Tuesday, 21 August 2012

TIN TỨC HÀNG NGÀY-ONLINE : ĐIỂM TIN THỨ BA 21-8-2012




Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012

Bài Mới
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012

Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, thường gọi là “bầu” Kiên, ngay lập tức đã thu hút sự chú ý lớn của các tờ báo và hãng tin quốc tế. Các báo nước ngoài bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của vụ bắt giữ này đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Một loạt tờ báo và hãng tin quốc tế tên tuổi như Bloomberg BusinessWeek, Reuters, AP, Financial Times, Straits Times… hôm nay đều đăng tin về vụ “bầu” Kiên bị bắt.

Báo Financial Times chạy dòng tít “Arrest of Vietnam tycoon unnerves markets” (tạm dịch: “Vụ bắt giữ doanh nhân Việt Nam gây hoảng hốt cho thị trường”), trong khi hãng tin AFP giật tít: “Vietnam arrests high-flying banking mogul” (tạm dịch: “Việt Nam bắt giữ ‘đại gia’ giàu có ngành ngân hàng”), dòng tít trên Reuters thông báo: “Vietnam arrests banking tycoon, bank shares fall” (tạm dịch: “Việt Nam bắt giữ ‘đại gia’ ngân hàng, giá cổ phiếu ngân hàng sụt giảm”)…

Hầu hết các bản tin đều ghi nhận vị thế đáng nể của ông Nguyễn Đức Kiên trong lĩnh vực kinh doanh và thể thao tại Việt Nam như “một trong những doanh nhân giàu có nhất trong ngành ngân hàng ở Việt Nam”, “đại gia” ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, “nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực bóng đá ở Việt Nam”...

“Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ một trong những ‘đại gia’ ngân hàng giàu có nhất về những sai phạm trong hoạt động kinh tế chưa được nêu rõ, khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm giữa lúc nước này đang gặp nhiều khó khăn kinh tế”, hãng tin AP cho biết.

Tờ Financial Times thì viết: “Vụ bắt giữ một trong những doanh nhân nổi bật nhất ở Việt Nam đã gây rúng động trên thị trường chứng khoán của Việt Nam”.

Tương tự như thái độ lo ngại của Financial Times, các tờ báo và hãng thông tấn nước ngoài có đưa tin về vụ việc đều đặt vụ bắt giữ trong bối cảnh những khó khăn kinh tế hiện nay ở Việt Nam.

Vụ bắt giữ ông Kiên “châm ngòi trở lại cho những lo ngại về ngành ngân hàng của Việt Nam”, bản tin của Reuters có đoạn viết.

“Tin tức về vụ việc một lần nữa làm dấy lên quan ngại về một hệ thống ngân hàng đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của 4 năm lạm phát cao, giá tài sản sụt giảm mạnh và những mối liên hệ tới khu vực kinh tế quốc doanh”, Reuters nhận xét.

Hãng tin AP nhấn mạnh: “Thông tin về vụ bắt giữ đăng tải trên các báo vào ngày thứ Ba đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh, với chỉ số VN-Index giảm khoảng 5% vào buổi trưa”.

Hãng tin này còn nói thêm rằng: “Việt Nam từng được xem là một nền kinh tế ‘con hổ’ mới ở khu vực châu Á, tương tự như Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng những lo lắng về sức khỏe của hệ thống ngân hàng, quan ngại về lạm phát, sự mất giá đồng nội tệ, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự sa sút của lượng vốn đầu tư nước ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế”.

Trong một bài viết dài và chi tiết về vụ bắt giữ ông Kiên, báo Financial Times nhấn mạnh rằng: “Vụ bắt giữ ông Kiên là động thái đầu tiên thuộc thể loại này đối với một người thuộc thế hệ doanh nhân cỡ bự mới phất lên sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã đi kèm với sự bất ổn kinh tế, những thời kỳ lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá và các vụ bê bối tham nhũng ở các công ty quốc doanh, làm phương hại tới địa vị của Việt Nam với tư cách là một nền kinh tế mới nổi hấp dẫn”.

Năm nay 49 tuổi, ông Nguyễn Đức Kiên là người trong nhóm sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch của Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội.

Dù không còn giữ chức vụ gì ở ACB và đã giảm cổ phần nắm giữ trong ngân hàng này xuống dưới mức 5%, ông Kiên được cho là còn nắm cổ phần ở nhiều ngân hàng khác của Việt Nam. Ngân hàng Standard Chartered của Anh hiện đang nắm cổ phần 15% tại ACB.

Theo cơ quan cảnh sát điều tra, ông Kiên bị khởi tố về tội "kinh doanh trái phép" theo điều 159 Bộ luật Hình sự. Bước đầu điều tra sai phạm chỉ liên quan đến ba công ty là Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội do ông Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Vụ bắt giữ ông Kiên diễn ra vào ngày hôm qua, 20/8.

An Huy

(VnEconomy)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 09:06:00 CH1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác nhận ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan tới ACB và các ngân hàng khác, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã lên phương án sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm an toàn hệ thống.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ CA cho biết, đơn vị này đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giao đối với ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) từ đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật của 3 Công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B; Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Cả 3 Công ty này đều do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT


Là thành viên thứ 2 của Chính phủ trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kỳ này, phần hỏi đáp dành cho ông Nguyễn Văn Bình được đặc biệt quan tâm bởi những câu chuyện nóng hổi của ngành hàng trong suốt thời gian qua.
Theo chương trình dự kiến, Thống đốc sẽ giải trình rõ về nợ xấu và kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng. Tuy nhiên, sau câu hỏi "đúng trọng tâm" của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề cập thẳng vào vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tối qua.
"Rất hoan nghênh cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt giữ với Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB. Ông Kiên còn là cổ đông chính của nhiều ngân hàng thương mại, việc này gây ra hậu quả xấu. Xin hỏi việc thao túng thị trường tín dụng của một số ngân hàng cổ phần thời gian qua và cố ý làm trái pháp luật, thì Thống đốc có nắm được không. Nếu nắm được thì có biện pháp xử lý thế nào?", ông Đương nói.
Về câu hỏi "lạc đề" này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng Viện Kiểm sát sẽ trả lời bằng văn bản, nhưng cũng yêu cầu Thống đốc giải đáp về hệ lụy và các biện pháp xử lý của Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác nhận đã nắm thông tin từ cơ quan công an, theo đó ông Nguyễn Đức Kiên thành lập 3 công ty con và 3 công ty này đã kinh doanh trái phép, đây là lý do bị bắt tạm giam.
"Về thân nhân Nguyễn Đức Kiên, ông này nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng cổ phần ACB. Nhưng đây là do ACB tự thành lập ra, chứ quy định hiện hành không thừa nhận sự tồn tại của Hội đồng sáng lập. Ông Kiên cũng không còn nằm trong Hội đồng Quản trị cũng như không tham gia ban điều hành ACB. Do vậy, với nội dung bắt ở trên, cũng như địa vị công tác mà tôi trình bày thì có thể khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên không liên quan tới ACB tại thời điểm hiện nay", ông Bình nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, ông cũng cho biết để đảm bảo an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đã dự phòng các phương án xử lý đột biến thanh khoản trong trường hợp cần thiết.
"Thống đốc đã nói Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan đến ngân hàng ACB, vì vậy người gửi tiền tại ACB yên tâm. Tuy nhiên, Thống đốc có ý nói việc thành lập hội đồng sáng lập ACB không phù hợp quy định hiện hành, vậy mà lại để cho nó tồn tại quá lâu dù Ngân hàng Nhà nước biết và không có xử phạt chấn chỉnh, thì đó cũng là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước", Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giam tối 20/8 tại Hà Nội để làm rõ hành vi kinh doanh trái phép. Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong thông cáo phát đi trưa 21/8 khẳng định lý do bắt là liên quan tới vi phạm tại 3 công ty do ông Kiên làm chủ tịch, gồm Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại B&B; Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội.
"Hiện nay Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. Vì vậy, hoạt động của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an là hoạt động bình thường, chỉ liên quan tới vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị", Cơ quan Cảnh sát Điều tra khẳng định.
Vấn đề sở hữu chéo tại các ngân hàng cũng được các đại biểu đặt ra cho Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại phiên chất vấn chiều 21/8.


Nhật Minh - Thanh Lan - Thanh Tùng

Theo: VnExpress
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 06:34:00 CH0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Lời nói đầu:
Tác phẩm "Anger" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ra đời vào tháng 9 năm 2001 và tái bản ngay trong năm 2002, tác phẩm này được xuất bản bằng tiếng Anh do Riverhead Books - trụ sở tại NewYork chịu trách nhiệm. Tác phẩm "Anger" được xếp loại "National Bestseller" ngay khi vừa ra đời. Tác phẩm gồm 221 trang với 11 phần chính và 4 phụ lục.

Nhân câu chuyện Đại Đức Thích Tâm Mẫn phát nguyện vì "Quốc Thái Dân An" với phương thức "nhất bộ nhất bái" đang gây chú ý đặc biệt trong dư luận suốt 3 năm qua, mà những người bám theo Ngài (chưa rõ nhân thân của họ) dường như đang cố tình bóp méo và bôi nhọ hình ảnh của Ngài Thích Tâm Mẫn nói riêng và Tôn giáo nói chung.

Góp thêm tiếng nói cho Tôn giáo đang bị chèn ép ngày một nặng nề, phần dịch nhỏ dưới đây nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn làm sao để giải quyết Tam Độc: "Tham, Sân, Si" dưới cách lý giải của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

Phần II: Hãy thổi tắt ngọn lửa giận dữ trong chúng ta.

Cứu lấy ngôi nhà của bạn.

Khi ai đó nói hay làm một việc gì khiến chúng ta nổi giận, chúng ta sẽ thấy đau khổ. Chúng ta có xu hướng sử dụng lời nói hay hành động đáp trả để làm người đó cũng đau khổ, bằng cách đó, chúng ta hy vọng mình sẽ bớt đi một phần đau khổ. Chúng ta cho rằng: "Tôi muốn trừng phạt anh, tôi muốn làm anh đau đớn bởi vì anh đã làm như thế đối với tôi. Tôi sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi thấy anh đau đớn thật nhiều".

Nhiều người trong chúng ta có ý muốn hành xử như một đứa trẻ. Thực tế cho chúng ta thấy, khi bạn làm người khác đau khổ, người đó sẽ cố làm cho bạn phải chịu đau khổ nhiều hơn để họ thấy thỏa thuê. Kết quả là một sự leo thang của nỗi đau khổ cho cả hai phía. Cả hai phía cần được giúp đỡ và yêu thương. Không bên nào cần đến sự trừng phạt.

Khi bạn giận dữ, hãy quay về với chính mình và quan tâm sâu sắc đến nỗi giận dữ của bạn.

Vậy, khi ai đó làm bạn đau khổ, hãy làm như thế, hãy chăm sóc cẩn trọng nổi giận đang bốc lên trong bạn. Đừng nói cũng đừng làm bất cứ điều gì. Bất cứ điều gì mà bạn thốt ra hay hành xử trong trạng thái giận dữ có thể gây ra tổn thương thêm cho mối quan hệ của bạn.

Phần lớn chúng ta không làm thế. Chúng ta không muốn quay trở về với lòng mình. Chúng ta muốn đuổi theo người đó để trừng phạt.

Bạn nghĩ xem, nếu ngôi nhà bạn đang cháy, điều khẩn cấp nhất nên làm là trở về ngay và cố hết sức để dập tắt ngọn lửa, thay vì chạy theo người mà bạn cho rằng hắn chính là thủ phạm. Nếu bạn chỉ lo chạy theo để tóm kẻ mà bạn nghi ngờ phóng hỏa, lúc đó nhà bạn đã cháy tiêu rồi. Đó không phải là cách khôn ngoan. Bạn nên quay về dập lửa. Vì thế, khi bạn giận dữ, nếu bạn tiếp tục đôi co, cãi cọ, nếu bạn cố làm sao để trừng phạt họ, tức là bạn đang hành xử như người có ngôi nhà bị cháy, trong đó mọi thứ tài sản của bạn đã bị ngọn lửa thiêu hết.

Công cụ để làm dịu ngọn lửa

Đức Phật đã cho chúng ta những dụng cụ hiệu quả để dập tắt lửa lòng: phương pháp hít thở đầy ý thức, phương pháp đi bộ đầy ý thức, phương pháp ôm ấp nổi giận dữ, phương pháp nhìn nhận bản ngã của mình cũng như bản ngã của người khác để nhận rõ rằng họ đau khổ nhiều và cần sự giúp đỡ. Những phương pháp này rất thực tế và chúng được Thiện Tâm chỉ bảo trực tiếp.

Hít sâu vào trong tâm trạng tỉnh táo để biết rằng không khí đang nhẹ nhàng đi vào cơ thể ta và thở ra với tâm trạng như thế cũng là để biết rõ cơ thể ta đang trao đổi không khí. Hãy tiếp xúc chặt chẽ với không khí và với thân thể bạn và bởi vì đầu óc bạn đang chú tâm vào tất cả những điều ấy, nghĩa là bạn đang liên hệ với tâm trí mình. Điều đó chỉ cần một hơi thở tỉnh táo là có thể trở về liên hệ với bản thân mình và mọi việc quanh mình và ba hơi hít thở tỉnh táo nhằm để duy trì mối liên hệ đó.

Bất cứ khi nào bạn không đứng, không ngồi hay không nằm nghĩa là bạn đang đi. Nhưng, bạn đi đâu? Bạn đã đến rồi. Với một bước chân, bạn có thể đến trong giây phút hiện hữu, bạn có thể bước vào trong vùng đất thuần khiết hay bước vào trong một vương quốc của lòng từ bi. Khi bạn đang nhẹ bước từ phía này đến phía kia căn phòng hay từ tòa nhà này sang tòa nhà khác đó là ý thức liên hệ của bước chân bạn với mặt đất và với không khí như là nó bước vào cơ thể bạn. Nó giúp bạn khám phá bạn có thể tạo ra bao nhiêu bước một cách thoải mái trong suốt quá trình hít thở. Khi bạn hít vào, bạn hãy nói "vào", khi bạn thở ra, bạn hãy nói "ra". Đấy là bạn đang thực tập "walking meditation"(di thiền). Đó là một bài tập khả thi liên tục và để có khả năng chuyển hóa cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Nhiều người thích đọc sách nói về truyền thống tâm linh khác nhau hay thực hành nghi lễ nhưng không muốn thực hành những bài giảng của họ thật nhiều. Những bài giảng có thể chuyển hóa chúng ta điều mà tôn giáo hay truyền thống tâm linh mà chúng ta thuộc về đó mà không tạo ra một chút rắc rối nào cả, nếu chúng ta quyết chí thực hành. Chúng ta sẽ chuyển hóa từ một biển lửa trở thành một hồ nước trong lành. Nó không chỉ làm chúng ta dừng đau khổ mà còn giúp chúng ta trở thành một nguồn vui sướng và hạnh phúc cho tất cả mọi người quanh ta.

Khi chúng ta giận dữ chúng ta trông giống cái gì?

Bất kỳ khi nào cơn giận dữ bùng phát, hãy lấy một cái gương và nhìn vào đấy. Khi bạn giận dữ, bạn không đẹp cũng chẳng lịch lãm. Hàng trăm cơ mặt của bạn trở nên rất căng thẳng. Khuôn mặt bạn trông như một quả bom sẵn sàng phát nổ. Hãy nhìn kỹ một ai đang giận dữ, nó cũng như thế. Khi bạn thấy sự căng thẳng trong họ, bạn sẽ trở nên e ngại. Quả bom trong họ có thể phát nổ vào bất cứ giây phút nào. Vì vậy, tự nhìn mình trong giây phút giận dữ là điều rất hữu ích. Đó trở thành tiếng chuông đánh thức sự minh mẫn. Khi bạn tự nhìn mình như thế, bạn được khuyến khích làm một điều gì đó để thay đổi nó. Bạn biết nên làm gì để trông khá hơn. Bạn không cần bất cứ loại mỹ phẩm nào cả. Bạn chỉ cần hít thở một cách nhẹ nhàng, bình thản và cố mỉm cười trong tâm trạng tỉnh táo. Nếu bạn có thể làm điều đó một hay hai lần, bạn sẽ trông khá hơn nhiều. Chỉ cần nhìn vào trong gương, hít và thở bình tĩnh cũng như mỉm cười, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm.

Giận dữ là một hiện tượng thuộc về thần kinh và tâm lý, nhưng nó gắn kết thật gần với các yếu tố sinh học và hóa sinh. Giận dữ làm mọi cơ bắp bạn căng thẳng, nhưng khi bạn biết mỉm cười ra sao, bạn bắt đầu thư giãn và nỗi giận dữ sẽ giảm đi. Nụ cười cho phép năng lượng tỉnh táo tự sinh ra trong bạn, giúp bạn hóa giải nỗi giận dữ của mình.

