động được cho là xâm lược của Trung Quốc ở các vùng biển có tranh chấp khác.
Ông Fujiwara nói: “Nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng biển gần đó mà Việt Nam và Trung Quốc cũng nhận chủ quyền quanh quần đảo Trường Sa. Có mối lo ngại rằng phía Trung Quốc nay sắp đòi chủ quyền cả dãy đảo Senkaku hay Ðiếu Ngư và cũng dùng các hòn đảo này cho mục đích riêng của họ.”
Bà Bonnie Glaser là một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Sách lược và Quốc tế CSIS có trụ sở ở Washington. Bà nói đảng đương quyền Nhật Bản đang lắng nghe phe chủ trương dân tộc bởi vì không được mấy hậu thuẫn của công chúng và có thể buộc phải tổ chức bầu cử sớm trong năm nay.
Bà Glaser nói: “Họ đang tìm cách đáp lại những yêu sách của dân chúng và đồng thời cố gắng xử lý quan hệ với các lân quốc. Họ không đạt được mấy thành quả vào lúc này.”
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã kéo dài từ tháng 9 năm 2010, khi một tàu đánh cá của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải quanh nhóm đảo Ðiếu Ngư Senkaku và đụng độ với các tàu tuần duyên của Nhật Bản. Nhà chức trách Nhật Bản đã bắt giữ viên thuyền trưởng Trung Quốc khoảng 2 tuần lễ, khiến Trung Quốc nổi giận và ngưng xuất khẩu các chất liệu đất quý cho Nhật bản và đình chỉ các hoạt động trao đổi chính trị và văn hóa.
Giáo sư trường Ðại học Tokyo Kiichi Fujiwara cho rằng các hành động của Nhật bản có thể được giải thích một phần như phản ứng trước triển vọng về một thỏa thuận giữa đô trưởng Tokyo và gia đình Kurihara. Theo giáo sư Fujiwara, gia đình này cùng với những người Nhật khác có chủ trương dân tộc dã nghi ngờ đảng Dân chủ Nhật Bản đương quyền kể từ khi đảng này lên nắm quyền vào năm 2009.
Giáo sư Fujiwara nói: “Tình hình trở nên khá căng thẳng với chính phủ của Ðảng Dân chủ Nhật Bản vì nỗi lo ngại rằng ông Hatoyama, lúc đó là thủ tướng, sẽ vận động cho một mối quan hệ thân thiện hơn với Trung Quốc. Và sự kiện đó khơi ra một phản ứng mạnh từ phía các phong trào mà ta gọi là hữu khuynh ở Nhật Bản.”
Giới truyền thông Nhật Bản cho rằng việc đô trưởng Tokyo Ishihara tìm cách mua các hòn đảo gây lo ngại cho chính quyền của ông Noda, và một số giới chức cảnh báo rằng Trung Quốc có thể phản ứng một cách giận dữ nếu như ông Ishihara thành công. Thủ tướng dường như tin rằng việc chính phủ trung ương mua các hòn đảo có thể làm giảm bớt rủi ro.
Là một chuyên gia về quan hệ quốc tế, ông Fujiwara nói rằng những người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc cũng đã có những mối quan ngại từ lâu nay về các hành động được cho là xâm lược của Trung Quốc ở các vùng biển có tranh chấp khác.
Ông Fujiwara nói: “Nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng biển gần đó mà Việt Nam và Trung Quốc cũng nhận chủ quyền quanh quần đảo Trường Sa. Có mối lo ngại rằng phía Trung Quốc nay sắp đòi chủ quyền cả dãy đảo Senkaku hay Ðiếu Ngư và cũng dùng các hòn đảo này cho mục đích riêng của họ.”
Bà Bonnie Glaser là một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Sách lược và Quốc tế CSIS có trụ sở ở Washington. Bà nói đảng đương quyền Nhật Bản đang lắng nghe phe chủ trương dân tộc bởi vì không được mấy hậu thuẫn của công chúng và có thể buộc phải tổ chức bầu cử sớm trong năm nay.
Bà Glaser nói: “Họ đang tìm cách đáp lại những yêu sách của dân chúng và đồng thời cố gắng xử lý quan hệ với các lân quốc. Họ không đạt được mấy thành quả vào lúc này.”
