Written
By Hai Hoang Van on Thứ hai, ngày 27 tháng tám năm 2012 | 8/27/2012 03:43:00 SA
Bài Mới
Written By Hai Hoang Van
on Thứ hai, ngày 27 tháng tám năm 2012 | 8/27/2012 07:57:00 CH
Washington Post- Tháng trước, ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton đã tuyên bố tại Hà Nội rằng cuối năm nay, Hoa Kỳ sẽ ký một thoả
tuận mới về thương mại trong khu vực, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương,
với Việt Nam. Mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc mở rộng
thương mại của Việt Nam là dễ hiểu, và quyền lợi của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ
phát triển kinh tế cho Việt Nam là đáng khen ngợi. Nhưng ngay cả khi Việt Nam
tìm cách tiến lên phía trước bằng kinh tế , hệ thống chính trị của họ vẫn còn
sa lầy trong một quá khứ độc tài và áp bức.
Trung Quốc xôn xao tin đồn phu nhân Thủ tướng Ôn Gia
Bảo giúp chồng thuê người đóng giả bà Cốc Khai Lai.
Người phụ nữ được cho là đã giả mạo Cốc Khai Lai trước tòa
Dư luận Trung Quốc đang xôn xao tin đồn phu nhân của
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã giúp chồng thuê người đóng giả bị cáo Cốc Khai Lai
trong phiên tòa xét xử hôm 9/8 ở Hợp Phì nhằm che giấu những bí mật tham nhũng
trong giới lãnh đạo Bắc Kinh, theo Daily Mail hôm 26/8.
Nguy cơ vỡ nợ đằng sau
những doanh nghiệp lớn của nhà nước
(Người đưa tin.vn) - Tuần qua, sự kiện
"bầu" Kiên- và ông Lý Xuân Hải-nay đã là cựu tổng giám đốc ngân hàng
ACB bị bắt tạm giam, phục vụ công tác điều tra được dư luận quan tâm hơn cả.
Khoan hãy nói đến việc ông Kiên, ông Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trong bối
cảnh nào. Chỉ cần biết rằng, trước hết, những "đại gia" này bị bắt vì
có những dấu hiệu vi phạm pháp luật mà cơ quan điều tra đã công bố với báo chí.
Khi tội danh của 2 ông này được được công bố thì những băn khoăn trước đó của
dư luận phần nào được giải tỏa. Thị trường tài chính, thị trường chứng khoán,
thị trường vàng sau mấy ngày diễn biến đáng lo đã trở lại được ổn định từ ngày
24/8: giá vàng giảm; chỉ số chứng khoán ở 2 sàn tăng trở lại và người gửi tiền
cũng đang trở lại với ACB...
Những điều này cho thấy một tín hiệu đáng mừng: người dân tin vào hiệu lực, sự
công bằng của luật pháp.
Cho dù, xây dựng một nhà nước pháp quyền vẫn là một yêu cầu, đòi hỏi lớn thì
những cố gắng để dựng xây, thực thi nó cũng đã có những kết quả nhất định. Và
người dân có cơ sở để tin rằng: không có ai đứng ngoài và đứng trên luật pháp,
dù là đại gia, quan chức hay phó thường dân.
Việc thời điểm khởi tố, tạm giam những "đại gia" có tầm ảnh hưởng không
nhỏ này có thể gây tác động không mong muốn nhất định đến thị trường lúc ban
đầu, nhưng nhìn tổng thể, một khi hành xử theo đúng luật pháp, với tinh thần
thượng tôn pháp luật, thì việc đó sẽ giúp thanh lọc những tồn tại trong hệ
thống. Huyết mạch của nền kinh tế qua thanh lọc sẽ sớm đem lại sự ổn định, hiệu
quả hơn về dài hạn.
Việc công khai nhanh chóng và đầy đủ thông tin cũng sẽ khiến dư luận hiểu rõ và
giúp sớm ổn định thị trường.
Và việc nghiêm trị những sai phạm của đại gia, quan chức cũng như dân thường
chính là cách tạo môi trường để người dân cảm thấy tin tưởng nơi cán cân công
lý
Không nói đâu xa, cách đây chưa lâu, đã có không ít lãnh đạo các doanh nghiệp
lớn bị khởi tố, bắt giam, đã ra tòa và đang chịu hình phạt của pháp luật. Đó là
ông Phạm Thanh Bình-nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Vinashin, ông Trần
Quang Vũ-nguyên tổng giám đốc tập đoàn Vinashin và nhiều cán bộ quản lý cao cấp
khác của tập đoàn này. Có người như ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch hội
đồng thành viên tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị khởi tố, đã trốn
chạy chưa rõ tung tích nhưng người ta có thế tin rằng, sớm muộn ông này sẽ phải
đứng trước ánh sáng của pháp luật, khi Thủ tướng kiêm Trưởng ban chỉ đạo phòng
chống tham nhũng Trung ương Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: "Phải bắt bằng
được Dương Chí Dũng".
Với những người như ông Phạm Thanh Bình, Trần Quang Vũ, còn gì rõ ràng hơn với
những tội danh mà tòa đã tuyên án: không phải do quy định của luật pháp còn
thiếu, không rõ mà luật đã quy định rõ ràng nhưng những "đại gia" này
đã cố tình vi phạm, bước qua, gây nên những hậu quả cho đến giờ còn chưa giải
quyết xong ở một số doanh nghiệp, ngân hàng lớn...Và họ đã phải trả giá.
Pháp luật đặt ra là để điều chỉnh hành vi, đưa mọi hoạt động của tổ chức, cá
nhân trong xã hội vào một trật tự, công bằng và càng cần phải công bằng, khách
quan, độc lập, càng bớt bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính phe nhóm càng
tốt. Luật pháp càng công khai, minh bạch, nghiêm minh thì càng hạn chế
"lợi ích nhóm" để lợi ích cộng đồng, lợi ích toàn cục được bảo đảm.
Không chỉ ở Việt Nam, ở một số quốc gia khác , nơi nhà nước pháp quyền được coi
trọng, người ta đều chú ý xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của những
kẻ có khả năng thâu tóm, gây ảnh hưởng có hại, nghiêm trọng đến lợi ích cộng
đồng. Ví dụ như đầu năm nay, ở Nga, người ta đã xét xử, tuyên án 9 năm từ với
tỷ phú, trùm dầu mỏ Khodorkovsky về tội gian lận, trốn thuế. Tại Hàn Quốc, cũng
có nhiều nhà tài phiệt, chủ tịch tập đoàn kinh doanh lớn phải ra tòa, vào tù
trong mấy năm gần đây. Vụ mới nhất là giữa tháng 8 vừa rồi, ông Kim Seung Youn
-nhà tài phiệt, chủ tịch tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc bị xử 4 năm tù vì tội
biển thủ 300 tỷ won để trả nợ cho công ty con của gia đình...
Giới chủ tập đoàn kinh doanh ở nhiều nước, với quyền lực kinh tế, tiền bạc
thường xây dựng những mối quan hệ thân thiết, bền chặt với các chính trị gia,
ủng hộ các đảng phái có thể giúp họ củng cố, xây dựng, phát triển quan hệ làm
ăn...Nhưng quan hệ đó chỉ bền vững và lành mạnh khi chính các "đại gia"
phải tuân thủ, hoạt động đúng khuôn khổ luật pháp (được xây dựng sát thực tế,
phù hợp với truyền thống dân tộc, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và bảo vệ quyền
lợi quốc gia). Một nền tảng pháp luật tốt sẽ ngăn chặn việc các nhóm có thế lực
thao túng và sử dụng luật để trục lợi cho riêng mình.
Với những quốc gia đã xây dựng hoặc đang cố gắng xây dựng một nhà nước pháp
quyền thì mọi hành động vi phạm luật pháp đều không thể được chấp nhận Quyền uy
hay tiền bạc chỉ có thể bền vững khi nó được tạo dựng dựa trên nền tảng luật
pháp tốt đẹp, và phục vụ lợi ích quốc gia và cộng đồng. Dù sai phạm được che
chắn bởi ô dù nào, thì sớm hay muộn, lẽ phải và công lý cũng sẽ được thực
thi.(Nguoiduatin.vn) - Bình Kiểm lên kế hoạch bắt cóc con tin hoàn hảo đến từng
chi tiết. Cuộc ngã giá của ông Trầm Bê với bọn bắt cóc không mang lại kết quả
vì Bình Kiểm kiên quyết không bớt một đồng nào.
Xuất hiện trong đêm ra mắt quỹ “Hiểu Về Trái Tim”
nhằm tìm kiếm nhà tài trợ mổ tim cho bệnh nhân nghèo vào cuối tuần qua 24.8,
Nguyễn Thanh Phượng đã phần nào xua tan tin đồn đang trốn ở Mỹ khá lùm xùm
trong thời gian gần đây.
Theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh, việc phạm tội của
Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải liên quan tới hai vụ án khác nhau. Cơ quan điều
tra đang tiếp tục nhận được nhiều đơn khiếu nại, tố cáo về vi phạm của 2 bị can
này.
