Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 20 tháng tám năm 2012
Bài Mới
Đăng bởi Hai Hoang Van vào
Thứ hai, ngày 20 tháng tám năm 2012
Trong tuần qua, một câu chuyện nổi lên trong lĩnh
vực kinh tế là việc xuất khẩu hàng hóa của nhiều doanh nghiệp sang Trung Quốc
đang có dấu hiệu bị gây khó khăn, đình trệ. Những thông tin từ hải quan các cửa
khẩu ở các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà
Giang… đều cho thấy có sự hạn chế, suy giảm rõ rệt về lượng hàng, kim ngạch
xuất khẩu sang Trung Quốc mà không phải do nguyên nhân từ phía Việt Nam.
Những con số thống kê mới nhất đều chứng minh rõ xu
hướng này. Tại Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến nay, khu vực cửa khẩu này còn
tồn hơn 3.800 container hàng hóa các loại, trên 1.300 container hàng để lâu
ngày phải cắm điện bảo quản chờ xuất. Ở Lạng Sơn, như tại cửa khẩu Tân Thanh
nếu như đầu năm bình quân mỗi ngày có khoảng 300-400 xe vận chuyển hàng hóa qua
thì đến thời điểm này, theo Cục Hải quan Lạng Sơn, chỉ còn khoảng 100-200
xe/ngày. Khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cũng vậy, thông tin cho biết từ
tháng 6 đến nay, hoạt động xuất khẩu đã giảm đáng kể…
Một ví dụ đáng suy nghĩ nhất là mới đây, một đoàn xe
6 chiếc chở 8 lô hàng của công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Hà Thành của
Việt Nam chở hàng sang cho một đối tác Trung Quốc tại Pò Chài (Bằng Tường-Trung
Quốc) đã bị Hải quan Trung Quốc giữ lại toàn bộ mà không nêu rõ lý do. Trong
khi đó, theo kiểm tra hồ sơ của Cục Hải quan Lạng Sơn thì 8 lô hàng này đầy đủ
giấy tờ, hóa đơn và không có gì vi phạm. Điều này cho thấy, việc hạn chế hàng
xuất khẩu của Việt Nam có thể không chỉ nhằm vào hàng tiểu ngạch mà cả ở hàng
hóa xuất khẩu chính ngạch. Vụ bắt giữ hàng vô cớ này đang khiến cho nhiều doanh
nghiệp Việt Nam cảm thấy, việc làm ăn với các đối tác Trung Quốc đang trở lên
bất an hơn bao giờ hết.
Nguyên nhân chính hiện được cơ quan quản lý Việt Nam
xác định là do phía Trung Quốc tăng cường giám sát, chống buôn lậu, tăng cường
kiểm tra, kiểm dịch…mà theo ngôn ngữ của các doanh nghiệp thường xuyên xuất,
nhập khẩu hàng sang Trung Quốc gọi là “cấm biên”. Thường mỗi năm phía Trung
Quốc có 1-2 đợt tăng cường, mỗi đợt 1-2 tháng nhưng năm nay, đợt “tăng cường”
này đã kéo dài bất thường từ tháng 4 đến nay và dự kiến sẽ còn kéo dài thêm vài
tháng nữa.
Chưa thể khẳng định là những bất đồng trong quan
điểm về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc
tăng cường kiểm tra, kiểm soát… dẫn đến hạn chế, làm giảm hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam vào Trung Quốc. Nhưng những động thái tương tự mà cơ quan quản lý
phía Trung Quốc áp đặt, hạn chế lên mặt hàng chuối vả một số hàng nông sản khác
mà Philipines xuất khẩu sang nước này sau sự kiện tranh chấp ở bãi cạn
Scarborought của Philippines cũng là điều khiến doanh nghiệp, cơ quan quản lý
ngoại thương của Việt Nam lưu tâm. Bởi với Trung Quốc, từ những khúc mắc trong
quan hệ ngoại giao dẫn đến những cản trở trong quan hệ thương mại, làm ăn với
nước khác đã không còn là chuyện lạ.
Trên một phạm vi rộng hơn, cũng đã đến lúc cần nhìn
lại quan hệ hợp tác kinh tế về nhiều mặt với người láng giềng Trung Quốc để có
những điều chỉnh cho phù hợp. Hợp tác kinh tế với Trung Quốc tất nhiên, do sự
gần gũi về địa lý, sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, những sự thiếu hụt hay dư
thừa về một số chủng loại nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa ở cả 2 nước cần có
giao thương, trao đổi để bù đắp là rất cần thiết và có thể nói, cũng đã đem đến
những hiệu quả nhất định. Nhưng quan sát trong nhiều năm gần đây, điều rõ ràng
là Việt Nam đang chịu thiệt hơn rất nhiều trong quan hệ kinh tế, thương mại,
đầu tư với Trung Quốc và đã có những cảnh báo cần sớm có điều chỉnh để tránh
một sự lệ thuộc, mất cân bằng trong quan hệ kinh tế với quốc gia này.
Nhìn vào thực tế quan hệ thương mại với Trung Quốc,
hơn 10 năm qua, Việt Nam không khi nào được lợi. Theo các con số thống kê của
Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, từ chỗ xuất siêu sang Trung Quốc 135 triệu
USD năm 2000, Việt Nam đã bắt đầu chịu thâm hụt với Trung Quốc vào năm 2001, và
mức thâm hụt này đã tăng liên tục, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay. Năm 2007,
nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỷ USD. Năm 2008 tăng vọt lên con
số 11,16 tỷ USD. Năm 2009, con số này đã tăng tiếp lên 11,532 tỷ USD. Năm 2010,
nhập siêu từ Trung Quốc đã nâng lên mức báo động đỏ: ước 12,6 tỷ USD, bằng 105%
mức nhập siêu cả năm (12 tỷ USD) của Việt Nam. Năm 2011, nhập siêu từ Trung
Quốc đã lên đến 13,5 tỷ USD-một con số có thể nói: kinh hoàng!
Sự bất tương xứng trong quan hệ thương mại 2 bên như
vậy có thế nói là nghiêm trọng và nó chính là một nguyên nhân gây bất ổn cho
điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Bộ Công thương vẫn lý giải là do ngành
công nghiệp phụ trợ trong nước yếu kém, Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên liệu
vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và cho xuất khẩu; Trung Quốc
có những loại đầu vào phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước, nên
nhập khẩu từ thị trường này tăng…Nhưng dù nói thế nào, con số nhập siêu chênh
lệch một cách nguy hiểm như vậy là khó có thể chấp nhận được. Và đáng lo ngại
là những giải pháp để nhằm làm giảm bớt sự mất cân bằng về thương mại rõ ràng
đang chưa đỉ đến đâu khi 7 tháng đầu năm nay, theo con số của Bộ Công thương
đưa ra, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới 8 tỷ USD.
Nhìn vào nhiều quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh
khác, đều có những cơ sở để những người có trách nhiệm phải xem lại, điều chỉnh
các quan hệ đó để đảm bảo lợi ích cho Việt Nam. Việc phải tiếp tục mua điện từ
Trung Quốc với giá không còn rẻ qua các tỉnh giáp biên như Lào Cai, Hà
Giang…trong khi nhiều nhà máy điện trong nước phải kêu gào EVN mua điện cho họ,
với giá rẻ là điều khó chấp nhận. Thêm nữa, hàng loạt nhà máy điện do các nhà
thầu Trung Quốc trúng thầu, khiến Việt Nam phải nhập khẩu lượng máy móc, thiết
bị có giá trị rất lớn, lên đến hàng tỷ USD cho mỗi công trình… góp phần quan
trọng làm nghiêng lệch cán cân thương mại về phía Trung Quốc, trong khi phần
lớn các công trình này chậm tiến độ nghiêm trọng. Đây là những vấn đề đáng đặt
câu hỏi lớn về trách nhiệm của những người có thẩm quyền khi không sớm nhìn
nhận ra vấn đề trên, để cho nền kinh tế không khỏi bị những ảnh hưởng nhất
định, không chỉ bây giờ mà có thể lâu dài về về sau do để xảy ra tình trạng lệ
thuộc về năng lượng, về những nguồn năng lượng bị chậm tiến độ ấy…
Do đó, hơn lúc nào hết, vào thời điểm này, tuy cũng
đã là khá muộn, rõ ràng cần phải xem xét lại toàn diện quan hệ hợp tác thương
mại, kinh tế, đầu tư Việt-Trung. Đành rằng, nhìn tổng thể, nhiều hoạt động hợp
tác đó xuất phát từ những nhu cầu hợp lý, khách quan giữa 2 nền kinh tế, của
cộng đồng doanh nghiệp 2 nước. Nhưng nhìn thực tế kết quả trao đổi, hợp tác 2
bên thì Việt Nam đã chịu thiệt hại, ở thế bất lợi rất nhiều năm và đến nay, cần
phải có những sự nghiên cứu, điều chỉnh mạnh để giảm bớt, càng nhanh càng tốt
mức độ bất tương xứng trong quan hệ thương mại 2 bên. Việc vừa qua, Bộ Khoa học
và Công nghệ đã đưa ra các giải pháp hạn chế nhập khẩu máy móc, công nghệ lạc
hậu do Trung Quốc thải loại từ hơn 1800 nhà máy lạc hậu, ô nhiễm là một bước đi
đúng. Nhưng ở nhiều lĩnh vực khác như xuất, nhập khẩu hàng tiêu dùng, cơ khí,
điện năng, khai khoáng…cần phải có sự vào cuộc, xem xét và điều chỉnh mạnh mẽ
để Việt Nam không bị thiệt thòi, ở chiếu dưới trong mọi quan hệ hợp tác về kinh
tế, thương mại và đầu tư với người láng giềng đặc biệt khôn khéo, khó chơi này.
Mạnh Quân
Đảng CSVN đang lâm nguy – theo như lời các lãnh đạo
cao nhất trong Đảng, vì Đảng viên xuống cấp đạo đức, tha hóa, tham nhũng tràn
lan. Đảng họp bàn đưa ra Nghị quyết TW4 kêu gọi chỉnh đốn Đảng. Đảng đưa NQTW4
vào thực hiện, trước tiên là việc phê bình và tự phê bình trong hàng ngũ cao
nhất – Bộ Chính Trị, rồi Ban Bí Thư – vì là lãnh đạo cao nhất phải làm gương
trước. “Thượng bất chính hạ tắc loạn” – như vài Đảng viên kỳ cựu khẳng định
công khai gần đây.
Đảng đã dành xong hơn 1/2 tháng để thực hiện việc
phê bình kiểm điểm đối với 04 vị lãnh đạo cao nhất – Tổng Bí Thư, Chủ Tịch
Nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội, rồi đến từng thành viên trong BCT, xong đến
các thành viên Ban Bí thư (BBT). Truyền hình và báo chí Đảng mấy ngày qua đưa
tin về việc kết thúc đợt phê bình kiểm điểm ở cấp cao nhất này.
Chưa từng có tiền lệ, Ủy viên BCT, Trưởng BTC TW
Đảng Tô Huy Rứa, Trưởng BKT TW Đảng Ngô Quang Dụ, Bí Thư TW Đảng Hà Thị Khiết
xuất hiện trên truyền hình quốc gia trả lời phỏng vấn về hoạt động kiểm điểm
phê bình cấp siêu cao. Tựu chung theo phát biểu công khai của các Lãnh đạo Đảng
cao nhất về các cuộc họp bí mật này thì đây là đợt kiểm điểm “được chuẩn bị kỹ”,
“thẳng thắng”, “trung thực”, “chi tiết”, “chân tình”, “hết lòng với tình đồng
chí anh em thực sự”, “nghiêm túc nhưng cảm động”, “cầu thị”, “nghiêm khắc với
bản thân”, “rõ ràng ”, “đảm bảo khách quan”, “khoa học”, “kỷ luật”, v.v…
“Cần nhận thức đầy đủ và thật sâu sắc tính quan
trọng của đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình này. Từ đó có quyết tâm thật
cao với niềm tin thắng lợi và có biện pháp tổ chức chỉ đạo thật chặt chẽ, khoa
học. Phê bình và tự phê bình là một giải pháp để thực hiện Nghị quyết Trung ương
4 cũng như để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, và đây là một giải
pháp rất quan trọng. Lần này Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã mở đầu, chúng ta làm
từ cấp trên xuống. Nếu lần này chúng ta làm không tốt, nguy cơ là tiếp tục giảm
sút lòng tin. Toàn Đảng, toàn dân đang trông chờ chúng ta. Đây là sức ép rất
lớn đối với chúng ta, nhưng đây cũng là cơ hội lớn để làm cho Đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh; lấy lại, củng cố lòng tin đối với Đảng, với chế độ và
chính quyền chúng ta” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Đảng khẳng định rằng đây là “việc làm cấp bách” để
tái xây dựng chỉnh đốn Đảng và tái xây dựng lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên
câu hỏi lớn nhất của đa số người dân là: không biết các Lãnh đạo to nhất đã nói
gì trong quá trình hội họp kiểm điểm phê bình? Sự thật là gì? Tốn bao nhiêu
tiền để làm tất cả các việc này của Đảng và nguồn tiền từ đâu? Đây là thắc mắc
bình thường của mọi công dân ở đất nước nơi mà mọi quốc sách, chỉ đạo điều hành
đều xuất phát trước tiên từ BCT, BBT. Theo như lời Ông Trưởng BTC TW Tô Huy Rứa
thì việc công bố nội dung đợt kiểm điểm lần này sẽ được thực hiện qua một số
“qui trình”.
Dân đã mất lòng tin vào Đảng – đều này Đảng đã rõ.
Đảng họp kín và báo lại rằng Đảng đã “họp nghiêm túc” và đã “kiểm điểm phê bình
thẳng thắng”. Đảng sẽ tiếp tục triển khai một số “qui trình” nữa và sẽ có báo
cáo kết luận thông báo chính thức ra toàn Đảng, toàn dân. Cách thức này dễ tạo
thêm sự hoài nghi – rằng Đảng đang tiếp tục diễn một vở kịch lớn để mong cứu
vớt và kéo dài sự thống lĩnh & trường tồn của Đảng ở cái đất nước đang thực
sự lâm nguy: một nền kinh tế yếu đuối, một thể lực suy kiệt, một bờ cỏi đang bị
xâm phạm nghiêm trọng bởi láng giềng TQ hữu hảo của Đảng…
Kiểm điểm, phê bình, góp ý, đánh giá “thẳng thắng”,
“trung thực”…vì dân, vì nước nhưng sao không cho dân tham gia? Chắc Đảng – như
mọi khi, có lý do cho việc làm bí mật này. Cũng như Đảng luôn từ chối cho người
dân thể hiện lòng yêu nước và tham gia tích cực dân chủ vào việc xây dựng phát
triển đất nước thông qua tiếng nói của mình. Thôi vậy, người dân hãy cứ chờ xem
là Đảng sẽ tiếp tục đưa họ đi đâu. Không hi vọng gì nhiều ở một đất nước mà
những người điều hành cao nhất và sự thật luôn ở trong màn tối bí mật mà người
dân sẽ mãi không bao giờ chạm được đến.
