Đăng
bởi Hai Hoang Van vào Thứ sáu, ngày 17 tháng tám năm 2012
Bài Mới
Nghề y là một nghề khắc nghiệt, vì những sai lầm của
nó nhiều khi là vô phương cứu vãn, không thể sửa chữa được. Chương trình đào
tạo y khoa, nếu so với các trường đại học khác, có thể gấp hai đến ba lần, nếu
chỉ tính theo thời lượng và khối lượng kiến thức phải hấp thu: sáng thực tập
bệnh viện, chiều lên giảng đường nghe giảng, tối phải thức trắng đêm trực bệnh viện.
Đó là chưa kể, kiến thức y khoa tiến bộ như vũ bão, tính trung bình sẽ tăng gấp
đôi cứ mỗi 50 năm. Một thầy thuốc thiếu mẫn tiệp và dư lười nhác sẽ mau chóng
lạc hậu, thậm chí trở thành nguy hiểm, nếu không chịu rèn luyện thói quen cập
nhật kiến thức chuyên ngành của mình trong một rừng những khuyến cáo, cập nhật
về chẩn đoán, điều trị.
Hiểu như vậy, không ai ngạc
nhiên nếu thấy cuộc sàng lọc để có một ghế sinh viên trường thuốc là vô cùng
cam go và khắc nghiệt. Cuộc sàng lọc này chỉ dành chỗ cho những học sinh ưu tú
nhất, xuất sắc nhất về trí lực và thể lực để có thể kham nổi một chương trình
học cực kỳ nặng nề. Nhiều sinh viên y khoa đã phải đánh mất những thú vui rất
thường tình của tuổi trẻ để ép mình kham khổ như nhà tu trong những năm tháng
dùi mài ở trường y.
Cũng dễ hiểu không kém, khi người ta thấy đa phần
những sinh viên y khoa ưu tú, đều có lai lịch na ná giống nhau. Hoặc xuất thân
từ những địa phương có truyền thống học hành. Hoặc lớn lên trong một gia đình
khoa bảng, trí thức. Quan trọng hơn hết, họ phải là những người xuất sắc nhất,
là người có chỉ số thông minh không tồi, đoạt được số điểm cao nhất trong kỳ
thi vượt vũ môn vào trường y, cũng khó khăn vào hạng nhất này.
Những cái nhất đó là việc thường tình ở thời Đại học
Y khoa Sài Gòn cũ, hay ở rất nhiều quốc gia khác.
Trừ xứ mình!
Vâng, trừ xứ mình với những chính sách tuyển sinh
không giống ai, thậm chí quái gở!
Rất nhiều người vẫn chưa quên chính sách tuyển sinh
theo lý lịch ở những năm đầu sau 1975. Theo đó, một cậu học sinh có lý lịch
tốt, nhóm 1- sẽ dễ dàng đoạt được một suất vào trường y với điểm 9 cho tổng
cộng ba môn thi. Ngược lại, một em cháu nào đó kém may mắn, có cha anh là “sĩ
quan ngụy”, đành ôm hận về sửa xe đạp vỉa hè cho dù điểm thi là 23-24 điểm.
Chính sách tuyển sinh ngày ấy đã góp phần “mang Việt
Nam ra toàn thế giới”, bằng cách gián tiếp đẩy khá nhiều thanh niên Việt Nam ưu
tú nhưng thất thời lên thuyền vượt biên, chỉ với một mục tiêu đơn giản: tìm một
ghế trên giảng đường đại học, thay cho những cánh cửa đã đóng chặt trên chính
quê hương mình. Nhiều người trong họ bỏ xác trên biển, nhưng cũng nhiều người
thành danh, làm rạng rỡ quê hương trên xứ người.
Vì kiến thức y khoa không phải là hoa trái tự rụng
vào đầu, vì học y hoàn toàn không dễ như lấy đồ trong túi, không ai ngạc nhiên
khi thấy các sĩ tử 3-môn-9-điểm hoàn thành chương trình bác sĩ vô cùng chật
vật. Lưu ban, thi lại, đậu vớt… cũng chẳng hề gì. Vì ở xứ mình, vào được là ra
được! Trường nào cũng thế, cứ gì trường y?
Nhưng sự ưu tiên không dừng lại ở đó. Sau khi ra
trường, với lý lịch dày dặn và những quan hệ sẵn có, những “hạt giống” này dễ
dàng kiếm được một chỗ làm tốt trong những bệnh viện lớn. Các học bổng đào tạo
sau Đại học cũng dành rất nhiều ưu ái cho họ. Ngoảnh đi ngoảnh lại, ta thấy họ
đã là giáo sư, tiến sĩ, chủ nhiệm bộ môn, đầu ngành… với rất nhiều học vị mà
dân trong nghề khi nghe đến chỉ biết lắc đầu cười nhẹ.
Chuyện xưa kể lại, tưởng đã không còn, lại giật mình
kinh hãi khi đọc
báo thấy vẫn y nguyên. Người ta gọi đó là “chính sách đào tạo theo hợp
đồng”. Theo đó, người ta dành 50% (300 trên 600 thí sinh) để đào tạo bác sĩ y
khoa cho một số tỉnh XYZ nào đó.
Dĩ nhiên, những thí sinh này sẽ được một số điểm ưu
tiên, đến nỗi phải đánh rớt những học sinh ưu tú đạt 26 điểm nhưng vẫn không
đậu vì ngoài diện ưu ái nói trên.
Dĩ nhiên, không có sự ưu tiên nào là miễn phí!
Dĩ nhiên, con cái dân đen không phải là đối tượng ưu
tiên!
Dĩ nhiên, không phải nhờ ưu tiên mà người ta có thể
trở thành một bác sĩ tử tế! Mặc dù có thể trở thành những “chuyên gia đầu
ngành” như việc đã xảy ra với các ưu tiên lý lịch nhóm 1 năm nào.
Cái họa áo trắng bắt nguồn từ chủ nghĩa lý lịch năm
xưa, chưa biết khi nào mới giải quyết hết. Nay thầy được ưu tiên lý lịch, trò
được ưu tiên địa phương-hợp đồng. Quả là một “cặp đôi hoàn hảo” mà sản phẩm đầu
ra như thế nào, không nói thì ai ai cũng biết!
Xem ra di họa còn dài…
Lại phải thêm một câu cũ rích vào cuối bài: Không
phải tất cả! Vẫn có một thiểu số, tuy là GS-TS, nhưng xứng đáng được đồng
nghiệp và bệnh nhân kính trọng về sự uyên bác, thông thái và đức độ của họ.
Dr. N.
____________
Viết thêm:
Có một ý kiến từ một trang web khác, tôi mạo muội
mang về đây để rộng đường dư luận:
Thật đáng tiếc cho những em học sinh đạt trên 25
điểm mà vẫn rớt ĐH Y, năm nào báo chí cũng viết về tình trạng này. Tuy nhiên đó
là sự thật tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới, mà ví
dụ nơi tôi sống là ở Pháp có tỉ lệ chọi rất căng.
Các em ấy giỏi và đều muốn làm bác sĩ, nhưng số
lượng chỉ tiêu có hạn nên phải loại bớt thôi.
Còn so sánh chỉ tiêu ưu tiên đào tạo địa phương với
ưu tiên lý lịch trước kia, tôi cho là khác nhau một trời một vực.
Chuyện trước kia thì tác giả đã phân tích. Còn
chuyện hiện nay thì ngọn ngành là do các bác sĩ không chịu về địa phương công
tác. Do đó các địa phương ký hợp đồng đào tạo với các trường Y để đào tạo bác
sĩ cho mình. Các bác sĩ ấy có thể kém năng lực, nhưng họ phải quay về địa
phương của mình để công tác. Trong trường hợp họ không quay về thì có các biện
pháp bắt buộc, tuy không phải là chặt chẽ lắm.
Theo tôi đó là một giải pháp chấp nhận được trong xã
hội hiện nay. Có điều phải xem lại tỉ lệ giữa tuyển tự do và tuyển ưu tiên cho
hợp lý. Bên cạnh đó áp dụng thêm hình thức đào tạo lấy học phí.
Hình thức thứ 3 này được áp dụng ở SG và HN. Các em
nếu điểm không đủ cao để đậu trong ngân sách, nhưng vẫn nằm trong danh sách
ngoài ngân sách thì vẫn có thể theo học, nhưng phải đóng lệ phí lên đến 10
triệu/học kỳ. Đó là một hình thức khá đắt nên nhiều em chấp nhận bỏ suất, về
luyện thi tiếp để năm sau thi vào dạng ngân sách.
3 hình thức đó: Trong Ngân Sách, Ưu Tiên, Ngoài Ngân
Sách đang tồn tại song song để giải quyết cùng lúc các đòi hỏi xã hội, đó là
chi phí đắt đỏ của đào tạo Y, số lượng bác sĩ nên có của xã hội, chất lượng bác
sĩ, làm sao đưa bác sĩ về quê, và làm sao để những người ít tài hơn vẫn theo
học được, làm sao để kiếm thêm tiền cho trường Y.
Nếu nhìn bài toán tổng thể để hiểu, chắc tác giả bớt
bức xúc hơn.