Ngày xưa, những nô tì của vua và hoàng hậu luôn phải mang một chiếc gương, bởi vì bất cứ ai phải hiện diện trước hoàng đế, họ phải thật hoàn mỹ với ve bề ngoài của họ. Vì vậy, đối với những nghi thức quan trọng hàng ngày, người ta thường mang theo một cái túi nhỏ trong có chứa một chiếc gương soi. Hãy thử xem.(*). Mang một chiếc gương nhỏ và nhìn vào khi mà trạng thái bạn đang diễn ra. Sau khi bạn đã hít thở vài phút, tự mỉm cười, sự căng thẳng sẽ biến đi và bạn đạt được một ít niềm khuây khỏa.

Nguyễn Ngọc Già chuyển ngữ và giới thiệu

_______________


(*) Riêng người chuyển ngữ đề nghị, nếu độc giả nào thấy hữu lý, có thể dùng iphone (hay cellphone) thay cho gương cũng tiện và không vướng bận gì.

Những phương pháp nói trên dễ làm và giản dị, tôi đã thử và có một ít tác dụng. Cái khó khăn nhất đối với lời khuyên của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là làm sao giữ được lòng thanh tịnh và nhẹ nhàng giữa hỗn mang trong những ngày gần đây tại Việt Nam? Dù sao cũng thật bình tâm để chuyển đến bạn đọc cùng tham khảo.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Nguyễn Ngọc Già chuyển ngữ

Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 05:04:00 CH2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif



Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.
Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.

Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao

Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu. Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong vụ Kiên “bạc” này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “qua mặt”.

Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người – trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng quan trọng hơn, trong con mắt của “bên Đảng”, ông là người của Thủ tướng. Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp.

Cầu Nhật Tân

____________________________________

Bầu Kiên bị bắt vì lũng đoạn cổ phiếu, thâu tóm ngân hàng

Theo nguồn tin riêng của Infonet, bầu Kiên bị bắt vì tội kinh doanh cổ phiếu, lũng đoạn thị trường nhằm thâu tóm các ngân hàng.

Chiều ngày 20/8, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB) Nguyễn Đức Kiên và là Phó Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội (Hà Nội ACB) hay còn gọi là bầu Kiên đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ tại Hà Nội với tội danh cố ý làm trái.

Theo nguồn tin của Infonet thì hành vi cố ý làm trái của bầu Kiên là việc kinh doanh cổ phiếu lũng đoạn thị trường nhằm thâu tóm các ngân hàng.

Ông Nguyễn Đức Kiên được biết đến như là một ông trùm của các ngân hàng, ngoài Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB ông còn là cổ đông chính của các ngân hàng khác như Eximbank, Đại Á, Techcombank, Kiên Long, Sacombank, VietBank. Đồng thời ông cũng là thành viên HĐQT của rất nhiều liên doanh như Caltex, KFC, Du lịch Chợ Lớn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Minh (sở hữu chuỗi hệ thống khách sạn Victoria).

Chỉ riêng ở ACB, năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên xếp thứ 14/100 nhà đầu tư giàu nhất thị trường chứng khoán VN với giá trị cổ phiếu khoảng 760 tỷ đồng.

Năm 2011, bầu Kiên nổi đình nổi đám nhất với việc đứng ra thành lập Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF và tuyên chiến với AVG là đơn vị sở hữu bản quyền truyền hình của bóng đá Việt Nam.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 03:09:00 CH2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

(GDVN) - "Riêng những người đeo kính đen, xăm hình, có tướng bặm trợn trong những bức ảnh mà báo chí đã đăng tải, tôi khẳng định, họ tự ý đi theo và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết, gây bất bình trong xã hội, trái ngược với lý tưởng chuyến đi".

Đại đức Thích Tâm Từ - Phó Trụ trì chùa Hoằng Pháp (xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) khẳng định sau khi Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài: Nhóm tháp tùng nhà sư "đi một bước, lạy một lạy" liên tục "tung chưởng": “Những người đeo kính đen, xăm người, có hình tướng bặm trợn tự ý đi theo thầy Thích Tâm Mẫn và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết. Thầy Mẫn đang tập trung những người đó lại để làm việc. Rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa".

Chùa Hoằng Pháp cũng chính là nơi Đại đức Thích Tâm Mẫn, người đang có chuyến hành đạo theo cách “mỗi bước đi, mỗi bước lạy” xuất gia.

Ngoài cách hành đạo lạ lùng trong chuyến hành trình từ Nam ra Bắc kéo dài đã gần 4 năm nay, dư luận đang tập trung vào vị Đại đức này qua sự cố những người đi theo thầy có hành động côn đồ, liên tiếp hành hung người dân.

Thầy Tâm Mẫn không nhận ai làm đệ tử trong chuyến đi

- Thưa Đại đức Thích Tâm Từ, những ngày qua, thầy có biết việc những người đi theo chuyến hành đạo của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã hành hung người dân tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh không?

Tôi có theo dõi rất kỹ những bài được đăng tải trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Phật tử tại Bắc Ninh và Hà Nội đã điện thoại về chùa báo tin. Chúng tôi đã lập tức gọi điện thoại ra Bắc Ninh để nắm tình hình và được biết: Một số người đi theo thầy Mẫn có những hành động ngăn cản, xua đuổi, thậm chí dùng vũ lực đối với những người muốn tiếp cận, gặp gỡ, thăm hỏi thầy Mẫn… là có thật.

Đó có thể là do sự hiểu lầm nhau.
- Đại đức đã nói chuyện với thầy Tâm Mẫn về vụ việc này?

Khi biết sự việc xảy ra, trưa 19/8, chúng tôi đã điện thoại cho thầy, khuyên thầy nên khắc phục, tránh không để diễn ra những việc không hay nữa, làm ảnh hưởng không chỉ riêng cá nhân thầy mà còn ảnh hưởng đến chùa Hoằng Pháp nói riêng và cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung.

Chúng tôi cũng nhắc thầy Mẫn, chuyến hành trình không còn bao lâu nữa sẽ kết thúc. Nếu không khéo sẽ mất đi ý nghĩa toàn bộ chuyến đi.

- Nghĩa là không có một đệ tử nào từ chùa Hoằng Pháp đi theo chuyến đi của thầy Tâm Mẫn phải không, thưa Đại đức?

Chúng tôi chưa bao giờ chỉ đạo hay có chủ trương có người theo thầy Tâm Mẫn. Chắc chắn là không có đệ tử nào xuất phát từ chùa Hoằng Pháp.

Tôi cũng xin nói rõ để rộng đường dư luận: Đúng ngày mồng 2 tết năm 2009, thầy Tâm Mẫn phát nguyện, bước một bước, quỳ lại một bước, từ trong ra đến cổng chùa Hoằng Pháp tại TP.HCM và bắt đầu chuyến đi một mình ra Bắc. Trên đường đi, các Phật tử biết được ý nghĩa chuyến hành đạo của thầy, đã tự nguyện đi theo để ủng hộ, giúp đỡ một số việc lặt vặt cho thầy như mang hành lý, đưa thầy về chỗ nghỉ ngơi…. Thực sự, thầy Tâm Mẫn cũng không kêu gọi ai đi theo mình. Tất cả chỉ do một mình thầy phát nguyện.

Đến giờ này, gần 4 năm kể từ ngày thầy Tâm Mẫn rời chùa, thực hiện chuyến hành đạo, tôi chưa bao giờ nghe nói thầy nhận ai làm đệ tử trong chuyến đi cả.

"Tôi chỉ mong thầy Tâm Mẫn khôn khéo"

- Nhiều người thắc mắc là khi những người tự nguyện đi theo thầy Mẫn có những hành động côn đồ với một người đàn ông ở Bắc Ninh, lẽ ra thầy Mẫn có thể ngăn cản hành động diễn ra ngay gần sát mình nhưng sự việc đáng tiếc này đã xảy ra. Đại đức có ý kiến gì?

Những lúc hành trì thì thầy không nghĩ đến những chuyện trần tục nữa. Vì vậy, những vấn đề xung quanh, thầy không thể nắm bắt hay can thiệp được.

Khi có những vụ việc không hay ngoài ý muốn xảy ra, tôi nghĩ cả những Phật tử, dân chúng và các cơ quan chức năng phải nhìn sâu hơn vấn đề một chút. Khi con người ta làm một việc tốt, chưa chắc gì mọi người đều ủng hộ, vẫn có người thương, kẻ ghét.

- Trước khi vụ việc những người đi theo thầy Tâm Mẫn đánh dân chảy máu đầu tại Bắc Ninh, trên mạng cũng xuất hiện clip một người đi theo thầy hầm hầm ném nón vào một người đi đường. Thầy có xem clip này?

Tôi có xem và hỏi rõ ngọn ngành. Sự việc đó xảy ra tại Quảng Bình vào năm ngoái (2011 - PV). Xuất phát hành động này, theo lời của những người chứng kiến sự việc là do một đối tượng đi ngang, có những hành động gây hấn, nguy hiểm đến thầy Mẫn và một người đi theo đã ném nón để đỡ cho thầy. Clip chỉ được quay theo một chiều, cho thấy hành động của người ném nón mà không thấy quay hành động của đối tượng gây nguy hiểm cho thầy Mẫn nên đã gây hiểu lầm.

- Riêng cá nhân Đại đức, thầy nghĩ sao về vụ việc không hay vừa rồi tại Bắc Ninh?

Tôi rất bất bình đối với những những người đi theo thầy mà có hành động côn đồ với người dân như vậy. Nếu họ tự nguyện đi theo thầy, thì phải làm đúng cách, có oai nghi của một Phật tử: Cung kính, hoà hợp, tạo điều kiện cho chuyến hành đạo của thầy Tâm Mẫn thành công.

Những ngày qua, tôi rất lo lắng vì những cách hành xử bộc phát của một số cá nhân có thể làm xấu đi ý nghĩa của việc lễ lạy của thầy Tâm Mẫn. Chính bản thân thầy Mẫn cũng không hề muốn những người đi theo mình có những hành động côn đồ như thế.

- Sự phát nguyện chuyến hành đạo “một bước đi, một bước lạy” của thầy Tâm Mẫn có được sự đồng ý của sư trụ trì chùa Hoằng Pháp hay không, thưa Đại đức?

Bản chất phát nguyện của một tu sĩ Phật giáo, đứng trên phương diện cá nhân thì đó là tự chính bản thân người phát nguyện. Khi làm một việc như vậy thì chính bản thân thầy Tâm Mẫn phải có trách nhiệm. Riêng với chùa Hoằng Pháp, những việc làm, hành động, chí nguyện của thầy Tâm Mẫn đưa ra bên ngoài, thì ít nhiều gì chúng tôi cũng theo dõi và quan tâm.


Thầy Tâm Mẫn thực hiện chuyến đi là một việc làm đáng trân trọng, là một pháp tu trong nhà Phật. Thầy muốn gửi một thông điệp qua hành động mỗi bước đi, mỗi bước lạy của mình: Sám hối những tội lỗi trong quá khứ.

Cũng qua những hành động này, mọi người sẽ có cách nhìn tốt đẹp đối với Phật tử Việt Nam. Nếu chuyến đi thành công thì sẽ là một điểm nhấn cho bản thân thầy Tâm Mẫn, chùa Hoằng Pháp cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Đại đức có muốn nhắn nhủ thầy Tâm Mẫn trong lúc khó khăn thế này?

Tôi chỉ mong rằng thầy Tâm Mẫn khôn khéo và biết cách để sắp xếp việc làm của mình cho hợp lý, tránh gây cản trở giao thông, làm ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương mà thầy đi qua.

Riêng những người tự nguyện đi theo, phải làm sao cho họ có thái độ với những người xung quanh đúng bản chất hiền hoà của một Phật tử.

- Xin lỗi Đại đức trước khi đặt câu hỏi cuối cùng này. Có một số thông tin bất lợi cho thầy Tâm Mẫn đang lan truyền trên mạng: Trước khi xuất gia, thấy Tâm Mẫn có một thời lầm lỗi, sống chung với dân “anh, chị”. Thêm một thông tin khác: Thầy Tâm Mẫn đã từng là một bác sĩ nhưng do tắc trách làm chết bệnh nhân... Đại đức có ý kiến gì trước những thông này?

Một đời người, ai cũng có một quá khứ. Tôi không biết rằng những lời đồn này xuất phát từ đâu? Ai muốn xuất gia tại chùa Hoằng Pháp, đều tuân theo những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt: Được sự đồng ý của cha mẹ, đủ tư cách và không vi phạm pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời trong quá trình thử thách tại chùa, chúng tôi cũng quan sát xem cách sống của người đó có đạo đức hay không, tâm tư của người đó có thực sự phát tâm hay không. Cho nên chúng tôi có thể khẳng định là thầy Tâm Mẫn có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của một người xuất gia.

Theo: Báo Giáo Dục Việt Nam
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 02:42:00 CH0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif



Hồ sơ Chân dung bầu Kiên - Đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng
Sự việc bầu Kiên bị bắt giữ để điều tra đang là thông tin đáng chú ý nhất hiện nay.
Description: http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/a2a1f5bd9a2fc528672acf6bfcb2301a/2012/08/21/ACBKien-3.jpg
Luôn xuất hiện với vai trò là những ông bầu giàu có trong làng thể thao, tuy nhiên, bầu Kiên, bầu Hiển lại là những doanh nhân rất quyền lực trong ngành ngân hàng.
Mặc dù không còn giữ “ghế” trong Hội đồng quản trị ngân hàng ACB nhưng bầu Kiên vẫn được biết đến là người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng này.
Sinh năm 1964, năm nay mới 48 tuổi nhưng mái đầu bạc trắng đã làm cho ông bầu này có phần gìa hơn so với tuổi.
Thời trai trẻ bầu Kiên theo học tại Đại học kỹ thuật quân sự-Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary (1981-1985).
Trong gần 10 năm sau đó, ông Kiên là cán bộ của Tổng công ty Dệt-May.
Description: http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/a2a1f5bd9a2fc528672acf6bfcb2301a/2012/08/21/dragon.png
Sinh năm Thìn, bầu Kiên có phần đam mê với các biểu tượng
liên quan đến rồng: logo mang hình rồng, đi xe Rolls Royce Phantom rồng
“Đại gia” ngân hàng
Năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang… sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Từ năm 1994-2008, ông Kiên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của ACB và trong đó giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng này từ 2004-2006.
Báo cáo thường niên năm 2011 của ACB cho biết: ông Kiên từng là Chủ tịch Hội đồng Đầu tư, hiện này là thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, và thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro.
Description: http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/09/20/ACBFouders.jpg
Các thành viên Hội đồng sáng lập của ACB
Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó Chủ tịch.
Description: http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/a2a1f5bd9a2fc528672acf6bfcb2301a/2012/08/21/ACBholder.png
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Kiên và 3 em của ông Kiên nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.
Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.
Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá hơn 1.900 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong top 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Ngân hàng ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Vietbank, Đại Á… và các nhân vật chủ chốt của ACB như ông Kiên cũng có thể có cổ phần tại các ngân hàng này.
Tại buổi tổng kết của VFF tháng 9/2011, chính bầu Kiên đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: “Với tư cách là cổ đông chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoán bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia…”
Description: http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/a2a1f5bd9a2fc528672acf6bfcb2301a/2012/08/21/Kiensanbong.jpg
Mỗi khi CLB Bóng đá Hà Nội đá trên sân nhà, ta có thể nhận thấy logo của 5 ngân hàng bao quanh sân gồm ACB, Eximbank, Techcombank, Đại Á và Vietbank.
Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank và ông Phạm Trung Cang – Phó Chủ tịch Eximbank từng tuyên bố cùng bầu Kiên phát triển CLB Bóng đá Hà Nội.
Bầu Kiên từng có cổ phần tại ngân hàng Kiên Long nhưng đã bán đi toàn bộ cổ phần tại ngân hàng này.
Khi các thông tin về việc Sacombank bị thâu tóm mới xuất hiện, bầu Kiên là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên cùng với ông Trầm Bê. Tuy nhiên, khi mọi việc đã kết thúc, vẫn không thấy tên bầu Kiên xuất hiện mà chỉ có ông Phạm Hữu Phú đại diện cho Eximbank và ông Trầm Bê đại diện cho ngân hàng Phương Nam.
Doanh nhân đa ngành
Với bóng đá, Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, CLB Hà Nội ACB của ông Kiên chưa gặt hái được thành tích đáng kể nào, đã 2 lần rớt hạng trong những mùa gần đây.
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Description: http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/a2a1f5bd9a2fc528672acf6bfcb2301a/2012/08/21/Kienasset.png
Một số công ty đã/đang có liên quan đến bầu Kiên
Trong lĩnh vực du lịch, bầu Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh.
Năm 2011, công ty Thiên Minh được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.
Theo báo cáo thường niên năm 2011 của Ngân hàng ACB thì hiện nay bầu Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu. Nhiều khả năng đây là công ty quản lý các khoản đầu tư của ông Kiên.
Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Theo TTVN

--------------------

Những bí ẩn của đại gia đầu bạc

Không mấy ai biết rõ tài sản và vai trò của bầu Kiên tại các ngân hàng, doanh nghiệp ra sao. Tuy nhiên, mỗi khi ông xuất hiện là lại có những thay đổi bất ngờ, dậy sóng. Bầu Kiên có lẽ là một trong những doanh nhân bí ẩn nhất trong số những người giàu có trên sàn chứng khoán Việt Nam, bởi thông tin về chuyện kinh doanh của ông vừa thực vừa hư

Nhà đầu tư Nguyễn Đức Kiên thường được gọi bằng cái tên ngắn gọn giống như một số doanh nhân khác là “bầu” Kiên, bởi ông là ông bầu của một câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.