Thành Đồng Nguyên Giáp
Hoàng Sa ơi còn đây bằng
chứng máu!
Sau Hiệp Định Genève 1954
Hoàng Sa thuộc Miền Nam quản lí
Nó là một Hải Đồn trên Biển Đông
Của Quân Lực Cộng Hòa
Có lẽ cuối thập niên 50
Miền Bắc đã dự định dùng tàu đưa vũ khí
Bằng đường biển vào Nam
Nên rất ngại Hoàng Sa!
Chắc vì thế họ muốn đuổi hải quân của VNCH
Ra khỏi các hải đồn trên biển đảo
Và có lẽ đó cũng là lí do của bức công hàm “giao hảo”(1)
“Ghi nhận và tán thành” tuyên bố của Trung Hoa
“Về lãnh hải 12 hải lý và chủ quyền của Bắc Kinh
“Trên các quần đảo Tây Sa, Nam Sa...”
Nhằm lợi dụng hải quân Trung Quốc ngoài hải đảo
Bảo vệ tàu bè Miền Bắc chở vũ khí vào Nam
Mưu chiếm cả sơn hà!
Nhưng phải chi vì “con hổ giấy” Mỹ có cái nanh nguyên tử
Đã làm nhụt chí lúc bấy giờ của bè lũ Trạch Đông?
Hay vì Mao thâm hiểm cố ngồi chờ để Hà Nội
Đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng?
Nên dẫu có bức công hàm của cu Đ. trong tay
Mà A Mao vẫn chưa xuất quân vội
Đợi đến đầu 1974, sau Hiệp Định Paris(2)
Khi quân đội Mỹ ở Biển Đông vừa rời khỏi
Bắc Kinh mới đem quân cưỡng chiếm Hoàng Sa
Và xâm lấn Biển Đông!
Hẳn ai cũng còn nhớ
Vào dịp đó Việt Nam CH la to:
“Tại sao Việt Nam DCCH không lên tiếng?”
Có lẽ Hà Nội ngần ngừ vì biết lên tiếng bảo vệ ai?
Giữa một bên là Bắc Kinh “cùng phe”
Còn bên kia là Sài Gòn “theo con đường tư bản”
Là kẻ thù không đội chung trời của Miền Bắc cộng sản
Và bức công hàm 1958 hãy còn đây!
Đau đớn thay
Nay Trung Quốc
Lại vin vào bức công hàm này
Để xâm phạm Biển Đông!
Sao chính phủ Việt Nam nay không biết dùng
Máu của Việt Nam Cộng Hòa trước đây để chống lại?
Phải chi máu của các anh hùng đã đổ tại Hoàng Sa
Linh thiêng quá làm cho các người sợ hãi?
Hay vì máu của Hải Chiến Hoàng Sa
Đã bị vùi chôn bởi bức công hàm
Bán nước của ông Đồng?
Mặc cho thời cuộc đổi thay
Thì nước Việt Nam mãi muôn đời là Một!
Người Việt khắp bốn phương vẫn con Lạc cháu Hồng!
Nay đất nước gặp nguy nan sao không đoàn kết lại?
Để xiết chặt tay gìn giữ lấy non sông!
Hỡi những nhà lãnh đạo Việt Nam
Vẫn còn biết đặt Tổ Quốc lên trên hết!
Mỗi khi nước nhà bị đe dọa bởi ngoại bang
Hãy mở “Hội Nghị Diên Hồng” đón anh hùng hào kiệt
Từ bốn phương tụ về nhằm đánh đuổi xâm lăng!
Hoàng Sa ơi
Còn đây bằng chứng máu!
Máu của những người lính VNCH trên biển đảo của Việt Nam
Sao các người không chịu đưa ra Tòa Trọng Tài Quốc Tế?
Để phán xử bè lũ Bắc Kinh quân bành trướng dã man
Mồm leo lẻo “16 chữ vàng” tình anh em đồng chí
Tay xâm phạm Biển Đông và hải đảo Việt Nam
Thời thế đã đổi thay rồi
Mà lẽ nào các người vẫn còn coi dân Việt là thù
Còn bọn bành trướng bá quyền từ Bắc Kinh là bạn?
Các người vì lợi quyền riêng hay vì đất nước Việt Nam?
Phải chi nay công an bắt bớ người biểu tình chống Tàu
Là để bày tỏ “lòng thủy chung vô hạn”
Với kẻ thù xâm lược truyền đời
Của dân tộc Việt Nam?
Phải chăng?
Nay đã đến lúc lịch sử phải công khai thừa nhận
Những đóng góp của VNCH trên biển đảo Việt Nam
Cùng sự hiện diện của hải quân Mỹ làm giặc Tàu nể sợ
Đã giữ được Hoàng Sa và Biển Đông đến 1974
Trước kẻ thù truyền kiếp
Bốn ngàn năm!
Hà Nội, 18/8/2012
Ts. Đặng Huy Văn
----------------------
Ghi chú:
(1) Ngày 14/9/1958, thủ tướng Phạm Văn Đồng của
chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã gửi thủ tướng Chu Ân Lai của chính
phủ Trung Quốc một bức công hàm “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố ngày
4/9/1958 của chính phủ Trung Quốc về “bề rộng lãnh hải 12 hải lý được áp dụng
cho toàn bộ lãnh thổ của Trung Quốc bao gồm cả quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây
Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa...” Trong đó Tây Sa và Nam Sa chính là
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
(2) Hiệp định Paris về Việt Nam kí ngày 27/1/1973 đã
buộc quân đội Mỹ phải rời khỏi Việt Nam trong năm 1973. Sang năm sau, ngày
19/1/1974, Trung Quốc đã dùng một lực lượng hải quân đồ sộ cưỡng chiếm Hoàng Sa
từ Quân Lực VNCH. Trong trận Hải Chiến Hoàng Sa đẫm máu đó đã có 74 chiến sĩ
hải quân VNCH anh dũng hi sinh.
Tác giả gửi tới TTHN
Đăng bởi Hai Hoang Van vào
Thứ hai, ngày 20 tháng tám năm 2012
Quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước Việt nam và
Trung quốc đang xấu đi rất nhanh, tuy vậy để có một thái độ dứt khoát mang tính
đoạn tuyệt từ phía đảng CSVN đối với phía Trung quốc, như đã từng xảy ra hồi
thập kỷ 70 của thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Lê Duẩn thì còn thua
xa. Nhớ lại thời kỳ đó chủ trương bài Hoa được thể hiện rõ ràng và thực hiện
triệt để và cương quyết, Hiến pháp Cộng hòa XHCN Việt nam đã ghi rõ Trung quốc
là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm.
Chỉ trong vòng vài tháng gần đây, phía Trung quốc đã
bộc lộ âm mưu bành trướng của mình, với thủ thuật nói dối đúng lúc, nói dối
nhiều lần với tham vọng bá quyền độc chiếm Biển Đông cùng với các hành động bán
quân sự nhằm khiêu khích đối phương. Điều đó đã và đang tạo nên những diễn biến
phức tạp trên Biển Đông về chủ quyền lãnh thổ các nước trong khu vực. Ngược lại
trong vấn đề Biển Đông, về phía Việt nam cũng có thái độ lừng chừng, nhún
nhường dường như để thể hiện chính sách ngoại giao đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ quốc tế, hòng để không mất lòng các cường quốc. Trong nhiều tuần qua,
chính quyền Việt nam mặc dù đã cho báo chí, các tổ chức ban ngành cấp thấp đưa
tin hoặc chỉ trích hành động xâm lược của phía Trung quốc, xong đó chỉ là các
hành động mang tính lấy lệ.
Song điều đặc biệt là phía các nhân vật lãnh đạo
hàng đầu của đảng CSVN và chính quyền của họ không hề chính thức lên tiếng thể
hiện lập trường trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Mà
ngược lại họ còn thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung quốc của những
người yêu nước ở các thành phố lớn như Hà nội, Sài gòn. Các hành động này bị
coi nhằm lấy lòng Trung quốc, điều đó đã khiến cho dư luận người Việt trong và
ngoài nước rất bức xúc, hoang mang, không hiểu chính quyền có lập trường ra sao
và sẽ đối phó thế nào trước sự lấn tới quá mức từ phía Trung quốc? Đây cũng là
hậu quả của việc thiếu sự minh bạch và công khai trong việc thông tin lập
trường của chính quyền Việt nam cho người dân biết, hay khả năng chiến tranh
cục bộ trên Biển Đông (xa hơn là cuộc chiến tranh trên bộ) điều mà đảng CSVN và
chính quyền của họ lo lắng nhất là điều khó tránh khỏi. Vậy thái độ, đối sách
hay cách tính toán của lãnh đạo chính quyền Việt nam là gì và tại sao lại như
vậy?
Nếu so sánh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
thời gian hiện nay với những năm sau 1975, đặc biệt là những năm trước cuộc
chiến tranh Biên giới với Trung quốc. Thì thấy rõ đảng CSVN và chính quyền của
họ đang ở tình thế cực kỳ nguy hiểm, và sự tồn vong của họ đang hết sức bấp
bênh. Nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung quốc vào thời điểm hiện tại thì
cái gì cũng có khả năng xảy ra, kể cả là sự sụp đổ của chính quyền hiện tại. Đó
chính là lý do giải thích vì sao các lãnh đạo nhà nước Việt nam đang cố tình chơi
bài ù lì, không biết, không nói vì không rõ (!?) Từ các nguồn thông tin trong
nội bộ đảng CSVN cho thấy có những điều thuộc về tuyệt mật, họ không thể hoặc
không thể công bố rộng rãi được.
Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy các phát biểu của các
lãnh đạo chính quyền phần nào cũng bọc lộ quan điểm của đảng. Ví dụ như ông Lê
Minh Trí, Phó Chủ tịch trong cuộc họp ngày 7-8-2012 đại diện của 42 nhân sĩ yêu
nước với lãnh đạo UBND TP HCM, cho rằng "Về việc chống Trung Quốc, Đảng
đã làm được nhiều việc trên các mặt quân sự, ngoại giao. Quan điểm của Đảng là
mềm dẻo nhưng kiên quyết. Phải giữ ổn định để bảo vệ thành quả bao năm nay và
để phát triển. Phải mạnh để bảo vệ tổ quốc tốt hơn". Hay mới nhất,
trên báo GDVN
ngày 17.8.2012, có bài viết với tựa đề "Dù Trung Quốc có gây hấn, hiếu
chiến, Việt Nam chúng ta vẫn phải tỏ thiện chí" nói về cuộc trao đổi
giữa ông Phạm Nguyên Long - nguyên là Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam
Á - Viện Khoa học xã hội Việt Nam với phóng viên, đã kiến cho không ít bạn đọc
bất ngờ. Qua những dẫn chứng kể trên đã phần nào phản ảnh một thông tin đang
lưu truyền trong thành phần các cán bộ chủ chốt cấp Bộ, ngành, tỉnh và thành
phố do trung ương quản lý, từ đầu tháng 6 năm 2012 đến nay. Đó là văn bản đánh
giá, phân tích chi tiết tình hình kinh tế, chính trị xã hội giai đoạn hiện tại
- Các giải pháp xử lý và đối phó trước tình hình mới trong thời gian trước mắt.
Điểm đáng chú ý là văn bản này đã hé lộ việc đảng CSVN và chính quyền của họ
rất lo ngại nếu chiến tranh với Trung quốc xảy ra. Đồng thời nội dung của văn
bản cũng khẳng định bằng mọi giá sẽ phải kiềm chế, không được để xảy ra đụng
độ. Theo văn bản này thì bối cảnh và hậu quả của một cuộc chiến tranh với Trung
quốc vào thời điểm hiện nay là hết sức bất lợi và nguy hiểm. Cụ thể:
Đánh giá, phân tích chi
tiết tình hình kinh tế, chính trị xã hội giai đoạn hiện tại
1. Trong vòng gần 30 năm đổi mới, tình hình chính
trị, xã hội và kinh tế có những diễn biến hết sức phức tạp. Sự ủng hộ của quần
chúng nhân dân đối với đảng và chính quyền đã thấp tới mức kỷ lục chưa từng có,
khoảng trên 60% (theo số liệu thống kê chính thức của nhà nước). Đặc biệt trong
số không ủng hộ đảng có một bộ phận không nhỏ các cán bộ, đảng viên, các thành
phần có công với cách mạng... và các tôn giáo. Cộng với sự thiếu dân chủ, mất
đoàn kết, bè phái trong nội bộ lãnh đạo đảng và chính quyền vô cùng trầm trọng.
Làm ảnh hưởng tới sự đồng thuận trong đảng và trong dân trong việc xây dựng một
khối đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ thành quả cách mạng. Với các yếu tố đó thì
khả năng sẽ xảy ra biến loạn cao, có thể dẫn tới khả năng chia cắt đất nước khi
có xung đột với Trung quốc trên biển, trên bộ.
2. Thời điểm hiện tại hội tụ đầy đủ các yếu tố cho
một cuộc nội chiến và nhanh chóng trở thành hiện thực nếu như có sự can thiệp,
giúp đỡ, ủng hộ của các nước láng giềng hoặc các quốc gia khác. Đã và đang có
những biểu hiện, những hành động cụ thể rất ráo riết, đặc biệt là ở khu vực
phía Nam hiện nay. Đặc biệt đã và đang có các biểu hiện của một trào lưu trong
giới lao động tự do, đó là một làn sóng muốn xù nợ, bỏ chạy theo kiểu thuyền
nhân hay tham gia, ủng hộ sự biến loạn với hy vọng có sự thay đổi chính thể.
3. Do việc lơi lỏng trong việc quản lý mạng thông
tin internet, còn nhiều thiếu sót, sơ hở. Cộng với ảnh hưởng tâm lý của cuộc
chiến tranh Bắc - Nam (1954 - 1975) còn sót lại vẫn còn in đậm trong một bộ
phận lớn dân chúng phía Nam, chưa có biểu hiện giảm bớt mà ngày càng gia tăng.
Điều này sẽ là thùng thuốc súng chờ khi có ngòi nổ và bị kích hoạt sẽ lập tức
nổ tung. Đặc biệt là mầm mống là sự liên kết giữa thành phần trí thức cấp tiến,
lực lượng dân oan mất đất ở nông thôn, cộng với các phần tử bất mãn, chống chế
độ kể cả trong nước và nước ngoài. Bởi trong lịch sử dân tộc, mỗi khi có biến
hoặc chiến tranh thì các phần tử chống đối chính quyền sẽ lập tức nổi lên và
liên kết với nước ngoài, chấp nhận làm tay sai cho ngoại bang hòng giành quyền
lực.
