Đăng
bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 23 tháng tám năm 2012
Bài Mới
Đăng bởi Hai Hoang Van vào
Thứ năm, ngày 23 tháng tám năm 2012
HỒ CHÍ MINH - Các đội xây dựng lên thật cao trên
tầng thượng của một cao ốc thượng hạng ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh để
nhìn xuống khu Dân cư thành phố bên dưới. Ngày nay, tất cả những gì còn lại từ
các dự án bị bỏ rơi là những đống gạch mốc meo, thanh thép rỉ sét và một nhóm
nhỏ các nhân viên bảo vệ, những người đã chuyển đổi sân xi măng thành một bãi
đậu cho xe máy.
Tại các thành phố lớn của Việt Nam, thị trường bất
động sản từng một thời bùng nổ đang sụp đổ. Hàng trăm khu vực xây dựng bị bỏ
rơi là những dấu hiệu rõ ràng nhất của một nền kinh tế ốm yếu.
Tuyên bố trong phòng khách tiết trang hoàng lộng lẫy
của một tòa nhà thuộc địa Pháp, một viên chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt
Nam, , so sánh các vấn đề kinh tế của đất nước với sự sụp đổ của thị trường
cách đây 15 năm từng san bằng nhiều nền kinh tế ở châu Á.
"Tôi có thể nói rằng đây là tình trạng tương tự
như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm 1997", Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan điều hành hàng đầu của
thành phố nói như thế,"Các nhà đầu tư bất động sản đã đẩy giá lên quá cao.
Họ mua để đầu cơ chứ không phải để sử dụng.
Các khó khăn kinh tế của Việt Nam trông có vẻ ít
nghiêm trọng hơn so với những năm tháng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997
- mặc dù tương đối xanh xao tiều tụy, nền kinh tế vẫn đang phát triển,, với tốc
độ khoảng 4% - nhưng danh sách các khó khăn của đất nước vẫn tiếp tục tăng lên.
Việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một trong những doanh
nhân giàu có của Việt Nam trong tuần này, đưa đến mức sụt giảm 4,8% trong chỉ
số thị trường chứng khoán của nước này, mức suy giảm nặng nề nhất trong vòng
bốn năm qua. Những cáo buộc chống lại ông Kiên còn mơ hồ. Các phương tiện
truyền thông nhà nước cho biết ông bị buộc tội hoạt động kinh doanh bất hợp
pháp.
Cách thức xử lý vụ việc u ám không rõ ràng về ông ta
càng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng và trầm trọng hơn cho những tai họa của
đất nước: Cuộc hôn nhân giữa giới lãnh đạo Đảng Cộng sản bí mật và một nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa đang che phủ triển vọng phục hồi đất nước 91 triệu dân này.
Các nhà đầu tư hoài nghi về việc quản lý kinh tế của
chính phủ và đặt nghi vấn về độ tin cậy của các số liệu thống kê. Ngân hàng
trung ương của quốc gia này cho biết các khách hàng vay đã ngừng không trả được
1/10 các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng, nhưng tổ chức Fitch Ratings cho
biết tỷ lệ của các khoản nợ xấu này có thể cao hơn nhiều.
Nếu cuộc khủng hoảng năm 1997 thường được đổ lỗi cho
loại "chủ nghĩa tư bản đồng đội chí cốt", các vấn nạn của Việt Nam có
thể được mô tả như một loại chủ nghĩa tư bản đồng đội chí cốt kết hợp với một
chủ nghĩa cộng sản méo mó. Các công ty quốc doanh những bạn bè và đồng hội đồng
thuyền trong hệ thống Đảng Cộng sản.
"Đất nước đang bị những người bên trong nhà
nước thao túng để kiếm tiền", ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng Chương
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam cho biết.
"Những gì cần phải làm là đưa Đảng Cộng sản ra
khỏi việc quản lý của các công ty này", ông nói. "Tôi không hề thấy
điều ấy được bàn đến".
Giống như các bong bóng bất động sản ở những nơi
khác trên thế giới, các nhà đầu tư ở Việt Nam đã lợi dụng dòng tín dụng chảy tự
do để xây dựng các tòa nhà với hy vọng bật ra lợi nhuận. Một sự khác biệt quan
trọng là một số các nhà đầu cơ bất động sản lớn nhất Việt Nam chính là các
doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ kết nối với giới thượng tầng trong Đảng Cộng
sản và khả năng truy cập đến tiền bạc dễ dãi. Những công ty này hiện đang phải
vật lộn với mức nợ không bền vững, hoặc như trong trường hợp của Vinashin và
Vinalines, hai tập đoàn lớn của chính phủ, đang phải ve vãn tán tỉnh với khả
năng không trả được nợ nữa.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ồn ào với năng lực của
mình, vây quanh bởi khách du lịch và bị phiền nhiễu bởi nạn ùn tắc giao thông -
tất cả là các dấu hiệu của sức sống kinh tế thành phố. Nhưng đó chỉ là mặt nạ
che đậy những triệu chứng của các tai họa kinh tế trên cả nước: Những người trẻ
ngày càng khó tìm được việc làm, gần 20% các công ty nhỏ và vừa đã biến mất
khỏi thi trường trong năm qua, và các dự án cơ sở hạ tầng, thành phố trực thuộc
Trung ương đang bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.
Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế nổi tiếng và là cựu
viên chức hàng đầu tại một tổ chức nghiên cứu của chính phủ cho biết, ông đã
từng lo lắng về thời gian tính của các khó khăn, đang đến ngay khi nền kinh tế
toàn cầu bị sa lầy vì nợ nần và châu Âu phải vật lộn với các tình thế tiến
thoái lưỡng nan tồn tại của đồng euro.
"Vấn nạn ở Việt Nam là một loại dung dịch pha
trộn cực kỳ độc hại từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, tình trạng trì trệ trong
nền kinh tế Mỹ cộng với một tình huống rất nghiêm trọng của nền kinh tế trong
nước", ông Doanh nói. "Đó là một hỗn hợp rất nguy hiểm."
Khu vực tư nhân đang giúp cho nền kinh tế chuyển
động - Việt Nam là một nước xuất khẩu quan trọng về quần áo và giày dép sang
Hoa Kỳ - nhưng dòng tiền nước ngoài đã chậm lại. Các cam kết của giới đầu tư
nước ngoài là 8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, chỉ bằng một phần tư trong cùng
thời kỳ ba năm trước đây.
Hậu quả các khó khăn kinh tế của Việt Nam lan xa.
Các khoản thu thuế của các chính phủ thành phố trực thuộc Trung ương bị thu hẹp
lại trên khắp đất nước bởi vì các khoản phí chuyển nhượng tài sảnvốn là phần lớn
thu nhập của họ. Tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố Hồ Chí Min, hiện dự kiến
sẽ hoàn thành vào năm 2016, một năm sau so với kế hoạch, theo ông Thuận viên
chức cao cấp của Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, nơi từng phát triển
mạnh trong thập kỷ qua, các quan chức đã buộc phải hủy bỏ dự án phát triển ở
vùng ngoại ô của thành phố. Trần Văn Sơn, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà
Nẵng, cho biết ông "rất lo lắng" rằng thành phố sẽ phải thu hẹp hơn
nữa bởi vì thuế doanh thu tụt giảm nhiều hơn so với dự kiến.
Những người trẻ tuổi đang tìm việc những làm tốt ở
xa hơn. Ở ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Duy Hưởng, người con trai 21 tuổi của một
nông dân, suốt những tháng đầu năm , đã phải tìm kiếm trong vô vọng cho một
công việc trong các cửa hàng sửa chữa máy tính.
"Mỗi nơi tôi đến, họ đều nói rằng họ đang tìm
những người kỹ thuật thật giỏi ", Hương nói. "Họ không lấy người học
việc".
Như nhiều thanh niên Việt Nam khác, Hưởng sống trên
biên giới giữa công nghệ thông tin và nền kinh tế nhà nông. anh đã làm việc bán
thời gian tại một cửa hàng in ảnh, dùng các phần mềm để sửa chữa hình và loại
bỏ những nhược điểm, nhưng thu nhập chính của gia đình anh vẫn phải nhờ vào
việc trồng trọt và thu hoạch lúa bằng tay. Qua quá trình tìm việc toàn thời
gian, gần đây anh bắt đầu tham dự các khóa học lập trình phần mềm tại Reach,
một tổ chức phi lợi nhuận do Plan International, một tổ chức từ thiện Anh Quốc
sáng lập.
Những khó khăn mà giới trẻ phải đối mặt không giống
với quy mô của cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở Tây Ban Nha và Hy Lạp, nhưng tìm
được một công ăn việc làm không còn dễ dàng như một vài năm trước đây nữa.
"Hiện nay, các công ty có nhiều sự lựa
chọn", Nguyễn Thị Vân Trang, người giúp điều hành các chương trình đào tạo
nói "Họ không phải nhận những đứa trẻ trên hè phố nữa".
Chính phủ đã chiến đấu với các khó khăn của đất nước
bằng các công cụ kinh tế vĩ mô cổ điển: thắt chặt nguồn cung tiền để chặn nạn
lạm phát hai con số và sau đó cắt giảm lãi suất trong năm nay để tiếp sinh lực
cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn còn rất thận trọng, một
phần vì số lượng ngày càng gia tăng của các khách hàng không có khả năng trả
nợ. Việc cung cấp tín dụng trong nền kinh tế đang thu hẹp lại và mức tiêu dùng
xẹp xuống, thí dụ như các siêu thị đã báo cáo doanh số bán hàng của họ giảm 20
đến 30%.
Ông Doanh, nhà kinh tế gia cho biết, Việt Nam cần
phải làm nhiều hơn là việc chỉ tiêm thêm tiền vào với lãi suất thấp hơn.
Những công ty Quốc Doanh vĩ đại kém hiệu quả như
Vinashin, vốn từng bành trước hung bạo vào các loại doanh nghiệp mà họ không đủ
điều kiện để hoạt động, cần phải được tháo dỡ, tư nhân hóa hoặc thu nhỏ lại,
ông Doanh nói.
"Bây giờ là thời điểm tốt cho sự hủy hoại có
tính sáng tạo", đề cập đến khái niệm các công ty bền vững đang bị thay thế
bởi các đối thủ cạnh tranh sáng tạo hơn.
Tương tự như ở Hoa Kỳ, cuộc phục hồi sức khỏe kinh
tế của Việt Nam bập bềnh một phần trên sự hồi sinh của thị trường bất động sản.
Quá nhiều thặng dư trong mức cung của các văn phòng
tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà mức thuê trong các khu phố từng được ưa thích
nhất vốn chỉ còn được bằng một nửa của ba năm trước đây, ông Nguyễn Duy Lâm,
Giám đốc Pacific Real, một công xây dựng và bất động sản cho biết.
Với hy vọng thu hút được nhiều khách mua nước ngoài,
các quan chức ở thành phố Hồ Chí Minh đã đệ trình một đề nghị chính thức với
chính phủ trung ương để mở ra các thị trường bất động sản cho người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, theo ông Thuận, quan chức Đảng Cộng sản cho biết.
Tuy nhiên, các nhà đại lý bất động sản như ông Lâm
cho biết rằng hiện nay hoạt động mua bán đã bị đóng băng.
"Hiện giờ, ai cũng muốn bán ra, nhưng ngay cả
hạ giá cũng không thể bán được", ông Lâm cho biết trong một cuộc phỏng vấn
trên sân thượng của một khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh. "Chẳng có khách
hàng gì cả."
Ông Lâm đang trông cậy vào triển vọng lâu dài của
thành phố. Nhưng khi ông tuyên bố như thế, một hình ảnh tương phản của Việt Nam
đang xuất hiện. Trong khi những đường nét đen tối của tòa nhà chọc trời chưa
xây xong vẫn hiện ra lờ mờ trên cao, một công trình xây dựng khác đã làm phấn
chấn chiều hướng: Vào một buổi tối chủ nhật, thắp sáng bởi các bóng đèn pha,
một cần cẩu lại vung vẩy xuôi ngược khi các công nhân dựng lên một tòa nhà khác
để ohủ thêm vào đường chân trời của thành phố Hồ Chí Minh.
Mình tự hỏi, do đâu người Việt chịu đựng rất giỏi áp
lực bởi những tin tức liên tục được đăng trên các phương tiện thông tin đại
chúng trong thời gian dài đến vậy? Thường ở các nước phát triển, chỉ cần hé ra
một phần nhỏ như tin tức đăng tải ở Việt Nam chắc đã xảy ra ít nhất là các cuộc
tuần hành của “quần chúng tự phát”, những cuộc chất vấn ở quốc hội, những cuộc
điều tra…Vì những tin tức không hề bé nhỏ, hầu như liên quan đến cuộc sống
thiết thực, thậm chí tính mạng của người dân.
Mỗi ngày sự leo thang của tin tức ngày càng cao và giá trị những tin tức ngày
càng sát thực. Ngoài biển Đông, tình hình leo thang, sự ngạo mạn của Trung Quốc
đến mức khiến người bi quan tin rằng, Việt Nam đã mất biển Đông vào tay Trung
Quốc. Trên đường phố, chợ búa, thậm chí trong từng mâm cơm gia đình tràn ngập
thuốc độc giết người và tự sát tập thể qua các món ăn, trái cây tẩm thuốc độc
từ Trung Quốc và do chính lòng tham của người Việt tạo ra. Kinh tế thì những từ
như “lũng đoạn”, “bố già”, “thâu tóm”, “lợi ích nhóm”…chi phối gần như toàn bộ
nền kinh tế, mà hệ lụy của nó sự bất ổn, tham nhũng, kiệt quệ, lạm phát…Người
nghèo đã bị đẩy đến tận cùng của cái nghèo. Người giàu còn khiến kẻ giàu xứ
khác phải kinh ngạc, lắc đầu về sự ăn chơi, tiêu pha.
Một xã hội mà các cuộc giết người, hiếp dâm, chém giết…gần như là tin tức hàng
ngày trên các báo khiến những bà mẹ nghiêm khắc, lo lắng không muốn con cái
mình đọc được. Nền văn hóa “đậm đà bản sắc” ngoài những cuộc thi đủ thứ, trừ
những cuộc thi sáng tạo, bổ ích, còn lại chủ yếu chuyện nói qua nói lại từ các
scadal, cuộc sống của sao nọ, vip kia. Nhìn lại nền chính trị từ trước tới nay
khác nhau ở chỗ nào? “Vua càng (được đề cao) quí bao nhiêu thì dân càng hèn bấy
nhiêu…, gây nên cái chính trị đồi bại…Cái không khí áp chế chỗ nào cũng nằng
nặc khó chịu, xuống đến bậc dân thì không còn dân đạo, dân quyền gì nữa. Hai
mươi mấy triệu người tôn một người lên, rồi bảo rằng phải trung với người ấy.
Người ấy bảo sống được sống, người ấy bảo chết phải chết, người ấy bảo phải thì
phải, người ấy bảo quấy thì quấy, ta không hiểu cái chữ “trung” là thế nào vậy…
Vì vậy ngôn luận không được tự do mà ý kiến bế tắc, toàn dân trong nước chẳng
khác gì bầy trâu, chỉ biết ăn no vác nặng, rồi tùy ở anh cầm cày bảo đi đâu thì
đi thôi” – Lời đúc kết của nhà sử học Trần Huy Liệu đúng hơn bao giờ hết với
nền chính trị Việt Nam hôm nay. Hóa ra chưa có bất cứ sự thay đổi nào khi đạo
đức Khổng Tử xâm nhập sâu đến vậy trong đời sống xã hội và thành đạo đức chính
trị của con người. Cái đáng sợ nhất của đạo đức nho giáo chính là đập tan sự đa
nguyên ngay trong tư duy con người và tạo nên những giá trị giả dối. Cái này
đến giờ vẫn được thừa kế nguyên xi trong tư duy của các nhà tự nhận là cộng
sản. Trên báo
Tuổi trẻ hôm nay có bài viết về con đường kiếm tiền của bầu Kiên sao mà dễ
dàng đến vậy. Tại sao anh ta có thể nhảy một “vũ điệu” hoàn hảo có tên “tay
không bắt giặc” trước mắt toàn thể xã hội trong nhiều năm?
Một kẻ cướp, ăn cắp nhưng luôn có khẩu khí của một chính khách bộc trực, năng
nổ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm khiến nhiều người bị thôi miên? Một
chính phủ, một nền chính trị “ưu việt” dường như ngủ lịm khi anh ta và nhiều kẻ
khác đang nhảy múa? Những ai tham gia “vũ điệu” này đã tạo nên một “sân khấu”
mà khán giả bị coi là những người khiếm thị? Hay chính nền chính trị, một chính
phủ đã bị “khiếm thị”? Hỏi nền chính trị và xã hội Việt Nam hiện nay cần cái gì
nhất? Sự ổn định? Liệu có ổn định được không với những gì đang xảy ra? Liệu có
ổn định được lòng dân hay không nếu họ tiếp tục bị cướp bóc, đàn áp hàng ngày?
Sau tất cả những tin tức như PMU18, Vinashin, Vinaline, Ngân hàng, Thị trường
tài chính… người dân vẫn mù tịt về con đường trước mặt? Không thể vui nổi. Là
nỗi đau còn lại sau những câu chuyện không tưởng tượng nổi đang dần lộ diện khi
cái bọc thép kín lâu nay bị gỉ nên bục ra.
Ông Thủ tướng điều hành chính phủ và đứng đầu trưởng ban chống tham nhũng vẫn
bình yên tổ chức cuộc họp để tuyên dương những người vừa bắt bầu Kiên, ra lệnh
bắt Dương Chí Dũng…mà không hề có lời xin lỗi và nhận trách nhiệm? Hay chính
phủ dành quyền từ chức cho nhân dân? Dường như xã hội chúng ta đang trượt đi
quá xa những gì có thể sửa chữa… Vậy ai có thể bắt đầu lại cuộc hành trình dân
tộc? Sức lực, trí tuệ, tư duy, văn hóa… có đủ bảo đảm cho sự thay đổi đó không?
Nhưng không thay đổi thì chẳng còn con đường nào khác. Bỗng buồn khi nhớ tới
câu ngày bé mình thường đọc chơi: “Đại phong là gió to. Gió to thì đổ đình. Đổ
đình thì đổ chùa. Đổ chùa thì tượng lo. Tượng lo là lọ tương”. Khi còn bé cách
chơi chữ nghĩa chỉ để đùa cười. Giờ lớn tuổi chợt nghĩ vẩn vơ: không lẽ để biết
mùi cuộc đời giản dị như lọ tương thơm thảo có khi cần đến một cơn gió ĐẠI dám
phá bỏ những gì tạm coi là thiêng liêng chăng?
Thương lắm Việt Nam…
Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ gồm nhiều bộ, trong đó có Bộ Công an và lực
lượng công an. Nhiệm vụ chủ yếu của công an là bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật
tự xã hội, trấn áp tội phạm để bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, giúp đỡ
dân khi cần thiết. Khi ấy tôi từng được thấy những hành động rất đẹp của người
công an: dẫn cụ già qua đường, vào can đám đánh nhau, dỗ dành em bé lạc mẹ và
giúp em tìm mẹ, bênh vực một người dân lương thiện bị côn đồ bắt nạt... Thật
đúng “công an là bạn dân” như Bác Hồ dạy.
Ngày nay, nhìn đâu tôi cũng thấy nhiều điều ngược
lại: công an tùy tiện bắt dân, muốn bắt ai thì bắt dù không có lệnh của Viện
Kiểm sát, dù họ không phạm pháp quả tang; hàng nghìn công an viên đánh đập nông
dân một cách tàn bạo, cưỡng chế lấy đất của nông dân để làm giàu cho các nhà
đầu tư và người có chức quyền; đàn áp những người biểu tình yêu nước, gán ghép
cho họ nào là “bị nước ngoài xúi giục”, “bị kẻ xấu kích động”, “gây rối trật
trật tự cộng”, v.v.