Written By Hai Hoang Van
on Thứ hai, ngày 27 tháng tám năm 2012 | 8/27/2012 06:44:00 SA
Ở trường học, khi dùng lăng kính để phân tích ánh
sáng trắng của mặt trời, hay khi cho quay đĩa màu trước những con mắt ngạc
nhiên của học sinh, các em mới khám phá ra rằng màu trắng của ánh sáng là tập
hợp chồng chặp của những màu sắc theo trình tự bất di bất dịch của cầu vồng.
Một bên là họ nhà xanh: tím, chàm, xanh, lá mạ. Ở giữa là vàng. Rồi đến họ nhà
đỏ: cam, vàng, tím. Hai họ xanh đỏ bao quanh màu vàng, giao phối với nhau mà
thành ánh sáng. Kì diệu biết bao!
Trên tấm hình ngả vàng theo thời gian, lá cờ bừng sáng, đẹp như non sông đất
nước. Biết bao bàn tay đã nắm chặt lấy nó, nâng niu nó. Giữa rừng núi. Nơi
trường đại học. Trong ngục tối. Xanh và đỏ ngang bằng, chính giữa là vàng.
Thời ấy, màu đỏ tươi rói, huy hoàng, sắc nét. Bắt mắt, nó lôi cuốn những trái
tim tuổi trẻ phản kháng, nó làm tan biến nỗi mỏi mệt nơi những chiến sĩ già
nua. Nhà tù và những chấn song sắt càng làm tăng vẻ đẹp của khoảng trời xanh
mênh mang vô tận. Màu xanh là màu của vượt ngục, của tự do, của không gian vô
cùng và trong suốt, của cõi mơ. Và nó kề bên màu đỏ của lửa giận, của máu đổ,
của sức mạnh kháng chiến hùng tráng. Xanh, đỏ, không nửa vời. Đỏ như sức mạnh,
nhưng sự giản đơn. Nhưng tim tôi ngả về màu xanh, màu xanh không một gợn mây,
gần gũi, êm ả, dịu dàng, hiền hòa, một chút lãng mạng, thành thực, mở rộng ra
mọi hướng tương lai…
Hòa bình đã về như một ngày hội cho lá cờ anh dũng ấy. Nó rực rỡ ba màu trên
khắp phố phường, nhà cửa. Ánh sáng của niềm vui chói lòa. Nhưng rồi ngọn gió
bấc thốc tới: «Đơn sắc là đặc trưng của sức mạnh». Thế là, không kèn không
trống, màu đỏ đã xóa sạch màu xanh. Nó đã chiếm lĩnh toàn bộ không gian. Như
thể, bỗng chốc, trời không còn, biển không có. Như thể trời biển chưa hề hiện
hữu. Dường như màu xanh, sắc màu thứ ba của ánh sáng giải phóng đã phạm trọng
tội là không đủ sáng láng, không xứng đáng, không trung kiên, không xả thân như
màu vàng của sự chiếm đóng, của sự tuẫn tiết… Vậy đó. Làm sao màu xanh có thể
cưỡng lại được với anh cả đỏ? Mà nó có muốn cưỡng lại không chứ? Nó có lựa chọn
nào khác không nữa? Thế là lá cờ chuyển sang tuyền một màu: đỏ, và đỏ.
Và, theo quy luật vật lí bất di bất dịch của màu sắc, ánh sáng chỉ còn lại màu
đỏ bao quanh sao vàng đã đánh mất sắc thái huy hoàng rực rỡ. Nó phải pha loãng
để phủ khắp lá cờ quá khổ. Cái đặc sắc nguyên khôi của nó đã mai một, bản sắc
của nó phai mờ.
Trong cơn bĩ cực, nó đi cầu cứu lân bang, vay mượn thêm những pixel nơi hàng
xóm chuyên sản xuất màu đỏ, người hành xóm mà nó đã quen vay mượn trước kia.
Nhưng màu đỏ vay mượn kia thuộc loại kém chất lượng. Cũ mèm, đỏ dỏm, mà giá cả
lại cắt cổ. Nhất là, nó lại ẩn chứa những ánh đen, hại mắt, như trong những
thời kì đen tối của Lịch sử.
Thế là lá cờ đỏ phất phơ trước cơn gió phũ phàng thổi tới từ bốn phương, cứ
phai dần phai mòn, chỉ còn ngôi sao vàng vẫn rực rỡ, lấp lánh hi vọng vào ngay
mai ngời sáng.
Trong cơn bĩ cực, mất đi màu xanh, không còn màu đỏ cường tráng, liệu ngôi sao
đơn độc có thoát khỏi số phận trở thành một tiểu tinh trên lá cờ có truyền
thống thôn tính và đồng hóa kia không?
Dưới đáy ngăn kéo, trên những tấm hình cũ kỹ, lá cờ ủ rũ sầu muộn. Dường như nó
lẩm bẩm: «Hãy trả lại cho tôi màu xanh, hãy trả lại rực rỡ cho màu đỏ: hãy bảo
vệ ngôi sao vàng!».
Mọi sự trùng hợp với hiện thực chỉ là một sự ngẫu nhiên
Andre Menras Hồ Cương Quyết
Nguyễn Ngọc Giao dịch
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Trong bài bút ký "Tương lai đang thúc giục
chúng ta viết nên những trang sử mới" đăng trên nhật báo SGGP số ra ngày
23/8/2012, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước đã gửi đến
nhân dân cả nước nhiều thông điệp. Một trong những thông điệp đó là: Làm sao để
chính trị xã hội ổn định?
Đặt ra câu hỏi đó tức là ông Chủ tịch nước đã thừa nhận rằng hiện trạng chính
trị xã hội của đất nước ta đang không được ổn định.
Nguyên nhân của những bất ổn chính trị xã hội, đối với những người quan tâm
thời cuộc thì không có gì khó hiểu. Đó là do những đường lối, chủ trương, chính
sách, những quy định của pháp luật còn chưa phù hợp, không được nhân dân ủng
hộ. Đó là do sự yếu kém trong quản lý nhà nước, tình trạng tham nhũng kinh
khủng, sự băng hoại biến chất của số đông người làm việc trong guồng máy lãnh
đạo Đảng, chính quyền, doanh nghiệp. Đó là sự phân hóa giàu nghèo đang ở cấp độ
báo động. Đặc biệt do sự xuống cấp trầm trọng của hệ thống giáo dục và y tế,
hai lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, đã gây nhiều hệ lụy
cho cộng đồng và cho cả tương lai nòi giống dân tộc. Đó còn là sự bất an của
cuộc sống khi tội phạm gia tăng, khi kinh tế giá cả lên xuống phập phù, khi
nhân quyền bị đe dọa, khi tuổi trẻ bị bế tắc, v.v…
Trả lời câu hỏi: Làm sao để chính trị ổn định, ông Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đã kêu gọi Đoàn kết – Hòa hợp - Thống nhất, thu hẹp những khác biệt, tất
cả phải nhằm vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh".
Tuy nhiên làm thế nào để đoàn kết – hòa hợp - thống nhất được thì ý kiến của
ông chủ tịch lại chưa đủ thuyết phục.
Vâng, thưa ông chủ tịch, mục tiêu trên thì 100% nhân dân ta mơ ước, đồng tình
ủng hộ. Đồng thời ai cũng biết rằng chỉ có đoàn kết toàn dân tộc như ông nói
thì mới thực hiện được mục tiêu cao quý ấy.
Vấn đề mắc mớ là xã hội chúng ta đang sống đang tồn tại nhiều mâu thuẫn gay
gắt, cả những mâu thuẫn đối kháng.
Đó là mâu thuẫn về chính kiến giữa trào lưu dân chủ hướng tới những giá trị phổ
quát của văn minh nhân loại với những tư tưởng bảo thủ, có khuynh hướng độc
tài, hà khắc.
Đó là mâu thuẫn giữa tinh thần dân tộc bất khuất quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất
nước với thái độ nhu nhược có nguy cơ phụ thuộc ngoại bang.
Đó là mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi có một thể chế kinh tế thị trường minh bạch
theo quy luật khách quan với sự duy trì một kiểu kinh tế thị trường định hướng
ma trận, bị những nhóm lợi ích xâu xé, bị bọn mafia kinh tế thâu tóm phá hoại.
Đó còn là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân giữa số đông yếu thế nghèo khó với
một bộ phận có tiền, có quyền, có tất cả.
Theo tôi một khi chưa giải quyết được những mâu thuẫn nói trên thì chưa thể có
đoàn kết – hòa hợp - thống nhất. Đoàn kết không thể có được bằng lời hiệu triệu
hay tuyên truyền lừa mị.
Làm sao anh nông dân Đoàn Văn Vươn một nắng hai sương có thể đoàn kết với viên
đại tá Đỗ Hữu Ca, kẻ đã đem quân lính, súng đạn và cả chó becgie đến áp đáo gia
đình mình?
Làm sao cháu Trịnh Kim Tiến có thể đoàn kếtvới tên trung tá Nguyễn Văn Ninh, kẻ
đã dùng dùi cui đánh chết người cha của cô gái chỉ vì lỗi không đội mũ bảo
hiểm?