(Văn bản kể trên còn nhắc đến, lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc đã cho thấy những thời kỳ các thế lực thù địch chống phá
Việt Nam bao giờ cũng kết hợp đánh cả bên trong lẫn bên ngoài, thực hiện nội
công, ngoại kích, mua chuộc nhiều tên chống lại dân tộc. Như Kiều Công Tiễn
liên kết với quân Nam Hán (năm 938). Trần Thiêm Bình liên kết với quân Minh
(năm 1406). Lê Chiêu Thống dẫn đường cho quân Thanh xâm lược (năm 1789) v.v …)
4. Vẫn còn nguy cơ phục thù từ một số quốc gia khác
là sự thật, nguy cơ chia cắt đất nước sẽ chịu tác động của yếu tố này cộng với
tư tưởng cát cứ, không phục tùng trung ương của một số lãnh đạo địa phương.
Hiện tại, với số lượng gần 200 ngàn người Trung quốc ở Campuchia, và số tương
đương ở Lào là một hiểm họa rất lớn ở biên giới phía tây, cả trên bộ và trên
biển. Đó là chưa kể đến một số lao động tự do người Trung quốc đang làm việc ở
Việt nam không có khả năng rà và kiểm soát hết.
5. Trong trường hợp nếu để xảy ra nội chiến giữa các
phe phái ở Việt nam, đặc biệt là sự có mặt của phe dân chủ mang màu sắc Tư bản
Chủ nghĩa, việc Trung quốc can thiệp bằng quân sự dưới chiêu bài bảo về thành
quả Xã hội Chủ nghĩa (theo yêu cầu của một số phần tử cơ hội trong đảng) là có
nguy cơ cao. Và phải chuẩn bị đối phó phía Trung quốc dùng kế "Tiện tay
dắt bò - mượn đường diệt Quắc" tận dụng cơ hội này để cướp quyền lãnh đạo
đối với đảng CSVN.
Các giải pháp xử lý và đối
phó trước tình hình mới trong thời gian trước mắt
a. Lấy sự ổn định về chính trị làm trọng tâm, để bảo
vệ thành quả cách mạng của đảng, của nhân dân và để bảo vệ sự bình an của tổ
quốc, giữ vững sự an toàn của chế độ. Bằng mọi cách phải vô hiệu hóa và bớt lửa
để giảm sự cuồng nhiệt của các phần tử chống đối, đồng thời sẵn sàng triệt tiêu
mầm mống bạo loạn. Đặc biệt là các tỉnh phía Nam mà trọng điểm là Sài gòn.
b. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng
trong các lực lượng vũ trang, nắm vững trách nhiệm trong tình hình mới, trung
thành tuyệt đối với đảng trong bất kỳ tình huống nào. Chống sự lệch lạc và diễn
biến xấu về tư tưởng, để cho các thế lực thù địch lợi dụng và kích động. Một
mặt gấp rút kiện toàn, hoàn thiện lực lượng, thiết bị quân sự mới, để có đủ
điều kiện bảo vệ và phòng thủ đất nước. Giữ vững sự ổn định của chế độ.
b. Tăng cường quản lý chặt chẽ đường biên giới phía
tây, kể cả trên bộ và trên biển giáp với Lào, Campuchia. Chú ý theo dõi, giám
sát kỹ một số chủ tịch cấp tỉnh, huyện ở một số địa phương vùng giáp biên giới
và kẻ cả một số cán bộ cao cấp ở trung ương, để phòng và chống sự mua chuộc lôi
kéo của Trung quốc.
c. Đối với nhóm các trí thức khoác áo cấp tiến kích
động gây rối, cộng với các phần tử bất mãn sẽ phân cấp sâu cho dân phòng ở các
cấp phường, quận xử lí thẳng tay, miễn không gây chết người tại chỗ là được.
d. Trong thời gian hiện tại, kiên quyết xử lý triệt
để các hiện tượng tụ tập đông người trái phép nhằm gây rối trật tự công cộng,
tiến tới gây bất ổn trật tự và an toàn xã hội. Đặc biệt là các đối tượng chủ
mưu, cầm đầu và các cá nhân lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung
cấp thông tin nhằm gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội.
e. Tăng cường thắt chặt và nâng cao tầm quan hệ quan
hệ giữa hai đảng, hai nhà nước Việt nam - Trung quốc lên một tầm cao mới và
không ngừng củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết thủy chung, tin cậy
lẫn nhau và hợp tác toàn diện, mọi mặt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân
hai nước.
V.v... và v.v...
Tóm lại trong lúc này hơn lúc nào hết đảng CSVN và
chính quyền của họ rất lo sợ có chiến tranh với Trung quốc xảy ra, đằng sau đó
là hàng loạt vấn đề hệ lụy đầy nguy hiểm ảnh hưởng tới sự sống còn của họ.
Trong hơn 67 năm lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một lần nữa
đảng CSVN và chính quyền của họ đang đứng trước một tình thế mang nhiều thử
thách trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội... Tình trạng tham nhũng
tràn lan, công khai, có tổ chức của cán bộ lãnh đạo dưới danh nghĩa của các
nhóm lợi ích khong có chiều hướng suy giảm mà ngày một tăng cao. Khoảng cách
phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm người ngày càng cao, giá cả leo thang, lạm
phát phi mã là ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động chân chính.
Cộng với hiểm họa thù trong, giặc ngoài, tình trạng mất đoàn kết trong đảng là
hết sức trầm trọng, lòng dân không yên, không theo và không ủng hộ chính quyền
như trước. Về thời là như vậy.
Về thiên, hiện tượng bầu trời như bị rạch đôi bằng
một bên mây đen cuồn cuộn và một bên màu trắng, trong cơn bão chiều 17.8.2012
trên hồ Tây, Hà Nội trong bão Kai-tak. Hay như vụ sụt lún, xẻ đôi đường Lê Văn
Lương sáng ngày 19.8.2012, ngày kỷ niệm Cách mạng thang tám, thuộc địa phận La
Khê (Hà Đông - Hà Nội... là những điềm chẳng lành. Phải chăng đây là dấu hiệu
xấu, là điềm gở cho đảng Cộng sản Việt nam và chính quyền của họ trong thời vận
này? Điều này cũng có thể liên quan đến nhận định của báo quân đội Nhân dân
ngày 19.8.2012 cho rằng "Khó
khăn, thách thức càng lớn, càng phải kiên định". Còn về nhân thì không
hòa như đã phân tích ở trên
Vạn vật của vũ trụ tuân theo quy luật "Cùng tắc
biến, biến tắc thông", đó là theo nguyên lý âm dương. Có nghĩa là tận cùng
của dương là âm, tận cùng của âm là dương. Điều đó có nghĩa mọi cái đến tột
cùng sẽ tất phải biến, sẽ tất phải suy và khi suy sẽ tự xuất hiện lối thoát.
Đây là câu trả lời lý do vì sao lãnh đạo Việt nam đang giữ thái độ ù lì như
hiện nay. Phải chăng đó là cách xử lý hợp lý nhất trong một không gian đầy biến
động, thì cách ngồi yên hay giữ im lặng là vàng đôi khi lại là giải pháp hợp
lý.
Biết được tình thế hiện nay của đất nước và hiểu
được cách phản ứng, xử lý của ban lãnh đạo đảng CSVN là như vậy, cũng là biết
yếu điểm của họ. Thiết nghĩ cũng có nhiều điều bổ ích cho mọi người. Nhất là
những người mong muốn sự thay đổi toàn diện về chính trị, họ sẽ biết mình cần
phải làm gì cho phù hợp khi chiến tranh Việt nam - Trung quốc lúc xảy ra.
Ngày 20 tháng 8 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không
thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
QĐND - Thời gian gần đây, một số cá nhân ở trong
nước và nước ngoài đã lợi dụng tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp phải một số
khó khăn để tung lên mạng các bài viết xuyên tạc đường lối phát triển kinh tế
của Việt Nam. Họ nhận định rằng "nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái nghiêm
trọng, đang bên bờ vực sụp đổ khi hàng trăm nghìn doanh nghiệp bị phá sản; hệ
thống ngân hàng có nguy cơ sụp đổ, đang bị lợi ích nhóm dẫn dắt, điều phối, gây
mất cân đối toàn diện; nền kinh tế chủ đạo dựa vào các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) đã bị… chệch hướng... Một tờ báo điện tử ở nước ngoài đã giật tít với
tựa đề: “Sự cáo chung của sự thần kỳ Việt Nam”, với những nhận định phiến diện
về kinh tế đất nước, làm mất lòng tin vào các chính sách kinh tế của Nhà nước
Việt Nam.
Trong mấy năm gần đây, kinh tế thế giới luôn phải
đối mặt với khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tạo nên vòng
xoáy suy giảm mới. Hàng loạt nền kinh tế từ Đông sang Tây, kể cả những nền kinh
tế có nền tảng phát triển vững chắc như Mỹ, các quốc gia châu Âu đều rơi vào
chu kỳ suy giảm mạnh, chật vật đối phó với chỉ số tăng trưởng âm, hàng loạt
ngân hàng sụp đổ, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao... Việt Nam trong 26
năm đổi mới, với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hẳn nhiên ngày càng trở nên dễ bị
tổn thương khi kinh tế thế giới có biến động.
Không thể phủ nhận thực tế là hiện nay, nền kinh tế
Việt Nam rơi vào khó khăn và nảy sinh hàng loạt thách thức, nhưng không vì thế
mà vội vàng quy chụp rằng đường lối kinh tế Việt Nam là sai lầm. Nền kinh tế
Việt Nam dù đang gặp nhiều khó khăn, song nhìn chung nhiều chỉ tiêu vĩ mô vẫn
có những chuyển biến tích cực. GDP trong mấy tháng đầu năm 2012 có thấp hơn
trước đây và kế hoạch đề ra, song nền kinh tế từ đầu năm đến nay vẫn tăng
trưởng dương, tốc độ tăng GDP tính chung 6 tháng đầu năm đạt 4,38%.
Trước những khó khăn, thách thức về kinh tế, Đảng và
Nhà nước Việt Nam đã có những nhận định, đánh giá chính xác tình hình và đề ra
những chủ trương lãnh đạo kịp thời, gắn liền với các giải pháp, biện pháp cụ
thể, đáp ứng những yêu cầu cấp bách và những đòi hỏi của nền kinh tế. Hội nghị
Trung ương Đảng lần thứ 3, khóa XI (tháng 10-2011) đã quyết định tiến hành tái
cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định rõ nhiệm vụ
trọng tâm là tái cơ cấu thị trường tài chính, tái cấu trúc đầu tư, tái cấu trúc
doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Nghị quyết 13 về một số giải pháp tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đồng thời thực hiện
hàng loạt chính sách hỗ trợ như: Các gói hỗ trợ doanh nghiệp; hoãn, giảm thuế,
hạ lãi suất, xử lý nợ xấu… Các giải pháp, tái cơ cấu nền kinh tế được Chính phủ
triển khai mạnh mẽ. Đặc biệt, Đề án Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 gắn liền với mục tiêu cơ cấu DNNN
hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt để kinh tế
nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng quan trọng để nhà nước
định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao sức cạnh
tranh.... Đề án cũng hướng đến sắp xếp, giải thể, phá sản các doanh nghiệp thua
lỗ kéo dài, gây nên rào cản và sức ì đối với nền kinh tế. Chính phủ cũng đang
triển khai tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, sàng lọc và phát huy hiệu quả hoạt
động ngân hàng, giúp lưu thông dòng tiền trong nền kinh tế, thực hiện nghiêm
những chỉ đạo điều hành, quy định của chính sách tài khóa, tiền tệ.
Các Nghị quyết và điều hành hợp lý với chính sách
tài khóa, tiền tệ đã và đang phát huy hiệu quả. Điều đó thể hiện ở những tín
hiệu tích cực của nền kinh tế như lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm
dần, từ 24% đến 26% của thời điểm cuối năm 2011, đến nay đã giảm xuống còn 11%
đến 16% tùy từng nhóm ngành, đối tượng. Nợ cũ của doanh nghiệp được Ngân hàng
nhà nước chỉ đạo đưa về mức lãi suất 15%/năm từ giữa tháng 7-2012, nhằm chia sẻ
khó khăn, giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ xấu, vượt khó khăn, phát triển
sản xuất. Tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức cao trên thế giới và trung bình
của khu vực (GDP 6 tháng đầu năm 2012 tăng 4,38%); tình trạng nợ xấu từ 10%
xuống còn dưới 8%; lạm phát năm 2012 dự báo sẽ ở mức 6-7% và sẽ vẫn dừng ở mức
1 con số trong năm 2013. Tình hình kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2012 vừa được
Chính phủ họp đánh giá đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng, đúng mục tiêu đề
ra. Theo báo cáo của Chính phủ, tính chung 7 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch
xuất khẩu ước đạt trên 62,9 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Riêng
trong tháng 6-2012 đã đạt trạng thái xuất siêu khoảng 300 triệu USD.
Không chỉ thể hiện ở các chỉ số kinh tế, nhiều tổ
chức quốc tế gần đây đã đưa ra những nhận định tích cực về nền kinh tế Việt
Nam, khẳng định về triển vọng trung hạn, Việt Nam vẫn là nơi đầu tư ít rủi ro
nhất, điểm đến và sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức
xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (Hoa Kỳ) đã vừa nâng triển vọng của
Việt Nam từ tiêu cực lên mức ổn định, các rủi ro về kinh tế vĩ mô và ổn định
tài chính đối với Việt Nam đã giảm xuống nhờ Chính phủ đã có các biện pháp thắt
chặt tài chính thành công. Ngày 23-7 vừa qua, Ngân hàng quốc tế ANZ đã đưa ra
dự báo về kinh tế Việt Nam, GDP sẽ tăng trưởng ở mức 5,5 - 5,7% (so với mức 6 -
6,5% Quốc hội giao). Ngân hàng HSBC mới đây cũng đưa ra nhận định nền kinh tế Việt
Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất.
Để tránh bị dao động trước những nhận định phiến
diện, sai lệch về kinh tế, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, nắm vững đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong điều hành kinh tế, cũng
như tiếp thu, quán triệt các nghị quyết về điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách
tài khóa gắn liền với các giải pháp chủ yếu. Hơn nữa, mỗi cán bộ, đảng viên
cũng cần trang bị những kiến thức kinh tế, tài chính để đủ sức “miễn dịch”
trước luận điệu xuyên tạc, đánh giá thiếu khách quan của các thế lực thù địch.