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã kéo dài từ tháng 9 năm 2010, khi một tàu đánh cá của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải quanh nhóm đảo Ðiếu Ngư Senkaku và đụng độ với các tàu tuần duyên của Nhật Bản. Nhà chức trách Nhật Bản đã bắt giữ viên thuyền trưởng Trung Quốc khoảng 2 tuần lễ, khiến Trung Quốc nổi giận và ngưng xuất khẩu các chất liệu đất quý cho Nhật bản và đình chỉ các hoạt động trao đổi chính trị và văn hóa.
Các hành động gần đây hơn của Trung Quốc cũng phản ánh tinh thần dân
tộc ngày càng tăng. Sau vụ những người hoạt động Nhật Bản đổ bộ lên các đảo này
ngày 19 tháng 8, Bắc Kinh đã đệ một kháng thư “nghiêm nghị” với Tokyo và lần
đầu tiên từ nhiều năm nay cho phép hàng ngàn người tham dự các cuộc xuống đường
biểu tình bài Nhật tại nhiều thành phố lớn.
Chính phủ Trung Quốc cũng dành hậu thuẫn ngoại giao cho các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên nhóm đảo trong tháng này và lên án việc Nhật Bản bắt giữ họ, và đòi phải phóng thích họ một cách vô điều kiện.
Các hành động của Trung Quốc là một phần trong phản ứng của Bắc Kinh trước các thách thức mới trong nước. Bà Glaser nói trong các thách thức này có việc chuẩn bị cho một đại hội đảng Cộng sản cầm quyền nhằm thông qua một sự chuyển đổi lãnh đạo 10 năm mới có một lần.
Bà Glaser cho biết: “Trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 18 sắp tới vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11, tôi cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc rất lo lắng về việc bị coi là yếu đuối và không bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc.”
Chính phủ Trung Quốc cũng đang tìm cách đẩy sự tập trung chú ý của cả nước ra khỏi những vụ tố cáo tham nhũng và lạm quyền có liên quan đến cựu giới chức đảng Bạc Hy Lai.
Ông Rory Medcalf là một nhà cựu ngoại giao của Australia và là một chuyên gia về châu Á của Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney. Ông nói việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền nhóm đảo cũng phản ánh tình cảm bài-Nhật đã bắt rễ sâu xa.
Ông Medcalf nói: “Chủ nghĩa dân tộc bài Nhật đã hiện hữu từ lâu tại Trung Quốc. Nó đã được nuôi dưỡng bởi đảng Cộng sản và nay đang trở nên khó kiểm soát hơn, một phần vì các phương tiện truyền thông xã hội.”
Chuyên gia Glaser của CSIS nói nhiều người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc đã dùng Internet để bầy tỏ sự phẫn nộ đối với Nhật Bản và chỉ trích chính phủ của họ là đã không có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh đã bắt đầu khẳng định chủ quyền nhóm đảo vào năm 1971, 2 năm sau khi một cuộc nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho thấy tiềm năng dầu khí trong khu vực. Trung Quốc nhấn mạnh rằng quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc từ lâu trước khi Nhật sát nhập chúng.
Ông Medcalf nói nhóm đảo Senkaku hay Ðiếu ngư này đã trở thành một trọng điểm lớn của niềm tự hào dân tộc ở cả Trung Quốc và Nhật bản mà hai chính phủ cảm thấy bị thôi thúc phải đáp lại trước các hành vi bị cho là khiêu khích từ phía những người theo chủ nghĩa dân tộc của đối phương. Ông nói sự kiện đó tạo ra một chu kỳ hành động và phản ứng có khả năng rất nguy hiểm.
Ông Medcalf nói thêm: “Một trong những mối lo ngại lớn đối với tôi là không có một quy chế thông tin liên lạc hiện hành nhằm xây dựng niềm tin hữu hiệu nào giữa quân đội của hai bên để ngăn ngừa các sự cố vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Do đó, thực sự là chúng ta đang có vấn đề.”