Hành trình làm ăn bí ẩn của ông bầu tóc bạc

Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.

Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.

Bầu Kiên năm nay mới 48 tuổi nhưng có biệt danh là “Kiên đầu bạc” bởi tóc ông bạc trắng trước tuổi. Tên tuổi bầu Kiên gắn với các sự kiện bóng đá đình đám gần đây, như các bài phát biểu nổi sóng tại lễ tổng kết của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), tiếp đó là việc hô hào các ông bầu khác tách ra khỏi VFF để thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) mà ông Kiên là Phó Chủ tịch. Thực ra, ông đã nổi danh từ khi tham gia sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.

Bầu Kiên có lẽ là một trong những doanh nhân bí ẩn nhất trong số những người giàu có trên sàn chứng khoán Việt Nam, bởi thông tin về chuyện kinh doanh của ông vừa thực vừa hư. Trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2011 do báo điện tử VnExpress công bố, thứ hạng của ông Kiên là 14, so với thứ hạng 23 năm 2010. Bảng xếp hạng này cho rằng, giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng, trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo tính toán của một chuyên gia tài chính (đề nghị giấu tên), giá cổ phiếu ACB vào ngày 30.12.2011 là 21.700 đồng/cổ phiếu. Lấy mức giá này nhân với số cổ phiếu sau khi điều chỉnh qua các đợt phát hành của ACB từ 2006 là 13.822.587 cổ phiếu thì tổng giá trị cổ phiếu ông Kiên sở hữu tại ACB chỉ là 299,95 tỉ đồng.

Những thông số không thật rõ ràng kiểu như vậy dường như gắn liền với hành trình làm ăn đầy bí ẩn của ông bầu tóc bạc này.

Thầm lặng nhưng quyền lực

Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Điều này liệu có trùng hợp với thỏa thuận hợp tác chiến lược mà Kiên Long đã ký với chính ACB trước đây? Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Trong lúc luồng thông tin chưa được kiểm chứng xuất hiện trên các mặt báo, thì bầu Kiên lại làm tăng thêm tính phức tạp của việc sở hữu cổ phần của ông bằng những phát ngôn mới. Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng.

Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.

Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.

Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu khi NCĐT đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.

Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.

Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.

Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 11:09:00 SA5 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Ngày 17/8, tờ báo mạng chính thống của tỉnh Hải Nam “Hinews.cn” đã đăng bài viết tiêu đề “Quân đội Việt Nam nói có thể đánh đến Bắc Kinh, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ quân giải phóng chuẩn bị chiến đấu” và đã được hàng trăm trang mạng của Trung Quốc đăng lại.

Nhìn vào tiêu đề, người ta đã thấy rõ ý đồ của người viết định kích động tâm lý thù địch với Việt Nam của người đọc. Hãy thử xem tác giả đã bịa đặt, vu cáo những gì để kích động dư luận Trung Quốc?

Bài viết không đề tên tác giả và được mở đầu bằng thông tin, Trung Quốc có 2 lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ thì cả 2 đều thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải phụ trách địa bàn Biển Đông.

Lý do của việc này được giải thích: “Tình tình tranh chấp chủ quyền Nam Hải phức tạp, các đảo bãi của nước ta (Trung Quốc) bị chiếm nhiều” .

Bất chấp sự thật Biển Đông là biển chung của các nước xung quanh, tác giả ngang nhiên coi Biển Đông là của riêng Trung Quốc khi viết: “Tuy Nam Hải (Biển Đông) từ xưa đến nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei đều tuyên bố có chủ quyền với một bộ phận Nam Hải.


Quốc Anh: Hợp tung – liên hoành – tung hoànhĐăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012Description: http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/08/asia.gifCuối thời chiến quốc, mưu sĩ nước Tần là Úy Liêu sử dụng hai thuyết: “Hợp tung, Liên hoành” (được cho là của hai chiến lược gia Tô Tần và Trương Nghi thời cổ đại) lập ra đối sách: “Tung Hoành bài hợp”, bước đầu giao kết với Tề, Sở đã phá vỡ thế trận liên minh của sáu nước, bước tiếp theo tấn công Hàn, Ngụy, đe dọa nước Yên làm cho Yên không dám động binh, cùng lúc dùng bạc vàng, chức tước khuyến dụ, mua chuộc chính khách, tướng lĩnh nước Triệu và các nước liên minh với Triệu. Sau khi xâm chiếm xong bốn nước Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, binh lực nước Tần quay sang đánh chiếm Sở, Tề hoàn thành sứ mệnh thôn tính cả sáu nước chư hầu thống nhất trung nguyên, mở rộng lãnh thổ từ Tây sang Đông hình thành nên một quốc gia rộng lớn như ngày nay, lập nên một đế chế phong kiến tập quyền nổi tiếng hà khắc và tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Hoa đó là đế chế dưới thời Tần Thủy Hoàng (năm 259 – 210 trước CN).

Cho dù quá khứ của thời chiến quốc xảy ra ở các quốc gia nhỏ yếu bị thôn tính đã trôi xa cách đây hai mươi mấy thế kỷ, nhưng trải dài qua các triều đại phong kiến Trung Hoa, giấc mộng tranh ngôi, đoạt bá, xâm lấn lãnh thổ không bao giờ ngưng nghỉ trong tư tưởng những vương triều phương Bắc. Những tư tưởng ấy chỉ tạm thời lắng xuống bởi những cuộc binh biến tranh giành ngôi vị, quyền lực, những lần bị Mông Cổ, Nhật Bản xâm chiếm và hơn trăm năm cúi đầu nhẫn nhục dưới sự chèn ép, kiềm tỏa của phương Tây! Cuối thế kỷ hai mươi với những đường hướng phát triển, cải cách riêng biệt; người Trung Quốc cho rằng ngày nay họ có đủ sức mạnh, tiềm lực để tiếp tục hành trình giấc mộng bành trướng, bá quyền nước lớn….Từ xa xưa các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn ước mơ thôn tính và làm chủ toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường đi xuống Đông nam châu Á? Trong mưu đồ chiến lược, Trung Quốc luôn xem Việt Nam là đối tượng quan trọng bậc nhất cần phải khuất phục, thôn tính để dễ dàng thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu và mưu đồ bành trướng đại dân tộc, bá quyền nước lớn đối với các nước trong khu vực và dùng biển Đông làm bàn đạp tiến ra xưng hùng với thế giới.

Đối sách Hợp tung Việt Nam ra sao?

Các nhà lãnh đạo Việt nam đã mắc phải chứng bệnh hoang tưởng quá sâu nặng bởi những tư tưởng giáo điều cũ kỹ, rập theo khuôn mẫu định sẵn. Họ lo sợ vu vơ diễn biến hòa bình, lo sợ không giữ vững nổi chế độ trước làn gió dân chủ như những nước Bắc Phi, Ả Rập nên họ không chấp nhận đồng hành cùng với dân tộc. Họ không nghĩ đến “lòng dân là ý trời” nên họ không lo lắng cho vận mệnh của tổ quốc, cho sự an nguy của đất nước, dân tộc! Vì vậy, họ đã tự ý chọn lựa cho đất nước, cho dân tộc một tình huống nguy hiểm tương tự như những nước nhỏ yếu dưới thời chiến quốc xa xưa. Vì là một Nhà nước Việt Nam khiếp nhược không dám mặt đối mặt, không dám chủ trương đường lối, chính sách ứng phó mạnh mẽ với thế lực Thiên triều phương Bắc nên đành chấp nhận vay mượn sách lược: “Hợp tung” nhằm liên minh với những nước nhỏ yếu trong khu vực và cậy nhờ vào tiếng nói chung, lẫn sức phản kháng yếu ớt của toàn khối Asean để giải quyết những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

Nhìn sang các nước Malaixia, Hàn Quốc, Nhật bản và Nga với những lập trường cứng rắn, mạnh mẽ hay ít ra như một Philippin nhỏ yếu nhưng cương quyết, không nhân nhượng thì trước những hành động, những đòi hỏi phi lý của những kẻ ngang ngược khi đối mặt trước thực tế, trước dư luận quốc tế cũng phải chùn bước. Ngoảnh nhìn lại một Việt Nam nhu nhược, yếu hèn không dám có tiếng nói mạnh mẽ, không dám ngẩng cao đầu trước kẻ thù xâm lược, mỗi người con dân nước Việt tự cảm thấy hổ thẹn với bao nỗi uất nghẹn dâng trào khi bất lực cúi nhìn những kẻ: “Rước voi dầy mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà”! tự đặt câu hỏi, có phải các nhà lãnh đạo Việt Nam đang noi gương và học hỏi tinh thần khổ nhục, “nếm phân, chẩn bệnh” của Việt vương Câu Tiễn dưới thời xuân thu cách đây gần hai mươi lăm thế kỷ hay không?

Sách lược Tung hoành của Trung Quốc:

Bất chấp tình hình chính trị bất ổn tại Thái Lan, Trung Quốc vẫn không ngần ngại đổ vốn vào đầu tư ở nước này và nhanh chóng vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau Nhật Bản. Năm 2001, Thái Lan là thành viên Asean đầu tiên thiết lập hội đàm thường niên về an ninh, quốc phòng với Trung Quốc và ở giai đoạn 2005 – 2010, quân đội hai nước đã có một số cuộc tập trận chung. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 20 tỷ USD năm 2005 lên 46 tỷ USD năm 2010… Trong khuôn khồ chuyến thăm Trung Quốc bốn ngày của Thủ tướng Thái Lan Shinawattra, ngày 17/4 vừa qua Thủ Tướng Thái đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Ôn Gia Bảo hai bên nhấn mạnh đưa kim ngạch buôn bán lên 100 tỉ USD vào năm 2015 và nhất trí nâng quan hệ hợp tác song phương lên đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Nhìn chung, trong quá khứ Thái Lan là một quốc gia nổi tiếng có những bước ngoại giao khéo léo và khôn ngoan, dĩ nhiên người Thái không bỏ qua cơ hội hợp tác với Trung Quốc làm động lực để phát triển.

Từ cuối năm 1999, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thực thi chính sách làm thân với Trung Quốc, mối thân thiện giữa Phnom Penh và Bắc Kinh ngày ấm nồng. Chỉ sau một thập niên, nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc đã vượt gấp 10 lần Mỹ để trở thành đối tác hàng đầu tại Campuchia! Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Asean diễn ra tại Campuchia, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đi thăm Phnom Pênh trong 3 ngày từ ngày 02- 4/4 và ngày 28/5, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quan Liệt ký thỏa thuận hỗ trợ quân sự cho Campuchia trị giá 20 triệu USD… Trước thềm Hội nghị ngoại trưởng các nước Asean diễn ra tại Campuchia từ ngày 09 – 12/7, nước này đón tiếp không ít phái đoàn Trung Quốc kèm theo những cam kết tăng cường hợp tác song phương. Theo Reuters hai nước cam kết nâng mức kim ngạch thương mại từ 2,5 tỉ USD của năm 2011 lên 5 tỉ USD đến trước năm 2017, bên cạnh đó Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia với giá trị hơn 2 tỉ USD.

Chứng kiến những động thái của TQ thực hiện trước Hội nghị diễn đàn bộ trưởng ngoại giao các nước Asean, một người bình thường cũng dễ nhận thấy những chính sách gây chia rẽ, thường dùng sức mạnh kinh tế mua chuộc, lôi kéo các nước trong khối để tuyên bố chung về biển Đông (COC) không thể ra đời hoặc ra đời chậm trễ hơn dự liệu, để TQ có thêm thời gian thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông! Các nhà lãnh đạo VN lại khá chủ quan khi cho rằng đất nước Chùa tháp không thể nào quên ơn VN bởi trước đây đã giúp họ thoát khỏi thảm họa diệt chủng và Chính phủ Hun Sen cũng do chính VN hậu thuẫn. Những nhà lãnh đạo VN ngày nay không nhớ đến những đúc kết của ông bà ta khi xưa: “Giúp họ đủ 30 ngày, quên tháng có 31 hãy coi chừng” ngụ ý nói rằng người Campuchia họ sống không thực bụng chỉ nhìn thấy lợi lộc trước mắt.. Không chỉ riêng có Việt Nam và Philippin phải ngậm đắng nuốt cay khi lần đầu tiên kể từ ngày thành lập khối cho đến nay đã không đưa ra được tiếng nói chung, nó còn bao hàm với việc đã có sự rạn nứt, chia rẽ sâu sắc và nguy cơ dẫn đến việc tan rã liên minh của toàn khối là không thể tránh khỏi.

Cho dù Việt Nam cố ngậm bồ hòn làm ngọt, dù ông Marty Natalegawa, ngoại trưởng Indonexia đã có những bước đi ngoại giao con thoi cố gắng làm xoa dịu tình hình để tránh khỏi nguy cơ tan rã của toàn khối liên minh các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng dẫu sao cũng không nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà chiến lược quân sự lẫn cả dư luận trong, ngoài nước! Trung Quốc đã thành công bước đầu trong việc sắp xếp chiến lược bẻ gãy từng chiếc đũa trong bó đũa của cả khối 10 nước Asean và có thể nói không bao lâu nữa người Trung Quốc sẽ hoàn thành chính sách Liên hoành phá vỡ thế trận liên minh của Việt Nam cùng với các nước trong khối Đông Nam Á. Trong một tương lai gần, Trung Quốc sẽ dùng lợi thế về kinh tế tập trung vào các lĩnh vực giao thương, đầu tư – thương mại lập nên thế trận Tung hoành khi thực thi chính sách liên minh hòa hoãn với những nước mạnh phía bắc là Nga, những nước ở xa là Mỹ và các nước phương Tây. Trong lúc nầy hơn bao giờ hết, Việt Nam nên nhanh chân hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ khi vẫn còn kịp, đừng mải mê mơ mộng viễn vông, ảo tưởng về thiên đường xã hội chủ nghĩa, về những nhiệm vụ quốc tế, hệ tư tưởng bịp bợm của anh cả tham lam to đầu phương Bắc thì họa xâm lăng, bị thống trị, bị đồng hóa, bị trở thành một nước lệ thuộc để Trung Quốc lợi dụng, sai khiến, dạy bảo và sớm trở thành một con cờ trên bàn cờ đàm phán chính trị như Bắc Triều Tiên hiện nay là điều khó tránh khỏi và trong khoảng thời gian không xa lắm.

Phá hoại kinh tế – khai thác cạn kiệt tài nguyên – làm ô nhiễm môi trường – gây mất cân bằng hệ sinh thái – mua chuộc cán bộ lãnh đạo – thu thập thông tin tình báo:

Kể từ năm 1991, khi Việt Nam công nhận nền kinh tế thị trường mở cửa thu hút đầu tư thì nhiều dự án đầu tư có nguồn vốn xuất phát từ Trung Quốc nhưng mang danh nghĩa của một số quốc gia khác hoặc do Việt kiều đứng tên. Khi Việt Nam đã hoàn toàn lệ thuộc vào chính sách dựa dẫm, Trung Quốc công khai thực hiện các dự án lớn chỉ nhằm làm cạn kiệt tài nguyên, tác động gây ô nhiễm môi trường sinh thái trong đó phải kể đến có sự hậu thuẫn, tiếp tay của các quan chức chính phủ Việt Nam như: khai thác quặng boxit Tây Nguyên nơi trục xương sống gánh hai đầu đất nước, khai thác gỗ rừng đầu nguồn lấy đất trồng cây công nghiệp, ngăn dòng xây đập thủy điện… Và những việc lập trang trại nuôi cá bè ở quân cảng Cam Ranh, Vũng Rô trong thời gian qua đã cho thấy mạng lưới gián điệp, tình báo của TQ hiện thời đã thâm nhập sâu vào khắp các tỉnh – thành phố lớn, kể cả nhân sự của bộ máy nhà nước và chính phủ! Tất cả những động thái trên cho thấy đều không nằm ngoài mục tiêu triển khai chiến lược “Liên hoành” mà Trung Quốc đã khéo sắp xếp, bày binh bố trận liên tục trong hơn hai mươi năm qua.