Trải qua gần một thế kỷ lãnh đạo đất nước, Đảng, Nhà
nước ta thấu hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của việc xây dựng một nền kinh tế
độc lập, tự chủ, vững mạnh để xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng-an ninh,
đem lại no ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng kinh
tế toàn cầu và khu vực trong những năm đổi mới đã giúp Đảng, Nhà nước ta luôn
sáng tạo, đủ sức xử lý tốt các vấn đề nảy sinh, vượt qua những biến động bất
thường của nền kinh tế thế giới. Và đây không phải là lần đầu tiên, những đối
tượng cực đoan, thù địch lợi dụng tình hình kinh tế để đưa ra những nhận định
sai lệch, xuyên tạc, bóp méo sự điều hành kinh tế của Đảng, Nhà nước, từ những
đánh giá, dự báo về suy thoái về kinh tế để tiến công vào đường lối chính trị,
đường lối kinh tế của Đảng. “Chiêu trò” đó thực ra cũng chỉ là kiểu nói bừa để
lừa bịp mà thôi!
Trung Kiên
Ngẫu nhiên trong tuần này, nổi lên nhiều câu chuyện
văn chương. Có câu chuyện của trẻ em, có câu chuyện của người lớn. Nhưng nó gặp
nhau ở chỗ, đều "tạc" nên cái tham, sân, si của con người.
Điều lạ, nếu như trẻ em với con mắt nhìn đời quá già
dặn, về sự "đi tắt" của cha anh chúng trên hành trình danh- lợi, thì
người lớn lại phát ngôn và hành động nông nổi, bồng bột, rút cục cũng
..."thất bát" chỉ vì danh- lợi.
Đôi mắt trẻ và cái lưỡi...lắt léo
Đó là bài văn của em Hoàng Quỳnh Phương, nữ sinh lớp 11 tỉnh Hải Dương, bình về
bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân, sinh năm 1993 (lúc làm bài
thơ, Đặng Chân Nhân mới 15 tuổi). Bài văn của cô bé 16 tuổi bình về bài thơ của
cậu bé 15 tuổi, với triết lý về cách "đi tắt" của ... người lớn, có
lẽ ngang ngửa nhau về độ già dặn, sắc sảo của tư duy và quan sát xã hội.
Xưa nay, trẻ em làm thơ, viết văn là chuyện thường tình. Chúng ta từng có 1
Trần Đăng Khoa được phong "Thần đồng" thơ. Còn mới đây, cậu bé 11
tuổi Nguyễn Bình ra mắt độc giả với 3 tập sách (đã in) trong tổng số 8 tập của
bộ tiểu thuyết khoa học giả tưởng "Cuộc chiến với hành tinh Fantom"
(Nhà xuất bản Trẻ và NXB Hồng Bàng), làm chấn động dư luận xã hội, tạo nên 1
"hiện tượng", cho thấy tài năng và trí tuệ trẻ em Việt cũng rất đáng
nể.
Nhưng nếu những bài thơ, bài văn của Đặng Chân Nhân, của Hoàng Quỳnh Phương lại
là cái nhìn bất bình của trẻ em về lối sống, về đạo lý hành xử của người lớn,
của các bậc cha chú, thì thông điệp gửi cho người đọc báo hiệu điều gì về chính
trẻ em, về nền tảng văn hóa xã hội đương thời?
Đó là sự thất vọng hay sự ...khinh khi?
Đường tắt và ...đường dài luôn là 2 mặt đối lập của cuộc sống, là sự
chọn lựa của mỗi cộng đồng cho tới mỗi cá nhân. Đương nhiên, đường tắt
là sự lựa chọn khôn ngoan. Nhưng, nó chỉ có ý nghĩa xác tín và thành công, khi
nó tôn trọng, hoặc dựa trên quy luật phát triển thực tiễn, dựa trên những thang
bậc giá trị đích thực chính trực được thừa nhận. Nếu không, chắc chắn trước sau
nó sẽ bị trả giá.
Xã hội chúng ta từng phải thay đổi, phải đổi mới cả tư duy, nhận thức và hành
động, để phát triển theo quy luật thực tiễn của nhân loại.
Thế nhưng, nếu như xã hội từng phải đổi mới cả tư duy, nhận thức và hành động,
thì đường tắt vẫn luôn là sự lựa chọn ranh ma và láu cá của không ít kẻ
trên con đường danh- lợi, bất kể các thang bậc giá trị, bất kể các giá trị nhân
phẩm. Và hệ quả của đường tắt, là... làm "quan tắt".
Nhưng vì đường tắt luôn là con đường ngắn nhất nên tự lúc nào nó thành
"con đường lớn". Kéo theo hệ lụy của nó là những vấn nạn, như những
khối u ác tính làm suy yếu cơ thể xã hội: Vấn nạn tham nhũng, hối lộ, vấn nạn
bằng cấp giả, vấn nạn mua quan bán tước, vấn nạn bệnh thành tích, dối trá...
Vì sao con đường tắt- mà trong con mắt của cậu bé 15 tuổi Đặng Chân Nhân
dứt khoát là con đường nhỏ, con đường sai lại thành "con đường
lớn" cho rất nhiều chú, bác, anh, chị..., chen chúc nhau đi? Bởi nó là con
đường "ma", con đường "đi đêm" thuận mua vừa bán,
con đường ông rút chân giò, bà thò chai rượu, mà tiếc thay ai cũng thích
uống rượu, cũng thích nhậu...chân giò?
Khiến cậu bé Đặng Chân Nhân, phải lật xới lên con đường tắt, đau xót đặt
câu hỏi: Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu/ Những kẻ lừa
dối đi con đường ấy để trở nên thành công/ Chúng dễ dàng đạt được những thứ
người khác đạt được một cách khó nhọc/ Chúng trở nên thành công với những ý
nghĩ vô học/ Liệu chúng có thể tồn tại?
Khiến cô bé Hoàng Quỳnh Phương phải nhìn bằng con mắt của 1 "thẩm
phán" trước tòa án lương tâm:
Rằng những người đi đường tắt thì thường ngồi lên chức vị cao. Ngồi ở chức
vị cao thì đưa ra những quyết sách quan trọng. Nhưng vì không có năng lực nên
quyết sách quan trọng hay bị sai lầm. Một quyết sách sai lầm thì hậu quả nặng
nề của nó cả cộng đồng phải gánh chịu...Những cái giả cứ thế lên ngôi, các giá
trị cũng bị làm giả một cách trắng trợn. Niềm tin cũng theo đấy đổ vỡ. Xã hội
bị gặm rỗng từ bên trong.
Đường tắt, rút cục tạo ra
nhân- quả, đắng thay, nhân làm - xã hội, nhân dân gánh chịu!
Nhưng đường tắt cũng vô cùng đa dạng, nhiều khi lại nhân danh sự...tử
tế!
Mới đây, dư luận ồn ào vì vụ việc ông Lương Quang Minh (nguyên Giám đốc Ngân
hàng Phát triển VN- chi nhánh khu vực Cần Thơ, Hậu Giang) "biếu" đại
úy công an Trương Hoài Phú, Phó đội trưởng Đội hướng dẫn điều tra án kinh tế
Phòng Cảnh sát điều tra về trật tự kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP Cần
Thơ, 100 triệu đồng.
Chuyện vỡ lở, do đại úy Trương Hoài Phú báo cáo lãnh đạo và bàn giao số tiền
cho cơ quan điều tra.
Đáng chú ý, đại úy Phú đang trực tiếp điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản xảy ra tại Công ty TNHH An Khang, đóng tại Khu công nghiệp Trà Nóc.
Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Khu vực Cần Thơ - Hậu Giang
có dấu hiệu sai phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vậy nhưng có ai, thần kinh bình thường, tin được không, phát ngôn ấn tượng của
ông Lương Quang Minh: Thấy anh em vất vả điều tra... nhưng rủ Phú nhậu mà
không được, nên biếu quà bằng tiền cá nhân để anh em tự đi nhậu chứ không nhờ
giúp chuyện gì.
Không nhờ giúp chuyện gì! Hay đó mới là cách nhờ giúp thật cao tay? Một cách
"đi tắt" theo kiểu im lặng là...tiền bạc? Bởi 100 triệu
đồng không phải là 1 khoản tiền nhỏ. Có lòng tốt nào "vô tư" đến độ
ấy? Chỉ biết cổ nhân có câu lưỡi không xương lắm đường lắt léo. Đố sai!
Nhưng tin chắc, số đông trong dư luận xã hội không hề tin vào lòng tốt
"thương người" của ông Lương Quang Minh, dù ông chưa bị pháp luật xử
lý nghiêm khắc và thích đáng.
Chợt nhớ tới câu hỏi nhức nhối của cậu bé 15 tuổi Đặng Chân Nhân: Liệu chúng
có thể tồn tại? Hỏi cũng có thể là đã trả lời!
Đôi mắt già và cái lưỡi...nông nổi
Câu chuyện cái lưỡi... lắt léo còn chưa lắng xuống, mới đây, xã hội bỗng dậy
sóng đàm tiếu bởi 1 câu chuyện văn chương mang đậm tính ...hoang đường.
Nhân vật trung tâm của câu chuyện này- GSTS Hoàng Quang Thuận (Viện trưởng Viện
Công nghệ Viễn thông - Trung tâm KHTN và CNQG, hiện sống và làm việc tại
TP.HCM), tác giả của 2 cuốn Hoa Lư thi tập, và Thi vân Yên Tử.
Khi ông "lên báo" cho rằng, đó không phải thơ ông. Mà là của chính
các bậc "tiền nhân"- đã mượn bút của ông để viết nên. Trước đó, Thi
vân Yên Tử đã được trao giải "kỷ lục châu Á", còn Hoa Lư thi
tập đang được ông Hoàng Quang Thuận làm hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận
là...di sản ký ức nhân loại.
Phủ lên tập thơ Thi vân Yên Tử là những câu chuyện kỳ bí... nửa trần nửa tiên,
nửa hư nửa thực. Những câu chuyện kiểu như Truyền kỳ mạn lục (của Nguyễn
Dữ, thế kỷ XVI), lại như Liêu trai chí dị (của Bồ Tùng Linh, nhà văn
Trung Quốc, cuối thế kỷ XVII) nhưng xảy ra giữa thế kỷ XXI, và được chính tác
giả kể lại.
Đó là chuyện ông gặp và mua 1 con rắn hổ chúa có cái mào đỏ chót, do 1 thanh
niên người dân tộc bắt được, tại gốc cây sứ cổ thụ 700 năm tuổi, sát cạnh mắt
rồng của khu lăng mộ tổ vua Trần, được một nhà sư đặt tên Kim Xà. Khi được ông
phóng sinh, Kim Xà còn ngóc cao đầu hơn 1 mét, gật gật đầu 3 lần bái biệt, rồi
mới chịu trườn vào rừng thiêng Yên Tử.
Đó là chuyện ông và nhà thơ Dương Kỳ Anh về "cầu thơ" tại Tràng An-
Bái Đính. Thuyền qua Đền Trình, bỗng gặp con chim phượng hoàng tuyệt đẹp cánh
trắng, mỏ vàng bay lướt qua. Cũng là khi ấy, thân thể ông như đột nhiên bị chìm
vào 1 không gian trầm mặc, trang nghiêm và huyền ảo của mấy nghìn năm trước.
Nhưng đặc biệt nhất, lạ lùng nhất là câu chuyện làm thơ như "nhập
đồng" của ông.
Ông và nhà thơ Dương Kỳ Anh cùng ký tên thỏa thuận vào 141 trang giấy trắng để
thi... làm thơ, sau khi làm lễ tại Đền Trần. Đêm khuya ấy, lúc 12 giờ ông bỗng
thấy như có luồng gió lạnh thổi qua, bèn lấy 1 tấm chăn choàng lên người và
ngồi vào bàn viết.
Rồi ông mải mê viết như "nhập đồng", như có "tiền nhân"
nhập hồn mách bảo. Giật mình choàng tỉnh đã 4 giờ sáng, ông không tin được vào
mắt mình- 121 bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt Đường luật. Trong khi nhà thơ
Dương Kỳ Anh cả đêm chỉ làm được vỏn vẹn... 4 câu.
Đó là những chuyện ông kể, và các báo đã viết tỷ mỉ. Người viết bài này chỉ
muốn nhấn mạnh cái hoàn cảnh, cái không gian tiên ảo đã ra đời của tập thơ.
Và không biết sức mạnh của Thi vân Yên Tử được thẩm định đến thế nào, nhưng mới
đây, Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn) đã tổ chức hẳn 1 hội thảo về thơ ông,
"Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử", với 21 tham luận ngợi ca,
và những lời khen có cánh của rất nhiều nhà thơ, nhà phê bình trong giới.
Xin trích dẫn: "Thơ Hoàng Quang Thuận là nghệ thuật cao nhất của thơ
ca".
"Đối với Hoàng Quang Thuận, không có ma quỷ nào đưa lối dẫn đường cả,
mà chỉ có thần, phật phù hộ độ trì từ khi ông phát tâm nguyện làm đệ tử trung
thành nơi cửa thiền, để rồi từ đấy những vần thơ thấm đẫm chất linh nghiệm báo
ứng của tiền nhân hiện về".
"Những câu thơ hay đến lạnh người"...
"Thi vân Yên Tử tập hợp những vần thơ vừa thanh tao, tĩnh lặng, vừa
huyền diệu, xa vắng, mang nhiều hàm ý sâu xa, lại gần gũi với đời thường dễ
dàng thấm sâu vào lòng người".
Vv.. và..v..v..
Nhưng khi cánh thơ phù vân Yên Tử bay lên, thì cũng có những cánh cung phê bình
đắc địa... bay theo. Rút cục, những gì không phải "thơ thiền" đích
thực, không phải là thi ca đích thực rớt xuống...bẽ bàng.
Đó là khi nhà phê bình- Cây búa Nguyễn Hòa thẳng thắn: Nếu thực sự
"tiền nhân mượn bút" của Hoàng Quang Thuận để "viết thơ"
thì xem ra thơ của "tiền nhân" đã sa sút đến mức thê thảm...
Với các bài thơ chưa đúng niêm luật, lại sáng tác từ cuối thế kỷ XX đến nay
mà được gọi là "nghệ thuật Đường thi trác việt" thì đúng là... hết
thuốc chữa!
... Xin chớ nghĩ hễ trong bài thơ có hình ảnh chùa chiền, non cao, bóng núi,
cây đa, mây trời, trăng treo, tiếng hạc..., là bài thơ sẽ có "chất
thiền". Xin hãy hiểu rành rẽ về Thiền và thơ Thiền rồi hãy viết, kẻo lại
rơi vào cảnh ngộ "vẽ rắn thêm chân"!
Và ngày 14/8 trên Tuần Việt Nam, người đọc kinh ngạc và sững sờ khi đọc bài
viết của Luật sư Nguyễn Minh Tâm, 1 người bạn của ông Hoàng Quang Thuận, đồng
thời cũng là 1 Phật tử.