Làm sao người thanh niên trí thức yêu nước Nguyễn Chí Đức có thể đoàn kết với
viên công an quận Hoàn Kiếm, kẻ đã đạp thẳng vào mặt anh khi bắt người biểu
tình chống Trung Quốc xâm lược?
Làm sao cô thôn nữ phải đi hầu hạ trong sân golf có thể đoàn kết với gã chuyên
viên văn phòng quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, khi bị gã
đánh đập đến ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện?
Làm sao hàng triệu nông dân ở khắp nơi có thể đoàn kết với những kẻ đã tước
đoạt đất đai của mình với giá đền bù rẻ mạt?
Làm sao các nhân sĩ trí thức có thể đoàn kếtvới các nhà lãnh đạo khi nhiều lần
gửi các kiến nghị tâm huyết về xây dựng phát triển đất nước mà tuyệt nhiên
không được hồi âm?
Làm sao thân nhân các liệt sĩ trong các nghĩa trang ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao
Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai có thể đoàn kết với những kẻ khom lưng bắt
tay thơn thớt cảm ơn giặc Tàu giúp đỡ?
Tóm lại nếu tình trạng đất nước cứ như hiện nay, không thể giải quyết được
những mâu thuẫn xã hội âm ỉ, gay gắt thì chắc chắn không thể có đoàn kết – hòa
hợp - thống nhất. Vậy thì đất nước sẽ đi đến đâu?
Thưa ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tác giả bài viết "Tương lai đang
thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới", người viết nên trang sử
mới cho dân tộc, có lẽ không phải là "chúng ta" chung chung mà chúng
tôi hi vọng phải là Bộ chính trị, BCHTW ĐCSVN. Đơn giản vì các vị đang cầm
quyền, đang chèo lái đất nước. Liệu các vị có thể thay đổi?
Sài Gòn, 26/08/2012
Bùi Công Tự
Sau vụ bầu Kiên bị bắt, thông tin về các "đại
gia" tài chính có dây mơ rễ má với bầu Kiên và "nhóm tội phạm thâu
tóm ngân hàng" bị bắt cứ loạn cả lên. Báo lề phải vừa đưa lại gở xuống tin
về Lý Xuân hải – Tổng giám đốc ACB, bị bắt. Rồi lại tiếp tục đưa lên gỡ xuống
trong ngày hôm sau. Còn lãnh đạo ACB thì ra sức bác bỏ thông tin này, trong khi
buộc vẫn phải thừa nhận ông Lý Xuân Hải ngay sau khi bầu Kiên bị bắt đã phải
"hợp tác" với cơ quan điều tra nên không thể điều hành ngân hàng và
HĐQT ACB đã giao cho ông Đỗ Minh Toàn – Phó Tổng giám đốc thường trực quyền
điều hành thành ông Hải.
Thế rồi, cuối cùng thông tin ông Lý Xuân Hải bị bắt vẫn được xác nhận là sự
thật và việc khán xét nhà ông Hải đã diễn ra vào chiều tối ngày 23/8/2012.
Nay lại xuất hiện nhiều "tin đồn" về ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch
tập đoàn Masan kiêm Phó chủ tịch Techcombank - bị bắt vì những tội danh như:
chuyển ngân lậu; đưa hối lộ; lập công ty khống, lập dự án giả lấy hàng chục
ngàn tỷ đồng của Techcombank không phải trả lãi (giống bài của bầu Kiên); tham
gia cùng nhòm tội phạm thâu tóm thị trường vàng, lợi dụng thông tin nội bộ tham
gia bán khống vàng lấy tiền gởi lãi suất 22% ngay tại Techcombank; một số hành vi
tham gia vào các họat động tội phạm theo kiểu mafia khác….
Lần này không thấy các báo lề phải thông tin gì liên quan tới đại gia Nguyễn
Đăng Quang bị bắt. Sau khi để cho dư luận đồn đãi ầm ỉ gần hết ngày, một tờ báo
mạng vốn chẳng liên quan gì tới đề tài chính trị - pháp luật, chiều nay đã đưa
tin phản bác về việc ông Quang bị bắt.
Đó là tờ Zing với bài "Chủ tịch Masn lêntiếng về tin đồn bị bắt" . Tờ
này nói là dẫn nguồn Infonet, thế nhưng kiểm tra trên Infonet (trang thông tin
chính thức của Bộ 4T) không hề thấn thông tin nói trên. Chỉ thấy có một mình
trang điện tử Zing đưa thông tin này thôi, như sau:
"Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, Chủ tịch Masan - Nguyễn Đăng
Quang cho biết, ông đang ở Mỹ và mới nhận được tin đồn là mình bị bắt qua bạn
bè. "Tôi không hiểu tin đó bắt nguồn từ đâu nhưng điều này đang ảnh hưởng
nghiêm trọng tới cá nhân, gia đình và công ty của chúng tôi", Chủ tịch Hội
đồng quản trị của Masan nói.
Người sáng lập công ty hàng tiêu dùng nổi tiếng với thương hiệu Chinsu nói
thêm, thời gian gần đây, nhiều tin đồn với nội dung bịa đặt lan tràn và ảnh
hưởng rất lớn tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là giới tài
chính. "Nếu không có biện pháp ngăn chặn, ảnh hưởng của nó sẽ vô cùng lớn
và chưa thể lường hết. Tôi hy vọng các cơ quan quản lý sẽ có những biện pháp
hiệu quả để giải quyết tình trạng này", ông Quang nói.
Tin đồn ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan bị bắt rộ lên cao điểm vào chiều
25/8 bởi các thông tin không chính thức lan truyền trên mạng. Nhiều nhân vật
VIP trong giới doanh nhân Việt Namcũng điện thoại hỏi nhau về tính xác thực của
điều này. Trong khi đó, ông Quang đang ở Mỹ. Một số người quen của ông Quang ở
Mỹ cũng phải trả lời các câu hỏi tương tự và không hiểu lý do tại sao lại có
tin đồn như vậy.
Trước đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Sài Gòn – ông Nguyễn
Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Vndirect – bà Phạm
Minh Hương cũng dính tin đồn bị bắt. Sau đó, cả hai doanh nhân này phải lên báo
trả lời để dập tắt tin đồn". (Zing)
ABS trong trang điểm tin ngày hôm này (26/8/2012) cũng cho biết "một nguồn
tin thân hữa vừa liên lạc "sống" với ông Nguyễn Đăng Quangvào cưới
buồi chiều cùng ngày thì được biết là ông này đang đi nghỉ ở Mỹ. Je7hê… sao
trong cái lúc nước sới lửa bỏng này có khá khá nhiều nhân vật quan trọng được
xem là dính sâu sâu trong câu chuyện bầu Kiên lại thoải mái đi nghỉ ở Mỹ vậy
ta? (như ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch ACB cũng đang ở Mỹ khi bầu Kiên và ông Lý
Xuân Hải bị bắt, còn ACB thi lao đao, chạy đôn chạy đáo với lượng khách hàng
sôi sụt tới rút tiền).
Đồng thời với tin đồn về Nguyễn Đăng Quang bị bắt, cũng có tin ông Lê Hùng Dũng
– Chủ tịch Eximbank kiêm Chủ tịch SJC – cũng đang bị quản thúc phục vụ cho điều
tra. Nguồn tin này cho hay, ông Lê Hùng Dũng cùng một số quan chức cao cấp của
Eximbank đều là những đồng lõa với bầu Kiên, cùng tham gia thực hiện nhiều phi
vụ tội phạm với bầu Kiên. Việc ông Dũng chưa bị bắt vì cơ quan chức năng còn lo
ngại có khả năng gây ra nhiêu hiệu ứng xấu cho hệ thống nag6n hàng khi có thông
tin hàng loạt quan chức các ngân hàng lớn bị bắt giữ và có liên can tới nhiều
dường dây tội phạm.
Tuy vậy, dù thông tin chưa chính thức, chưa được xác nhận, nhưng thói quen của
các nhà đầu tư Việt Nam và gần như của cả xã hội Việt Nam do "lỗi hệ
thống" kéo dài quá lâu nên vẫn thường tin vào tin đồn. Thậm chí tin đồn
càng có vẽ bí mật, úp úp mở mở… càng đáng tin.
Tuy nhiên, có một sự thật là nhiều tin đồn liên quan tới bầu Kiên cũng như các
đại gia trong nhóm liên quan trong thời gian qua nay đã được kiểm chứng là hầu
như đều đúng.
Vậy mới chết với tin đồn chứ!
Bắt đầu từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải, khi Tướng
Nguyễn Văn Hưởng chỉ mới giữ vị trí Tổng cục trưởng phụ trách an ninh kinh tế,
với sự môi giới và mách nước của bố già Nguyễn Đức Kiên, Đinh La Thăng cùng
tướng Hưởng và quý tử của Phan Văn Khải (Hoàn Ty) đã thiết lập một đường dây để
ăn cắp tài nguyên dầu lửa của đất nước. Thủ đoạn đã thực hiện: cứ 10 tàu được
bơm đầy dầu thô thì chỉ đưa vào sổ sách 70%, còn lại 30% để bên ngoài chia nhau.