Về chính sách phá hoại kinh tế, lũng đoạn thị trường: Trung Quốc dùng hàng loạt thủ đoạn thâm sâu, hiểm độc: dự định chặn dòng Mêkong khai thác thủy điện đồng thời xúi giục hai nước Lào và Campuchia cùng thực hiện ý đồ trên. Lợi dụng việc kém hiểu biết của nông dân họ tận thu mua mèo, rắn, móng trâu; xúi giục nông dân triệt hạ rừng tràm – đước, bần ổi vốn là những loại cây có sức chống đỡ gió bão, chống sạt lở xói mòn đê bao, lấn biển nhằm gây mất cân bằng hệ sinh thái. Dựa vào những con buôn người Việt hám lợi họ tuồn hàng gian, hàng giả, hàng tái sinh, hàng kém chất lượng, hàng hư thối được ngụy tạo bằng những loại hóa chất độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, họ vừa thu được tiền, vừa đạt mục đích gây tổn hại sức khỏe, bệnh tật có thể để lại di chứng cho nhiều thế hệ người Việt; họ lừa dối nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng việc bao tiêu sản phẩm nhưng khi đến mùa thu hoạch họ không mua hoặc mua nhỏ giọt làm cho nhiều mặt hàng nông sản ứ đọng, ế ẩm và họ gạt gẫm tạo lòng tin thu gom hàng hóa với lượng nhiều, giá trị lớn rồi trốn nợ, qụyt nợ làm cho những người nông dân phải khốn khổ đứng ra gánh nợ, mắc nợ vay ngân hàng không còn vốn liếng tái sản xuất, đầu tư.

Lấy lý do công nhân người Việt không đủ trình độ, không thích nghi môi trường công việc theo yêu cầu, những ông chủ người Trung Quốc đưa công nhân nước họ ồ ạt thâm nhập vào thị trường lao động Việt Nam trước hết là giải quyết công ăn việc làm cho người dân xứ họ nhưng bản chất sâu xa thâm độc ở chỗ là lấy vợ người Việt, sinh con đẻ cái thực hiện mưu đồ đồng hóa như đã từng thực hiện trên các dân tộc lân bang trong quá khứ.

Những bước đi của Việt Nam:

Trên thế giới này chẳng hề có một Nhà nước nào lại xảy ra chuyện ngược đời! Khi đất nước lâm nguy bởi những hành động ngang ngược xâm lấn chủ quyền trên biển Đông lẫn cả tuyến biên giới phía Bắc, nhà nước lại trố mắt bất lực nhìn kẻ ngoại bang xâm lấn biên cương, lãnh hải, bắt giữ tàu thuyền, đánh đập, giết hại ngư dân mà chẳng có biện pháp nào tích cực để bênh vực người dân nước mình nhưng trái lại ca ngợi, xưng tụng những kẻ xâm lược và khi người dân bày tỏ thái độ thể hiện lòng yêu nước, kêu gọi biểu tình tự phát nhằm phản ứng trước những động thái trịch thượng, ngang ngược của những kẻ tham vọng bành trướng, bá quyền thì lại bị ngay chính giới lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo quốc gia xua bọn công an, côn đồ dùng đủ mọi thủ đoạn để triệt tiêu ý chí đấu tranh của người dân qua những hành động đàn áp, đánh đập, bắt bớ, giam giữ, tù đày.

Những nhà lãnh đạo VN, những tướng lĩnh quân đội và lực lượng công an đã ăn quá nhiều tiền của hối lộ và ăn nhầm phải thực phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc trúng phải bùa mê, thuốc lú của các thầy phù thủy, địa lý vốn là giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên đã lẫn lộn bọn bành trướng, bá quyền là những người bạn tốt còn tất cả nhân sĩ, trí thức và mọi công dân Việt Nam yêu nước đều là kẻ thù của chế độ. Vì thế nhiều người tự hỏi Nhà nước hiện nay có đúng là nhà nước do dân, vì dân đúng theo khẩu hiệu mà họ đặt ra khi tuyên truyền để đánh đổ thực dân, đế quốc và chế độ miền nam Việt Nam hay không? Công an có phải là lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chính trị, bảo vệ an ninh trật tự phố phường cho đất nước, cho nhân dân bình yên hay công an hiện nay chỉ là một lực lượng “kiêu binh” ngạo mạn, đứng trên pháp luật, chà đạp công lý? Người dân Việt Nam ngày nay không thể hiểu nổi tại sao công an, quân đội không phải là lực lượng dám đối mặt với kẻ thù xâm lăng ngang ngược lấn đất, cướp biển, thao túng phá hoại thị trường, làm suy yếu kinh tế đất nước mà ngược lại họ lại có những kiểu hành xử không khác gì những loại côn đồ, thất phu khi đánh đập, dẫm đạp vào mặt người dân và ngang nhiên bắt bớ, giam cầm những người nói lên lẽ phải?

Làm sao đừng để lịch sử đời sau, thế hệ con cháu tương lai khi lật giở những trang sử dân tộc ghi chép ở giai đoạn lịch sử những năm 1990 đến 2012, Việt nam có quá nhiều những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.

Chân thành góp ý Đảng – Nhà nước – Chính phủ

Nhanh chóng động viên lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân vì lòng trung thành với Đảng. Vận động kêu gọi những băng nhóm cát cứ địa phương, những băng đảng xã hội đen, những bọn côn đồ đã từng tham gia đánh đập người dân hãy thể hiện tinh thần yêu nước sẵn sàng ôm súng, cầm dao, xách kiếm lao vào kẻ thù xâm lấn biên giới, hải đảo để ghi tên vào trang sử vinh quang nước nhà bằng những việc làm thiết thực.

Vì đảng, nhà nước đã sinh sản ra cả một thế hệ vô cảm, tàn ác, phi nhân trong một xã hội Việt Nam hiện nay nên đảng và nhà nước phải có trách nhiệm:

- Thành lập một đội quân cảm tử từ những người tử tù, sẵn sàng ôm bom, cài chất nổ lao vào tàu chiến kẻ thù xâm lấn biên cương, hải đảo! Giúp đỡ họ tìm một cái chết có ích.
- Khuyến khích những thành phần bất hảo, xã hội đen, đâm thuê, chém mướn ra trấn giữ biên giới phía Bắc để mỗi khi có giặc đến họ tha hồ lao vào đâm chém cho thỏa thích.
- Đưa lực lượng cảnh sát giao thông ra ngoài biển đông cho họ chặn các tàu thuyền của Trung Quốc để họ phạt vạ và làm luật vì dám xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Cắt cử lực lượng công an, quân đội hùng hổ tiến ra Hoàng sa, Trường sa cưỡng chế lấy lại đất đai, biển đảo bị quân xâm lược Trung Quốc chiếm đóng để họ mãi mãi xứng đáng là “Anh hùng lực lượng vũ trang” vì nước, vì dân.

Nhân dân cả nước sẽ chúc tụng và tung hô những anh hùng dân tộc. Trang sử vàng sẽ mãi mãi ghi danh các anh là những anh hùng vì nước, vì dân chứ không phải phơi bày những hình ảnh chướng tai, gai mắt bởi những hành động cưỡng chế, dọa nạt, ức hiếp dân lành nhưng lại cúi đầu hèn nhát giống như bè lũ sâu dân mọt nước, khôn nhà dại chợ.

SG 14/08/2012

© Quốc Anh
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 07:39:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: Mạng xã hội Tieba của Baidu đang chật vật tìm chỗ đứng tại Việt Nam

(Dân trí) - Khi truy cập vào địa chỉ Gmail.vn, thay vì dẫn đến địa chỉ trang web của hộp thư Gmail của Google như nhiều người vẫn tưởng thì bất ngờ địa chỉ của tên miền này lại dẫn đến vn.hao123.com, dịch vụ về danh bạ website của hãng Baidu, hãng Internet lớn nhất Trung Quốc.

Theo phản ánh của một số độc giả với Dân trí, khi truy cập vào tên miền gmail.vn, trình duyệt tự động chuyển đến địa chỉ trang web vn.hao123.com. Đây là dịch vụ về phân loại website tại Việt Nam được hãng Internet Baidu của Trung Quốc ra mắt vào tháng 6 năm ngoái.

Sau khi tìm hiểu, phóng viên Dân trí nhận thấy tên miền Gmail.vn thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Quốc tế Kiến Cường (có địa chỉ tại Hà Nội). Tên miền này được đăng ký vào năm 2006 và vừa hết hạn vào ngày 16/8 vừa qua.

Description: Thông tin về tên miền Gmail.vn
Thông tin về tên miền Gmail.vn

Tuy nhiên, tiếp tục tìm hiểu thì tên miền Gmail.vn vẫn đang được trỏ vào máy chủ do công ty Kiên Cường sở hữu (tên miền Gmai.vn có cùng địa chỉ IP với tên miền trang chủ của công ty Kiên Cường), điều này cho thấy hiện công ty này vẫn đang nắm giữ tên miền trong tay. Cập nhật gần đây nhất của tên miền này được thực hiện vào ngày 18/8 vừa qua.

Một chi tiết đáng chú ý khác là khi truy cập vào tên miền Gmail.vn, thay vì được chuyển đến trang chủ của dịch vụ Hao123 của Baidu, thì tên miền lại trỏ đến trang con có đường dẫn vn.hao123.com/tmvn.html (rất có thể là chữ viết tắt của “tên miền Việt Nam”), điều này cho thấy nhiều khả năng Baidu nắm chủ động quyền quản lý tên miền Gmail.vn này.

Đặc biệt, theo đại diện của diễn đàn HVA, diễn đàn chuyên về bảo mật lớn nhất tại Việt Nam thì phần mềm Hao123, phần mềm để tạo đường dẫn (shortcut) của trang web này trên desktop của người dùng ẩn chứa nguy cơ mở cửa hậu (backdoor) cho phép hacker xâm nhập và chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng.

Trước đó, phần mềm nghe nhạc TTPLayer của Baidu cũng bị phát hiện ra điều tương tự, với khả năng tự động can thiệp vào máy tính của người dùng để có thể bí mật cài đặt thêm các ứng dụng khác không mong muốn và ẩn chứa nguy cơ mở cửa hậu để hacker xâm nhập.

Phóng viên Dân trí đã liên hệ với phía công ty Kiên Cường. Công ty này thừa nhận đang sở hữu tên miền Gmail.vn tuy nhiên phía công ty từ chối bình luận về thông tin tên miền do mình đang sở hữu.

Description: Mạng xã hội Tieba của Baidu đang chật vật tìm chỗ đứng tại Việt Nam
Mạng xã hội Tieba của Baidu đang chật vật tìm chỗ đứng tại Việt Nam

Đây được xem là một trường hợp khác đặc biệt bởi vì Google nổi tiếng với việc quản lý chặt những tên miền có liên quan đến thương hiệu của mình. Hồi tháng 5 vừa qua, Google đã thu hồi hơn 750 tên miền có gắn liền đến thương hiệu của mình. Trước đó hãng cũng đã nhanh tay đăng ký độc quyền các tên miền gắn với các dịch vụ của mình như Youtube, Gmail… thậm chí là những cụm từ gần giống với tên gọi của Google.

Việc tên miền Gmail.vn bị chuyển hướng dẫn một trang web dịch vụ của Trung Quốc có thể khiến nhiều người dùng tại Việt Nam bị nhầm lẫn, thậm chí sẽ nguy hiểm hơn nếu trang web này được chuyển hướng đến một trang web giả mạo với giao diện giống hệt Gmail, có thể bị lợi dụng để đánh cắp mật khẩu người dùng.

Baidu là hãng Internet lớn nhất của Trung Quốc, gần đây đã “tấn công dồn dập” vào thị trường Internet Việt Nam, mới đây nhất là dịch vụ mạng xã hội “Baidu Tieba” dành cho người dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, với những rắc rối về bảo mật đang gặp phải, hiện Baidu không được người dùng Việt Nam đón nhận.

T.Thủy.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 07:29:00 SA2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Thông báo của công khai Bộ Chính trị xung quanh 16 ngày kiểm điểm theo tinh thần nghị quyết TƯ 4 đã được đông đảo nhân dân đánh giá cao về sự nghiêm túc, về trách nhiệm. Nguyên Ủy viên TƯ Đảng khóa VII, VIII, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Ngô Hai trao đổi với Lao Động về những gì ông băn khoăn, trăn trở xung quanh đợt sinh hoạt chính trị này.

3 thập kỷ và những chiếc ô tô đắt nhất thế giới

PV: Thưa ông Nguyễn Ngô Hai, sự kiện chính trị đặc biệt trong tuần chính là thông báo của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm tập thể Bộ Chính trị và cá nhân các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng. Cảm nhận của ông?

Ông Nguyễn Ngô Hai: Kiểm điểm lần này so với những đợt trước đây có nhiều mặt tích cực. Trước hết là việc dám nói, dám đề cập đến trách nhiệm của tập thể Bộ Chính trị trước Đảng, trước nhân dân, nhất là các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội. Sau thông báo công khai của Bộ Chính trị và phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, dư luận đánh giá rất cao và kỳ vọng là TƯ làm thật, làm nghiêm túc, làm khoa học. Những gì mà TƯ thông báo cho toàn dân cùng biết cho thấy việc chấn chỉnh Đảng lần này TƯ làm rất quyết liệt. Dù chưa có kết quả cụ thể, tuy nhiên, việc quyết liệt nhìn thẳng vào sự thật chính là việc nâng cao trách nhiệm với đất nước. Với tư cách là một công dân, tôi tin nếu chúng ta dám đấu tranh, tránh bệnh hình thức trong phê bình và tự phê bình thì không có lý do gì mà dân không tin Đảng.

Description: http://quechoainfo.files.wordpress.com/2012/08/nguyen-ngo-hai.jpg?w=593
Ông Nguyễn Ngô Hai

Tuy nhiên, tôi cho rằng cần gánh trách nhiệm tập thể Bộ Chính trị với những vấn đề quốc kế dân sinh của đất nước. Lâu nay, chúng ta chỉ nói về thành công trong khi trong thực tế, sự tụt hậu là rất xa so chính với các nước trong khu vực chứ chưa nói tới thế giới. Nông nghiệp thì thiếu chất lượng, thiếu năng suất. Công nghiệp thì biến thành nền công nghiệp gia công.

Chẳng hạn như cái ô tô. Sau gần 3 thập kỷ, cũng mới chỉ là ngành lắp ráp, trong khi đó, người dân phải trả tiền cho “những chiếc ô tô đắt nhất thế giới”. Biết bao khu công nghiệp xây ra rồi bỏ đó. Hết sức tràn lan. Đâu cũng cảng nước sâu, cũng sân bay, cũng khu công nghiệp, trong khi đặt gánh nặng nợ nần lên quốc gia. Hay như chuyện một đồng vốn bỏ ra hiệu quả thu có khi chưa được bốn đồng lời. Tôi nhớ từ hồi tham gia TƯ khóa VII, VIII, bấy giờ chúng ta đã đánh giá nông nghiệp là cứu cánh cho suy thoái. Có lần phát biểu, tôi đề nghị làm sao để nông dân “thoát khỏi cái đòn gánh trên vai, con trâu đi trước cái cày đi sau”. Nhưng nhiều năm nay, đầu tư trở lại cho tam nông hoàn toàn không tương xứng. Chúng ta có thể nhìn thấy những điện, đường, trường trạm. Nhưng đó chỉ là những thành tích, những tiến bộ bề nổi. Nông thôn bây giờ rất nhiều vấn đề chứ không đơn thuần một chữ thiếu. Liệu có thể nào đến giờ vẫn say sưa với thành tích “nhà ngói sân gạch được nữa”. Người dân thực ra không quan tâm đến tăng trưởng bao nhiêu, bao nhiêu % đâu, họ chỉ nhìn những điều cụ thể gần gũi, gắn với đời sống của họ.

Theo tôi, kiểm điểm lần này chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc rất nhiều vấn đề liên quan đến những cái chưa được thuộc về các quốc sách quốc gia, về kinh tế, về an ninh, về xây dựng con người. Vấn đề này chính là cái tầm, là việc mà Bộ Chính trị phải đặt ra, phải phân định rõ: Trách nhiệm cấp chiến lược đến đâu, điều hành, thực thi đến đâu. Dứt khoát là phải làm rõ. Bởi chỉ có kiểm điểm làm rõ, có thể chưa giải quyết rốt ráo ngay được thì cũng nhìn ra được căn nguyên để sửa ngay để con cháu sau này không bị tụt hậu.

Nói cho công bằng thì thế hệ chúng tôi cũng có trách nhiệm. Và chính vì thế chúng ta càng cần phải đặt ra một cách cấp bách hơn.

Cuộc sống phải được bàn trên bàn nghị sự

PV: Thông báo của BTC có nhắc đến việc kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến Vinashin, Vinalines, một trong nhiều vấn đề gây bức xúc trong nhân dân?