Bài viết phát hiện ra rằng, rất nhiều bài "thơ thiền" của ông Hoàng
Quang Thuận chỉ là sự... sao chép lại những gì mà ông Trần Trương, Trưởng Ban
Quản lý Yên Tử (1992- 2003) viết trong cuốn "Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền
thuyết di tích và Danh thắng".
Với những minh chứng, mà càng đọc càng thấy xấu hổ,
vì sự sao chép nhân danh...tài thơ.
Điều bất ngờ, mới đây, ông Trần Trương lại lên tiếng
nhỏ nhẹ "thanh minh thanh nga", rằng Hoàng Quang Thuận không hề sao
chép tài liệu của ông. Đến lượt dư luận nghi vấn luôn cả...ông Trần Trương. Vì
sao? Vì lòng tốt bạn bè? Vì ông cũng bị "nhập đồng"? Hay vì cái gì
khác nữa?
Khi câu chuyện sao chép vỡ lở, khiến nhà thơ,
"nhà khen thơ" nhìn nhau đâm ra... sượng sùng, người đọc có quyền đặt
câu hỏi:
Vì sao, là người nghiên cứu khoa học, cái nghề đòi
hỏi sự tỉnh táo, tĩnh trí, và tư duy logic thì cho dù, câu chuyện huyền bí xung
quanh tập thơ Thi vân Yên Tử mà ông chứng kiến có là thật, nó cũng chỉ nên dừng
ở mức "trà dư tửu hậu" chốn bạn bè.
Không thể là loại truyện Truyền kỳ mạn lục,
hay Liêu trai chí dịthời mới đem ra công bố giữa văn minh của IT, chắc
chắn sẽ chỉ chuốc lấy những đàm tiếu, hoài nghi. Hay chính vì ông thích...nổ?
Vì sao, Hoàng Quang Thuận "nhập đồng" làm
thơ đã đành, lại còn kéo theo cả các nhà thơ chuyên nghiệp, nhà phê bình chuyên
nghiệp và cả hội làm nghề chuyên nghiệp... "lên đồng" chẳng kém ông,
ca tụng hết lời?
Đến nỗi, có người đã trích dẫn cả nhà tâm thần học
Gustave Le Bon, để nghi vấn hiện tượng đám đông ca ngợi, tụng xưng một việc
làm vô lí cũng được tâm thần học và tâm lí học giải thích bằng hiện tượng
"tâm lí đám đông".
Bây giờ, thơ ông "rớt giá" thê thảm, thì
chẳng ai lên tiếng bênh vực. Hay vô tình họ làm cái việc mà thiên hạ vẫn mỉm
cười bảo: Khen cho nó chết!
Xấu chàng, hổ... Tạp chí Nhà văn?
Chả trách, 1 người bạn thân của ông kể cho người
viết bài này, rằng họ luôn phải "hạ nhiệt" Hoàng Quang Thuận. Vì ông
thường tự khen mình, và hỏi bạn bè rằng: Công nhận tôi tài không?
Cái sự "háo danh" đến mức ảo tưởng, huyễn
hoặc ghê gớm đã khiến bạn bè ông từng "diễu": Ông vừa ở kho...
thuốc nổ ra? Và với tính cách thích nổ, thì câu chuyện xung quanh thơ Hoàng
Quang Thuận là nhất quán. "Kho thuốc" Hoàng Quang Thuận nổ, ông sẽ
phải là người chịu thiệt hại đầu tiên!
Những tai tiếng, những đàm tiếu xung quanh thơ Hoàng
Quang Thuận, là cái "giá đắt" ông phải trả cho sự nông nổi, chỉ vì 2
chữ danh- lợi tai quái. Dù thực sự, ông cũng là người biết làm thơ, hay làm
thơ, thích làm thơ. Và cũng có những bài thơ hay...
Có điều, ông si mê nàng Thơ. Nhưng nàng Thơ...chưa
thực yêu ông. Ông muốn đạt tới "ngộ" (giác ngộ), nhưng có lẽ tục lụy
còn quá nhiều, tham, sân, si còn quá lớn, nên ... mới ngộ nhận chăng?
Cũng cần làm sáng tỏ thêm
1 điều, Hoàng Quang Thuận cho biết ông không hề gửi bất
cứ tập thơ nào đi dự giải Nobel văn chương, mà do những người dịch và giới
thiệu tác phẩm làm điều đó. Ở đây, tập Thi vân Yên Tử do GS-TS Nguyễn Đình
Tuyến dịch sang tiếng Anh và chính ông Tuyến gửi đi dự giải này.
Trộm nghĩ, dự thi giải Nobel là quyền tự do của cá
nhân có tác phẩm văn chương, thi ca, đâu phải đặc quyền của riêng ai. Nhưng khổ
nỗi, Nobel có chấp nhận được 1 tác phẩm đang mang tiếng là ...sao chép không?
Nếu sống dậy, liệu Nobel có nổi đóa vì cái tính háo danh của con người đã làm
tên tuổi ông bị tổn thương, bị bẽ bàng không?
Chỉ ngạc nhiên. Những đôi mắt trẻ em viết thơ, làm
văn đời này, sao nhìn già dặn, sâu sắc và chua chát? Còn những đôi mắt già của
các nhà thơ chuyên nghiệp, các nhà thẩm thơ, khen thơ chuyên nghiệp, lại bồng
bột và nông nổi, hời hợt đến thế?
Đáng mừng hay đáng buồn cho văn chương nước Việt
đây?
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear tái khẳng
định lập trường của Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền và dân chủ hóa Việt Nam
với việc tăng cường hợp tác song phương.
Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu (17/8) tại Sài Gòn với
một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam là Bác sĩ Nguyễn Đan
Quế, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Việt Nam nói rằng dân chủ hoá Việt Nam
vừa cần thiết cho sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ ở Á châu - Thái bình dương
vừa đáp ứng khát vọng của dân tộc Việt Nam.
Ông Shear nói thêm rằng chính sách nhất quán của
Washington là hợp tác kinh tế, quân sự với Việt Nam phải đi kèm với cải cách về
nhân quyền và dân chủ. Ông Shear cho biết trong vòng một năm qua, kể từ khi ông
đến nhận nhiệm sở ở Việt Nam, bản thân ông và các giới chức khác của tòa Đại sứ
ở Hà Nội và tòa Lãnh sự ở Sài Gòn đã không ngừng hối thúc Việt Nam cải thiện
tình trạng nhân quyền, nhất là về tự do thông tin, phát biểu ý kiến và minh
bạch trong vấn đề đất đai.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, Bác sĩ Nguyễn
Đan Quế cho biết ông đã bày tỏ quan tâm sâu sắc tới các tù nhân lương tâm còn
đang bị cầm tù ở Việt Nam. Ông đã nêu lên các trường hợp tiêu biểu như Linh mục
Nguyễn Văn Lý, nhạc sĩ Việt Khang, các blogger Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ
Phong Tần. Bác sĩ Quế đã trao cho Đại sứ Shear danh sách cập nhật về tù nhân
chính trị tại Việt Nam.
Hơn tuần nay dư luận ầm ĩ chuyện “đệ tử” của
thầy Thích Tâm Mẫn cư xử côn đồ với những người đi đường trong thời gian thầy
thực hiện tâm nguyện nhất bộ nhất bái từ thành phố Hồ Chí Minh ra đến Yên tử,
nơi phát nguồn trường phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Mình đọc trên FB có rất nhiều sự nghi ngờ, lên án và
dè bửu không chỉ bản thân thầy Thích Tâm Mẫn như là “sư quốc doanh”, “sư hổ
mang”…Và đáng sợ hơn là nhiều người không tiếc lời nói xấu về đạo Phật,
Phật pháp, nghi ngờ các bậc chân tu và chính đạo Phật. Ngay từ đầu mình đã có
một niềm tin không thối chuyển về thầy Thích Tâm Mẫn và hành trình gian nan,
vất vả của thầy trong mấy năm qua.
Nếu ai đã từng thực tập cách lạy Phật của người Tây
Tạng thì sẽ hiểu gian nan của sự phát nguyện này. Mình đã từng tới Bodhgaya và
tận mắt chứng kiến những bậc chân sư hành hương đến nơi Phật Thành đạo bằng
hình thức tam bộ nhất bái. Cũng đã thấy từng đoàn các vị sư Tây Tạng tới chiêm
bái và lạy Phật nơi đây. Trong lúc các quí thầy và các Phật tử khác thong dong
thiền hành quanh Tháp Đại giác ngộ, thì các vị sư Tây Tạng vất vả như đang thực
hiện một môn thể thao nặng. Trước đây mình đã thử lạy kiểu này và chỉ được 10
cái là phải dừng nghỉ. Để quì lạy như vậy là một hành động không hề dễ dàng,
nhất là trên quãng đường xa, trong điều kiện thời tiết thất thường mưa nắng.
Mình thực sự kính trọng và khâm phục thầy Thích Tâm Mẫn khi thầy đã làm được
một việc tưởng như không thể. Ai không tin cứ thử quì lạy theo cách Tây Tạng sẽ
hiểu thế nào…Cho nên:
- Nếu đây là “màn trình diễn” như nhiều người
nói thì thật hồ đồ. Liệu có ai bỏ thời gian, công sức, và đáng nói nhất là sự
kiên trì bất thối chuyển với sự khổ sở, mệt mỏi, vất vả vô chừng từng ấy năm?
Mình tin không ai có màn "trình diễn" đỉnh cao như vậy. Chỉ có
các bậc chân tu dành trọn đức tin và sức lực của mình cho con đường quí thầy đã
chọn mới có thể thực hiện được. Chỉ có đức tin mãnh liệt mới mang đến cho quí
thầy một nghị lực phi thường để làm một hành trình chưa từng có ai làm nổi ở
Việt Nam.
- Nếu quí thầy là người chỉ cốt thực thi “nhiệm
vụ” nào đó được giao phó thì càng không thể. Đây là nhiệm vụ “bất khả
thi” trên phương diện thông tục.
- Nếu chính quyền thực sự vì đạo pháp, hay ít ra vì
sự nghiêm minh của pháp luật hoàn toàn có thể ngăn chặn hành vi bạo lực của đám
du côn này. Chính quyền hoàn toàn có thể (và phải làm vì trách nhiệm) để giải
đáp sự hoài nghi và dư luận xấu xôn xao trong nhân dân. Nhưng họ đã không làm.
Vì sao? Các bạn có thể hình dung và tự trả lời phần nào nỗi nghi vấn của mình
rồi...
Vậy nên:
- Mình hoài nghi và hoàn toàn không tin những kẻ dẹp
đường, đánh người là những “đệ tử” của thầy Thích Tâm Mẫn. Họ nhân danh để làm
một việc không trong sáng. Còn tại sao họ mượn danh để làm một việc kỳ quái và
thất đức như vậy thì hạ hồi phân giải. Thầy đang trong hành trình phát nguyện
và nhất tâm thực hiện tâm nguyện đó nên đừng yêu cầu thầy cư xử như một người
bình thường là tự bào chữa cho mình. Chữ Nhẫn thầy đang dùng hữu hiệu vừa là
giúp thầy hoàn thành sứ mạng cao cả do thầy tự lựa chọn, vừa tránh những qui
kết (rất có thể xảy ra) nếu thầy bỏ dở chừng, đôi co với họ như những người tầm
thường chúng ta hay lựa chọn trong trường hợp này.
- Mình hoài nghi và tin là có kế hoạch mờ ám đứng
đằng sau những kẻ bặm trợn này. Vì sao họ làm như vậy và vì sao lại cư xử kỳ
cục như vậy thì sau này sẽ sáng tỏ?
Thật kinh khủng khi ai đó trong nỗi bất lực đã lựa
chọn phương pháp đối xử như vậy với một bậc chân tu. Họ đã phỉ báng không chỉ
thầy Thích Tâm Mẫn mà còn phỉ báng đạo Phật. Họ có biết đã làm một việc tội lỗi
lớn nhất mà đạo Phật khuyên nên tránh, là phá hoại đạo pháp, tăng đoàn? Họ có
biết cái quả đắng nào đang chờ họ ở phía trước không?
Xin những ai chưa rõ ngọn ngành đừng nên vội chỉ
trích, chê bai, thóa mạ…hay có những hành động phụ họa với mưu đồ đen tối của
một thế lực đen tối nào đó?
Xin mọi người hãy tin nhân quả và đừng tạo nghiệp ác
hay khẩu nghiệp.
Xin cám ơn!
P/S: Mình đang định post bài viết này thì thấy trên FB có bài của
Paulo Thành Nguyễn chia sẻ. Mình biết bạn là người công giáo nhưng bạn đã lên
tiếng vì chính nghĩa. Những Phật tử như mình xin nợ bạn một lời cám ơn sâu sắc.
Xin post lên để bạn bè tham khảo.
____________________________________
Hành trình phát nguyện của Đại đức
Thích Tâm Mẫn có “yêu quái” cản đường?
Sự việc những người “đệ tử” Đại đức Thích Tâm
Mẫn đánh bể đầu người dân lại một lần nữa làm “nóng” dư luận trong mấy
ngày qua. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh hành trình vạn dặm “một
bước, một lạy” của vị sư này. Trong sự việc trên, đa số các ý kiến là phê
phán theo cảm tính dựa trên hiện tượng.
Đại đức Thích Tâm Mẫn là
ai?
Đại đức Thích Tâm Mẫn tên thật là Lê Minh sinh ngày
6-10-1977 tại Quảng Nam, nguyên là một bác sĩ chuyên khoa, ông quyết định xuất
gia, tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn từ năm 2004.
Năm 2009 ông quyết tâm thực hiện chuyến hành nguyện
bắt đầu từ mồng 2 tết từ Sài Gòn đi Yên Tử (Quảng Ninh) hơn 1800 km.
Mỗi ngày ông đi 3 ca, sáng từ 03h - 06h, từ 08h -
10h, chiều từ 15h - 17h., trung bình đi được 2km. Về lý do thì ông xin được giữ
kín những ước nguyện cá nhân, chỉ cho biết ông vừa hành hương vừa cầu nguyện
cho Quốc thái dân an.
Phương pháp lễ lạy hành hương này vốn quen thuộc đối
với phật tử ở Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Ðộ, nhưng còn khá lạ lẫm với người Việt
Nam nên hành trình của thầy Tâm Mẫn kéo theo nhiều sự hiếu kỳ và lời đồn thổi
gây lo ngại là ông sẽ tự thiêu sau khi đến đích(!?).
“Chơi nổi”, đó là từ mà
những người phản đối dùng để chỉ trích ông, họ cho rằng hành động của ông để
gây sự chú ý. Ngoài ra họ còn cho rằng việc làm của ông gây ảnh hưởng đến giao
thông, làm mất trật tự xã hội, rằng có khi có người mải nhìn mà gây tai nạn thì
ông đã tạo nghiệp chướng.