Theo thiển ý của tôi, chính sách cử tuyển và ưu tiên
theo địa phương đã bộc lộ tất cả những sai lầm của nó về nhiều mặt:
1. Nó đã tước đi cơ hội của 50% thí sinh giỏi giang
hơn, có khả năng hơn để vào trường y. Nói gì thì nói, nhiệm vụ đầu tiên của Đại
học Y khoa là đào tạo ra những BS giỏi nhất, có khả năng nhất trong điều kiện
hiện tại. Sau khi ra trường, việc bổ nhiệm họ về tỉnh là một việc khác, cần một
chính sách khác thỏa đáng hơn về đãi ngộ để họ làm việc. Chứ không phải là việc
hạ thấp chỉ tiêu đào tạo một cách thiếu công bằng như hiện nay.
2. Chính sách tuyển chọn theo địa phương, tuy không
có thống kê chính thức, dành nhiều ưu đãi cho con em các quan chức hàng
tỉnh-huyện, hay con các đại gia khác.
3. Trong số các bác sĩ được đào tạo theo nhu cầu địa
phương đó, bao nhiêu người đã cạy cục ở lại thành phố bám lấy các BV lớn, hay
làm trình được viên còn hơn quay về nguyên quán để phục vụ?
4. Sự bất cập về chuyên môn của nhóm ưu tiên này là
nguyên nhân lớn nhất giải thích tình trạng dù có BS tại chỗ, người bệnh vẫn
không tin tưởng và sẵn sàng vượt tuyến lên Sài gòn điều trị. Ta hãy xem lại
những case tai biến, những vụ bạo động đốt phá BV tỉnh, huyện để hiểu thêm về
tính chất vá víu của việc đào tạo theo nhu cầu địa phương này.
5. Hãy xem ĐH Y khoa Sài Gòn cũ, họ chỉ tuyển chọn
những người xuất sắc nhất, bất kể nguồn gốc. Nhưng sau khi ra trường, tất cả
tân khoa Bác sĩ đều sẵn lòng về tỉnh phục vụ, với một chính sách đãi ngộ thỏa
đáng. ĐH Y khoa Huế cũng vây: khi số lượng BS đã vượt quá nhu cầu của địa
phương, các BS Huế đã tự đi tìm nhiệm sở ở rất nhiều vùng miền trên cả nước.
Do đó, tôi cho rằng việc đào tạo những BS giỏi vẫn
là yêu cầu duy nhất của ĐH Y. Còn sử dụng, bổ nhiệm họ như thế nào phải được
tách bạch hẳn hòi, và không được dùng những sản phẩm loại 2 để biện bạch cho
nhu cầu y tế của địa phương.
Giới thiệu: Thời sự dồn dập hàng ngày trên cả địa
cầu có thể giúp chúng ta biết được rằng chuyện gì đang xảy ra trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta không hiểu được vì sao lại xảy ra một biến cố như
vậy, và hậu quả sau này sẽ ra sao.... Cũng vì lý do ấy, nhật báo Người Việt mở
thêm một tiết mục và lưu trữ trên trang mạng Người Việt Online để quý độc giả
tham khảo. Ðó là mục “Hồ Sơ Người-Việt,” xuất hiện ngày Thứ Năm mỗi tuần, với
nội dung trình bày khung cảnh khách quan của một vấn đề và, nếu có thể, một số
dự báo về tương lai hầu độc giả khỏi ngỡ ngàng khi sự biến xảy ra. Xin trân
trọng giới thiệu cùng quý độc giả...
Chính quyền Israel sẽ tấn công Iran
trước khi có bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 11 tới đây?
Tin đồn về một chiến dịch có tên là “Operation Cascade” (Thác Lũ) đã xuất hiện
từ đầu tháng nay và càng dồn dập trong tuần qua khiến cổ phiếu và đồng bạc
shekel của Israel tụt giá mạnh và giá dầu thô lại bắt đầu tăng, đang mấp mé gần
95 đô la một thùng trên thị trường Hoa Kỳ.
Từ ba tháng nay, hầu như mỗi tháng lại có một đợt tin đồn như vậy. Nhưng lần
này thì chuyện đồn đãi có vẻ xác thực hơn khi người dân Do Thái tại Israel đã
được phân phát mặt nạ chống hơi độc, như một biện pháp phòng thủ dân sự trước
khi có chiến tranh, hoặc trước khi lãnh thổ bị Iran trả đũa.
“Hồ Sơ Người-Việt” sẽ tìm hiểu về chuyện này.
Xuất xứ tin đồn
Trước hết, xin nói về khung cảnh của cục diện chung rồi về tin đồn.
Iran đã tăng cường sản xuất hỏa tiễn tầm xa, có xuất xứ từ Nga và được cải tiến
với khả năng tấn công ngày càng rộng hơn và bao phủ lãnh thổ Israel.
Từ nhiều năm nay, họ còn xúc tiến việc chế tạo võ khí hạt nhân, hay hạch tâm,
nuclear. Nếu hỏa tiễn của Iran lại có đầu đạn hạch tâm, có sức công phá mạnh
hơn nguyên tử là atomic, thì Israel lâm nguy.
Người Do Thái của quốc gia Israel đánh giá rất cao mối nguy đó vì lãnh đạo Iran
công khai nói đến nhu cầu đẩy dân Do Thái ra biển và xóa bản đồ Israel trong
khu vực Trung Ðông. Israel trông chờ quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, phải có biện pháp
trừng phạt để can gián lãnh đạo Tehran (xin xem lại “Hồ Sơ Người-Việt” ngày
mùng 5 tháng 7). Nếu không, họ phải tự phòng thân.
Cho đến nay, vẫn Iran nói rằng họ chỉ muốn có năng lượng hạt nhân cho nhu cầu
dân sự, nhưng việc thụ đắc võ khí hạch tâm là quyền của họ. Thực tế thì họ bị
thiệt hại một phần vì quyết định phong tỏa của Hoa Kỳ cùng các nước Âu Châu và
đành trông chờ vào sự hỗ trợ của Liên Bang Nga, Trung Quốc và nhiều nước độc
tài chống Mỹ, như Venezuela để cản trở quốc tế.
Nhưng Israel vẫn e ngại là Iran chưa từ bỏ ý định này và muốn các nước phải
tăng cường lệnh cấm vận, đặc biệt là muốn Hoa Kỳ phải có thái độ quyết liệt
hơn.
Bây giờ đến chuyện tin đồn.
Hôm mùng 1 đầu tháng, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ là Leon Panetta thăm viếng
Israel và gặp vị tương nhiệm là Ehud Barak, một cựu thủ tướng, hiện là bộ
trưởng Quốc Phòng trong Nội các bảo thủ của ông Benyamin Netenyahu. Dịp này,
ông Panetta nói rằng “gần hết kỳ hạn cho một giải pháp ôn hòa về kế hoạch hạch
tâm của Iran.” Nếu hết khả năng ngoại giao thì liệu người ta có nghĩ đến giải
pháp quân sự không?
Ai sẽ tiến hành giải pháp đó? Hoa Kỳ hay Israel, hay cả hai?
Giữa khung cảnh hồi hộp ấy, hôm mùng 10, tờ Haasetz tại Israel tiết lộ rằng Thủ
Tướng Netanyahu và Bộ Trưởng Barak đang lên khung kế hoạch tấn công các căn cứ
hạch tâm của Iran trước ngày bầu cử tại Hoa Kỳ. (Hai năm một lần, ngày đó luôn
luôn là Thứ Ba đầu tiên sau ngày Thứ Hai đầu tiên của tháng 11, tức là xê dịch
trong khoảng mùng 2 đến mùng 8, năm nay sẽ là mùng 6.)
Xưa nay, lãnh đạo Isarel không che giấu ý định và khả năng đồng loạt tấn công
các căn cứ quân sự và hạch tâm của Iran, như họ đã làm với Iraq năm 1981 và với
Syria năm 2007. Từ ba tháng qua, mỗi tháng người ta lại thấy báo chí tiết lộ
loại tin đồn như vậy.
Nhưng lần này thì tình hình có vẻ căng thẳng hơn.
Cùng với những lời tuyên bố khá gay gắt của giới chức lãnh đạo, người ta còn
thấy một số biện pháp phòng thủ. Israel vừa thiết lập mạng lưới thông tin bằng
text massage để kịp thời báo động công chúng về mối nguy bị hỏa tiễn. Họ vừa
tăng cường phân phối mặt nạ chống hơi độc để phòng ngừa võ khí hóa học, và vừa
bổ nhiệm một bộ trưởng mới về phòng vệ hậu phương. Dân Do Thái đã tấp nập vào
các trung tâm phân phối hay thương xá để nhận mặt nạ.
Khác với các lần trước, có thể do nhu cầu tác động vào các nước để gây thêm sức
ép cho Iran, lần này, hình như sự thể lần này lại đặc biệt nghiêm trọng. Nhất
là khi dư luận dân Do Thái cũng xoay chiều: thành phần phản đối việc tấn công
đã giảm mạnh kể từ tháng 3 đến nay.
Nhưng vì sao trước bầu cử
Hoa Kỳ?