Petrovietnam là Tập đoàn dầu khí nộp ngân sách cho Việt Nam chiếm tới 50% trong
thời kỳ bế quan toả cảng, cùng với tiến trình đổi mới tỷ lệ này ngày càng giảm
dần, đên nay chiếm khoảng 24 -25% GDP của cả nước. Nghĩa là mỗi năm nộp cho
ngân sách khoảng 20 – 25 tỷ USD.
Trụ sở của Petrovietnam đặt tại 18 phố Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội. Cơ cấu
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam có 08 Ban QLDA (Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, Ban QLDA Nhà máy Lọc dầu Dung
Quất, Ban QLDA Công trình liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn; Ban QLDA Trường Đại
học Dầu khí Việt Nam; Ban QLDA Điện lực Dầu khí Long Phú – Sông Hậu; Ban QLDA
Điện lực Dầu khí Vũng Áng – Quảng Trạch;Ban QLDA Khí Đông Nam Bộ; Ban QLDA Đóng
mới giàn khoan tự nâng 60M nước) và 19 công ty con:
1. Tổng Công ty Thăm dò & Khai thác Dầu khí (PVEP)
2. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS)
3. Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)
4. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power)
5. Công ty TNHH 1TV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR)
6. Công ty Thương mại và Kỹ thuật Đầu tư Petec
7. Tổng công ty CP Khoan & Dịch vụ khoan DK (PVDrilling)
8. Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
9. Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans)
10. Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC)
11. Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI)
12. Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco)
13. Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC)
14. Tổng công ty CP Phân đạm và Hoá chất dầu khí (PVFCCo)
15. Tổng công ty CP Dung dịch khoan & hoá phẩm Dầu khí (DMC)
16. XNLD Dầu khí Vietsopetro (VSP)
17. Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTex)
18. Công ty CP Giám định Năng lượng Việt Nam (EIC)
19. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Cảng Phước An
Cùng các đơn vị liên kết:
1. Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn
2. Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank)
3. Công ty Hoá dầu Long Sơn
Nhìn vào thì thấy ngay một tập đoàn hiện đang nắm hàng trăm tỷ USD tài sản của
đất nước. Tuy nhiên bài này sẽ chỉ đề cập đến một bí mật của Bố già Kiên, Tướng
Nguyễn Văn Hưởng
PetroVietnam từ trước đến nay dù qua nhiều đời Thủ tướng, nhưng luôn là đơn vị
trực thuộc Thủ tướng có thể do tầm quan trọng của nó, cũng có thể vì quyền lợi
khủng khiếp do nó mang lại, có lẽ vì vậy mà Petrovietnam còn được đặt tên là
‘sân sau của Thủ tướng’
Bắt đầu từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải, khi Tướng Nguyễn Văn Hưởng chỉ mới giữ
vị trị Tổng cục trưởng phụ trách an ninh kinh tế, với sự môi giới và mách nước
của bố già Nguyễn Đức Kiên, Hưởng và quý tử của Phan Văn Khải (Hoàn Ty) đã
thiết lập một đường dây để ăn cắp tài nguyên dầu lửa của đất nước. Hưởng đã
trực tiếp xuống thăm dàn khoan ngoài biển, chứng kiến các tàu nước ngoài vào
nhận dầu thô tại các dàn khoan ngoài khơi rồi xuất khẩu trực tiếp ra nước
ngoài.
Dự án này được bắt đầu bởi Kiên – Hưởng – Hoàn Ty và Cựu Tổng giám đốc của
Petrovietnam Trần Ngọc Cảnh cùng công ty khai thác và mua dầu thô của
Petrovietnam.
Thủ đoạn đã thực hiện: cứ 10 tàu được bơm đầy dầu thô thì chỉ đưa vào sổ sách
70%, còn lại 30% để bên ngoài chia nhau. Để phục vụ cho việc ăn trộm cắp tài
nguyên của đất nước suốt hàng chục năm qua, Hưởng đã tổ chức đưa cả đệ tử ruột
của mình ở Tổng cục an ninh để ra làm nhiệm vụ bảo vệ và ‘giám sát’, thực chất
là để bảo vệ cho việc ăn cắp công khai nhưng lại che mắt được nhân viên của
Petrovietnam làm việc tại giàn khoan khi nhìn thấy an ninh của Hưởng nên yên
tâm mà không ai còn để ý gì. Mỗi năm PetroVietnam khai thác từ 18 triệu tấn và
đến hiện nay lên tới 23 triệu tấn thì mỗi năm đã có 5 triệu tấn đến 7 triệu tấn
dầu thô thất thoát bên ngoài và được ăn chia cho đường dây Mafia của Kiên –
Hưởng – Trần Ngọc Cảnh – Phan Văn Khải và sau này đường dây được tiếp tục với
Bố già Kiên – Hưởng – Đinh La Thăng…với phương thức đã thực hiện từ nhiều năm
trước.
Để có thể phanh phui ra việc này chỉ cần tóm cổ bố già Kiên – đây là kẻ không
những thiết lập và nắm trong tay cả hệ thống ăn cắp dầu thô có hệ thống tại
Petrovietnam mà còn là kẻ nắm toàn bộ đường dây môi giới mua máy bay Airbus của
Pháp, đường dây môi giới bán thiết bị kém chất lượng cho Nhà máy Nhiệt điện Phả
Lại 2 tiêu tốn hàng tỷ đô la để sau 12 năm vẫn không chạy được và gần đây nhất
là chủ soái thao túng toàn bộ các đợt thâu tóm ngân hàng Sacombank và là người
thu xếp tài chính cho Nguyễn Thanh Phượng thôn tính Ngân hàng Gia Định và các
công ty nhà nước cổ phần hoá như Tổng công ty rượu bia Sài Gòn, Tổng công ty
Thuốc lá….
Đây là đầu mối quan trọng, từ bố già Kiên sẽ phanh phui ra nhiều đường dây tham
nhũng lớn và nhóm lợi ích này đang chuẩn bị thực hiên kế hoạch thôn tính bước 2
bằng công ty mua bán nợ với chủ trương sẽ lấy tiền của nhà nước 100.000 tỷ cho
công ty này bắt đầu đợt thôn tính thứ 2 sau đợt vừa rồi và tiến đến sẽ chi phối
toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam.
Phạm Viết Đào
Nguồn: Blog Phạm Viết Đào
Photo of UNCLOS
Bản đồ "đường lưỡi bò" trên biển đông
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-08-26
Tình hình tranh chấp trên Biển Đông, được phân tích dưới nhiều góc độ như quan
hệ giữa các cường quốc, quan hệ Trung Quốc –ASEAN, quan hệ Trung Quốc -Việt
Nam, quan hệ Trung Quốc - Philippines.
Tuy nhiên theo các chuyên gia về Luật Quốc Tế và Luật Biển trong và ngoài nước,
căn bản và mấu chốt giải quyết vấn đề nằm ở Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật
Biển, nghĩa là tập trung vào khía cạnh pháp lý, từ đó đưa ra các kiến nghị cho
tiến trình đàm phán, giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan.
Căng thẳng trên biển Nam Trung Hoa dạo gần đây vì những hoạt động và những phản
ứng phát xuất bởi lòng yêu nước từ các phía tranh chấp, đặc biệt Philippines và
Việt Nam, dẫn tới suy nghĩ rằng tất cả bị điều động dưới áp lực và sức mạnh
chính trị hơn là tuân thủ những qui định của luật pháp quốc tế.
Cơ sở pháp lý của UNCLOS
Nhưng vấn đề không đơn giản khi mà UNCLOS tức Công
Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển năm 1982 vẫn là điều kiện quan trọng và căn bản
nhất để giải quyết sự tranh chấp lâu nay trên biển Nam Trung Hoa.
Đó là khẳng định của giáo sư Robert Beckman, giám đốc Trung Tâm Luật Pháp Quốc
Tế, giảng viên khoa Luật của Đại Học Quốc Gia Singapore. Ngoài ra, ông cũng là
thành viên cấp cao trong Viện Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam thuộc đại học
Nanyang của Singapore.
Trong một bài viết mới nhất được đăng trên mạng, giáo sư Beckman nhận định rằng
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng và bất ổn trên biển
Đông là vì các phía tranh chấp, khi cố khẳng định chủ quyền lãnh hải của mình,
đã đưa ra những quan điểm khá mơ hồ và gần như không nhất quán với những qui
định trong UNCLOS Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển.
Bài viết của giáo sư Robert Beckman có ba nội dung chính yếu, thứ nhất là vai
trò của Luật Quốc Tế nói chung và UNCLOS nói riêng trong giải quyết tranh chấp
trên biển Đông. Thứ hai, vị trí và vai trò của đảo trong giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, khả năng khai thác chung trên Biển Đông.
Căn cứ xác định thềm lục địa mở rộng theo
Oceans and Law of the Sea.