Những người ủng hộ ông phản biện lại rằng nếu chỉ
muốn nổi tiếng thì ông chỉ cần đi từ chùa Hoằng Pháp đến Bến Thành là đã tạo
được sự kiện, làm sao phải chọn cách gian khổ như thế. Bộ hành vạn dặm đòi hỏi
một ý chí, sự kiên nhẫn và nghị lực rất lớn, vượt lên mọi ham muốn thông
thường. Họ cho rằng, điều này tạo nên một sự cộng hưởng của những trái tim nhân
ái, giúp cho mọi người trong xã hội bớt đi sự vô cảm và sống tốt với nhau hơn.
Anh Nguyễn Văn Phi, một người dân Khánh Hòa đã theo
chân ông suốt 15 ngày cho
biết: “anh đã từng ứa nước mắt khi nhìn Thầy “nhất bộ nhất bái” qua địa
phận Khánh Hòa. Anh trở về nhà với những suy nghĩ khôn nguôi về một cuộc sống
tốt đời đẹp đạo. Theo kinh điển của Đức Phật thì làm người rất khó. Gặp một vị
sư đi 1 bước lại vái lạy dọc từ Nam ra Bắc thì quá khó, rất ít người làm được.
Điều đó khiến tôi rất ngưỡng mộ, chắc là nhiều đời mới có một người. Mình sinh
ra gặp được người như vậy mà không đi cùng được thì thật là tiếc”
Anh cho biết thêm: “dọc đường đi có rất nhiều lần
trời đang nắng gắt lại đổ mưa rào. Nhiều người sẽ tránh mưa nhưng thầy vẫn đi,
đó là động lực để mọi người cùng bước tiếp. Việc có tiếp tục đến Yên Tử thì
không ai dám nói trước, nếu biết được tương lai thì đã thành thánh nhân rồi.
Mỗi đoạn đường theo Thầy đã giúp tôi hiểu ra rất
nhiều điều sướng khổ ở đời, khi đã hiểu thì càng thấy tâm hồn thanh thản hơn”.(1)
Những “đệ tử” đi theo là
ai?
Cùng đi với ông có hai “đệ tử” được cử đi
theo xách hành lý. “Chú tiểu”ném nón cối ở Quảng Bình có tên là Nhuận
Hải, có thông tin nghi ngờ rằng đó là một Trung úy, làm việc tại phòng công tác
chính trị PX15 của sở công an TP. HCM. Và việc có những thái độ tục tĩu và hành
hung người dân là cố tình biến hành trình “nhất bộ nhất bái” của thầy
thành một trò hề tôn giáo.
Theo như những người ủng hộ ông cho rằng hành trình
này đã làm cho chính quyền (CQ) lo ngại vì nó thu hút sự chú ý của nhiều người
dân, dễ gây ra tình trạng mất kiểm soát, nên có lẽ họ (CQ) phải dùng nhiều thủ
đoạn để ngăn chặn.
Một người lấy tên Trần Sơn trên trang youtube
cho biết: “Thầy đã từng bị bọn "côn đồ tự phát" đánh đập thành
thương tích. Thầy phải gián đoạn cuộc hành trình hơn 2 tháng, nằm viện tại bệnh
viện Trung ương Huế. Sau khi đỡ, thầy lại tiếp tục lên đường. Biết là không
ngăn nổi chuyến hành hương của thầy, thì chúng làm một thủ đoạn đê tiện là làm
xấu hình ảnh thầy trong con mắt dân chúng (như đã thấy trong video trên). Đến
mỗi địa phương nào, chúng cũng cử ra một vài tên lưu manh , ăn mặc giả làm
người nhà Phật, theo tháp tùng thầy, bọn này chuyên có hành vi rất côn đồ, hung
hãn, cốt làm xấu mặt thầy. Ai phản ứng lại bọn này, bọn công an nhảy vào cuộc
ngay, "Mời" tất cả về đồn. Bọn chúng đang tìm mọi cách ngăn không cho
thầy đi đến đích.
Tôi dã chứng kiến tận mắt cảnh thầy qua địa phận cầu
Bến Thủy. Thầy lặng lẽ vừa đi vừa bái. Đệ tử đi theo thì có 2, 3 người (có một
cô đứng tuổi nói giọng Nam Bộ). Phật tử người địa phương dắt xe máy, xe đạp, đi
bộ đi theo khoảng gần trăm. Nhưng dẫn đường lại là một người đàn ông lùn, mặc
áo nâu ngắn (giả đệ tử) tay cầm dùi cui, vung lên loạn xạ, miệng chửi thề tục
tĩu, ra vẻ dọn đường cho thầy đi.” (2)
Một sự việc khác diễn ra vào ngày 02/6/2012 trong
hành trình đến Ninh Bình, khi rất đông phật tử và người dân Tam Hiệp, chờ sư
Thích Tâm Mẫn đến thuyết pháp tại chùa Trung Sơn. Trước đó người dân đã khó
hiểu vì sự xuất hiện của rất nhiều công an sắc phục.
Khi sư Mẫn đến thì 10 phút sau đó mọi người được
thông báo là buổi thuyết pháp không được phép diễn ra theo yêu cầu từ phía
chính quyền. Một bạn có nick rubi dona cho
biết “Rất nhiều phật tử đã khóc khi không được nghe thầy ban pháp nhũ.
Nhìn thầy con thấy một "đường tăng" trên đường thỉnh kinh đi qua các
nước láng giềng không được vua nước nọ đón tiếp.
A di đà Phật! trên con đường tu tập gặp rất nhiều
trông gai và thử thách đó coi như là 1 kiếp nạn mà thầy, đệ tử và phật tử phải
trải qua”. (3)
Theo triết gia Immanuel Kant thì “Một ý định tốt
không phải do những gì nó tác động hay thực hiện. Nó tốt trong chính bản thân
nó, cho dù có thành công hay không. Ngay cả nếu ý định này thiếu quyền năng để
đạt đến mục đích; nếu đã nỗ lực tối đa vẫn không thực hiện được bất cứ điều gì
cả…thì nó vẫn sẽ tỏa sáng như một viên ngọc quý vì chính bản thân nó đã có giá
trị đầy đủ”.
Hành trình vạn dặm này căn bản là một ý định tốt đẹp
của một người tu - hành. Việc chúng ta đón nhận nó bởi tự thân nó đã là điều
tốt chứ không do những yếu tố bên ngoài tạo nên.
Hầu như rất ít người hiểu rõ tường tận sự việc mà
chỉ biết việc này qua một số sự kiện được thông tin trên mạng. Tôi cho rằng
giáo hội Phật giáo nên tìm hiểu rõ sự việc trên vì người liên quan chính đến sự
việc là một nhà sư, một Phật tử. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh
và uy tín của giáo hội Phật giáo.
Dưới đây là những gương mặt tự nhận là "đệ
tử" của thầy Thích Tâm Mẫn. Họ là ai, nhận nhiệm vụ từ ai chắc sau này
sẽ có câu trả lời:
SGTT.VN - Càng ngày cán bộ quản giáo trại giam X
càng thắc mắc về hành vi kỳ quặc của tù nhân H. Ngay khi bước từ sân toà án lên
ôtô về trại giam, cậu ta đã nhấp nhổm không yên, cuối cùng chịu không nổi phải
e dè hỏi cán bộ áp giải rằng xe chở tù có phải là xe Trung Quốc không. Nhận
được câu trả lời “Không phải”, cậu ta mới chịu an toạ.
Rồi từ đó, trong suốt thời gian thụ án, cậu ta dứt
khoát không đụng tới hàng Trung Quốc: không ăn, không mặc, không dùng xà bông,
bàn chải, khăn tắm... nghĩa là bất cứ thứ gì có dòng chữ “Made in China”. Thậm
chí, hôm nào trại tổ chức chiếu phim cho tù nhân xem mà trúng phim Trung Quốc
thì cậu bịt tai và nhắm tịt mắt trong suốt buổi chiếu.
Một hôm, cán bộ quản giáo quyết gọi H. lên hỏi cho
ra lẽ:
– Nè, sao chú em ghét hàng Trung Quốc dữ vậy?
– Không lẽ cán bộ chưa biết vì sao em vô đây?
– Sao không, chú em phạm tội cướp giật tài sản, chịu
án bảy năm tù giam.
– Dạ đúng, nguyên là em và đứa bạn túng tiền xài nên
rủ nhau đi cướp. Phát hiện một đôi tình nhân đang ngồi tâm sự, bọn em nhào đến
kề dao hăm doạ...
– Chuyện này trong bản án có rồi, kể lể chi nữa?
– Cán bộ phải bình tĩnh mà nghe đã. Bị kề dao, cặp
kia hoảng quá đưa cho em cái iPhone. Hai đứa hí hửng đem bán, chắc mẻm kỳ này
trúng đậm ăn chơi cả tuần không hết... Vậy mà tụi em xài chưa tới một bữa đã
cạn tiền, sau đó bị bắt nhốt, bị xử đứa bảy năm, đứa năm năm tù!
– Ủa, ai biểu tụi bây cướp hàng có giá trị thì phải
chịu án cao, than thở nỗi gì?
– Cái điện thoại đó bán được có 350.000 đồng à cán
bộ ơi!
– Xạo mày, iPhone nào giá bèo vậy? Chẳng lẽ...
– Cán bộ nghi đúng rồi đó! Thà cướp được món đồ chục
triệu thì bị xử thế cũng đáng, đằng này... Xin lỗi cán bộ cho em xả cục tức! Bà
mịa nó! Cái iPhone tụi em cướp được là hàng... Trung Quốc!
Người già chuyện
Công ty thủy sản Bình An gửi thông báo hỏa tốc đến
các ngân hàng cũng như tổ chức, cá nhân nào nhận cầm cố 25 triệu cổ phần của bà
Diệu Hiền, nhanh chóng liên hệ với công ty từ nay đến ngày 23/8.
Thông báo do ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Công ty
cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) ký ngày 19/8. Nội dung Bianfishco gửi đến
các ngân hàng và tổ chức, cá nhân nào đang nhận cầm cố 25 triệu cổ phần của bà
Phạm Thị Diệu Hiền (vợ ông Trí) hãy nhanh chóng liên hệ với ông và thư ký Phạm
Kim Chi để đối chiếu nợ nần.
Sau ngày 23/8, nếu không ai có ý kiến tranh chấp về
25 triệu cổ phần của bà Hiền, Bianfishco tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh
mới. Trong giấy phép mới, bà Diệu Hiền không còn đại diện theo pháp luật của
Bianfishco mà thay thế bằng ông Trần Văn Trí (chồng bà Diệu Hiền) và cơ cấu lại
cổ đông chiến lược.
Trong thông báo, ông Trí lý giải phải làm như vậy
Bianfishco mới nhanh chóng giải quyết nợ nần cho nông dân, nhất là trả 30% tiền
cho người nuôi cá vào cuối tháng 8 để tránh phải giao nhà máy cho nông dân tiếp
quản.
Thủ tục cấp đăng ký kinh doanh mới cho Bianfishco
nhùng nhằng suốt hai tháng qua và lý do mới nhất là cùng một lúc có 3 ngân hàng
tuyên bố có quyền liên quan tới hàng chục triệu cổ phần do bà Diệu Hiền đứng
tên. Theo tuyên bố của các ngân hàng, lúc còn làm Tổng giám đốc, bà Diệu Hiền
đã thế chấp 8 triệu cổ phần tương đương 80 tỷ đồng cho ACB Cần Thơ vào tháng
6/2009. Hơn một năm sau, ngày 2/8/2010 bà thế chấp tất cả cổ phần nắm giữ tại
Bianfishco cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Sở giao
dịch 2, TP HCM. Đến ngày 11/1/2011, 25 triệu cổ phần tương đương 250 tỷ đồng
(50% vốn đều lệ của Bianfishco) tiếp tục được bà Diệu Hiền thế chấp cho Ngân
Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh khu vực Cần Thơ - Hậu Giang.
Giữa tháng 7/2011, bà Hiền ký hợp đồng chuyển nhượng
25 triệu cổ phần cho Công ty cổ phần Đầu tư, tư vấn, dịch vụ Hồ Mây (Hà Nội)
thông qua ủy thác của Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Hahubank). Khi sáp nhập, 25
triệu cổ phần này được Hahubank chuyển sang cho SHB. Khi Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cần Thơ làm thủ tục thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
Bianfishco, trong đó ghi nhận người đại diện mới của công ty là ông Trần Văn
Trí và SHB là cổ đông lớn nhất, chiếm 50% vốn điều lệ (thay thế cổ phần của bà Hiền),
lại thấy 25 triệu cổ phần của nữ đại gia thủy sản miền Tây vẫn còn “kẹt” tại
VDB khu vực Cần Thơ - Hậu Giang và BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 2, TP HCM.
Liên quan đến nợ nần của Bianfishco, một trong những
người đến trước cổng biệt thự của bà Diệu Hiền trên đường 30/4, TP Cần Thơ để
đòi nợ có bà Huỳnh Thị Ngộ (60 tuổi), vợ ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc
Công ty Thủy sản Cafatex đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Chế biến
và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Theo bà Ngộ, lần được Công ty Bình An trả nợ gần
nhất là 2 tỷ đồng vào tháng sáu. Hiện Bianfishco còn nợ bà Ngộ 38 tỷ đồng nên
đất đai của gia đình đã thế chấp ngân hàng, cầm cố cho công ty cung cấp thức ăn
và không có tiền trả cho đối tác cũng như lương công nhân.
Thiên Phước
Nguuonf: VnExpress
Chuẩn bị bước vào
năm học mới, mẹ của cu út nhà minh (tức là vợ mình) ra hiệu sách mua về cho con
một bộ sách lớp 3 mới tinh, giao nhiệm vụ cho bố nó (tức là mình) : “Anh phải
sắp xếp thời gian, lên kế hoạch để khẩn trương tiến hành việc bọc sách cho con.
Mà anh phải bọc cho đẹp nhằm tạo điều kiện cho con chúng mình học giỏi”.
Như bao lần khác, tất nhiên là mình răm rắp tuân
lệnh. Trong nhà, việc mình luôn luôn nghe lời và kính trọng vợ đã trở thành một
qui luật, một tất yếu mang tính khách quan. Thấy mình nhanh chóng thi hành, vợ
mình vui lắm, vừa quét nhà vừa huýt sáo và cười bảo: Anh mà không nghe lời em
thì em sẽ tiến hành cưỡng chế đấy, em là em không có dọa anh đâu.
Đang thao tác ngon trớn, bọc đến quyển TIẾNG VIỆT 3
– Tập Hai thì bỗng phát hiện ra một vấn đề mình cho là quan trọng. Mình đăng
lại đây để nhờ bà con cho ý kiến nha, đó là: KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG LÀ KẺ THÙ
NÀO?