“Hồ Sơ Người-Việt” xin nói về chuyện thực hư giữa Hoa Kỳ và Israel.
Chính quyền Barack Obama có thấy ra vấn đề Iran đối với cục diện tại Iraq khi
Hoa Kỳ cần triệt thoái. Nói chung, với Hoa Kỳ thì Iran có liên hệ đến toàn khu
vực từ Trung Ðông qua tới Afghanistan. Nhưng ông Obama vẫn phải tiếp tục chính
sách cũ của chính quyền George W. Bush. Ðó là gây áp lực để lãnh đạo Tehran
phải đàm phán hầu nước Mỹ khỏi phải dùng biện pháp quân sự.
Ưu tiên của Mỹ là rút khỏi Iraq và Afghanistan chứ không phải là bảo vệ Israel
bằng mọi giá. Song song, ông Obama còn muốn gây sức ép với Israel về nhiều hồ
sơ khác, như chuyện hòa giải với dân Palestine trong vùng kiểm soát của Israel,
hay việc định cư người Do Thái trong khu vực sinh hoạt của dân Palestine. Mục
đích là để lấy lòng dân Hồi Giáo và chứng minh tinh thần hiếu hòa của mình.
Vì vậy, quan hệ giữa hai chính quyền Israel và Hoa Kỳ đã có lúc căng thẳng và
Thủ Tướng Netanyahu không che giấu sự thất vọng của ông về tổng thống Mỹ, ngay
trước mặt tổng thống Mỹ. Ngược lại, ứng cử viên Mitt Romney bên đảng Cộng Hòa
thì công khai ủng hộ việc bảo vệ Israel và hậu thuẫn lập trường của ông
Netanyahu. Chuyện ấy có tác động vào cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ.
Xưa nay, cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái thường ngả theo và yểm trợ rất mạnh
đảng Dân Chủ. Nhưng gần đây một số thành phần có ảnh hưởng trong cộng đồng này
nghiêng dần về đảng Cộng Hòa vì mối lo cho cố quốc là Israel và vì hoài nghi
tinh thần hòa giải của ông Obama. Tuy nhiên, đa số người Do Thái tại Mỹ vẫn
nghĩ đến quyền lợi của họ trong xã hội Mỹ và một số đánh giá Thủ Tướng
Netanyahu là quá khích.
Chuyện khác nữa là nếu nhìn vào lịch sử giữa Israel và Hoa Kỳ kể từ khi quốc
gia này được thành lập năm 1948, chưa khi nào lãnh đạo Hoa Kỳ lại có quyết định
nhằm bênh vực Israel mà gây thiệt hại cho quyền lợi của nước Mỹ.
Lập luận của nhiều người cho rằng tài phiệt Do Thái lũng đoạn Hoa Kỳ là không
chính xác. Từ 1948 đến 1967, Hoa Kỳ còn có chủ trương chống Israel khi xứ này
ngả theo Liên Xô và thi hành chính sách xã hội chủ nghĩa trong lãnh thổ. Năm
1957, cũng chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Dwight Eisenhower đã trực diện
đưa chiến hạm vào ngăn cản Israel, Anh và Pháp khi ba xứ này đòi phong tỏa kênh
đào Suez.
Trở lại chuyện tin đồn, giới quan sát và các nhà bình luận cho là nếu có phải
tấn công Iran trong tinh thần phòng thủ tích cực trước khi xứ này có được võ
khí tuyệt đối thì lúc thuận tiện nhất là sau lễ Lao Ðộng Mỹ và trước kỳ bầu cử.
Lý do thì có rất nhiều.
Hoa Kỳ ở vào lúc bất định vì lãnh đạo và dân chúng đang chú ý vào cuộc bầu cử
nên khó có phản ứng khi Israel ra tay. Sau bầu cử và đến ngày nhậm chức tổng
thống (luôn luôn là 20 Tháng Giêng), cả Hành pháp và Lập pháp Mỹ đều bận việc
chuyển quyền giữa Quốc Hội khóa 112 và Quốc Hội khóa 113 được bầu lên vào mùng
6 tháng 11. Chính quyền mới sẽ mất vài tháng thành lập Nội các và bị đặt trước
“sự đã rồi,” nên sẽ đành chấp nhận.
Một lý do khác là nếu Israel tấn công và Iran phản công bằng cách phong tỏa Eo
biển Hormuz, dầu thô lập tức lên giá và xăng dầu sẽ trở thành vấn đề cho ông
Obama đang tái tranh cử!
Thật ra, nếu có phải phân tích những chuyện thực hư của tin đồn, người ta nên
ra khỏi nước Mỹ. Trong sáu tháng tới, tình hình Trung Ðông sẽ căng thẳng và
Israel có cơ hội ra tay. Nhưng mà để làm gì?
Ðồn là không đánh - đánh thì không đồn
Thông thường về mặt tình báo thì nếu phải đánh, chẳng ai báo trước cả. Ðó là
nguyên tắc “đồn thì không đánh mà đánh thì không đồn.”
Israel không dại gì báo trước việc tấn công Iran, là điều thật ra không dễ nếu
phải tiến hành một mình. Oanh tạc cơ chiến lược của Israel phải bay qua lãnh
thổ Iraq thì mới tới Iran, nơi mà các căn cứ võ khí chiến lược đã được phân tán
và yểm sâu trong núi. Tình báo Israel có thể định vị được các căn cứ ấy, nhưng
muốn tiêu diệt trọn vẹn để tránh một đợt phản công chết người thì vẫn là nan
giải.
Tuy nhiên, tung tin đồn thì cũng là một cách tấn công gián tiếp, qua dư luận,
trong khi một trận chiến khác đã khai diễn về thực tế.
Iran đang bị nguy khốn về kinh tế ở bên trong với sản lượng dầu thô sụt mất một
phần năm và lạm phát gia tăng hơn 12% kể từ 12 tháng nay. Các ngân hàng của
Iran bị tê liệt và khó hoàn thành nghiệp vụ xuất nhập cảng hoặc kềm hãm vật
giá. Người dân đang chuẩn bị viễn ảnh phá giá đồng bạc và tái phối trí hệ thống
hối đoái đang cạn kiệt.
Ở bên ngoài, Iran còn thấy vị trí của mình bị suy yếu tại Syria. Chính quyền
Bashar al-Assad là đồng minh của Tehran hiện đang lung lay và cánh tay nối dài
của Iran là lực lượng Hezabollah tại Lebanon do Syria yểm trợ cũng bị tê liệt
vì cả hai “hậu phương” đều điêu đứng. Trong khi ấy, hai nước đỡ đần Iran để gây
khó cho Hoa Kỳ là Liên Bang Nga và Trung Quốc cũng đang lúng túng. Lãnh đạo Nga
bị kết án vì yểm trợ chế độ độc tài sắt máu ở Syria và Bắc Kinh đang gây phẫn
nộ cho nhiều nước vì hành xi xâm lược ngoài Ðông Hải.
Tại khu vực Trung Ðông, Iran đang bị cô lập dần. Tuần qua, khi họ tổ chức một
hội nghị quốc tế về Syria sẽ kéo dài đến ngày 29 tháng này, chỉ thấy xuất hiện
giới chức ngoại giao cấp thấp của Nga, Trung Quốc, Afghanistan, Benin và
Maldives. Lebanon và Syria không có mặt, Saudi Arabia và xứ Qatar thì đả kích
hội nghị là bênh vực Syria.
Trong khi ấy một trận chiến khác cũng bùng nổ trên không gian ảo của điện toán.
Hệ thống điện toán do Iran mua của Nga đã bị một loại vi khuẩn mới phá hoại và
đánh cắp các dữ kiện tài chánh của Iran, Hezbollah và của các ngân hàng Lebanon
có quan hệ với Iran hay Syria. Ngoài loại vi khuẩn Gauss này, Iran còn bị mạng
lưới gián điệp điện tử Flame phá hoại kỹ nghệ xăng dầu và vi khuẩn Stuxnet đã
tới tấp đánh vào các trung tâm hạt nhân. Nghĩa là chưa thấy chiến đấu cơ Israel
cất cánh thì trận chiến điện tử đã diễn ra trong thực tế.
Chính là hoàn cảnh ngặt nghèo đó của Iran, hơn là chuyện bầu cử tại Hoa Kỳ,
khiến báo chí và chính giới Israel nói đến “Chiến dịch Thác Lũ” và một kịch bản
chiến tranh.
Nhưng tin đồn này cũng gây hốt hoảng cho Hoa Kỳ. Chính ông Panetta, hôm 14 vừa
qua phải lên tiếng trấn an ngay trước bậc thềm của Ngũ Giác Ðài, rằng vẫn còn
cơ hội đàm phán cho một giải pháp ngoại giao về Iran. Nhưng ông cho rằng Israel
chưa quyết định tấn công “vào lúc này.”
Kết luận ở đây là cuộc chiến với Iran vẫn tiếp tục, nhưng không hẳn là dưới
hình thái quân sự như người ta thường nghĩ.