Những người biểu tình là
những người yêu nước chân chính có tư duy độc lập, thấy chủ quyền đất nước bị
xâm phạm thì họ phản đối, nước ngoài nào xúi được họ? Họ là những thanh niên
yêu nước, những lão thành cách mạng, là những cựu chiến binh, là những trí thức
tên tuổi, là nông dân chân lấm tay bùn... Họ có phải là trẻ con đâu mà “kẻ xấu”
nào kích động được? Họ đi có trật tự chung quanh Hồ Gươm, lên đường Điện Biên
Phủ, họ có làm ách tắc giao thông, có cãi nhau đánh nhau đâu mà bịa ra là “gây
rối trật tự công cộng”? Họ không hô khẩu hiệu chống Đảng Cộng sản, chống Nhà
nước, chỉ hô khẩu hiệu và mang biểu ngữ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm
lược, cướp biển đảo của Việt Nam, sao lại đàn áp bắt bớ họ?
Đàn áp người yêu nước biểu tình hòa bình là phi đạo
lý.
Đàn áp người biểu tình yêu nước thì những người đàn
áp họ có còn lòng yêu nước nữa không?
Đàn áp người biểu tình là vi phạm Hiến pháp nếu
không muốn nói là đứng trên Hiến pháp, bộ luật cơ bản và cao nhất của Nhà nước.
Đàn áp nông dân để lấy đất, đàn áp dân yêu nước biểu
tình chống xâm lăng là coi dân thuộc lực lượng đối lập; lại còn nói: “việc bảo
vệ chủ quyền biển đảo đã có Đảng và Nhà nước lo”. Thế là đã bỏ ngoài tai lời
dạy của Hồ Chủ tịch: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong”, và không biết đến câu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” sao?
Các vị nắm quyền của ta “khôn khéo”, luôn khẳng định
trung thành với “16 chữ”, nín nhịn, mơn trớn, làm mọi việc để lấy lòng những
người lãnh đạo Trung Quốc, nhưng có ngăn chặn được họ tiếp tục lấn tới đâu: họ
lập huyện Tam Sa, gọi thầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của ta, đưa 23.000 tàu cá có nhiều tàu “hải giám” hộ vệ xuống đánh bắt cá trong
vùng Trường Sa của ta, đuổi, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta. Họ vẫn luôn đe dọa
đánh ta, láo xược và hung hăng nhất là câu đăng trên báo mạng của Trung Quốc
“phải diệt hết bọn Việt Nam “xâm lược” để làm lễ tế cờ cho trận chiến thu hồi
Nam Sa (Trường Sa)”.
Tuy nhiên họ mới chỉ dọa thôi, chưa phải thời điểm
họ có thể phát động chiến tranh đánh Việt Nam hoặc Philippines, vì trong bối
cảnh quốc tế, họ đương bị cô lập trong thế bao vây của Mỹ, đương bị dư luận thế
giới phản đối thái độ hung hăng của họ ở biển Đông và đương phản đối dùng vũ
lực, yêu cầu duy trì hòa bình trên đường hàng hải quốc tế biển Đông. Họ gây
chiến thì cái mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” của họ sẽ rơi xuống, sẽ bị thế giới
lên án.
Về nội bộ, họ sắp họp Đại hội lần thứ 18 cũng không
ít phức tạp, không khí bất mãn gay gắt giữa quần chúng với chính quyền tràn đầy
khắp đất nước; thái độ chống đối ở Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương tiềm ẩn sự
bùng nổ bất cứ lúc nào.
Vì những lý do nêu trên nên họ chưa đánh ta, chứ
không phải vì lãnh đạo của ta “khôn khéo”, chịu nín nhịn, khéo lấy lòng họ mà
ngăn cản được họ. Một khi giới hiếu chiến Trung Quốc bất chấp mọi tình hình,
bất chấp lợi hại, điên cuồng quyết đánh, thì có quỳ gối van xin họ, họ cũng vẫn
đánh.
Để ngăn cản biểu tình yêu nước, người ta còn đưa ra
luận điệu là “biểu tình làm mất ổn định xã hội dễ bị kẻ địch lợi dụng”! Kẻ địch
nào? Kẻ địch chính là những người đã huy động 600.000 quân vào nước ta, tàn sát
đồng bào ta, phá hoại triệt để các tỉnh biên giới của ta vào tháng Hai năm
1979; chính là những người đã mua rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ dọc biên giới
của ta; chiếm lĩnh Tây Nguyên chiến lược của ta; vào do thám, nghiên cứu quân
cảng Cam Ranh – một vị trí chiến lược tốt nhất Đông Nam Á của ta –, đưa hàng
vạn người Trung Quốc rải khắp nước ta, vừa là thủ đoạn di dân vừa là rải gián
điệp, là “đội quân thứ 5” ngay trong lòng nước ta, chiếm lĩnh thị trường nước
ta, bóp chết công nghiệp của ta. Kẻ địch chính là những kẻ chiếm biển đảo của
ta, đâm chìm tàu cá, cướp ngư cụ, cướp cá, bắn giết ngư dân của ta, mặc sức
hoành hành ngang ngược coi như ao nhà của họ. Tình hình vô cùng nguy hiểm bởi
mưu đồ của những người lãnh đạo bành trướng bá quyền Trung Quốc.
Trước nguy cơ đó, thiết nghĩ lãnh đạo ta cần thay
đổi: trước hết, không đẩy dân ra xa thành đối lập mà cần gắn bó với dân, tạo
nên khối đoàn kết toàn dân thật sự để tạo thành sức mạnh; thực hiện dân chủ;
trọng dụng nhân tài; lắng nghe những ý kiến phản biện đúng, những lời thẳng
thắn, tâm huyết. Đồng thời tuyên truyền rộng rãi chính nghĩa của ta để tranh
thủ sự ủng hộ của thế giới, tăng cường quan hệ với các nước lớn, kể cả Mỹ để
tạo thế cân bằng. Một mặt vẫn duy trì tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc,
mặt khác phải dũng cảm đấu tranh với những thủ đoạn cường quyền và âm mưu xảo
trá của giới lãnh đạo bành trướng bá quyền của họ.
Cần cố gắng tăng cường lực lượng quốc phòng đồng
thời đề cao cảnh giác, luôn sẵn sàng chiến đấu, đề phòng mọi bất trắc.
Có như thế mới bảo vệ được chủ quyền, độc lập để
tiến lên.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(TTHN) - Trong bài báo "Phải biết hổ thẹn
với tiền nhân" của Chủ tịch Trương Tấn Sang có đoạn viết "Xuất hiện
những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối,
để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà” và " Việt Nam đã
chứng tỏ không chỉ một lần về khả năng có thể vượt qua những khó khăn tưởng
chừng không thể, chúng ta sẽ tiếp tục vượt qua mọi thử thách để thực hiện những
mục tiêu lớn lao. Để làm được như vậy, đoàn kết, đồng thuận là một yêu cầu
không thể thiếu. Những gì đi ngược lại yêu cầu ấy phải dần bị triệt tiêu!
". Đặc biệt phần kết có đoạn "Tương lai đang vẫy gọi và thúc giục
chúng ta viết nên những trang sử mới!. Tuyên bố đó của Chủ tịch Trương Tấn Sang
được coi là pháo hiệu của cuộc tổng truy kích các đối tượng thuộc “Nhóm lợi
ích” trong đó có một số cán bộ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Chính
phủ, đã vi phạm quy định 57 của Ban chấp hành TW, tiến hành vơ vét tài nguyên,
của cải của nhà nước và nhân dân, trở thành thế lực nguy hiểm nhất đe dọa sự
sống còn của Đảng từ bên trong. Mà trước đó một chuyên án có bí số "LineBanker
#1...n" do Tổng cục 2 - Tổng cục TBQĐ chủ trì đã dánh ngươi vào để theo
dõi và phát hiện âm mưu của "Nhóm lợi ích" dùng tiền để sai bảo tứ
trụ triều đình. "Nhóm lợi ích" này đã phối hợp vơ vét hàng trăm ngàn
tỷ đồng của ngân sách qua việc cứu các nhà bank. Xong lãnh đạo đảng CSVN đã
tuyên bố sẽ "Tước đoạt hết những gì họ đã tước đoạt của nhân dân"
Tin cho hay chiến Dịch "LineBanker II" sẽ chấm zứt cùng thời điểm
Chiến dịch LineBacker II vào cuối năm2012
*
- Có nhiều tin kỹ thuật từ mạng lưới Tổng cục 2 quân
đội cho thấy âm mưu soán Đảng, lật đổ chế độ chưa bao giờ rõ như lúc này.
– Chuyên án bảo vệ chế độ (thực chất là một kế hoạch) mang bí số riêng, được
một Tổ Công tác âm thầm thực hiện việc chuẩn bị, trinh sát, củng cố chứng cứ.
Tổ Công tác, gồm những cán bộ có phẩm chất chính trị ưu tú nhất, trung kiên
nhất, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cao nhất trong Quân ủy.
– Yêu cầu cao nhất là phải bí mật vì sẽ đụng chạm đến nhiều cán bộ chủ chốt của
Đảng, Chính phủ, cùng mạng lưới của họ.
“Nhóm lợi ích” đã thế chỗ của “Thế lực
thù địch” trong báo cáo
Lợi dụng sự yếu kém về tổ chức nhà nước, sự chậm chễ có nguyên nhân khách quan,
chủ quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh dân chủ hóa, “Nhóm lợi
ích” trong đó có một số cán bộ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Chính
phủ, đã vơ vét tài nguyên, của cải của nhà nước và nhân dân, trở thành thế lực
nguy hiểm nhất đe dọa sự sống còn của Đảng từ bên trong.
Được cảnh báo về mối hiểm họa từ bên trong đe dọa trực tiếp sự sống còn của Đảng,
đẩy đất nước đến khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, trước Hội
nghị Trung ương, Tổng bí thư đã làm việc nhiều lần với:
- Tổng cục 2, khẳng định lại cơ quan tình báo quân đội là chỗ dựa của chế độ.
- Bộ Công an, Tổng bí thư nhấn mạnh Công an là thanh kiếm bảo vệ chế độ.
Sau Hội nghị Trung ương vừa qua, ông Trọng làm việc hẳn bên VP của Quân ủy
Trung ương trong Bộ QP mà ít khi về ngồi bên Trụ sở Trung ương Đảng, trừ lúc
cần.
“Nhóm lợi ích” lũng đoạn và đã chiếm
đoạt trên 50% tài sản quốc gia:
- Lũng đoạn toàn bộ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, xương sống của kinh tế
quốc gia
- Thao túng hệ thống tài chính, ngân hàng
- Làm rối loạn chính sách tiền tệ.
- Chiếm đoạt và bán rẻ tài nguyên thiên nhiên.
- Làm tê liệt nền sản xuất
- Huy động lực lượng vũ trang “thu hồi” đất bừa bãi phục vụ lợi ích cá nhân.
- Làm rối loạn nhiều chính sách khác về giáo dục, y tế, văn hóa.
- Quan hệ trái phép với nhiều nhóm lợi ích nước ngoài.
Âm mưu lớn
“Nhóm lợi ích” đã cùng nhau mưu toan lớn nhằm phá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản.
- Tiếp tục lũng đoạn các cơ quan Đảng, chính quyền.
- Mua chuộc cán bộ chủ chốt, làm tha hóa bộ máy cảnh sát, an ninh, quân đội tại
nhiều cấp.
- Làm tê liệt các nguyên tắc tổ chức từ bên trong.
- Làm vô hiệu hóa các cơ quan chức năng của Đảng Cộng sản.
- Biến công cụ chuyên chính thành những cỗ máy phục vụ lợi ích của các bố già.
- Biến nền báo chí cách mạng, các cơ quan quản lý báo chí thành những người đưa
tin, tuyên truyền cho “Nhóm lợi ích”.
- Những chủ trương lớn về xây dựng Đảng, dân chủ hóa chỉ được triển khai qua
loa, đại khái.
- Tiến hành các hoạt động tinh vi đặt Đảng vào thế đối đầu với nhân dân, hướng
sự bất bình của nhân dân vào Đảng.
- Mưu toan ám sát một số cán bộ cao cấp (nếu cần).
Xây dựng cương lĩnh chính trị lật đổ
Cùng với việc vơ vét, lũng đoạn, phá hoại tổ chức Đảng, “Nhóm lợi ích” ráo riết
tiến hành xây dựng cương lĩnh chính trị phục vụ “giai đoạn mới”.
Mục tiêu cương lĩnh không phải là xây dựng một chế độ dân chủ thực sự mà “Nhóm
lợi ích” toan tính dựng lên một nhà nước với chế độ tổng thống độc tài lãnh đạo
do ”Nhóm” kiểm soát. “Nhóm lợi ích” công khai cổ vũ mô hình của Nga thời hậu
Cộng sản, đồng thời không giấu diếm bàn bạc về “sự chuyển tiếp” trong hòa bình.
Một số bố già được “Nhóm” cử đi tham quan, nghiên cứu nhằm hoàn thiện cương
lĩnh chính trị.
Theo cương lĩnh chính trị, một nhà nước tư bản độc tài sẽ được dựng lên với
tổng thống do các bố già thao túng. Bộ máy an ninh quân đội, truyền thông sẽ
phục vụ lợi ích của các bố già này, toàn bộ tài sản quốc gia sẽ tập trung vào
tay các Soái, các Bố.
Những ai đứng sau cương lĩnh này là câu hỏi lớn nhất mà những người thực hiện
Kế hoạch tạm gọi là “Bảo vệ chế độ” đang ráo riết tìm câu trả lời và câu trả
lời chắc chắn sẽ được sử dụng để Đảng thực hiện thanh trừng nội bộ. Quy mô và
phạm vi thanh trừng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có tin là không loại
trừ cả Thủ tướng. Trong những ngày tới cuộc đấu tranh nội bộ này của Đảng Cộng
sản sẽ diễn ra rất gay gắt nhưng thầm lặng.
Có tin là đoàn Chính phủ đã xin vào chúc mừng sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên
Giáp nhưng vẫn chưa được “sắp xếp”.
TT - Thành lập ba công ty với chức năng, ngành nghề
đăng ký kinh doanh không liên quan đến đầu tư tài chính nhưng ông Nguyễn Đức
Kiên đã sử dụng pháp nhân của các công ty này tham gia phát hành trái phiếu,
đầu tư tài chính (trong đó có mua cổ phiếu ngân hàng) sai quy định.
Theo công bố của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công
an, việc khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên về hành vi “kinh
doanh trái phép” do xác định bị can này có một số hành vi vi phạm pháp luật xảy
ra tại ba công ty gồm: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ
phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu. Được biết, các
công ty này đều do ông Nguyễn Đức Kiên thành lập với số vốn điều lệ “hoành
tráng”.
Thành lập ba công ty có
vốn điều lệ 2.300 tỉ đồng
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch -
đầu tư cấp thì Công ty CP đầu tư thương mại B&B có trụ sở kinh doanh tại số
63 Lương Sử C, P.Văn Chương, Q.Đống Đa, Hà Nội, với vốn điều lệ là 1.500 tỉ
đồng. Công ty đăng ký kinh doanh từ ngày 8-12-2008. Ngành nghề đăng ký kinh
doanh gồm quảng cáo và nghiên cứu thị trường; kinh doanh vàng bạc đá quý (không
bao gồm xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu); xây dựng dân dụng công nghiệp, xây
dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe. Công ty có ba cổ đông sáng lập là bà Nguyễn Thúy
Hương, ông Nguyễn Đức Kiên và bà Đặng Ngọc Lan. Trong đó ông Kiên góp 990 tỉ
đồng (66%), làm chủ tịch HĐQT.
Ngày 21-3-2008, ông Kiên thành lập Công ty TNHH đầu
tư tài chính Á Châu với số vốn 500 tỉ đồng do hai thành viên góp vốn là ông
Nguyễn Đức Kiên (chiếm 99% vốn góp) và bà Nguyễn Thúy Hương, trụ sở chính đặt
tại 57B Phan Chu Trinh, P.Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo giấy phép
đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch - đầu tư Hà Nội cấp lại ngày 12-3-2012, 10
ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm: kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống; xây
dựng và kinh doanh sân golf; xây dựng giao thông, cầu đường, dân dụng và công
nghiệp; quản lý tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp; đại lý thu đổi
ngoại tệ; xuất nhập khẩu vàng trang sức; mua bán vàng bạc đá quý...
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, trong số ba công
ty liên quan đến sai phạm của ông Kiên gồm Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, Công
ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu và Công ty CP đầu tư thương mại B&B, hiện
có hai công ty tham gia nắm giữ cổ phần tại Eximbank. Cụ thể, đến ngày 13-8,
Công ty CP đầu tư thương mại B&B nắm giữ gần 1,99% và Công ty TNHH đầu tư
tài chính Á Châu nắm giữ khoảng 2,01% vốn cổ phần Eximbank. Như vậy, cùng với
0,21% vốn cổ phần Eximbank dưới tên mình, ông Nguyễn Đức Kiên vẫn chưa phải là
cổ đông lớn của Eximbank như ông này từng tuyên bố. - HẢI ĐĂNG
Ngày 10-11-2006, ông Kiên thành lập Công ty cổ phần
đầu tư ACB Hà Nội, trụ sở cùng đặt tại 57B Phan Chu Trinh, Hà Nội, có vốn điều
lệ 300 tỉ đồng do ba cổ đông đóng góp là ông Nguyễn Đức Kiên, ông Huỳnh Vân Sơn
và ông Trần Ngọc Thanh. Bản thân ông Kiên góp vốn 70% và giữ chức chủ tịch
HĐQT. Công ty này do ông Trần Ngọc Thanh làm giám đốc với tám ngành nghề kinh
doanh gồm đầu tư xây dựng và kinh doanh khu thể thao, sân golf, sân tennis, hồ
bơi; đầu tư và kinh doanh khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; kinh
doanh vàng; quản lý bất động sản; môi giới, đấu giá bất động sản, nhà đất...
Như vậy, tổng vốn điều lệ của ba công ty này lên đến
2.300 tỉ đồng, đều đặt dưới quyền chỉ đạo hoạt động của ông Kiên.
Mặc dù cả ba công ty nói trên không có chức năng đầu
tư tài chính nhưng ông Nguyễn Đức Kiên vẫn sử dụng pháp nhân của chúng để tham
gia vào lĩnh vực tài chính. Với khoản vốn điều lệ khổng lồ và uy tín của mình trong
lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ông Kiên đã xây dựng nên hình ảnh những công ty
mạnh về kinh tế, khả năng kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông
Kiên lập các phương án kinh doanh lớn nhằm nâng giá trị tài sản của công ty
lên, tạo ra uy tín về mặt tài chính. Hiện cơ quan điều tra tình nghi những
phương án kinh doanh này đều là phương án “khống” được vẽ ra để lấy lòng tin
của khách hàng, ngân hàng khi tham gia đầu tư vào công ty của ông Kiên cũng như
để ông Kiên sử dụng trong việc đầu tư tài chính trái phép.
Sau khi xây dựng hình ảnh, uy tín cho những công ty
do mình “đẻ” ra, vào năm 2008 và 2010, ông Kiên nhiều lần phát hành trái phiếu
của các công ty này, bán cho ngân hàng thu về hàng trăm tỉ đồng. Khoản tiền này
ông Kiên giao cho người thân trong gia đình sử dụng để mua lại cổ phiếu của
nhiều ngân hàng khác. Sau khi mua được cổ phiếu các ngân hàng khác, ông Kiên sử
dụng chính số cổ phiếu này để thế chấp vay tiền ở ngân hàng mà mình đã bán trái
phiếu để lấy tiền hoàn trả cho ngân hàng và sử dụng vào các mục đích cá nhân
khác. Cơ quan điều tra tình nghi các khoản tiền mà ông Kiên đã vay mượn ngân
hàng dưới hình thức như trên lên đến cả nghìn tỉ đồng. Hành vi này bị xác định
là “kinh doanh trái phép” do những công ty của ông Kiên lập ra đều không có
chức năng kinh doanh, đầu tư tài chính.