Vinashin, Vinalines chính là những trường hợp cụ thể về những bất cập trong quản lý vốn. Tôi cứ nói đơn giản như nhân dân vẫn nói- là chuyện “tàu sắt tàu gỗ”. Trong khi hàng trăm ngàn con tàu gỗ của ngư dân vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế, và giữ biển thì chúng ta chỉ tập chung vào vài con tàu sắt. Chính người dân nói như thế khi đọc trên báo những con số trăm tỷ, ngàn tỷ mà Vinashin, Vinalines đổ xuống sông, xuống biển. Tôi vừa gửi chất vấn về vấn đề tăng giá xăng dầu. Chúng ta đã có một liên doanh dầu khí từ hàng chục năm nay, vì sao không phát triển mà vẫn để phụ thuộc quá lớn vào thị trường. Bản thân vấn đề thị trường cũng có vấn đề. Chúng ta gọi là thị trường mà không thị trường gì cả. Mấy anh bắt tay với nhau vì lợi ích nhóm trong khi đổ hết lên đầu dân. An dân ở chỗ nào? Khuyến khích ở chỗ nào? Trong khi DN chết hàng loạt, người dân không còn tiền để mua hàng hóa thì giá xăng vẫn cứ tăng. Thậm chí không ngoại trừ tăng chỉ vì Chỉ số giá mới hạ thấp một chút.

Cuộc sống phải được bàn trên bàn nghị sự, phải quyết trên cơ sở thực tế chứ không thể nói cứ nói, còn làm thì khác. Tôi cho rằng muốn lấy lại niềm tin nơi nhân dân, có nghĩa là cùng với kiểm điểm phải sửa ngay những vấn đề đang gây bức xúc trong nhân dân, đặc biệt là vấn đề đất đai, giá cả.

Chính sách thiếu thực tế sẽ làm hỏng bộ máy

PV: Thưa ông Ngô Hai, cũng trong tuần rồi, dư luận nổi sóng sau vụ một cán bộ VPQH đánh đến ngất xỉu một nữ lao động vác gậy ở sân golf. Nhưng đây chỉ là những điều nhân dân nhìn thấy, hay nói chính xác hơn là những điều mà cán bộ chúng ta không thể chối bỏ. Vấn đề cường quyền với dân, hay phổ biến hơn là xa dân, khinh dân cần được đặt ra thế nào đối với cán bộ đảng viên giữ vị trí lãnh đạo?

Ông Ngô Hai: Đã là người lãnh đạo, bất kể cấp nào là “người của công chúng”. Tổng thống Mỹ cũng chơi bóng bàn. Tôi làm bí thư tỉnh ủy bao nhiêu năm cũng đá bóng, chơi cầu lông. Nhưng gần đây tôi nhận thấy đang xảy ra một câu chuyện là “Cấp dưới hòa nhập theo cấp trên”. Cấp trên chơi gì, cấp dưới chơi cái đó, để hòa nhập. Cấp trên không mẫu mực thì cấp dưới cũng hư theo. Bỏ qua câu chuyện ngoại giao, trong thực tế, Golf là 1 hình thức chơi xa với cuộc sống của dân. Vấn đề là cán bộ công bộc của dân, cán bộ không thể sống trên mức sống của dân chúng. Cán bộ không thể chơi trên sự nghèo khó của dân chúng. Bởi sự quan cách trong công việc đã là rất đáng chê trách, giờ quan cách trong cả sinh hoạt thì không thể chấp nhận được. Bởi người cộng sản, một đảng viên, nhất là các đồng chí giữ vị trí lãnh đạo không thể chỉ làm cán bộ trong 8 tiếng hành chính được.

Tuy nhiên, việc điểm điểm là xa dân, khinh dân, coi thường dân, dù đây là nội dung quan trọng, quyết định đến uy tín của đảng viên và sự tín nhiệm của người dân, nhưng đúng là kiểm điểm điều này rất khó. Thực tế hầu như không có cán bộ nào tự kiểm rằng mình xa dân, khinh dân, coi thường dân. Trước đây, cán bộ, đảng viên “3 cùng” với dân. Bấy giờ dân cũng hết lòng vì cán bộ. Bây giờ nếu không cẩn thận là chúng ta mất hết sự tín nhiệm của dân, không cẩn thận là chúng ta mất dân.

PV: Phải chăng việc ban hành một chính sách thiếu thực tế cũng là một hình thức xa dân, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngô Hai: Điều đó là chính xác. Và phải nói sự xa dân này gây tác hại hơn nhiều so với sự bàng quan đơn thuần với đời sống người dân. Bởi chính sách nào cũng phải xuất phát từ đời sống, tự nguyện vọng, từ quyền lợi của người dân. Chính sách nào cũng phải để cho dân được bàn, được có ý kiến. Tôi thấy ở các địa phương bây giờ đang rộ lên câu chuyện thu hồi đất của dân, trước là ào ào làm khu công nghiệp, và giờ là để làm khu đô thị. Ở nhiều nơi, chính sách này tước đoạt rất nhiều đất của dân và nói thẳng là không phù hợp với dân, làm dân mất tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh thất nghiệp. Tôi cho rằng Chính phủ cần phải tinh thông, nếu không sẽ không thể cân bằng quyền lợi giữa một bên là nhân dân, một bên lợi ích nhóm.

Quá trình kiểm điểm tới đây, có lẽ cũng cần phải kiểm điểm việc ban hành và thực thi các chính sách. Và không thể nói tôi không có trách nhiệm gì trước một chính sách quá xa lạ với đời sống. Kiểm điểm việc ban hành các chính sách phải trả lời được câu hỏi: Chính sách đứng trên lợi ích của ai. Và sự bất hợp lý nhìn thấy phải được đặt ra giải pháp để ngăn ngừa.

Gần đây, tôi có trao đổi với một đồng chí lãnh đạo về vấn đề “3 lợi ích hài hòa”. Bác nói nhà nước chỉ có 1 lợi ích duy nhất là đem lại lợi ích cho nhân dân, làm gì có 3 lợi ích. Bây giờ trong rất nhiều trường hợp, lợi ích nhà nước bị 1 số người lợi dụng và trong không ít trường hợp trở thành lợi ích nhóm. Trong khi lợi ích người dân không ai bảo vệ cả, từ xăng dầu, điện đóm, đất đai, thuế, phí giao thông. Nếu chúng ta không kiểm điểm nghiêm túc để thấy cái được cái mất, đối với lợi ích nhân dân của các chính sách thì không khéo chính các chính sách thiếu thực tế đó sẽ làm hỏng bộ máy.

Không gì qua được mắt nhân dân

PV: Trở lại với vấn đề kiểm điểm. Hồi tháng 6 ở Hải Dương xảy ra câu chuyện “biệt thự” của con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương. Những bức xúc, thắc mắc của dư luận đối với cá nhân lãnh đạo, gia đình, vợ con cũng là một nội dung được TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh là sẽ kiểm điểm, làm rõ. Điều này cũng sẽ là một khó khăn, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngô Hai: Một trưởng phòng của cơ quan cấp Sở mà có nhiều tiền để xây dinh thự. Tôi cũng thấy lạ. Chắc chắn kiểm điểm lần này không thể bỏ qua. Lương bao nhiêu và tiền ở đâu. Điều này dứt khoát phải truy đến cùng chứ không thể xuê xoa. Tôi biết cách thức “gửi gắm” của cán bộ giữ vị trí lãnh đạo để né tránh việc kê khai và công khai tài sản, bởi vì họ không thể lý giải nguồn gốc. Nhưng tôi tin nếu chúng ta thực sự làm và làm đến nơi đến chốn thì mọi việc không phải khó để có thể làm dễ dàng. Nhân dân chính là tai mắt của tổ chức Đảng, có ai qua mắt được người dân đâu.

PV: Một vị nguyên PCT huyện Anh Sơn, Nghệ An vừa bị bắt vì hành vi chứa chấp, môi giới mại dâm. Thực tế, nhiều đồng chí cán bộ, kể cả cao cấp khi về hưu gây ra rất nhiều điều tiếng về đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Liệu có đặt ra và phải đặt ra như thế nào đối với những trường hợp này?

Ông Nguyễn Ngô Hai: Đã là đàng viên thì chắc chắn sẽ phải kiểm điểm bởi nhiều khi uy tín của một đồng chí cựu lãnh đạo còn gây ảnh hưởng nặng nề hơn một đồng chí đương chức. Bởi chưng sự gương mẫu của người cộng sản phải là sự bất kể cương vị. Không thể có chuyện anh về hưu rồi thì muốn làm gì thì làm. Kiểm điểm lần này, theo tôi, cũng cần phải xóa bỏ câu chuyện hạ cánh an toàn. Ngay cả những đồng chí đã nghỉ cũng phải nghiêm túc tự kiểm mình đã làm được gì, chưa làm được gì, có gây hại gì đến uy tín của Đảng, của tổ chức. Trách nhiệm liên quan đến khóa nào, thuộc về ai cũng phải được đánh giá, chứ không thể nghỉ rồi là xong. Bởi thế, chúng ta không thể bưng bít được, có gì qua mắt được dân đâu. Tất nhiên nhân vô thập toàn, nhưng dân ta cũng rất vị tha. Điều người dân mong mỏi nhất hiện nay là được biết những điều mà đôi khi có người trong chúng ta nghĩ họ không quan tâm, thậm chí không cần biết.

Xin trân trọng cảm ơn ông

Đào Tuấn (thực hiện)Theo: Blog ĐT
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 07:14:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-vn-not-escape-cn-spell-tq-08202012105654.html/000_HKG2004041356807-305.jpg
AFP photo
Hàng gốm sứ Trung Quốc tại một cửa hàng tại Hà Nội, ảnh minh họa.

Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-08-20

Hiện nay, ngày càng dồn dập những lời báo động rằng lượng hàng TQ “đổ bộ” ào ạt vào VN, tràn ngập đồ “made in China”, “từ hàng cao cấp đến hàng kém chất lượng bán với giá bèo”..., khiến các doanh nghiệp trong nước “đuối sức cạnh tranh…”.
Hàng Trung Quốc tràn ngập
Blogger Tống Văn Công trích dẫn lời Hiệp Hội Gốm Sứ Xây Dựng VN báo nguy rằng “Trong khi các doanh nghiệp gốm sứ trong nước đang thoi thóp thì gốm sứ Trung Quốc ào ạt tràn vào. Hiệp hội đã rất nhiều lần kiến nghị phải có biện pháp ngăn chặn gian lận thương mại của hàng Trung Quốc, thế nhưng tình trạng này cứ tiếp tục tăng vọt!”.

Mặt hàng gốm sứ ấy, theo nhà báo Tống Văn Công, “nó nằm trong trận cuồng phong xâm lược của hàng TQ đối với hàng VN!”, và ông cảnh báo về điều không bình thường có liên quan phương Bắc và cả giới cầm quyền VN, là “việc gian lận thương mại, lừa đảo, bịp bợm, trúng thầu tràn lan với thiết bị lạc hậu mà không bị ngăn chặn là mối nguy chẳng những cho kinh tế mà cả an sinh xã hội và an ninh quốc phòng”.

Hiểm họa từ phương Bắc nói chung khiến GS Trần Kinh Nghị không khỏi nêu lên câu hỏi – và cũng là tựa đề bài blog của ông – rằng “Tại sao lại là TQ?”. GS Trần Kinh Nghị nhận thấy có một câu hỏi mãi “vấn vương trong mỗi người VN chúng ta” là cứ mỗi lần an ninh đất nước bị đe doạ, kinh tế bị xáo trộn, bị lũng đoạn, rừng vàng biển bạc bị xâm nhập, thuê dài hạn hay nói đúng ra là “nạn bán rừng”, thực phẩm trở thành độc hại, rồi nạn bán ruộng, giết trâu lấy móng, nuôi đỉa, trồng khoai lang xuất khẩu.v.v…thì “y như rằng người VN lại tìm thấy nguyên nhân nào đó từ TQ ?

Và tác giả tiếp tục thắc mắc “Không biết từ bao giờ nhiều người Việt tin rằng người TQ có thể yểm bùa, trấn huyệt, chặn long mạch… khiến dân tộc này không thể ngóc đầu lên được?”, “Tại sao người Việt Nam không thoát ra khỏi thế bị kìm kẹp đầy rủi ro, nguy hiểm đó, mà có vẻ vẫn an phận với nó hàng ngàn năm nay?”.

Để trả lời những câu hỏi ấy, tác giả nhắc đến câu nói của người xưa rằng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” để lưu ý – và chứng minh khi so sánh với các lân bang - rằng chúng ta phải tự trách mình trước đã về cái “thế bị kìm kẹp đầy rủi ro, nguy hiểm đó, mà có vẻ vẫn an phận với nó hàng ngàn năm nay”, hơn là đổ cho định mệnh an bài để dân tộc mình sống bênh cạnh “Đại Hán tham lam, xảo quyệt và độc ác”. GS Trần Kinh Nghị phân tích:

Ta hãy thử liên hệ đến trường hợp các dân tộc khác trên thế giới xem sao. Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ là hai trường hợp có hoàn cảnh chung sống cận kề với Trung Quốc tương tự như Việt Nam. Hai nước này đều đã trải qua thời kỳ dài trong lịch sử đấu tranh sinh tồn bên cạnh Hán tộc mà trong đó họ cũng đã từng chịu đựng tình trạng lớn-bé, mạnh-yếu. Nhưng rốt cuộc hai nước này đều đã lần lượt thoát ra được khỏi vòng cương tỏa của TQ, thậm chí phát triển vượt xa TQ .
Ngày nay cung cách quan hệ giữa họ với TQ là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, hai bên cùng có lợi không ai có thể chèn ép ai. Ngoài ra, các trường hợp Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng đều cho thấy khả năng thoát khỏi thế kìm kẹp của Trung Quốc để tồn tại như những vùng lãnh thổ độc lập là hoàn toàn có thể .

Xa hơn, ta thấy trường hợp nước Cu Ba sống bên cạnh Cường quốc số I chênh lệch nhau về mọi mặt nhưng vẫn hiên ngang tồn tại đâu có bao giờ phải quỵ lụy, triều cống? Không hiếm những quốc gia khác trên thế giới tuy nhỏ bé cả về dân số hoặc diện tích nhưng có thể tồn tại độc lập và phát triển thịnh vượng bên cạnh các nước lớn. Vậy tại sao Việt Nam lúc nào cũng phải quỵ lụy, bạn không ra bạn, thù không ra thù, anh em, đồng chí cũng không phải, với Trung Quốc?
Phải dứt khoát đoạn tuyệt
Description: 000_Hkg5241475(3)-250.jpg
Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội hôm 21/8/2011. AFP photo

Và tác giả lại nêu lên câu hỏi rằng “phải chăng đó là do ý chí và khát vọng tự cường dân tộc chưa đủ mạnh trong toàn bộ dân chúng, đặc biệt trong giới cầm quyền” VN ? GS Trần Kinh Nghị nhân tiện lưu ý – và có lẽ cũng bày tỏ quan ngại – về điều ông gọi là “tâm thế thần phục, cam chịu lệ thuộc đối với Vương triều Phương Bắc” bên cạnh những trang sử hào hùng, oanh liệt chống ngoại xâm của tổ tiên chúng ta khi “ngọn lửa tự cường, tự tôn dân tộc” ngày xưa ấy từng bùng lên trước quân xâm lược. Nhưng cái tâm thế vừa nói vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay khiến tác giả nêu lên nghi vấn rằng “Phải chăng đó là lý do để hiểu tại sao dù căm ghét TQ xâm lược biển đảo, nhưng dân chúng vẫn cứ vô tư tiêu xài hàng hóa trong khi các doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) đua nhau nhập máy móc thiết bị, vật tư của TQ?”. GS Trần Kinh Nghị báo động:

Đó là lý do tại sao nhiều cơ quan chính quyền các cấp mơ hồ mất cảnh giác trước những hoạt động ngầm của người TQ len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Đó là lý do tại sao giới lãnh đạo mà nhầm lẫn người dân yêu nước với “các lực lượng thù địch”. Đó cũng là lý do tại sao các tướng lĩnh Việt Nam lại chọn lúc lòng dân bức xúc trước họa xâm lăng để tung hô công đức của giặc và coi đó là một việc làm khôn khéo(?).