Qua việc tung tin đồn, Israel không chỉ gây thêm khó khăn cho lãnh đạo Tehran
để họ từ bỏ kế hoạch võ khí hạch tâm mà còn khiến Hoa Kỳ phải có thái độ cương
quyết hơn. Ngược lại, thái độ của Mỹ là dùng Israel như con chó dữ để đe dọa
Iran. Cho nên lãnh đạo quốc phòng Hoa Kỳ mới nói đến hy vọng đàm phán mà không
loại bỏ giải pháp quân sự từ phía Israel.
Nhưng nếu Israel lại tương kế tựu kế mà chẳng cần nói trước với Hoa Kỳ lại ra
tay thật thì sao?
Người ta không loại bỏ giả thuyết ấy vì biết đâu là lãnh đạo Israel cũng muốn
Tehran hoài nghi và phân vân như vậy? Ðó là phần chìm của Chiến dịch Thác Lũ!
Trong những ngày tới, người ta nên theo dõi phản ứng của Iran.
Hùng Tâm
Theo: Người
Việt
BREAKING NEWS
Chú ý: Tin được đưa lên mạng lúc 07h sáng và cập nhật bổ xung lúc 13-14h và
tin tối lúc 20-21h hàng ngày.
-
Xem ra di họa còn dài… (BVN) - Cái họa áo trắng bắt nguồn từ
chủ nghĩa lý lịch năm xưa, chưa biết khi nào mới giải quyết hết. Nay thầy được
ưu tiên lý lịch, trò được ưu tiên địa phương-hợp đồng. Quả là một “cặp đôi hoàn
hảo” mà sản phẩm đầu ra như thế nào, không nói thì ai ai cũng biết.
Âm mưu “bắn một mũi tên
trúng hai đích” của Trung Quốc (PLXH) - Sau những hành động và tuyên bố ngang ngược của Trung
Quốc trong suốt một thời gian dài về các vấn đề liên quan tranh chấp Biển Đông,
Chính phủ Mỹ vừa cảnh báo Bắc Kinh chớ nên có bất kỳ nỗ lực nào nhằm “chia để
trị” tại vùng biển này.
Báo chí phí cơm (Xuân VN) - Báo chí
ăn cơm dân cũng sẽ bị phán xử nếu cứ tiếp tục giả đếc giả mù, ngây ngô ngọng
nghịu mãi.
Bộ trưởng nghe, Bộ trưởng nói, Bộ trưởng làm (Đào Tuấn) - Thưa Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ông có thể không cần phát biểu
nhiều, nhưng xin ông hãy lắng nghe người dân và các DN để có những hành động
không chất thêm “củi” lên những tấm lưng đã quá cong gập của người dân cũng như
các DN.
HÀ NỘI (Thái bá Tân) - Nước ta, các
bác ạ,/Cứ thích hoành tá tràng,/Kiểu nói cho sướng miệng,/ Thằng Tây nghe, ngỡ
ngàng.
Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn (TS) - Nhưng chính quyền TQ giấu kín như bưng không nói cho dân họ
biết sự thực, khăng khăng nói bừa là toàn bộ các đảo bên trong Đường 9 đoạn là
thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của TQ.
Trung Quốc có nguy cơ thành kẻ thù chung của thế giới (Tien
phong) - Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông
tin Hải dương Trung Quốc) phân tích những điều sai trái, ngang ngược, vô lý
trong lập trường, chủ trương, yêu sách của chính phủ Trung Quốc về biển Đông.
Nhập đồng, thi vân, trung thân, và kiểm trứng (Anh Vũ) - Có lẽ cả nền giáo dục của ta, và rộng hơn là cả nền chính trị
nữa, cũng đang nhập đồng thì phải? Tại sao tôi nói vậy, xin chờ nhé, “thiên cơ
bất khả lậu” mà. Thì chính tôi khi viết entry này cũng đang nhập đồng đấy thôi.
Bộ Chính trị kiểm điểm thế nào? (PLTP) - Thực hiện đúng phương châm làm từ trên xuống, “đã tắm thì phải
gội cả đầu”, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa tiến hành kiểm điểm một cách nghiêm
túc theo các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn
Đảng.
Vòng bán dạo “thiện chí” của Trung Quốc (VNN) - Chuyến thăm của ngoại trưởng họ Dương có nhằm kiềm chế Đông
Nam Á hình thành một tập hợp lực lượng mới trên vấn đề Biển Đông nhằm đối phó
với các hành động ngang ngược của Bắc Kinh?
Vinaconex
lỗ hơn 757 tỷ đồng (RFA) - Tổng công ty cổ phần Xuất
Nhập khẩu và Xây dựng VN, gọi tắt là Vinaconex, lỗ luỹ kế hơn 757 tỷ đồng, báo
Người Lao động cho biết như vậy hôm thứ Tư.
Nông
dân: mua lúa thay vì gạo tạm trữ (RFA) - Khi soạn thảo
qui chế tạm trữ gạo theo hướng hỗ trợ trực tiếp hộ nông dân, Bộ NN-PTNT đề xuất
nông dân tự tạm trữ lúa tại nhà với vốn vay lãi suất 0%.
Quyền
tự do ngôn luận bị đàn áp ở Việt Nam (VOA) - Chính
phủ Việt Nam vẫn tiếp tục dùng các đạo luật an ninh với những ngôn từ mơ hồ để
trấn áp tinh thần, và trong nhiều trường hợp, tống giam những nhà hoạt động ôn
hòa
Tranh
chấp đất đai ở Hà Tĩnh : Cán bộ bị dân đánh "trọng thương" (RFI) - Hàng trăm người dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh tối 14
rạng sáng 15/08/2012 đã bao vây trụ sở ủy ban xã, đập phá đồ đạc và đánh trọng
thương hai cán bộ. AFP dẫn nguồn tin từ báo chí trong nước hôm nay cho biết như
trên, và nhận định rằng nguyên nhân là do trưng thu đất đai.
Thêm một Vina nợ ngân hàng nghìn tỷ (VnExpress) - Mặc dù báo lãi sau thuế hơn 127 tỷ đồng trong quý II, nhưng
lũy kế 6 tháng, Vinaconex vẫn lỗ tới 757 tỷ đồng. Trong khi đó, cánh chim đầu
đàn của ngành xây dựng dân dụng đang nợ các ngân hàng hơn nghìn tỷ đồng.
Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng nước nào? (viet-studies) - Điều không bình thường việc gian lận thương mại, lừa đảo, bịp
bợm, trúng thầu tràn lan với thiết bị lạc hậu mà không bị ngăn chặn là mối nguy
chẳng những cho kinh tế mà cả an sinh xã hội và an ninh quốc phòng”.
Đăng bởi Hai Hoang Van vào
Thứ sáu, ngày 17 tháng tám năm 2012
Với tựa đề rất hấp dẫn “Người
dân bao vây đập phá trụ sở xã, hành hung cán bộ”, tờ ANTĐ[1] chỉ loanh
quanh với những luận điệu quen thuộc nhằm kết tội người dân như vốn dĩ các tờ
báo của đảng vẫn thường làm. Lý do phức tạp hơn. Phần lỗi ở nhà cầm quyền,
không phải người dân!
Tác giả bài viết chỉ đưa ra thông tin môt chiều theo
chỉ thị của đảng. Cả một bài viết dài đưa tin về sự việc và để “đi tìm nguyên
nhân” mà chỉ có duy nhất một thông tin từ ông Dương Trí Điềm, Bí thư Đảng ủy xã
Yên Lộc. Theo tờ báo này, nguyên nhân ban đầu là “do đối tượng Đặng Công
(khoảng 30 tuổi, ở xóm Tràng Sơn-Yên Lộc) ủi chiếm phần đất thuộc quản lý của
UBND xã. Khi cán bộ xã xuống nhắc nhở thì bị Công gây rối và chống đối”. Thử
hỏi, nguyên nhân đơn giản chỉ thế thôi sao? Người dân các miền nông thôn Việt
Nam được biết đến là hiền lành, cần cù, chịu khó... Như vậy, trước một sự kiện
mà họ tỏ ra bức xúc như thế chắc hẳn phải có một sự khuất tất nào đó từ phía
chính quyền. Không thể có chuyện tự dưng người dân đưa máy ra ủi đất của xã để
chiếm?
Vì không mấy xa lạ với việc cán bộ các cấp lợi dung
quyền hành trong tay để áp đặt cũng như vu oan, giáng hoạ cho người dân. Trong
đó phải kể đến vụ chính quyền huyện Tiên Lãng chiếm, cướp đất đai của gia đình
anh em ông Đoàn Văn Vươn; vụ cướp đất đai tại Văn Giang, Hưng Yên; Vụ Bản, Nam
Định… chính quyền luôn toa rập với các cán bộ đảng viên để dồn người dân vào
thế tận cùng và khi đã xảy ra sự việc thì họ sẵn sang bỏ tù người dân.