Theo ông, nếu các bên đang tranh chấp triệt để áp dụng mọi nguyên tắc của
UNCLOS và đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển của mình trên cơ sở hoàn
toàn phù hợp với những nguyên tắc của UNCLOS thì sẽ đạt kết quả tích cực hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, từng bảo vệ thành công luận án về Luật Biển ở Bỉ,
hiện là giảng viên Khoa Pháp Luật Quốc Tế tại Đại Học Luật Hà Nội, tác giả bài “Việt
Nam Cần Tăng Năng Lực Chấp Pháp Ở Biển Đông”cho rằng ông Robert Beckman đã
nhận định chính xác khi đề cập tới vai trò của Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển
năm 1982 trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông:
“Ở đây thì chúng ta cũng thấy một điều là mặc dù Công Ước không qui định các
nguyên tắc về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ, mà việc giải quyết
tranh chấp về xác lập chủ quyền phải dựa trên các qui định tập quán quốc tế và
thực tiễn giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế. Tuy nhiên, ở
một khía cạnh khác, Công Ước Luật Biển 1982 đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong “quản lý xung đột” ở biển Đông.
Theo tôi thấy cũng như theo nhận định của giáo sư Robert Beckman, vai trò
UNCLOS thể hiện trên ba khía cạnh. Thứ nhất, trên cơ sở nguyên tắc “đất thống
trị biển”, Công Ước qui định cho quốc gia ven biển việc xác lập các vùng biển
ven bờ bao gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các vùng biển chủ quyền bao gồm nội
thủy, lãnh hải, và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của
quốc gia ven biển, bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa
Công Ước qui định cho quốc gia ven biển việc xác lập
các vùng biển ven bờ bao gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các vùng biển chủ quyền
bao gồm nội thủy, lãnh hải, và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển, bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa.
TS Nguyễn Toàn Thắng
Thứ hai, UNCLOS qui định quyền và giới hạn cho các
quốc gia trong việc thiết lập các vùng biển đối với các cấu trúc địa chất ngoài
khơi xa bờ.
Và thứ ba, UNCLOS cũng qui định quyền và nghĩa vụ quốc gia ven biển trên
từng vùng biển.”
Một mặt tán đồng quan điểm của giáo sư Beckman là tranh chấp trên biển Đông sẽ
được giảm nhiệt và bớt căng thẳng nếu các bên tranh chấp đưa ra yêu sách trên
cơ sở và phù hợp với qui định của UNCLOS, tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng phân tích
vấn đề trên một khía cạnh rõ ràng hơn:
“Thực tiễn cho thấy các qui định của UNCLOS không phải lúc nào cũng được
tuân thủ và điều này gây quan ngại cho các quốc gia liên quan. Có thể đưa ra ví
dụ là vào năm 2009 Trung Quốc chính thức tuyên bố “đường đứt khúc 9 đoạn” trong
Công Hàm gởi Liên Hiệp Quốc. Với việc xác định một "đường đứt khúc 9
đoạn" như vậy, một đường duy nhất không có vị trí tọa độ, đồng thời gộp
vào trong đó tất cả các vùng biển mà Trung Quốc coi đó là vùng biển thuộc quyền
quản lý của mình, rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm các qui định của Công
Ước Quốc Tế Về Luật Biển 1982”.
Cũng trong bài viết của mình, giáo sư Robert Beckman của Khoa Luật Pháp Quốc Tế
thuộc Đại Học Quốc Gia Singapore nêu ba giải pháp mà các quốc gia đang tranh
chấp trên biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông, cần phải áp dụng, và nếu chưa thực
hiện thì phải nên làm ngay, đó là quy chế pháp lý của đảo và các cấu trúc địa
chất trên biển phù hợp với qui định của UNCLOS. Ông nhấn mạnh việc các quốc gia
liên quan xác định cụ thể tên cũng như vị trí các đảo tranh chấp sẽ có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng và cơ sở để giải quyết các xung đột cũng như mâu thuẫn phát
sinh.
Về điểm này, tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng một lần nữa góp ý:
“Cùng với quan điểm của giáo sư Robert Beckman, một số nhà nghiên cứu, kể cả
quốc tế cũng như ở trong nước, cũng có cách tiếp cận tương tự [1]. Theo qui
định của Công Ước Luật Biển 1982, các cấu trúc địa chất trên biển được phân ra
thành một số nhóm. Ví dụ đảo, theo qui định của Công Ước, là vùng đất tự nhiên
có nước bao bọc và khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Với cấu
trúc địa chất được xác định là đảo thì quốc gia ven biển có thể xác định tất cả
các vùng biển tương tự như đối với đất liền. Có nghĩa rằng đảo sẽ có nội thủy
và lãnh hải riêng, vùng đặc quyền kinh tế tiếp giáp lãnh hải và thềm lục địa
riêng.
Bên cạnh đó thì Công Ước tại điều 121 cũng qui định đảo đá nếu không thích
hợp cho người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì sẽ không có vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Ngoài ra thì Công Ước tại điều 13 cũng đề cập tới các bãi cạn lúc nổi lúc
chìm. Đó là những vùng đất tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống
thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì ngập nước. Các bãi cạn lúc nổi lúc
chìm chỉ có ý nghĩa trong việc xác định các vùng biển khi ở cách phần lãnh thổ
đất liền hoặc ở cách một đảo với một chiều rộng không vượt quá chiều rộng lãnh
hải. Như vậy thì ở đây chúng ta cũng thấy được rõ mỗi một cấu trúc địa chất thì
sẽ có vai trò khác nhau trong việc xác lập các vùng biển. Nếu điều này được
thực hiện, khu vực tranh chấp được xác định rõ ràng, từ đó các bên có thể ngồi
vào bàn đàm phán để tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột”.
Thiện chí các bên
Tàu ngư chính Trung Quốc tuần tiễu vùng biển Đông
năm 2009. AFP Photo
Theo giáo sư Robert Beckman, việc các quốc gia liên quan xác định cụ thể tên và
vị trí của các đảo tranh chấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để giải
quyết những xung đột, mâu thuẫn phát sinh. Nếu điều này được thực hiện, khu vực
tranh chấp sẽ được xác định rõ ràng, từ đó các bên có thể ngồi vào bàn đàm phán
để tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột.
Tuy nhiên, dưới mắt tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, tình hình tranh chấp trên biển
Đông cho thấy khả năng mà giáo sư Robert Beckman đề cập tới không dễ dàng trở
thành hiện thực:
“Hai lý do chủ yếu, thứ nhất là tranh chấp trên biển Đông có sự tham gia của
nhiều nước khác nhau, vì vậy khả năng trên chỉ có thể thực hiện nếu như các bên
thực sự có thiện chí. Không thể là hành vi đơn phương từ bất kỳ một quốc gia
tranh chấp nào.
Thứ nhất là tranh chấp trên biển Đông có sự tham gia
của nhiều nước khác nhau, vì vậy khả năng trên chỉ có thể thực hiện nếu như các
bên thực sự có thiện chí.
TS Nguyễn Toàn Thắng
Và thực tiễn như chúng ta cũng đã đề cập ở trên, khả
năng đó khó được Trung Quốc chấp nhận khi quốc gia này thể hiện rõ tham vọng
với yêu sách đường đứt khúc chín đoạn bao trùm tới 80% diện tích trên Biển
Đông”.
Về giải pháp gọi là khai thác chung trên biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông, được
coi là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên cũng như dầu khí, mà giáo sư Robert
Beckman có nhắc tới, quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng thì đó chỉ là giải
pháp tạm thời, không ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
giữa các quốc gia liên quan và được qui định trong UNCLOS Công Ước Liên Hiệp
Quốc Về Luật Biển 1982:
“Tuy nhiên chúng ta cũng thấy việc thực hiện khai thác chung trên Biển Đông
cũng phụ thuộc vào thứ nhất là các bên phải thỏa thuận được cũng như xác định
được vùng tranh chấp để trên cơ sở đó đàm phán về khai thác chung. Và thứ hai
thì cũng sẽ phụ thuộc vào thiện chí cũng như quan điểm của các bên tranh chấp
đối với vấn đề khai thác chung.”
Tóm lại, tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng kết luận, luật quốc tế nói chung và UNCLOS
Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển nói riêng, chính là cơ sở pháp lý để các
quốc gia giải quyết tranh chấp trên biển Đông.
Vẫn theo lời ông, giải quyết dứt điểm tranh chấp phụ thuộc vào thiện chí của
các bên liên quan trong việc áp dụng các biện pháp hòa bình được luật quốc tế
ghi nhận.
AFP photo
Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một sự kiện bóng đá tại Hà
Nội vào ngày 16 Tháng 2 năm 2012.
Khánh An, phóng viên RFA
2012-08-25
Vụ bắt “bầu Kiên”, tức ông Nguyễn Đức Kiên, người được xem là ông trùm đầu tư
trong lĩnh vực ngân hàng, đã gây chấn động dư luận và làm biến động thị trường
tài chính Việt Nam trong suốt mấy ngày qua.
Người dân Việt Nam nói gì về vụ việc này? Liệu việc bắt giữ “bầu Kiên” có là
một tín hiệu tích cực trong suy nghĩ của những người dân bình thường không?
