Saturday 18 August 2012

TIN TỨC HÀNG NGÀY – ONLINE : ĐIỂM TIN THỨ BẢY 18-8-2012




Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 18 tháng tám năm 2012

Bài Mới
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 18 tháng tám năm 2012

© DCVOnline
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/18/2012 05:02:00 CH1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://quechoainfo.files.wordpress.com/2012/08/hoithaohoangquangthuanvoinonthiengyentu_huuthinhtanghoahoangquangthuan1.jpg?w=300&h=201
Ngày 16 tháng 8 năm 2012 tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam đã tiến hành phiên họp thường kỳ có sự tham gia của đại diện Ban Kiểm tra Hội Nhà văn. Nội dung phiên họp như sau:

1/ Nghe báo cáo và cho ý kiến của chỉ đạo tổ chức Hội nghị Nhà văn ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia và trao Giải thưởng Văn học sông Mê Kông lần thứ IV sẽ được tiến hành tại thành phố Đà Nẵng vào trung tuần tháng 9 năm 2012.

2/ Nghe báo cáo và cho ý kiến chuẩn bị Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII vào cuối tháng 9 năm 2012.

3/ Nghe báo cáo về công tác xét Giải thưởng Hội Nhà văn 2012.

4/ Nghe báo cáo hoạt động của các cơ quan cấp II của Hội. Trong báo cáo của Tạp chí Nhà văn có việc tổ chức hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” đang có những ý kiến trái chiều. Về việc này, ý kiến của Ban Thường vụ Hội Nhà văn như sau:

1. Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn tổ chức trong phạm vi chức năng và quyền hạn của Tạp chí Nhà văn.

2. Cuộc hội thảo nói trên được tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9, phố Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội), đây là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc hội thảo, tọa đàm, giới thiệu tác phẩm, giao lưu với bạn đọc của các nhà văn và là nơi tổ chức lễ tưởng niệm các nhà văn đã quá cố.

3. Trước dư luận về Hội thảo “Hoàng Quang Thuận và non thiêng Yên Tử”, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã đưa ra những đánh giá về hội thảo này, đồng thời rút kinh nghiệm một cách nghiêm khắc những thiếu sót trong việc quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí Hội Nhà văn, trong đó có việc chọn lựa tác giả và tác phẩm để hội thảo.

4. Ngay sau cuộc họp này, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã có văn bản yêu cầu Tạp chí Nhà văn giải trình một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” mà dư luận đang đề cập.

5. Hiện nay, qua bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Tâm, nhiều hội viên Hội Nhà văn và dư luận xã hội đang đặt câu hỏi nhà thơ Hoàng Quang Thuận có đạo văn hay không và đề nghị Hội Nhà văn có ý kiến về vấn đề này. Ban Thường vụ Hội Nhà văn nhận thấy chuyện đạo văn là một trong những vấn đề hệ trọng liên quan đến danh dự của nhà văn mà trường hợp cụ thể ở đây là nhà thơ Hoàng Quang Thuận. Thông tin bước đầu trên báo chí cho thấy: ông Trần Trương, người được cho là bị nhà thơ Hoàng Quang Thuận đạo văn đã trả lời báo chí khẳng định không có việc này. Tuy vậy, với trách nhiệm đối với tư cách hội viên của mình, Hội Nhà văn tiếp tục lắng nghe ý kiến của dư luận, đặc biệt là của những người liên quan trực tiếp đến vấn đề đó là nhà thơ Hoàng Quang Thuận và ông Trần Trương. Đồng thời, Thường vụ Hội Nhà văn sẽ chỉ đạo trực tiếp Ban Kiểm tra của Hội thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình khi có yêu cầu để có kết luận về vấn đề trên một cách thỏa đáng và công bằng dựa trên luật pháp.

6. Cũng trong phiên họp này, Thường vụ Hội Nhà văn đã giao cho Văn phòng Hội Nhà văn soạn thảo các quy chế đối với việc tổ chức các sự kiện của Hội Nhà văn trong đó có những điều khoản quy định hoạt động của các cơ quan báo chí của Hội trong việc tổ chức hội thảo, tọa đàm… và việc sử dụng hội trường Hội Nhà văn Việt Nam tại số 9, Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội một cách sang trọng và đúng mục đích.

Thay mặt Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Thường Vụ Hội Nhà văn Việt Nam xin trân trọng cám ơn những ý kiến đóng góp của các hội viên Hội nhà văn Việt Nam và bạn đọc về những vấn đề liên quan đến Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”, tiếp thu những ý kiến xây dựng để các cuộc hội thảo sắp tới đạt kết quả tốt hơn.

Xin trân trọng cám ơn.
Theo: HNVVN


Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/18/2012 04:41:00 CH5 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Lúc 1 giờ sáng, ngày 17.6.2012, tại thành phố Leipzig, Đức, hàng xóm trong một chung cư phát hiện có mùi lạ nồng nặc từ căn hộ hai phòng tầng trệt tràn ra cầu thang, liền gọi điện khẩn cho cảnh sát và cứu hoả tới. Phá cửa vào, đập vào mắt họ một thảm cảnh thương tâm, xác đứa con trai Kieron-Marcel hai tuổi gục mặt vào xác người mẹ Christin F, 26 tuổi, nằm còng queo trên lối vào phòng khách, lâu ngày đang thối rữa. Cảnh sát lập tức phong toả hiện trường điều tra án mạng. Khám nghiệm pháp y sau đó cho thấy, Christin F chết vào khoảng từ ngày 7-10.6, do sốc ma túy Intoxikation, hỗn hợp pha trộn giữa heroin và cocain. Mẹ mất, bé trai đói khát, gào khóc bên cạnh xác mẹ suốt một tuần rồi lả dần đến chết. Kết quả giải phẫu tử thi còn phát hiện được người mẹ đang mang thai nhi tháng thứ 3. Ba mạng người bị chết bỏ mặc, chấn động nước Đức, đánh vào ý thức, lương tri con người, gây sốc dân chúng, hầu như không ngày nào không được truyền thông đưa tin, với hàng loạt câu hỏi, xoáy quanh vấn đề cốt lõi, trách nhiệm nhà nước trước thảm kịch. Tại sao không có hàng xóm nào đoái hoài tới vận mệnh đồng loại mình, mặc đưá bé hai tuổi gào khóc khản cổ đến chết bên xác người mẹ, và căn hộ ba mẹ con có dấu hiệu bất thường suốt cả tuần, trong khi luật pháp chế tài mọi hành vi bỏ mặc nạn nhân? Ba nhân mạng cũng là ba đồng chủ nhân, nhân dân, sinh ra nhà nước không nhằm mục đích nào khác ngoài phục vụ cho chính họ. Bộ máy của nó ăn lương từ tiền thuế họ đóng, không được phép để chủ nhân của mình bị chết thảm bỏ mặc. Vậy ai là người đại diện pháp lý cho nhà nước, chịu trách nhiệm đó? Tương lai đất nước bình đẳng bác ái sẽ ra sao, khi đưá bé sinh ra từ thân phận xã hội thấp kém bị chết thảm bỏ mặc?