Ngoài thông tin do vị linh mục chính xứ Tràng Đình,
cha Trần Văn Lợi, cho Đài Á Châu Tự Do(RFA)[2] biết là vì chính quyền xã Yên
Lộc, Hà Tỉnh đã âm thầm, lấy đất chung của sân bóng chuyền mà người dân dùng để
chơi thể thao, nên đã tạo nên sự bức xúc của nhân dân. Để biết thêm thông tin,
chúng tôi đã có mặt tại nơi xảy ra sự kiện, thì được người dân cho biết thêm
nguyên nhân dẫn đến việc bất bình, không đơn thuần như các tờ ANTĐ và TNO đã
đưa tin. Theo lời kể, UBND xã Yên Lộc đã lấy đất sân bóng chuyền để gán trừ nợ
cho một doanh nghiệp trong khi chưa có bất cứ một thông báo hay thỏa thuận nào
với người dân. UBND xã Yên Lộc đã vay của một doanh nghiệp hơn 5 tỉ đồng nhưng
đến nay không có khả năng chi trả nên đã tìm cách gán nợ cho doanh nghiệp một
sân bong, để đền.
Nhà cầm quyền xã Yên Lộc tìm cách dấu nhẹm. Việc gán
nợ của xã chỉ bị bại lộ khi người dân đang cùng nhau tu bổ lại sân bóng thì
doanh nghiệp được chính quyền bảo kê đã kéo người ra gây hấn với người dân. Bức
xúc trước việc “ném đá dấu tay” cũng như lợi dụng quyền hành của phía chính
quyền. Đặc biệt, công an xã Yên Lộc kết hợp với công an huyện Can Lộc đã bắt
giam một số người dân nhưng không nói rõ lí do. Vì lo sợ có việc chẳng lành sau
cái chết tức tưởi của anh Lê Quang Trọng trong nhà tạm giam của huyện Can Lộc vào
tháng 3 năm 2012, nên người thân và hàng xóm của những người bị bắt đã tập
trung đến trụ sở UBND xã mục đích để nhận được một sự giải thích thỏa đáng
nhưng họ lại nhận được thái độ thách thức, hăm dọa và xem thường từ phía các
cán bộ xã nên đã dẫn đến to tiếng và xô xát.
Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lộc được cho là
nhập viện với nhiều vết thương nặng
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ, nguyên nhân mà tờ
ANTĐ và TNO nói là người dân “ủi chiếm phần đất thuộc sự quản lý của UBND xã”
chính lại là việc các cán bộ xã đã lạm dụng quyền hành của mình để chèn ép, xem
thường người dân.
Hiện tại, cả hai anh Đặng Văn Định và Đặng Công đang
bị giam giữ ở đâu người thân và gia đình không biết. Đây là cách hành xử của
các cấp chính quyền khi họ cố tình che đậy sai trái của họ. Chúng tôi ước mong
tất cả những ai yêu công lý và sự thật hãy tìm mọi cách để lên tiếng bênh vực
những người dân hiền lành nơi đây. Hiện tại, họ đang bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi
trước sự hăm doạ, khủng bố tinh thần đến từ nhà cầm quyền Hà Tỉnh.
Trước 75, ngay khi sống trong thời chiến, tôi vẫn
luôn cảm thấy an lành. Những năm chiến tranh ác liệt ấy, gia đình tôi tách ra
làm hai. Ba tôi xuống thành phố, còn mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ. Tôi đi đi về
về cả hai nơi. Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven rìa làng
do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại
bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu
vì sao tôi vẫn không cảm thấy bất an. Đêm ngủ ở Đà Nẵng thỉnh thoảng lại nghe
hú còi báo động có pháo kích của Việt Cộng bắn về thành phố, nhiều người phải
chạy vào nấp dưới hầm, riêng tôi vẫn nằm tỉnh queo trên giường, không chút lo
sợ.
Bây giờ sống trong hòa bình, mà hòa bình đã gần 40
năm rồi sao trong lòng cứ thắc thỏm bất an. Do tuổi già ư? Không phải như vậy.
Làm sao mà yên ổn được khi bước ra đường phải lo sợ
trước bao nhiêu điều hiểm nguy đang rình rập. kẹt xe, khói bụi ô nhiễm, tai nạn
giao thông, đinh tặc, cướp giật, va quẹt xe đưa đến bị hành hung, cây đổ, dây
điện đứt, sụp hố cống…. Một ngày ở thành phố lớn như Sài Gòn, xảy ra không biết
bao nhiêu vụ tai nạn giao thông, bao nhiêu vụ cướp giật, hành hung, đâm
chém…thấy tận mắt hoặc đọc báo, nghe đài mà oải cả người.
Hầu như mọi thứ thức ăn đều có nguy cơ chứa chất độc
hại do dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng kháng sinh, do chất kích thích hoặc do
làm ra gian dối. Không thể nào yên tâm với thức ăn ở các hàng quán. Cà phê hóa
chất, phở ngâm formol, dầu ăn từ cống rãnh, chế biến thức ăn bên cạnh nhà vệ
sinh… Thực phẩm mua ở chợ về tự chế biến cũng hoàn toàn không yên tâm. Rau,
giá, trái cây đầy rẫy chất kích thích cực độc (nhất là trái cây Trung cộng), cá
thì bị ướp hàn the, thịt thì không kiểm định hoặc thịt bị dùng chất tăng trưởng
độc hại. Bất an với món ăn ở hàng quán nhưng cũng không thể nào an tâm với bửa
ăn tự nấu nướng ở nhà.
Tình trạng ô nhiểm thì kinh hồn. Đường xá thì khí
thải và bụi bẩn bay mù mịt, cống rãnh và kênh rạch thì đen ngòm vì chất thải
bẩn. Rồi ô nhiểm âm thanh mới kinh hồn.
Trong công việc mưu sinh, bất an khắp mọi nơi. Vật
giá liên tục leo thang, quá nhiều công ty nợ nần phá sản, chiếm dụng vốn và lừa
đảo khắp mọi nơi. Khuyến mãi lừa đảo, bán hàng đa cấp lừa đảo, thế chấp vay lừa
đảo…Sụ bất an do suy thoái kinh tế làm người có vốn không dám bỏ tiền ra đâu
tư, người làm công cứ thắc thỏm lo mất việc từng ngày.
Khi bị ngã bệnh, phải đến bệnh viện thì người dân
hoàn toàn không yên tâm. Chỗ nằm thiếu, phương tiện y tế lạc hậu, tay nghề cũng
như lương tâm thấp kém của y bác sĩ có thể làm cho bệnh nhân không những không
được cứu chữa thích đáng mà còn gây ra tử vong vô lý nữa. Biết bao nhiêu cái
chết oan khiên được nêu ra và không được nêu ra do sự tắc trách của bệnh viện.
Hành chính thì nhũng nhiễu, thường gây ra sự phiền
hà cho dân để công chức ăn hối lộ thay vì tận tụy phục vụ dân. Có việc đến cơ
quan công quyền như thuế vụ, hải quan, nhà đất, ủy ban các cấp, công an…người
dân phải khúm núm quỵ lụy và lo lót thì sự việc mới trơn tru. Có lỗi bị tạm giữ
trong đồn công an, người bị tạm giữ hoàn toàn không yên tâm. Chuyện bị chết
trong đồn công an đã trở nên quá phổ biến.
Chuyện an ninh quốc phòng thì được nghe nói đã có
đảng và nhà nước lo nhưng người dân hoàn toàn thấy bất an. Ngư dân ra khơi là
bị Trung cộng đuổi bắt hoặc đâm chìm tàu. Tàu chiến, tàu hải giám, tàu cá của
Trung Cộng hầu như đã chiếm lĩnh toàn bộ biển Đông. Trong đất liền thì chỗ nào,
lãnh vực nào cũng có mặt người Tàu.
Cơ quan chức năng và ban bệ rất nhiều, người dân
phải è lưng ra đóng thuế để nuôi một bộ máy nhà nước vô cùng cồng kềnh, nhưng
bộ máy ấy hoàn toàn không làm cho người dân an tâm.Bất ngờ đau ốm không dễ dàng
có xe cấp cứu đến, bị cướp bóc trấn lột không dễ gì gọi được công an. Thức ăn
nhiểm bẩn hầu như không có cơ quan nào quan tâm….Người dân cảm thấy bị bơ vơ
đơn độc giữa cuộc đời.
Một nhà nước yếu kém, bất lực và vô trách nhiệm như
vậy mà sao vẫn tồn tại lâu vậy nhỉ? Đây có lẽ là nỗi bất an lớn nhất mà người
dân phải mang nặng trong lòng.
Huỳnh Ngọc Chênh
Ngay lúc đang viết bài “ Thiếu lãnh đạo”, tôi đã hình dung trước một lời phản biện:
Không phải Việt Nam không có chính sách rõ ràng và nhất quán trong việc đối phó
với Trung Quốc. Có. Nhưng người ta giấu. Lý do: Chuyện chính trị cần phải bí
mật!
Với lời phản biện ấy, nếu có thật, câu trả lời của tôi là: Nói dối!
Một hiện tượng như vậy, cách đây mấy chục năm, nhất là thời thế giới chia thành
hai khối, cộng sản và tư bản, có thể xảy ra. Bây giờ thì bất khả. Có nhiều
nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là: khác với ngày xưa, thời đại
chúng ta đang sống hiện nay là một thời đại, ở đó, hầu hết các ván cờ chính
trị, nhất là chính trị đối ngoại, đặc biệt, liên quan đến các cuộc tranh chấp
lớn, đều là những ván cờ ngửa. Mọi nước cờ đều công khai. Giữa thanh thiên bạch
nhật.