Có rất nhiều những hiện tượng trái khuấy như vậy thường tái diễn trong quan hệ hai nước bất chấp sự thật đã có tới 3-4 cuộc chiến tranh đẫm máu do phía TQ chủ động gây ra trong thời gian ngắn ngủi vừa qua. Từ kinh nghiệm của bản thân và từ bài học của các nước có hoàn cảnh tương tự, thiết nghĩ, con đường tất yếu của Việt nam là phải dứt khoát đoạn tuyệt với cái tâm thế thần phục và lệ thuộc vào nước láng giềng Phương Bắc dù nó được trị vì bởi bất cứ thể chế nào.
Qua bài “Độc lập phải đi liền với dân chủ”, blogger Bùi Văn Bồng nhắc lại bối cảnh lịch sử cho thấy phương Bắc luôn “rình rập” để lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của VN, như, trong giai đoạn lịch sử hiện đại, quân Tàu Tưởng Giới Thạch chiếm một số đảo ở Hoàng Sa năm 1946, một số đảo phía Đông Hoàng Sa rơi vào tay TQ hồi năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Bắc Kinh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974 khi Hoa Kỳ rút khỏi VN, TQ “dạy cho VN một bài học” – nói theo lời ông Đặng Tiểu Bình – khi xua quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, rồi phương Bắc đã chiếm một phần quần đảo Trường Sa của VN hồi năm 1988, đó là chưa kể Bắc Kinh “mượn tay” Khmer Đỏ đánh phá VN dọc vùng biên giới Tây-Nam. Nhà văn Bùi Văn Bồng nhận định:

Năm 1990, thấy “trên đà thắng lợi”, Trung Quốc bày ra ‘cái bẫy’ Hội nghị Thành Đô, và Đảng CSVN bị vướng bẫy. Có thể nói việc đi dự hội nghị Thành Đô (TQ) là một sự ngoan ngoãn tự băng bó vết thương để sang hầu nghe kẻ thù tiếp tục bóp nghẹt, chặt chém theo kiểu mới.

Thực chất Hội nghị Thành Đô 1990 là cách chạy tội của Trung Quốc khi đã là chủ mưu gây ra nạn diệt chủng ở Campuchia và gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc, xâm chiếm Hoàng Sa trước đây và Trường Sa sau này. Nhưng chủ đích của Hội nghị của lãnh đạo TQ là vừa xoa dịu, vừa “cài bẫy” dùng lời lẽ ngon ngọt dụ dỗ Việt Nan để thực hiện “chiến lược xâm lược mềm”, “trỗi dậy hòa bình”, phá vỡ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, từng bước làm suy yếu Việt Nam để đạt mục đích cuối cùng là xâm lược nước ta lần nữa. Đã quá thừa minh chứng để nhận diện bộ mặt thật của Trung Quốc. Cũng cần chỉ thẳng ra rằng, thủ phạm của “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” không ai khác mà chính là Trung Quốc.
Kịch bản "16 chữ vàng và 4 tốt"
Description: 000_Hkg5707757-250.jpg
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (P) tiếp Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Hà Nội hôm 21/12/2011. AFP photo

Tác giả lưu ý tới “cái mồi câu” của ngư ông đắc lợi Bắc Kinh là “16 chữ vàng” và “4 tốt” luôn được tận dụng, nhử cho “cá Phương Nam” cắn câu đề rồi bị lâm vào thế bí về mọi mặt như hiện nay – từ chính trị, kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng cho tới văn hoá, xã hội. Cái mộng “tỉnh Quảng Nam” của Phương Bắc mà họ hẳn cho là còn thiếu sau khi đã có Quảng Đông, Quảng Tây, chính là “con cá Phương Nam”, tức - theo nhà văn Bùi Văn Bồng – gồm VN và cả Đông Dương, và cái mộng này, theo tham vọng Bắc Kinh, là “hãy đợi đấy!”. Nhà văn Bùi Văn Bồng cảnh báo:

Khổ một nỗi là Đảng ta mải miết bám theo “đoàn kết, hữu nghị, anh em, cùng lý tưởng cộng sản” mà từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ rồi cho đến nay vẫn chưa thoát ra được kịch bản, đạo diễn của Trung Quốc về những lĩnh vực trọng yếu và những tình huống mang tính bước ngoặt lịch sử.

Tại sao mỗi lần nghe theo Trung Quốc là một lần thất bại, kể cả can thiệp về nhân sự, loại bỏ những người trong nguồn quy hoạch lãnh đạo có đức có tài, có chính kiến, đã nhiều lần bị trả giá quá đắt, mà cái tư tưởng “phủ phục thiên triều” vẫn chưa dứt ra được?

Không nhận diện ra tốt-xấu, phải-trái, không đánh giá được đâu là bạn, đâu là thù, không phân biệt đâu là mưu mô và đâu là“sự giúp đỡ chí tình”, hàm ơn vô lý, chính là sự tự sát…,còn “chạy việt dã vô cự ly”đến hết hơi rồi chịu gục ngã. Một nước đã Tuyên bố độc lập, thế nhưng do thiếu tính tự chủ, tin vào thứ Chủ nghĩa xã hội trá hình kiểu Tàu, trở thành con bài của Mao-ít, để rồi cung cúc đi theo, nghe xúi giục làm theo, trả giá biết bao lần mà nay chưa kiên quyết thể hiện tự chủ của một nước độc lập, cuối cùng chỉ chuốc lấy sự trì trệ và những mất mát, tang thương không lường hết được.

Tác giả hình dung ra “cái gậy thủ sẵn từ lâu của TQ nay đã to, chắc hơn, không cần giấu sau lưng nữa” và đã công khai đập cho “con mồi” nhiều phen thập tử nhất sinh, trong khi “củ cà rốt” mà Phương Bắc đem ra chiêu dụ nay “đã thối”, thì tại sao đến lúc này giới cầm quyền trong nước “còn ráng bơi ngược dòng, trung thành với những cam kết hoàn toàn do sự áp đặt, cài bẫy của TQ từ hơn 20 năm trước” ?. Vẫn theo tác giả, như vậy “rõ ràng là nguy cơ đưa đất nước vào kết cục bi thảm”.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 05:26:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế
Description: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/david-shear-visited-thich-quang-do-08202012091618.html/thichquangdo081712i_305.jpg
Courtesy US Embassy
Đại sứ Hoa Kỳ David Shear và Thượng tọa Thích Quảng Độ bắt tay sau cuộc thảo luận về tự do tôn giáo và nhân quyền tại TPHCM ngày 17/8.
RFA 20.08.2012

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear được mô tả là tái khẳng định lập trường về nhân quyền và dân chủ hóa, qua hai cuộc viếng thăm ở Saigon vào chiều 17/8 với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Đại sứ David Shear đã vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và đàm đạo trong khoảng 45 phút tại Thanh Minh Thiền Viện ở Phú Nhuận Saigon. Được biết Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất không được Nhà nước công nhận và Đức Tăng Thống hiện vẫn bị canh chừng không được tự do đi lại.

Theo Thông cáo báo chí của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đức Tăng Thống đã trao cho Đại Sứ David Shear bản “Giác thư về tình hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”.
Description: thichquangdo081712_250.jpg
Từ trái qua phải, Nick Snyder, Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Kathleen Peoples, Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại HCMC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Thượng tọa Thích Quảng Độ, Lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và ứng viên giải Novel Hoà bình 2012 sau cuộc thảo luận ngày 17/8/2012. Courtesy US Embassy.

Giác thư có 5 yêu sách đối với nhà cầm quyền cộng sản đòi quyền tự do sinh hoạt tôn giáo, trả tự do cho tăng sĩ, Phật tử bị bắt vì sử dụng quyền tự do ngôn luận để biểu tỏ tín ngưỡng. Hoàn trả các chùa và tài sản giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị nhà nước tịch thu ở cả hai miền Nam-Bắc. Giác thư còn đòi Nhà nước tôn trọng và thăng tiến các quyền cơ bản về tư tưởng, ngôn luận và lập hội được bảo đảm trong Công ước Liên Hiệp Quốc.

Đức Tăng Thống cũng kêu gọi Hoa Kỳ và các nước phương tây lên tiếng và có hành động cụ thể giúp nhân dân Việt Nam bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải của mình trước hiểm họa Trung Quốc.

Đài Á Châu Tự Do đã thực hiện hai cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Bác sĩ Nguyễn Đang Quế, mời quý vị vào dọc, nghe và xem tại trang web của chúng tôi: RFATiengViet.net
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 05:19:00 SA6 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/20/120820151741_bo_xilai_464x261_reuters_nocredit.jpg
Chuyện gì sẽ đến với ông Bạc Hy Lai khi vợ ông đã ngồi tù?


Chương cuối của vụ giết người bí ẩn gây xôn xao vừa ráo mực.

Nữ sát thủ mưu mô sẽ không bị xử bắn. Thật là một tấn kịch: kẻ giết người được cứu mạng vì bà mắc chứng tâm thần và giết người để bảo vệ con trai.

Vậy là vụ việc đã khép lại, tội ác tày trời bị lật tẩy và công lý đến với cả thủ phạm và nạn nhân.

Nhưng khi xem xét kỹ càng hơn, câu chuyện có vẻ gọn ghẽ quá và như để phục vụ một mục đích nhất định.

Những người quan sát tinh ý có thể thấy bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc đằng sau bản ản.

Nhân vật có tiếng

Dĩ nhiên bà Cốc Khai Lai có thể phạm tội như thế.

Trên thực tế, cáo buộc nghe hợp lý một phần vì cách người ta biết được về vụ việc.

Nếu bà Cốc Khai Lai bị gài bẫy thì chúng ta phải tự hỏi liệu chính quyền Trung Quốc có cách dễ dàng hơn để gài bẫy không.

Vụ việc chỉ được biết tới khi một quan chức cảnh sát cao cấp chạy tới lãnh sự quán Hoa Kỳ tố cáo về vụ giết người và sự che giấu, một sự cố vô cùng rắc rối và gây hổ thẹn cho chính quyền Trung Quốc.

Nếu thực sự bà Cốc phạm tội chuốc rượu doanh gia người Anh Neil Heywood và đổ thuốc độc vào miệng ông, thì Trung Quốc cũng có nhiều lý do để can thiệp vào phiên tòa.
Description: Ông Neil Heywood và bà Cốc Khai Lai
Truyền thông Trung Quốc nói bà Cốc Khai Lai nhận giết ông Heywood

Lý do lớn nhất là tiếng tăm của chồng bà, ông Bạc Hy Lai, người ngay từ đầu đã phủ bóng chính trị lên vụ việc.

Ông từng là bí thư Trùng Khánh, có chân trong Bộ Chính trị gồm 25 nhân vật cao cấp nhất ở Trung Quốc và từng có triển vọng leo cao nữa.

Bạc Hy Lai cũng là người có quyền quản lý trực tiếp cảnh sát ở Trùng Khánh, lực lượng bị tố cáo che đậy vụ giết người.

Thêm nữa, ông Neil Heywood, người bị hạ sát, cũng được cho là gặp vấn đề với gia đình bà Cốc vì đã trợ giúp họ chuyển những khoản tiền lớn ra khỏi Trung Quốc.

Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về khả năng có tham nhũng.

Nếu những điều này tới được đông đảo công chúng, nó sẽ có khả năng làm hoen ố uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào đúng lúc họ đang chuẩn bị có sự chuyển đổi quyền lực đầy phức tạp và đã được dàn dựng trước.

'Nạn nhân có lỗi'

Tòa án ở Trung Quốc, cũng giống mọi thứ khác trong xã hội, đều phải chiều theo ý đảng.

Ông Mạc Thiếu Bình, luật sư đại diện cho người được giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, đã có nhiều năm làm việc xung quanh ranh giới mờ giữa chính trị và luật pháp.

"Trung Quốc không phải là quốc gia pháp trị," ông nói.

"Trung Quốc cho rằng cái giá phải trả cho việc phạm luật do chính mình đặt ra là không lớn.

"Điều không thể chối cãi là trong tình hình chính trị hiện nay, tư cách và ảnh hưởng của ông Bạc Hy Lai là những yếu tố sẽ có ảnh hưởng không tránh khỏi tới vụ án."

Đây chính là lý do nhiều nhà phân tích cho rằng các chứng cớ đưa ra và bản án cuối cùng hợp lý tới mức khó tin.
Description: Cảnh sát ngoài phiên xử bà Cốc Khai Lai
Truyền thông nước ngoài không được dự phiên xử bà Cốc

Trước hết, không ai nói tới khả năng có tham nhũng.
Thay vào đó người ta chỉ nói ông Neil Heywood đã bất đồng với gia đình về một vụ làm ăn bất thành.

Và bà Cốc Khai Lai đã giết ông vì bà tin rằng ông đang đe dọa con trai bà.
Một số báo có vẻ cho rằng lý do bảo vệ gia đình được đưa ra để đánh vào tâm lý quốc gia chủ nghĩa và bài ngoại ở Trung Quốc.

Ngoài ra, cớ này cũng giúp cho chủ tọa phiên tòa tránh phải buộc bà Cốc đối mặt với đội hành quyết và như vậy bỏ được nguy cơ bà trở thành tâm điểm chú ý và thu hút báo chí quốc tế thêm nữa.

"Nếu Cốc Khai Lai thực sự đầu độc Neil Heywood để bảo vệ con trai, thì theo luật Trung Quốc, nạn nhân cũng có lỗi," ông Mạc Thiếu Bình giải thích.
"Chủ tọa có thể dựa vào đây để đưa ra bản án nhẹ hơn."

Và mặc dù bốn cảnh sát cao cấp đã phải ra tòa vì ém nhẹm vụ việc, tuyệt nhiên không có tin tức gì về số phận của ông Bạc Hy Lai.

"Đây là một vụ hình sự và xã hội phải hiểu điều này," Hoàn cầu Thời báo, tờ lá cải của Đảng Cộng sản, tuyên bố trước phiên xử.

Ân oán giang hồ

Nhưng các nhà bình luận cũng nói rằng bất chấp những nỗ lực của đảng cộng sản, phiên tòa đã có tác dụng ngược, bóc trần căng thẳng và chia rẽ chính trị vốn đã được giấu kín từ lâu nay.

Sự thành công của chính trị gia Bạc Hy Lai một phần dựa vào sức hút của những giá trị cộng sản xưa kia, những buổi hát tập thể "nhạc đỏ" và chối bỏ cải cách kinh tế.

Scandal Bạc Hy Lai

6/2: Cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân trốn vào lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô.
15/3: Bạc Hy Lai mất chức bí thư Trùng Khánh.
20/3: Có tin đồn ông Bạc dính líu tới cái chết của doanh gia người Anh Neil Heywood.
10/4: Bạc Hy Lai bị ngưng các chức vụ trong đảng trong khi vợ ông, bà Cốc Khai Lai bị điều tra về cái chết của ông Heywood.
26/7: Bà Cốc Khai Lai và trợ lý của bà, Trương Hiểu Quân, bị buộc tội giết ông Heywood.
9/8: Phiên xử bà Cốc Khai Lai về tội giết người bắt đầu.
20/8: Bà Cốc Khai Lai bị tuyên án tử hình cho hưởng án treo.
Gia đình ông có thể đã khiến ông ngã ngựa nhưng giờ cũng là lúc thanh toán ân oán giang hồ.

Một ngày trước khi ông Bạc Hy Lai mất chức bí thư Trùng Khánh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ công khai chỉ trích ông.

Vị thủ tướng thúc giục cải cách kinh tế và chính trị, cũng như cảnh báo rằng nếu không cải cách Trung Quốc sẽ thụt lùi về những ngày đen tối của Cách mạng Văn hóa, ý nói phong trào cánh tả đang trỗi dậy ở Trùng Khánh.

Bố ông Bạc Hy Lai, Bạc Nhất Ba, cũng là một trong những chính trị gia cao cấp hồi thập niên 1980 và đóng vai trò lớn trong việc thanh trừng Hồ Diệu Bang, người chủ trương cải cách và cũng là một trong những người đỡ đầu cho Ôn Gia Bảo.

"Về mặt chính trị và chính sách, khoảng cách giữa ông Ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai là rất lớn," Tiến sỹ Đinh Học Lương, giáo sư khoa học xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nói.

"Nó bắt đầu từ thập niên 1980, điều có vẻ như lịch sử cổ đại với nhiều người, nhưng vẫn còn mới đối với giới lãnh đạo hiện đại của Trung Quốc."

Đại đoàn kết?

Khi bà Cốc Khai Lai bắt đầu án tù, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hy vọng rằng họ đã làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu tác hại.

Nhờ sự độc quyền kiểm soát thông tin, họ có lợi thế khi cố gắng làm như vậy.
Ở bên ngoài tòa tại Hợp Phì hồi đầu tháng này, chúng tôi thấy có ít người từng nghe nói tới bà Cốc Khai Lai.

Vụ việc được truyền thông chính thống nhắc tới nhưng một số từ khóa tìm kiếm và bài viết trên mạng đã bị chặn.

Chẳng mấy chốc giới lãnh đạo mới sẽ nhậm chức và người hiện là phó chủ tịch, ông Tập Cận Bình, 59 tuổi, được xem là sẽ là nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Nhưng vụ xử án đặc biệt này ít nhất làm lộ ra những chia rẽ và rạn nứt vẫn lẩn quất đằng sau bề ngoài đại đoàn kết của đảng.