Một khi nhà nước thực sự vì dân, thì nhân sự bộ máy của nó không thể không lên tiếng trước bất kỳ câu hỏi bức bách nào của người dân, bất kể họ là ai, nếu không sẽ bị chính thiết chế nhà nước đó tự động đào thải thay thế. Cơ quan liên đới đầu tiên, Viện Kiểm sát Leipzig lập tức ra tuyên bố cho điều tra mọi hướng, xem nhà chức trách có hành vi sao nhãng trách nhiệm, bỏ mặc nạn nhân hay không? Cơ quan hành pháp từ Thủ hiến tới Bộ trưởng Xã hội tiểu bang, yêu cầu Sở Thanh thiếu niên trình báo cáo chi tiết, để hội đồng chuyên môn của bộ giám định, nếu do lỗ hổng pháp lý thì phải bổ khuyết, nếu lỗi từ trách nhiệm cá nhân thì phải xử lý. Cấp thành phố, Hội đồng nhân dân phải cho họp phiên điều trần; Thị trưởng thành phố, đứng đầu cơ quan hành chính, gửi lời chia buồn tới thân nhân người bị nạn, khẳng định “không ai có thể làm ngơ trước vụ chết thảm này“.
Sở Thanh thiếu niên, Sở Y tế, Đặc trách giúp đỡ người nghiện, và Tổ chức dịch vụ xã hội ASD là những cơ quan hành chính chịu trách nhiệm hành xử, buộc phải tập hợp hồ sơ tường trình vụ việc. Theo tường trình, Christin F nghiện chích từ năm 16 tuổi, đủ các loại ma túy; thành phố hỗ trợ tới 6 khoá cai nghiện, cả 6 lần tái phát. Tới ngày 16.4.2010, bé trai Kieron-Marcel chào đời, trở thành niềm hy vọng, an ủi, chỗ dựa tinh thần cho Christin F bắt đầu cuộc đời mới; Christin F luôn thích thú mang theo con khoe khắp bạn bè, nối lại quan hệ với mẹ mình vốn đã cắt đứt từ ngày bỏ nhà đi “bụi”. Ai cũng nghĩ may cho Christin F, nhưng đâu biết tình trạng nghiện chích vẫn chưa buông tha nạn nhân, một khi tái phát càng nghiêm trọng hơn. Chưa đầy hai tháng sau, cả mẹ của Christin F, lẫn chủ cho thuê nhà ở, người trông trẻ giúp, phải báo động nhà chức trách về mệnh hệ đưá con bị đe doạ, khi Christin F, cao 1,65 m, nặng chỉ còn 40 kg, tỏ ra bị quá sức, không thể tự mang con tới người trông trẻ, bỏ nó ở nhà vất vưởng. Là cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em, Sở Thanh thiếu niên cùng Đặc trách giúp đỡ người nghiện lập tức đưa hai mẹ con vào trại chăm sóc giúp đỡ thanh thiếu niên kể từ ngày 8.6.2010, tiếp đó cho học thực hành chương trình chăm nuôi con kéo dài không thời hạn, do ASD chịu trách nhiệm. Nhưng rồi từ cuối năm 2011, Christin F tự động bỏ ngang, hủy mọi lịch hẹn thực hành, mặc cho các cơ quan chức năng liên tục tới gặp gỡ yêu cầu; bác sỹ xét nghiệm nước tiểu cho biết, Christin F vẫn tiếp tục nghiện ma túy. Dùng dằng đến ngày 10.4.2012, Christin F mang theo bạn trai mới, tới ASD trình bày không tham gia khoá học nữa, và thông báo cả nhà sẽ chuyển chỗ ở tới thành phố khác. Sau một tiếng rưỡi phỏng vấn, nhân viên ASD ghi vào biên bản nhận xét sức khỏe hai mẹ con tốt, và xoá tên khỏi danh sách chăm sóc, đồng nghĩa Sở Thanh thiếu niên hết trách nhiệm.

Giám đốc Sở Thanh thiếu niên cho họp báo tường trình vụ việc đã tổng hợp, rồi kết luận, Sở ông không hề vi phạm chuẩn mực chuyên môn và các văn bản luật, nghĩa là không chịu trách nhiệm. Lập tức bị công luận bất bình lên tiếng phản bác dữ dội, cáo buộc Sở Thanh thiếu niên giũ bỏ trách nhiệm, đặt ra hàng loạt câu hỏi xoáy vào ngày 10.4.2012. Tại sao mới nghe nạn nhân bị nghiện chích trình bày, đã kết luận đứa trẻ không còn bị đe doạ mệnh hệ, không cần giám hộ tiếp? Tại sao không kiểm tra nạn nhân chuyển chỗ ở thực hay không? Tại sao 8 tuần liền không một nhà chức trách nào liên hệ với nạn nhân, được bác sỹ giám định đang nghiện?

Giũ bỏ trách nhiệm không có nghĩa nó tự động mất. Người dân không thể chấp nhận một thảm kịch đã xảy ra ai cũng trông thấy, mà không nhà chức trách nào gánh chịu trách nhiệm. Một khi cấp hành xử khẳng định mình đúng luật, thì chỉ có thể văn bản lập quy hoặc lập pháp sai, tức người đứng đầu hành chính, hành pháp và lập pháp phải đối mặt. Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố lập tức công bố quyết định thành lập một hội đồng giám định độc lập bao gồm các nhà khoa học, các bác sỹ, các nhà tâm lý học. Còn Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang bị điều trần trước Quốc hội về trách nhiệm phiá cảnh sát. Các biên bản công vụ cảnh sát cho thấy, mấy tháng liền trước vụ chết thảm, tổng cộng 6 lần nạn nhân bị cơn nghiện hành hạ đập phá nhà cửa ầm ĩ hàng xóm, kèm theo mệnh hệ đưá trẻ bị đe doạ, được cảnh sát và bác sỹ cấp cứu tới can thiệp, và luôn báo kịp thời cho ASD. Chiếc thòng lọng trách nhiệm pháp lý trước thảm kịch đối với Chủ tịch thành phố, Sở Thanh thiếu niên đang siết dần, hiện chỉ chờ kết luận của hội đồng giám định.

Truy cứu trách nhiệm nhà chức trách không thể trông chờ vào mỗi bộ máy nhà nước vốn không thể nói trước không bao giờ trục trặc. Trong thể chế pháp quyền, đó còn là quyền cơ bản, tự bảo vệ của công dân trước sai phạm của nhà nước, pháp luật phải bảo hộ, trong xét xử được coi là đồng nguyên cáo với công tố. Của đau con xót, mẹ của Christin F lập tức đệ đơn kiện Chủ tịch thành phố, Giám đốc Sở Thanh thiếu niên và ASD, với cáo buộc tội hình sự bỏ mặc, gây hậu quả chết người. Bằng chứng được đưa ra là cả người mẹ, lẫn chủ nhà cho thuê, người trông trẻ đã trình báo tình trạng nghiện chích của người mẹ đe doạ vận mệnh đưá con, với nhà chức trách, nhưng đã bỏ mặc dẫn tới thảm kịch. Các bị đơn lập tức bị Viện Kiểm sát cho điều tra phục vụ khởi tố, thu thập chứng cứ, triệu tập thẩm vấn, thu giữ tài liệu…

Tuy nhiên, truy cứu trách nhiệm nhà chức trách dù nghiêm khắc tới đâu cũng chỉ là biện pháp chế tài để bảo đảm nhà nước luôn tự động vì dân, nhưng một khi thiệt hại đã xảy ra, cái người dân cần ở nguyên lý nhà nước vì dân chính là được bồi thường thiệt hại. Nước Đức sôi sục suốt từ đầu năm tới nay bởi hậu quả của nhóm cực hữu, NSU, sát hại tới 9 doanh nhân nhập cư Đức, xảy ra từ tháng 9.2000 – 6.2006, nhưng mãi tới tháng 11.2011 nhà chức trách mới phát hiện được thủ phạm. Họ bị buộc gánh chịu trách nhiệm, phải thôi chức gồm: Chủ tịch Mật vụ Liên bang, mật vụ hai tiểu bang, cùng Chủ tịch Cảnh sát Liên bang. Trước trách nhiệm không bảo vệ nổi quyền được sống cho chín người dân, Chính phủ Đức phải công khai xin lỗi và chi ngân sách tới 486.440 Euro bồi thường cho gia đình họ, 10.000 Euro/ người cho vợ chồng con cái, 5.000 Euro/người cho anh chị em ruột, để chia sẻ giảm thiểu phần nào nỗi đau mất mát của họ.

