Sunday 19 August 2012

TIN TỨC HÀNG NGÀY – ONLINE : ĐIỂM TIN CHỦ NHẬT 19-8-2012




Đăng bởi Hai Hoang Van vào Chủ nhật, ngày 19 tháng tám năm 2012

Bài Mới
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Chủ nhật, ngày 19 tháng tám năm 2012
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiazrTybQIChirwTnzPs1SnuvhwhXVRXtPJ7HRpHGWKh3ww1vJSH3i6ktKytSXx3pfT9hGnfnH3V47suaQFX7EX-ACErL0Di2n4Qt0uCJ6DNlyc_34RX7aPiHJVwX6oougVljtpTsBKzs-S/s320/Ch%C3%AD+%C4%90%E1%BB%A9c.jpg

CỘNG HÒA VIỆT NAM

Dân tộc – Dân quyền – Dân sinh
-*-

BẢN TỰ PHÊ BÌNH

Kính gửi : quí độc giả xa gần thân thương!

Tên tôi là : Nguyễn Chí Đức
Sinh ngày : 13/9/1976
Sinh quán : Nam Sơn – Đô Lương – Nghệ An

Với tư cách là công dân trong một nước Việt Nam mới rất từ do, nhân bản tôi xin tự phê (*) những điều sai lầm về nhận thức, thiếu sót trong hành động của bản thân như sau:

1) Tuy từng là đảng viên ĐCSVN nhưng tôi chưa làm một điều gì gây nợ máu với nhân dân, với tổ quốc Việt Nam.

2) ĐCSVN ít nhiều đã làm tôi có sự nghi kị giữa đồng bào với nhau. Cụ thể:

- Phân biệt chiến tuyến theo kiểu ĐỊCH -TA với những người có liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua trận(**), đồng bào theo đạo Công Giáo, Tin Lành.
- Có sự e dè nhất định, ngần ngại tiếp xúc với những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.

3) Không dứt khoát đứng về phía lực lượng tiến bộ như vậy gián tiếp làm chậm quá chính chiến thắng của cuộc cách mạng nhằm thức tỉnh dân tộc. Thực tế là tôi chẳng giúp được chút gì cho quá trình dân chủ hóa đất nước.

Tôi xin vô cùng cảm tạ biết bao anh hùng/anh thư trong nhiều giai đoạn đã chịu nhiều khổ nạn, hi sinh để tranh đấu cho một nước Việt Nam mới giúp cho tôi những điều sảng khoái sau:

1) Cho tôi rũ bỏ lời thề vô nghĩa đối với chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã lạc hậu với thời đại mà khi đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN bắt buộc bất kì ai cũng phải đọc lời tuyên thệ trung thành suối đời. Trong khi đó trên thế giới, ngay tại chính quốc quê hương của các ông tổ Cộng Sản người ta cũng đã tẩy chay các vị này từ lâu.

2) Cho tôi được nói/viết lên những suy nghĩ, tâm tư của mình đối với các vấn đề xã hội mà không lo sợ bị khủng bố tinh thần, bị áp lực nào từ phía chính quyền huặc bị sách nhiễu ầm thầm khác.

3) Cho tôi không phải nói dối những điều mình không thích, chẳng hạn trước đây dù ai đó không thích Cộng Sản/Công An huặc chỉ trích một sai lầm của chính quyền cũng không dám phát biểu công khai ngoài chợ mà chỉ dám nghĩ ở trong lòng. Tôi cũng không còn phải miễn cưỡng đồng ý giơ tay với những bản báo cáo láo của chính phủ, phát biểu lung tung của các chính khách được lồng ghép vào các nghị quyết, chỉ thị trong nội bộ ĐCSVN.

4) Giúp con cháu của tôi không bị nhồi sọ những điều không cần thiết ở lứa tuổi nhi đồng. Ví dụ: phần lớn những em bé khi mới biết đi ỉa bằng bô cũng là lúc được tuyên truyền về việc kính yêu HCM, phiếu bé ngoan bác Hồ; lớn lên chút thì bị cưỡng bách đi học hè, gia nhập vào các Đội-Đoàn do ĐCSVN kiểm soát.

5) Cho tôi thực sự có quyền bỏ phiếu, lựa chọn những ứng cử viên nào có tài năng nhất khi bầu cử vào các chứ vụ trong Quốc Hội, Chính Phủ, Hội Đồng tại địa phương.

6) Cho tôi được tham gia những sinh hoạt chính trị theo sở trường và đúng tâm nguyện của mình.

Tư tưởng của tôi : chủ nghĩa quốc gia; sở thích : hoạt động phong trào/đám đông, đi đó đây khắp mọi miền.

7) Cho tôi được thấy người dân nước tôi được hưởng một cuộc sống tự do đích thực và tràn trề hạnh phục.

Trên đây là bản tự phê bình của tôi, nếu có gì còn sai sót, nhận thức còn khiếm khuyết xin quí độc giả vui lòng giúp đỡ để tôi được tiến bộ.
Hà nội, 19/8/2020
Người viết bản tự phê
(Sau này có Quốc hiệu chính xác của nước Việt Nam mới sẽ ký tên sau)

Nguyễn Chí Đức
-----------------
Chú thích :

(*) Cảm hứng tôi viết bài này trong lúc bắn vài bi thuốc lào nằm mông lung hình dung về một nước Việt Nam mới sau này sẽ như thế nào đây?

(**) Việt Nam Cộng Hòa tuy thua Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong cuộc chiến, nhưng về lâu dài chế độ CHXHCNVN (tiền thân VNDCCH) sẽ tự thay đổi => tiến tới tự tiêu vong để hướng đến những điều chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã từng phôi thai xây dựng. Như vậy một chế độ chiến thắng trong quân sự tuy áp đặt lối chơi trên toàn cõi Việt Nam nhưng về lâu về dài đã không thể áp đặt được tư tưởng cho người dân.

Nguồn donghailongvuong
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 08:47:00 CH3 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Không gì ngạc nhiên khi tham nhũng đôi khi có thể xảy ra cùng với sự tăng trưởng kinh tế trong các chế độ độc tài.

Nhưng Việt Nam là một trường hợp đặc biệt, với mức độ tham nhũng thậm chí còn tệ hại hơn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng gần đây đã thừa nhận rằng tham nhũng đang hoàng hoành nghiêm trọng tại Việt Nam, và ĐCSVN giờ đây cũng xem tham nhũng là mối đe doạ cho sự sống còn và tính chính danh của mình. Tuy nhiên, lần đầu tiên, nguồn gốc của mối đe dọa này xảy ra từ “những nhóm lợi ích”, ám chỉ những doanh nghiệp nhà nước hoặc những tập đoàn kinh tế do nhà nước bảo trợ. Những nhóm lợi ích này đặc biệt thống trị các lĩnh vực như ngân hàng và phát triển địa ốc.

Theo truyền thống, chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam vốn được nuôi dưỡng bởi tầng lớp công nhân và nông dân, những người không sở hữu phương tiện sản xuất. Nhưng hệ thống tư bản nhà nước, hay “tư bản đỏ”, hiện đang khống chế tài sản công của Việt Nam, và có thể sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ cho lợi ích riêng của mình mà không có những biện pháp chế tài hiệu quả. Tình trạng này đã dẫn đến hàng loạt những vụ án tham nhũng lớn trong những năm gần đây, đều liên quan đến các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế hoạt động dưới sự bảo kê của chính phủ. Ví dụ như trong đầu năm nay, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam chuyên vận hành ngành hàng hải và bến cảng - bị phát hiện là đã lợi dụng những lỗ hổng khác nhau để rút ruột ngân sách chính phủ hàng tỉ Mỹ kim. Tình trạng này cũng tương tự như ở nước Nga thời Boris Yelsin cầm quyền, khi tài sản nhà nước bị những “tư bản đỏ”bòn rút. ĐCSVN vì thế đã quyết tâm đấu tranh với tham nhũng và thiết lập một cơ cấu chống tham nhũng do thủ tướng đứng đầu. Nhưng kết quả cho đến nay cho thấy nỗ lực này đã thất bại.

Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj9J5nBKLxLO33LptxnsCziX9adkUeV6H-j5SWJSXAHI_GAPi3t5HQPPVM7jhSd1D4CkCtAMo8rydkiWok4vhq-e3N6_3yQim6T8mP1O_PZ8U9lSvU5eBXkDgI4rvM1J2_77-25_p0I0eD_/s320/c%E1%BB%9D+%C4%91%E1%BA%A3ng.jpg
Tổng Bí thư ĐCSVN nhấn mạnh rằng để đấu tranh chống lại nạn tham nhũng, Việt Nam phải dựa vào người dân vì theo ông, những biện pháp trong nội bộ ĐCSVN đã thất bại trong việc hạn chế nạn tham nhũng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng đã lặp lại thông điệp tương tự tại một trong những buổi phỏng vấn hiếm hoi với báo chí địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí ông Sang còng khuyến khích người dân nên tích cực hơn, không nên thụ động và thờ ơ trước nạn tham nhũng đang tăng cao. Nhưng trong một đất nước độc tài như Việt Nam - nơi toàn bộ quyền lực chính trị nằm trong tay của một đảng duy nhất, và nơi không có chế độ hiểu quả trong việc kiểm tra và cân bằng - tham nhũng là một đặc điểm cố định của xã hội.

Nạn tham nhũng được biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực sang nhượng đất đai và tài sản tại Việt Nam. Trong những năm giữa thập niên 1990, Việt Nam đã đặt mục tiêu năm 2020 là cột mốc để đất nước căn bản hoàn thành việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Giờ đây có vẻ như đối với chính quyền, việc “công nghiệp hoá và hiện đại hoá” cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thêm những khu công nghiệp và thay thế những làng quê bằng những khu căn hộ cao cấp - được xây trên đất canh tác mà hơn phân nửa dân số Việt Nam sống dựa trên. Kết quả là hầu như toàn bộ đất nước đã trở thành một công trình xây dựng. Mặc dù hiến pháp Việt Nam qui định rằng toàn bộ nhân dân sở hữu đất đai của đất nước, nhưng chính quyền đã tìm cách và hành xử như người đại diện duy nhất của những người làm chủ đất đai. Chính sách đất đai kiểu Stalinist này vô tình đã giúp những nhà “tư bản đỏ”, hợp tác với chính quyền địa phương, biến đất nông nghiệp trở thành những nguồn thu nhập béo bở - bằng cái giá của những nông dân nghèo.