Chủ điểm đầu tiên của cuốn sách này là Bảo vệ Tổ
Quốc. Bài đầu tiên của chủ điểm và cũng là của cuốn sách là bài “Hai Bà Trưng”,
kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Các địa danh trong bài được nêu ra cụ thể là: Mê
Linh, thành Luy Lâu.
“Phe ta” có các nhân vật:Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi
Sách, đoàn quân khởi nghĩa.
“Phe địch” được liệt kê theo thứ tự trong bài: giặc
ngoại xâm, quân xâm lược, tướng giặc Tô Định, kẻ thù, giặc, quân thù và cuối
cùng lại là ngoại xâm.
Tội ác của “địch” được vạch trần, tố cáo mạnh mẽ
trong đoạn đầu tiên: “Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương
màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến
bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng”, từ đó “Lòng dân oán hận
ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược”.
Đọc đi đọc lại cả bài bao nhiêu lần, quên cả việc
bọc sách cho thằng cu, mình cũng không thấy chỗ nào nói rõ kẻ thù của Hai Bà
Trưng, cũng là kẻ thù của đất nước ta hồi đó, là kẻ thù nào. Đây là bài nằm
trong chủ điểm Bảo vệ Tổ Quốc, lại không dám nêu rõ danh tính kẻ thù của Hai Bà
Trưng, là làm sao?
.
Đanh thép tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm nhưng
không muốn cho các cháu biết đó là giặc nào? Rồi ‘lòng dân oán hận ngút trời’,
các cháu cũng không được quyền biết lòng dân oán hận ai? Rồi thì ‘chỉ chờ dịp
vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược’, các cháu cũng mù tịt luôn, chẳng được quyền
hiểu rõ là đánh đuổi bọn xâm lược nào?
Lẽ nào trong SGK dành cho các cháu nhi đồng, người
lớn lại tiếp tục thể hiện sự né tránh, sợ hãi, hèn nhát?
Muốn tránh cũng chẳng được. Các cháu khi học bài này
chắc chắn sẽ hỏi cô giáo: “thưa cô, kẻ thù của Hai Bà Trưng là giặc nào?”, và
chắc chắn cô giáo phải trả lời thẳng vào câu hỏi, không thể né tránh sự thật
lịch sử như SGK được.
Trước tâm hồn bé bỏng trong trắng của các cháu mà
người lớn dám cắt xén, bưng bít sự thật lịch sử, thì đó là một cái tội không
nhỏ. Cái tội này đối với tiền nhân, đối với lịch sử dân tộc còn to hơn nhiều.
Từ những năm tháng đầu tiên dưới mái trường, các thế
hệ con cháu của chúng ta phải được học, được biết sự thật lịch sử này.
SGK Tiếng Việt 3 không được lươn lẹo né tránh nữa,
mà phải nói cho rõ rằng: Kẻ thù của Hai Bà Trưng chính là GIẶC HÁN!
Tâm Sự Y Giáo
Theo: Blog TSYG.
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-*-
ĐƠN TỐ CÁO và KHIẾU NẠI (lần 5)
Kính gửi:
Công An phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam.
Công An TP Phủ Lý, Hà Nam.
Công An tỉnh Hà Nam.
Bộ Công An
Đồng Kính gửi:
Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Hà Nam.
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.
Các Cơ quan Truyền Thông.
Các Tổ chức Nhân Quyền.
Những Công dân Việt Nam quan tâm đến Công Lý và Sự Thật.
Tên tôi: Trần Thị Nga. Số CM: 168125829. do CA Hà
Nam cấp ngày 12/06/2001.
Nơi ở: Đường Trần Thị Phúc, Tổ 8 phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam.
Hộ khẩu thường trú: xóm 3, Đồng Phú, Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam.
Điện Thoại liên lạc: 0972.572585.
Tôi xin trình bầy với quý cơ quan nội dung khiếu nại
của tôi như sau:
Ngày 04/01/2012, Trung tá Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng
CA phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam đã xác nhận không đúng sự thật trong
ĐƠN XIN XÁC NHẬN của chị Nguyễn Thị Thuý Mai với nội dung sai lạc là tôi là vợ
ngoài giá thú của chồng chị ta. Đây là sự khởi đầu cho những lá thư nặc danh,
rải truyền đơn đe doạ giết cả nhà tôi, ép xe doạ giết khi mẹ con tôi đi đường,
đổ mắm tôm vào nhà khi tôi đi vắng, nhỏ keo 502 vào ổ khoá khi mẹ con tôi đang
ngủ, dùng thép gai rào cửa thoát hiểm và bao vây cửa trước, ăn cướp máy ảnh.
Đặc biệt gần 12h đêm hôm qua ngày 15/08/2012 họ còn thả rắn vào trong nhà tôi.
Đã 04 lần tôi làm Đơn Khiếu Nại gửi đến CA Phường,
CA Tỉnh, Viện Kiểm Sát tỉnh Hà Nam yêu cầu điều tra làm rõ nội dung xác nhận
của Trung tá Nguyễn Hồng Thanh để trả lại sự thật hầu mang lại sự bình yên cho
gia đình tôi. Tôi cũng yêu cầu điều tra những kẻ gửi thư nặc danh, rải truyền
đơn đe doạ, ép xe doạ giết, đổ mắm tôm, nhỏ keo 502 vào ổ khoá, rào của thoát
hiểm, cướp máy ảnh của tôi. Ngày 29/05/2012 CA Phường đã trả lại tôi máy ảnh
với kết luận: “Chưa điều tra ra kẻ cướp máy ảnh của tôi.” Ngày 10/07/2012 tôi
đến CA Phường giao nộp đoạn video có mặt kẻ cướp máy ảnh của tôi ngày
24/03/2012 để làm bằng chứng giúp công an điều tra khởi tố theo quy định của
pháp luật nhưng CA Phường không dám nhận.
Ngày 10/07/2012 CA Phường có gửi giấy mời tôi lên
làm việc về nội dung đơn khiếu lại lần 3 của tôi.
Trong buổi làm việc tôi đã được xem lá đơn viết tay
xin tạm trú ký tên Phan Văn Phong xin đăng ký tạm trú tại nhà tôi ngày
31/03/2010, với lý do tôi là vợ ngoài giá thú của anh ta nhưng không có chứ ký
xác nhận sự đồng ý của tôi cho anh Phong tạm trú tại nhà tôi cũng như không có
sự xác nhận tôi là vợ ngoài giá thú của anh Phong. Lá đơn đó không đúng với quy
định của luật đăng ký tạm trú được treo ngay trong phòng tiếp dân của CA
Phường.
Sau khi có sự xác nhận của CA phường Hai Bà Trưng,
cuộc sống của bản thân và gia đình tôi đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đích thân
anh Phan Văn Phong đã 3 lần gửi đơn và 2 lần đến CA Phường yêu cầu làm rõ nội
dung xác nhận gây ảnh hưởng đến tôi. Ngày 06/03/2012 Trưởng CA phường, Trung tá
Nguyễn Hồng Thanh và CA viên Nguyễn Duy Nam có làm việc với anh Phong. Trong
buổi làm việc đó anh Phan Văn Phong đã ghi rõ trong biên bản làm việc: “Trước
Công An Phường tôi xin huỷ bỏ lời khai ngày 31/03/2010 vì những lời khai trong
đơn đó tôi viết là không đúng sự thật.”
Sau khi được xem các giấy tờ trên trong hồ sơ của CA
Phường, tôi đã yêu cầu CA Phường làm thủ tục huỷ bỏ nội dung xác nhận của
Trưởng CA Phường ngày 04/01/2012, để trả lại sự thật và sự bình an cho bản thân
và gia đình tôi. Cũng trong buổi làm việc này, tôi yêu cầu biên bản phải được
sao làm hai bản; mỗi bên giữ một bản. Vì đã rất nhiều lần tôi gửi đơn và làm
việc với CA Phường, tôi đều yêu cầu có giấy xác nhận nhận đơn và biên bản làm
việc nhưng CA phường không chịu làm mà ỉm đi không chịu trả lời. Những lần làm
việc sau khi tôi nhắc đến những lá đơn những buổi làm việc trước đó thì CA
Phường đều chối bỏ và hỏi: “Đơn nào? Nộp khi nào? Nộp cho ai?” CA Phường không
đáp ứng các yêu cầu chính đáng của tôi. Phó CA phường Ngô Văn Hậu trả lời:
“Chúng tôi đã xác nhận rồi thì không có chuyện huỷ bỏ, việc tố cáo, khiếu nại
là việc của chị.” Kết quả là buổi làm việc không thành.
Ngày 20/07/2012 tôi tiếp tục làm đơn gửi CA và Viện
Kiểm Sát yêu cầu nhận bằng chứng là đoạn video để điều tra kẻ cướp và khởi tố
theo quy định của pháp luật.Điều tra người CA giao thông vô trách nhiệm ngày
24/03/2012 để sử lý theo quy định của pháp luật. Tôi cũng yêu cầu điều tra hồ
sơ để huỷ bỏ xác nhận không đúng sự thật của Trưởng CA Phường ngày 04/01/2012
nhưng không được hai cơ quan này trả lời.
Anh Phan Văn Phong sau khi nhận ra việc khai sai sự
thật đã gây những hậu quả bất công cho tôi, anh đã phải 3 lần viết đơn và 2 lần
đích thân đến CA Phường để yêu cầu làm việc xin huỷ bỏ lời khai để trả lại sự
thật. Còn CA Phường là cơ quan hành pháp, là một bộ phận của chính quyền khi
dựa vào lời khai không đúng sự thật, không đúng quy định của luật Đăng ký tạm
trú mà xác nhận với nội dung sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng và cuộc sống của tôi đã không sửa sai mà trái lại còn trả lời một cách vô
trách nhiệm như Phó Công an Phường Ngô Văn Hậu.
Cơ quan CA Tỉnh , Viện Kiểm Sát Tỉnh là cơ quan giám
sát pháp luật đầu não của tỉnh cũng đã làm ngơ trước những lá đơn và tài liệu
bằng chứng mà tôi đã gửi đến, yêu cầu họ điều tra theo quy định của pháp luật.
Nay tôi làm Đơn Tố Cáo và Khiếu Nại này gửi tới quý
cơ quan hữu trách những yêu cầu sau:
1. Yêu cầu CA phường Hai Bà Trưng làm giấy huỷ bỏ
nội dung xác nhận không đúng sự thật để trả lại sự thật và sự bình yên cho bản
thân và gia đình tôi.
2. Yêu cầu điều tra những kẻ nào gửi thư nặc danh, rải truyền đơn đe doạ, ép xe
doạ giết, đổ mắm tôm vào nhà, nhỏ keo 502 vào ổ khoá nhà tôi và khởi tố theo
quy định của pháp lụât.
3. Yêu cầu nhận bằng chứng là đoạn video quay mặt kẻ cướp máy ảnh của tôi ngày
24/03/2012 để điều tra khởi tố theo quy định của pháp luật.
4.Điều tra người CA giao thông vô trách nhiệm ngày 24/03/2012 để sử lý theo quy
định của pháp luật.
Vì an toàn tính mạng của bản thân và gia đình tôi,
vì sự bình an của xã hội Việt Nam, vì trách nhiệm và nghĩa vụ của ngành, tôi đề
nghị ngành Công an và Viện Kiểm Sát hãy điều tra theo quy định của pháp luật.
Kính mong các cơ quan Truyền thông, các tổ chức Nhân
Quyền, những Công dân Việt Nam quan tâm đến công lý và sự thật theo dõi, giám
sát sự việc này để đảm bảo tính mạng cho gia đình tôi nói riêng, cho sự bình an
của toàn dân Việt Nam nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người đàn ông ngồi trên xe máy đỏ đi vào cửa hàng
Băng hình chính là kẻ đã cướp máy ảnh của tôi ngày 24/03/2012.
Người cảnh sát giao thông chính là kẻ khi rằng co
với kẻ cướp tôi bám vào tay hắn kêu cứu “anh là CA anh phải giúp tôi vì tôi
đang bị cướp” hắn không nói gì, không giúp mà gạt tay tôi ra để mặc kẻ cướp
dùng khuỷ tay đánh vào bụng tôi khi tôi đang mang thai.
con Rắn đang bò từ cửa vào
Gần 12h đêm 15/08/2012 hai mẹ con tôi đang ngủ nghe
tiếng lạch cạch ngoài cửa, dậy bật điện lên thấy con Rắn đang bò từ cửa vào.
Sau khi đánh chết con rắn mở cửa ra để vứt ra ngoài thì thấy một người đàn ông
khoảng hơn 30 tuổi ngồi trên xe máy, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang đứng trước
cửa. Thấy tôi ra hắn giả vờ hỏi thăm nhà hàng xóm, khi tôi bật điện cửa hắn
cuống cuồng nổ máy xe bỏ chạy.
Ngày 20/02/2012 tôi đã làm đơn lần 2. Người nhận là
Phó CA phường: Ngô Văn Hậu. anh ta trả lời “là người dân có việc gì chị cứ viết
đơn gửi chúng tôi, còn nhận hay ko? Điều tra như thế nào là việc của chúng tôi,
chị không có liên quan để yêu cầu chúng tôi điều tra”. Tôi đã hỏi anh ta : Xin
hỏi anh đã học hết ngôn ngữ tiếng Việt chưa? Bản thân tôi là người bị hại, tôi
là người làm đơn Khiếu Nại yêu cầu điều tra anh lại bảo tôi không liên quan là
sao?. Hắn không nói gì và đơn của tôi đúng như hắn nói “nghĩa là để xó”
Biên bản làm việc anh Phan Văn Phong xin huỷ bỏ lời
khai không đúng sự thật ngày 31/03/2010 (1)
Biên bản làm việc anh Phan Văn Phong xin huỷ bỏ lời
khai không đúng sự thật ngày 31/03/2010 (2)
Nội dung xác nhận của Trưởng CA phường
Biên lai gửi Đơn Khiếu Nại lần 4
Biên lai gửi đơn Khiếu Nại lần 3
Thư Nặc danh, Truyền đơn đe doạ, biên lai gửi đơn
thư Khiếu nại
Ngày 10/07/2012 CA phường có giấy mời tôi lên làm
việc về nội dung đơn khiếu lại lần 3 của tôi. Trong buổi làm việc tôi có nhắc
đến lá đơn Khiếu Nại lần 1 và lần 2.
Phó CA phường: Ngô Văn Hậu
- CA viên Trần Duy Nam hỏi: Chị nộp cho ai? Nộp khi
nào?.
- Tôi: Ngày 14/02lần 1 người nhận là CA khu vực Đinh
Xuân Thọ. ngày 20/02 lần 2 cho phó CA phường Ngô Văn Hậu và nói lại câu anh Hậu
đã nói.
- Ngô Văn Hậu: chị nộp cho CA phường chứ không phải
nộp cho Phó CA phường.