Thời đại ngày nay, bất cứ chính quyền nào do dân dựng lên đều vì dân cả, nhưng đó chỉ mới điều kiện cần, tức tiền đề, muốn biến thành hiện thực nhà nước đó phải có khả năng thực hiện, tức điều kiện đủ, vốn hoàn toàn tùy thuộc ý chí người dân cùng thiết chế bộ máy nhà nước đó. Cũng như họ, ở ta nhà nước được hiến định của dân do dân vì dân; vậy thực tế thiết chế bộ máy nhà nước họ đặt trách nhiệm hiến định đó lên “đầu” nhà chức trách liệu có thể thể tham khảo để khắc phục tình trạng nhân sự bộ máy công quyền ta hiện nay như Nghị quyết Trung ương 4, đã nêu, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”. “Không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm”. “Tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân”. Đối với nhà chức trách, dù có giáo dục chính trị tư tưởng, kiểm điểm tới đâu cũng chỉ mang ý nghĩa tư tưởng, không thể thay thế các quy phạm pháp luật đủ sức chế tài tự động mọi hành xử của họ phải vì dân, không phụ thuộc trong đầu họ suy nghĩ gì!

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Theo: BVN
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/18/2012 12:51:00 CH2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Hiện nay, đa số học giả Trung Quốc căn cứ vào loại tư liệu du ký, nhiều hơn là chính sử và địa chí, để nêu quan điểm và lập luận của họ về chủ quyền đối với Biển Đông và hai quần đảo. Điều đó không hề có tính pháp lý, bởi chính sử và địa chí là do nhà nước chủ trương thực hiện, còn du ký là của những nhà hàng hải và thương buôn.

LTS: Mục "Gặp gỡ & Đối thoại" tuần này xin được trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện giữa phóng viên Huỳnh Phan và nhà nghiên cứu thư tịch cổ Trung Hoa Phạm Hoàng Quân - người "mở hàng" cho loạt bài của Tuanvietnam về các nhà nghiên cứu Biển Đông trong và ngoài nước.

Cuộc trao đổi này được thực hiện cách đây đúng mười ngày tại nhà riêng của Phạm Hoàng Quân tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - nơi vị học giả này mới kịp "tái định cư" được hai tuần, sau ngót 15 năm "tha hương cầu... đạo" ở đất Sài Thành.

Mặc dù, mục đích chính của phóng viên là tìm hiểu công việc của một nhà nghiên cứu độc lập về Biển Đông - điều mà phóng viên đã từng muốn thực hiện cách đây đúng 2 năm, sự khởi đầu câu chuyện vẫn cứ liên quan đến sự ồn ào của giới truyền thông xung quanh việc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp nhận tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh dư địa toàn đồ", được vẽ năm 1904, từ TS Mai Ngọc Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Phả học Việt Nam vào hôm 25.7 vừa rồi.

Đó là vì khi nhận được lời yêu cầu phỏng vấn, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã trả lời rằng, trước đó, ông đã từ chối nhiều đề nghị phỏng vấn liên quan đến sự kiện truyền thông nói trên, và ông không muốn tạo ra một ngoại lệ.


Xin ông giải thích lý do ông từ chối trả lời liên quan tới tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh dư địa toàn đồ".
Theo tôi, chuyện đó là một hình thức truyền thông bình thường, để cho số đông họ có ý thức rằng chính cái bản đồ cổ của Trung Quốc đã nêu lên vị trí địa lý cụ thể của Trung Quốc. Việc làm đó của truyền thông đã đạt được những hiệu quả đáng kể rồi.

Thế nhưng, nếu những người nghiên cứu mải sa vào câu chuyện đó, họ sẽ mất đi tính hệ thống trong nghiên cứu. Bởi cái bản đồ đó không phải là bản đồ duy nhất, mà đã có rất nhiều cái như vậy.

Trước đây 30 năm, người ta đã từng công bố những bản đồ như vậy rồi, tất nhiên, chỉ trong phạm vi của giới học thuật. Thành ra, sự kiện này không lạ với giới nghiên cứu, và việc nếu nhà nghiên cứu coi tấm bản đồ này là một cổ vật trân quý thì không hẳn đã hay lắm.

Theo thiển nghĩ của tôi, do chưa có tổng hợp và phân loại một cách hệ thống các nguồn tư liệu, chúng ta hay bị tham, đâm ra nhiều khi bị rối. Chúng ta đã chưa rút bài học của Trung Quốc.

Ý ông là sao?

Đối với vấn đề Biển Đông, tư liệu của họ gấp mười lần mình. Nhưng chính việc họ gom tất cả vào để khẳng định chủ quyền của họ đã làm nảy sinh ra những lỗ hổng, những sự mâu thuẫn, mà chúng ta có thể tận dụng để phản biện.

Đề cập tới việc tổng hợp và phân loại tư liệu, ông chỉ nói đến cả tư liệu của Trung Quốc hay cả nguồn tư liệu của Việt Nam?

Tôi chưa đi hẳn về nghiên cứu sử liệu Việt, nhưng tôi vẫn phải đọc để hình dung được công việc đang làm. Tôi rất muốn góp ý với giới học giả Việt Nam nghiên cứu sử liệu Việt đừng lặp lại cái sai lầm và sơ hở mà Trung Quốc đã mắc phải.

Nếu mình chịu khó hãm lại một nhịp, để tổng hợp và phân loại cho thật kỹ, không cần nhiều, nhưng phải có trình tự các đời, sẽ hiệu quả hơn nhiều. Mà cũng không cần xưa quá, chỉ cần từ thời các chúa Nguyễn trở về sau là đủ. Bởi khi đưa những cái xưa quá, nó sẽ hổng vì tính chính xác không cao.

Tức là đừng học cái chiến thuật "biển người - biển sách" của họ, hay nói theo các cụ nhà ta là "lấy sách đè người", đúng không ạ?

Đúng vậy. Nhưng tôi cũng biết rằng cái này góp ý khó lắm. Nhiều khi cản cái nhiệt tâm của người ta cũng khó.

Vậy có thể điều chỉnh chuyện này bằng cách nào?

Các cơ quan ngôn luận phải biết chắt lọc.

Có hai loại công bố: thứ nhất trong các ấn bản chuyên ngành, trong các hội thảo khoa học, và thứ hai là trên truyền thông đại chúng.

Tôi cũng hiểu điều này cũng không dễ dàng gì với báo giới các anh. Vì đây nó thuộc bản tính dân tộc của mình rồi. Gần đây nhất là vụ địa đồ, nó đã làm cho công chúng, nói một cách dân dã và dễ hiểu nhất, cảm thấy hý hửng lên một cách thái quá.

Cái kiểu nay phát hiện một món, mai phát hiện một món, rồi đều coi các món này là quan trọng số một, rất không ổn. Chưa xếp vào khuôn thì chưa biết nó quan trọng thế nào đâu.



Tôi coi nó là một trong nhiều vật để có thể xâu chuỗi lại thành một hệ thống, nhằm phục vụ nghiên cứu. Ý nghĩa của nó chỉ gói gọn trong đó thôi.