Ông Medcalf nói ông tin rằng hy vọng duy nhất để ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng ngoại giao rộng lớn hơn là Nhật Bản và Trung Quốc phải “tỉnh táo” xử lý công luận của họ.
Chính phủ Trung Quốc cũng dành hậu thuẫn ngoại giao cho các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên nhóm đảo trong tháng này và lên án việc Nhật Bản bắt giữ họ, và đòi phải phóng thích họ một cách vô điều kiện.
Các hành động của Trung Quốc là một phần trong phản ứng của Bắc Kinh trước các thách thức mới trong nước. Bà Glaser nói trong các thách thức này có việc chuẩn bị cho một đại hội đảng Cộng sản cầm quyền nhằm thông qua một sự chuyển đổi lãnh đạo 10 năm mới có một lần.
Bà Glaser cho biết: “Trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 18 sắp tới vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11, tôi cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc rất lo lắng về việc bị coi là yếu đuối và không bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc.”
Chính phủ Trung Quốc cũng đang tìm cách đẩy sự tập trung chú ý của cả nước ra khỏi những vụ tố cáo tham nhũng và lạm quyền có liên quan đến cựu giới chức đảng Bạc Hy Lai.
Ông Rory Medcalf là một nhà cựu ngoại giao của Australia và là một chuyên gia về châu Á của Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney. Ông nói việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền nhóm đảo cũng phản ánh tình cảm bài-Nhật đã bắt rễ sâu xa.
Ông Medcalf nói: “Chủ nghĩa dân tộc bài Nhật đã hiện hữu từ lâu tại Trung Quốc. Nó đã được nuôi dưỡng bởi đảng Cộng sản và nay đang trở nên khó kiểm soát hơn, một phần vì các phương tiện truyền thông xã hội.”
Chuyên gia Glaser của CSIS nói nhiều người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc đã dùng Internet để bầy tỏ sự phẫn nộ đối với Nhật Bản và chỉ trích chính phủ của họ là đã không có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh đã bắt đầu khẳng định chủ quyền nhóm đảo vào năm 1971, 2 năm sau khi một cuộc nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho thấy tiềm năng dầu khí trong khu vực. Trung Quốc nhấn mạnh rằng quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc từ lâu trước khi Nhật sát nhập chúng.
Ông Medcalf nói nhóm đảo Senkaku hay Ðiếu ngư này đã trở thành một trọng điểm lớn của niềm tự hào dân tộc ở cả Trung Quốc và Nhật bản mà hai chính phủ cảm thấy bị thôi thúc phải đáp lại trước các hành vi bị cho là khiêu khích từ phía những người theo chủ nghĩa dân tộc của đối phương. Ông nói sự kiện đó tạo ra một chu kỳ hành động và phản ứng có khả năng rất nguy hiểm.
Ông Medcalf nói thêm: “Một trong những mối lo ngại lớn đối với tôi là không có một quy chế thông tin liên lạc hiện hành nhằm xây dựng niềm tin hữu hiệu nào giữa quân đội của hai bên để ngăn ngừa các sự cố vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Do đó, thực sự là chúng ta đang có vấn đề.”
Ông Medcalf nói ông tin rằng hy vọng duy nhất để ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng ngoại giao rộng lớn hơn là Nhật Bản và Trung Quốc phải “tỉnh táo” xử lý công luận của họ.
Michael Lipin
23.08.2012
Cuộc tranh chấp ngày càng leo thang về
một dãy đảo tại Biển Đông Trung Hoa là trọng tâm chú ý của những hành động dân
tộc ngày càng tăng của hai cường quốc đối thủ châu Á. Các chuyên gia nói chính
phủ Nhật Bản và Trung Quốc đang phản ứng với những thách thức nội bộ mới, và
những bất bình lâu nay của những phong trào dân tộc.
Leo thang mới đây bắt đầu vào tháng 4 năm nay khi Đô trưởng Tokyo Shintaro Ishihara nói ông đã bắt đầu thương thảo để mua 4 trong 5 đảo của quần đảo từ một gia đình Nhật Bản là chủ những đảo này trong nhiều thập niên. Những đảo này có tên Nhật Bản là Senkaku và tên Trung Quốc là Điếu Ngư Đảo.