John Sudworth

Phóng viên BBC ở Thượng Hải
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/21/2012 05:11:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Điểm Tin Thứ Ba 21.08.2012

ACB lên tiếng sau tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt (DĐDN) - Lãnh đạo của ACB khẳng định, việc ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng này.
Phỏng vấn bầu Kiên trước giờ bị bắt (LĐ) - Lúc hơn 18 giờ chiều qua (20.8), phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch VPF về vấn đề tiêu cực của V-League. Khoảng 19 giờ 30 cùng ngày, ông Kiên bị công an bắt tạm giam, khám xét nơi ở.
Bầu Kiên – ‘ông trùm’ các ngân hàng Việt Nam (VNN) - Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.
Thơ đồng bóng – Trường hợp Hoàng Quang Thuận (Chu Mộng Long) - Nếu đúng thế thì vạn lần bái phục, bái phục kẻ vô hình nào đó dàn dựng và giật dây cả đám trí thức văn nghệ sĩ làm con rối cho cái trò chơi đồng bóng cổ lỗ này!
Những động thái “lạ” tại cửa khẩu biên giới Móng Cái (CAND) - “Tài khoản ngân hàng mà một số thương nhân Việt thường xuyên làm ăn với Trung Quốc mở tại thành phố Đông Hưng (thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc) bất ngờ đã bị phía Trung Quốc phong tỏa. Ngoài ra, một số người Việt Nam lao động theo hợp đồng tại Trung Quốc khi về nước mang theo tiền lương cũng bị tịch thu tại cửa khẩu.”
Bão nổi trên Biển Đông (BVN) - Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc năm 2012 có thực sự mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận hay không, và liệu Hoa Kỳ năm 2012 có ý chí và khả năng để nhấn mạnh rằng, giải pháp này là con đường duy nhất đi tới ổn định hay không.
Khi sói biển phải sống nhờ… rong biển (SGTT) - Ngư dân Quảng Ngãi ai cũng biết chuyện ông Tiêu Viết Là từng một thời ngang dọc biển khơi, giờ phải nằm nhà cho vợ nuôi. Nhưng đâu phải ông bất tài, kém cỏi hay khiếp nhược trước phong ba bão táp…
Mấy lời trao đỏi cùng bác Đào Tiến Thi (Tâm sự Y giáo) - Những nhân vật quan trọng hơn nhưng vẫn đang im lặng là nhóm tác giả, các hội đồng thẩm định, có thể còn có những hội đồng cao hơn nữa… Chính những nơi này mới là nơi quyết định nội dung cuốn sách.
Còn láng giềng nào tin Trung Quốc? (Cu Làng Cát) - Xét về độ tin cậy, Trung Quốc không thể là địa chỉ tin cậy thật sự cho các đàm phán công bằng về biên giới. Và vấn đề biển Đông cũng thế. Không thể tin.
Những công trình, dự án gây tranh cãi (BVN) - Chính phủ hiện đang hoạch định những công trình, dự án xây dựng phát triển đất nước gây tốn kém lớn, nhưng không mang lại hiệu quả về kinh tế, làm phương hại đến môi trường và an ninh quốc phòng, không dựa vào điều kiện, khả năng thực tế của mình, nặng về tiếng, nhẹ về miếng.
Tiếng ta lang thang (viet-studies) - Không ổn định tức là không định hình, thì chuẩn hóa thế nào, dù ai ai cứ gào lên mãi.
Vai trò của các bloggers trong các cuộc phản đối liên quan chuyện đến đất đai ở Việt Nam ( Ba Sàm) - “Blogger là một phần quan trọng trong câu chuyện” – blogger Lê nói. “Chúng tôi kể lại mọi chuyện từ một khía cạnh khác. Chúng tôi kể để cho thấy rằng lời nói của đảng cầm quyền chẳng đi đôi với việc làm của họ”.
TIN RÚNG ĐỘNG: Bầu Kiên đã bị bắt 20/8/2012! (TTXVA) - Ông Nguyễn Đức Kiên, người được biết đến với nick Bầu Kiên trong giới thể thao bóng đá Việt nam, đã bị bắt. An ninh đã dẫn độ Bầu Kiên đi vào lúc 17h chiều Thứ Hai ngày 20/8/2012.
Tiến sĩ Trần Nhơn – Chế độ nào giải Trung thoát Hán? (Dân Luận) - “Triệu người lớn lên từ chế độ,/ Tin Đảng vì Tổ quốc, nhân dân./ Từ khi tường Berlin sụp đổ,/ Bức màn sự thật vén lên dần./ Bớt ‘ngu lâu’, bốc đồng ‘tự sướng’,/ Đảng nhận ra hệ thống lỗi lầm./ Phải thay đổi ‘Đảng vi tối thượng’,/ Trở thành ‘người đầy tớ nhân dân’./ Nhưng rồi Đảng đổi lui, đổi tới,/ Đổi cũ, đổi mới, đổi vòng quanh./ Tư bản đỏ thừa cơ lấn tới,/ Dịch quan liêu tham nhũng hoành hành”
Những động thái “lạ” tại cửa khẩu biên giới Móng Cái (CAND) - “Tài khoản ngân hàng mà một số thương nhân Việt thường xuyên làm ăn với Trung Quốc mở tại thành phố Đông Hưng (thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc) bất ngờ đã bị phía Trung Quốc phong tỏa. Ngoài ra, một số người Việt Nam lao động theo hợp đồng tại Trung Quốc khi về nước mang theo tiền lương cũng bị tịch thu tại cửa khẩu.”.
Cướp cá (Bùi Văn Bồng) - Họ mong chính phủ Việt Nam mạnh dạn lên tiếng phản đối đợt cướp hàng triệu tấn cá vừa rồi; sau đó, trước thảm cảnh Biển Đông hết cá, dù chúng ta có phải trở về đóng cửa ăn ba khía sông Tiền, sông Hậu với nhau cũng đành.
“CÓ NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHE ĐẬY” – SỰ SUY ĐỒI LƯƠNG TÂM, ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI (J.B Nguyễn Hữu Vinh) - Người cầm bút bất chấp lương tâm, bất chấp lẽ phải, quay mặt với nỗi đau của nhân dân nhằm bảo vệ cho bộ máy tham nhũng, chính là điển hình của sự suy đồi văn hóa đạo đức ở một Thủ đô ngàn năm văn hiến, vốn đã sản sinh những sĩ phu Bắc Hà đáng tự hào.
Không còn nói chuyện nhà ngói sân gạch được nữa (Đào Tuấn) - Bây giờ lợi ích nhà nước bị 1 số người lợi dụng và trong không ít trường hợp trở thành lợi ích nhóm. Trong khi lợi ích người dân không ai bảo vệ.
Nhật ký mở về những ngày thu…buồn (Nhát sỹ Tô Hải) - “Mỗi ngày lại thêm những người tìm cho các vị ấy một lối thoát mà cuối cùng duy nhất cũng giống hệt như T/s Hà Sỹ Phu: ‘Giải Cộng Nhi…Thoát’!
Tổng Bí thư: “Dứt khoát phải làm quy hoạch cán bộ” (TTXVN) - Lửa thử vàng, gian nan thử sức; đừng thấy đỏ mà tưởng là chín; người cán bộ tốt phải là người dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Pháp muốn gây sức ép lên Nga để bóp nghẹt tài chính Syria (RFI) - Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vào hôm nay, 20/08/2012 đánh giá là cần phải trao đổi ý kiến với Matxcơva để bóp nghẹt tài chính chế độ của tổng thống Syria al Assad. Trả lời đài truyền thanh RTL tại Paris, ông Fabius cho là « phải siết cổ » Damas bằng tất cả các phương tiện có thể sử dụng được, đặc biệt là phương tiện tài chính.
Doanh nhân Trung Quốc tố cáo Bắc Triều Tiên tham nhũng và lừa đảo (RFI) - Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là hai nước có chung biên giới, lại tương đồng về chế độ chính trị.
Cảnh sát Nga truy bắt các thành viên khác của ban nhạc Pussy Riot (RFI) - Sau khi kết án đưa vào trại cải tạo ba nữ ca sĩ của Pussy Riot hồi tuần qua, chính quyền Nga tiếp tục truy tìm những thành viên khác của ban nhạc, vì đã tham gia vào buổi « cầu nguyện punk » chống Putin tại một nhà thờ ở Matxcơva.
Miến Điện bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí (RFI) - Chế độ kiểm duyệt tồn tại từ nửa thế kỷ qua tại Miến Điện, một trong những nước vốn bị coi là tồi tệ nhất về tự do báo chí, đã chính thức được hủy bỏ vào hôm nay, 20/08/2012.
Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị lập vùng đệm ở biên giới để đón tiếp người tỵ nạn Syria (RFI) - Làn sóng người Syria chạy tỵ nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng đông. Hôm nay 20/08/2012, Ankara cho biết không còn đủ khả năng để tiếp nhận trên 100 nghìn người tỵ nạn, vì vậy cần phải thiết lập một vùng đệm giữa biên giới hai nước mới đủ sức chứa làn sóng tỵ nạn hiện nay.
Philippines quyết tìm kiếm Bộ trưởng Nội vụ mất tích (RFI) - Tại Philippines, công cuộc tìm kiếm viên Bộ trưởng Nội vụ mất tích sau tai nạn máy bay, vẫn tiếp tục ráo riết hôm nay 20/08/2012.
Con cựu độc tài Park Chung Hee là ứng viên tổng thống Hàn Quốc (RFI) - Cũng liên quan đến Hàn Quốc, con gái cố tổng thống Park Chung Hee, bà Park Geun Hye, được đảng cầm quyền, Đảng Tân Biên, hôm nay chính thức đề cử tranh chiếc ghế tổng thống vào tháng 12 tới đây. Trong trường thắng cử trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/12/2012 tới đây, bà sẽ là nữ tổng thống đầu tiên tại quốc gia rất trọng nam này.
Tokyo bác phản đối của Bắc Kinh về vụ người Nhật lên đảo Senkaku (RFI) - Chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản Osamu Fujimura vào hôm nay, 20/08/2012, đã bác bỏ những lời phản đối của Trung Quốc về vụ 10 người Nhật đã đổ bộ lên đảo ở vùng Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp vào hôm qua. Tuy nhiên phát ngôn viên hàng đầu của chính quyền Tokyo cũng tỏ ý mong muốn bảo vệ quan hệ song phương với Bắc Kinh.
Đài Loan sẽ tập trận đạn thật ở Trường Sa (RFI) - Hôm nay, 20/08/2012, hãng thông tấn Đài Loan CNA cho biết là chính quyền Đài Bắc đã thông báo cho các nước láng giềng về kế hoạch tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình), thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Từ sứ quán Ecuador, Julian Assange thách thức nước Anh (RFI) - Sau hai tháng chạy vào sứ quán Ecuador trốn sự truy đuổi của tư pháp Anh, hôm qua 19/08/2012 Julian Assange, ông chủ của Wikileaks đã xuất hiện trên ban công của tòa nhà đại diện ngoại giao của nước Trung Mỹ tại Luân Đôn và có bài phát biểu yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt cuộc săn đuổi ông. Việc Ecuador chấp nhận cho Julian Assange tỵ nạn chính trị đã làm dấy lên những căng thẳng ngoại giao giữa nhiều nước Mỹ latinh với một số nước phương Tây.
Tập trận ảo Mỹ - Hàn Quốc (RFI) - Hãng tin Pháp AFP đưa tin, hôm nay 20/08/2012, Hàn Quốc phối hợp với Mỹ bắt đầu một cuộc tập trận ảo trên quy mô lớn huy động hàng chục ngàn binh sĩ vào các tình huống tác chiến được giả định trên máy tính. Không diễn ra trên thực địa, nhưng cuộc tập trận đã làm cho Bắc Triều Tiên khó chịu.
ADB : Miến Điện tăng trưởng 8%/năm thập niên tới (RFI) - Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB - công bố ngày hôm nay, 20/08/2012, được Bloomberg trích dẫn, nền kinh tế Miến Điện có thể đạt được mức tăng trưởng 8% mỗi năm trong vòng một thập niên tới, nếu như lạm phát được kìm giữ thấp và chính phủ tăng cường quan hệ thương mại với các nước láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ.
Trung Quốc: Vợ ông Bạc Hy Lai bị án tử hình treo (RFI) - Đúng như dự kiến của tư pháp Trung Quốc, sáng hôm nay 20/08/2012, tòa án thành phố Hợp Phì đã tuyên án tử hình treo dành cho bà Cốc Khai Lai, vì tội sát hại doanh nhân người Anh Nei Heywood. Phán quyết của tư pháp Trung Quốc đối với vợ ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, có thể hiểu là bị cáo tạm thời thoát án tử hình và sẽ chỉ bị án chung thân. Giới quan sát không bất ngờ với bản án trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng giải quyết nhanh gọn vụ bê bối chính trị nội bộ trước ngày khai mạc Đại hội đảng 18 vào mùa thu năm nay.
TT Obama: Syria sẽ vượt rào nếu sử dụng vũ khí hóa học (VOA) - Tổng thống Obama nói rằng bất cứ hành động nào của Syria sử dụng những loại vũ khí này sẽ là “giới hạn cuối cùng” có thể làm thay đổi tình hình
Giáo sư Carl Thayer nói về tương lai Việt Nam và chính sách Châu Á của Mỹ (VOA) - Liệu chính sách chuyển trọng tâm kinh tế, quân sự, và chiến lược sang Châu Á của Mỹ có thay đổi nếu giới cử tri Mỹ dồn phiếu cho liên danh Romney-Ryan?
Cuộc tắm rửa rất đáng ngờ (VOA) - Bộ chính trị và ban bí thư trung ương sau khi thực hiện một cuộc phê bình và tự phê bình thẳng thắn...
Hiệp định TPP đang từng bước trở thành hiện thực (VOA) - Singapore, New Zealand, Chile và Brunei đã hoàn tất một thỏa thuận hồi năm 2006 và đang mở rộng thỏa thuận với sự tham gia của Mỹ, Australia, Malaysia, Peru và Việt Nam
ADB lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Miến Điện (VOA) - Theo phúc trình của Ngân hàng Phát triển châu Á Miến Điện sẽ được lợi từ sự tăng trưởng ờ Châu Á sau khi thoát khỏi nhiều thập niên trì trệ kinh tế
Hãy gọi đối thủ là đối thủ (VOA) - Lâu nay Trung Quốc cạnh tranh ráo riết với Mỹ trên rất nhiều phương diện
Tòa án Trung Quốc tuyên án tử hình treo bà Cốc Khai Lai (VOA) - Bà Cốc Khai Lai bị tuyên án tử hình nhưng được hoãn thi hành án đến 2 năm, nghĩa là có phần chắc bà phải chịu tù chung thân trong vụ án gây chấn động Trung Quốc
Vận động viên Diana Nyad phải bơi qua vùng biển động (VOA) - Vận động viên bơi đường dài Diana Nyad đã gặp phải sóng lớn trong nỗ lực trở thành người đầu tiên bơi 166 kilomet từ Cuba tới Florida
TT Pakistan ra lệnh báo cáo vụ một cô gái bị cáo buộc báng bổ tôn giáo (VOA) - Tổng thống Asif Ali Zardari ra lệnh cho Bộ Nội vụ báo cáo về vụ bắt giam một cô gái theo Cơ đốc giáo bị hội chứng Down vì bị cáo buộc đã báng bổ văn bản tôn giáo
Ấn Ðộ đổ lỗi Pakistan làm di dân hoảng sợ (VOA) - Ấn Ðộ tố cáo các trang web tại Pakistan loan truyền những tin đồn khiến di dân trong vùng đông bắc nước này bỏ chạy vì sợ các vụ bạo động
Các cơ quan cứu trợ đối phó với đợt dịch tả bùng phát ở bắc Somalia (VOA) - Các cơ quan cứu trợ đang chống chọi với một đợt dịch tả vừa bộc phát ở vùng bắc Somalia do phe phiến quân kiểm soát
Quê hương xa mà gần (VOA) - Nhiều lần bạn hỏi tôi: 'Tại sao không về thăm quê cha đất tổ và nơi chôn nhau cắt rốn một lần?'
Chủ nhân mỏ ở Nam Phi dọa sa thải nếu công nhân không quay lại làm việc (VOA) - Khoảng 3.000 công nhân mỏ đã tham gia cuộc đình công từ hôm 10 tháng 8 để đòi tăng lương
Miến Ðiện chấm dứt chế độ kiểm duyệt báo chí (VOA) - Lệnh chấm dứt kiểm duyệt của Miến Ðiện được hoan nghênh, nhưng vẫn còn những khó khăn cho quyền tự do báo chí
Tranh luận tiếp diễn về việc Trung Quốc muốn mua đất nông nghiệp của Úc (VOA) - Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Australia, nhưng quan hệ kinh tế này trở nên phức tạp vì lý do quốc phòng và chính sách đầu tư nước ngoài
Các nước Nam Mỹ ủng hộ Ecuador cho ông Assange tị nạn (VOA) - Các vị ngoại trưởng của 12 nước thuộc Liêu hiệp các Quốc gia Nam Mỹ đã phổ biến một thông cáo chung bày tỏ tình đoàn kết với Ecuador
Mỹ, Nam Triều Tiên bắt đầu cuộc thao dượt quân sự hằng năm (VOA) - Các lực lượng Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ hôm nay đã bắt đầu cuộc tập trận chung hằng năm để thử nghiệm lại công cuộc phòng thủ chống lại Bắc Triều Tiên
Giới chức hàng đầu quân đội Mỹ dẫn chứng tiến bộ tại Afghanistan (VOA) - Giới chức hàng đầu quân đội Mỹ dẫn chứng tiến bộ tại Afghanistan bất chấp những vụ tấn công mới đây
Toàn bộ nhân viên cảnh sát tại phi trường Mexico City bị thay thế (VOA) - Cảnh sát liên bang Mexico vừa thay thế tất cả 348 nhân viên cảnh sát tại phi trường quốc tế ở thủ đô nước này tiếp theo sau một vụ nổ súng chết người
Ðại sứ Mỹ đến thăm Đức Tăng thống Thích Quảng Độ (VOA) - Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị đại sứ Mỹ tới Thanh Minh Thiền Viện kể từ năm 2007 tới nay
Chiến dịch 'Người Mỹ gốc Việt đòi tài sản tại Việt Nam' được phát động (VOA) - Ủy ban Cứu người Vượt biển cho biết đây là cuộc tranh đấu lâu dài cho quyền lợi của người Mỹ gốc Việt và cho những người dân ở Việt Nam bị chính quyền tước đoạt đất đai
Đài Loan xác định thời điểm tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (VOA) - Đài Loan thông báo với các nước láng giềng dự định tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật vào đầu tháng sau trên đảo Ba Bình
Ấn Độ chưa rút khỏi lô dầu khí 128 của Việt Nam (VOA) - Ấn Độ xác nhận chưa rút khỏi kế hoạch thăm dò dầu khí với công ty PetroVietnam tại lô 128 ở Biển Đông
Bà Cốc Khai Lai bị tuyên án tử hình treo (VOA) - Tòa án Nhân dân thành phố Hợp Phì hôm nay tuyên án tử hình bà Cốc Khai Lai về tộI ám sát doanh gia người Anh Neil Heywood, và hoãn thi hành án trong 2 năm
Quan sát viên Liên Hiệp Quốc rời Syria (VOA) - Nhiệm vụ của phái bộ này kết thúc ngày 19/8 và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã đồng ý chỉ giữ lại một văn phòng liên lạc nhỏ tại Syria
Ông Julian Assange đưa ra tuyên bố đầy thách thức (VOA) - Ông Julian Assange, sáng lập viên Wikileaks và là người đang bị truy nã, đã ra một tuyên bố đầy thách từ ban công của Đại sứ quán Ecuador ở London
Con gái ông Park Chung Hee được chọn ra tranh cử tổng thống (VOA) - Ðảng Biên Cương Mới đang cầm quyền tại Nam Triều Tiên đã chọn bà Park Gyeun-hye, con gái của nhà cựu độc tài Park Chung Hee làm ứng viên ra tranh cử tổng thống
4 quân nhân NATO, 2 thường dân chết tại Afghanistan (VOA) - Các tay súng Taliban đã bắn vào một đám đông đi thăm mộ thân nhân ở thị trấn Lashkar Gah vào dịp lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo
Đặc sứ tại Syria: Sứ mạng khó khăn nếu LHQ không đoàn kết (VOA) - Đặc sứ Lakhdar Brahimi, một nhà ngoại giao của Algeria phát biểu với hãng tin AP, hai ngày sau khi ông được Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn các nước A-rập chỉ định
Đài Loan phản đối người Nhật đến đảo có tranh chấp (VOA) - Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Đài Loan nói Bộ trưởng Dương đã nói với nhà ngoại giao Nhật Bản rằng Đài Loan phản đối chuyến đi do các đại biểu Quốc hội dẫn đầu
Báo TQ chú ý Việt Nam giới hạn các chương trình TV nước ngoài (VOA) - Cục trưởng Cục Báo chí Bộ Thông tin-Truyền thông VN, nói rằng các đài phát thanh, đài truyền hình phải hạn chế khai thác quá nhiều phim truyền hình nước ngoài, nhất là của Trung Quốc, Hàn Quốc
Hàng triệu người Hồi giáo cử hành lễ hội Eid al-Fitr (VOA) - Hàng triệu người Hồi giáo trên khắp thế giới đã cử hành lễ hội Eid al-Fitr, đánh dấu chấm dứt tháng chay Ramadan bằng nhiều hình thức khác nhau
Người lập ra WikiLeaks đòi Hoa Kỳ ngưng gây rối trang mạng này (VOA) - Ông Assange được Ecuador cho phép tỵ nạn, nhưng chính phủ Anh không cho ông rời London vì Anh có nghĩa vụ giải giao ông cho Thụy Điển, nơi đã có trát bắt ông
Các nhà làm luật Nhật Bản đến đảo có tranh chấp với Trung Quốc (VOA) - Nhóm khoảng 150 người Nhật đi trên mấy chiếc tàu, trên danh nghĩa là để tưởng niệm một chiếc tàu bị chìm vào lúc Thế Chiến 2 sắp chấm dứt
Việt Nam: Số người chết vì bão Kai-Tak lên 9 người (VOA) - Nhà chức trách cho hay có ít nhất 9 người thiệt mạng, hàng vạn nhà hư hại, và nhiều khu vực bị ngập nước do bão Kai-Tak gây ra tại các tỉnh miền bắc Việt Nam
Vụ Wikileaks: Luật sư biện hộ nói ông Assange vẫn vững tinh thần (VOA) - Luật sư bênh vực sáng lập viên Wikileaks Julian Assange nói thân chủ của ông vẫn giữ vững tinh thần đấu tranh
7 người chết trong vụ tấn công của máy bay không người lái ở Pakistan (VOA) - Các giới chức an ninh Pakistan nói một cuộc tấn công do máy bay không người lái Mỹ thực hiện tại một vùng bộ tộc gần biên giới Afghanistan giết chết 7 phần tử chủ chiến
Các nhà hoạt động Nhật Bản đổ bộ lên quần đảo tranh chấp với Trung Quốc (VOA) - Một nhóm các nhà hoạt động Nhật Bản hôm nay đã bơi vào bờ một hải đảo nơi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền
Báo New York Times tố cáo Iraq giúp Iran tránh né cấm vận (VOA) - Báo New York Times cho biết trong thời gian qua, Iraq đã giúp Iran tránh né các biện pháp cấm vận đã áp đặt đối với Tehran vì chương trình hạt nhân của nước này
7 cảnh sát Nga bị giết trong đám tang của đồng nghiệp (VOA) - Các nhà điều tra Nga nói một kẻ đánh bom tự sát tấn công vào đoàn người dự đám tang của một cảnh sát viên tại vùng Caucase nhiều biến động, giết chết 7 nhân viên cảnh sát
Bom nổ tại thủ đô Libya, ít nhất 2 người thiệt mạng (VOA) - Các giới chức Libya cho hay là hai vụ đánh xe bom xảy ra vào sáng sớm hôm nay ở thủ đô Tripoli của Libya đã giết chết ít nhất 2 người và làm nhiều người bị thương
Philippines tìm kiếm bộ trưởng nội vụ bị mất tích trong tai nạn máy bay (VOA) - Người nhái, tàu bè và máy bay trực thăng đang ra vùng biển ngoài khơi miền trung Philippines để tìm Bộ trưởng Nội vụ Philippines, và 2 viên phi công bị mất tích
31 người thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Sudan (VOA) - Một bộ trưởng nội các Sudan và ít nhất 30 người khác đã bị giết chết trên đường đến dự một lễ hội Hồi giáo, sau khi chiếc phi cơ của họ lâm nạn, rơi xuống bang Nam Kordofan
Tổng thống Syria xuất hiện trong buổi cầu nguyện lễ Eid Al-Fitr (VOA) - Tổng Thống Syria Bashar al-Assad đến dự lễ cầu nguyện tại một đền thờ ở Damascus nhân dịp Lễ Eid al-Fitr, kéo dài 3 ngày để đánh dấu việc chấm dứt Tháng Chay Ramadan
Al-Qaida tấn công tại Yemen: 14 người chết (VOA) - Các thành viên al-Qaida đã tấn công cơ quan tình báo của thành phố miền nam Aden, giết chết 14 binh sĩ và nhân viên an ninh của chính phủ Yemen
Thanh niên Tây Tạng lưu vong mở chiến dịch tuyệt thực vô thời hạn (VOA) - Tổ chức lưu vong lớn nhất của Tây Tạng dự định mở chiến dịch tuyệt thực vô thời hạn để tỏ tình liên đới với những người bên trong Tây Tạng đã tự thiêu
Mỹ: Vận động tranh cử tiếp tục tập trung vào kinh tế (VOA) - Ông Obama nói kế hoạch giảm thuế của ông Romney sẽ có lợi cho giới giàu nhưng làm giới trung lưu có con cái phải trả thêm thuế 'trung bình thêm 2.000 đôla/gia đình'
Bão Kai-Tak giết 4 người tại Việt Nam (VOA) - Trước đó bão Kai-Tak đã thổi qua Trung Quốc, buộc nửa triệu người các tỉnh miền nam Trung Quốc phải di tản.
Bộ trưởng Nội vụ Philippines mất tích (VOA) - Bộ trưởng Nội vụ Philippines nằm trong số 3 người mất tích sau khi máy bay nhỏ chở họ rơi xuống biển trong lúc tìm cách đáp khẩn cấp
Chiếc HCV của Uganda nêu bật những khó khăn của thể thao nước này (VOA) - Người hâm mộ Uganda: Mỹ đoạt khoảng 90 HC, nhưng họ không hạnh phúc như khi chúng tôi giành được chỉ một chiếc huy chương, bởi vì điều đó ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi.
Đại sứ Mỹ thăm bất đồng chính kiến (BBC) - Đại sứ David Shear vừa có chuyến thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ và bác sỹ Nguyễn Đan Quế tại TP HCM.
Bà Cốc Khai Lai nhận án tử hình treo (BBC) - Phu nhân cựu bí thư Trùng Khánh bị tuyên án tử hình vì sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood nhưng cho hưởng án treo.
Miến Điện bãi bỏ kiểm duyệt báo chí (BBC) - Lần đầu tiên sau gần 50 năm các nhà báo Miến Điện có thể tự do đăng tải mà không phải kiểm duyệt trước.
Luật sư Lê Quốc Quân ‘bị côn đồ đánh’ (BBC) - Nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông ‘bị côn đồ đón đường hành hung’ và nghi ‘công an đứng sau vụ việc’.
Đạo diễn Tony Scott qua đời tại LA (BBC) - Đạo diễn điện ảnh Hollywood, nổi danh với các phim như Top Gun và Days of Thunder, qua đời sau khi nhảy từ một cây cầu tại Los Angeles xuống.
‘TQ không sợ chiến tranh với Nhật’ (BBC) - Truyền thông Trung Quốc yêu cầu Nhật gìn giữ quan hệ song phương và nói Bắc Kinh sẵn sàng chơi cứng với Tokyo.
Chủ Wikileaks phát biểu trước công chúng (BBC) - Nhà sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange phát biểu trước những người ủng hộ từ ban công đại sứ quán Ecuador tại London
Biểu tình bài Nhật ở TQ ‘trở nên bạo lực’ (BBC) - Hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình bài Nhật ‘với sự cho phép của chính quyền’ và có tin đã xảy ra đập phá.
Cảnh sát chết vì nổ bom ở Ingushetia (BBC) - Một vụ tấn công bằng bom làm 6 cảnh sát thiệt mạng trong một tang lễ ở Ingushetia thuộc Caucasus, theo giới chức Nga.
Mức án nào dành cho Cốc Khai Lai? (BBC) - Trước giờ tòa tuyên án Cốc Khai Lai, có đồn đoán cho rằng bà sẽ không bị định tội chết do ‘thân phận đặc biệt’.
VN muốn quốc tế tôn vinh Trần Nhân Tông (BBC) - Việt Nam làm hồ sơ vận động Unesco công nhận Đức Vua-Phật Hoàng Trần Nhân Tông là ‘danh nhân văn hóa thế giới’.
Chết người vì sập hầm ở Nghệ An (BBC) - Ít nhất hai người thiệt mạng, năm người bị thương, trong đó có người nước ngoài, vì vụ sập hầm thủy điện Nậm Pông ở tỉnh Nghệ An.
Ông Lý Tống rời trại giam (BBC) - Ông Lý Tống, người bị kết án sáu tháng tù vì vụ tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, đã rời trại giam sáng ngày 18/8.
Người Nga kiện Madonna vì vấn đề đồng tính (BBC) - Một số nhà hoạt động Nga kiện ca sĩ Madonna, cáo buộc họ bị xúc phạm vì cô bày tỏ ủng hộ người đồng tính trong buổi hòa nhạc.
Báo TQ cáo buộc VN hạn chế phim TQ (BBC) - Hoàn cầu Thời báo dẫn lời các chuyên gia nói Việt Nam hạn chế chương trình truyền hình của Trung Quốc vì căng thẳng biển đảo.
Dừng thi công để điều tra tai nạn Nậm Pông (BBC) - Nghệ An yêu cầu tạm dừng thi công đường hầm để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn sập hầm thủy điện Nậm Pông khiến ít nhất hai người chết.
Bóng ông Bạc trong vụ Cốc Khai Lai (BBC) - Cựu ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai không có mặt nhưng luôn phủ bóng lên vụ xử vợ ông, bà Cốc Khai Lai.
Miến Điện 'sẽ tiến nếu tiếp tục cải cách' (BBC) - Ngân hàng Phát triển Châu Á nói thu nhập đầu người của Miến Điện sẽ tăng gấp ba trước 2030 nếu tiếp tục cải cách.
Nơi sống lý tưởng (BBC) - Kết quả khảo sát Global Liveability Survey. Bản khảo sát này liệt kê các thành phố tốt nhất và tệ nhất trên toàn thế giới.
TQ mất đầu tư dưới áp lực cạnh tranh (BBC) - Thống kê tháng Tám cho thấy FDI vào Trung Quốc giảm mạnh dưới áp lực cạnh tranh trong khu vực và viễn cảnh u ám của kinh tế Châu Âu.
Biểu tình ở TQ 'đòi Điếu Ngư Đảo' (BBC) - Hình ảnh biểu tình chống Nhật trên nhiều hành phố lớn của Trung Quốc hôm 19/8 để 'đòi chủ quyền' biển đảo.
Khánh Trâm: Viết tiếp cho bài CHO BÀI “VIỆT NAM: XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ” (Nguyễn Trọng Tạo) - “là muốn biết chuyện trong nước phải nghe đài báo nước ngoài, và báo chí ở TP HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột … Cả nước có gần 700 tờ báo nhưng khi sự kiện bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu thì không thấy đưa tin và những trường hợp dân oan mất đất trên khắp ba miền từ Bắc chí Nam thì báo chí quốc doanh chỉ đưa tin có lợi cho chính quyền.”
Hành trình phát nguyện của Đại đức Thích Tâm Mẫn có “yêu quái” cản đường? (FB Paulo Thành Nguyễn) - “Cùng đi với ông có hai ‘đệ tử’ được cử đi theo xách hành lý. ‘Chú tiểu’ ném nón cối ở Quảng Bình có tên là Nhuận Hải, có thông tin nghi ngờ rằng đó là một Trung úy, làm việc tại phòng công tác chính trị PX15 của sở công an TP.HCM. Và việc có những thái độ tục tĩu và hành hung người dân là cố tình biến hành trình ‘nhất bộ nhất bái’ của thầy thành một trò hề tôn giáo”.