Những cuộc biểu tình của nông dân đa phần liên quan đến hình thức tham nhũng này, và những cuộc chống đối gần đây tại Hải Phòng và Hưng Yên là hai ví dụ điển hình trong việc chính quyền địa phương đã không bảo vệ quyền lợi của nông dân. Tại một hội thảo quốc gia nhằm đối phó với những khiếu kiện và tố cáo vào tháng Năm 2012, có báo cáo rằng hơn 70 phần trăm khiếu kiện và tố cáo tại Việt Nam là về những vấn đề liên quan đến đất đai và tham nhũng. Và trong khi một số nhà bình luận lưu ý rằng việc tranh chấp đất đai đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình ra quyết định của chính quyền địa phương, nhưng tính minh bạch toàn diện hơn chỉ có hiệu quả nếu những đặc điểm khác của một nền dân chủ như tự do ngôn luận và trách nhiệm giải trình cũng được hiện hữu.

Tính trách nhiệm thì cần thiết đối với một chính quyền hiệu quả. Nhưng để một chính quyền có trách nhiệm đối với người dân, nó phải được tạo ra bởi người dân. Nói cách khác, tính trách nhiệm chỉ có hiệu lực nếu đại diện chính quyền biết rằng họ có thể bị cách chức bởi người dân nếu đòi hỏi của người dân không được thoả mãn. Cạnh tranh qua những cuộc bầu cử tự do và công bằng là phương cách duy nhất để đạt được điều này, nhưng môi trường ấy vẫn chưa hiện hữu tại Việt Nam. Những vị thế có chức quyền đều được bổ nhiệm từ trên xuống. Vì thế các quan chức chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên của mình chứ không phải với nhân dân. Sự thiếu vắng trách nhiệm với người dân khiến cho các nỗ lực chống tham nhũng của ĐCSVN đa phần không hiệu quả.

ĐCSVN nhận thức rất rõ rằng nạn tham nhũng đang xói mòn lòng tin của người dân đối với chính quyền và đe doạ tính chính danh của nó. Nhưng khẩu hiệu suông của Đảng cho thấy vẫn chưa đủ. Những vụ án tham nhũng lớn gần đây cho thấy cần phải thay đổi. Một khi ngành công bộc không có trách nhiệm với nhân dân, những nỗ lực chống tham nhũng của ĐCSVN sẽ không thành công.

Nguyễn Hồng Hải - Eastasiaforum.org
L.V. chuyển ngữ
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 08:22:00 CH0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif



Các cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp các thành phố lớn của Trung Quốc hôm Chủ nhật ngày 19/8 đã trở nên bạo lực, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo cho biết.

Theo hãng tin này thì người biểu tình Trung Quốc đã phá phách các nhà hàng Nhật cũng như ô tô do Nhật sản xuất trong lúc tình cảm dân tộc đang dâng cao ở nước này.

Các cuộc biểu tình chống Nhật đã bước sang ngày thứ hai liên tiếp, theo Kyodo, mà nguyên nhân là tranh chấp chủ quyền với Nhật về một chuỗi đảo trên Biển Hoa Đông.

‘Giới chức làm ngơ’

Ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, có khoảng từ 2.000 đến 3.000 người đã tuần hành trên các đường phố đốt cờ Nhật và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.

Hàng chục xe hơi của các hãng Nhật bị đập phá trong khi một số người biểu tình còn tràn vào các nhà hàng Nhật để đập phá đồ đạc, Kyodo cho biết.

Ngoài ra, các cuộc biểu tình chống Nhật khác cũng đã bùng phát ở Quảng Châu, Hàng Châu, Hong Kong, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô và Thanh Đảo.

Ở Bắc Kinh, lác đác có các cuộc biểu tình nhỏ trước Tòa Đại sứ Nhật.

Các cuộc biểu tình này bùng phát hưởng ứng lời kêu gọi tuần hành chống Nhật vào cuối tuần này trên các trang mạng của Trung Quốc sau khi Nhật Bản bắt giữ 14 người Trung Quốc từ Hong Kong đã tìm cách lên chuỗi đảo tranh chấp mà phía Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
"Họ đang sử dụng lá bài quần chúng để gây sức ép với Nhật Bản." - Willy Lam, chuyên gia về Trung Quốc ở Hong Kong
Cũng theo Kyodo thì an ninh đã được thắt chặt ở hầu hết các điểm xảy ra biểu tình. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã ‘không có hành động gì’ để ngăn chặn các cuộc biểu tình này, hãng tin Nhật cáo buộc.

Ở Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, hơn 1.000 người biểu tình đã hô các khẩu hiệu chống Nhật và giương các biểu ngữ viết ‘Tiểu Nhật Bản, hãy cút khỏi Điếu Ngư Đảo’.
Một vài người biểu tình đã đập vỡ cửa kính của một nhà hàng Nhật ở Hàng Châu.

Ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, hơn 1.000 người đã hát quốc ca Trung Quốc và hô các khẩu hiệu bài Nhật

Còn ở Hong Kong, khoảng 200 người đã tuần hành đến Lãnh sự quán Nhật để phản đối.
Trước đó, hôm thứ Bảy ngày 18/8, các cuộc biểu tình chống Nhật cũng bùng nổ ở Bắc Kinh, Tây An, Vũ Hán và một số thành phố khác của Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình lần này là lần đầu tiên xảy ra trên quy mô lớn ở Trung Quốc kể từ tháng 9 năm 2010 khi giới chức Nhật bắt giữ thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc đã đâm tàu vào hai tàu tuần duyên của Nhật Bản ở vùng biển gần quần đảo tranh chấp.

‘Lá bài quần chúng’

Description: Người Nhật ra đảo tranh chấp cắm cờ
Tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang dâng cao ở cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc

Trong khi đó, trong bản tin mới nhất, hãng tin Pháp AFP cũng cho biết các cuộc biểu tình chống Nhật đã bùng nổ tại ‘ít nhất 8 thành phố’ của Trung Quốc. Hãng tin này cho biết chính quyền Trung Quốc đã ‘cho phép hàng ngàn người thể hiện sự tức giận’ đối với tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.

Một số nhân chứng nói với AFP rằng biểu tình cũng đã diễn ra ở Thượng Hải. Còn ở Thành Đô, biểu tình chống Nhật đã làm cho một thương xá Nhật và một cửa hàng của nhãn hiệu thời trang Nhật Uniqlo phải đóng cửa.

Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc thường nhanh chóng bị dập tắt, nhưng các nhà phân tích cho biết lần này giới chức Trung Quốc lại muốn xảy ra biểu tình.

“Họ đang sử dụng lá bài quần chúng để gây sức ép với Nhật Bản,” ông Willy Lam, một chuyên gia về Trung Quốc ở Hong Kong, nói với AFP.

“Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản nhận thức rằng tình cảm dân tộc chủ nghĩa như là một con dao hai lưỡi,” ông phân tích, “Nếu như họ nhận thấy có khả năng biểu tình leo thang, họ sẽ ra dấu hiệu chấm dứt biểu tình.”
"Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản nhận thức rằng tình cảm dân tộc chủ nghĩa như là một con dao hai lưỡi. Nếu như họ nhận thấy có khả năng biểu tình leo thang, họ sẽ ra dấu hiệu chấm dứt biểu tình." - Willy Lam, chuyên gia về Trung Quốc ở Hong Kong
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ ‘cực lực phản đối’ Tokyo về các hành động của nước này tại quần đảo tranh chấp.

Trong một diễn biến khác, một quan chức về an ninh trong nội các Nhật đã nhấn mạnh việc cần phải huy động lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) để giám sát chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển của Nhật Bản, hãng Kyodo đưa tin.

Phát biểu hôm Chủ nhật ngày 19/8, ông Akihisa Nagashima, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Yoshihiko Noda về các vấn đề đối ngoại và quốc phòng, nói rằng chính phủ Nhật cần xem xét sử dụng lực lượng SDF thông qua việc ‘sửa luật và các biện pháp khác’.

Ông cũng đề xuất đưa ra các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người thâm nhập vào lãnh thổ Nhật Bản bất hợp pháp với mục đích ‘xâm phạm chủ quyền’ của nước này.

Nguồn: BBC
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 08:14:00 CH1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/08/bc3a0-lic3aang12.jpg
Sau vụ tự thiêu đầy uẩn ức của bà Đặng Thị Kim Liêng, Blogger Tạ Phong Tần vẫn tiếp tục bị cơ quan Công an từ chối cho thăm nuôi và gặp mặt người nhà. Tính từ khi bị bắt giam, kể từ tháng 09/2012 đến nay đã gần 1 năm, chị Tạ Phong Tần chỉ được gặp người nhà 1 lần duy nhất.

Lúc 3h sáng ngày 17/08/2012, hai người em của chị Tạ Phong Tần là anh Tạ Hòa Phú, chị Tạ Minh Tú đặt chân đến Sài Gòn. Mục đích chuyến đi lần này để thăm gặp và báo tin buồn đến chị mình sau cái chết thương tâm của mẹ.

Hai anh em ngồi chờ tại bến xe đến lúc trời sáng, rồi cùng nhau đến trụ sở cơ quan công an điều tra (Số 4, Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh) để yêu cầu cho gặp người nhà.

Ban đầu, phía công an từ chối cho thăm gặp với lý do đã “trễ ngày”. Gia đình lập tức phản đối, phía CA bèn yêu cầu hai anh em ngồi chờ “để giải quyết”.

Hai người em của chị Tạ Phong Tần đành phải chờ đợi hơn 1 tiếng đồng hồ, có lẽ cơ quan công an phải xin ý kiến chỉ đạo và bàn cách ứng phó. Mãi đến hơn 9 giờ sáng, một viên an ninh xuất hiện và thông báo “không cho thăm gặp”. Khi bị gia đình chất vấn, viên an ninh này viện đủ lý do, đòi hỏi phải có giấy của viện kiểm sát mới cho thăm nuôi.

Chị Tạ Minh Tú, em gái chị Tạ Phong Tần phản ứng rất quyết liệt, đáp lại vẫn là thái độ vô cảm của cơ quan công an. Sau cùng, hai anh em đành phải rời khỏi cơ quan CA lúc 10 giờ sáng. Chị Bùi Thị Minh Hằng cùng một số bạn bè, người quen cũng có mặt để hỗ trợ tinh thần.