Ồ ạt đi rút tiền
Phản ứng đầu tiên của người dân ngay sau khi ông Nguyễn Đức
Kiên bị bắt vào chiều ngày 20/8 là kéo nhau đi rút tiền! Ngân hàng ACB, nơi ông
bầu Kiên từng giữ Phó chủ tịch và nắm giữ rất nhiều cổ phiếu, ngay sáng hôm sau
đã phải đối diện lập tức với dòng người lũ lượt đi rút tiền ở tất cả các chi
nhánh của ngân hàng. Chỉ trong vòng hai ngày, 21 và 22/8, số tiền mà khách hàng
đã rút ra khỏi ngân hàng ACB lên đến hơn 8000 tỷ đồng.
Anh Cao Hà Trực, một người dân tại TPHCM, cho biết:
Khi đến rút, người ta đòi hỏi nhiều vấn đề, chẳng hạn như
phải về đúng nơi anh ta gửi tiền, phải chờ bao nhiều tiếng đồng hồ mới được
rút, rồi có những người muốn thì bảo là phải chờ đúng thời hạn mới cho rút.
Anh Cao Hà Trực
“Rất nhiều bạn bè của em kể là gia đình họ đi rút
tiền hết sức khó khăn. Khi đến rút, người ta đòi hỏi nhiều vấn đề, chẳng hạn
như phải về đúng nơi anh ta gửi tiền, phải chờ bao nhiều tiếng đồng hồ mới được
rút, rồi có những người muốn thì bảo là phải chờ đúng thời hạn mới cho rút. Đó
là một trong những cái khó khăn mà người ta không thể rút tiền.”
Lãnh đạo của ACB đã phải liên tục lên tiếng trấn an khách hàng rằng số cổ phần
ông bầu Kiên đang nắm giữ là dưới 5%, hiện ông không còn giữ chức vụ gì trong
ACB, cũng không tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành và việc ông bầu
Kiên bị bắt giữ là do sai phạm cá nhân, không liên quan gì đến hoạt động của
ngân hàng. Tuy vậy, lượng người rút tiền tăng đột biến đã khiến Ngân hàng Nhà
nước phải bơm tiền đồng ra thị trường và giảm giá tiền đô-la để ổn định thị
trường.
Lạm phát, cổ phiếu rớt giá, vàng tăng giá
Các nhà đầu tư chứng khoán theo dõi giá cổ phiếu tại Ngân
hàng Thương mại Châu Á (ACB) của sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội vào ngày
22 tháng 8 năm 2012. AFP photo.
Quý, một sinh viên kinh tế tại TPHCM, tỏ ra lo lắng về những hệ lụy có thể xảy
ra từ việc can thiệp trên:
“Hiện tại hệ thống ngân hàng của Việt Nam, theo nhiều báo cáo, số nợ xấu đã
lên rất cao. Đối với người dân gửi tiền ngân hàng, người ta cũng ý thức được là
phải đầu tư vào cái gì cho chắc chắn. Thường thì người ta không cảm thấy an tâm
khi gửi tiền ngân hàng nữa đâu.
Như Quý thì Quý nghĩ người ta sẽ mua ngoại tệ hoặc tích trữ vàng. Khi ngân
hàng ACB gặp chuyện, người ta ồ ạt đi rút tiền, nghe tin là ngân hàng nhà nước
cũng đã bơm vào thị trường mở hơn 18.000 tỷ để hỗ trợ thanh khoản. Quý nghĩ số
tiền bơm ra ồ ạt bất chấp quy luật cung cầu tiền tệ như vậy thì nó sẽ gây ra
rất nhiều hệ lụy mà trước tiên là lạm phát. Người dân bình thường họ không quan
tâm nhiều đến vấn đề vĩ mô mà họ quan tâm tới cơm áo gạo tiền. Hôm nay lại có
tin là xăng lại chuẩn bị đề xuất tăng giá tới 1.200 đồng/lít, tức là lần thứ tư
trong vòng một tháng. Nếu đề xuất này được chấp nhận thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến túi tiền của người dân nhiều lắm.”
Giới bị ảnh hưởng ngay lập tức và nặng nề nhất vẫn là giới đầu tư tài chính.
Báo chí Việt Nam cho biết 5 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán đã mất gần 1500
tỷ đồng khi phiên giao dịch ngày 23/8 kết thúc. Cổ phiếu của ACB và các ngân
hàng khác có liên quan đã bị bán tống bán tháo khiến cho thị trường chứng khoán
Việt Nam bị thất thoát đến 5,6 tỷ USD chỉ sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt. Giá vàng
liên tục tăng, đỉnh cao là gần 45 triệu đồng/lượng vào ngày 23/8 và được cho là
cao nhất trong vòng 5 tháng qua.
Đấu đá nội bộ
Riêng đối với người dân, sau khi rút tiền xong, tâm lý đám
đông vẫn là theo dõi và chờ xem những diễn biến tiếp theo của vụ án gây chấn
động này sẽ là gì, bầu Kiên thực chất là người như thế nào và những ai là kẻ
đứng đằng sau lưng bầu Kiên trong những phi vụ kinh doanh được cho là vi phạm
pháp luật hiện nay.
Những người hiểu biết hơn thì nói: “Thực ra đằng sau ông
Kiên là những vấn đề khác ở thượng đỉnh, chóp bu."
Ông Vĩnh
Ông Vĩnh, một cư dân của Hà Nội, kể:
“Mấy hôm nay tôi có dịp làm việc ở một vài nơi Hải Dương, Hải Phòng, Thái
Bình, tôi thấy nhiều người người ta biết chuyện này. Có người không biết thông
tin trên mạng, ít biết những chuyện đằng sau thì họ bảo: “Ông này hay, ông làm
bóng đá, ông dũng cảm, có tiền nhưng làm ăn ở đất nước này thì không biết như
thế nào. Có khi đang nổi tiếng lại bị trở thành tội phạm”. Những người hiểu
biết hơn thì nói: “Thực ra đằng sau ông Kiên là những vấn đề khác ở thượng
đỉnh, chóp bu. Qua việc đó thì đo được chuyện đấu đá nội bộ như thế nào vì ông
ấy là sân sau của các ông lớn hơn”.’
Giọt nước tràn ly
Nhà báo tự do Trương Minh Đức thì cho rằng vụ việc “bầu
Kiên” đã được tiên đoán trước, vấn đề chỉ là thời điểm xảy ra mà thôi. Ông nói:
“Đây là giọt nước tràn ly của nền kinh tế Việt Nam đang trên đà sa sút.
Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam có hai phía, một phía muốn lấy lại phong độ của
mình để thực hiện nghị quyết trung ương IV của Nguyễn Phú Trọng, một phía thì
lo thâu tóm ngân hàng, vơ vét, gây ra sự bất bình trong dư luận. Một số chuyên
gia hải ngoại cũng đã tiên đoán vụ này sẽ xảy ra thôi nhưng hết sức bất ngờ vì
nó xảy ra hơi sớm. Đây là dấu hiệu rất tích cực, lột tả những gì mà bấy lâu nay
ĐCSVN giấu diếm.”
Không đơn thuần vụ án kinh tế
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được biết dưới tên “Bầu Kiên”, ảnh
chụp trước đây. AFP file photo.
Với sự xuất hiện và cập nhật tin tức nhanh nhạy của nhiều trang tin điện tử
“ngoài chính thống” trong thời gian gần đây, những người dân có điều kiện tiếp
thu thông tin đa chiều đều cho rằng vụ bầu Kiên không chỉ đơn thuần là một vụ
án về kinh tế. Ông Vĩnh nói thêm:
Hôm nay trên đường về nhà, tôi có nghe chương trình VOV – Đài Tiếng nói Việt
Nam – đọc bài của ông Trương Tấn Sang về cách mạng tháng Tám, 2/9, tôi lưu ý
thấy ông ấy nói rất ít về Đảng Cộng Sản, về CNXH, mà nói về dân tộc, về đoàn
kết.
“Đặc biệt, ông có lưu ý nói hẳn sự kiện mới đây thôi là Tiên Lãng – Hải
Phòng, Văn Giang – Hưng Yên, Vụ Bản – Nam Định, thì có thể nói ông Sang rất
quan tâm đến vấn đề xã hội, vấn đề trên mạng mà thậm chí báo chí nhà nước không
bao giờ nói tới, đệ tử không báo cáo. Mới thấy là có vẻ như các ông ấy đang lập
một trật tự nào đó chăng?! Một người cũng trao đổi với tôi và thấy có vẻ phấn
khởi.”
Tín hiệu tốt
Nhà báo Trương Minh Đức cũng cho biết ngoài những người dân
lo lắng đi rút tiền, một số doanh nghiệp tư nhân lại tỏ ra lạc quan về tương
lai hậu bầu Kiên:
“Những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất thoát chẳng hạn đi vay khó khăn,
những doanh nghiệp tư nhân thì đây là tín hiệu vui. Họ tin tưởng rằng có thể
sau cuộc cải cách, “bão” ngân hàng này thì sẽ có những luồng gió mới khác. Tôi
không biết ĐCSVN có thể cải thiện vấn đề này hay không. Tôi nghĩ đã đến lúc mà
trong nội bộ họ phải tính toán với nhau để dứt điểm những nhóm thu tóm lợi ích
từ ngân hàng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam.”