MINH QUANG - LÊ THANH - NGA LINH
Theo: Tuổi trẻ
TT - LTS: Ngày 22-8, Tuổi Trẻ đã nhận được bài
viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Ngày Quốc Khánh 2-9 với những cảm xúc
đặc biệt. Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài viết này.
Ngày Quốc khánh bao giờ cũng đem lại cho mỗi người
chúng ta những cảm xúc thật đặc biệt.
Tôi nhớ lại cảm xúc của mình vào những ngày kỷ niệm
này trong nhiều năm đã qua, cho dù lúc đó tôi đang ở thành phố hay nông thôn,
vào buổi trưa hay vào lúc nửa đêm khi vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Tràn ngập
trong tâm khảm tôi lúc đó là cảm xúc thiêng liêng và lắng đọng về ý nghĩa vĩ
đại của Ngày Độc lập với non sông và dân tộc Việt Nam ta.
Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh
khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi
ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra
sao, nếu như không có Ngày Độc lập ấy?
Đã có rất nhiều cuốn sách, những bài diễn văn của
các học giả, các nhà lãnh đạo trong và ngoài nước trong suốt 67 năm qua đề cập
từng khía cạnh, thậm chí nhỏ nhất về ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám và
Quốc khánh 2-9, không chỉ với đất nước và nhân dân Việt Nam, mà với sự tiến bộ
của nhân loại nói chung. Trong thời đại thông tin ngày nay, việc kiếm tìm những
thông tin như vậy trở nên thật dễ dàng...
Những đổi thay
Với những giá trị lịch sử to lớn và những bài học
thực tiễn phong phú, suốt 67 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đưa dân tộc và nhân dân Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, từ thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ở Điện Biên Phủ, đến
thắng lợi vĩ đại mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước, thu non sông về một
mối; đến những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc Đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN...
Đến bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam hôm nay,
ta cũng bắt gặp những đổi thay theo hướng tiến bộ, khắp nơi đều là những công
trường xây dựng, diện mạo thành thị, nông thôn bao trùm một sức sống mới...
Những vật dụng quen thuộc xưa kia trong đời sống lam lũ của người dân như cái
khố rách, cái cối xay, đôi guốc mộc hay là chiếc xe đạp Thống Nhất mới chỉ vài
chục năm trước còn là một phương tiện “sang trọng” thời bao cấp... thì nay chỉ
còn là ký ức hay vật trưng bày trong các viện bảo tàng.
Sau hàng ngàn năm lịch sử, đất nước đã bao giờ đẹp
như hôm nay?
Nhưng phải chăng không còn điều gì bất cập, không có
vấn nạn gì mà mỗi khi nghĩ đến ta thấy nhức nhối trong lòng?
Tích cực xen lẫn tiêu cực
Hằng ngày lật giở các trang báo, gặp gỡ các cán bộ,
đảng viên và nhân dân, ai cũng có một điều gì đó, một bức xúc hoặc không đồng
tình nào đó động chạm đến bản thân hoặc do chính sách, do tổ chức thực hiện.
Thậm chí nhiều khi ta bắt gặp sự phản ứng đến mức phẫn nộ. Đã có những chính
sách được về mặt chính trị, an ninh thì lại chưa ổn về mặt xã hội, dẫn đến
những tranh luận nhiều khi gay gắt, thậm chí xung đột. Giá cả các mặt hàng leo
thang kéo theo nhiều hệ luỵ; chuẩn mực giá trị bị đảo lộn và xem thường dẫn đến
pháp luật kỷ cương, đạo đức xã hội bị xói mòn nghiêm trọng. Kinh tế thị trường
ngày càng phát triển thì mặt trái tiêu cực của nó càng có môi trường nảy sinh.
Ai cũng đồng tình từ bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, cào bằng, bình quân chủ nghĩa
làm triệt tiêu mọi động lực phát triển, duy trì nghèo đói, nhưng chuyển sang cơ
chế thị trường thì những mặt trái của nó đã giáng vào đời sống xã hội những
“đòn” không kém phần khốc liệt. Có những việc tưởng như đơn giản, tưởng như dễ
giải quyết, không phải là khó khăn, nhưng khi thực hiện thì đụng đâu cũng vướng
vì nó không phải là một bài toán trên lý thuyết đơn thuần mà là xã hội với đủ
sắc màu, với những cách nghĩ, những quyền lợi, những ứng xử khác nhau, chằng
chịt, cái này níu bám và kìm giữ cái kia; cái “chăn ấm” vô tình kéo sang bên
này thì bên kia bị “lạnh”... Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn
luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng
rắn cắn gà nhà”...
Nhìn nhận những khó khăn, thách thức này phải bằng
con mắt biện chứng lịch sử. Trên thực tế, cách mạng Việt Nam cũng như mọi nơi
khác trên thế giới chưa bao giờ hết khó khăn, thử thách. Ngay sau Cách mạng
Tháng Tám thành công, cách mạng Việt Nam lúc đó lâm vào tình thế “ngàn cân treo
sợi tóc”, thù trong giặc ngoài đe dọa, hậu quả của chế độ phong kiến - thuộc
địa để lại rất nặng nề. Khó khăn chồng chất nhưng Đảng, Nhà nước và toàn dân ta
đã làm nên những điều kỳ diệu, tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước, bầu Quốc
hội, thành lập Chính phủ, ban hành Hiến pháp, xây dựng và củng cố chính quyền
từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện để Nhà nước Việt Nam vượt qua vô
vàn gian khổ, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám, giành thắng lợi vẻ vang
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ. Cũng như vậy, giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, khó khăn
nào bằng? Nhưng cả nước đều ra trận, quyết chiến, quyết thắng và đã chiến thắng
vang dội, Việt Nam trở thành “lương tâm của thời đại” như nhiều người trên thế
giới đã tôn vinh. Sau khi đất nước thống nhất, khó khăn chồng chất, hậu quả
nặng nề của chiến tranh chưa được khắc phục thì lại vừa phải tiến hành cuộc
chiến đấu mới để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vừa phải chống lại sự bao vây cấm
vận của các thế lực thù địch, phải tìm tòi khảo nghiệm con đường phát triển phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Cũng có không ít những sai lầm, khuyết
điểm, phải sửa sai như trong cải cách ruộng đất, sửa sai những khuyết điểm chủ
quan duy ý chí trong lãnh đạo, quản lý và cơ chế chính sách khiến cho kinh tế -
xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng thời điểm trước Đại hội VI (1986).
Ngoài xã hội và trong bộ máy Nhà nước, cái tích cực
với cái tiêu cực xen lẫn, nhiều vấn đề giải quyết chậm, để lỡ mất cơ hội. Phải
làm sao đây để phát triển đất nước giữa một thế giới cạnh tranh không chấp nhận
sự trì trệ? Nếu chỉ cố gắng như những năm vừa qua không còn đủ nữa, mà phải đổi
mới quyết liệt để theo kịp bước tiến thời đại, phải tiến hành những giải pháp
đồng bộ trong mọi lĩnh vực. Trước những bất cập về quản trị kinh tế, chúng ta
chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng đó đâu
phải việc ngày một ngày hai. Thậm chí có những việc như chống lạm phát đã hé lộ
khả năng giải quyết được cơ bản, nhưng nếu không cẩn thận thì có nguy cơ chuyển
sang căn bệnh mới tác hại không kém, đó là giảm phát. Sốt ruột thật, nhưng công
việc đòi hỏi chúng ta phải điềm tĩnh, tỉnh táo, kiên trì tìm giải pháp giải
quyết căn cơ, không chỉ nhất thời. Trong khi tìm tòi, tháo gỡ, xã hội chúng ta
vẫn phải đối mặt với những áp lực mới, gay gắt...
Vấn đề Tiên Lãng, Văn
Giang...
Cỗ xe chưa hoàn thiện
Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
hơn hai thập kỷ qua, giống như một cỗ xe còn chưa hoàn thiện nhưng đang chạy
với tốc độ nhanh, thành công nhiều mà khó khăn cũng lắm. Hiện nay, những khó
khăn mà chúng ta phải đối mặt là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN còn
nhiều hạn chế, có nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu do nguyên nhân chủ quan.
Nền kinh tế đất nước phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng
suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ
mô chưa thật vững chắc. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát
triển còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu còn dựa vào các yếu tố phát
triển theo chiều rộng, chậm đi vào chiều sâu. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn
nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc. Môi trường bị ô nhiễm. Thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN chưa hoàn thiện, những hạn chế về chất lượng nguồn
nhân lực, kết cấu hạ tầng là những nhân tố cản trở sự phát triển. Vẫn tiềm ẩn
nhiều yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia...
Mới đây thôi, những vấn đề đặt ra từ Tiên Lãng - Hải
Phòng, Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản- Nam Định... đòi hỏi chúng ta phải nhìn
nhận lại các cơ sở pháp lý về đất đai. Hoặc những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh
nghiệp nhà nước; những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và cả trong nhân dân đòi hỏi phải chỉnh
đốn, phải tăng cường thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; những khoảng cách giữa mong muốn và hiện thực đòi hỏi phải rút ngắn;
những mục tiêu đòi hỏi phải đạt được nếu không muốn dẫn đến tụt hậu và bất ổn;
ngân sách nhà nước thì còn rất eo hẹp, nợ công tăng lên, hàng loạt doanh nghiệp
phá sản, hàng hóa tồn đọng nhiều, lạm phát đang ăn vào thu nhập của phần đông
người lao động... Đó thật sự là những áp lực không nhỏ, không chỉ với bộ máy
Đảng, Nhà nước mà với toàn xã hội. Khó có thể nói những khó khăn thời kháng
chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược và những khó khăn hiện nay thì cái nào
lớn hơn, khốc liệt hơn?
Nhưng, Việt Nam là một đất nước, một dân tộc luôn
vượt qua được mọi khó khăn và thực hiện được những mục tiêu tưởng như là không
thể.
Vượt qua thách thức
Suốt 67 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cố
kết chặt chẽ, như cùng đi trên một con thuyền, cùng cập bến, cùng vượt qua thử
thách hay nguy cơ chìm thuyền. Đảng, Nhà nước cũng từ nhân dân mà ra. Trong mọi
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, trong muôn mặt của đời sống, dân tộc và cách
mạng có hòa nhập với nhau, chính trị và xã hội có ổn định mới tồn tại và phát
triển. Đó là đặc trưng của Việt Nam. Đối lập và chia rẽ, định kiến và bất ổn là
con đường ngắn nhất phá hoại mọi thành tựu, đưa đất nước đến bờ vực thẳm hoặc
sẽ bị các thế lực không muốn nhìn thấy một Việt Nam phát triển lôi kéo và lợi
dụng.
Làm sao để chính trị xã hội ổn định? Mỗi người chúng
ta đang sống trong cơ chế kinh tế thị trường, sử dụng có hiệu quả những mặt
tích cực và hạn chế những mặt trái của nó không hề dễ dàng, nhất là với nước
ta, vốn xuất phát từ một trình độ thấp, thu nhập quốc dân trên đầu người mới
chỉ bắt đầu bước vào mức thấp của ngưỡng trung bình với biết bao những khó
khăn, thách thức và mâu thuẫn nhiều khi không lường hết được. Tôi xin nhấn
mạnh: đứng trước chúng ta là những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mới phức tạp hơn
trước kia rất nhiều.
Thu hẹp khác biệt
Đoàn kết, hòa hợp, thống nhất từng là bài học và
nguyên nhân thắng lợi trong mọi giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam trong
quá khứ, tiếp tục phải là một trong những giải pháp quan trọng nhất của đất
nước để vượt lên những khó khăn, thách thức hiện nay và mai sau. Trong giai
đoạn mới, đoàn kết - hòa hợp - thống nhất cần được giữ gìn, phát huy và bổ sung
thêm những giá trị mới nhằm thu hẹp những khác biệt, tất cả phải nhằm vào mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”...
Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy tất cả những ai nỗ
lực học tập, làm việc, cố gắng làm việc trong khả năng của mình phải có được cơ
hội, cuộc sống và thu nhập tốt hơn, chỉ như thế mới khuyến khích và tạo môi
trường, khát vọng cho mọi người nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn. Chúng ta
không khuyến khích bình quân chủ nghĩa. Chúng ta chấp nhận sự cạnh tranh, lên
án lòng ganh ghét đố kỵ bởi nó kìm hãm phát triển. Không có đất nước nào có thể
lớn lên được từ lòng đố kỵ. Đồng thời chúng ta tôn vinh lòng nhân ái, chia sẻ,
yêu thương và cùng đấu tranh để chấm dứt nghèo đói, dốt nát và bệnh tật... Tôi
tin bất cứ ai nếu có một nhu cầu tự thân như vậy và với tinh thần xây dựng, sẽ
đều có trách nhiệm với đất nước và phải có thái độ như thế nào trong hoàn cảnh
cụ thể của mình. Đối diện với những khó khăn trong kháng chiến, mọi cán bộ,
đảng viên đều biết phải làm tốt công tác dân vận và phải làm gương ra sao, và
mỗi người dân từng đem cả nhà mình lót đường cho xe ra trận, kể cả tính mạng
của mình khi cần, sẽ biết phải thể hiện lòng yêu nước thế nào khi đối chiếu vào
hoàn cảnh mới hiện nay... Những kinh nghiệm ấy vẫn còn nguyên giá trị và phải
được phát huy trong lúc này. Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước là phải hình thành
các điều kiện để làm xuất hiện những hành vi tích cực của toàn Đảng, toàn dân
cho đất nước, cho việc củng cố và xây dựng Nhà nước ta ngày càng trong sạch,
vững mạnh hơn.
Việt Nam đã chứng tỏ không chỉ một lần về khả năng
có thể vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể, chúng ta sẽ tiếp tục vượt
qua mọi thử thách để thực hiện những mục tiêu lớn lao. Để làm được như vậy,
đoàn kết, đồng thuận là một yêu cầu không thể thiếu.
Những gì đi ngược lại yêu cầu ấy phải dần bị triệt
tiêu!
Giữ toàn vẹn lãnh thổ
Chúng ta phấn đấu để trong một tương lai gần, năm
2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có
trình độ phát triển trung bình; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương;
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững; vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để
phát triển cao hơn, nhanh hơn, vững chắc hơn trong các giai đoạn sau.
Tiếp tục con đường của Cách mạng Tháng Tám trong
giai đoạn này đòi hỏi chúng ta phải thực hiện bằng được mục tiêu đó! Nếu đất
nước, dân tộc đã từng hun đúc ngọn lửa để chúng ta hi sinh xương máu, vượt qua
biết bao “bão dông”, “nắng lửa” trong thiên tai và địch họa của “một thời đạn
bom”, chúng ta phải làm mọi cách để giữ gìn những giá trị đó và làm cho đất
nước trở nên tươi đẹp trong “một thời hòa bình”. Chúng ta hãy chứng tỏ niềm tin
và tình yêu đất nước của mình bằng cách làm việc để xây dựng đất nước ta ngày
càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lúc sinh thời Bác Hồ hằng mong ước. Không
có gì chưa hoàn thiện mà chúng ta lại không có thể làm cho nó ngày càng hoàn
thiện hơn bằng lòng yêu nước chân chính...
Dù còn những khiếm khuyết, chưa hoàn thiện trên cơ
thể đất nước, nhưng phải khẳng định rằng: công cuộc đổi mới đã đạt được những
thành tựu vô cùng to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tất cả những điều đó đã được
chúng ta cùng nhau thực hiện và là bằng chứng về khát khao vươn lên của chúng
ta. Đất nước chưa có bao giờ đẹp như hôm nay. Nhiều vùng của đất nước còn chậm
phát triển, nhưng cũng đã có rất nhiều nơi công trình mới mọc lên to lớn, tráng
lệ; còn đó những bộ phận dân cư đời sống rất khó khăn, cực nhọc, nhưng đại bộ
phận đã vượt qua sự đói khổ, bần cùng, rất nhiều gia đình đã trở nên khá giả,
giàu có, và chúng ta đang phấn đấu rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; đất nước
đang ngày càng được thế giới chú ý, trân trọng, đang tiếp tục vươn lên với sức
mạnh Phù Đổng...
Viết những trang sử mới
Hôm nay, chúng ta không thể quên rằng chúng ta là
những thế hệ đang kế thừa thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Vào
thời điểm này, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ
thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại và nhà văn hóa kiệt xuất, người
đã dẫn dắt chúng ta đi theo con đường cách mạng đúng đắn, làm rạng rỡ dân tộc
ta, non sông đất nước ta. Chúng ta tự hào về dân tộc Việt Nam - một dân tộc anh
hùng, thông minh, hòa hiếu, đầy lòng nhân ái, cần cù, sáng tạo, yêu nước nồng
nàn, có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, luôn đoàn kết nhất trí một lòng đi theo Đảng,
xây dựng quốc gia độc lập, tự do, phồn vinh, tiến bộ. Chúng ta đời đời khắc ghi
công ơn to lớn của hàng triệu người con ưu tú đã hi sinh vì nền độc lập, tự do
của Tổ quốc, biết ơn các bậc lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân
nhân các liệt sĩ và những người đã hiến dâng tất cả tuổi xuân, xương máu, tài
năng và của cải cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của
chúng ta.
Biết ơn những thế hệ đi trước, chúng ta phải làm mọi
điều có thể để đất nước phát triển. Tự hào với những gì đã làm được, nhưng
chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về
những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn
không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục
đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc,
góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.
Tương lai đang vẫy gọi và thúc giục chúng ta viết
nên những trang sử mới!
TRƯƠNG TẤN SANG
(Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam)
___________
(*) Tít chính và tít phụ do Tuổi Trẻ đặt.
Không phải là vô tình hay cố ý, dù đã được nhắc nhở
trước là thời điểm này mà đụng đến Quan làm báo là bị chửi, ném gạch, không tơi
bời thì bị dân tình phê phán là bênh vực cho các chóp bu. Dù rằng biết là Quan
làm báo giờ như một ngôi sao rồi nhưng Lái Đò muốn đưa một số thông tin mật đến
với bạn đọc. Để rộng đường tranh luận, Lái Đò xin phép điểm lại một số tin của
Quan Làm Báo. Và sẽ bật mí cái ẩn số nguồn thông tin của Báo Quan ở đâu ra?!.
Trở lại bài viết của blogger Thanh Phúc bài: Thế lực nào đứng sau blog Quan làm
báo? (xin được trích lại 1 đoạn dưới đây):
Cũng từ những nguồn tin đáng tin cậy cho biết, trang
blog Quan làm báo là của (华南情报局 - Phân Cục tình báo Hoa Nam) do trung tá Trương Hiểu Long (张 绕 龙 - Zhang Rao Long) chỉ huy
với sự tham gia của Quách Đại Hung (郭 大雄 - Guo Da
Xiong) và Hồ Huấn Nghiệp (胡 训业 - Hu Xun
Ye) là những người Hoa, quốc tịch Mỹ trực thuộc thuộc phòng 10 chuyên về tin
tức chính trị và gây nhiễu thông tin. Nhóm này có văn phòng tại California -
USA, với nhiệm vụ chính là liên kết và lôi kéo một người Việt mang quốc tịch Mỹ
hợp tác trong việc phối hợp sản xuất, pha chế các tin tức với mục đích kích
động, gây chia rẽ và gây nhiễu loạn thông tin theo phương châm "vứt xương
chó chó cắn nhau", nghĩa là kích động tất cả các bên nhằm chơi trò
"ngao cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi". Điều đó đã khiến nhà nước Việt
nam phải tiến hành buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang phong tỏa blog
nhằm hạn chế các tiếng nói khác biệt và đòi tự do dân chủ của các blogger trong
nước từ tháng 6 đến đầu tháng 7 khi Phạm chí Dũng bị bắt xong xuôi. Việc ngăn chặn
của chính quyền đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ các blogger và dư luận quốc
tế về việc hạn chế và kiểm duyệt thông tin của chính quyền Việt nam.