Sau chuyến thăm nuôi bất thành, hai người em chị Tạ Phong Tần là anh Tạ Hòa Phú, chị Tạ Minh Tú đã được chị Bùi Thị Minh Hằng đến hỗ trợ và đón về nhà tại Vũng Tàu.

Trước khi qua đời, trong một lần lặn lội lên Sài Gòn, chị Tú cùng mẹ là bà Đặng Thị Kim Liêng cũng đã bị từ chối không cho thăm gặp. Sau khi trở về nhà, vì quá uất ức nên bà Liêng đã tự thiêu trước trụ sở UBND Tỉnh Bạc Liêu.

Từ khi bị bắt đến nay, chị Tạ Phong Tần chỉ được gặp mẹ duy nhất 1 lần. Đó là khi mới bị bắt, cơ quan công an muốn dùng gia đình để gây áp lực nên đã cho bà Liêng được vào thăm con. Sau buổi thăm gặp, phía CA đã ép buộc bà Liêng viết đơn tố cáo con gái mình theo một kịch bản dựng sẵn. Tờ đơn này sau đó đã bị bà Liêng xé nát trước mặt mọi người.
Một thông tin đáng tin cậy nhắn ra từ trại giam số 4 Phan Đăng Lưu cho biết: Chị Tạ Phong Tần đã biết tin mẹ qua đời, suốt nhiều ngày qua chị gào thét trong đau đớn. Vì các phòng giam không cách âm nên mọi người đều nghe được.

Cũng trong buổi sáng hôm 17/08, cơ quan CA có nói với gia đình là: đã thông báo với chị Tạ Phong Tần việc mẹ qua đời. Tuy nhiên, việc không cho thăm gặp cho thấy cơ quan công an đang cố bưng bít sự thật, không muốn chị Tần biết nguyên nhân mẹ chết là vì tự thiêu.

Trại giam số 4 Phan Đăng Lưu thuộc cơ quan công an điều tra TP.HCM, nơi đây đang giam giữ rất nhiều những người tù yêu nước như: Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, AnhBaSG – Phan Thanh Hải, Việt Khang – Võ Minh Trí, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Tiến Trung,…

Nguồn: Dân Làm Báo
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 04:56:00 CH1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


HÀNG CÂY LÁ ĐỔ


Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió...
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây,
Bản tình xưa em hát ở đây
Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết

Ôi, hàng cây! Cùng ta bao đêm từng tha thiết
Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em
Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga

Thời gian phôi pha - Tóc ta hoá đá
Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!
Xin rụng một bông buồn
lắt lay...


Phạm Ngọc Thái


Cảm nghĩ của Châu Thạch

1) Những nấm mồ
Có những bài thơ nói về những nấm mồ khiến đọc thấy buồn, Cũng có những bài thơ không nói về những nấm mồ nhưng đọc thấy buồn như đang đi giữa những nấm mồ. Tôi đọc bài thơ “Hàng cây lá đổ” của Phạm Ngọc Thái và liên tưởng như có những nấm mồ trước mắt. Hãy đọc câu vào đề của bài thơ:

Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió…

Thế là hết, đánh dấu than (!), Mở đầu bài thơ đã là tiếng kêu có thể gọi là tuyệt vọng, thản thốt và nó trở thành thảm thiết ở nửa câu thơ sau: “Em đi, chôn chiều vào gió”.

Em đã đi, chôn chiều vào gió nghĩa là em đã làm cho cả buổi chiều trở thành ngôi mộ lớn, mà chất liệu vùi lấp ngôi mộ đó không phải là đất mà là gió. Vậy gió chính là ngôi mộ, buổi chỉều là thi thể chôn trong đó, và em chính là người mưu sát. Với câu thơ đầu tiên đó, hồn ta đã bị vùi theo trong một ngôi mộ rất lớn, ngôi mộ trùm lên không gian của buổi chiều và còn có thể trùm lên thời gian của mọi buổi chiều kế tiếp khi mà em chưa quay lại, Khi gió làm ngôi mộ thì ngôi mộ phải vô hình và thi thể chôn trong ngôi mộ đó là buổi chiều hiện ra trước mắt với trời mây, cây cỏ. Vậy gió là cái vô hình chôn được cái hửu hình phải chăng là nghịch lý?. Tất nhiên gió trời không thể nào chôn được buổi chiều, vì gió trời chỉ làm cho buổi chiều đẹp và mát mẻ thêm lên. Vậy chỉ có gió trong nội tâm người thi sĩ đã làm chết buổi chiều trong tâm tưởng và chôn nó trong bóng vô hình của suy tư sầu não.” Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió”. Câu thơ là một nấm mộ quá to, quá rộng, quá lớn và có thể quá lâu đưa người đọc lọt ngay trong vũng u buồn, làm cho nỗi sầu ập đến ngay tức khắc trong tâm hồn, để rồi tiếp tục rung cảm với nhiều hình ảnh trong những câu thơ kế tiếp.

Và câu thơ thứ hai của bài thơ như sau:

Ta lang thang qua lá đổ hàng cây

Buổi chiều đã được chôn trong ngôi mộ của gió, vậy thì hàng cây cũng đang nằm trong ngôi mộ đó. Người thi sĩ lang thang qua lá đổ hàng cây là đang đi trong lòng ngôi mộ lớn, và trong ngôi mộ lớn đó, “ lá đổ hàng cây” cũng là nghĩa địa của những chiếc lá xanh đã chết. Nói một cách khác người thi sĩ đang đi trong lòng ngôi mộ và lang thang qua trăm ngàn ngôi mộ nhỏ của màu xanh bị hủy diệt.
Sự chết kia không những chỉ trùm lên và nằm quanh bước đi của tác giả mà sự chết lại còn tiếp diễn ở hai câu thơ sau:

Bản tình ca xưa em hát ở đây
Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết

Bản tình xưa kia em đã hát tại nơi đây nay không còn chút âm thanh nào sót lại cũng có nghĩa là nó đã chết, và không gian nơi đây đã trở thành nấm mộ chôn bản tình ca đó. Rồi thì “ Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết". Xác các con thiên nga có thể là xác bằng xương bằng thịt của bầy thiên nga đã từng sông nơi đây, cũng có thể là những hình ảnh tương trưng cho cuộc tình với biết bao kỷ niệm đẹp diễn ra tại đây. Dầu thiên nga thật hay chỉ là thiên nga trong ý niệm thì câu thơ cũng bày thêm di hài của sự chết, những nấm mộ nơi đây chôn niềm vui như chôn đôi cánh thiên nga của một thời quá khứ.

2) Những bóng ma

Bốn câu thơ đầu của “ Hàng cây lá đổ” đã vẽ bức tranh đầy mộ chí: Mộ của cả buổi chiều nằm tromg gió, mộ của xác lá cây, mộ của bản tình ca và mộ của những con thiên nga đã chết. Tất cả những ngôi mộ đó đã làm lạnh tâm hồn và đưa bước người đi vào một cõi cô liêu.

Ở bốn câu thơ kế tiếp hình ảnh mộ mờ đi và hình ảnh những bóng ma xuất hiện:

Ôi, hàng cây! Cùng ta bao đêm trường tha thiết

Ôi, hàng cây! (lại dấu than). Lại một tiếng kêu đau thương thứ hai. Hàng cây bây giờ chắc chắn không còn là hàng cây xanh tươi ngảy trước, khi mà đã “ cùng ta bao đêm từng tha thiết”. Hàng cây bây giờ đã bị chôn vùi trong mộ gió, có lá thành mộ dưới chân và chiếc thân khẳng khiu trơ ra cùng mưa gió. Vậy ở mọi khía cạnh của tâm hồn thì hàng cây “cùng ta bao đêm trường tha thiết” đã chết, còn lại hàng cây ngày nay chỉ là bóng ma của thời quá khứ.

Bước qua câu thơ kế tiếp:

Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em

Nụ hôn và tấm thân của em cũng nằm trong quá khứ mà bây giờ là bóng ma vất vưởng hiện ra trong trí tưởng của tâm hồn giữa cảnh thiên nhiên ngày trước. Qua câu thứ ba và thứ tư của khổ hai, bóng ma đã hiển hiện rỏ hơn trong cảnh hoang tàn sụp đổ:

Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga

Cho dầu cảnh sụp lở nằm trên hiện trường thực tế hay nằm trong nội tâm của tác giả, cho dầu những chiếc bóng của đàn thiên nga hiện ra giữa cảnh vật hay trong ký ức của tác giả cũng đều là hình bóng ma hiện ra giũâ khung trời đã chết. Những bóng ma của hàng cây, của nụ hôn, của tấm thân bất hủ, của bầy thiên nga đều hiện ra giữa khung cảnh hoang tàn sụp lở trong khổ hai của bài thơ đưa tâm tư người đọc lạc đến một miền đất chết. Miền đất chết đó có thể ở trong thực tế, cũng có thể ở trong tâm hồn tác giả, nhưng đều khơi động một cõi ma nào đá, với những bóng hình đầy đủ vẽ đẹp hòai niệm và vẽ hoang tưởng liêu trai hòa nhập trong nhau.

3) Và bóng người

Khổ một của bài thơ là những nấm mồ, khổ hai của bài thơ là những bóng ma và qua khổ ba của bài thơ là bóng người, là chiếc bóng đau thương của người thi sĩ:

Thời gian phôi pha- Tóc ta hóa đá

“ Thời gian phôi pha” là thời gian làm cho phai nhạt, nhưng trong câu thơ tóc ta lại không phai nhạt, không bạc màu với thời gian mà tóc ta đã trở thành “ hóa đá”. Tóc hóa đá thì không thể ngày một ngày hai mà phải trải qua nhiều niên kỷ. Đây là một câu thơ, nhưng nói về hai thứ thời gian nghịch lý: Thời gian của trái đất và thời gian tâm lý xảy ra trong lòng tác giả. Thời gian của trái đất thì mau và làm cho mọi cái phôi pha, nhưng thời gian tâm lý trong lòng thì quá lâu và làm cho tình yêu lại càng thêm bền bỉ, do đó tóc trên đầu mới hóa ra thành đá. Nói đến tóc là tượng trưng cho sự thề nguyện ( tóc thê, kết tóc xe tơ). Vậy tóc trên đầu hóa đá là thứ tóc của tình yêu bền bỉ chẳng phôi pha. Tóc trên đầu hóa đá là hình bóng của con người phong sương, dày dạn và đau khổ nhiều trong dài năm tháng đợi trông. Và câu kế riếp như sau:

Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!