Vì sao ư? Bởi chỉ trong phạm vi địa đồ nói riêng, một tấm bản đồ là một thành phần quá nhỏ. Còn nói về tư liệu lịch sử nói chung, địa đồ cũng chỉ là một bộ phận thôi.

Khi nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc, anh phải biết cả về những điều ghi chép trong sử, những điều ghi chép trong địa phương chí (địa chí). Hai cái này hình thành ý thức về địa đồ.

Tức là địa đồ xuất hiện sau hai loại hình kia?

Đúng thế. Đầu tiên có sử, sau đó có địa chí, và để quản lý hành chính, đất đai, người ta mới vẽ địa đồ. Nói cách khác, địa đồ là loại hình trực quan, đúc kết lại những điều đã được ghi trong chính sử và địa chí. Chính vì vậy, nó phải được dẫn giải bởi các tư liệu khác nữa mới có giá trị.

Khi nghiên cứu về chủ quyền biển đảo, anh phải phối hợp được ba loại tư liệu chính thống này của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Chỉ khi ba loại tư liệu này ăn khớp, không mâu thuẫn với nhau, thì những gì ghi trên địa đồ mới có độ xác tín cao.

Tại sao một tấm bản đồ không có tư liệu dẫn giải thì lại ít giá trị? Người ta có thể cho là nguồn gốc không rõ ràng?

Tôi ngại rằng điều sắp nói ra có thể làm mích lòng các anh em chơi đồ cổ...

Vậy chúng ta hãy cùng xin họ thứ lỗi trước, cho nó lành. Đây là câu chuyện hoàn toàn học thuật thôi mà.

Người ta hoàn toàn có thể làm giả một bản đồ cổ. Vì mục đích kinh doanh, chứ hoàn toàn không liên quan đến chính trị.

Tuy nhiên, nếu không giỏi về sử và địa chí, những người làm giả bản đồ cổ sẽ không tránh khỏi những sơ suất trong những địa danh được ghi trên bản đồ, bởi chúng có thể không trùng khớp với niên đại xuất hiện của tấm bản đồ.

Chính vì vậy, bất cứ tấm bản đồ nào cũng cần phải được nghiên cứu xem nó có phù hợp với chính sử và địa chí hay không. Hay nói cách khác, địa đồ là phương tiện để củng cố thêm quan điểm mình đã xác lập, chứ không phải dựa vào một bức địa đồ để nói tất cả mọi chuyện.

Và mô hình nghiên cứu kết hợp giữa chính sử, địa chí và địa đồ, theo tôi, là mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh nhất.

Xin hỏi ông, tại sao Trung Quốc vẫn cứ khăng khăng rằng họ có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông, cụ thể hơn là vùng nước lịch sử (nằm trong đường Lưỡi Bò) và hai quần đảo nằm trong đó là Hoàng Sa và Trường Sa.

Qua nghiên cứu chính sử và địa chí Trung Quốc, bao gồm cả địa chí toàn quốc, địa chí Quảng Đông và địa chí Quỳnh Châu (đảo Hải Nam), suốt từ đời Hán đến cuối đời Thanh, tôi mới rút ra rằng học giả Trung Quốc dựa vào một loại tư liệu hoàn toàn khác, so với ba loại tư liệu có tính chính thống mà chúng ta đã nói ở trên. Đó là tư liệu của các nhà hàng hải Trung Quốc, tức là loại tư liệu giao thông trong khu vực.

Người Trung Quốc có truyền thống đi biển đã lâu. Chẳng hạn, từ đời Tống họ đã vượt biển đi về phía các nước Đông Nam Á rồi. Trong quá trình đi lại, họ có ghi chép lại các hiện tượng và sự vật trên Biển Đông. Nhưng những ghi chép đó không phải để xác lập chủ quyền, mà được coi là những ghi chép trung tính.

Hiện nay, đa số học giả Trung Quốc căn cứ vào loại tư liệu du ký, nhiều hơn là chính sử và địa chí, để nêu quan điểm và lập luận của mình. Điều đó không hề có tính pháp lý. Bởi chính sử và địa chí là do nhà nước chủ trương thực hiện, còn du ký là của những nhà hàng hải và thương buôn.

Thế còn về mặt địa đồ?

Trung Quốc vẫn có những địa đồ vẽ Hoàng Sa và Trường Sa, ghi những cái tên như Vạn Lý Trường Sa, hay Thiên Lý Thạch Đường. Nhưng đó là những địa đồ được vẽ ra sau khi bị ảnh hưởng của những địa đồ thế giới, bắt đầu được đưa vào Trung Quốc vào đời Minh. Người Trung Quốc biết có những hòn đảo đó, và khi vẽ bản đồ thế giới, hay khu vực, họ cũng đưa luôn vào.

Tôi phân loại bản đồ do Trung Quốc thực hiện làm hai loại: bản đồ hành chính Trung Quốc và bản đồ hành chính thế giới / khu vực.

Vậy là giới học giả Trung Quốc đã đánh lận con đen, khi dùng bản đồ hành chính thế giới, hay khu vực, để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc?

Hoàn toàn đúng. Đó là cách thực hiện một bản đồ, chứ không phải một hành vi khẳng định chủ quyền.

Họ có nhiều bản đồ như vậy không?

Địa đồ Trung Quốc thời Minh và thời Thanh có nhiều bản đồ vẽ các quần đảo, và các nước lân cận.

Theo dõi tranh luận giữa học giả Việt Nam và Trung Quốc xung quanh chứng cứ lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo ở Biển Đông, ông có thấy các học giả Việt Nam xoáy kỹ vào lập luận ông vừa nêu ra không?

Học giới Việt Nam, theo tôi nhìn nhận một cách tổng quan, bị giới hạn bởi việc chưa phân loại một cách cụ thể các nguồn tư liệu mình có. Theo tôi, điều quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu là phải tổng hợp tư liệu, rồi từ đó mới phân loại và phân tích trên những loại tư liệu đã được phân ra.

Thường thì mình có thói quen là thấy cái gì thì đem cái đó vào bài viết. Điều đó dễ dẫn tới lý luận bị chuệch choạc, thiếu ăn khớp.

Ông có thể nói rõ hơn được không?

Thí dụ như anh đang phản biện về chủ quyền của Trung Quốc, anh đem bản đồ Trung Quốc không có quần đảo vào. Nhưng rồi, một hồi sau, anh lại dẫn kỷ sự của Trung Quốc để chứng minh chủ quyền của Việt Nam. Đó là những lỗ hổng do việc phân loại tư liệu không kỹ.

Tư liệu của Trung Quốc phân ra hai nhánh. Nhánh thứ nhất thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và hai quần đảo của Việt Nam, còn nhánh thứ hai là chưa từng công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Hai nhánh này khác xa nhau lắm.

Thí dụ, cuốn sách "Hải ngoại kỷ sự" của ông Thích Đại Sán, được các nhà nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam hay đề cập, có kể rằng ông hoà thượng Quảng Đông này đi qua Việt Nam vào thế kỷ 17, ghi chép về các quần đảo, và thừa nhận Chúa Nguyễn có cho người ra thu thuế ở quần đảo Hoàng Sa. Loại tư liệu này là du ký của một ông sư, trong đó thừa nhận người Việt Nam đã sở hữu quần đảo Hoàng Sa.

Loại tư liệu này có giúp gì trong việc khẳng định chủ quyền hay không?

Có. Nhưng mới chỉ dừng ở nhận thức của người Trung Quốc, hay giới trí thức Trung Quốc, chứ không phải sự thừa nhận của chính quyền Trung Quốc. Vậy nếu phía Trung Quốc họ phản biện rằng ông nhà sư này không hề đại diện cho chính quyền Trung Quốc, không hề biết về quản lý hành chính thì mình trả lời như thế nào?