Tôi nghĩ đã đến lúc mà trong nội bộ họ phải tính toán với
nhau để dứt điểm những nhóm thu tóm lợi ích từ ngân hàng gây thiệt hại lớn cho
doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Nhà báo Trương Minh Đức
Bên cạnh những người dân đặt hy vọng vào một nhóm người tử
tế trong hàng ngũ lãnh đạo có thể kiểm soát được tình hình sau trận bão lớn,
một số người khác cho biết họ lo lắng về khả năng bất ổn chính trị và sụp đổ
tài chính nếu không kiểm soát được tình hình.
Đang hy vọng một số người tử tế có thể kiểm soát được tình hình. Nếu vậy cũng
tốt cho dân, cho nước. Không thì sợ cánh kia nó lôi kéo đi. Nhưng tất nhiên,
cũng có một phản ứng trái chiều là cổ phiếu rớt giá, vàng tăng giá, các hoạt
động kinh tế khác gặp khó khăn hiện tại thì không biết sẽ thế nào. Người ta
đoán rằng chắc chắn câu chuyện không dừng lại ở chỗ ông Kiên, mà còn những ông
khác nữa, nhiều người khác nữa.
Có thể nói, chờ đợi, lo lắng, hy vọng, cẩn trọng là những sắc thái trộn lẫn
trong tâm trạng của nhiều người dân hiện nay.
Điểm Tin Thứ Hai 27.08.12
Kim Jong Un đe dọa chiến tranh vì Mỹ - Hàn tập trận
(RFI)
- Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm nay 26/08/2012 cảnh cáo sẽ tiến hành
chiến tranh với Hàn Quốc ngay lập tức, và tố cáo cuộc tập trận chung giữa Hoa
Kỳ và Hàn Quốc sắp được tiến hành. Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ báo chí
chính thức Bắc Triều Tiên cho biết như trên.
Ukraina cho dẫn độ nghi can âm mưu ám sát Tổng thống
Nga Putin (RFI) - Một đài truyền hình Nga hôm 25/08/2012 loan tin nghi
can Ilia Piazin đã bị Ukraina đưa sang Nga để điều tra. Thanh niên này bị bắt
hồi tháng Giêng năm nay sau một vụ nổ trong một căn hộ ở thành phố Odessa, nam
Ukraina. An ninh Nga và Ukraina cho đây là một âm mưu giết Vladimir Putin trước
ngày bầu cử.
Ngoại trưởng Mỹ công du Nam Thái Bình Dương: Tín
hiệu cho Trung Quốc (RFI) - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ đến
tham dự Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình
Dương FIP, tổ chức tại quần đảo Cook. Khai mạc vào ngày mai, 27/08/2012, Diễn
đàn FIP tập hợp 16 quốc gia và lãnh thổ trong đó có Úc và New Zealand.
Việt Nam: Đấu tranh quyền lực bùng lên vào lúc kinh
tế đi xuống (RFI) - Vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một gương mặt nổi bật trong
ngành ngân hàng Việt Nam, bị bắt giữ vào đầu tuần này tiếp tục được giới quan
sát quốc tế mổ xẻ. Trong một bài phân tích đánh đi từ Hà Nội vào hôm nay,
26/08/2012, hãng tin Pháp AFP đã trích dẫn một số chuyên gia cho rằng sự kiện
đó phản ánh một cuộc đấu tranh quyền lực căng thẳng trên chính trường Việt Nam,
vào lúc nền kinh tế đang gặp phải nhiều khó khăn cần khắc phục.
Bão nhiệt đới Isaac mạnh dần và đang hướng về
Florida (RFI) - Trung tâm giám sát bão của Hoa Kỳ cho biết, sau khi
tràn qua đảo Haiti, làm thiệt mạng 4 người và đi ngang qua Cuba vào cuối ngày
hôm qua, thứ Bảy 25/08/2012, với sức gió 100km/h, bão Isaac có thể sẽ đổ bộ vào
bang Florida trong vòng 24 giờ tới.
Bão lớn đổ vào Nhật, Đài Loan chuẩn bị đón bão lần
hai (RFI)
- Một cơn bão được xem là thuộc loại dữ dội nhất từ nhiều thập niên qua đã đổ
vào phía nam Nhật Bản hôm nay 26/08/2012. Hai mươi ngàn hộ gia đình bị mất điện
cùng với toàn bộ hệ thống giao thông bị gián đoạn trước những cơn gió mạnh 250
km/giờ. Trong khi đó, chính quyền Đài Bắc kêu gọi người dân Đài Loan chuẩn bị
đối phó đợt tấn công thứ hai của bão Tembin.
Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân
quyền, minh bạch đất đai (RFI) - Ngày 17/08/2012 vừa qua, đại sứ Mỹ
tại Việt Nam David Sheer đã bất ngờ đi thăm hai nhân vật tranh đấu cho nhân
quyền đang bị quản thúc tại Saigon: bác sĩ Nguyễn Đan Quế, sáng lập viên Cao
trào Nhân bản và hòa thượng Thích Quảng Độ, lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất.
Neil Armstrong, người địa cầu đầu tiên đặt chân lên
Mặt trăng từ trần, thọ 82 tuổi (RFI) - Là phi hành gia
đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, Neil Armstrong đã từ trần vào ngày hôm qua,
thứ Bảy 25/08/2012, thọ 82 tuổi. Từ Tổng thống Mỹ Barack Obama cho đến người
dân thường, tất cả đều vinh danh cựu phi hành gia không gian có tiếng khiêm tốn
này như một « anh hùng ». Neil Arsmtrong mất đi sau vụ mổ tim bị biến chứng.
Một đền thờ Sufi tại Libya bị phá hủy (VOA) - Một đền thờ Hồi
giáo Sufi tại thủ đô Tripoli của Libya đã bị phá hủy, vụ mới nhất trong một
loạt vụ tấn công bị quy lỗi cho các phần tử bảo thủ cực đoan thuộc phái Salafi
của Hồi giáo.
Tính chính trị của ngôn ngữ (3) (VOA) - Trên thế giới
hiện nay, 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất hiện nay là: tiếng Quan Thoại, tiếng
Anh, tiếng Tây Ban Nha...
Phi hành gia Neil Amstrong qua đời (VOA) - Cựu phi hành gia
Hoa Kỳ Neil Armstrong, người đầu tiên đi bộ trên mặt trăng, đã qua đời hôm thứ
Bảy tại tư gia ở bang Ohio sau một cuộc giải phẫu tim được thực hiện đầu tháng
này
Bão Isaac đổ bộ vào Cuba (VOA) - Cơn bão nhiệt đới
Isaac đã đổ bộ vào Cuba trước giữa trưa gần mũi xa phía đông của nước này, phá
hủy nhà cửa, lật đổ cây cối và đường dây điện
Nước trên thế giới bị phí phạm (VOA) - Tuần lễ từ ngày
26 đến ngày 31 tháng 8 là Tuần lễ Nước Thế giới, và chủ đề của năm nay là Nước
và An ninh Lương thực
Tổng thống Obama hứa bảo vệ Medicare
(VOA)
- TNS Cộng hòa Rand Paul tố cáo ông Obama vận động để chống lại những người
thành công và để làm xấu đi hình ảnh của những người tuyển dụng hàng triệu công
nhân.
Bão Isaac hoành hành ở Haiti (VOA) - Các chuyên gia
cho rằng Haiti có nguy cơ xảy ra lũ quét và đất chuồi vì cây cối trên đảo này
phần lớn đã bị đốn sạch.
Lào tiếp tục xây đập Xayaburi (VOA) - Lào đã tiến hành
xây dựng đập tại tỉnh Xayaburi dù có nhiều e ngại của các nước láng giềng cùng
chung dòng sông Mêkông
Thủ tướng Đức, Hy Lạp hội đàm tại Berlin
(VOA)
- Các nước chủ nợ yêu cầu Hy Lạp cắt giảm thâm hụt để đổi lại 295 tỉ đôla tiền
trợ giúp, nếu thất bại trong nỗ lực cải cách, Hy Lạp sẽ bị coi là vỡ nợ và có
thể phải ra khỏi khối Euro.
Hỏi đáp Y học: Chứng đau mãn tính (VOA) - Trong chương
trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của ông Khơi
Huỳnh ở bang Maryland, Hoa Kỳ về chứng đau mãn tính (chronic pain).
Kim Jong-un muốn đi thăm Trung Quốc
(BBC)
- Hãng Reuters đưa tin lãnh đạo Bắc Triều Tiên muốn đi thăm Trung Quốc
để tìm kiếm trợ giúp về kinh tế, nhưng chưa thống nhất được ngày
tháng.
Gặp gỡ HCV châu Á Võ Thanh Tùng (BBC) - VĐV bơi khuyết
tật đạt bốn chuẩn A của VN, Võ Thanh Tùng, kể về con đường tới với môn bơi lội
và Paralympic London 2012
Sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(BBC)
- Báo Việt Nam đưa tin Tổng Bí thư Đảng CSVN và Chủ tịch nước tới
bệnh viện thăm Tướng Giáp nhân sinh nhật ông, còn Thủ tướng cử người
đại diện.