Gió đã chôn buổi chiều, là chôn chặc tình ai trong ngôi mộ chí. Gió lại cũng làm lau thức trắng “ngàn năm ru rất khẽ”, là hành hạ cõi lòng người ở lại trong thao thức nhớ thương. Tác giả vô tình kết tội gió, nhưng gió ngòai trời chỉ là cái cớ mà gió trong lòng ai mới là tội đồ, mới là ngôi mộ, mới là hồn ma, mới là chiếc bóng người vật vờ theo năm tháng ở chốn kỷ niệm xưa. Và câu thơ chót như sau:

Xin rụng một bông buồn
Lắt lay…

Câu thơ nầy làm ta liên tưởng đến một bông lau buồn nhỏ nhoi, rụng xuống, lắt lay rồi biến mất, Tình yêu trong “Hàng cây lá đổ” là một cảnh hoang tàn sụp lở, và tác giả vẫn yêu bền bỉ lâu dài đến độ “Tóc ta hóa đá” , vậy sao cuối bài thơ tác giả chỉ “Xin rụng một bông buồn, lắt lay…”? Đó chỉ là một hình ảnh phôi pha biểu hiện của sự mong manh, dể dàng tan biến. Bông buồn ở đây phải chăng là hiện thân của tác giả, lắc lay ở đây phải chăng là rung động trong sâu thẳm cõi lòng kia. Phải, trước thời gian dài vô tận, trước không gian cao rộng vô cùng, người thi sĩ bi quan chỉ xin làm một cái bông buồn rụng xuống để lắc lay, vì cái bông buồn kia rụng xuống, lắc lay trong cõi vô biên cũng đủ cho một cuộc tình dài hạnh phúc. Tác giả sợ rằng mình không bao giờ làm được một cái bông buồn, vì vậy phải xin.

Bài thơ buồn và chưa có câu thơ kết vì lau có rất nhiều mà tác giả chỉ xin cứ rụng lần lược một bông buồn để được như lời tác giả thổ lộ thêm: “ Người con gái đã đi xa, lá vẫn ngày ngày đổ xuống dưới hàng cây ấy, để suốt cuộc đời anh đi trong những chiều gió không em” ./.
Châu Thạch

Nguồn: Văn nghệ Quảng Tri

Tác giả gửi đến TTHN
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 03:05:00 CH4 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Ghi nhận lãi quý II song lũy kế 6 tháng, QCG vẫn lỗ 1,4 tỷ đồng. Tổng nợ vay ngân hàng giảm, song còn hơn 1.000 tỷ đồng. Trong cơ cấu tổng nợ hơn 3.000 tỷ đồng, nợ ngắn hạn gần gấp đôi nợ dài hạn.
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Mã HoSE: QCG) đã công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2012.

Hợp nhất, cả quý công ty đạt doanh thu 42,2 tỷ đồng, bằng 36% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế từ đầu năm đến hết quý II, doanh thu đạt 130,6 tỷ đồng, bằng 88% cùng kỳ.

Nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh, còn 29 tỷ đồng, chỉ bằng 29% so cùng kỳ do đó lợi nhuận gộp vẫn còn 13 tỷ đồng. Lũy kế 2 quý đầu năm, công ty có 22,5 tỉ đồng lợi nhuận gộp.

Trong khi doanh thu hoạt động tài chính trong quý tăng lên 21,9 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ thì chi phí tài chính giảm còn 29 tỷ đồng (hoàn toàn là trả nợ lãi vay) so với mức 36,6 tỷ đồng cùng kỳ (có 32,6 tỷ đồng là chi phí lãi vay). Cùng với đó, chi phí bán hàng mấy thay đổi, giữ mức 1,4 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn bằng khoảng 1/4 so cùng kỳ, ở mức 5,8 tỷ đồng.




Nhờ đó, lợi nhuận thuần mặc dù âm 1,16 tỷ đồng so đã có khả quan hơn so với mức âm 29,71 tỷ đồng của cùng kỳ 2011. Lũy kế, lợi nhuận thuần âm 16,54 tỷ đồng, so mức đạt được của nửa đầu năm ngoái là 10,32 tỷ đồng.

Sau khi trừ các khoản chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp, trong quý II, công ty lãi 2,4 tỷ đồng, bằng 7% so cùng kỳ. Cộng dồn nửa đầu năm, QCG vẫn ghi nhận lỗ 1,4 tỷ đồng, so mức lãi của cùng kỳ 2011 là 62,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong thuyết minh báo cáo tài chính, QCG không thuyết minh cụ thể về kết quả kinh doanh quý II.

Tổng nợ phải trả cuối kỳ là 3.061,6 tỷ đồng, tăng so đầu năm (2.961,3 tỷ đồng) trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, với 1.966,7 tỷ đồng, gần gấp đôi nợ dài hạn.

Tổng các khoản vay ngân hàng của QCG đến thời điểm kết thúc quý II khoảng 1.019,36 tỷ đồng, đã giảm so mức 1.037,77 hồi đầu năm. Cán cân tiền mặt của QCG còn 16,9 tỷ đồng, trong đó tiền mặt đạt 2,3 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng 14,6 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6, QCG có khoản cam kết trị giá 18 tỷ đồng (ngày 31/12/2011 là 40,1 tỷ đồng) chủ yếu liên quan đến việc thi công hai nhà máy thủy điện lagrai 1 và lagrai 2.

Hàng tồn kho cuối kỳ ghi nhận mức 3.469,3 tỷ đồng, tăng so mức 3.262,6 tỷ đồng hồi đầu năm, chủ yếu nằm ở bất động sản dở dang 3.072,7 tỷ đồng. Trong đó, gánh nặng nằm ở dự án khu dân cư Phước Kiển 1.677,7 tỷ đồng.

Công ty cho biết, do tập đoàn huy động phát hành trái phiếu trong giữa cuối năm 2011 nên lãi vay 6 tháng của năm 2011 không bị ảnh hưởng của khoản này. Đó là lý do mặc dù vay ngân hàng giảm song chi phí tài chính vẫn tăng cao hơn so cùng kỳ.
Mai Chi

(Theo Dân Trí)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 12:23:00 CH1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế
Những vấn đề gặp phải khi sử dụng Wi-Fi thường gặp là tốc độ mạng chậm, đường truyền không ổn định như khi sử dụng mạng dây truyền thống…