Điểm lại một số thông tin trên và một số thông tin
nữa với các blogger cáo buộc Quan Làm Báo (blogger Anh Ba Dũng) là những kẻ ít
học, chỉ mấy chữ thôi mà chính tả sai lên, sai xuống, làm giả công văn mà lại
để sai chính tả một cách trầm trọng.
Văn bản tuyệt mật mà lại sai chính
tả trầm trọng ngay từ đầu "Xửa lý nợ" (Ảnh: blog Anh Ba Dũng).
Thêm một cái sai nữa là cả tên ông Lê Hoàng Quân (Chủ tịch UBND TP.HCM) cũng
bị sai thành Đỗ Hồng Quân. (hình).
Độc giả của blog Anh Ba Sàm
phản ánh cả việc sai tên Lê Hoàng Quân thành Đỗ Hồng Quân.
Theo thông tin nhờ vả đáng tin cậy thì giải thích
như sau:
Thêm 1 vấn đề để suy luận là bạn đọc có thắc mắc tại
sao bài viết của Quan này cẩu thả và mất trật tự không? (có bài viết chữ trên
thì nhỏ, chữ dưới thì lớn, và những lỗi chính tả...). Kết luận của Lái Đò cho
vấn đề này là: "bài viết copy".
Lý giải cho việc copy này như sau: chính là về chủ
thông tin (ở đây tạm gọi là người cung cấp thông tin để đưa bài lên blog và
người quản trị blog). Tại sao ở đây lại là 2 người (bằng chứng?), xin thưa với
bạn đọc ở đây Lái Đò xin nói 2 nhóm người chứ không phải 2 người nhé. Nhóm
người cung cấp thông tin cho blog sẽ viết 1 cái email cho người chủ tài khoản
blog Quan sau đó người đó copy lại nội dung và paste vào phần soạn thảo bài
viết nên mới bị dính "chưởng" về lỗi HTML (cái này Lái Đò bị hoài nên
mới nhờ tới chuyên gia mách bảo thì mới tránh được). Có nghĩa là người quản trị
blog (thường gọi là admin blog) này không hề biết tí về "tình tiết cung
đình nội bộ" mà chỉ đi copy và paste mà thôi. Bằng chứng điều này đã nói ở
trên (lỗi HTML, và lỗi chính tả). Lỗi này làm cho đôi lúc người vào xem trang
chủ của QUan làm báo chỉ thấy mỗi 2 bài viết, còn lại mấy bài cũ phải bấm vào
"Bài đăng cũ hơn".
Tôi tin chắc chắn 99% các blogger khi viết 1 bài tâm
đắc thường xuyên phải xem đi xem lại bài của mình có đúng chính tả chưa? có hợp
lý chưa? (về văn phong, câu cú... everything), rồi sau đó mới cho ra lò, sau đó
chủ blogger đó lại đưa bạn bè xem để họ ý kiến về việc chính tả này nọ kia...
Trở lại vấn đề nếu blogger có lượt xem càng cao thì tôi tin chắc rằng việc xem
lại bài viết phải thật thận trọng.
Vậy câu hỏi tiếp theo đây của khán giả sẽ là tại sao
có 2 nhóm người mà không phải 1 nhóm? người soạn thông tin xong rồi copy +
paste 1 phát luôn cho tiện? câu trả lời sẽ được lý giải như sau:
Theo thông tin nguồn đáng tin cậy thì nhóm người
soạn thông tin chính là Trung Quốc và họ chính là những tay hacker chuyên
nghiệp, am hiểu hệ thống... Sau đó được chỉ thị đánh cắp thông tin email của
các ông chóp bu nhà ta rồi biên soạn lại, tiếp đến email về cho admin blog Quan
để ra bài viết (đây chính là việc tại sao phải nhờ người admin blog viết lại
bài). Đây là thông tin thật 100% mà các email của các chóp bu nhà ta đặt mật mã
khá đơn giản và dễ đoán được (thông tin này cho biết thêm có những chóp bu đặt
mật mã mail là ngày sinh nhật, tên ai đó...).
Để rộng đường tranh luận Lái Đò xin đưa thêm hình
dẫn chứng (hệ thống mail đăng nhập của Chính Phủ). Còn thông tin người cung cấp
thì Lái Đò xin được giữ bí mật lại (vì đã hứa).
Ảnh chụp hệ thống sử dụng email
của CP.
Với những email bên trong: nơi được xem là những
thông tin trao đổi không những là việc tư mà còn là những việc như cá nhân thăm
hỏi sức khỏe bị hacker lấy đi sau đó thêm mắm thêm muối tí xíu là có một bài
viết để người xem đọc vô thấy dường như đi guốc trong bụng vậy.
Kết luận thế nào thì xin mời bà con cùng thảo luận.
P/S: Chưa hết, mời quý đọc giả đón xem kỳ tới: tại
sao Quan làm báo lại có thông tin sớm nhất về vụ "bắt bầu Kiên".
Trang mạng ra đời mới vài tháng nhưng đã khiến độc
giả phát sốt lên với những thông tin “không đụng hàng”. Có thể nói, nó đã thổi
một luồng gió đặc biệt vào thế giới mạng. Chưa bao giờ có một trang thông tin
thu hút độc giả mãnh liệt như thế. Nó nhanh chóng bỏ xa trang Ba Sàm về độ hot,
vươn lên thành trang mạng hot số 1 Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, pháp
luật.
Nhưng cư dân mạng lại phản ứng theo nhiều cách khác nhau trong đó có không ít
người bán tín bán nghi với thông tin của trang mạng. Phải mất một thời gian, nó
mới làm cho người ta tin dần vào độ chính xác của thông tin, khi có dịp kiểm
chứng thực tế. Vì sao lại như vậy? Có lẽ đó là do cái cách thông tin của trang
mạng này.
Trang mạng Quan Làm Báo dùng một cách thông tin thiếu sự lịch lãm, đạo mạo, đôi
lúc trẻ con. Đó là điều mà Quan Làm Báo cần học tập trang Ba Sàm. Trong khi Ba
Sàm luôn ăn nói chuẩn mực, nhận xét tinh tế, bình luận dí dỏm sâu cay, biết tôn
trọng danh dự cá nhân của người bị đề cập thì Quan Làm Báo phang như bửa củi.
Nhớ hồi mới ra đời, trang này dùng tấm hình ghép đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
vào mình một cô gái trên bander khiến nhiều người thấy khó chịu vô cùng. Đành
rằng là phê phán, nhưng việc phê phán theo cách nghiêm túc vẫn đem đến hiệu quả
tốt hơn. Có lẽ trang mạng đã nhận thấy sai lầm của mình trong tấm hình Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nên về sau đã thay đổi.
Với các thông tin hàng ngày, đôi lúc Quan Làm Báo tỏ ý đe dọa như kiểu hàng xóm
tức tối dọa nhau “mày coi chừng tao đó, rồi sẽ biết tay tao”. Việc dùng các đại
từ nhân xưng như “hắn”, “nó”, “tên”, “y”, “thầy trò nhà nó”… đều không nên có
trong một trang mạng chính trị, nhưng Quan Làm Báo lại luôn mắc phải.
Có những thông tin tỏ ra là đôi co tức tối hơn là phê phán. Thí dụ thông tin về
ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên. Trang mạng dùng tấm
hình rất bình thường của ông Khế chụp chung với các thí sinh trong một cuộc thi
để bôi bác ông, viết đến mấy bài về ông mà trong đó nhắc những chuyện không
đâu. Khi bầu Kiên bị bắt, trang mạng này lôi vấn đề có lẽ là quá nhỏ so với các
vấn đề đại sự quốc gia là việc các tờ báo viết bài PR cho bầu Kiên để xúc phạm
báo chí. Khi chưa có thông tin bầu Kiên bị bắt, ai mà biết được ông ta là tội
phạm? Những tựa bài kiểu như “TBT Nguyễn Tiến Bình – kẻ ăn tiền rửa đít cho
Kiên không biết thúi!!” đều không nên có trên một trang mạng đang được độc giả
quan tâm này.
Dĩ nhiên độc giả tinh ý đều biết đến tầm của Quan Làm Báo. Chính vì biết tầm
nên người ta mong đợi đón nhận thông tin từ trang mạng như mong đợi những tín
hiệu mà ngay đầu trang, Quan Làm Báo đã đặt dòng status: Vì sự nghiệp tiêu diệt
bè lũ tham nhũng, lũng đoạn kinh tế – chính trị đất nước. Nhưng anh không thể
đảm nhiệm một sứ mệnh thông tin lớn lao bằng cái cách làm trẻ con. Vì thế mong
Quan Làm Báo một lần nữa thay đổi cách thông tin sao cho đạo mạo hơn, lịch lãm
hơn, tránh đi sâu vào việc xoi mói đời tư, tôn trọng các quyền mà pháp luật
dành cho mọi người dù họ là ai. Được như vậy thì Quan Làm Báo sẽ được độc giả
mong chờ để đón nhận thông tin hơn.
Luật gia Trần Đình Thu
Nguồn: ABS
(*) Tựa đề do chúng tôi đặt
Dòng tiền ồ ạt vào thị trường vàng mấy ngày gần đây
đã kéo giá mặt hàng này tăng nhanh từng giờ. Nhiều người vẫn đang tiếp tục đổ
tiền vào vàng nhưng cũng có không ít người đang lo ngại về tình trạng hiện nay
của loại hàng hóa này.
Bất ngờ dậy sóng
Trái ngược với tình cảnh ỉu xìu như các kênh đầu tư
khác, thị trường vàng mấy ngày gần đây bất ngờ dậy sóng. Giá tăng vù vù, giao
dịch sôi động không kém mấy so với những đợt sốt vàng trong các năm trước đây.
Người mua thậm chí chỉ xem cửa hàng còn vàng hay không chứ không so đo về mức
giá hiện tại và liệu giá như thế đắt hay rẻ.
Chỉ tính riêng trong 2 ngày 21-22/8, vàng đã tăng
tổng cộng hơn 1 triệu đồng/lượng và hiện đang ở mức cao nhất trong vòng gần 5
tháng qua. Như vậy, sau nhiều tháng lình xình quanh ngưỡng 42 triệu đồng/lượng,
giờ đây vàng đã áp sát 44 triệu đồng/lượng.
Khối lượng giao dịch trong 2 ngày qua cũng tăng vài
lần so với những ngày trước đó do người dân kéo tới các tiệm vàng trên các
trung tâm buôn bán để mua bán mặt hàng này.
Trên thực tế, vàng đã bắt đầu có xu hướng tăng giá
từ cách đây gần 1 tuần và bắt đầu tăng mạnh từ ngày 21 và 22/8 khi mà giá thế
giới chuyển động tăng và nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này bất ngờ đột
biến.
"Giá vàng tăng mạnh là do lưc mua áp đảo. Tâm
lý lo ngại thời kỳ vàng "ngủ yên" đã qua đi và vàng bắt đầu vào xu
hướng tăng mạnh như đã trải qua cả chục năm nay khiến nhiều người quyết tâm mua
vào để sinh lời hoặc phòng thủ", ông Hoàng Trọng Khâu, 1 nhà đầu tư vàng
chia sẻ.
Theo ông Khâu, giá vàng trong nước tăng vào thời
điểm này cũng không có gì quá ngạc nhiên bởi giá vàng thế giới đang tăng, nguồn
cung vàng trong nước có dấu hiệu khan hiếm, lạm phát đang quay trở lại và các
doanh nghiệp kinh doanh vàng vẫn là người nắm bắt tâm lý khách hàng rất tốt.
Hơn thế, theo nhiều nhà đầu tư, dòng tiền từ các
kênh đầu tư khác đang có dấu hiệu chảy vào thị trường vàng khi mà khả năng sinh
lời ở các kênh đó không hấp dẫn. Một điều không kém quan trọng là hiện tượng
tâm lý bầy đàn cũng có tác động không nhỏ tới diễn biến giá vàng tăng.
Có rất nhiều lý do được các chuyên gia và giới đầu
tư đưa ra để giải thích cho hiện tượng vàng tăng nóng trở lại trong tuần này.
Tuy nhiên, cũng có không ít người lo ngại về tình trạng tăng sốc và mua bán ào
ào của rất nhiều người dân như hiện nay.
Sóng sẽ còn kéo dài?
Phải nói rằng, giá vàng trong nước tăng giá trong
vài ngày gần đây trước hết bắt nguồn từ việc giá vàng trên thị trường thế giới
quay đầu tăng trở lại.
Giá vàng đêm 21/8 đã vượt qua ngưỡng kháng cự 1.630
USD/ounce và lên mức cao nhất trong 3,5 tháng qua.
Cụ thể, giá vàng đêm 21/8 (giờ Việt Nam) tăng hơn 1%
do giới đầu tư đặt kỳ vọng lớn vào chương trình kích thích kinh tế mới của Ngân
hàng Trung ương châu Âu với các tín hiệu hỗ trợ cho Italia và Tây Ban Nha giảm
nợ.
Chốt phiên 21/8, giá vàng giao ngay tăng 1,2% lên
1.638,83 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex tăng 19,9 USD lên
1.642,9 USD/ounce. Tới cuối giờ chiều 22/8 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay
đã vượt ngưỡng 1.640 USD/ounce.
Tín hiệu tăng giá còn được phát đi từ động thái mua
vàng không ngừng của quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold
Trust. Chỉ trong khoảng 3 tuần qua, quỹ này mua vào liên tục với tổng vàng mua
ròng lên tới hơn 30 tấn, nâng mức nắm giữ lên cao nhất kể từ cuối tháng 6.
Giới đầu tư đang thực sự kỳ vọng vào gói kích thích
kinh tế của châu Âu và đang nghĩ đến gói nởi lỏng định lượng mới (QE3) của Mỹ.
Quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về vấn đề này sẽ được xác định
trong cuộc họp chính sách hôm 22/8.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu tư, việc vàng tăng giá
vọt lên ngưỡng 1.750 USD/ounce như dự báo của Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ không
phải dễ. Trước mắt, 1 ngưỡng kháng cự rất mạnh là 1.665 USD/ounce. Hơn thế,
theo nhiều chuyên gia, vàng sẽ khó lòng bước vào xu hướng tăng giá nếu Mỹ không
đưa ra gói nới lỏng QE3.
Các phân tích kỹ thuật cũng không hẳn là điểm đáng
tin cậy bởi ngay ở thị trường vàng thế giới, các chiêu "lùa gà" kiểu
giá breakout xong rồi úp sọt cũng hay xảy ra. Nhiều người cho rằng, nên đợi
thông tin cụ thể hơn về các gói kích cầu từ châu Âu và Mỹ và đợi giá vàng vọt
lên rồi test lại ngưỡng ấy cho chắc.
Một rủi ro rất lớn đối với những người lao vào vàng
hiện nay, theo 1 số chuyên gia, là chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
qua lớn.
Nếu như trước đây, chênh lệch này đã ở mức khá rộng
khoảng trên 1 triệu đồng/lượng (so với mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước hướng tới
là 400.000 đồng/lượng), thì hôm đầu tuần mức chênh là 1,7 triệu đồng/lượng và 2
triệu đồng/lượng trong ngày 21/8. Khoảng cách này được nới lên tới 2,2-2,5
triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch ngày 22/8.
Rõ ràng, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá
thế giới đã được nới ra quá rộng do tốc độ tăng giá vàng trong nước trong mấy
ngày qua đang vượt xa mức tăng của vàng thế giới nhờ vào sự bất bình thường về
cung cầu vàng trên thị trường.
Trên thực tế, những người có nhu cầu mua vàng chưa
hẳn đã nhiều nhưng những tin đồn cùng với hiện tượng tâm lý bầy đàn đã khiến
cho giá vàng không ngừng được các doanh nghiệp nâng lên. Sự nâng lên bất thường
cũng giải thích cho hiện tượng doanh nghiệp kinh doanh vàng buộc phải giữ
khoảng cách giá mua - bán vàng ở mức rất rộng. Đấy là một biểu hiện của rủi ro,
dù rất cũ nhưng cũng cần được cảnh báo.
Đăng bởi Hai Hoang Van vào
Thứ năm, ngày 23 tháng tám năm 2012
Việc ám sát doanh nhân
người Anh của vợ một lãnh đạo đầy tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm
dấy lên nhiều câu hỏi. (The Epoch Times)
Việc ám sát doanh nhân người Anh của vợ một lãnh đạo đầy tham vọng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm dấy lên nhiều câu hỏi. Phiên tòa xét xử Cốc
Khai Lai diễn ra trong 7 giờ đồng hồ vào ngày 9 tháng Tám và không có bản tuyên
án nào được đưa ra.
Một trong những câu hỏi gây tò mò nhất là tại sao Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy
Lai, lại giết Neil Heywood bằng chính hai bàn tay của mình.
Cốc quả quyết rằng Heywood đã đe dọa sự an toàn của con trai bà ta, và bà ta
buộc lòng phải giết Heywood để bảo vệ con trai. Các lý do khác được đặt giả
thuyết như là do các tranh chấp tài chính và các vướng mắc đầy nhạy cảm. Tuy
nhiên, một cái nhìn sâu hơn cho thấy rằng không có cái nào trong các lý do này
thực sự là chính xác.
Trong thực tế, cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSTQ - Bộ chính trị - cùng với
các hệ thống pháp lý của nó đang làm tất cả mọi thứ trong khả năng để giữ cho
các tội ác thật sự của Cốc được gói kín. Họ sợ hãi rằng nếu câu chuyện thực bị
biết được, nó sẽ lật ra sâu và xa hơn các tội ác phạm phải bởi Đảng và cựu Chủ
tịch Giang Trạch Dân - ấy chính là tội ám sát hàng loạt vô tiền khoáng hậu và
thu hoạch nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công.
Hãy nghĩ về điều này : ai là con trai của Cốc Khai Lai ? Cậu ta là Bạc Qua Qua,
con trai của Bạc Hy Lai, người mà đã được phe phái tàn ác của ĐCSTQ chuẩn bị
lót đường cho trở thành lãnh đạo Đảng kế tiếp.
ĐCSTQ chính là một mạng lưới tội ác lớn nhất và đẫm máu nhất trên thế giới. Về
việc một ai đó như Neil Heywood dám đe dọa con trai của Bạc Hy Lai, điều đó giống
như là một con cừu đang đe dọa hổ con trong chính hang ổ của những con hổ vậy.
Giả định rằng Heywood đã thực sự đe dọa Bạc Qua Qua. Thậm chí điều này có đúng
đi nữa, Cốc cũng không cần đích thân ra tay giết Heywood.
Năm 2007, con trai của một cựu thành viên Bộ chính trị, Wu Guangzheng, đã bị ám
sát trong một phòng khách sạn, nhưng cho đến tận ngày nay, vẫn chưa rõ ai đã
thực hiện việc này. Nếu như con trai của một quan chức quyền lực có thể bị hạ
gục mà không để lại dấu vết, thì việc giết Heywood đúng là có thể sẽ dễ như trở
bàn tay. Vụ ám sát sẽ có thể được thực hiện một cách vô hình và không ai có thể
liên hệ cái chết này với gia đình của Bạc Hy Lai.
Vậy hãy nói về việc Cốc Khai Lai giết Heywood do các nguyên nhân tài chính.
Việc này cũng thật lố bịch. Vợ chồng Bạc và Cốc có tài sản ở nước ngoài trị giá
khoảng 6 tỉ đô la. Lấy ra một phần nhỏ tưởng thưởng cho Heywood thiết nghĩ cũng
không là vấn đề gì. Vậy thì tại sao họ lại thực sự muốn giết ông ta?