Samsung phải trả Apple 1 tỷ đôla (BBC) - Một tòa án ở
Hoa Kỳ ra lệnh cho tập đoàn Samsung trả cho hãng Apple 1,05 tỷ đôla
tiền bồi thường bản quyền và bác cáo buộc rằng Apple đã ăn cắp công
nghệ.
'Điều mà em không dám nghĩ tới' (BBC) - Thành công trong
thể thao nhưng nữ lực sỹ điền kinh Paralympics Nguyễn Thị Hải tỏ ra dè dặt khi
nghĩ về tình cảm riêng và duyên phận của mình.
Người Mỹ thành vô địch guitar gió (BBC) - Nghệ sỹ Hoa Kỳ
Justin Howard, còn có tên "Sấm Bắc Âu", đã thắng giải Vô địch Guitar
Gió Thế Giới tổ chức tại miền bắc Phần Lan.
Hoa hậu Việt Nam 2012 (BBC) - Cô gái đến từ
Bạc Liêu Đặng Thu Thảo đăng quang nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam năm 2012.
Revival of floral water sprays
(Washington Post)
- Need to cool down or chase away irritating bugs in summer? Chinese women have
a beautifully scented secret weapon.
2nd Changchun Aviation Open Day kicks off
(Washington Post)
- The 2nd Changchun Aviation Open Day started in the city Sunday. Performances
given by 3 aerobatics teams and 2 parachuting teams attracted more than 10,000
spectators.
Wanted: Cowboys in China (Washington
Post)
- More foreign horse breakers have been moseying into China in recent years as
horse riding becomes increasingly popular.
Food crisis 'unlikely to repeat'
(Washington Post)
- The world is unlikely to see a repeat of the food crisis of 2007-08 despite
the recent rally in grain prices, but potential risks lie ahead if countries
fail to coordinate policy and increase long-term agricultural investments..
Traffic may cost car owners (Washington
Post)
- Car owners in Beijing may face congestion fees in a move to ease traffic
flow, according to a five-year plan released by the Beijing Municipal
Commission of Transport.
Female panda born in Sichuan (Washington
Post)
- A female panda cub was born in the Chengdu Research Base of Giant Panda
Breeding in Sichuan province in the wee hours of Aug 25.
Beijing, Beijing ... I sing, Beijing!
(Washington Post)
- Some unusual music is being heard around Beijing these days, as a group of
foreign musicians tries to wrap their tongues around the local language and
memorize traditional tunes.
Charity begins in cowshed (Washington
Post)
- The idea sounds simple enough: You buy an animal, then give it to a family,
the animal makes money, then it has a baby and the baby goes to another family.
Poverty solved.
From bubble suits to bikinis (Washington
Post)
- On July 16, 1976, Huang Yang and his classmates left school and walked to the
Xunbila River. They were not just skipping school.
Love letters are lost in digital era
(Washington Post)
- As surely as instant messaging is now the language of love, snail mail is
not. Many young Chinese, though, have found ways to add romantic twists to
their modern communication methods.
Good business (Washington Post) - A Beijing store
that has become a hub for social enterprises operates according to the motto:
'Empowering women through ethical trade'.
Support for brick road anxieties
(Washington Post)
- Zhong Lin had no idea she was suffering from obsessive-compulsive disorder
until she did one of those psychological tests on Douban.com.
Perfectly wrong (Washington Post) - Repeated washing
of hands, an obsession with closed doors or windows, anxiety about cleanliness.
Wen (Washington Post) - Premier Wen
Jiabao said China should carry out targeted efforts to steady export growth so
the country can hopefully meet this year's development goals.
Senior Chinese military officials visit Pentagon
(Washington Post)
- Amid the territorial tensions in Northeast Asia, a senior US defense official
told the visiting Chinese military guests that the Pentagon's Asia-Pacific
pivot does not target at China.
Chinese military officials visit Pentagon
(Washington Post)
- Amid the territorial tensions in Northeast Asia, a senior US defense official
told the visiting Chinese military guests that the Pentagon's Asia-Pacific
pivot does not target at China.
Women 'assaulted' during festival
(Washington Post)
- Several women were sexually assaulted on Thursday during festivities to mark
a local water festival in the island province of Hainan, according to
eyewitnesses.
Leader (Washington Post) - Vice Premier Li
Keqiang has called for local authorities to fairly distribute low-income
housing units to those needy families in a transparent way, adding that
tightening measures for the country's property market will remain in place.
Diaoyu activists return as heroes
(Washington Post)
- When the fishing boat Kai Fung No 2 drew alongside the public pier at Hong
Kong's Tsim Sha Tsui on Wednesday, a crowd of supporters erupted in cheers.
China eases restriction on passport issuing
(Washington Post)
- China will ease a restriction covering the household registration that people
must hold when applying for passports and travel passes in six big cities.
Cổ Thư Biến Mất (VietBao) - Những trang
giấy xưa cổ, ấp ủ những thông tin quý giá về những thời xa vắng của quê nhà,
đang biến dần đi.
Phê Và Tự Phê — Võ Thuật Theo Định Hướng XHCN
(VietBao)
- Từ lâu lắm rồi, người dân Việt hầu như đã quên hẳn mấy chữ “phê và tự
phê”. Mọi người đã gần như đương nhiên coi đó là sản phẩm của những năm tháng
“điên điên” của thời chủ nghĩa cộng sản còn ở “đỉnh cao trí tuệ loài người”.
Sài Gòn: Lồng Đèn Trung Thu Của TQ Sớm Chiếm Thị
Trường (VietBao) - SAIGON (VB) -- Hiện nay, còn gần 1 tháng rưởi mới
đến Trung thu nhưng như mọi năm, lồng đèn Trung Quốc đã sớm bày bán rầm rộ trên
thị trường, từ các chợ Bình Tây, Bến Thành, Bà Chiểu… cho đến các tiệm tạp hóa
lớn, nhỏ ngoài đường phố.
Cộng Hòa: Tu Chính Tuyệt Đối Cấm Phá Thai
(VietBao)
- WASHINGTON -- Bản cương lĩnh Đảng Cộng Hòa dự kiến sẽ hỗ trợ cho một tu
chính án Hiến Pháp về ngăn cấm phá thai, không hề có ngoạị lệ nào dù là bị hiếp
dâm hay loạn luân.
TQ Kêu Gọi Dân Đọc Nhiều Hơn (VietBao) - SHANGHAI - Một
người Trung Hoa trung bình đọc 6 cuốn sách mỗi năm, thấp hơn nhiều so với dân
các nước Tây Phương, theo lời một viên chức trong Hội Chợ Sách Thượng Hải.
Bắc Kinh Vọng Động? (VietBao) - Có thể nhà
nước Hoa Lục sẽ ra tay gây chiến ở Biển Đông để kích động tư tưởng Đại Hán của
toàn dân, nhằm làm lạc hướng các nỗi lo kinh tế quốc nội?
Dương Chí Dũng đã bị bắn chết (PVĐ) - Theo một nguồn
tin đáng tin cậy vừa cung cấp: Dương Chí Dũng đã bị bắn chết; Dũng bị bắn chết
lúc nào, ai bắn, vì sao bị bắn và bị bắn chết ở đâu...đang là một ẩn số đang
được các nguồn tin vỉa hè ráo riết tìm kiếm !
Nhà văn mà ngu bỏ mẹ…!
(Trần Nhương)
- “Cụ Ngô nói nhỏ nhẹ nhưng khúc chiết từng tiếng bảo bây giờ có vô vàn chị Dậu
nhưng đố các anh viết được như chúng tôi. Nó không đúng định hướng, nó không
theo trường phái ‘mì chính’ thì khó mà xuất hiện”.
Những blogger bất đắc dĩ
(Hai Lúa)
- “Cứ làm thử một cuộc điều tra xem, giới blogger Việt Nam đủ thứ thành phần,
nó đặc biệt ở chỗ, những ý kiến của họ lại ‘không giống’ với những ý kiến/ phát
biểu/ đường lối của chính quyền nhiều hơn là ‘giống’. Họ có khả năng mổ xẻ,
phân tích, phản biện đến chính xác, sắc sảo hơn cả chính tác giả của bài viết
có học hàm, học vị nghe đã phát ngất”.
Tài phiệt Trung Quốc đổ xô mua vườn nho và hãng rượu
danh tiếng của Pháp (RFI) - Khoảng 30 chục hãng rượu vang danh tiếng
hàng trăm năm của Pháp đã hoặc sẽ đổi chủ vào cuối năm nay. Chủ nhân mới là
giới tài phiệt Trung Quốc. Tình trạng này gây lo ngại cho nông dân trồng nho
làm rượu mà sức cần lao được gắn liền vào uy tín và gia sản nối tiếp nhau qua
nhiều thế hệ. Các nhà tài phiệt Trung Quốc đầu tư, tẩu tán tài sản hay rửa tiền
?
No comments:
Post a Comment