Huỳnh Phan

(Còn tiếp)

Description: http://img.vietnamnet.vn/logo/tuanvn.png
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/18/2012 08:33:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Từ lâu, tôi vẫn ước ao (có lúc) sẽ trở thành nhà báo. Mộng ước này (bỗng) trở thành ác mộng, ngay sau khi tôi xem cảnh hai ông Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị một trận đòn tơi tả.

Họ bị công an và côn đồ đánh bầm dập, ở Văn giang. Rồi lại bị đồng nghiệp đập cho một trận te tua nữa, trên internet. Sau đó, chính họ cũng “tự cầm gậy phang vào mặt mình” – theo như cách nhìn của bác Trương Duy Nhất:

Không có gì nhục hơn khi cầm tấm thẻ nhà báo hành nghề lại bị ví von mỉa mai rằng: bị đánh mà không dám ‘ẳng’ lên một tiếng. Còn khi đã ‘ẳng’ lên, khi ‘tấm lòng vị tha’ của hai nhà báo đã biết ‘ẳng’ lên để quyết định không yêu cầu khởi tố hình sự những kẻ côn đồ, thì lần này họ lại tự cầm gậy phang vào mặt mình.

Có thể, không ai nhớ nổi một tác phẩm báo chí nào của hai anh. Nhưng cái tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long thì nhiều người nhớ. Nhớ về một sự hèn nhục mang tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long. Chưa bao giờ, thân phận nhà báo nhục đến thế. Chưa bao giờ câu ‘Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi’ lại ‘ăng ẳng’ ê chề đến thế.

“Ê chề” thiệt! Thôi, tui chả thiết làm nhà báo nữa đâu. Chớ không làm nhà báo thì làm nhà gì? Chớ không lẽ cứ làm thường dân hoài vậy sao, cha nội?

Hay là nhảy vô làm cán bộ nhà nước đi, chịu không?

Tui cũng không chịu luôn vì e là không phải lúc. Tình cảnh nhà nước bây giờ, xem ra, cũng (thê thảm) không kém gì nhà báo. Bị nước lạ nó bắt nạt đều đều – vẫn theo như ghi nhận của bác Trương Duy Nhất:

Sau khi thành lập thành phố Tam Sa, bầu cử lập chính quyền, thành lập lực lượng đồn trú và Bộ tư lệnh vũ trang Tam Sa, Trung Quốc tiếp tục huy động một lực lượng hùng hậu trên 2 vạn (23.268) tàu cá ùn ùn tràn xuống biển Đông, mở màn chiến dịch ‘biển người trên biển’. Thậm chí không thèm giấu diếm khi công khai ý định cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 10 vạn ngư dân.

Dư luận quốc tế sôi sùng sục. Tổng thống Philippines tuyên bố sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lãnh hải, mua tàu chiến Mỹ và công khai đề nghị Washington hỗ trợ ‘kiềm chế tham vọng của Trung Quốc’. Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng huy động lực lượng phòng vệ đáp trả. Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức ra tuyên bố về vấn đề biển Đông, cùng lúc Thượng viện Mỹ cũng ngay tức thời thông qua ‘nghị quyết biển Đông’ bày tỏ rõ thái độ trước những động thái mới của Trung Quốc. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap News gọi động thái này của Trung Quốc thực tế là chiến thuật ‘biển người trên biển’.
Chưa bao giờ biển Đông nóng đến thế.
Dân tình sục sôi. Nhân sĩ trí thức đệ đơn đòi nhà nước cho phép tổ chức biểu tình. Trong khi từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng đến Bộ Ngoại giao, Quốc phòng đều im lặng.

Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiOQTx9KH6x7wU0szvyoafR3xWMfKTYUDuUqOqLDn8GJFJqnSGNmPnFUXG-bzUWQ3TPQMERP7vtQcVU4LB9wvkiKU7KAZ2W0hC5WrmWQsjYQGnjfBwi50jUvIr_TD5wDnaw0pr4u5M9VmvC/s400/d%E1%BA%A5u+h%E1%BB%8Fi.jpg

Ủa, sao kỳ vậy cà?

Sao nhà nước hành xử (ngó bộ) giống y chang như nhà báo, vậy Trời? Cả hai, dù bị quần cho tơi tả, đều không dám “ẳng” lên một tiếng nào hết trơn hết trọi.

Mà ngó thì có vẻ (giống) vậy thôi, chớ không hẳn vậy đâu. Hai ông nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, ít ra, cũng còn giữ được chút lòng tự trọng. Họ đã không lên tiếng “ca ngợi” những kẻ đã bạt tai và đá đít mình. Đám nhà nước, tiếc thay, không có được cái liêm sỉ (tối thiểu) như thế.

Họ khiếp nhược đến độ mà blogger Đinh Tấn Lực, nhân dịp Olympic 2012, đã đề nghị nên trao huy chương (“môn chạy Việt Dã bằng đầu gối”) cho rất nhiều nhân vật lãnh đạo nhà nước hiện nay:

Trong lúc nhà nước TQ dồn sức nâng cấp hành chánh và Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho phép thành lập bộ tư lệnh của đơn vị quân sự đồn trú tại thành phố Tam Sa; TQ điều động chiến hạm đổ bộ đến Trường Sa; TQ đòi khai thác đảo Ba Bình; TQ tập trận bắn đạn thật tại Trường Sa; TQ tung y sĩ dỏm và hối phiếu giả vào Việt Nam v.v… thì báo QĐND đã liên tục khai thác chủ đề ‘Làm thất bại diễn biến hòa bình’, không ngớt răn đe những người VN yêu nước báo động hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 5.

Phản ứng kế tiếp là... diễn tập chống khủng bố, bạo động.

Vẫn thấy chưa đủ hiển thị tấm lòng hiếu hạnh, Bộ Quốc phòng VN đã hoành tráng tổ chức buổi gặp mặt đại biểu các thế hệ cán bộ QĐNDVN được đào tạo tại Trung Quốc qua các thời kỳ, long trọng chào mừng đồng chí Khương Tái Đông và đoàn đại biểu TQ, nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã kính cẩn phát biểu: ‘Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam’.

Ủy viên BCT kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có những nỗ lực phấn đấu xứng đáng nhận lãnh huy chương vàng bộ môn chạy Việt Dã bằng đầu gối. Huy chương bạc hẳn phải về tay Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Còn huy chương đồng nên trao cho Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN. Dự khuyết của huy chương đồng bộ môn này chính là Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, với đôi lời tâm tình khai mạc từng làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, như sau: ‘Đây là dịp để chúng ta ôn lại những kỷ niệm sâu sắc, ghi nhớ những tình cảm quý báu, cao đẹp, sự giúp đỡ to lớn, chí nghĩa, chí tình có hiệu quả, mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đảng, Nhà nước, nhân dân và QĐNDVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.

Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgYTYzyBrESNAqxCrqrlrrORLSxgk6juXLTTwMJOuq25UiEujJEyskbNfeLWReYDoXOhjYX6JcjVAgegHCwBH79DMvgOZi6zLKH0eS732eCTBAmbD4UDtxcn4jJcV0VlWFQlwCW4vDz6w/s1600/nguyenthiennhan-taysai01.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Đại hội (Ảnh: Khánh Lan)

Tưởng cũng nên thêm một huy chương vàng nữa cho Phó Thủ Tướng.

Nguyễn Thiện Nhân, người đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng mọi người khi vẫn tha thiết nhắc đến “phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” – dù nước bạn láng giềng đã trở thành,.. nước lạ từ lâu!