Lý do thứ nhất: Đó là nguyên tắc dân chủ. Dĩ nhiên không phải chính phủ nào
cũng muốn thực hiện đầy đủ các nguyên tắc dân chủ. Nhưng người ta lại không thể
cấm dân chúng, nhất là giới truyền thông, thực hiện nguyên tắc ấy. Bằng nhiều
cách khác nhau, với sự hỗ trợ của cả pháp lý lẫn kỹ thuật, giới truyền thông
thường lật tẩy hầu hết những hoạt động mà chính phủ muốn nhận chìm vào bóng
tối. Công việc này càng dễ thực hiện trong những vấn đề liên quan đến quốc tế
vốn cần sự hợp tác và tham dự của nhiều người thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
Con số này càng lớn, các khe hở của các nguồn thông tin càng nhiều.
Thứ hai, trong quan hệ quốc tế, một nước có thể giấu thông tin đối với người
dân nước mình nhưng lại không thể cấm việc dân chúng các nước khác biết thông
tin về việc làm của chính phủ nước họ. Thành ra, thông tin nếu không bị xì ra ở
nước này thì cũng bị xì ra ở nước khác.
Thứ ba, sự chuyển động của các chiến lược quốc phòng, trong quan hệ với quốc
tế, là một sự chuyển động lớn không thể giấu giếm được. Tình báo thế giới hiện
nay tinh vi đến độ người ta biết rõ nhau đến từng chiếc máy bay chiến đấu, từng
đầu đạn nguyên tử, từng căn cứ đóng quân, từng hợp đồng quân sự…
Mỹ, chẳng hạn, về phương diện ngoại giao, luôn luôn tìm cách trấn an Trung Quốc
là họ không xem Trung Quốc là kẻ thù. Là họ không hề có ý định tấn công Trung
Quốc. Là họ chỉ muốn duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc và bảo
vệ một thế giới hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta vẫn thấy
rất rõ chính sách và chiến lược của họ trong việc đối phó với Trung Quốc, nguồn
uy hiếp chính đối với vị thế siêu cường số một thế giới của họ trong tương lai.
Thấy, vì Mỹ không thể giấu được. Có muốn cũng không được. Không thể giấu việc
di chuyển các chiến hạm và tàu ngầm sang vùng châu Á Thái Bình Dương. Không thể
giấu được việc ký kết các hiệp ước sử dụng bến cảng cho tàu thủy và tàu ngầm
của Mỹ ở các nước khác. Không thể giấu được các căn cứ quân sự cho cả mấy ngàn
quân trên lãnh thổ của nước khác.
Mỹ muốn giấu, các nước khác cũng không thể giấu. Úc không thể giấu việc cho
lính Mỹ sử dụng hải cảng cũng như tập trận trên lãnh thổ của Úc.
Ngay cả những chuyện có thể giấu, người ta cũng không muốn giấu. Thứ nhất,
giấu, người ta không thể tạo được sự tin tưởng ở các nước đồng minh hay đối tác
chiến lược và chiến thuật. Mỹ, chẳng hạn, phải nói rõ và nói lớn tiếng về chính
sách quay lại châu Á của mình; nếu không, không có nước châu Á nào có thể an
tâm về sự cam kết của Mỹ cả. Trường hợp của Việt Nam đối với Mỹ cũng vậy: Sẽ
không có người nào tin cậy quyết tâm đi với Mỹ của Việt Nam nếu Việt Nam chỉ
dám hứa hẹn trên các bàn hội nghị nhưng lại phủ nhận hoặc tránh né ngoài công
luận. Thứ hai, nếu việc giấu giếm ấy bị phát hiện, cái giá người ta phải trả trước
sự phẫn nộ của dân chúng chắc chắn không nhỏ: Nguy cơ bị thất cử là điều hiển
hiện trước mắt.
Nếu Việt Nam thực sự có một chiến lược đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc, để
có hiệu quả, chiến lược ấy phải được sự hỗ trợ của ít nhất hai yếu tố chính: thế
và lực.
Lực chủ yếu đến từ hai nguồn: Kinh tế và quân sự. Cả hai nguồn ấy đều rất mỏng
manh so với Trung Quốc. Về quân sự thì dù có mua thêm bao nhiêu tàu thủy hay
bao nhiêu phi cơ, có tăng bao nhiêu quân số thì cũng chỉ là hạt cát so với
Trung Quốc. Về kinh tế, Việt Nam không những nhỏ và yếu mà còn lệ thuộc hẳn vào
Trung Quốc. Sự lệ thuộc ấy không phải chỉ ở quan hệ xuất nhập khẩu chính thức
giữa hai nước mà còn, quan trọng hơn, ở sự thao túng của người Trung Quốc trên
thị trường Việt Nam qua số dự án do Trung Quốc trúng thầu, số công nhân hợp
pháp cũng như bất hợp pháp người Trung Quốc tràn lan ở Việt Nam, số hàng lậu
không ngừng tràn vào Việt Nam trên mọi ngả đường biên giới, và số các công ty
Trung Quốc trá hình dưới nhãn Việt Nam hiện diện ở khắp nơi.
Thua ở lực, Việt Nam chỉ còn một hy vọng duy nhất để xây dựng nền tảng cho một
chiến lược hữu hiệu: Thế.
Có ba loại thế chính.
Thứ nhất là thế pháp lý. Chúng ta thường khoe với nhau là có nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy chúng ta có chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa từ lâu đời. Tuy nhiên, ở đây, lại có hai vấn đề. Một, những bằng
chứng ấy đã đủ chưa? Hai, những bằng chứng ấy có hiệu quả hay không? Về vấn đề
thứ nhất, ai cũng thấy là Việt Nam còn cần nhiều hơn nữa mới có thể gọi được là
đủ. Nhưng công việc ấy ai sẽ làm? Chắc chắn là giới nghiên cứu chứ không phải
là các nhân viên hành chính hay các cán bộ tuyên huấn. Nhưng cho đến nay, nhà
cầm quyền Việt Nam vẫn không hề khuyến khích, thậm chí, còn ngăn cấm công cuộc
tìm tòi ấy của giới nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu muốn tổ chức hội nghị về vấn
đề Hoàng Sa và Trường Sa ư? – Cấm! Họ muốn nói chuyện về hai quần đảo ấy ư? –
Cũng cấm! Vậy chính quyền sẽ tìm ở đâu ra thêm các bằng chứng lịch sử ủng hộ
cho lập trường và quan điểm của mình? Về vấn đề thứ hai, ai cũng biết, cho dù
cầm trong tay cả hàng ngàn hồ sơ chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
đã từng thuộc Việt Nam, Trung Quốc cũng sẽ chẳng xem điều đó ra gì cả. Tây Tạng
cũng từng có chủ quyền trên đất nước họ, một chủ quyền với nhiều bằng chứng
lịch sử kéo dài cả hàng ngàn năm, nhưng Trung Quốc vẫn cứ chiếm đoạt và chà đạp
lên Tây Tạng như thường. Ai làm được gì họ? Bởi vậy, thế pháp lý chỉ là cái thế
khởi đầu. Nhưng không phải là tất cả. Đó là chưa kể đảng Cộng sản Việt Nam từng
tự làm suy yếu cái thế ấy bằng bức công hàm do Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai
ngày 14 tháng 9 năm 1958 trong đó thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần
đảo Hoàng Sa.
Thứ hai là thế nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam từng nói: thế mạnh của họ là ở nhân dân. Tất cả các cuộc chiến tranh do họ lãnh đạo đều được gọi là chiến
tranh nhân dân. Nhưng bây giờ, trong cuộc đương đầu với Trung Quốc, rõ ràng là
họ không cần nhân dân. Cái gọi là không cần ấy thể hiện ở hai khía cạnh: Một,
họ không thèm nói gì với nhân dân về các chiến lược của họ cả. Họ cứ bảo: Đó là
việc của đảng và nhà nước, hãy để đảng và nhân dân lo. Nhân dân hoàn toàn trở
thành những kẻ ngoại cuộc. Cuộc tranh chấp với Trung Quốc, trên thực tế, trở
thành cuộc tranh chấp – nếu có – giữa đảng Cộng sản Việt Nam và cả nước Trung
Quốc. Hai, không những không cần nhân dân, họ còn thẳng tay trấn áp và chà đạp
lên bất cứ người dân nào muốn bày tỏ sự phẫn nộ đối với Trung Quốc. Biểu tình
chống Trung Quốc? – Bị còng tay hay đạp vào mặt! Viết bài đả kích Trung Quốc? –
Bị bắt và đẩy thẳng vào tù! Trên đài truyền hình, họ còn bịa đặt một cách trắng
trợn là những người đi biểu tình chống Trung Quốc chỉ là đám côn đồ nhận tiền
của ai đó để xuống đường! Nói cách khác, họ không những không cần nhân dân mà
còn xem nhân dân là thù nghịch. Đem 90 triệu người Việt Nam đối đầu với hơn một
tỉ người Trung Quốc đã là chuyện châu chấu đá xe. Đằng này, nhà cầm quyền Việt
Nam lại không cần đến 90 triệu. Họ chỉ cần 3,6 triệu đảng viên. Mà họ cũng
không cần đến 3,6 triệu đảng viên ấy. Bất cứ đảng viên nào cương quyết chống
Trung Quốc cũng đều bị loại trừ. Nhiều đảng viên yêu nước bị mang ra tòa và bị
nhốt vào tù với những lý do vu vơ như trốn thuế. Cuối cùng, họ còn lại bao
nhiêu đảng viên để, nếu cần, đối diện với cuộc càn quét của Trung Quốc?