Có rất nhiều phương pháp hữu hiệu bạn có thể làm để có thể cải thiện đường truyền, ổn định lại mạng Wi-Fi của bạn. Tất nhiên điều kiện đầu tiên chính là bạn phải sở hữu mạng Wi-Fi mà bạn đang sử dụng, nếu như bạn sử dụng Wi-Fi “chùa” hay đang ăn trộm mạng nhà hàng xóm, rõ ràng là bạn không thể và tất nhiên cũng không có quyền đòi hỏi nhiều.
Trong bài viết, chúng tôi xin đưa ra những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, hi vọng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng Wi-Fi trong chính căn nhà của bạn.
1. Sử dụng công nghệ Wi-Fi mới nhất
Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể sử dụng Wi-Fi nhanh nhất và cũng là để cho đường truyền Wi-Fi ổn định nhất chính là sử dụng công nghệ càng mới càng tốt. Các bộ định tuyển chuẩn không dây chuẩn N (Wi-Fi 802.11n) hiện nay là các bộ phát Wi-Fi mới nhất, có hiệu suất cao, tầm phủ sóng rộng và khả năng tương thích tốt nhất. Hãy bảo đảm bộ phát Wi-Fi của bạn hiện nay là bộ phát chuẩn N cũng như máy tính của bạn phải sử dụng wireless card chuẩn N để có được đường truyền Wi-Fi ổn định.
Description: http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/Chuby/03_6c51a.jpg
2. Vị trí đặt Router thích hợp
Mặc dù sử dụng Wi-Fi có lợi hơn mạng dây ở chỗ bạn có thể bắt sóng ở rất nhiều vị trí trong nhà mà không phải lo vướng dây nối, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng bạn có thể sử dụng Wi-Fi tốt 100% chỉ cần đứng trong phạm vi phát sóng từ bộ phát. Tuy những thiết bị như bộ phát Wi-Fi trông khá xấu xí, không bắt mắt nhưng cũng không đồng nghĩa với việc bạn có thể giấu router ở một ngóc ngách bất kỳ nào trong nhà. Hãy đặt Wi-Fi ở vị trí có không gian mở, cao hơn so với những nơi bạn thường sử dụng laptop, có thể điều chỉnh anten của router được thì càng tốt. Vị trí tốt nhất đặt Wi-Fi trong nhà là trung tâm của căn nhà bạn.
Description: http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/Chuby/04_41450.jpg
3. Chọn kênh Wi-Fi thích hợp
Điều này có lẽ hiếm gặp ở Việt Nam chúng ta khi mọi người chủ yếu vẫn sử dụng mạng dây, tuy nhiên, nếu hàng xóm của bạn cũng sử dụng Wi-Fi, bộ phát của họ có thể gây nhiễu sóng cho Wi-Fi của bạn. Bộ phát Wi-Fi có thể hoạt động ở một số tần số sóng khác nhau, vậy hãy sử dụng những công cụ như Wi-Fi Stumbler hay Wi-Fi Analyzer để có thể tìm thấy tần số phù hợp nhất của Wi-Fi trong ngôi nhà của bạn.
Description: http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/Chuby/05_0b1b5.png
4. Đồ điện tử khác
Bộ phát Wi-Fi từ nhà hàng xóm không phải là thứ duy nhất khiến cho mạng Wi-Fi của bạn bị nhiễu. Điện thoại di động, điện thoại bàn không dây hay thậm chí cả lò vi sóng cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễu Wi-Fi của bạn. Mua những thiết bị phụ chống nhiễu sóng là một giải pháp, tuy nhiên, nếu bạn không thực sự muốn bỏ tiền ra để trang bị thêm cho ngôi nhà của mình thì việc di chuyển đồ dùng trong nhà sẽ là một phương pháp đơn giản mà không kém phần hiệu quả.
Description: http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/Chuby/06_8ba15.jpg
5. Chống trộm
Có lẽ việc chống trộm Wi-Fi là một trong những điều phải thực sự chú ý ở Việt Nam ta, đất nước nổi tiếng thích dùng đồ “chùa”. Bạn không thể tin tưởng ngay cả khi đã đặt mật khẩu cho Wi-Fi của mình, hiện nay không khó để có thể tìm được cách hack Wi-Fi trên internet. Tương tự, cũng có rất nhiều cách để có thể phát hiện xem có kẻ nào đang câu trộm Wi-Fi của bạn không. Mặc dù mật khẩu không thực sự hữu dụng đối với việc chặn đứng những tên trộm thích dùng đồ của người khác, nhưng bạn cũng không thể để Wi-Fi của mình mở cho tất cả mọi người dùng chung được, việc này sẽ khiến mạng không dây của bạn trở nên chậm chạp. Sử dụng mật khẩu WPA và thay đổi mật khẩu liên tục có thể là cách hữu hiệu để ngăn chặn những kẻ câu trộm Wi-Fi.
Description: http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/Chuby/07_d1c20.jpg
6. Phòng chống phần mềm
Các phần mềm bandwith-hogging như video chat, các loại torrent, chơi game…thường khiến đường truyền chậm hơn. Tất nhiên khi bạn ở trong một gia đình, bạn không phải là người duy nhất sử dụng Wi-Fi và những người khác có thể sử dụng mạng sử dụng vào những mục đích này. Một khả năng khác có thể xảy ra là bạn muốn sử dụng một phần mềm nào đó cần sử dụng mạng, tuy nhiên, một phần mềm khác đang chạy cùng lúc lại chiếm hết băng thông mạng khiến phần mềm bạn đang cần chạy chậm hơn. Trong những trường hợp này, hãy sử dụng chức năng Quality of Service (QoS). Phần mềm này sẽ phân chia, quyết định sự cần thiết hoặc ưu tiên đối với những phần mềm được bạn chọn lựa từ trước để xét xem phần mềm đó được ưu tiên hơn phần mềm khác hay không.
7. Nâng cao phạm vi sử dụng Wi-Fi
Với những phương pháp cổ điển, đơn giản như tạo ra một bộ chảo nhỏ từ vỏ lon bia hay bìa kim loại, bạn có thể giúp mạng Wi-Fi của mình vươn đến phạm vi xa hơn nữa. Thực sự không nên cười chê phương pháp cổ điển này, mặc dù trông thô kệch và có vẻ kém hiệu quả nhưng phương pháp này cũng đem đến cho người sử dụng một vài khoảng không có Wi-Fi ở xung quanh. Chỉ cần một chút khéo léo với lon nước ngọt đã sử dụng hết, bạn có thể tạo cho mình một chiếc máng nhỏ kích phạm vi Wi-Fi. Mặc dù ảnh hưởng có nó không lớn, tuy nhiên, ít nhất sóng Wi-Fi của bạn cũng mạnh thêm và vươn xa được chút ít.
Description: http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/Chuby/08_697b0.jpg
8. Sử dụng phần mềm tác động
Nếu phương pháp cổ điển với chiếc máng nhôm từ vỏ lon bia không khiến bạn hài lòng, đây là lúc cài thêm DD-WRT firmware và hack một chút đối với bộ phát Wi-Fi của bạn. Không những nguồn Wi-Fi của bạn sẽ được bảo mật kỹ lưỡng hơn, mạnh hơn mà nó còn cho phép bạn có thể củng cố đường truyền Wi-Fi của bản thân. Tất nhiên, việc cài đặt ngoài luồng này có thể khiến bộ router của bạn dễ gặp trục trặc hơn, tuy nhiên, nếu chỉ phát sóng mạnh hơn 70 mW thì bạn sẽ không gặp phải sự cố nào đáng kể.
Description: http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/Chuby/09_f4a93.jpg
9. Cài đặt router tự động reset theo chu kỳ
Bạn nên thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng Wi-Fi của bạn bị chậm không phải do nhiệt độ ở bộ phát quá nóng, firmware quá cũ hay download quá tải…Tuy nhiên, một cách đơn giản hơn mà đỡ mất công sức là cài đặt để bộ phát tự động khởi động lại theo chu kỳ 1 hay 2 ngày một lần. Những bộ cài đặt giờ truyền thống, cũ kỹ cũng có thể làm việc này một cách tự động. Nếu không thể kiếm được cách khiến cho bộ phát tự động khởi động lại, việc reset bằng tay cũng chỉ tốn vài ba phút mà hiệu quả có được thật không nhỏ chút nào.
Description: http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/Chuby/10_1d7c6.jpg

Nguồn: GENK
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 11:25:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/images/stories/hoang%20cam%202.jpg
(Hoàng Cầm kể, Hoàng Hưng ghi lại)

Nhiều năm trước khi anh Hoàng Cầm qua đời, lần nào đến chơi với anh trên cái chuồng cu nhà 43 Lý Quốc Sư tôi cũng giục anh tập trung thời gian kể lại chuyện đời mình cho bạn bè nghe, và từ đó sẽ làm thành một cuốn hồi ký. Kẻo muộn, bạn già như sợi chỉ manh! Anh lười, khất lần, nhưng tôi ép tới, nên cuối cùng anh phải nghe. (Tôi cũng thường giục anh Lê Đạt như thế, nhưng anh cứ bảo: “Chưa đến lúc, tớ còn sống lâu chán!”).Từng đoạn, từng mảnh đời Hoàng Cầm được nhớ lại, kể lại như thế… Rồi cái nào hợp tai “chính thống” thì anh viết ra, cho đăng báo, kiếm tiền đi lại với… nàng tiên. Còn những cái nghịch tai? Thì cứ để đấy, sớm muộn cũng có lúc… Hôm nay, nhân kỷ niệm 30 năm vụ án “Về Kinh Bắc”, tôi xin kể lại một đoạn mà anh đã kể về những ngày ở “xà lim bộ”.

“Thế là lời mấy người CA xét hỏi của HN hứa cho mình về trước Tết (1983) thành ra xuông[1]. Ngày 5 Tết mình được lệnh chuyển trại. Ngoài “nội vụ” (tức toàn bộ tư trang của tù nhân, chủ yếu là mấy bộ quần áo cũ – HH), còn cái túi quà Tết bị nhận muộn, trong có cái bánh chưng thiu, miếng giò mỏng cũng thiu, gói kẹo và gói muồi vừng đã chảy nước… Anh CA tên H., một con người khá là thâm, vuốt ve: “Lên trại giam của bộ mong anh thành khẩn thêm để sớm được về với gia đình, anh nên tin ở tương lai tốt đẹp”. Anh T. trẻ tuổi, tử tế, dễ mến, thì chạy đi mua “làm quà cho bác” bốn gói thuốc lào.

Thế là xa Hỏa Lò. Sáu tháng ở trong đó bây giờ đi thấy nhớ mới chết chứ! Nhớ những người cùng bị giam, cùng chia ngọt sẻ bùi. Nhất là cậu H.M.T con trai một ông cấp cao bị bố hạ lệnh tống giam cho bớt láo lếu, trong hơn một tháng ở chung buồng giam cậu ấy săn sóc mình rất ân cần. Chính cậu ấy cho mình biết cái tên “xà lim bộ” tức Trung tâm Thẩm vấn của Bộ Nội vụ, nơi “giam cứu” (giam giữ để nghiên cứu? – HH) các can phạm do cấp Bộ xử lý. Nghe hai chữ “xà lim” là mình ngại ngùng lắm. “Xà lim” tức là cellule, tiếng Pháp chỉ buồng biệt giam. Đang ở chỗ giam chung, giữa trung tâm HN, dù sao cũng vui! Bây giờ đến chỗ xa lạ, lại giam riêng, thì buồn chết!

Xe chạy ra ngoại thành, men sông Tô Lịch, qua làng Lủ (Kim Lũ), làng này mình đã từng sống lao động suốt hai năm. Rồi rẽ vào một nơi cảnh rất đẹp, có vẻ dinh cơ của một quan lớn ngày xưa[2]. Qua khỏi khu nhà cổ, đến dãy “xà lim” xây sau 1954, thực ra là những dãy nhà thấp, chia thành nhiều phòng. Mỗi phòng dài rộng khoảng 3m, có cái bệ xi măng có thể ngủ được năm người, quá thoải mái so với Hỏa Lò, nhưng mình lại thấy như bị ném vào giữa sa mạc, nhất là thấy hình như chỉ có mỗi mình mình trong cả dãy xà lim! Anh tù “tự giác” (tù nhân, thường là thân thuộc của CA, được trại giam trao nhiệm vụ lo mọi sinh hoạt của các tù nhân khác – HH) đưa cho mình một cái chiếu và một cái bô, nói một câu vẻ đùa đùa: “Ôi giời! Bác già thế này còn vào xà lim làm gì chứ?”

Bữa cơm đầu tiên ở “Xà lim bộ” anh tự giác đưa vào có một bát ô tô cơm (sới ra được ba lưng bát ăn), một bát rau muống có nước vị đậm, có thể gọi là canh. Chất và lượng đều hơn hẳn Hỏa Lò (sau này đi cung, cán bộ điều tra cho biết mình được hưởng chế độ “cán bộ trung cấp”).

Ngày làm việc đầu tiên, anh CA xưng tên là C. thuộc Cục Điều tra xét hỏi. Thấy anh có vẻ vui vẻ, thoải mái, lại nhớ ra cậu T. có cho mấy gói thuốc lào, mình bèn hỏi xin tờ báo cũ. Anh hỏi: “Chắc bác mang về để quấn thuốc lào?” và cho mình tờ báo, lại cho luôn cả bao diêm. Về sau có hôm anh mang cả điếu cày cho hút. Anh C. này hòa nhã, có học, biết nói chuyện thơ, chuyện lý luận văn học, biết cả thơ Maia… Mình có cảm tình với anh này, cũng như với anh T. ở Hỏa Lò.

Công việc hàng ngày của mình là “làm việc” với anh C. Lại khai lại từ đầu mọi sự, người ta đặc biệt tìm hiểu quá trình chuyển thơ ra nước ngoài, quan hệ với cô Cần Thơ bên Pháp ra sao[3]. Những điều này mình đã khai hết ở Hoả Lò, nay lại khai lại, chẳng có gì mới. Sau khoảng ba tháng thì coi như khai hết chuyện. Từ lúc ấy, anh C. xuống thưa dần, có khi bẵng cả tháng chẳng thấy ai hỏi đến. Mình đâm nhớ, mong được gọi ra, vì thuốc lào thì hết, mà một mình giữa cảnh vắng lặng trời ơi là cô tịch!