Ngoài ra, nếu huy chương không thiếu, xin đề nghị một mớ huy chương đồng cho “Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quốc Hội và Chính Phủ đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại Hội Hội Hữu Nghị Việt Nam – Trung Quốc.

Nói tóm lại là tuy đầu bị làm nhục nhưng nhà báo (rõ ràng) đã tỏ ra đỡ khiếp nhược hơn nhà nước rất nhiều.

Tại sao?

Lý do, có lẽ, vì mấy ông nhà báo đã được đề nghị sự đền bù vật chất tương xứng với sự nhục nhã mà họ phải chịu đựng, cùng với ít nhiều đe dọa (hoặc hứa hẹn) về tương lai chính trị nên họ đã lựa chọn thái độ chịu đấm ăn xôi. Đám nhà nước cũng thế nhưng ngoài xôi hẳn còn có thịt (rất nhiều thịt) nên phải chịu đấm nhiều hơn, nghĩa là phải tỏ ra hèn nhát và khiếp sợ hơn. Thái độ của họ khiến cho một người vốn ôn hòa và nho nhã như bác Nguyễn Quang Lập cũng phải (suýt) buột miệng chửi thề: “Chúng ông chỉ muốn bảo vệ chế độ thôi, Tổ quốc mất còn kệ cha nó.

Tưởng Năng Tiến

Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/18/2012 07:55:00 SA2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 18 tháng tám năm 2012
Description: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-suggested-gov-demons-nk-08012012172547.html/000_Hkg4999757-305.jpg

THÔNG BÁO SỐ 02
Của nhóm Nhân sĩ 42 người gửi văn bản Đề nghị Biểu tình
-

Chúng tôi xin thông báo chung diễn tiến tình hình giải quyết văn bản đề nghị biểu tình của lãnh đạo thành phố từ ngày 27/7/2012 đến nay như sau:

Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của chúng tôi ngày 27/7/2012, lãnh đạo thành phố đã triển khai một số biện pháp sau đây :

- Mời một số Công dân là Đảng viên đến gặp Bí thư Đảng ủy phường, Bí thư chi bộ khu phố.
- Mời 3 trong 42 Công dân đến phòng tiếp dân của UBND TP Hồ Chí Minh (phòng họp có thu băng và thu hình ).
- Mời một số Đảng viên và Công dân đến Công an các cấp.
- Một số công dân không được mời.


Một số nội dung được các cấp Ủy Đảng, Ủy ban và Công an TP, quận, huyện, phường xã đã tập trung như sau :

-Đề nghị xác nhận chữ ký trong đơn , hỏi ai soạn thảo và đưa ký
-Biểu tình là vi phạm vì chưa có luật biểu tình , biểu tình bị thế lực thù địch lợi dụng
-Đề nghị rút tên , đảng viên được nhắc nhở biểu tình là vi phạm điều cấm Đảng viên.
-Đề nghị không đi biểu tình.

Tất cả các công dân được mời đều xác nhận đã ký và không rút tên, riêng các đảng viên chấp nhận mọi hình thức kỷ luật Đảng ngay cả khai trừ Đảng.

Một số nhận xét chung :

- Trong tiếp xúc thái độ của các cấp ủy Đảng và Công an tỏ ra ôn hòa, không phủ nhận được cuộc đấu tranh chính nghĩa chống nhà cầm quyền Trung quốc xâm lược của các công dân được mời, hứa chuyển ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các công dân lên cấp trên.
- Biện pháp mời riêng lẻ của các cấp lãnh đạo thay vì mời chung 42 công dân là nhằm ý đồ uy hiếp tinh thần, gây chia rẽ nội bộ và thiếu ý thức tôn trọng đối với các Công dân đã ký tên vào văn bản đề nghị.

Một số đề nghị của tập thể 42 công dân:

- Lãnh đạo thành phố có văn bản phúc đáp đối với văn bản đề nghị của tập thể 42 công dân .
- Tổ chức các cuộc đối thoại công khai như Hội đồng nhân dân thành phố đã từng thực hiện chương trình “nói và làm”.
- Hình thức bày tỏ yêu nước của công dân là đa dạng như biểu tình, mít tinh , hội thảo trong các trường học, cơ quan, xí nghiệp thông qua vai trò của các cấp quản lý và đoàn thể quần chúng, ra tuyên ngôn, tuyên cáo của các hội đoàn quần chúng...Việc lãnh đạo thành phố cho rằng các hoạt động này “dễ bị địch lợi dụng” là vô tình đánh giá thấp vai trò của lực lượng công an, quân đội trợ thủ đắc lực của Đảng và Nhà nước

Trong khi chờ đợi văn bản trả lời của lãnh đạo TP, nếu nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục khiêu khích, gây hấn, thì chúng tôi sẽ có quyết định kịp thời để bày tỏ thái độ yêu nước phù hợp của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2012


Thay mặt tập thể 42 công dân

Theo: Blog HNC
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/18/2012 07:39:00 SA4 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://gdb.voanews.eu/F8F225A7-9ACE-4FE6-A8A6-1CCED8E5125C_w268_r1_cx0_cy5_cw0.jpg
Khác với quan điểm phổ biến rằng đã là doanh nghiệp nhà nước (SOE) thì luôn không hiệu quả, có nhiều điển hình khắp nơi trên thế giới về các SOE thành đạt. Lý do gì để một số trường hợp các SOE này hoạt động hiệu quả, thậm chí hơn cả các doanh nghiệp tư, trong khi một số SOE khác thì lại chìm đắm trong thua lỗ triền miên?
Hãng hàng không Singapore Airlines thường được bầu chọn là hãng hàng không tốt nhất nhì thế giới. Hãng này do Temasek Holdings sở hữu 57%. Temasek Holdings là một tập đoàn do Bộ tài chính Singapore sở hữu 100%, tương tự như Tổng công ty Đầu tư và Knh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) của Việt Nam. Công ty Bombay Transport Authority của Ấn Độ cũng được coi là một trong những công ty kinh doanh hiệu quả kiểu mẫu, và nó cũng là một SOE. Các công ty tầm cỡ thế giới như công ty sản xuất máy bay EMBRAER của Brazil, công ty sản xuất ô tô Renault của Pháp, công ty sản xuất thép POSCO của Hàn Quốc, đều bắt đầu là các doanh nghiệp quốc doanh rất thành công, và cho tới nay thì nhà nước vẫn có ảnh hưởng cực lớn đối với một số như EMBRAER và Renault. Ngay ở Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) thường được nhìn nhận là điển hình thành công trong số các SOE của đất nước.

Nhiều nước trên thế giới đã thành công với các doanh nghiệp nhà nước trong nửa sau của thế kỷ 20 như Áo, Pháp, Na Uy, và Tây Đức. Các nước này có khu vực SOE phình khá to và thành công. Ở Pháp, các doanh nghiệp nhà nước thường dẫn đầu trong nỗ lực hiện đại hóa khu vực công nghiệp.

Ở gần Việt Nam hơn, Singapore cũng có khu vực doanh nghiệp nhà nước khá lớn. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê của Singapore năm 2001, các doanh nghiệp có liên quan tới nhà nước (Government Linked Companies – GLC - với sở hữu của nhà nước trên 20%) đóng góp 12.9%. Các GLC của Singapore không chỉ hoạt động trong các lĩnh vực “thông thường “ của SOE như viễn thông, năng lượng (điện và xăng dầu), giao thông (đường sắt, xe buýt), và cảng, mà còn hoạt động cả trong các lĩnh vực “ít gặp” của SOE như sản xuất chíp bán dẫn, đóng tàu, cơ khí, vận tải biển, và ngân hàng.