Lý do duy nhất mà đe dọa Cốc Khai Lai và gia đình bà ta chính là tính hợp pháp
của bản thân ĐCSTQ trong sự liên hệ với bà ta. Tính hợp pháp này sẽ rách tả tơi
nếu như sự thật bị phanh phui về các tội ác khủng khiếp mà Cốc đã dàn dựng, đó
là : thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và buôn bán thi
hài.
Đeo đuổi việc thăng tiến nhanh chóng với Giang Trạch Dân, người lên kế hoạch và
đạo diễn cuộc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999, Bạc và Cốc là những người
nhúng tay năng nổ nhất. Họ thuyên chuyển các học viên Pháp Luân Công đến tỉnh
Liêu Ninh, thu hoạch nội tạng từ các học viên còn đang sống và bán đi các cơ
quan nội tạng này, giết chóc hàng ngàn người. Và Neil Heywood đã dính líu đến
các tội ác ghê tởm này.
Bằng việc chỉ thị các sự tàn bạo này, ĐCSTQ đã trực tiếp vi phạm đến các tiêu
chuẩn quốc tề về quyền con người được thiết lập từ sau khi các tội ác diệt
chủng và chống lại nhân loại của Phát Xít (Nazis) trong Thế chiến thứ II. Hay
nói một cách khác, ĐCSTQ đã hoàn toàn và không thể chối cãi làm băng hoại các
nền tảng đạo đức của thế giới hiện đại.
Nếu như công chúng Trung Quốc biết được sự thật, họ sẽ thức tỉnh và đòi hỏi
ĐCSTQ phải trả lời cho các tội ác. Cũng như vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ
trên thế giới sẽ không khoanh tay đứng yên cho phép nó được tiếp diễn. Bất kỳ
chính phủ dân chủ nào mà phớt lờ các tội ác của ĐCSTQ cũng sẽ bị gạt ra ngoài
sự bầu chọn của chính người dân.
Vậy thì tại sao người đàn bà đầy quyền lực này lại đích thân ra tay phạm tội
giết người ?
Sự hiểu biết về các bí mật bẩn thỉu này của Neil Heywood có lẽ đã dằn vặt lương
tâm ông ta, thôi thúc ông ta thú tội. Thế nên Cốc Khai Lai thực sự đã không thể
mạo hiểm để Heywood sống.
Nỗi sợ hãi dâng trào rằng Neil Heywood có thể phơi bày sự thật đã khiến Cốc dứt
khoát tự tay giết chết Heywood. Đây là các lý do thực sự đằng sau vụ ám toán
này.
Đây là một vụ án phức tạp và nhiều tình tiết, thế nhưng thật lạ là phiên tòa
lại diễn ra rất nhanh chóng, mà khiến cho không thể hiểu được khi nhìn từ góc
độ hợp pháp.
Tính khúc chiết của phiên xử án cho thấy vụ của Cốc đe dọa đến chính sự sống
còn của ĐCSTQ, vốn không dám đối mặt hay chịu trách nhiệm cho các bí mật ẩn
giấu. Điều này cũng giải thích tại sao ĐCSTQ giúp Cốc Khai Lai che đậy sự thật
,nếu không thì cả toàn bộ ĐCSTQ sẽ đối mặt với việc chôn vùi theo vợ chồng Bạc
Hy Lai và Cốc Khai Lai.
Tác giả: Lin Zixu (Đại
Kỷ Nguyên)
Thứ sáu, 17 Tháng 8 2012 02:50
Cảnh sát Bắc Kinh canh gác
ở Thiên An Môn ngày 17 tháng Năm, 2012. Bắc Kinh cũng sẽ là nơi tổ chức đại hội
Đảng lần thứ 18. (Feng Li/Getty Images)
Khi mà Đại hội Đảng toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 18
đang đến gần, các thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị (Politburo) đã
vừa xuất hiện lại tại một resort nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà (Beidaihe) và lãnh đạo
tối cao Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) cải tổ lại một số thành viên Đảng, đặc biệt là ở
thủ đô Bắc Kinh, trước khi thoái vị.
Vào ngày 17 tháng Tám, 9 thành viên Bộ chính trị, gồm có Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia
Bảo (Wen Jiabao), đã kết thúc kỳ họp mặt mùa hè tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà,
theo tin đưa từ Nhân Dân Nhật Báo (People's Daily), cơ quan ngôn luận chính
thức của Đảng.
Thời báo Đa Duy (Duowei News), một hãng thông tấn tiếng Hoa ở hải ngoại, đưa
tin rằng ĐCSTQ đã hoàn tất kế hoạch cho các vị trí lãnh đạo mới và sẽ tiến hành
đúng theo "tiến trình đã định".
Nhưng ngày thực sự diễn ra đại hội vẫn chưa được tiết lộ, mặc dù truyền thông
nhà nước Trung Quốc công bố danh sách 2270 vị đại diện tham dự vào ngày 13
tháng Tám. Nhiều người tin rằng việc trì hoãn này là do cuộc đấu đá nội bộ giữa
các quan chức cấp cao của Đảng, như việc minh họa là vụ hất cẳng Bạc Hy Lai,
cựu lãnh đạo Trùng Khánh.
Kiểm soát an ninh ở Bắc Kinh - nơi tọa lạc của chính quyền ĐCSTQ - luôn luôn là
ưu tiên hàng đầu cho các lãnh đạo. Mỗi lãnh đạo đều ra sức để cài đặt các thân
tín của mình kiểm soát Bắc Kinh, theo diễn giải của các nhà phân tích.
Các đổi thay chắc chắn đang được mở ra theo các hàng ngũ này trong cơ quan quản
lý Bắc Kinh. Ngày 17 tháng Tám, Bắc Kinh công bố danh sách 101 vị được bổ nhiệm
và bãi nhiệm, bao gồm các cá nhân thuộc cục công an đô thị, công tố, kiểm sát,
và cả các lãnh đạo của doanh nghiệp trực thuộc thành phố.
Rất nhiều đổi thay nhân sự đã diễn ra trong cục công an và ủy ban thanh tra kỷ
luật. Bí thư Đảng ở Tập đoàn Thủ Cương (Shougang Group) Zhu Jimin và Nhật báo
Bắc Kinh (Beijing Daily) là Mei Ninghua - cả hai đều được xem là thành viên của
phe Lưu Kỳ (Liu Qi) và trùm an ninh Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) - đều đã bị
lần lượt sa thải và giáng cấp.
Lưu Kỳ, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, đã thoái vị vào tháng bảy và bị thay bởi
Quách Kim Long (Gou Jinlong), người mà được liên kết với phe phái Đoàn Thanh
niên. Những sự bổ nhiệm và bãi nhiệm này cho thấy Hồ Cẩm Đào đang tiến hành
thanh trừng bộ máy quản lý.
Nhiều người tin rằng kiểm soát ở Bắc Kinh giờ đã được chính thức chuyển giao
cho phe phái Đoàn Thanh Niên từ khi Hồ Cẩm Đào nhận tấn phong. Ông ta sẽ thoái
vị chức vụ đứng đầu Đảng sau đại hội nhưng theo tin tức rộng rãi thì ông ta sẽ
vẫn giữ chức tổng chỉ quy quân đội cho một nhiệm kỳ kéo dài thêm.
Bốn tờ báo trung ương ĐCSTQ - Nhân Dân nhật báo, Nhật báo Quân đội nhân dân,
Nhật báo Quang Minh, và Nhật báo Kinh tế - đã đăng những vấn đề đặc biệt dành
cho đại hội Đảng thứ 18 vào ngày 1 tháng Tám, mà sớm hơn đáng kể so với ngày
đăng các ấn bản cho đại hội thứ 17 năm năm trước đây.
Đại hội sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 20 đến 25 tháng Chín, theo tin từ một
hãng truyền thông Hồng Kông, Ming Pao, mà theo đó thời gian diễn ra sớm hơn so
với lần trước đã tổ chức vào giữa tháng Mười.
Các chuẩn bị đang trong giai đoạn thực hiện. Cảnh sát Bắc Kinh vừa thiết lập
một tổng hành dinh an ninh nhằm "duy trì sự ổn định" tại thủ đô trong
thời gian diễn ra đại hội, truyền thông đại lục đưa tin.
Và có một chương trình mới để xử lý nhanh lẹ đối với các người dân khiếu nại -
những người mà đi đến Bắc Kinh với những bất bình, thường là dành cho các quan
chức địa phương - bao gồm việc giải ngân tiền thưởng lớn, và gửi đi các gián
điệp đóng vai "nghiên cứu viên" nhằm thu thập thông tin tình báo và
thâm nhập vào đội hình của họ, rồi sau đó bắt cóc, tất cả mọi cách để làm người
khiếu nại biến mất khỏi đường phố Bắc Kinh.
Tác giả: Wen Jun (Đại
Kỷ Nguyên)
Thứ tư, 22 Tháng 8 2012 05:37
AFP photo
Các nhà đầu tư chứng khoán
theo dõi giá cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Châu Á (ACB) của sàn giao dịch
chứng khoán tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 2012.
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2012-08-22
Vụ một nhà đầu tư nổi tiếng tại Việt Nam là ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt chiều
ngày Thứ Hai 20 Tháng Tám tại Hà Nội đã khiến thị trường chứng khoán tại Việt
Nam sụt giá trong sự hốt hoảng chung và Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam phải ào
ạt bơm tiền qua thị trường mở để tránh một vụ sụp đổ dây chuyền.
Nhân vật bị tống giam và khởi tố cùng thời điểm tiến hành nội vụ khiến dư luận
ưu lo về những khó khăn kinh tế và chính trị hiện nay của Việt Nam. Diễn đàn
Kinh tế tìm hiểu chuyện này qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế
Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.
Khủng hoảng chính trị?
Vũ Hoàng: Xin kính chào
ông Nghĩa. Thưa ông vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập của một ngân hàng lớn tại
Việt Nam bị cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An bắt giữ đã gây chấn động
cho thị trường tài chính tại Việt Nam và được truyền thông quốc tế loan tải.
Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này mình sẽ cùng tìm hiểu về chuyện đó, ông nghĩ
sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ban đầu, tôi có cảm giác ngán ngẩm vì những lý do sau đây.
Thứ nhất, về bối cảnh chung, tình hình kinh tế Việt Nam quả là kém sáng sủa với
quá nhiều vấn đề dồn dập vì đà tăng trưởng sẽ giảm, lạm phát có khi tái xuất
hiện và trăm ngàn doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dở sống dở chết, thậm
chí là chết lâm sàng, hoặc là những "xác chết chưa chôn".
Giữa khung cảnh bên trong như vậy, biến động ngoài Đông hải do động thái ngang
ngược của Trung Quốc hiển nhiên là những thách đố nan giải cho người cầm quyền.
Nhưng vấn đề đầu tiên là "ai là người cầm quyền" hoặc cơ chế nào sẽ
quyết định về những bài toán sinh tử cho quốc gia? Khi ấy, người ta mới chú ý
đến những tranh chấp cá nhân không còn che giấu nổi ở trên thượng tầng.
Thứ ba, hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang bị khủng hoảng nặng với một số nhỏ
của nhà nước thì tập trung tài sản mà không kích thích sản xuất trong khi nhiều
ngân hàng khác thì thiếu thanh khoản và có thể sụp đổ dưới núi nợ xấu nên vẫn
cố thu vét ký thác bằng cách tăng lãi suất. Họ lao về phía trước trong sự tuyệt
vọng. Tình hình đó càng khiến các doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu vốn kinh
doanh và sẽ theo nhau phá sản, công nhân viên mất việc.
Thứ tư, dư luận kinh doanh quốc tế thì theo dõi xem lãnh đạo kinh tế và ngân
hàng Việt Nam giải quyết ra sao bài toán nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Khối nợ xấu
đó thật sự lên tới mức nào thì không ai rõ và làm sao thanh toán là một vấn đề
sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia. Vì vậy, dư luận chờ đợi người cầm đầu hệ
thống ngân hàng trung ương của Việt Nam sẽ giải trình những việc đó trước Ủy
ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp chiều Thứ Ba 21.
Tôi e rằng đấy là một chỉ
dấu khó sai về khủng hoảng chính trị, chứ không chỉ là ngân hàng hay kinh
doanh.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Và đấy là lúc
bùng nổ vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, làm các thị trường đều bị rúng động!
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy và tôi e rằng đấy là một chỉ dấu khó sai
về khủng hoảng chính trị, chứ không chỉ là ngân hàng hay kinh doanh.
Trước hết, trong một quốc gia bình thường, nếu một cá nhân hoặc doanh nghiệp có
sai phạm về nghiệp vụ vì lý do kỹ thuật hay pháp lý thì cơ quan thanh tra giám
sát có thể mở cuộc điều tra. Nếu sai phạm về kỹ thuật, tức là không cố tình
nhưng có lầm lẫn thì cơ quan giám sát phải có biện pháp dân sự, thuộc về tội
hộ. Tức là có thể bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vì sự bất cẩn của mình. Nếu
là sai phạm về pháp lý, tức là cố tình gian lận để trục lợi bất chính, thì cơ
quan thanh tra phải yêu cầu nhà chức trách can thiệp và lập hồ sư truy tố kẻ
bất lương, chứ không phải bất cẩn, về tội hình. Nghĩa là không chỉ phải bồi
thường thiệt hại mà còn bị trừng phạt về tài chính và thủ phạm có thể bị án tù.
Việt Nam là một quốc gia bất thường vì luật lệ thiếu phân minh nên rất khó xác
định nguyên do của sai phạm là thuộc về dân sự hay hình sự. Ví dụ có thể thấy
ngay là trong lĩnh vực ngân hàng hay mớ bòng bong khó gỡ của những nghiệp vụ
đầu tư chòng chéo trong một chế độ kiểm soát lỏng lẻo, rất rộng mà cũng rất
nông.
Nhưng bất thường hơn vậy, Việt Nam là nơi mà việc kinh doanh đòi hỏi những quan
hệ thật ra là bất chính với giới chức có quyền. Người ta khó thành công, và trở
thành "đại gia" như bà con trong nước thường nói, nếu không có quan
hệ và trở thành vây cánh của những người quyền thế nhất ở trên cùng. Đó là
trường hợp của đương sự, người vừa mới bị bắt.
Cách xử lý của chính quyền
Nhân viên nhà máy thép
Thành Đô biểu tình trước Ngân hàng Thương mại HDBank ở Hà Nội vào ngày 14 Tháng
8 năm 2012. Ảnh minh họa. AFP photo
Vũ Hoàng: Theo những tin tức được cơ quan Cảnh sát Điều tra loan tải, ông
Nguyễn Đức Kiên bị bắt về tội kinh doanh trái phép và liên quan tới vi phạm tại
ba doanh nghiệp do ông ta làm chủ tịch, gồm có Công ty Cổ phần Đầu tư Thương
mại B&B, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn
Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chỉ nội một cáo trạng như vậy cũng đã cho thấy sự bất
thường. Ít khi nào có chuyện bắt giam một người về tội kinh doanh trái phép.
Biện pháp quyết liệt này cho thấy là có cái gì đó nghiêm trọng hơn nhiều.
Chuyện thứ hai là cách xử lý của nhà cầm quyền trong vụ bắt giam. Nó vẫn nhuốm
mùi hành xử của "xã hội đen" trong một xã hội chưa có ý thức về luật
pháp và một hệ thống cai trị không có trách nhiệm với quốc dân. Tôi xin được
giải thích.
Đáng lẽ, ngay sau khi tống giam đương sự, hãy cứ coi như một nghi can bị trọng
án, giới hữu trách phải lập tức và công khai tổ chức một cuộc họp báo. Ngồi ở
giữa là viên sĩ quan công an, hai bên là hai giới chức dân sự thuộc cơ quan
thanh tra hay giám sát. Một trong hai người phải là viên chức có thẩm quyền của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mục tiêu là để trình bày dù ngắn gọn những kết quả
của cuộc điều tra và thủ tục truy tố về những tội danh được minh định bởi viên
chức thanh tra. Nhưng quan trọng nhất là để công chúng biết được rằng những sai
phạm của đương sự, dù là một doanh gia về ngân hàng, không thuộc lĩnh vực ngân
hàng. Lý do là để thị trường khỏi hốt hoảng và dân chúng mất tiền oan khi suy
đoán rằng một đại gia ngân hàng đã rút ruột ngân hàng và tìm cách tẩu tán tài
sản nên mới bị bắt.
Trong một xã hội thiếu thông tin chính thức và minh bạch và báo chí không có tự
do thì thị trường thông tin là thị trường đen. Đó là nơi mà sản phẩm được phổ
biến chính là lời đồn. Khi dân tin vào lời đồn hơn là thông báo chính thức –
nhiều khi mâu thuẫn - thì niềm tin vào nhà nước không có và người đồn đãi không
có tội, nhưng rốt cuộc thì đa số thiếu thông tin mới là nạn nhân.
Vũ Hoàng: Ông cho rằng trong vụ án hình sự này, những lời đồn đãi hay bàn
tán của người dân cũng có tầm quan trọng?
Trong một xã hội thiếu
thông tin chính thức và minh bạch và báo chí không có tự do thì thị trường
thông tin là thị trường đen.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hiển
nhiên là có và đấy mới là vấn đề!
Trước hết, người ta có thể suy đoán không sai, rằng đương sự là người có quan
hệ vững chắc và rộng rãi với nhiều quan chức nên mới thành công rất nhanh như
vậy, để trở thành một trong những người giàu nhất nước. Thứ hai, đương sự là
người rất kín đáo trong các nghiệp vụ đầu tư của mình, hoặc của ai đó mà anh ta
đứng tên. Thứ ba, đương sự có lối chơi nổi của kẻ thích vẻ hào nhoáng bên ngoài
với xe hơi trị giá bạc triệu, nghĩa là chẳng sợ gây ra phản ứng đố kỵ ghen
ghét. Thứ tư, đương sự còn bước vào một lĩnh vực được quảng đại quần chúng quan
tâm là bóng đá và không ngại ngần gây hấn với tổ chức khác trong lĩnh vực này.
Ngần ấy sự việc khiến cho mọi người đều có thể kết luận rằng đương sự có gốc
lớn, được nhiều thế lực bảo trợ ở đằng sau. Đấy là lúc người ta kết hợp với các
tin đồn, rằng những thế lực đó là sĩ quan công an cao cấp, có người là thứ
trưởng, và trên cùng là ông Thủ tướng vốn dĩ được đánh giá là có mức liêm chính
dưới trung bình sau hàng loạt những vụ sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước
do Trung ương quản lý. Khi tổng hợp lại thì câu hỏi chính vẫn là động lực. Và
câu trả lời là việc đương sự khỏi cần ấn tín gì, như chủ tịch một tập đoàn kinh
doanh, mà vẫn thâu tóm khoảng 12 cơ sở kinh tế trong nhiều lĩnh vực, phân nửa
là các ngân hàng. Nghĩa là làm sao?
Người vừa mới bị bắt chỉ là một nhà đầu tư đại diện cho nhiều nhà đầu tư giấu
mặt ở bên trên. Với chế độ hiện hành, mỗi thế lực chính trị lại tỏa xuống dưới
thành hệ thống kinh doanh có khả năng vi phạm luật lệ mà không bị trách nhiệm
vì đã có trong túi những người có trách nhiệm thực thi luật pháp. Mọi sự chỉ vỡ
lở khi các thế lực chính trị ở trên xung đột với nhau nên tay chân ở dưới mới
bị sa lưới nếu không kịp thông báo để bỏ chạy, như trường hợp đã xảy ra. Rốt
cuộc thì vụ việc được trình bày như một nỗ lực giải trừ tham nhũng để kiện toàn
nhân sự, là khẩu hiệu đang được đảng tung ra sau màn phê bình và tự phê bình
vừa qua.