Những bước của Nhật Bản
Ishahara, một người theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng, nói ông muốn những đảo này vẫn thuộc chủ quyền của Nhật Bản, do Nhật Bản đơn phương sáp nhập từ năm 1895. Thủ tướng Yoshihiko Noda sau đó nói Trung ương cũng đã bàn với gia đình Kurihara để mua những đảo này.
Khi một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc đi thuyền đến đảo vào ngày 15 tháng 8 để xác nhận chủ quyền của Trung Quốc, Nhật Bản bắt và trục xuất những người này. Bốn ngày sau đó, dường như Tokyo cho phép một nhóm người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc đổ bộ lên đảo chính của dãy đảo này, dù đã cảnh báo những người này là không nên.
Những hành động của Nhật Bản có thể được giải thích một phần như là phản ứng trước viễn cảnh một thỏa thuận giữa gia đình Kurihara và Đô trưởng Tokyo.
Phản ứng trước những cuộc thương thuyết
Truyền thông Nhật Bản cho biết gia đình Kurihara phải bán những đảo này vì nợ nần chồng chất. Gia đình này mua những đảo này từ một gia đình khác vào năm 1978, trước khi cho chính phủ thuê vào năm 2002.
Giáo sư Kiichi Fujiwara thuộc trường đại học Tokyo nói gia đình Kurihara cũng là những người theo chủ nghĩa dân tộc và dường như “nghi ngờ” về quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đảng cầm quyền đối với những đảo này.
Ông nói những người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản bất bình khi Đảng Dân chủ Nhật Bản lên cầm quyền vào năm 2009 đã theo đuổi quan hệ “đầm ấm” với Trung Quốc. Trung Quốc luôn luôn cho rằng những đảo này thuộc lãnh thổ Trung Quốc trước khi bị sáp nhập vào Nhật Bản.
Truyền thông Nhật Bản nói nỗ lực mua đảo của Đô trưởng Tokyo Ishihara làm chính quyền của Thủ tướng Noda lo ngại, và một số giới chức cảnh báo là Trung Quốc có thể phản ứng giận giữ nếu ông Ishihara mua được những đảo này.
Các giới chức nói nếu chính phủ Trung ương mua đảo, rủi ro có thể giảm thiểu.
Khiếu nại của những người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản
Ông Fujiawara, một chuyên viên quan hệ quốc tế, nói những người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản lo ngại về những hành động lấn áp rõ ràng của Trung Quốc tại những vùng biển tranh chấp khác:
“Nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động tại vùng biển mà Philippines và Việt Nam nhận chủ quyền chung quanh quần đảo Trường Sa. Có nhiều lo ngại là hiện nay Trung Quốc đang tuyên bố kiểm soát lãnh thổ của những đảo Senkaku và cũng sử dụng những đảo này theo mục đích riêng tư.”
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế có trụ sở tại Washington nói đảng cầm quyền Nhật Bản đang lắng nghe những người theo chủ nghĩa dân tộc vì có thể bị buộc phải tổ chức bầu cử sớm trong năm nay:
“Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực đáp ứng những đòi hỏi của người dân và cùng lúc giải quyết những quan hệ với các láng giềng. Hiện nay họ làm những việc này chưa được tốt.”
Các động thái của Trung Quốc
Các hành động mới đây của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp cũng phản ánh chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng. Sau cuộc đổ bộ lên đảo vào ngày 19 tháng 8 của các nhà hoạt động Nhật Bản, Bắc Kinh “chính thức” phản đối Tokyo và lần đầu tiên trong nhiều năm cho phép hàng ngàn người tham gia các cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại nhiều thành phố chính của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ ngoại giao cho các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên những đảo trong tháng này, lên án việc Nhật Bản bắt giữ họ và đòi trả tự do vô điều kiện cho những người này.
Những thách thức chính trị nội bộ
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đang phải đối đầu với những thách thức nội bộ mới, gồm có việc chuẩn bị Đại hội Đảng năm nay bàn giao cho thế hệ kế tiếp.
Bà Glaser cho rằng lãnh đạo Trung Quốc hiện đang lo âu vì bị xem như là yếu và không bảo vệ được chủ quyền.