Mưu bẩn (Thùy Linh) - “Thật kinh khủng khi ai đó trong nỗi bất lực đã lựa chọn phương pháp đối xử như vậy với một bậc chân tu. Họ đã phỉ báng không chỉ thầy Thích Tâm Mẫn mà còn phỉ báng đạo Phật”.
Tẩu! (NV Utah) - “Từ Vinashin làm thiệt hại công quỹ hơn 4 tỷ đôla sang Vinalines mua những con tàu cũ kỹ không thể đưa vào xử dụng với giá từ 20 triệu đến 80 triệu đôla rồi… vứt trên sông biển cho rỉ sét thì việc bỏ ra xấp xỉ 20 triệu đôla để đầu tư vào một dự án thiệt – dù mơ hồ về khả năng sinh lợi – nhưng tẩu được cả của lẫn người sang đế quốc Mỹ thì con số đó đã thấm vào đâu mà dân Mỹ phải lo nhặng lên!”
Nhắn mấy Bác an ninh Quận Hà Đông (Phe áo đỏ HĐ) - “Đi biểu tình chống Trung Quốc là thể hiện tinh thần yêu nước, là việc làm không vi phạm pháp luật. Vậy nên bất cứ ai sống trên đất nước Việt Nam này, thậm chí cả đồng bào đang sinh sống và học tập ở nước ngoài đều có quyền tham gia… Thế nên từ nay trở đi nếu các bác trẻ An ninh Quận Hà Đông mà đã được đọc những tâm sự này của nhà cháu thì tốt nhất là không phải mất công, tốn sức vào những việc không đâu”





No comments:

Post a Comment

View My Stats