Tại sao lại cần các SOE?

Tạm loại ra ngoài câu chuyện SOE thì hiệu quả hơn hay kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp tư nhân, nền kinh tế thị trường luôn luôn gắn liền với khái niệm tư hữu, và vì thế, các players chính của nó phải là các doanh nghiệp tư nhân. Vậy tại sao các nền kinh tế thị trường, ngay cả các nền kinh tế thị trường phát triển, vẫn cần có SOE? Vấn đề này thường được giải thích bằng một hoặc một số các yếu tố sau:

Độc quyền tự nhiên: Có một số ngành công nghiệp mà đặc điểm của nó là tình trạng tối ưu là độc quyền. Thí dụ, hệ thống phân phối điện và nước sạch tới các hộ gia đình. Tình trạng tối ưu của nó là mỗi gia đình chỉ cần một hệ thống dây dẫn đưa điện tới gia đình họ và cũng chỉ cần một hệ thống đường ống nước mà thôi. Vấn đề của độc quyền là ở chỗ giá cả mà nhà độc quyền tính sẽ luôn cao hơn mức cạnh tranh, và sản lượng cung cấp ra sẽ ít hơn. Vì thế, nhiều khi nhà nước muốn có các SOE “chốt” trong các ngành này để đảm bảo rằng không xảy ra chuyện doanh nghiệp tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó bóp cổ người tiêu dùng.
Thất bại của thị trường vốn: Có một số ngành công nghiệp “tiên phong” đòi hỏi nhiều vốn và mức độ rủi ro cao khiến cho việc huy động vốn tư nhân qua thị trường vốn là không khả thi. Thí dụ như việc phát triển ngành sản xuất máy bay ở Brazil (EMBRAER) hay thép ở Hàn Quốc (POSCO).
Ngoại ứng: Các nhà đầu tư tư nhân không muốn đầu tư vào các ngành mà lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành khác trong khi họ không thu được phí từ sự lan tỏa này. Trường hợp của POSCO là điển hình thú vị. Chính phủ Hàn Quốc đã đẩy POSCO lên vị trí số 1, và POSCO đã không lợi dụng vị trí độc quyền này để bòn rút lợi nhuận mà thay vào đó nó chia sẻ lợi ích này với các ngành khác, và vì thế làm lợi cho cả nền kinh tế.
Công bằng xã hội: Khu vực tư nhân nhiều khi không chịu vươn tới các khu vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa vì lợi nhuận thấp. Vì thế, phải có các SOE làm việc này để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ và tiện ích tối thiểu của công chúng.
Trên lý thuyết thì các vấn đề trên đều có thể giải quyết được mà không cần phải có các SOE. Thí dụ vấn đề công bằng xã hội có thể giải quyết bởi các doanh nghiệp tư nhân nếu nhà nước trợ cấp cho các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trên thực tế, các giải pháp này đều phải thực thi qua hệ thống chính sách, các cam kết, và hợp đồng giữa nhà nước và các doanh nghiệp tư. Việc thiết kế hệ thống chính sách này hoàn toàn không đơn giản và đòi hỏi chi phí giao dịch rất lớn.

Các vấn đề chính của SOE

Vấn đề lớn nhất của các SOE hay được nói tới là vấn đề người chủ - người thợ (principal – agent problem). Theo định nghĩa, các SOE là chúng được lãnh đạo bởi những cá nhân không sở hữu các doanh nghiệp này. Với bản chất tư lợi, các “người thợ” này sẽ không lãnh đạo doanh nghiệp mà họ làm thuê hiệu quả giống như khi họ là “người chủ”.

Những người thợ này sẽ có động cơ để lười biếng, trục lợi cá nhân, thậm chí trộm cắp, hoặc tham gia vào các danh mục đầu tư phiêu lưu nhằm hưởng lợi. Thí dụ, nếu là người chủ thực sự, khả năng rất cao là anh ta sẽ không đầu tư vào các lĩnh vực mà anh ta hoàn toàn không am hiểu gì (mặc dù vẫn có một số các ông chủ như vậy, và cuối cùng thua lỗ không còn là ông chủ nữa). Nhưng vì anh ta chỉ là một người thợ đi làm thuê, anh ta có thể vẫn liều đầu tư vì anh ta có lợi từ các khoản đầu tư này. Thí dụ đầu tư cho bạn bè, cho đối tác, và anh ta sẽ được hưởng một phần “lại quả” xứng đáng. Đây có thể là một trong những lý do hàng đầu khi rất nhiều doanh nghiệp trong hệ thống SOE của Việt Nam đầu tư tràn lan vào các lĩnh vực không thuộc phạm vi kinh doanh cốt lõi của họ trong thời gian vừa qua.

Một vấn đề cốt yếu khác thường được nhắc đến là vấn đề ăn theo (free-riding). Người chủ trong trường hợp của các SOE là các công dân, và đại diện bởi bộ máy nhà nước. Trên nguyên tắc, những người chủ này có thể thường xuyên kiểm tra, giám sát các “người thợ” của họ. Tuy nhiên, việc giám sát này lại thường là tốn kém, mất thời gian. Và quan trọng hơn, lợi ích từ việc giám sát này được chia đều cho mọi người. Tức là những người không giám sát có thể ăn theo (free-ride) công sức của những người đi giám sát. Kết cục là không ai muốn mình phải là người đi giám sát cả.

Vấn đề ăn theo này cũng áp dụng cho chính bộ máy giám sát của nhà nước. Các cơ quan này có trách nhiệm phải giám sát, tuy nhiên họ cũng không được lợi gì từ sự giám sát đó. Thậm chí, các cá nhân trong bộ máy giám sát có thể được lợi từ chỗ lơ là việc giám sát của mình. Các lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước có thể hối lộ những người có chức năng giám sát để vô hiệu hóa các cá nhân này và từ đó có thể tự tung tự tác làm bậy. (còn tiếp)

Trần Vinh Dự


* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/18/2012 07:14:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế

Điểm Tin Thứ Bảy 18.08.12

Bức tường của bà Bộ trưởng (Đào Tuấn) - “Mới nói bức tường cao nhất mà bà Bộ trưởng cần vượt qua không phải là bức tường thô thiển xây bằng gạch vữa ngăn cách giữa Bạch Mai và Việt Pháp, cũng không phải bức tường viện phí chênh lệch giữa công và tư, mà đó là ‘bức tường y đức’.”
Khi uống thuốc không kịp thời hoặc không đủ liều (Trần Kinh Nghị) - “Đảng có những căn bệnh trầm kha trong cơ thể (*) nhưng lúc nào cũng coi thường lời khuyên của các bác sĩ, ngại đi khám bác sĩ và rất ngại dùng thuốc. Nếu phải uống thuốc, Đảng chỉ thích uống những loại thuốc có võ bọc đường có tên là ‘4 tốt’, ‘16 chữ vàng’ mua bên TQ về, nhưng chê những loại thuốc đắng của các nhân sĩ , trí thức và nhân dân trong nước kính biếu”.
Nhân sở 4T Hà Nội xử phạt hành chính blogger Nguyễn Xuân Diện, thử hỏi bác sĩ của Đảng là ai? (Quê Choa) - “Đánh được hai đế quốc to nhưng không biết bác sĩ là ai, coi đám bác sĩ là bọn phản động, là đám gây rối, là lũ cơ hội… thì ốm đau vẫn hoàn ốm đau, để cho ‘ung thư di căn rồi’- như ông Lê Khả Phiêu đã phán- vẫn còn đánh đuổi bác sĩ thì có mà trời cứu. Hu hu”.
Lỗi của Blogger (Sơn Thi Thư) - “Đúng vậy, lỗi của ngươi là ở đó, khi cả xã hội sự giả dối, khốn nạn đang lên ngôi mà ngươi lại dám nói lên sự thật, dám bênh vực những kẻ cùng đinh thì sự vi phạm đã rõ như ban ngày còn kêu ca cái gì nữa ?”
Muốn cứu, trước hết phải để DN được chết (Đào Tuấn) - Cứu DN, trước hết cần phải đơn giản hóa thủ tục “khai tử” cho DN. DN nào phải giải thể, phá sản vì những lý do chủ quan thì phải để họ “được chết”. Đó mới là cách nhanh chóng trả lại nguồn lực cho những DN khỏe mạnh”- TS Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện cứu DN.
Khi uống thuốc không kịp thời hoặc không đủ liều (Bách Việt) - Con cháu nước Việt chỉ cầu mong sao Đảng chịu nghe lời bác sĩ để uống đúng loại thuốc cần uống và uống đúng liều đặng mau bình phục sống lâu cùng con cháu./.
Phải chăng Tổ Phụ nhân loại là người Trung Hoa? (Hữu Nguyên) - ”Rất đơn giản, nếu Adam và Eva là người Trung Hoa, thì họ đã không chỉ ăn Trái Cấm, mà còn … xơi luôn cả Con Rắn!”..
TP.HCM: Cô giáo uất ức tự tử trước mặt lãnh đạo (VTC New) - Cho rằng quyết định luân chuyển mình về dạy trường tiểu học là bất bình thường, cô Liên đã uống thuốc rầy tự tử ngay trước mặt Trưởng phòng GD quận Thủ Đức, TP.HCM.
Chờ ánh điện cho đến lúc… chết (DT) - Chờ điện đến 50 năm, thất kinh!
Từ chuyện định nghĩa đến bằng chứng – điều quan trọng khi ra phán quyết (Phương Bích) - Nếu thực sự tin tưởng vào sự trong sạch và vững mạnh của nhà nước, họ sợ gì người dân không tin tưởng những người có đủ quyền lực trong tay như họ?
Dân dần Quan (Nguyễn Văn Thiện) - Hê hê, thì bây giờ dân nhầm cán bộ là quân trộm cướp, có sao không?!
Thiếu nhạc trưởng trong nghiên cứu chủ quyền Biển Đông (VNN) - Cái tôi lo là nếu những người làm khoa học thầm lặng, nghiêm túc mà “giở quẻ”, thì mình cũng mệt đấy.
Thấy gì qua hành động của Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội: Vải thưa có che được mắt Thánh? (J.B Nguyễn Hữu Vinh) - Quyết định phạt hành chính của Chánh thanh tra Sở Thông tin Truyền Thông Hà Nội đối với Ts Nguyễn Xuân Diện – một trí thức khá nổi tiếng đã xuống đường và cổ vũ cho những tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm – đã làm nhiều người thấy sự tởm lợm.
Làm theo quy luật (Nguyễn Thông) - Bọn tham nhũng, nhất là bọn đầu nậu của chúng, vẫn cứ nằm trong đảng là trái với quy luật sinh tồn của đảng.
Dự luật đất đai còn nhiều tranh cãi (RFA) - Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chính phủ xem xét thảo luận trong phiên họp ngày 7-8/8 ở Hà Nội. Thông tin hé lộ cho thấy một số thay đổi mang tính kỹ thuật và không thể nói là có sự đột phá.
Trung Quốc không muốn bị ràng buộc pháp lý (RFA) - Đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế là việc mà Philippines luôn kêu gọi. Tuy nhiên, có vẻ như điều này khó có thể xảy ra vì Trung Quốc không muốn có một quyết định mang tính ràng buộc pháp lý.
Cổ phiếu của Facebook giảm gần nửa giá sau 3 tháng lên sàn (VOA) - Trang mạng xã hội có nhiều người sử dụng đã mất gần một nửa giá trị cổ phiếu, chỉ 3 tháng sau khi rao bán tưng bừng cho công chúng
Cảnh sát biển VN nhận máy bay tuần tra (BBC) - Chiếc máy bay tuần tra C212-400 đầu tiên mua từ hãng Airbus vừa được Trung đoàn không quân 918 đón nhận.
Cơ quan kiểm toán Ấn Độ: Nhà nước mất hàng tỷ đôla khi trao hợp đồng khai mỏ cho tư nhân (VOA) - Cơ quan kiểm toán quốc gia Ấn Độ nói rằng chính phủ đã mất hàng tỷ đôla khi trao các hợp đồng khai mỏ cho các công ty tư nhân mà không tổ chức đấu thầu
Chú của lãnh tụ Bắc Triều Tiên gặp lãnh đạo Trung Quốc (VOA) - Ông Jang Song-thaek được Chủ tịch và Thủ tướng Trung Quốc tiếp tại Bắc Kinh, 1 dấu hiệu cho thấy người chú ngày càng có ảnh hưởng lên lãnh tụ của Bắc Triều Tiên
Tranh chấp Biển Đông: Nỗ lực quân sự tăng cường giữa các tranh cãi ngoại giao (VOA) - Phát ngôn viên Victoria Nuland nói rằng về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ vẫn muốn tranh chấp được giải quyết qua thương lượng, và muốn thấy một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông
Campuchia có đại sứ mới tại Philippines sau vụ tranh cãi Biển Đông (VOA) - Cựu Đại sứ Campuchia Hos Sreythoun đã nói với một nhật báo tại Manila rằng Việt Nam và Philippines đã phá hoại hội nghị ASEAN vì chuyện Biển Đông
Yếu tố chính trị nội bộ làm tăng căng thẳng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Đông Á (RFI) - Gần 70 năm sau khi quân đội Nhật Hoàng đầu hàng quân đồng minh, những thay đổi chính trị sắp diễn ra ở Đông Á làm trỗi dậy mạnh mẽ những tranh ...
14 người Trung Quốc đổ bộ lên đảo Senkaku / Điếu Ngư đã bị trục xuất (RFI) - Chiều nay, 17/08/2012, Nhật Bản bắt đầu trục xuất 14 người Trung Quốc bị bắt trong vụ đổ bộ cắm cờ trên hòn đảo hai nước tranh chấp : 7 người hồi hương bằng máy bay
RSF lên tiếng về ông Phạm Chí Dũng (BBC) - Tổ chức Phóng viên không Biên giới bày tỏ quan ngại về việc ông Phạm Chí Dũng, một cây bút ở TP Hồ Chí Minh, bị bắt vì nghi tội lật đổ.
Anh muốn giải quyết êm thấm vụ Assange (BBC) - Anh muốn "giải pháp êm thấm" cho khủng hoảng ngoại giao liên quan tới nhà sáng lập Wilileak sau khi Ecuador cho ông này tị nạn.
Nguyên đại tá chê “phê và tự phê” (BBC) - “… đợt phê và tự phê rầm rộ vừa rồi là ‘không có giá trị gì lắm đối với tình hình đất nước và sự tiến triển đất nước’.
MỘT BÀI VIẾT NÉ TRÁNH và ĐÁNG XẤU HỔ CỦA VIETNAMNET KHI NÓI VỀ BIỂN ĐÔNG (Tâm sự y giáo) - Không thể hiểu được vì sao lại có bài viết và hình ảnh như là đang nói thay cho Bắc Kinh, quá sức phản cảm trên VietnamNet, một tờ báo lề phải. trong bối cảnh nóng bỏng như hiện nay?






No comments:

Post a Comment

View My Stats