Thứ ba là thế quốc tế. Có thể nói từ giữa thế kỷ 20, chưa bao giờ Việt Nam bị
cô thế như hiện nay. Ngày trước, sau lưng Việt Nam còn có khối xã hội chủ
nghĩa, chủ yếu là Liên xô và Trung Quốc. Sau năm 1975, trong trận chiến giữa
Việt Nam và Campuchia cũng như giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau lưng Việt Nam
còn có Liên xô và khối Đông Âu. Còn bây giờ? Chẳng có ai cả. Khối ASEAN ư? Hội
nghị các ngoại trưởng của Khối ở Campuchia vừa rồi cho thấy rõ: Ngay cả với một
nước thân cận nhất của Việt Nam là Campuchia, Việt Nam cũng không giữ nổi. Nói
gì đến các nước khác. Sự hợp tác mà một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam
muốn tìm kiếm, như Ấn Độ, Nga và Mỹ, đều chỉ ở giai đoạn phôi thai. Trong số
đó, trừ Mỹ, không có nước nào đủ sức để bảo vệ cho Việt Nam cả. Nhưng với Mỹ,
Việt Nam còn có hai trở ngại chính: một, về tình cảm, chưa bên nào thực sự tin
cậy bên nào; hai, về nguyên tắc, Việt Nam chưa đáp ứng được một yêu cầu cơ bản
về phía Mỹ: tôn trọng nhân quyền.
Có thể phản biện: Việt Nam có thể tìm cách vượt qua hai trở ngại ấy một cách âm
thầm, không ai biết được cả. Nhưng nói vậy là nói đùa. Khác với các nước độc
tài, Mỹ không thể bất chấp dư luận của dân chúng nước họ. Thuyết phục chính phủ
Mỹ, trừ phi có cả một mỏ dầu khổng lồ, người ta phải thuyết phục dân chúng Mỹ
trước. Nếu phần đông dân chúng Mỹ vẫn thiếu tin cậy với Việt Nam và không nghĩ
Việt Nam thực sự tôn trọng nhân quyền, không có chính phủ Mỹ nào dám đưa tay ra
nắm chặt bàn tay đẫm máu của Việt Nam cả. Cuộc vận động chính phủ Mỹ, do đó,
phần lớn sẽ là những cuộc vận động công khai. Chứ không thể len lén ở đâu đó
được. Nếu có, đó chỉ là bước đầu. Chứ không thể là cơ sở cho một sự hợp tác
mang tính chiến lược lâu dài.
Hơn nữa, thế quốc tế không phải chỉ gắn liền với Mỹ. Trên trận chiến pháp lý
liên quan đến chủ quyền quốc gia, bất cứ sự ủng hộ của nước nào, dù nhỏ đến
mấy, cũng cần thiết. Nhưng Việt Nam có đang tìm kiếm những sự ủng hộ ấy không?
Cũng không. Việt Nam vẫn khăng khăng chống lại chủ trương đa phương hóa vấn đề
Biển Đông. Philippines tìm cách đa phương hóa. Các nước khác tìm cách đa phương
hóa. Việt Nam thì không.
Với chủ trương “để đảng và nhà nước lo”, nhà cầm quyền Việt Nam xua đuổi dân
chúng; với chủ trương song phương hóa vấn đề Biển Đông, Việt Nam xua đuổi cả
thế giới ra bên ngoài. Họ không những không cần thế nhân dân. Họ cũng không cần
cả thế quốc tế.
Nếu không có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang xây dựng thế cho
chiến lược đối phó với Trung Quốc của họ, liệu một chiến lược như vậy có thể
hiện hữu hay không? Nếu hiện hữu, nó có thực sự nghiêm túc hay không?
Câu trả lời cho cả hai: Không.
Trong thời đại của những ván bài lật ngửa như hiện nay, người ta chỉ có thể xây
dựng những chiến lược thỏa hiệp và đầu hàng một cách thầm lặng. Còn mọi chiến
lược đương đầu đều để lại dấu vết. Không chỗ này thì chỗ nọ.
Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân.
Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản
ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Người ta thường gọi như vậy để bày tỏ sự tôn trọng
với một nhóm người nào đó. Bởi thế cho nên báo chí cách mạng hay còn gọi là báo
Đảng hoặc gọi dân dã là báo lề phải sẽ không gọi những người biểu tình chống
Trung Quốc xâm lược là những nhà hoạt động chủ quyền. Thay vào đó họ gọi là
những phần tử gây rối, những phần tử âm mưu đen tối muốn chia rẽ quan hệ hai
nước, những kẻ lố lăng, kệch cỡm, tâm địa hắc ám...
Báo chí của Đảng cũng gọi những nhà hoạt động nhân
quyền bao gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền con người như vậy. Cũng
phần tử này, thế lực nọ. Thậm chí họ còn mỉa mai cụm từ '' những nhà hoạt
động'' mà báo chí thế giới viết về những người kia bằng giọng cay nghiệt.
Tóm lại báo chí của Đảng gọi đó là phản động, những
kẻ phản động chứ đừng mơ họ gọi là những nhà hoạt động nhân quyền, chủ quyền vi
phạm pháp luật.
Hôm nay cảnh sát biển Nhật bắn mười mấy mống Trung
Quốc xâm nhập đảo Senkaku. Những kẻ công khai phá hoại quan hệ hữu nghị Nhật-
Trung này lại được báo giới Việt Nam ( báo Đảng, báo lề phải ) cung kính suy
tôn là '' những nhà hoạt động ''. Tưởng chừng báo dịch theo Tân Hoa Xã thì nói
vậy, nhưng đến chiều xem tin thời sự trên VTV1 cũng gọi bọn đó là '' những nhà
hoạt động''.
Có thể dịch dựa tin theo số liệu, ngày giờ, địa điểm
chứ còn quan điểm của bài bào dịch mà cũng đem về đưa tin y nguyên thì hỏi là
báo của nước có chủ quyền hay của nước mất chủ quyền. Những tin thể thao, kinh
tế không nói làm gì. Nhưng tin về chính trị, về tranh chấp chủ quyền cần phải
cần phải công bằng giữa hai bên. Nhất là xét phù hợp với tình hình nước mình
xem có nhạy cảm hay không. Đằng nào trong lúc Trung Quốc chiếm đòi đảo của
nhiều nước, nước mình bị nó chiếm nhiều nhất thì báo chí mình lại gọi bọn định
gây sự đó là '' những nhà hoạt động''
Còn lại nhân sĩ, trí thức, sinh viên của mình đi
biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc thì cả đống báo, đài hè
nhau vào vùi dập bằng đủ thứ từ như bọn phản động, bọn lợ dụng, bọn cơ hội, bọn
muốn gây căng thẳng chia rẽ quan hệ hai nước.
Chao ôi ! làm người Việt Nam so với người Trung Quốc
ngay trên đất của mình đã khác nhau thế rồi. Hỏi còn cám cảnh nào hơn nữa.
Cái cụm từ '' những nhà hoạt động Trung Quốc '' là
mối nhạy cảm không phải không ai biết. Mà người ta biết cả ,nhưng vẫn dùng mới
là cả vấn đề lớn cần suy ngẫm. Từ báo chí đến truyền hình trung ương đều thống
nhất dùng vậy thì không có chuyện là vô tình được.
Liệu bây giờ cho những người biểu tình chống Trung
Quốc ở Việt Nam xuống tàu ra Hoàng Sa- Trường Sa có ai đi không.? Chắc chắn là
có, dù biết ra đó bị bắn hay giết đi nữa thì vẫn có ít là vài chục người đi.
Tôi dám chắc là ít nhất vài chục vì trong đó có tôi và các bạn tôi. Chỉ cần một
lần chúng tôi được gọi là '' những nhà hoạt động chủ quyền Việt Nam'' thôi thì
xác có lênh đênh dạt trên biển cũng vui lòng.
Nhưng chả có đâu, nếu chúng tôi chớm ngỏ ý. Chúng
tôi sẽ bị chính cái báo, đài đang gọi bọn Trung Quốc xâm nhập Nhật kia là ''
những nhà hoạt động chủ quyền Trung Quốc''. cái báo, đài đó sẽ quay ngoắt gọi
chúng tôi là bọn phần tử gây rối, kích động chia rẽ quan hệ hai nước, bọn nham
hiểm bụng dạ đen tối lợi dụng việc chủ quyền để mưu đồ làm phức tạp, mất ổn
định chính trị. Rồi chúng tôi bị triệu tập đến cơ quan an ninh bộ phận chống
phản động, khủng bố trong nước để làm rõ động cơ đằng sau yêu nước là gì. Và
rồi đoàn thể, chính quyền địa phương sẽ đến giáo dục chúng tôi là để cho Đảng
và Nhà nước lo.