Hiện tượng tất yếu
Ông Nguyễn Đức Kiên phát
biểu tại một sự kiện bóng đá tại Hà Nội vào ngày 16 Tháng 2 năm 2012. AFP photo
Vũ Hoàng: Thưa ông, rồi đây sự thể sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta rất khó biết được sự thể trong khung cảnh không chỉ
là mờ ảo của một xứ lạc hậu mà còn mờ ám và đầy bạo lực vì là sự lạc hậu phát
sinh từ nạn độc tài.
Sau một sâu chuỗi những tai tiếng và phải nói là phạm pháp nghiêm trọng từ các
tập đoàn kinh tế nhà nước ra tới khu vực tôi gọi là "tư doanh nhập
nhằng" vì những thế lực chính trị và trung tâm lợi ích kinh tế ở đằng sau,
thì vụ "Bầu Kiên" như người ta gọi chỉ là một nối tiếp tất yếu. Hiện
tượng tham ô và khuất tất trên doanh trường còn lan vào chính trường khi một
đại gia kinh doanh và đảng viên làm nữ dân biểu lại bị truất bãi trong một hoàn
cảnh khó hiểu. Những vụ nổ liên tiếp này chỉ là mấy cầu chì bị cháy ở dưới đển
dòng điện khỏi lan lên trên và báo hiệu nhiều biện pháp trả đũa khác của thế
lực đang bị tấn công. Chúng ta có thể coi đây là những tranh chấp của các tổ
chức tội ác trong xã hội đen, không hơn không kém.
Vũ Hoàng: Ông có một kết luận khá bi quan về sự thể này, vì sao như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ đến một đảng Mafia có cái vẻ đa nguyên của nhiều
phe nhóm toàn là đại gia.
Dân chúng chưa thấy một nỗ
lực lớn lao của chính quyền để đưa kinh tế ra khỏi những khó khăn chồng chất
hiện nay.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khốn nỗi, và đây mới là
vấn đề gây ra sự ngán ngẩm cho mọi người, khốn nỗi người ta thanh lý môn hộ
hoặc thanh toán nhau như vậy mà dân chúng chưa thấy một nỗ lực lớn lao của
chính quyền để đưa kinh tế ra khỏi những khó khăn chồng chất hiện nay. Việc một
kẻ gian có thể sa lưới và lãnh án tù chỉ là một niềm an ủi nhỏ, trong khi bất ổn
kinh tế và khủng hoảng chính trị mới là vấn đề lớn lao gấp bội cho mọi người.
Khi lại nhìn trên toàn cảnh, ở bên cạnh xứ Trung Quốc cũng đang có những bài
toán nan giải bên trong vì tiến trình chuyển quyền đầy sóng gió của họ, người
ta thấy rằng Việt Nam lại lỡ một cơ hội cải cách hầu có thể xây dựng một nền
móng vững bền hơn cho việc bảo vệ quyền lợi của đất nước. Con thuyền đang lao
vào giông bão mà thuyền trưởng, tài công và thủy thủ đoàn đánh nhau để giành
lấy phao cứu hộ thì hành khách khó tìm ra lối thoát.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Courtesy nguyenxuandien
Quang cảnh buổi họp trong
hội trường.
Bộ Tài nguyên Môi trường hôm thứ Ba, 21 tháng 8 vừa có cuộc đối thoại với nông
dân huyện Văn Giang về vụ cưỡng chế cánh đồng 500 ha để xây dựng khu đô thị
sinh thái Ecopark.
Kết quả cuộc đối thoại quan trọng này là như thế nào và có thể thấy gì qua
cuộc đối thoại này? Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:
Trả lời vòng vo
Trong lúc vấn đề đất đai đang gây nhiều bức xúc trong dân chúng, buổi đối thoại
hôm thứ Ba giữa Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN-MT ) với nông dân
huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) thu hút sự chú ý của nông dân, chuyên gia và
các nhà hoạch định chính sách. Cuộc đối thoại diễn ra theo yêu cầu của nông dân
Văn Giang, kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ với sự có mặt của đại diện Bộ TN-MT,
VPLS Trần Vũ Hải, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, UBND tỉnh và huyện Hưng Yên
cùng cơ quan báo chí.
Buổi đối thoại diễn ra trong không khí căng thẳng và sôi nổi với nhiều chất vấn
dành cho Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển, xoay quanh nội dung 12 điểm trong kiến
nghị số 2 gởi ngày 20 tháng 6 năm 2012 đến Bộ Tài nguyên Môi trường nhằm tìm
hiểu tính minh bạch những vấn đề liên quan đến dự án tại Văn Giang và trách
nhiệm của Bộ Tài nguyên Môi trường. Báo chí trong nước cũng tường trình về buổi
đối thoại, với các phần trả lời của Thứ trưởng. Tuy nhiên, trao đổi với đài
RFA, một số nông dân từ ba xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan cho biết cách trả
lời của Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển còn “vòng vo”. Cùng ngày sau buổi đối
thoại, từ xã Phụng Công, một nông dân cho biết:
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên
Môi trường (giữa) và các đại diện Bộ TN-MT. Courtesy nguyenxuandien
Ông tìm cách vòng vo và
đầy quả bóng trách nhiệm sang Tỉnh nhưng chúng tôi cũng nói rằng “Ông chỉ cần
nhìn các quyết định cưỡng chế thì không theo pháp luật”. Nhưng cho dù có căn cứ
vào luật đất đai thì cũng không thể cưỡng chế vì Tỉnh chưa có quyết định thu
hồi đất đối với người dân. - LS Trần Vũ Hải
“Sau khi họp xong thì
người dân chưa thực sự thoải mái với cách trả lời của Thứ trưởng”.
LS Trần Vũ Hải, đại diện pháp lý cho bà con Văn Giang cho đài RFA biết ông ghi
nhận thiện chí của Bộ này vì đã đi sâu vào 12 điểm vấn đề nhưng Bộ cũng không
trả lời được “trên cơ sở pháp luật và điều quan trọng nhất là không có văn bản
trả lời”:
“Chúng tôi nhận xét rằng Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường tuy cũng có
thiện chí trả lời nhưng lại trả lời không đúng trọng tâm, thậm chí bản thân ông
cũng không hiểu nhiều vấn đề hoặc cũng có thể ông lẫn tránh.
Những người tham dự phiên đối thoại cho biết ông Ngọc Hiển đã “quanh co” khi
người dân yêu cầu được cung cấp hai tờ trình mà Bộ TN-MT tham mưu cho Thủ
tướng, cũng như khi được yêu cầu đưa ra văn bản quy hoạch sử dụng đất đai năm
2002. Thêm vào đó, LS Trần Vũ Hải cho biết Thứ trưởng đã “lúng túng” khi không
trả lời được vì sao Bộ TN-MT lại không tham mưu cho Chính phủ theo luật mà lại
tham mưu trực tiếp cho Thủ tướng. LS Trần Vũ Hải nói thêm:
“Còn nhiều vấn đề nữa, ví dụ chúng tôi nói là “Vấn đề cưỡng chế thu hồi đất
là đúng luật hay không?” thì ông trả lời vòng vo và nói là Tỉnh chịu trách
nhiệm vấn đề này.
“Ông tìm cách vòng vo và đầy quả bóng trách nhiệm sang Tỉnh nhưng chúng tôi
cũng nói rằng “Ông chỉ cần nhìn các quyết định cưỡng chế thì không theo pháp
luật”. Nhưng cho dù có căn cứ vào luật đất đai thì cũng không thể cưỡng chế vì
Tỉnh chưa có quyết định thu hồi đất đối với người dân. Họ vẫn còn sổ đỏ. Qua
tranh luận thì ông Thứ trưởng cũng phải công nhận là phải nghiên cứu thêm”.
Khoảng 100 bà con được vào
hội trường, và khoảng hơn 1 ngàn nông dân phải đứng bên ngoài. Courtesy
nguyenxuandien
Tiếp tục đấu tranh đến cùng
Có khoảng 100 bà con được vào hội trường, và khoảng hơn 1 ngàn nông dân đứng
bên ngoài, trong đó có cả nông dân từ các tỉnh khác. Cuộc đối thoại được xem là
bước đầu mở ra một hướng mới sau nhiều bế tắc của cuộc đấu tranh pháp lý kéo
dài 8 năm của những người có đất thuộc vùng qui hoạch cho dự án Ecopark. Mặc
khác, nó cũng đóng vai trò biểu tượng, mang tính tham khảo cho nông dân ở các
vùng khác có cùng hoàn cảnh.
Trước khi cuộc đối thoại này diễn ra, bà con Văn Giang đã từng có hai cuộc đối
thoại với đại diện Thanh tra Bộ nhưng chỉ duy nhất lần này mọi chuyện diễn ra
trong trật tự, bà con hạn chế được bức xúc và có luật sư đại diện. Nông dân
trên cho biết thêm:
Tất nhiên chúng tôi tiếp
tục đi đấu tranh đến cùng vì là nông dân thì phải sống dựa vào đất. Công nhân
phải có nhà máy, nông dân phải có ruộng, nếu không thì sống bằng gì? Tỉnh thu
hồi hơn 500 ha đất thì hơn 2 vạn nông dân chúng tôi sống bằng gì?
một nông dân
“Trong hai lần đối thoại
với Thanh tra Chính phủ trước thì họ cứ đưa qui luật này nọ, chúng tôi cũng đưa
ra luận điểm của mình nhưng không chặt chẽ như luật sư. Chúng tôi dù sao cũng
là nông dân, chỉ nói lên bức xúc và quyền lợi của mình”
“Nếu mà hôm nay không có luật sư Hải thì họ cứ đưa những luật như thế, áp
dụng như thế”.
Cuộc đối thoại có sự hiện diện của đại diện Văn phòng Chính phủ và tỉnh Hưng
Yên nhưng không trả lời những câu hỏi liên quan khi được nông dân yêu cầu với
lý do “chỉ đến quan sát”. Kết thúc cuộc đối thoại, Bộ TN-MT cho biết sẽ có văn
bản trả lời “trong thời gian sớm nhất”. Phía bà con cũng chưa giải tỏa hết bức
xúc trước giải trình của vị Thứ trưởng. LS Trần Vũ Hải cho biết sẽ tiếp tục yêu
cầu đối thoại với cấp cao hơn nếu Bộ này không giải đáp được thắc mắc của nông
dân:
“Nếu như thế thì chúng tôi sẽ tiếp tục trình lên Chính phủ, Quốc hội, Đảng
vì Nhà nước và Đảng nhận là bản vệ lợi ích của người nông dân nên họ phải giải
quyết cho nông dân. Nếu các vị không giải quyết thì chúng tôi sẽ đẩy dần lên”.
Về phía bà con nông dân Văn Giang vẫn giữ nguyên nguyện vọng là yêu cầu thu hẹp
dự án đối với những phần chưa cưỡng chế. Từ Xuân Quan, một nông dân cho biết:
“Tất nhiên chúng tôi tiếp tục đi đấu tranh đến cùng vì là nông dân thì phải
sống dựa vào đất. Công nhân phải có nhà máy, nông dân phải có ruộng, nếu không
thì sống bằng gì? Tỉnh thu hồi hơn 500 ha đất thì hơn 2 vạn nông dân chúng tôi
sống bằng gì?”
Xin được nhắc lại, cùng với vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, vụ cưỡng chế đất tại
Văn Giang đối với cánh đồng khổng lồ 500 ha thu hút sự quan tâm của dư luận
trong nhiều tháng. Sau đợt cưỡng chế lần hai đối với cánh đồng 72 ha vào tháng
Tư vừa qua, người dân nơi đây càng quyết tâm bám trụ với đất. Từ những nông dân
tay lấm chân bùn, họ đã tìm hiểu các khía cạnh luật pháp để tiếp tục đòi quyền
lợi của mình. Họ đã từng có đơn tố giác gởi Bộ Công an vì nghi ngờ tính pháp lý
quyết định liên quan đến dự án này được ký năm 2004 của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-08-22
AFP
Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị thượng đỉnh
G20 tại Mexico (06/19/2012)
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-08-22
Theo bài báo trong The Wall Street Journal (số hôm thứ Hai 08/13/12) với tựa đề
tạm hiểu “Đã đến lúc phải ít đối thoại dông dài với Trung Quốc”
Việc Hoa Kỳ lệ thuộc vào đối thoại với Trung Quốc - từ họp thượng đỉnh, đối
thoại thường niên về chiến lược và kinh tế cho tới trao đổi quân sự cấp cao –
đã không đi tới đâu, bởi vì đó chỉ là tiến trình đối thoại một chiều, không
thiết thực và có thể dẫn tới nhiều hiểu lầm. Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang,
GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc đại học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ,
trước hết nhận xét:
Đối thoại không kết quả
nhưng cần thiết
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không nghĩ đó là việc đối thoại một chiều. Trước
hết Mỹ không lệ thuộc vào kế hoạch đối thoại với TQ. Họ đối thoại chứ họ không
có kế hoạch đối thoại. Đối thoại trước hết không bắt buộc phải đưa đến kết quả,
mà là để tìm hiểu và cho nhau biết rõ lập trường và điều đòi hỏi của mình, ít
nhất để tránh hiểu lầm có thể đưa đến những tính toán sai lầm và những hậu quả
tai hại. Đó là lý do tại sao có những hội nghị thượng đỉnh, nhất là trong giai
đoạn chiến tranh lạnh, giữa Nga và Mỹ. Bây giờ, tình trạng căng thẳng giữa TQ
và Mỹ thì cần có những cuộc đối thoại như vậy.
Đối thoại trước hết không
bắt buộc phải đưa đến kết quả, mà là để tìm hiểu và cho nhau biết rõ lập trường
và điều đòi hỏi của mình, ít nhất để tránh hiểu lầm có thể đưa đến những tính
toán sai lầm và những hậu quả tai hại.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thanh Quang: Thưa giáo sư,
vẫn theo bài báo thì thực ra Bắc Kinh hiểu rõ Washington muốn nói gì nhưng cố
tình làm ngơ, không đáp ứng, mà nhất là hơn một thập niên đối thoại về quân sự
đã không ngăn chận được việc TQ không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng, hay
phát triển những phương tiện quân sự nhằm tấn công quân đội Mỹ. Giáo sư có ý
kiến gì về nhận xét này ?
Tàu USNS Impeccable của
Hoa Kỳ thăm dò đại dương, không trang bị vũ khí bị5 tàu Trung Quốc đến gần sát,
khiêu khích hôm Chủ nhật 8-3-2009. AFP
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nói là nhằm tấn công Mỹ là một nhận xét phiến diện, bởi
vì nhiều chiến lược gia TQ và các học giả của họ trong nhiều cuộc hội thảo gần
đây, nhất là trong tháng Sáu vừa qua đều cho rằng nếu TQ đánh nhau với Mỹ lúc
này là chỉ rước lấy cái thua thôi.
Còn về việc TQ tăng cường ngân sách quốc phòng thì là một cường quốc đang
lên, họ tăng ngân sách quốc phòng là điều tự nhiên rồi.
Chuyện này Mỹ đã biết từ lâu, từ khi ông Đặng Tiểu Bình nói là TQ cần có 4
hiện đại, nhưng vì lúc ấy đang cần hiện đại kinh tế cho nên quân sự phải chậm
lại. Rồi đến thời ông Giang Trạch Dân, kinh tế TQ phát triển thì họ phát triển
quân sự, điều này là tự nhiên rồi. Còn khả năng hiện tại của TQ hiện nay thì
chỉ có tính cách khu vực. TQ muốn là nước độc tôn ở Á Châu. Họ tăng cường ngân
sách quốc phòng là để đe doạ những nước nhỏ và kiềm chế sự can thiệp của Mỹ, mà
tốt nhất là họ muốn tạo một thế lực khiến cho Mỹ ngại không muốn can thiệp vì
sợ tốn kém. Đó là chính sách của Bắc Kinh.
Hoa Kỳ không “ngây thơ”
Thanh Quang: Thưa giáo sư, vẫn theo bài báo, thì phe chủ trương đối thoại
Mỹ-Trung rao giảng rằng nhu cầu đối thoại là thiết thực, mang lại kết quả “có
qua có lại” với TQ. Nhưng thực ra, bài báo cho đó là không thực tế. Và Bắc Kinh
hiểu rất rõ như vậy nên biến những cuộc đối thoại Mỹ-Trung thành “cứu cánh”,
chứ không phải “phương tiện” để hai nước thông hiểu nhau hơn. Qua kiểu đối
thoại như vậy, vẫn theo bài báo, Bắc Kinh đưa Mỹ vào tình thế cứ tiếp tục vòng
đối thoại kế tiếp, chứ không thực sự giúp giải quyết vấn đề. Nhận xét của giáo
sư như thế nào ?
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào (phải) thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp tại Đại
lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, hôm 25/05/2010.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết là đối thoại không phải hoàn toàn không có
kết quả. Thí dụ sau vụ EP3 - máy bay do thám của Mỹ (va chạm với chiến đấu cơ
của TQ), hay vụ tàu Impeccable của Mỹ ( bị tàu TQ quấy rối)…thì phía Mỹ đã nói
rõ với TQ rằng họ không chấp nhận điều này, thì từ đó tới nay không xảy ra
những chuyện tương tự như vậy nữa. Vậy thì nó có mang lại kết quả chứ không
phải không.
Còn trong trường hợp không có kết quả là bởi những quyền lợi quốc gia khác
nhau, nên chính sách khác nhau. Chẳng hạn như trường hợp Syria và Iran, vấn đề
không đi đến đồng thuận được. Ngay ở Á Châu thì quyền lợi hai bên cũng khác, mà
nhiều khi còn đối chọi nữa. Vì thế cho nên chính sách của TQ là họ muốn ru ngủ
Mỹ với chính sách khi thì rắn, khi thì mềm, nhất là Bắc Kinh tìm cách kích động
đến tâm trạng ngại chiến tranh, ngại trở lại tình trạng chiến tranh lạnh của
một số học giả và chiến lược gia Mỹ, đặc biệt là những người muốn tăng cường
mối quan hệ kinh tế với TQ để hưởng lợi cho mình.
Số người rao giảng điều này(đối thoại Mỹ-Trung) thì có, mà rõ rệt nhất là
nhóm của ông Kissinger. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ thì họ nói như vậy nhưng bản chất
ngoại giao là luôn luôn muốn điều đình. Họ có thực sự thực hiện như vậy không
thì mình không biết. Nhưng không phải mọi người đều lạc quan và tin tưởng như
vậy. Việc đạt được mục tiêu bằng phương tiện hoà bình thì tốt hơn là bằng võ
lực.
Chuyện tái phối trí lực lượng của Mỹ về Á Châu là một mặt vừa để hỗ trợ,
đồng thời mặt khác là để chuẩn bị cho trường hợp thương thuyết không xong mà Mỹ
phải áp dụng chính sách vây chặn TQ, phải trở lại tình trạng chiến tranh lạnh.
Như vậy không phải người Mỹ “ngây thơ”, mà họ đã chuẩn bị điều đó.
Chuyện tái phối trí lực
lượng của Mỹ về Á Châu là một mặt vừa để hỗ trợ, đồng thời mặt khác là để chuẩn
bị cho trường hợp thương thuyết không xong mà Mỹ phải áp dụng chính sách vây
chặn TQ, phải trở lại tình trạng chiến tranh lạnh. Như vậy không phải người Mỹ
“ngây thơ”, mà họ đã chuẩn bị điều đó
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe
đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ
biến hôm 15 tháng 12, 2011. AFP
Thanh Quang: Theo đề nghị của bài báo vừa nói thì vị tân Tổng thống Hoa Kỳ sắp
tới, dù thuộc Dân Chủ hay Cộng Hoà, cần phải loại bỏ cách đối thoại Mỹ-Trung
như lâu nay, mà phải cho phía TQ biết rằng giới lãnh đạo Mỹ có đàm phán với
phía Bắc Kinh là vì những vấn đề quan trọng thực sự, chứ không phải hai bên gặp
nhau để…chụp hình chung. Và sự ổn định Á Châu có thể được dài lâu nếu TQ hiểu rằng
Hoa Kỳ không bị đánh lạc hướng vì kiểu đối thoại thường niên một chiều như lâu
nay. Giáo sư có ý kiến gì về nhận xét như vậy ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết, tôi không nghĩ chính quyền Mỹ bị đánh lạc
hướng vì đối thoại đó. Còn về việc đối thoại, thì điều quan trọng không phải là
đối thoại hay không đối thoại, mà điều quan trọng là biết mình muốn gì và có
thể đạt được gì qua đối thoại.
