Ngày
10 tháng 8, 2012
Saturday, August 11 @ 13:52:58 EDT
Đầu
năm 2007, chính quyền Việt Nam bắt đầu cuộc đàn áp rộng rãi mà một số tổ chức
nhân quyền quốc tế cho là thô bạo chưa từng thấy trong suốt 25 năm trước đó;
cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn cho đ ến ngày hôm nay. Từ năm 2007 nạn nhân của cuộc
đàn áp lục tục chạy sang Thái Lan xin tị nạn.
Trong
các năm 2007-2009 BPSOS gởi nhiều phái đoàn đến Thái Lan để giúp đồng bào lập
hồ sơ xin tị nạn với Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Tháng 4 năm 2010 BPSOS thành
lập Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý để đáp ứng nhu cầu của ngày càng nhiều đồng bào
đến Thái Lan xin tị nạn. Hiện nay số đồng bào xin tị nạn có lẽ đã lên đến gần
900 người.
Văn
Phòng Trợ Giúp Pháp Lý, đặt ở một khu trung tâm của Bangkok, hiện có 2 luật sư,
1 phối hợp viên hồ sơ pháp lý, và 2 người hỗ trợ. Chúng tôi đang tuyển thêm một
luật sư vì số hồ sơ ngày càng tăng. Ngoài ra chúng tôi cũng san sẻ hồ sơ với ba
tổ chức khác cũng có chương trình bảo vệ pháp lý.
Tính
đến ngày 10/08/2012, chúng tôi đã giúp lập hồ sơ xin quy chế tị nạn cho 124 gia
đình với tổng cộng 352 người:
Các
trẻ thơ tị nạn tại lớp học "dã chiến" (ảnh BPSOS)
·
Các nhà đấu tranh: 28 gia đình, 49 người
·
Giáo dân Cồn Dầu: 26 gia đình, 84 người
·
Hmong: 31 gia đình, 134 người
·
Dân tộc thiểu số Tây Nguyên: 24 gia đình, 41 người
·
Khmer Krom: 13 gia đình, 35 người
·
Các trường hợp khác: 2 gia đình, 8 người
Trong
đó có 3 hồ sơ ở Mã Lai và 2 hồ sơ ở Cambốt.
Trong
số đó, 75 người đã được xét là tị nạn và 20 người đã đi định cư ở các quốc gia
đệ tam.
Ngoài
ra, Văn Phòng cũng vận động những cửa ngõ định cư không theo con đường tị nạn
và không qua Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho một số ít đồng hương hội đủ điều
kiện. Văn Phòng đã nộp đơn xin định cư vào Hoa Kỳ cho 5 đồng hương theo chương
trình “định cư con lai”, và giới thiệu 5 đồng hương cho Liên Hội Người Việt
Canada theo con đường bảo lãnh tư nhân qua Canada.
Văn
Phòng cũng đã chuyển hồ sơ của 7 đồng bào bị giam ở Trai Giam Sở Di Trú cho một
số tổ chức Thái Lan can thiệp thành công.
Chúng
tôi chủ trương không trực tiếp trợ giúp về đời sống vì muốn tập trung mọi tài
nguyên nhằm tranh đấu cho quy ền tị nạn của đồng bào. Chúng tôi đi tìm các tổ
chức Việt và quốc tế và giới thiệu đồng bào đến các tổ chức này để được giúp
đỡ; mỗi tổ chức ấy có những quy định và tiêu chuẩn khác nhau khi chọn người để
giúp đỡ. Đến nay tổng cộng trên 100 đồng bào đã nhận được 153 nghìn Mỹ kim tài
trợ. Cộng đồng người Việt ở Houston đã nổi bật trong việc giúp về đời sống cho
đồng bào ti nạn.
Trong
hai năm qua, chún g tôi cũng gởi gắm gần 50 trẻ thơ tị nạn đến một số lớp học
“dã chiến”. Vì không có quy chế hợp pháp, các trẻ em này đã không được đến
trường.
Trước
đây chúng tôi có một quỹ nhỏ về y tế, dành để giúp số ít đồng bào trong hoàn
cảnh cấp cứu. Đến nay, chúng tôi đã giúp được cho khoảng mươi người.
Văn
Phòng cũng để nhiều công sức vận động Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, chính phủ
Hoa Kỳ và chính phủ Thái lan xét lại chính sách đối với người Việt sang Thái
Lan xin tị nạn.
Các
hoạt động của Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý sẽ được cập nhật hàng tháng.
No comments:
Post a Comment