Cũng là một kiếp người, nhưng người Trung Quốc và
người Việt Nam cùng trong một hành động, cùng một động cơ mà khác nhau cả một
trời, một vực.
Đau đớn nhất là sự phân biệt ấy trên ngay đất nước
của mình.
Tiến sỹ Diện nói ông đang cân nhắc khiếu nại hoặc
khởi kiện quyết định phạt hành chính đối với ông
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã lên tếng phản đối quyết
định xử phạt ông hơn bảy triệu đồng vì 'lợi dụng' internet gây ảnh hưởng xấu
tới an ninh trật tự.
Trong tuyên bố được đăng trên blog basam hôm 16/8 và
được chính ông Diện Bấm
đăng lại, vị Tiến sỹ nói:
"Tôi cực lực phản đối QĐ xử phạt số
70/QĐ.XPVPHC của Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Văn
Minh.
"Tôi phản đối quy chụp, vu khống của Đoàn thanh
tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đối với tôi.
"Trong quá trình làm việc, Đoàn thanh tra đã
không hề xuất trình được bất cứ bằng cứ nào về việc “lợi dụng trang thông tin
điện tử cá nhân để cung cấp thông tin” đã “gây phương hại đến trật tự an toàn
xã hội”.
"Tôi sẽ xem xét để khiếu nại hoặc khởi kiện đối
với Quyết định này”.
'Cưỡng chế'
Trong quyết định xử phạt ban hành hôm 6/8, Tiến sỹ
Diện cũng bị cáo buộc "gây khó khăn cho hoạt động của Đoàn thanh tra"
thành phố Hà Nội.
Sở Thông tin và Truyền thông cũng tuyên bố trong
quyết định xử phạt:
"Ông Nguyễn Xuân Diện phải nghiêm chỉnh chấp
hành Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao Quyết định
xử phạt.
"Quá thời hạn trên, nếu ông Nguyễn Xuân Diện cố
tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu
mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế."
Quyết định do Chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh ký
cũng nói ông Diện có quyền khiếu nại nhưng điều này "không làm đình chỉ
việc thi hành quyết định xử phạt".
BBC chưa liên hệ đươc với Tiến sỹ Diện để hỏi rõ khi
nào ông nhận được quyết định xử phạt và liệu ông có thi hành quyết định này hay
không.
Nguồn: BBC
------------------
Quyết định xử phạt TS Nguyễn Xuân Diện
của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
Tôi cực lực phản đối QĐ xử phạt số 70/QĐ.XPVPHC của
Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Văn Minh.
Tôi phản đối quy chụp, vu khống của Đoàn thanh tra
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đối với tôi. Trong quá trình làm việc, Đoàn
thanh tra đã không hề xuất trình được bất cứ bằng cứ nào về việc “lợi dụng
trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp thông tin” đã “gây phương hại đến
trật tự an toàn xã hội”. Và trong quá trình làm việc, tôi luôn luôn bị một số
thành viên Đoàn thanh tra uy hiếp tinh thần, gây phiền phức và ứng xử thô bạo;
điều này đã được tôi nêu rõ trong Khiếu nại gửi GĐ Sở Thông tin và Truyền thông
Hà Nội ngày 5/6/2012.
Tôi sẽ xem xét để khiếu nại hoặc khởi kiện đối với
Quyết định này.
Ngày 16-8-2012.
Nguyễn Xuân Diện
Điểm Tin
Thứ Sáu 17.08.12
Xem ra di họa còn dài… (BVN) - Cái họa áo
trắng bắt nguồn từ chủ nghĩa lý lịch năm xưa, chưa biết khi nào mới giải quyết
hết. Nay thầy được ưu tiên lý lịch, trò được ưu tiên địa phương-hợp đồng. Quả
là một “cặp đôi hoàn hảo” mà sản phẩm đầu ra như thế nào, không nói thì ai ai
cũng biết.
Âm mưu “bắn một mũi tên trúng hai đích” của Trung Quốc
(PLXH) - Sau những hành động và tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc trong
suốt một thời gian dài về các vấn đề liên quan tranh chấp Biển Đông, Chính phủ
Mỹ vừa cảnh báo Bắc Kinh chớ nên có bất kỳ nỗ lực nào nhằm “chia để trị” tại
vùng biển này.
Báo chí phí cơm (Xuân VN) - Báo chí ăn cơm dân cũng sẽ bị phán
xử nếu cứ tiếp tục giả đếc giả mù, ngây ngô ngọng nghịu mãi.
Bộ trưởng nghe, Bộ trưởng nói, Bộ trưởng làm (Đào Tuấn) - Thưa Bộ trưởng Vũ
Huy Hoàng, ông có thể không cần phát biểu nhiều, nhưng xin ông hãy lắng nghe
người dân và các DN để có những hành động không chất thêm “củi” lên những tấm
lưng đã quá cong gập của người dân cũng như các DN.
HÀ NỘI (Thái bá Tân) - Nước ta, các bác ạ,/Cứ thích hoành tá
tràng,/Kiểu nói cho sướng miệng,/ Thằng Tây nghe, ngỡ ngàng.
Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn (TS) - Nhưng chính quyền
TQ giấu kín như bưng không nói cho dân họ biết sự thực, khăng khăng nói bừa là
toàn bộ các đảo bên trong Đường 9 đoạn là thuộc chủ quyền không thể tranh cãi
của TQ.
Trung Quốc có nguy cơ thành kẻ thù chung của thế giới (Tien
phong) -
Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc) phân
tích những điều sai trái, ngang ngược, vô lý trong lập trường, chủ trương, yêu
sách của chính phủ Trung Quốc về biển Đông.
Nhập đồng, thi vân, trung thân, và kiểm trứng (Anh Vũ) - Có lẽ cả nền giáo
dục của ta, và rộng hơn là cả nền chính trị nữa, cũng đang nhập đồng thì phải?
Tại sao tôi nói vậy, xin chờ nhé, “thiên cơ bất khả lậu” mà. Thì chính tôi khi
viết entry này cũng đang nhập đồng đấy thôi.
Bộ Chính trị kiểm điểm thế nào? (PLTP) - Thực hiện đúng
phương châm làm từ trên xuống, “đã tắm thì phải gội cả đầu”, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư vừa tiến hành kiểm điểm một cách nghiêm túc theo các nội dung của Nghị
quyết Trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Vòng bán dạo “thiện chí” của Trung Quốc (VNN) - Chuyến thăm của
ngoại trưởng họ Dương có nhằm kiềm chế Đông Nam Á hình thành một tập hợp lực
lượng mới trên vấn đề Biển Đông nhằm đối phó với các hành động ngang ngược của
Bắc Kinh?
Vinaconex
lỗ hơn 757 tỷ đồng (RFA) - Tổng công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu và Xây dựng VN,
gọi tắt là Vinaconex, lỗ luỹ kế hơn 757 tỷ đồng, báo Người Lao động cho biết
như vậy hôm thứ Tư.
Nông
dân: mua lúa thay vì gạo tạm trữ (RFA) - Khi soạn thảo qui chế tạm trữ gạo
theo hướng hỗ trợ trực tiếp hộ nông dân, Bộ NN-PTNT đề xuất nông dân tự tạm trữ
lúa tại nhà với vốn vay lãi suất 0%.
Quyền
tự do ngôn luận bị đàn áp ở Việt Nam (VOA) - Chính phủ Việt
Nam vẫn tiếp tục dùng các đạo luật an ninh với những ngôn từ mơ hồ để trấn áp
tinh thần, và trong nhiều trường hợp, tống giam những nhà hoạt động ôn hòa
Tranh
chấp đất đai ở Hà Tĩnh : Cán bộ bị dân đánh "trọng thương" (RFI) - Hàng trăm người
dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh tối 14 rạng sáng 15/08/2012 đã bao vây
trụ sở ủy ban xã, đập phá đồ đạc và đánh trọng thương hai cán bộ. AFP dẫn nguồn
tin từ báo chí trong nước hôm nay cho biết như trên, và nhận định rằng nguyên
nhân là do trưng thu đất đai.
Thêm một Vina nợ ngân hàng nghìn tỷ (VnExpress) - Mặc dù báo lãi
sau thuế hơn 127 tỷ đồng trong quý II, nhưng lũy kế 6 tháng, Vinaconex vẫn lỗ
tới 757 tỷ đồng. Trong khi đó, cánh chim đầu đàn của ngành xây dựng dân dụng
đang nợ các ngân hàng hơn nghìn tỷ đồng.
Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng nước nào? (viet-studies) - Điều không bình
thường việc gian lận thương mại, lừa đảo, bịp bợm, trúng thầu tràn lan với
thiết bị lạc hậu mà không bị ngăn chặn là mối nguy chẳng những cho kinh tế mà
cả an sinh xã hội và an ninh quốc phòng”.
No comments:
Post a Comment