Nhiều khi cũng vì áp lực nội bộ, như bị phe đối lập chỉ trích là cứng rắn và
diều hâu khiến bất lợi cho Mỹ, thì đây cũng là yếu tố khiến cho chính quyền Mỹ
phải tỏ ra mình cũng sẵn sàng thương thuyết, chứ không phải chỉ nhắm mắt đi đến
chiến tranh như trường hợp Iraq. Ngày xưa khi ông Ronald Reagan trong nhiệm kỳ
tổng thống đầu tiên, ông tuyên bố đế quốc Liên Xô là “evil empire”. Thế mà sau
đó, đến nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai, ông cũng đã thảo luận với Nga Xô rồi.
Vậy thì vấn đề không phải đối thoại hay không đối thoại. Mà vấn đề là đối thoại
đạt được những gì, mình muốn gì và có thể đạt được gì qua đối thoại.
Thanh Quang: Cảm ơn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.
Source nld-online
Công an bao vây khu du
lịch sinh thái Đá Bia hôm 05.02.2012.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-08-22
Vụ việc Trung tâm Du lịch sinh thái Núi Đá Bia ở tỉnh Phú Yên hồi tháng 2 bị cơ
quan công an cho là cơ sở tiến hành âm mưu lật đổ chính quyền đến nay đã gần
bảy tháng.
Cơ quan chức năng và truyền thông trong nước suốt thời gian qua không có thêm
thông tin gì về vụ việc, trong khi đó những người trong cuộc cho rằng họ hoàn
toàn bị oan.
Gia Minh trình bày trong phần sau.
Phản động?
Hồi ngày 6 tháng 2 vừa qua, giám đốc công an tỉnh Phú Yên, thiếu tướng Phạm Văn
Hóa chủ trì cuộc họp báo được các cơ quan truyền thông trong nước đồng loạt đưa
tin cho biết vừa bước đầu phá được một vụ án ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.
Thông tin từ phía cơ quan chức năng đưa ra khiến nhiều người vô cùng bất ngờ vì
họ không dám nghĩ rằng tại một cơ sở du lịch sinh thái đẹp đẽ nằm ngay trên
quốc lộ 1A, chỉ cách thành phố Tuy Hòa 30 kilomet lại có thể là một trung tâm
đầu não của một tổ chức bị gọi là ‘phản động’ nguy hiểm đến thế.
Theo thông báo từ vị giám đốc Công an tỉnh Phú Yên thì đối tượng đầu não là ông
Trần Công, có tên khai sinh là Phạm Văn Thu bị bắt cùng hơn hai chục người
khác. Mạng lưới của ông này hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước
với hơn 300 đối tượng, trong đó có cả Việt Kiều. Tổ chức này mang tên ‘Hội đồng
Công Luật Công Án Bia Sơn’, mà tiền thân là tổ chức ‘Ân Đàn Đại Đạo’.
Ông Phan Văn Thu, tức Trần
Công, sáng lập viên của “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn”. cand.com
Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên cũng nói rõ về nhân thân của ông Trần Công/Phạm
Văn Thu sinh năm 1948, quê quán xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Theo
thông tin của công an, ông này thành lập Ân Đàn Đại đạo hồi năm 1975. Ông bị đi
học tập cải tạo ngay trong năm 75, rồi trốn trại năm sau đó, đến năm 1978 bị
bắt lại. Năm 1983 ông được ra trại.
Sau cuộc họp báo hồi ngày 6 tháng 2 thông báo về việc phá án bước đầu, đến ngày
24 tháng 7, cơ quan điều tra ra kết luận về vụ án. Ông Nguyễn Thái Bình, một
trong 22 bị can của vụ án, nay được tại ngoại cho biết về bản kết luận điều tra
mà bản thân ông nhận được như sau:
Kết luận điều tra không
đúng những lời mà chúng tôi khai, mà chỉ là những điều không đúng logic cho
chúng tôi.
Ông Nguyễn Thái Bình
Bản kết luận điều tra bản
thân tôi đã nắm. Kết luận điều tra ngày 24 tháng 7 năm 2012 nói Thầy chúng tôi
mưu mô, xảo quyệt đưa xe đi ra hướng bắc nhằm đánh lạc hướng của cơ quan điều
tra, nhưng cuối cùng vẫn bị tóm gọn. Nhưng sự thật đâu phải như vậy. Cơ quan
điều tra biết chúng tôi đi như vậy nhưng không nói thật cho chúng tôi.
Kết luận điều tra không đúng những lời mà chúng tôi khai, mà chỉ là những điều
không đúng logic cho chúng tôi.
Một trong những căn cứ cho cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền của nhóm Hội Đồng
Công Luật Bia Án Bia Sơn là cơ quan chức năng thu được tại khu du lịch sinh
thái Đá Bia 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 2 máy tính xách tay, 1 máy ảnh, 1
máy quay phim, và số tiền mặt trên 12 ngàn đô la Mỹ, 190 triệu đồng Việt Nam.
Bà Võ Thị Thanh Thúy, vợ của ông Trần Công/Phạm Văn Thu lập luận bác bỏ cáo
buộc đó như sau:
Không phải vũ khí mà đó là chất nổ để nổ đá làm tất cả các công trình. Tại khu
ở Đông Hòa, mọi người làm trong nghề đá đều có chất nổ đá cả. Nếu không dùng
thì làm sao có thể nổ đá, cưa đá ra để làm. Khi nổ có xin phép chứ không phải
không xin phép đâu.
Tu để học cách làm người
Như đã nêu, thông báo của cơ quan chức năng Việt Nam nói ông Trần Công/Phạm Văn
Thu thành lập Ân Đàn Đại Đạo hồi năm 1975; tuy nhiên theo ông Nguyễn Thái Bình
thì nhóm này được thành lập từ năm 1968. Bộ kinh của Ân Đàn Đại Đạo là Cửu Kinh
Minh Triết. Nhóm đã công khai trên mạng Internet cho mọi người đều có thể tham
khảo.
Bản thân ông Nguyễn Thái Bình cho biết về bản thân và ý kiến bị qui ‘phản
động’:
Bản thân tôi là một đảng viên, một quân nhân xuất ngũ. Tôi đâu có điên dại gì
mà đi lật đổ chính quyền quê hương đất nước mình.
Bà Võ Thị Thanh Thúy cho biết lý do mà nhóm không đăng ký tôn giáo theo yêu cầu
của Nhà nước:
Ông Phan Văn Thu (có dấu
x) chụp chung với các người trong đạo tại Phú Yên năm 1969.RFA file
Các ban ngành, địa phương, tỉnh đều ký. Chúng tôi được sự đồng ý của họ để làm
khu du lịch sinh thái. Chúng tôi không làm gì sai trái pháp luật hết. Theo ý họ
sai trái pháp luật ở đây là ‘tu đạo’ tại sao không đi đăng lý phát luật. Nhưng
mình đã biết từ năm 75 khi về họ giải tán rồi, thì đăng ký làm gì họ cho.
Ông Nguyễn Thái Bình trình bày tiếp việc không đăng ký thực hành tôn giáo, và
hoạt động xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia dưới pháp nhân ‘Công ty du
lịch sinh thái Hoàng Long’:
Oan ức một lần rồi, mà xin một lần nữa không biết có cho hay không hay lại giải
tán chúng tôi? Chúng tôi ầm thầm làm đẹp cho quê hương – đất nước, thứ hai nữa
là tu để học cách làm người, làm điều thiện. Chứ ngoài ra không có gì hết.
Ước muốn sự thật được làm rõ
Sau khi có kết luận điều tra của cơ quan chức năng đưa ra hồi ngày 24 tháng 7,
những người tham gia Ân Đàn Đại Đạo có đơn xin minh xét gửi cho chủ tịch nước,
thủ tướng, bộ trưởng Bộ Công An cũng như các cơ quan chức năng tại tỉnh Phú
Yên. Họ cho biết tất cả những thông tin mà công an tỉnh Phú Yên đưa ra là không
đúng sự thật. Họ mong muốn cơ quan chức năng tiến hành điều tra và công bố đúng
sự thật mà họ điều tra được.
Tu để ‘chính bắc, chính
bị’,họ sửa lại thành ‘chính trị’. Bây giờ chẳng biết làm sao. Họ nói một, mình
nói hai không được, nhưng mình nói một họ nói hai được. Biết làm sao?
Bà Võ Thị Thanh Thúy
Bà Võ Thị Thanh Thúy, vợ
ông Trần Công/Phạm Văn Thu hồi ngày 21 tháng 8 cho biết tình trạng nan giải
hiện nay như sau:
Tu để ‘chính bắc, chính bị’,họ sửa lại thành ‘chính trị’. Bây giờ chẳng biết
làm sao. Họ nói một, mình nói hai không được, nhưng mình nói một họ nói hai
được. Biết làm sao?
Tâm nguyện đó cũng được ông Nguyễn Thái Bình chia xẻ:
Đó là nổi oan mà chúng tôi rất muốn được minh oan. Khi minh oan xong rồi, chúng
tôi rất mong được muốn trả lại công ty. Và cơ quan công an, chính quyền tỉnh
Phú Yên, công an điều tra nói ra sự thật chúng tôi có ‘âm mưu lật đổ chính
quyền’ hay không; và trả Thầy chúng tôi, những người tạm giam ra. Trả lại công
ty chúng tôi làm việc tại đó, để rồi làm đẹp cho quê hương đất nước của mình.
Làm đẹp khu công trình đó lên như bộ mặt sáng của tỉnh Phú Yên. Ngoài ra chúng
tôi không mong muốn gì khác.
Vừa qua, chúng tôi nhiều lần gọi điện đến cho ông Phạm Văn Hóa, giám đốc Công
an tỉnh Phú Yên để hỏi thông tin về vụ án Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn,
thế nhưng ông này đều tránh bằng cách cúp máy hay không bắt máy.
Trong đơn kêu gọi chính quyền minh xét cho trường hợp của Hội Đồng Công Luật
Công án Bia Sơn, những người ký tên nhắc lại họ chỉ là một tổ chức tôn giáo
thuần túy. Họ lấy giáo lý của Đạo Phật để chuyển hóa thân tâm với mục đích góp
phần ổn định gia đình, xã hội an lành, hạnh phúc.
Ông Nguyễn Đức Kiên cho
tới trước khi bị bắt vài tiếng còn trả lời phỏng vấn báo đài
Trong một động thái
bất ngờ, báo Thanh Niên đăngBấm
bố cáo bác bỏ cáo buộc tờ báo này cùng một số phương tiện
truyền thông khác đã đăng bài 'PR' cho ông Nguyễn Đức Kiên, còn được
biết với cái tên Bầu Kiên.
Bố cáo đăng cuối giờ trưa thứ Tư 22/8 trên Thanh Niên ấn bản điện tử
ghi: "Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả
Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết 'nhằm tô son, trát phấn' cho các ông Trầm
Bê và Bầu Kiên".
"Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến
Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt."
"Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài
viết nào về các nhân vật được đề cập."
Nội dung thông báo ngắn gọn nhưng lập tức thu hút chú ý của độc giả
vì nó liên quan tới vụ bắt giữ chấn động dư luận mấy ngày nay.
Đồng thời, người ta không khỏi đặt ra các câu hỏi, như "một số
trang mạng" đăng cáo buộc trên là trang mạng nào; và tại sao lại
xuất hiện tên một 'đại gia' khác - ông Trầm Bê, bên cạnh ông Bầu
Kiên...
Trên một vài trang mạng tạm được gọi là 'lề trái', tức đăng không tin
không chính thống, điển hình là blog Bấm
Quan làm báo bị chặn tường lửa ở Việt Nam, vừa rồi có bài viết
cáo buộc một cựu tổng biên tập của báo Thanh Niên làm cố vấn cho ông
Nguyễn Đức Kiên và báo này cùng một chục tờ báo khác tham gia 'đợt
PR' cho Bầu Kiên.
Trước khi ông Kiên bị bắt chiều thứ Hai 20/8, với tư cách Phó chủ tịch
HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) và Chủ tịch CLB Bóng
đá Hà Nội ACB, ông còn trả lời phỏng vấn một số báo về các vấn
đề phát triển bóng đá Việt Nam, đặc biệt là trong V-League.
Một số báo đã đăng phỏng vấn này, nhưng đã gỡ bỏ đường link tới
bài tiếp khi có thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Dường như, sau việc nhiều ngân hàng bác bỏ liên quan với Bầu Kiên, một
số phương tiện thông tin đại chúng cũng tìm cách tách biệt khỏi nhân
vật từng được cho là có thế lực nhất nhì lĩnh vực tài chính-ngân
hàng trong nước.
Báo điện tử VnEconomy, mà năm ngoái đăng bài nói về ông Nguyễn Đức
Kiên như một trong các "Doanh nhân của năm" cũng đã dỡ bỏ bài
báo đó xuống.
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết ông Đỗ Minh Toàn, Phó
tổng giám đốc thường trực, được Hội đồng quản trị ủy quyền điều hành ngân hàng
thay Tổng giám đốc Lý Xuân Hải.
Ông Hải được nói là vẫn đang trong quá trình hợp tác với cơ quan điều tra sau
khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Trầm Bê là ai?
Hiện mới chỉ có Thanh
Niên đưa ra phản hồi đối với cáo buộc đăng trên các website không chính
thống nhưng lại nhiều người truy cập.
Ông Trầm Bê được nhắc
tới trong bố cáo của báo Thanh Niên
Cư dân mạng đang đổ đi tìm kiếm thêm thông tin về nhân vật Trầm Bê,
người được nhắc tới bên cạnh ông Nguyễn Đức Kiên.
Thông tin chính thức cho hay ông Trầm Bê, sinh năm 1959, hiện là Phó Chủ
tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank);
Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI); Phó Chủ tịch
HĐQT Công ty Cổ phẩn Thương mại vàng bạc đá quý Phương Nam và Chủ tịch HĐQT
Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An (TrieuAnHospital).
Trước khi nhậm chức tại Sacombank, ông đã phải từ chức Phó Chủ tịch
HĐQT Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), nhưng vị trí thành viên HĐQT ngân
hàng này nay thuộc về con trai của ông.
Ông Trầm Bê được cho là 'đại gia trong lĩnh vực ngân hàng và bất động
sản', với lượng cổ phiếu mà ông và ba người con nắm trong tay ước
tính có giá trị tới 1.700 tỷ đồng.
Với hai con trai Trầm Trọng Ngân và Trầm Khải Hòa, con gái Trầm Thuyết Kiều,
gia đình Trầm Bê dễ dàng nằm trong danh sách 10 gia đình giàu nhất
thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phiên toà xét xử bà Cốc Khai Lai 20/08/2012 (REUTERS
/CCTV)
Trái với mong muốn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bản
án tử hình treo ban hành đối với bà Cốc Khai Lai hôm 20/08/2012 vẫn không khép
lại được vụ tai tiếng liên quan đến ông Bạc Hy Lai, chồng của bị cáo, đã gây
chấn động trong thời gian qua. Theo ghi nhận của AFP, mối quan tâm của dư luận
hiện giờ đã chuyển sang trường hợp của chính ông Bạc Hy Lai, được cho là một
mối đau đầu cho Bắc Kinh.
Cựu Bí thư Trùng Khánh, một thành phố khổng lồ với khoảng 33 triệu dân, đã bị
biệt giam từ tháng 3 năm 2012 đến nay sau khi bị buộc tội « vi phạm kỷ luật
đảng ». Vấn đề là người dân Trung Quốc lại rất muốn biết là ông đã phạm phải
những tội cụ thể nào.
Bà Cốc Khai Lai, vợ của ông, đã bị kết án về tội sát hại doanh nhân người Anh
Neil Heywood, bạn thân của gia đình họ trước lúc xẩy ra mâu thuẫn về tài chánh.
Bà đã nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm trong vụ sát nhân này, nhưng dư luận Trung
Quốc vẫn tự hỏi là ông Bạc Hy Lai có can dự vào tội ác đó hay không, và nếu có
thì đến mức độ nào.
Theo hãng AFP, trên đây chỉ là một ví dụ trong số biết bao câu hỏi vẫn nở rộ
trên mạng internet tại Trung Quốc, chẳng hạn như : Phải chăng Bạc Hy Lai đã sử
dụng doanh nhân người Anh Heywood để chuyển những món tiền lớn ra khỏi Trung
Quốc ? Phải chăng là Bạc Hy Lai đã thiết lập tại lãnh địa Trùng Khánh của ông
cả một hệ thống áp bức và tham nhũng ? Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản
Trung Quốc biết gì về các hành vi của nhân vật này ?
Vì đó là những câu hỏi không có câu trả lời, cho nên đã làm dấy lên những cuộc
tranh cãi sôi nổi, cho thấy là người dân vẫn hết sức quan tâm đến vụ này. Theo
AFP, cũng chính vì thế mà Chính quyền Trung Quốc hiện chưa thể đóng lại vụ án
Bạc Hy Lai như họ mong muốn.
Theo ông Lý Thành, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Viện nghiên cứu
Brookings Institution ởWashington : « Câu chuyện này chưa thể kết thúc, bởi vì
người ta vẫn đang chờ đợi xem số phận của Bạc Hy Lai sẽ ra sao, và đây đích
thực là một điểm rất quan trọng vào lúc Đại hội đảng đang gần kề ».
Theo dự kiến, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp đại hội vào tháng 10 tới đây và
sẽ chỉ định một tầng lớp lãnh đạo mới. Trước thềm đại hội, giới lãnh đạo Trung
Quốc luôn mong muốn phô trương một bộ mặt đoàn kết nhất trí. Thế nhưng vụ cách
chức Bạc Hy Lai, « ngôi sao đang lên » trong đảng vừa qua, đã có tác dụng như
là một quả bom, bộc lộ cường độ gay gắt của cuộc đấu tranh giành các vị trí chủ
chốt.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng vụ Bạc Hy Lai bị thất sủng đồng nghĩa với việc
phe tân bảo thủ theo chủ nghĩa Mao bị cánh « tự do » và « cải tổ » thuộc Đoàn
Thanh niên của đương kim chủ tịch Hồ Cẩm Đào đẩy lùi.
Theo ông Lý Thành, « Thiệt hại do vụ tai tiếng Bạc Hy Lai gây ra đã rất nghiêm
trọng, do đó, xử lý vụ này đã thực sự trở thành một vấn đề quản lý khủng hoảng
». Trong viễn cảnh đó, có thể là ông Bạc Hy Lai sẽ không bị đưa ra trước một
phiên tòa hình sự, vì việc đó sẽ khiến cho hình ảnh đảng Cộng sản Trung Quốc bị
tổn thương nặng nề hơn. Và ngay cả khi không thể không đưa nhân vật này ra xét
xử, thì các tội danh cũng sẽ chỉ giới hạn trong các mưu toan che đậy vụ sát
nhân mà vợ ông là thủ phạm mà thôi.
Chuyên gia Joseph Fewsmith thuộc Đại học Boston ở Hoa Kỳ giải thích : « Điều
này sẽ khiến công chúng bớt quan tâm đến vụ việc, mà đó dường như là một mục
tiêu quan trọng của đảng ». Thế nhưng, khi làm như vậy, giới lãnh đạo sẽ phải giải
thích với công chúng, và đó là cách thức duy nhất để họ khép lại vụ việc và
chuyển sang chuyện khác ».
Trong bài tường thuật dài về phiên xử bà Cốc Khai Lai, Tân Hoa Xã không hề đề
cập đến ông Bạc Hy Lai. Một số nhà quan sát xem đấy là dấu hiệu cho thấy là chế
độ Bắc Kinh không muốn lôi ông Bạc Hy Lai vào vụ này.