Chính phủ Trung Quốc cũng đang nỗ lực đánh lạc hướng chú tâm của người dân về tham nhũng và lạm quyền, cụ thể là vụ Bạc Hy Lai.
Ông Rory Medcalf thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy của Australia nói sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên những đảo này cũng phản ánh những tình cảm chống Nhật đã ăn sâu vào người Trung Quốc.
Chủ nghĩa dân tộc bám chặt trong dân chúng Trung Quốc
Ông Medcalf nói: “Chủ nghĩa dân tộc này có từ lâu đời tại Trung Quốc, đã được Đảng Cộng sản nuôi dưỡng và hiện ngày càng khó kiểm soát, một phần vì truyền thông xã hội.”
Chuyên gia Glaser nói nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc dùng Internet để bày tỏ sự giận giữ đối với Nhật Bản và chỉ trích chính phủ của họ không làm nhiều hơn nữa để bảo vệ chủ quyền. Bắc Kinh bắt đầu xác nhận đòi hỏi chủ quyền tại các đảo này vào năm 1971, hai năm sau khi có nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy tiềm năng dầu mỏ tại khu vực này.
Ông Medcalf nói quần đảo Senkaku, hay Điếu Ngư đã trở thành một niềm tự hào quốc gia tại Trung Quốc và Nhật Bản, nên hai chính phủ cảm thấy bị buộc phải phản ứng trước những gì được xem là khiêu khích của những người theo chủ nghĩa dân tộc của cả hai phía:
“Thực sự đã có những hành động qua lại một cách sinh động và không mấy hay ho tại đây và hy vọng duy nhất chúng ta có là hai chính phủ có thể nhận ra ý nghĩa và chế ngự được công luận tại cả hai quốc gia để ngăn khủng hoảng ngoại giao lan rộng thêm.”
Leo thang mới đây bắt đầu vào tháng 4 năm nay khi Đô trưởng Tokyo Shintaro Ishihara nói ông đã bắt đầu thương thảo để mua 4 trong 5 đảo của quần đảo từ một gia đình Nhật Bản là chủ những đảo này trong nhiều thập niên. Những đảo này có tên Nhật Bản là Senkaku và tên Trung Quốc là Điếu Ngư Đảo.
Những bước của Nhật Bản
Ishahara, một người theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng, nói ông muốn những đảo này vẫn thuộc chủ quyền của Nhật Bản, do Nhật Bản đơn phương sáp nhập từ năm 1895. Thủ tướng Yoshihiko Noda sau đó nói Trung ương cũng đã bàn với gia đình Kurihara để mua những đảo này.
Khi một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc đi thuyền đến đảo vào ngày 15 tháng 8 để xác nhận chủ quyền của Trung Quốc, Nhật Bản bắt và trục xuất những người này. Bốn ngày sau đó, dường như Tokyo cho phép một nhóm người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc đổ bộ lên đảo chính của dãy đảo này, dù đã cảnh báo những người này là không nên.
Những hành động của Nhật Bản có thể được giải thích một phần như là phản ứng trước viễn cảnh một thỏa thuận giữa gia đình Kurihara và Đô trưởng Tokyo.
Phản ứng trước những cuộc thương thuyết
Truyền thông Nhật Bản cho biết gia đình Kurihara phải bán những đảo này vì nợ nần chồng chất. Gia đình này mua những đảo này từ một gia đình khác vào năm 1978, trước khi cho chính phủ thuê vào năm 2002.
Giáo sư Kiichi Fujiwara thuộc trường đại học Tokyo nói gia đình Kurihara cũng là những người theo chủ nghĩa dân tộc và dường như “nghi ngờ” về quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đảng cầm quyền đối với những đảo này.
Ông nói những người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản bất bình khi Đảng Dân chủ Nhật Bản lên cầm quyền vào năm 2009 đã theo đuổi quan hệ “đầm ấm” với Trung Quốc. Trung Quốc luôn luôn cho rằng những đảo này thuộc lãnh thổ Trung Quốc trước khi bị sáp nhập vào Nhật Bản.