Nằm một mình mãi chẳng biết làm gì, mình bắt đầu quan sát kỹ luỡng buồng giam. Đầu tiên là bốn bức tường. Chi chít chữ, viết bút chì, phấn, cả bằng mảnh ngói, mảnh gạch. Lạ một cái là có những câu như liên hệ đến mình, hình như họ gọi mình là “đại tướng năm sao”, có câu như ca dao đại ý nói “đừng có dại dột mà khai… tù dài chung thân”, có câu “Bên kia sông?” (hay là họ nhắc đến bài “Bên kia sông Đuống”?). Lại có nguyên một bức thư tình gửi đúng tên mình mới lạ chứ: “Anh Việt ơi! Về với em!”[4]

Những đêm sau đó, mình bắt đầu có tâm trạng hết sức lạ lùng. Đêm đêm, có những khi mất điện, anh tự giác đem lại một chiếc đèn Hoa Kỳ, bắc ghế leo lên đặt ngọn đèn vào cái khe tường buồng giam, cái khe rất cao mình không với lên được. Đang nằm thiu thiu thì chợt nghe một tiếng súng chói tai. Giật mình tỉnh dậy giữa căn phòng tối mờ mờ, chẳng biết mấy giờ đêm. Lại nghe tiếng chó sủa, một lúc thì có tiếng chạy rầm rầm ngoài hành lang, một lúc lại nghe như có hai người trò chuyện ở ngoài đường. Mình nghe rõ ràng họ nói về mình, như nói đến “xe bánh vuông”, thì đúng là câu thơ mình viết về Đặng Đình Hưng “Lỗ chỗ chín chậu nắng tóe mắt võng rách tụt cân đai yên ngựa què kéo đen ngòm cỗ xe bánh vuông (không thấy mui) sa lầy sông thu bùn lũ ngược vẫy sen tàn…”.

Suốt mấy hôm thần kinh mệt mỏi thế nào đó, cứ thức thức ngủ ngủ. Có hôm ngủ dậy thì trời đã sáng, có hôm thì tối hù, đèn điện không có đèn dầu cũng không, mà cảnh bên ngoài cứ luôn biến động, có những tiếng nói ở đâu đấy như ám chỉ mình, cứ thế suốt ngày đêm trừ khi ngủ chợp đi. Có hôm đang ngủ lại nghe rõ ràng phòng bên cạnh náo nhiệt như chợ Hôm hay chợ Đồng Xuân, rào rào không rõ tiếng gì, bỗng có tiếng hét lên: “Ông Việt ơi! Ông Hoàng Cầm ơi! Ông định chết ở trong này hay sao?” Có khi lại gọi cả những bút danh khác của mình như Lê Kỳ Anh: “Ông Lê Kỳ Anh! Ông định chết ở trong này, không về với vợ con à?” (Lê Kỳ Anh là bút danh mình lấy khi xuất bản tập thơ dịch từ tiếng Pháp cho NXB Văn học của anh Lý Hải Châu). Lại có hôm giữa trưa mình nằm ngủ trên sàn xi măng, chợt nghe bên tai giọng nữ giống như giọng bà Yến vợ mình, giọng tâm sự như giữa hai vợ chồng đang nằm bên nhau ban đêm, thầm thì: “Anh coi còn gì thì khai hết đi, giấu giếm cái gì nữa!”.

Lòng mình rất nhộn nhạo vì những âm thanh như vậy. Còn thêm tiếng tắc kè giữa trưa, ngay ở tường bên cạnh, nó kêu liền 7, 8 tiếng “tắc kè, tắc kè” chỉ cách chừng 1m, mà mình tìm mãi chẳng thấy có con tắc kè nào; hay con thạch sùng nào cứ “zạc, zạc, zạc” ngay trên trần, mà nhìn lên nào thấy? Về sau, thậm chí những lúc ra sân tắm, mình cũng nghe thấy đủ thứ âm thanh gần bên tai như thế. Mình đâm nghi họ giấu cái máy phát âm thanh đâu đó để tác động lên tâm lý mình. Thế là mình săm soi từng cái lỗ trên tường, nơi có ổ dây điện chui vào, rồi gõ gõ mặt sàn mà mình ngờ rằng phía dưới rỗng…

Đến nỗi này thì mình muốn chết quách. Nhưng lại sợ đập đầu vào tường chưa chắc đã chết, chỉ tổ đau, lẩn thẩn tự hỏi người xưa đập thế nào mà có thể vỡ óc, chắc là phải lao hết sức mạnh? Có hôm mình nghĩ đến cái cạp quần còn dai, mới xé nó ra, chờ ngày đi tắm ra sân tự do, mình sẽ buộc chặt hai chân lại rồi tự dìm đầu vào bể nước cho chết ngạt! Mình làm thật. Nhưng đến lúc uống vài ngụm nước, sắp ngạt thở thì bản năng sinh tồn lại khiến mình vội nhấc đầu ra, kết quả là rét run, vội chạy vào đắp hết áo sống lên người, run cầm cập! Hay là viết thư về nhà xin thứ thuốc gì đó mà uống vào sinh ra phù thận, phù mà không chịu đi chữa mặc cho nó chết. Nhưng cán bộ trại kiểm tra đồ nhà gửi vào kỹ lưỡng lắm, nếu thấy số lượng thuốc nhiều họ sinh nghi thế nào cũng đưa bác sĩ đến xét nghiệm. V.v… Một thời gian dài cứ nghĩ vơ vẩn thế.

Chết không xong, thì kiếm cách gì cho qua ngày đoạn tháng? Mình nhìn ra cửa, để ý thấy có cái khe hở. Khom mình cúi nhìn qua khe, thấy hành lang dãy xà lim, thế là cứ lom khom suốt mà nhìn. Hành lang thường có người qua lại, khi thì anh quản giáo, lúc thì con chó, mà chó berger hẳn hoi. Có hôm thấy một ông già râu dài, hom hem, khoảng 70, mà lại có đứa bé gái 13-14 tuổi ăn mặc kiểu nhà quê đi theo. Ông bảo nó: “Mày đứng đây chờ người ta đem cơm đến thì đưa vào cho tao nhá!”, nói rồi đi vào trong xà lim. Có hôm giữa trưa, ngay phòng bên tay phải có tiếng phụ nữ hát bài ru con Nam Bộ quen thuộc thường phát trên đài, giọng rất trẻ, chỉ trên 20, nghe rất buồn. Thế là mình lấy một mảnh ngói gõ vào tường ba tiếng “cạch, cạch, cạch”. Bên kia đáp lại ngay ba tiếng. Mình gõ tiếp năm tiếng, thì cũng đáp đúng năm tiếng. À, thế là bên kia có phụ nữ. Nghĩ đến phụ nữ là mình phấn chấn lên một chút. Xong tiếp ngay đấy lại có một giọng đàn ông, mà cũng từ phòng đấy mới lạ. Người này ngâm một bài thơ Đường, mình nghe rõ câu “thương nữ bất tri vong quốc hận, cách giang… xướng Hậu đình hoa”. Dăm hôm sau, nhìn qua khe thấy hai cô độ ngoài 20, cũng nửa quê nửa tỉnh, cô thì quần đen áo phin, cô thì cái áo len xanh cộc tay. Hai cô lấy cơm rồi mang vào phòng cười khúc khích. Đến chiều thì không thấy nữa. Rồi cũng hết cả tiếng hát ru, hết cả cảnh hai ông cháu. Mình tiếc ngẩn tiếc ngơ, thèm được thấy, thèm được nghe những cái nó đưa mình về gần với cuộc sống như thế. Thèm lắm, trời ơi!

Mình sợ cái im lặng ở đây quá. Rõ ràng mình đang là người bị chôn sống. Mình thèm được đi hỏi cung, thèm được ai đó nói với mình một tiếng, dù là anh CA nào đó gọi mình xách mé bằng tên tục, bằng thằng cũng được!

Vào khoảng ngày Phật Đản tháng tư âm lịch, ngay buổi sáng dậy đã nhớ con gái quá. Theo mình tính nhẩm thì hôm nay chắc là ngày giỗ đầu của nó[5]. Đang nhớ như thế thì thấy có một con bướm trắng nhỏ bò trong góc buồng. Nó không bay, chỉ hơi đập cánh và bò, thỉnh thoảng lại xòe cánh ra vỗ nhè nhẹ và bò về phía mình. Mình vốn hay tin nhũng chuyện thần bí. Như lúc ở nhà, khi con gái chết được 35 ngày, thì nó hiện về trong một con bướm màu hoàng yến bay vào giường ngủ của mình. Mình liền ra thắp hương, rồi nó bay không biết bao nhiêu vòng. Bây giờ nó lại vào đây thăm mình trong tù. Trời ơi! Mình xúc động quá! Nó bò lên tay mình nằm ở lòng bàn tay, thế là mình nâng niu. Mình đặt bàn tay xuống bệ xi măng thì nó chạy ra nhưng cứ quanh quẩn trên mặt bàn không đi đâu hết. Cả ngày mình làm bạn với con bướm, nhớ con gái quá, mình khóc và buồn bã lắm. Đến đêm con bướm vẫn ở đó, rổi mình ngủ thiếp đi lúc nào không biết…

[1] Các sĩ quan xét hỏi của CAHN ở Hỏa Lò thường dỗ dành HC “thành khẩn khai báo” để được về sớm. Thi sĩ yếu đuối và cả tin đã nhanh chóng nhận tuốt tội nói xấu chế độ trong tập “Về KB”, và họ hứa sẽ đề xuất thả ông về trước Tết.

[2] Gần đây, bạn Bùi Xuân Bách ở Mỹ cho tôi biết đó dường như là dinh cơ của họ Bùi, có thời từng là nơi tụ họp văn nhân Hà Thành làm báo…

[3] Những năm trước đó, có một cô xưng là bác sĩ bên Pháp nhờ người quen ở VN gửi quà cho HC (thường là thuốc tây để bán lấy tiền) và xin thơ của ông. Những bài ông cho, trong đó đặc biệt chùm Cây (tam cúc), Lá (diêu bông), Quả (vườn ổi) bị CA coi là “phản động”, nói xấu chế độ.