- Tôi: Vậy các anh là ai?
- Hậu: Chúng tôi là CA phường.
- Tôi: Anh nhận đơn và nói như thế, giờ tôi nói lại nguyên văn đấy.
Khi tôi yêu cầu làm thủ tục huỷ bỏ lời xác nhận
không đúng sự thật ngày 04/01/2012 thì PCA phường Ngô Văn Hậu:
- Chúng tôi xác nhận việc của anh Phan Văn Phong
liên quan gì đến chị mà chị yêu cầu với Khiếu nại.
- Tôi: Vậy tại sao trưởng CA phường viết tên và địa chỉ của tôi vào? Không liên
quan đến tôi thì làm thủ tục huỷ tên và địa chỉ của tôi đi.
- Hậu: Chúng tôi đã xác nhận rồi thì không có chuyện huỷ bỏ, việc tố cáo, khiếu
nại là việc của chị.
Số ĐT Công an phường Hai Bà Trưng 0351.3851761
Kẻ ép xe đe doạ giết mẹ con tôi ngày 05 tết âm lịch
2012
Kẻ ép xe đe doạ giết mẹ con tôi ngày 05 tết âm lịch
2012
Công an Nguyễn Đức Thống, đại uý phòng PC 35 CA Hà
Nam giả danh côn đồ trong ngày tôi bị cướp máy ảnh 24/03/2012
Điểm Tin Thứ Hai 20.08.2012
Khánh Trâm: Viết
tiếp cho bài “VIỆT NAM: XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ”
(Nguyễn Trọng Tạo) - “là muốn biết chuyện trong nước phải nghe đài báo nước
ngoài, và báo chí ở TP HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi
bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột … Cả nước có gần 700 tờ báo nhưng khi sự
kiện bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu thì không thấy đưa tin và những trường hợp
dân oan mất đất trên khắp ba miền từ Bắc chí Nam thì báo chí quốc doanh chỉ đưa
tin có lợi cho chính quyền.”
Hành trình phát nguyện của Đại đức Thích Tâm Mẫn có
“yêu quái” cản đường? (FB Paulo Thành Nguyễn) - “Cùng đi với ông
có hai ‘đệ tử’ được cử đi theo xách hành lý. ‘Chú tiểu’ ném nón cối ở Quảng
Bình có tên là Nhuận Hải, có thông tin nghi ngờ rằng đó là một Trung úy, làm
việc tại phòng công tác chính trị PX15 của sở công an TP.HCM. Và việc có
những thái độ tục tĩu và hành hung người dân là cố tình biến hành trình ‘nhất
bộ nhất bái’ của thầy thành một trò hề tôn giáo”.
Mưu bẩn (Thùy Linh) - “Thật kinh khủng
khi ai đó trong nỗi bất lực đã lựa chọn phương pháp đối xử như vậy với một bậc
chân tu. Họ đã phỉ báng không chỉ thầy Thích Tâm Mẫn mà còn phỉ báng đạo Phật”.
Tẩu! (NV Utah) - “Từ Vinashin làm
thiệt hại công quỹ hơn 4 tỷ đôla sang Vinalines mua những con tàu cũ kỹ không
thể đưa vào xử dụng với giá từ 20 triệu đến 80 triệu đôla rồi… vứt trên sông
biển cho rỉ sét thì việc bỏ ra xấp xỉ 20 triệu đôla để đầu tư vào một dự án
thiệt – dù mơ hồ về khả năng sinh lợi – nhưng tẩu được cả của lẫn người sang đế
quốc Mỹ thì con số đó đã thấm vào đâu mà dân Mỹ phải lo nhặng lên!”
Nhắn mấy Bác an ninh Quận Hà
Đông (Phe áo đỏ HĐ) - “Đi biểu tình chống Trung Quốc là thể
hiện tinh thần yêu nước, là việc làm không vi phạm pháp luật. Vậy nên bất cứ ai
sống trên đất nước Việt Nam này, thậm chí cả đồng bào đang sinh sống và học tập
ở nước ngoài đều có quyền tham gia… Thế nên từ nay trở đi nếu các bác trẻ An
ninh Quận Hà Đông mà đã được đọc những tâm sự này của nhà cháu thì tốt nhất là
không phải mất công, tốn sức vào những việc không đâu”
Luật sư Lê Quốc Quân bị 3 tên
côn đồ tấn công! (Blog Thành) - “Sau anh Nguyễn Hữu Vinh và nay đến Ls
Lê Quốc Quân bị hành hung trắng trợn cho thấy chúng nó không còn coi luật pháp
là gì và các cam kết Quốc tế về quyền con người là trò cười”
Đại Vệ Chí Dị: Nước Vệ triều
nhà Sản năm thứ 67 (Người Buôn Gió) - “Họ Nguyễn người
trấn Đoài bị phạt hơn 7 triệu quan tiền. Bên miền trong gia đình nhà họ Huỳnh
xứ Chiêm Thành cũ phạt cả nhà còn nhiều hơn gấp bội. Triều đình vừa xử phạt vừa
gấp rút soạn lệ phạt lên thành bộ luật… Xưa vẫn có câu ‘đéo ai đánh thuế được
thằng nói phét’ xem ra bây giờ không đúng ở thời này nữa rồi”.
Người Việt dùng hàng Việt, còn
khuya! (Nghĩa Nhân) - Chúng ta những người tiêu dùng thông minh
và có lương tâm cũng cần phải suy nghĩ lại, liệu có tiếp tay làm giàu cho các
“tài năng” bất lương này hay không?
Một bài báo của Trung Quốc bịa
đặt trắng trợn và nực cười (Tiền phong) - Quen thói dọa
dẫm, bài báo viết, nhiệm vụ trung tâm của Hạm đội Nam Hải và hai lữ đoàn lính
thuỷ đánh bộ là “thu hồi các đảo bị cưỡng chiếm, bảo vệ quyền lợi biển”, “chuẩn
bị sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự để thu hồi lãnh thổ và các quyền lợi
biển”, “chỉ cần trung ương ra lệnh là hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ sẽ xung
trận ngay”…
Hệ tại chức: Duy trì hay “đóng
cửa”? (Tuổi trẻ) - Duy trì hay đống cửa? Câu hỏi theo hai hướng khác
nhau này được bạn đọc thảo luận sôi nổi, trái chiều và cũng không kém phần gay
gắt.
Dân khổ, mặc dân
(ĐĐK)
- Ai cũng biết, ngành điện đang kêu lỗ nặng, còn treo hàng chục ngàn tỷ đồng
nhưng lại vung tay bỏ ra hàng chục tỷ để đầu tư cho hàng trăm cán bộ đi nước
ngoài.
Kiều hối chảy về, chất xám
chảy đi (VNN) - Mối quan ngại về “chảy máu” chất xám càng trở nên
sâu sắc hơn đối với các nước đang phát triển, khi nguồn lực chất lượng cao
“thất thoát” sang nước ngoài.
Chủ nhân quần đảo Senkaku mệt mỏi về tranh chấp chủ
quyền Nhật-Trung (RFI) - Bốn trong số năm hòn đảo nhỏ thuộc quần
đảo Senkaku là thuộc sở hữu tư nhân. Thế nhưng, đây là biểu tượng trong cuộc
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các bên liên quan tại vùng Đông Á : Thống đốc
Tokyo muốn giữ bằng bất cứ giá nào, chính phủ Nhật Bản kiên quyết bảo vệ, Đài
Loan tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, còn Trung Quốc thì coi việc khẳng định
chủ quyền ở đây là một « ưu tiên quốc gia ».
Libya : Đánh bom kép ở Tripoli ngày cuối tháng chay
Ramadan (RFI) - Hôm nay, ngày 19/8/2012, tại thủ đô Tripoli của
Libya đã liên tiếp xảy ra 2 vụ tấn công bằng xe hơi có cài bom, làm ít nhất 2
người chết và 4 người bị thương. Các vụ tấn công này xãy ra đúng vào ngày lễ
Eid al-Fitr, ngày kết thúc tháng chay Ramadan của người Hồi Giáo.
Bão Kai-Tak tại Việt Nam: 10 người chết
(RFI)
- Bão số 5, tên quốc tế là Kai-Tak, đã gây thiệt hại nặng nề về người và của
tại Việt Nam với 10 trường hợp tử vong, hơn 10 trường hợp bị thương hoặc mất
tích, hơn 5 000 ngôi nhà bị hư hại.
Vụ án Khmer Đỏ: Ngoại trưởng Cam Bốt bị tố cáo can
thiệp vào xét xử (RFI) - Ngày 15 /08/2012, các luật sư biện hộ
cho ông Nuon Chea, một cựu lãnh đạo Khmer Đỏ đang bị xét xử về tội diệt chủng ở
Cam Bốt, đã yêu cầu Tòa án xét xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là phải tỏ
thái độ đối với chính quyền Cam Bốt. Các luật sư này tố cáo Ngoại trưởng Cam
Bốt Hor Namhong là can thiệp vào vụ xử.
Ngân hàng tư nhân lớn nhất Đức bị nghi ngờ giao dịch
với Iran (RFI) - Theo tờ New York Times số ra hôm qua, ngày
18/8/2012, được AFP trích dẫn, chính quyền Mỹ đang tiến hành điều tra tập đoàn
ngân hàng Deutsche Bank của Đức vì nghi ngờ ngân hàng này đã chuyển hàng tỷ đô
la vào tài khoản của Iran, Soudan và nhiều nước đang là đối tượng lệnh trừng
phạt tài chính quốc tế. Deutsche Bank là tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất
nước Đức với nguồn vốn được xếp thứ 8 trong hệ thống ngân hàng tại Châu Âu.
Philippines: Bộ trưởng Nội vụ mất tích vì tai nạn
máy bay (RFI) - Đích thân Tổng thống Philippines vào hôm nay
19/08/2012 đã đứng ra hướng dẫn việc tìm kiếm Bộ trưởng Nội vụ Jesse Robredo,
bị mất tích trong tai nạn máy bay ngày hôm qua. Chiếc Cessna chở vị bộ trưởng
đã bị rơi gần đảo Masbate, vùng trung bộ Philippines, trong lúc đang tìm cách
đáp khẩn cấp xuống đảo, do sự cố kỹ thuật.
Senkaku/Điếu Ngư : Trung Quốc bật đèn xanh cho biểu
tình chống Nhật (RFI) - Bắc Kinh hôm nay 19/08/2012 đã lên tiếng
phản đối mạnh mẽ sự kiện người Nhật đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo
Tân Hoa Xã, bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc nhở Tokyo là phải chấm dứt mọi hành
động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh
được cho là đã nhắm mắt cho dân chúng biểu tình chống Nhật.
Châu Mỹ La Tinh ủng hộ Ecuador trong vụ bảo vệ chủ
nhân WikiLeaks (RFI) - Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange
vào hôm nay, 19/08/2012 vẫn trú ẩn trong Đại sứ quán Ecuador tại Luân Đôn. Ông
từng cho biết sẽ phát biểu công khai với công chúng vào hôm nay « trước » cơ sở
ngoại giao Ecuador, với nguy cơ là bị cảnh sát Anh Quốc bắt giữ ngay lập tức.
Chính quyền Syria bác bỏ tin phó tổng thống trốn ra
nước ngoài (RFI) - Hôm qua, ngày 18/08/2012, chính quyền Damas đã lên
tiếng bác bỏ thông tin cho rằng phó tổng thống Syria ông Farouk al-Chareh đã
đào thoát ra nước ngoài. Đài truyền hình quốc gia Syria còn đăng bản thông cáo,
theo đó, ông Chareh hoan nghênh việc bổ nhiệm nhà ngoại giao Lakhdar, người
Algeri, thay thế ông Kofi Annan làm đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về hồ sơ
Syria.
Chết người vì sập hầm ở Nghệ An (BBC) - Ít nhất hai người
thiệt mạng, năm người bị thương, trong đó có người nước ngoài, vì vụ sập hầm
thủy điện Nậm Pông ở tỉnh Nghệ An.
Ông Lý Tống rời trại giam (BBC) - Ông Lý Tống,
người bị kết án sáu tháng tù vì vụ tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, đã rời trại
giam sáng ngày 18/8.
Biểu tình Việt Phi vì Biển Đông? (BBC) - Cộng đồng người
Mỹ gốc Việt và Philippines dự định cùng tập hợp ở Washington DC để phản đối
hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nổ bom ở Afghanistan giết chết 4 người
(VOA)
- Các giới chức Afghanistan cho biết một vụ nổ bom tại một ngôi chợ đông người
trong tỉnh Herat ở miền tây đã giết chết 4 người. Một phát ngôn viên của chính
quyền tỉnh nói rằng 12 người khác bị thương trong vụ nổ hôm nay, trong đó có 3
cảnh sát viên. Vụ nổ bom xảy ra 3 ngày sau khi một quả bom gài trên xe đạp gây
thương tích cho 14 người ở thành phố Herat, thủ phủ tỉnh Herat. Quả bom ...
“Activist” là “nhà hoạt động”
hay “kẻ phản động”? (Anh Vũ) - “Tóm lại là, NBG ạ, ‘activist’ có phải
là nhà hoạt động hay không thì phải xét đến tính Đảng, hiểu rõ chưa? Nếu không
có tính Đảng, thậm chí lại như có ý góp ý, phê bình Đảng, thì gọi là ‘kẻ phản
động’ là đúng quá rồi, còn oan ức nỗi gì nữa chứ?”
Câu hò Dân chủ
(Phạm Hồng Sơn)
- “Những người chiếm cương vị lãnh đạo đảng ấy lại đời đời kế tục truyền ngôi
cho con cháu, thân hữu, mà lại hò hét là đang thể hiện dân chủ tập thể. Họ tin
là dân Việt nam còn ngu, cần đợi nâng cao dân trí rồi mới nói chuyện dân chủ đa
nguyên kiểu Tây phương được …mà hỡi ôi, họ lại đang cố bóp tịt một nguồn cung
ứng thông tin và kiến thức quan trọng là internet”.
BỐ NGÔ MINH 57 NĂM NAY HỒN KHÔNG NHẬP XÁC
(Ngô Minh)
- “Đội CCRĐ bắt ông cùm 5 tháng, đánh đập, tra tấn, đấu tố triền miên. Cuối
cùng , ngày 6 tháng 3 âm lịch năm Bính Thân (1956), chúng đưa ông ra xử bắn một
cách tàn bạo …”
Thái độ trịch thượng của TQ
trong vụ Senkaku (PNTP) - Trong bài xã luận đăng trên website Tân
Hoa xã (THX) ngày 18/8, Bắc Kinh “khen ngợi” Nhật Bản đã có một quyết định
“khôn ngoan” khi trả tự do cho nhóm các nhà hoạt động TQ xâm phạm quần đảo
tranh chấp.
No comments:
Post a Comment