Trọng Nghĩa RFI
Điểm Tin Thứ Năm 23.08.12
ĐÈN CÙ NGÂN HÀNG (Bùi Văn Bồng) - Hát với nhau:
“Khen ai khéo kết (ối a) cái đèn cù. Đèn cù..đèn cù…là đèn cù…Đồng tiền như là
con ngựa giấy. Tít mù nó lại vòng quanh. Vòng quanh đánh quả tù mù. Tù mù cái
lãi suất vòng quanh…Vơ nhanh…vơ nhanh…”
Thăng trầm quan hệ Việt – Trung (VNN) - Tuần Việt Nam
giới thiệu phần 2 cuộc trò chuyện giữa nhà báo Thu Hà và GS Trần Văn Thọ, ĐH
Waseda, Nhật Bản về đối thoại trí thức Việt – Trung mới diễn ra tại Nhật.
Hội
chứng “sợ truyền thông” ở Trung Quốc (TT) - “Đây không chỉ là một vụ hiếm hoi
ở Trung Quốc, đến mức một nhà báo từng chua xót nhận xét: ‘Đánh nhà báo đã trở
thành chuyện xảy ra như cơm bữa. Thậm chí chuyện này còn chẳng đáng để đưa
tin’. Vào tháng 5-2012, một phóng viên của nhật báo Nam Phương đã bị đánh đập
dã man khi đang làm phóng sự về việc chiếm đất của dân xây biệt thự tại tỉnh
Quảng Đông”
Hãy trả tự do cho Đoàn Văn Vươn ! (Nguyễn Thông) - “Tại sao người ta
không muốn nhanh chóng lấy lại lòng tin đang cạn dần trong nhân dân bằng cách
sớm hoàn tất điều tra, sớm đưa ra xét xử anh em Vươn, Quý một cách công bằng,
thuận công lý… Nay sau 7 tháng 17 ngày u ám của những con người đang chưa biết
ngày nào được giáp mặt thần công lý đó, thấy gần như dư luận đang lãng quên bi
kịch của họ, tôi chỉ biết thốt lên rằng: Hãy trả tự do cho Đoàn Văn Vươn, Đoàn
Văn Quý!”
Thống đốc và lý thuyết tiệm cầm đồ (Đào Tuấn) - Lý thuyết tiệm
cầm đồ sẽ đúng, nếu như không có những con nợ gắn mác “vina” bởi thứ tài sản mà
chúngđem “cầm cố” tại ngân hàng thì hoặc là nguồn lực công, thực ra cũng là của
nhân dân, hoặc là những con tàu lên lão, hoặc tệ hơn, những chiếc ụ tàu đồng
nát.
Bầu Kiên bị bắt, rồi sao nữa? (SGTT) - Việc ông Nguyễn
Đức Kiên, người thường được gọi là bầu Kiên bị bắt thật sự không chỉ gây xôn
xao dư luận vào sáng qua 21.8, mà còn khiến giới thể thao choáng váng. Người ta
chợt nhận ra, bầu Kiên đã liên quan quá nhiều với nền bóng đá Việt Nam.
Nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật? (SGTT) - Trước vụ các nhà
hoạt động Nhật Bản đến một đảo đá thuộc quần đảo Senkaku để cắm cờ, tờ báo theo
tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc là Thời báo Hoàn Cầu đe dọa sẽ
sử dụng vũ lực để phản kháng Nhật Bản
Trung Quốc “dùng dân quân gây rối trên biển” (NLĐ) - Hãng tin Kyodo
(Nhật Bản) dẫn một tài liệu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho
biết Bắc Kinh đã sử dụng dân quân để tiến hành các cuộc tấn công mạng và gây
hấn trên biển.
Tàu 100 triệu thổi giá thành 130 tỷ (Tien phong) - Những chuyện
tương tự như thế này nếu chịu khó khui ra bảo đảm chiếm 70% các giao dịch
thương mại! Tham nhũng là quốc nạn là vì thế
“Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng? (BM) - “Năng lực không
thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát
hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong
đội ngũ cán bộ?”. Tại sao lại phải hỏi những câu hỏi mà ai cũng biết chỉ một
nhóm người không biết? Đúng là biết rồi khổ quá nói mãi!
ĐỪNG NÉM TIỀN CỦA DÂN VÀO NỢ XẤU! (Bùi Văn Bồng) - Những thông tin
trên đang đặt ra nhiều lo ngại rằng, với hơn 48.700 doanh nghiệp giải thể hoặc
ngừng hoạt động từ đầu năm đến nay, sẽ còn bao nhiêu vụ phá sản, vỡ nợ tương
tự, tác động xấu đến hoạt động của các ngân hàng thương mại?
Thủ
tướng Pháp công bố một loạt các biện pháp kinh tế mới (RFI) - Ngày hôm nay,
22/08/2012, theo AFP, sau kỳ nghỉ hè, thủ tướng Pháp vừa công bố một loạt các
biện pháp kinh tế mới, đặc biệt là các biện pháp nhằm giảm giá xăng và tăng mức
trần của sổ tiết kiệm A và sổ tiết kiệm đầu tư cho phát triển bền vững (LPP).
Tầu
ngầm Nga tại Việt Nam (RFI) - Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm lớp
Kilo đầu tiên trong năm 2012. Trên tạp chí của Học viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI),
ngày 21/08/2012, giáo sư Carlyle A. Thayer có bài phân tích hiệu quả của hạm
đội tàu ngầm trong việc bảo vệ biển đảo của Việt Nam.
Cổ
phiếu Việt Nam tiếp tục rớt giá sau vụ "bầu" Kiên bị bắt (RFI) - Sau cơn điêu đứng
chưa từng thấy hôm qua, sau khi thông tin về việc bắt giữ doanh nhân Nguyễn Đức
Kiên được tung ra, hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn vẫn tiếp tục
rớt giá vào hôm nay, 22/08/2012. Cổ phiếu các ngân hàng đặc biệt giảm mạnh, hệ
quả của sự kiện ông Kiên là một trong những nhân vật quan trọng trong ngành
ngân hàng, đồng thời là một trong các sáng lập viên của ACB (Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Á châu) hiện được xem là ngân hàng cổ phần mạnh nhất Việt Nam.
Bắc
Kinh thất bại trong ý đồ khép lại vụ án Bạc Hy Lai (RFI) - Trái với mong
muốn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bản án tử hình treo ban hành đối với bà Cốc
Khai Lai hôm 20/08/2012 vẫn không khép lại được vụ tai tiếng liên quan đến ông
Bạc Hy Lai, chồng của bị cáo, đã gây chấn động trong thời gian qua. Theo ghi
nhận của AFP, mối quan tâm của dư luận hiện giờ đã chuyển sang trường hợp của
chính ông Bạc Hy Lai, được cho là một mối đau đầu cho Bắc Kinh.
Băng
Bắc Cực tan nhanh ở mức kỷ lục (RFI) - Hiện nay, băng ở Bắc Cực đang tan nhanh
với tốc độ gây ngạc nhiên và diện tích băng ở đây có thể giảm xuống đến mức
thấp nhất chỉ trong vài tuần.
Cuba
kết án tù 12 quan chức vì tội tham nhũng (RFI) - Hãng tin AFP đưa
tin, hôm qua 21/8/2012, chính quyền Cuba đã tuyên án từ 4 đến 12 năm tù giam
đối với 12 quan chức trong ngành công nghiệp niken của nước này vì tội tham
nhũng. Đây là kết quả của một chiến dịch bài trừ tham nhũng được tiến hành từ
nhiều năm qua.
Châu
Âu cảnh báo Bắc Kinh về các biện pháp bảo hộ rượu vang (RFI) - Hôm nay,
22/08/2012, Phòng Thương mại của Châu Âu tại Trung Quốc chỉ trích Bắc Kinh về
các biện pháp « bảo hộ » đối với thị trường rượu vang, sau khi một hiệp hội
rượu của Trung Quốc yêu cầu chính phủ có biện pháp chống Châu Âu trợ giá rượu
xuất khẩu, để bảo vệ các nhà sản xuất địa phương.
Syria
: Pháp kiên quyết đòi tổng thống al-Assad phải ra đi (RFI) - Trở về sau kỳ
nghỉ hè, hôm qua 21/08/2012 tại Paris, tổng thống Pháp Francois Hollande đã
tiếp phái đoàn Hội đồng Quốc gia Syria. Nhân dịp này, tổng thống Pháp đã đề cập
đến thời kỳ hậu Bachar al-Assad cùng với việc chuẩn bị thành lập một chính phủ
mới của Syria.
Hàn
Quốc chấp nhận quy chế tỵ nạn cho một phụ nữ Trung Quốc (RFI) - Hôm nay
22/08/2012, theo AFP, một tòa án Hàn Quốc tuyên bố sẽ dành quy chế tỵ nạn cho
bà Lee, một phụ nữ Trung Quốc, thuộc dân tộc Triều Tiên, là người đã từng giúp
đỡ nhiều người Bắc Triều Tiên tỵ nạn. Bà Lee là người Triều Tiên mang quốc tịch
Trung Quốc thứ hai nhận được quy chế tỵ nạn của Hàn Quốc.
Canberra
yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng quyền của Úc trong quan hệ với Mỹ (RFI) - Bắc Kinh phải tôn
trọng quyền tối thượng của Úc trong việc cho phép thủy quân lục chiến Mỹ triển
khai ở miền Bắc nước Úc. Ngoại trưởng Úc Bob Carr đã xác định như trên vào hôm
nay 22/08/2012, sau một loạt những lời chỉ trích Canberra đến từ Trung Quốc
trong thời gian gần đây.
Ngân
hàng Trung ương Úc bị nghi ngờ bao che vụ bê bối Securency (RFI) - Hôm nay,
22/08/2012, theo AFP, báo chí Úc loan tin Ngân hàng Trung ương Úc bị tình nghi
đã bao che các vụ hối lộ liên quan đến những hợp đồng in tiền với một số nước
Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vào trung tuần tháng 8/2012, báo chí Úc phanh
phui vụ một viên chức bộ Thương mại Úc, làm môi giới hối lộ hàng triệu đô la Mỹ
để có được hợp đồng in tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việt
Nam là thị trường lớn của nạn buôn lậu sừng tê giác từ Nam Phi (RFI) - Theo AFP, tổ chức
phi chính phủ Traffic, hôm qua 21/08/2012, vừa công bố bản báo cáo về tình hình
săn bắn trái phép tê giác tại Nam Phi, theo đó số lượng loài động vật hoang dã
cần được bảo vệ này bị bắn giết trong năm 2012 có thể sẽ lên tới con số kỷ lục
trên 500 con.
Vụ
Nguyễn Đức Kiên bị bắt : Đấu đá trong nội bộ Đảng ? (RFI) - Lãnh vực tài
chính Việt Nam hôm nay 21/08/2012 đã rúng động sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một
trong những nhà tài phiệt mạnh mẽ nhất trong ngành ngân hàng, đã bị bắt vì kinh
doanh trái phép. Ngân hàng Trung ương đã phải công khai can thiệp để tránh tình
trạng hoảng loạn. Theo các chuyên gia, thì vụ này có thể liên quan đến đấu đá
trong nội bộ Đảng.
Giao
tranh tiếp diễn ở Syria (VOA) - Phóng viên Scott Bobb của Đài VOA hôm
thứ Ba đi thăm 3 thị trấn ở miền Bắc Syria là Tal Rifat, Aziz và Marea, cả ba
đều bị không quân Syria tấn công
Căng
thẳng ngoại giao Nhật-Hàn gia tăng (VOA) - Nhật Bản gửi văn kiện ngoại giao
cho Nam Triều Tiên đề nghị nên đưa vụ tranh chấp lãnh thổ liên quan đến một
nhóm đảo nhỏ ra trước cơ quan tư pháp chính của LHQ
Dân
Văn Giang đối thoại với Bộ TN-MT (BBC) - Sáng 21/8, hàng nghìn dân Văn
Giang đã có buổi đối thoại với đại diện Bộ Tài nguyên môi trường về dự án
lấy đất phát triển Ecopark.
Lợi
nhuận của CNOOC giảm mạnh (BBC) - Tập đoàn dầu khí hải dương Trung
Quốc CNOOC cho hay lợi nhuận giảm 19% trong nửa đầu năm nay sau khi phải
đóng cửa mỏ dầu lớn nhất.
ACB:
'Tình hình trong tầm kiểm soát' (BBC) - Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á
Châu nói đang thuyết phục khách hàng và đối tác về sự an toàn của ngân hàng sau
vụ Bầu Kiên bị bắt.
Báo
Thanh Niên 'không PR cho Bầu Kiên' (BBC) - Báo Thanh Niên ra bố cáo khẳng
định thông tin một số tờ báo, trong đó có Thanh Niên, 'tô son trát
phấn' cho các ông Trầm Bê và Bầu Kiên là 'hoàn toàn sai sự thật'.
Consumers
turn toward imported food (Washington Post) - More Chinese
consumers have turned to imported food and brands due to rising concerns over
food safety in recent years.
Expo aims
to draw investors (Washington Post) - Guizhou province in Southwest China is
counting on the 2012 China (Guizhou) International Alcoholic Beverage Expo to
draw in even more outside investors after garnering 49.74 billion yuan ($7.8 billion)
of investment in contract value at last year's event.
Online
firefly sales light up opposition (Washington Post) - With the Qixi
Festival only two days away, online sales of fireflies, an illuminating symbol
of love, have surged to the dismay of insect experts.
300th KFC
restaurant opens in Beijing (Washington Post) - Yum! Brands Inc.
has opened its 300th Kentucky Fried Chicken franchise in Beijing, 25 years
after entering the Chinese mainland market, the company said Tuesday.
China to
make greater pest control efforts (Washington Post) - The Ministry of
Agriculture (MOA) on Monday urged local authorities to intensify efforts to
control disease and pests in order to ensure a successful autumn harvest.
Home prices
continue to ease upward (Washington Post) - In July, new home prices rose
month-on-month in 50 out of the 70 monitored large and medium-sized Chinese
cities, up from 25 cities in June.
Vegetable
factory a farming solution (Washington Post) - Countries in East
Asia, including China, with limited resources, are looking at "plant
factories" as a way to provide adequate food supplies for rising
populations.
Support for
brick road anxieties (Washington Post) - Zhong Lin had no idea she was
suffering from obsessive-compulsive disorder until she did one of those psychological
tests on Douban.com.
Perfectly
wrong (Washington Post) - Repeated washing of hands, an obsession with closed
doors or windows, anxiety about cleanliness.
Shanghai
exposes professional beggars (Washington Post) - Police in
Shanghai have published a list of beggars who have been caught most often on
metro trains over the past four years, sparking debates about the problem of
"professional" beggars.
12 killed
in Chongqing vehicle crash (Washington Post) - Twelve people of
a family have been killed after their van crashed into a truck in a suburb of
southwest China metropolis of Chongqing on Monday.
Li Na beats
Kerber to win Cincinnati title (Washington Post) - Li Na fought back
to beat German Angelique Kerber 1-6 6-3 6-1 and win the Cincinnati Open title,
ending her 15-month title drought after French Open triumph.
Chinese
Muslims celebrate Eid al-Fitr (Washington Post) - Muslims across
China on Sunday celebrated Eid al-Fitr, which marks the end of the Muslim holy
month of Ramadan, a season of fasting and spiritual reflection.
Typhoon
Kai-Tak affects 1.26m in S China (Washington Post) - Typhoon Kai-Tak
had affected more than 1.26 million people in South China's Guangxi Zhuang
autonomous region, leaving one dead and two missing.
15 miners
rescued in Shaanxi (Washington Post) - Fifteen miners were rescued and one was
still missing after a coal mine accident in Fugu county in Yulin, a city in
Northwest China's Shaanxi province.
US-Japan
drill 'raises regional tension' (Washington Post) - Washington and
Tokyo kicked off a military drill, which envisioned retaking an island, in what
analysts said was a clear signal that the US was throwing its military weight
behind Japan over the Diaoyu Islands issue.
Chinese
military delegation visits US (Washington Post) - A People's
Liberation Army delegation led by the Deputy Chief of the General Staff of the
PLA Cai Yingting left Beijing on Aug 20 for an official visit to the United
States.
China eases
restriction on passport issuing (Washington Post) - China will ease a
restriction covering the household registration that people must hold when
applying for passports and travel passes in six big cities.
Chinese,
Russian officials meet on security (Washington Post) - Chinese State
Councilor Dai Bingguo said Monday that China and Russia should further
strengthen their coordination and cooperation on strategic security issues.
Typhoon
Kai-Tak kills 3 in S China (Washington Post) - Typhoon Kai-Tak
has left three people dead, one person missing and forced over 111,500 people
to evacuate their homes in southwest China's Guangxi Zhuang autonomous region
as of Monday afternoon, local civil affairs authorities said.
Anger
erupts at Japanese landing (Washington Post) - Japanese
nationalists landed on the Diaoyu Islands on Sunday, provoking strong protests
from both the government and the Chinese people.
All's well
that ends well (Washington Post) - The head of the Chinese Olympic
delegation praised the nation's athletes for achieving outstanding results
during the London Games during a summary and commendation conference.
Nationals
released by Japan police (Washington Post) - Seven of the 14
Chinese nationals who were illegally detained by Japan when going to the Diaoyu
Islands arrived in Hong Kong on Friday.
Quê
hương… (VietBao)
- Luân Lý Giáo Khoa Thư có đoản văn như sau mà khi đọc lại ai ai cũng ngậm
ngùi rung động:
Mẹ
Chồng Tôi (VietBao) - Mẹ chồng tôi có 12 người con, cộng thêm mấy người
đã mất và hư thai mấy lần. Nghĩa là Bà vừa giầu của mà cũng giầu con nữa.
Cuốn
phim trinh thám chính trị nổi tiếng Blood Diamond (Kim Cương Máu) với tài tử
nổi danh Leonardo DiCaprio thủ vai chính, được thực hiện vào năm 2006 với ngân
sách cả trăm triệu mỹ kim, được nêu danh 5 lần trong Giải Oscar và đoạt huy
chương vàng trong một số giải điện ảnh nổi tiếng khác,
Kinh
tế TP Sài Gòn đã xuất siêu gần 1,6 tỷ USD trong 8 tháng. Trong khi đó, 8 tháng,
Hà Nội nhập siêu 8,825 triệu USD. Đó là các thông tin từ thông tấn TTVN.
Rong
Chơi Miệt Quê (VietBao) - Hôm rồi các bạn quen lại rủ nhau đi cắm trại. Lần
này ở bờ bắc của hồ Camanche, cách San Francisco chừng 2 giờ lái xe vượt qua
thị trấn Lodi. Từ hướng biển đi vào, theo các xa lộ 580, 205 rồi vào liên tỉnh
lộ 88, 12 đi về hướng đông sẽ đến bờ hồ.
Đại bác chỉnh đốn? (Cu Làng Cát) - Nếu đồn đoán đó
là đúng thì chắc chắn tới đây sẽ còn nhiều người theo gót bầu Kiên vào quyết
định khởi tố, triệu tập. Người ta hy vọng đây thực sự là quả đại bác chỉnh đốn
rõ ràng, rành rẽ.
Tránh tự mắc bẫy (TN) - ”Biển Đông có vẻ tạm yên lắng
nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ không để thời gian này kéo dài.”
Món nợ ân tình cần phải trả (Lao động) - Có thể nói một
câu không sợ hồ đồ rằng: Những thiệt thòi quá lớn và rất khó hình dung của
nhiều thế hệ hy sinh vì thủy điện Thác Bà đã lên đến đỉnh điểm. Mấy chục năm
qua, người dân, lãnh đạo xã kiến nghị trong bất cứ diễn đàn nào, từ cấp thôn
bản đến Chính phủ
No comments:
Post a Comment