[4] Tên khai sinh của HC là Bùi Tằng Việt

[5] Con gái là Hoàng Yến diễn viên kịch chết năm 1982.

Nguồn: Bản tác giả gửi Phê bình văn học.

--------------------

Ba mươi năm "Về Kinh Bắc"

“Chính trị hóa văn hóa là tự chuốc họa cho chính mình, vì tự tạo ra kẻ thù không đáng có. Thay vì thế, xin hãy một lần thực tập “pháp môn lắng nghe”, lắng nghe những tiếng nói khác biệt, những tiếng nói phản biện, cả những tiếng nói đối lập. Đó là con đường duy nhất để đạt được sự đồng thuận của dân tộc trước hiểm họa lớn lao của đất nước”.

Thủ bút của nhà thơ Hoàng Cầm trong trang đầu cuốn “Về Kinh Bắc”: “Chép gửi Hoàng Hưng, cho mai sau của chúng ta. Hànội tháng Tám 1982”

LTS: Vụ án “Nhân văn”, kéo dài trong hơn 30 năm, là một trong những trang sử bi thảm của giới trí thức Việt Nam thế kỷ XX.

Khởi đầu năm 1956 với những nỗ lực dân chủ hóa đời sống tinh thần, văn nghệ và xã hội của một nhóm văn nghệ sĩ nổi tiếng - mà đa phần đã tham gia tích cực cuộc kháng chiến 9 năm của dân tộc và là những “công thần” của “nền văn hóa mới” - vụ án đạt tới đỉnh điểm khi nhiều thành viên Ban Chấp hành các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) bị khai trừ, cảnh cáo, bị bôi nhọ, lăng nhục bởi chính những bạn hữu, đồng nghiệp của họ, vào mùa hạ năm 1958.

Một năm sau, sinh mạng chính trị của những tên tuổi tiêu biểu của phong trào Nhân văn và của nền văn nghệ Việt Nam - như Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Đăng Đình Hưng, Hoàng Tích Linh, Tử Phác, Nguyễn Văn Tý, Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An, Trần Duy, Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng, Văn Cao... - coi như bị khai tử với những lời chỉ trích và nhục mạ tệ hại trong 370 trang sách “Bọn Nhân văn Giai phẩm trước tòa án dư luận” (NXB Sự Thật, Hà Nội, 1959).

Trong hơn ba thập niên ấy, về căn bản, những “bị cáo không án” của vụ “Nhân văn Giai phẩm” đã bị cấm sáng tác, cấm xuất hiện và đăng tải dưới tên thật, đa phần sống cơ cực, nhọc nhằn bên lề xã hội và bên lề những sinh hoạt văn nghệ “chính mạch”. Mốc thời gian tháng 2-1988 đánh dấu một biến chuyển trong cách nhìn nhận đối với họ, khi Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán và Hoàng Tích Linh đã được Ban Thư ký Hội Nhà văn phục hồi hội tịch “trên cơ sở đề nghị của các đồng chí ấy”.

Mười chín năm sau, trong số 158 tác giả đoạt Giải thưởng Nhà nước về VHNT, bốn thành viên Nhân văn Giai phẩm - Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt và Phùng Quán - được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa hề có một lời xin lỗi tử tế, đàng hoàng và thành tâm nào từ phía chính quyền được đưa ra với họ. Cũng chưa hề có một sự phục hồi tinh thần và chính trị chính thức nào khả dĩ, với hàng trăm văn nghệ sĩ bị đày đọa, tước quyền sáng tạo trong nhiều thập niên.

Đấy là chưa kể tới việc vụ án “Nhân văn Giai phẩm” còn để lại nhiều hệ lụy đau đớn trong đời sống, trong đó, đáng kể nhất là vụ án “hậu Nhân văn”, liên quan tới tập thơ “Về Kinh Bắc” của nhà thơ Hoàng Cầm, đã khiến hơn 20 năm sau khi nó được thai nghén, tác giả của nó còn bị án tù 18 tháng, và một bạn văn của ông, nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng, cũng bị “cải tạo” trong vòng 39 tháng trời với tội danh “lưu truyền văn hóa phẩm phản động”.

Mười hai năm sau biến cố ấy, “Về Kinh Bắc” đã chính thức được xuất bản. Sau 30 năm lưu lạc, như một cơ duyên, nhà thơ Hoàng Hưng nhận lại bản thảo tập thơ và muốn chia sẻ với độc giả xa gần như một tư liệu quý, một “chứng tích” của một thời, của “vụ án văn tự có lẽ là kỳ quái nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại”. Xin giới thiệu với bạn đọc những dòng chia sẻ của thi sĩ Hoàng Hưng, cùng bản PDF của sách do ông cung cấp (có thể tải xuống tại đây).


Những chiếc “lá Diêu Bông” của Hoàng Cầm (phác họa của Văn Cao)

Ba mươi năm thoắt như giấc mộng. Kể từ buổi chiều oan nghiệt (ngày 17-8-1982) khi chiếc xe bịt bùng chở mình từ đồn Công an Hàng Bạc về thẳng Hỏa Lò, mở đầu vụ án văn tự có lẽ là kỳ quái nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đến hôm nay vẫn không biết nên cười nhiều hơn hay mếu nhiều hơn! (Chi tiết vụ án đã được kể trong bài “Về Kinh Bắc: một vụ án “hậu Nhân văn”, viết nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày ra tù, 2010).

Hôm nay nhắc lại chuyện cũ vì một kỳ duyên mới: sau 30 năm, thật bất ngờ gặp lại cố tri, “tang vật” chính của vụ án, tập chép tay “Về Kinh Bắc” mà anh Hoàng Cầm chép tặng, với chữ ký của người can tội “lưu truyền văn hóa phẩm phản động” (tức là tôi) xác nhận trên từng trang. Trang đầu Hoàng Cầm viết bằng chữ đỏ: “Chép gửi Hoàng Hưng, cho mai sau của chúng ta. Hànội tháng Tám 1982”, với hình vẽ đầu một cô gái đẹp. (Mười hai năm sau, cái “mai sau” ấy thành hiện thực, khi “Về Kinh Bắc” được xuất bản chính thống, anh Hoàng Cầm vẽ lại bìa tập thơ có hình cô gái y như thế để tặng tôi và một số người thân).

Kèm một trang có hình vẽ màu nước ba cái lá (chắc là “lá Diêu Bông”) mà anh Văn Cao vẽ làm bìa tập thơ theo yêu cầu của tôi. Lại thêm cái bìa montage siêu thực mà ông Trần Thiếu Bảo hứng chí làm chơi. Nhưng thiếu những phụ bản mà tôi xin họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ cho, thể hiện các cô gái quan họ quen thuộc của ông. Các cô giờ lưu lạc nơi đâu?

Chẳng biết con đường lòng vòng nào đã đưa “tang vật” này đến tay nạn nhân-chủ nhân của nó sau 30 năm lưu lạc. Còn nhớ 10 năm trước, trong ngày sinh nhật thứ 80 của Hoàng Cầm tại nhà thi sĩ, thiếu tướng Phạm Chuyên, giám đốc Công an Hà Nội, đã hứa trước mặt nhiều văn nghệ sĩ là sẽ tìm để trả cho tôi báu vật này. Ít lâu sau ông bắn tin là tìm không thấy. Thì ra nó đã lọt ra ngoài từ bao giờ! Thì giờ đây cũng có thể coi là “châu về hợp phố”! Có phải Ý Trời để chính thức khép lại mọi ân oán của vụ kỳ án này?

Đối với hai nạn nhân của vụ “Về Kinh Bắc”, anh Cầm thì đã ngậm cười nơi chin suối, còn tôi cũng dần dần “ngộ” lẽ tha thứ và thương cảm của Đức Như Lai, chuyện ân oán chẳng còn bận tâm. Nhưng chừng nào những người hữu trách vẫn không chịu thay đổi cái chính sách gọi theo từ nhà Phật là “vô minh” – vẫn tìm cách dập tắt các tác phẩm nghệ thuật, báo chí, nói rộng ra là các tư tưởng mà họ tùy tiện áp đặt tội danh “phản động”, bất chấp sự thực là những tác phẩm ấy không cần chờ quá lâu để được xã hội tôn vinh - thì ân oán còn “trùng trùng giao kết căn duyên” (“Nhập Môn”, thơ Hoàng Hưng).


Bìa tập thơ “Về Kinh Bắc” (Hoàng Cầm, 1959-1960) do Trần Thiếu Bảo vẽ, năm 1982

Tôi đã có lần nói với các sĩ quan an ninh “làm việc” với mình: “Các anh nên nhớ rằng chính trị là chuyện nhất thời, còn văn hóa thì sống mãi”. Nay muốn nói thêm: Chính trị hóa văn hóa là tự chuốc họa cho chính mình, vì tự tạo ra kẻ thù không đáng có. Thay vì thế, xin hãy một lần thực tập “pháp môn lắng nghe”, lắng nghe những tiếng nói khác biệt, những tiếng nói phản biện, cả những tiếng nói đối lập. Đó là con đường duy nhất để đạt được sự đồng thuận của dân tộc trước hiểm họa lớn lao của đất nước.

Hôm nay, nhân kỷ niệm 30 năm vụ “Về Kinh Bắc”, tình cờ cũng là năm sinh nhật thứ 90 của Hoàng Cầm, thứ 70 (đã là “xưa nay hiếm”) của bản thân, tôi xin trân trọng công bố toàn vẹn bản chép tay quý báu của Hoàng Cầm với tranh bìa của Văn Cao và Trần Thiếu Bảo. Đây cũng là mở đầu cho việc lần lượt công bố trên mạng mấy bản thảo của tôi đã nhiều năm nay không xin được giấy phép xuất bản.

Xét thấy mình thật vô duyên, cứ cố “xin” mãi mà người ta không “cho”, mà có cho thì chắc cũng chỉ in được vài trăm cuốn không biết có ai mua trong tình hình khủng hoảng thị trường sách in hiện nay, vậy tội gì mình không EBook cho nó “phẻ”? Tôi bèn coi đây là mở đầu cho bộ sưu tập HHEBOOKS, trước hết phục vụ cho bản thân, sau đó là chia sẻ với đồng bào mạng, mong nhận được ít nhiều đồng cảm.