Truyền thông Nhật Bản nói nỗ lực mua đảo của Đô trưởng Tokyo Ishihara làm chính quyền của Thủ tướng Noda lo ngại, và một số giới chức cảnh báo là Trung Quốc có thể phản ứng giận giữ nếu ông Ishihara mua được những đảo này.
Các giới chức nói nếu chính phủ Trung ương mua đảo, rủi ro có thể giảm thiểu.
Khiếu nại của những người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản
Ông Fujiawara, một chuyên viên quan hệ quốc tế, nói những người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản lo ngại về những hành động lấn áp rõ ràng của Trung Quốc tại những vùng biển tranh chấp khác:
“Nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động tại vùng biển mà Philippines và Việt Nam nhận chủ quyền chung quanh quần đảo Trường Sa. Có nhiều lo ngại là hiện nay Trung Quốc đang tuyên bố kiểm soát lãnh thổ của những đảo Senkaku và cũng sử dụng những đảo này theo mục đích riêng tư.”
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế có trụ sở tại Washington nói đảng cầm quyền Nhật Bản đang lắng nghe những người theo chủ nghĩa dân tộc vì có thể bị buộc phải tổ chức bầu cử sớm trong năm nay:
“Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực đáp ứng những đòi hỏi của người dân và cùng lúc giải quyết những quan hệ với các láng giềng. Hiện nay họ làm những việc này chưa được tốt.”
Các động thái của Trung Quốc
Các hành động mới đây của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp cũng phản ánh chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng. Sau cuộc đổ bộ lên đảo vào ngày 19 tháng 8 của các nhà hoạt động Nhật Bản, Bắc Kinh “chính thức” phản đối Tokyo và lần đầu tiên trong nhiều năm cho phép hàng ngàn người tham gia các cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại nhiều thành phố chính của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ ngoại giao cho các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên những đảo trong tháng này, lên án việc Nhật Bản bắt giữ họ và đòi trả tự do vô điều kiện cho những người này.
Những thách thức chính trị nội bộ
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đang phải đối đầu với những thách thức nội bộ mới, gồm có việc chuẩn bị Đại hội Đảng năm nay bàn giao cho thế hệ kế tiếp.
Bà Glaser cho rằng lãnh đạo Trung Quốc hiện đang lo âu vì bị xem như là yếu và không bảo vệ được chủ quyền.
Chính phủ Trung Quốc cũng đang nỗ lực đánh lạc hướng chú tâm của người dân về tham nhũng và lạm quyền, cụ thể là vụ Bạc Hy Lai.
Ông Rory Medcalf thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy của Australia nói sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên những đảo này cũng phản ánh những tình cảm chống Nhật đã ăn sâu vào người Trung Quốc.
Chủ nghĩa dân tộc bám chặt trong dân chúng Trung Quốc
Ông Medcalf nói: “Chủ nghĩa dân tộc này có từ lâu đời tại Trung Quốc, đã được Đảng Cộng sản nuôi dưỡng và hiện ngày càng khó kiểm soát, một phần vì truyền thông xã hội.”
Chuyên gia Glaser nói nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc dùng Internet để bày tỏ sự giận giữ đối với Nhật Bản và chỉ trích chính phủ của họ không làm nhiều hơn nữa để bảo vệ chủ quyền. Bắc Kinh bắt đầu xác nhận đòi hỏi chủ quyền tại các đảo này vào năm 1971, hai năm sau khi có nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy tiềm năng dầu mỏ tại khu vực này.
Ông Medcalf nói quần đảo Senkaku, hay Điếu Ngư đã trở thành một niềm tự hào quốc gia tại Trung Quốc và Nhật Bản, nên hai chính phủ cảm thấy bị buộc phải phản ứng trước những gì được xem là khiêu khích của những người theo chủ nghĩa dân tộc của cả hai phía:
“Thực sự đã có những hành động qua lại một cách sinh động và không mấy hay ho tại đây và hy vọng duy nhất chúng ta có là hai chính phủ có thể nhận ra ý nghĩa và chế ngự được công luận tại cả hai quốc gia để ngăn khủng hoảng ngoại giao lan rộng thêm.”
No comments:
Post a Comment