Hoàng Hưng, tháng 8-2012

Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 08:50:00 SA8 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Chủ nhật, ngày 19 tháng tám năm 2012
Tạp chí Nghiên cứu về Việt Nam (Journal of Vietnamese Studies) số tháng Bảy có đăng một tài liệu quan trọng: một bức thư chưa được công bố trước đây của Hồ Chí Minh đề ngày 8 tháng Chín, 1921. Nó là một trong những nguồn tài liệu về chính trị và đời tư sớm nhất trong cuộc đời của nhà cách mạng Việt Nam được phát hiện cho đến nay.

Pascal Bourdeaux, phó giáo sư tại Học viện Nghiên cứu Cao cấp Thực tiễn (École Pratique des Hautes Études) ở Paris, đã phát hiện được bức thư với “chữ ký bằng mực đen bay bổng, thanh tao, hơi nghiêng và được gạch dưới” khi tìm tòi những tài liệu lưu trữ của Hội Truyền giáo Phúc âm Paris. Thư được ký dưới tên “Nguyên Ai Quâc” - thường được viết là Nguyễn Ái Quốc, vốn được Hồ Chí Minh tự gọi mình lúc ấy.

Được viết trong những năm hình thành quan điểm chính trị nhưng hiếm hoi tài liệu lưu trữ của Hồ khi ông còn ở Pháp, sự hiện hữu của bức thư này rất quan trọng về mặt tiểu sử. Bên cạnh khoảng chục báo cáo của cảnh sát và những bài báo, những gì chúng ta biết được về khoảng thời gian này trong cuộc đời của Hồ chủ yếu xuất phát từ những câu chuyện mang tính hồi tưởng - đa số là hồi ký của chính ông - bởi thế việc khám phá ra tài liệu gốc có tính đời tư này rất hiếm hoi, nếu không nói là chưa từng có. Nhưng chính nội dung của tài liệu này, đặc biệt là tính tinh tế trong lập luận của Hồ, càng làm nó trở nên đầy hấp dẫn đối với những học giả nghiên cứu về ông.

Bức thư đánh máy, gửi cho mục sư người Pháp Ulysse Soulier, cho thấy sự ủng hộ đầy bất ngờ của vị chủ tịch tương lai của Bắc Việt trong những dự án truyền giáo Tin Lành trên quê hương ông, nhưng đồng thời cũng nói rõ quan điểm dân tộc mạnh mẽ của mình; càng chứng tỏ thêm rằng những năm đầu thập niên 1920 là bước chuyển hướng trong quá trình hình thành tinh thần chống thực dân của Hồ. Trong thời gian bức thư được viết năm 1921, ông đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson quan tâm đến Đông Dương tại hội nghị Versailles năm 1919, và là sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp năm 1920. Tuy nhiên, quan điểm thiên quân sự của con người mà trong tương lai trở thành nhà lý luận về chiến tranh thuộc địa tiêu biểu nhất của Quốc tế Cộng sản vẫn chưa hình thành đầy đủ; bức thư không hề đề cập rõ ràng đến bản thể của chủ thuyết Mác xít - Lên nin nít và gọi người dân Đông Dương là “An nam mít” - mà không bao lâu sau bị tầng lớp người Việt mới theo chủ nghĩa quốc gia lên án là một từ mang tính xúc phạm. Hơn thế nữa, thái độ thân thiện của ông đối với việc truyền bá tôn giáo của những nhà truyền đạo châu Âu cho thấy rằng “Bác Hồ” vẫn chưa phải là một nhà cách mạng hoàn toàn.

Nhận xét về các kế hoạch cho một dự án truyền đạo tại Đông Dương, Hồ đã nói rằng những mục đích của Mục sư Soulier là “cực kỳ đáng tuyên dương”, ông còn đi xa hơn nữa bằng việc trấn an nhà truyền giáo rằng ông hy vọng “với cả tấm lòng tôi rằng ông sẽ thành công trong việc nhanh chóng truyền bá tôn giáo cách tân trên đất nước tôi.”

Những từ ngữ này thật bất ngờ đối với một lãnh tụ Cộng sản tương lai và người đứng đầu trong phong trào kháng chiến giành độc lập quốc gia, nhưng vị thế của Hồ trong bức thư cũng rất khác biệt với một người Thiên Chúa giáo chính thống. Ông không bày tỏ về quan điểm nhận định giá trị đạo đức trực tiếp của giáo phái Tin Lành, và cũng không đi vào việc thảo luận thần học đối với những giá trị riêng biệt của giáo phái cách tân này, hoặc những dị biệt của nó đối với Công giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác. Thay vì thế, ông ca ngợi giá trị nhân bản toàn cầu từ những hệ tư tưởng khác nhau, được giải biện trong khái niệm “một Sự thật”, đặt trong một công thức: “Phật giáo + Khổng giáo + Thiên Chúa giáo = Đấng Toàn năng.”

Tuy nhiên, quan điểm đa phái liên tôn này, trong khi có lẽ gây ấn tượng đối với người đọc hiện tại, nó lại không phải là trọng tâm chính của lá thư. Động cơ chính của nó mang tính xã hội hơn là tín ngưỡng, và tác giả quan tâm đến người dân được truyền đạo nhiều hơn là bản thân quá trình truyền giáo. Khi chỉ ra những đặc điểm trong nghị trình truyền giáo của Mục sư Soulier “dường như là đi ngược lại ý tưởng cơ bản trong hoạt động của Soulier,” quan điểm chống đế quốc của Hồ được bộc lộ rõ ràng và mạnh mẽ bằng cách sử dụng ngôn ngữ duy lý của Tin Lành, và trực tiếp kêu gọi người mục sư bằng cách sử dụng những thuật ngữ của ông ta. Tuyên bố rằng thuật ngữ “Đông Dương thuộc Pháp” mà Soulier dùng “hoàn toàn trái ngược” với việc truyền bá phúc âm, Hồ lập luận rằng “cũng như mọi điều thuộc về tư tưởng”, tôn giáo phải là phi biên giới và “đứng trên bất kỳ chủ nghĩa quốc gia cũng như quyền lợi chính trị nào,” và sau đó kêu gọi Soulier thay vì thế nên sử dụng từ “Đông Dương” mà không kèm theo tính từ “thuộc Pháp”. Công việc của Chúa, ông đồng ý, là một nỗ lực nhằm giải phóng, trong khi đó chủ nghĩa thực dân “là một hành động đàn áp và chinh phục.” Vì thế ông vạch ra sự mâu thuẫn hoàn toàn giữa chủ nghĩa thực dân và công việc truyền giáo, biến quá trình phi thực dân hoá thành một điều kiện tiên quyết trong việc cách tân tín ngưỡng, theo lập luận của ông, là “một Đông Dương bị kềm kẹp không thể thực sự là một Đông Dương của Thiên Chúa giáo.”

Để liên kết sâu thêm nghị trình chống thực dân của mình vào việc phê bình chiến lược của Soulier, ông đồng ý với khẳng định của đạo Tin Lành rằng người Việt đang bị đày đoạ về tinh thần và đạo đức, nhưng cũng mở rộng ra để bao gồm thêm là họ cũng bị thiếu thốn về vật chất, xã hội và chính trị. Vì thế ông nhấn mạnh rằng, công cuộc truyền đạo của Thiên Chúa giáo không thể đạt được mục tiêu của mình, mà không đề cập đến những vấn nạn xã hội và chính trị gây ra bởi chủ nghĩa thực dân: “những lợi tức đạo đức và lợi tức vật chất phải đi chung với nhau, vì không thể đạt được điều này mà không có điều kia.”

Bởi vậy ông đã đánh đổ dự án truyền giáo thực dân bằng chính ngôn từ của nó; biến một người dân Đông Dương thành một giáo dân tốt của Thiên Chúa thì không phải - và không thể - giống như việc biến họ thành một công dân tốt của Pháp, và vì thế truyền bá phúc âm không thể là một công cụ của chủ nghĩa thực dân. “Có phải một người tự do chính là người duy nhất được Chúa nhìn nhận không?” ông hỏi.

Trên tổng thể, bức thư giúp đem lại một cái nhìn thấu đáo rất hấp dẫn đối với những hoạt động của Hồ Chí Minh, một người yêu nước giỏi xã giao và giảo hoạt, khi ông tìm những liên hệ và khuyếch trương lý tưởng của phong trào quốc gia đang nổi lên tại chính trung tâm của thủ đô thuộc địa. Phó Giáo sư Bourdeaux, trong những nhận định đăng tải cùng với bức thư viết rằng, tài liệu này là bằng chứng bổ sung thêm vào nhận định giáo phái Tin Lành cấp tiến là một phong trào mà Hồ đặc biệt gần gũi, trong những nỗ lực ban đầu nhằm tìm kiếm hậu thuẫn cho mục đích chống thực dân của mình; ông được biết là có liên lạc với những người Tin Lành quốc gia Trung Quốc và Triều Tiên trong giai đoạn này, và nhiều nhà hoạt động nhân quyền châu Âu mà ông làm việc chung có thể từng là thành viên của những tổ chức Thiên Chúa giáo cách tân.

Bourdeaux cho thấy rằng “tài liệu này rõ ràng là thực, và [...] chắc chắn là của Hồ Chí Minh sau này.” Thậm chí tên tác giả rõ ràng bị viết sai, lại càng tăng thêm tính quan trọng của bức thư. Bourdeaux chỉ ra “Nguyen Ai Quâc,” là cách viết gọn không chính thức của Nguyễn Ái Quốc theo quê hương Nghệ An của Hồ, và việc sử dụng cách viết đời thường này cho thấy sự gần gũi và tin cậy giữa hai người viết thư, cũng như khẳng định rõ rằng bức thư này mang tính riêng tư, một trao đổi đơn thuần hơn là một bài viết có chuẩn bị của một phát ngôn viên đại diện cho một tập thể hoặc tổ chức.

Việc công bố bức thư đầy bất ngờ, kèm với bài viết có nghiên cứu kỹ lưỡng của Bourdeaux cung cấp lượng thông tin toàn diện về xuất xứ của những người trao đổi thư từ với Hồ, và những liên kết quốc tế giữa “những người truyền đạo chống đối”, chắc chắn sẽ là một tiến bộ đầy hứng khởi cho các học giả nghiên cứu về Việt Nam. Tài liệu cá nhân độc đáo này làm phức tạp thêm bức tranh của chúng ta về ‘nhà Ái Quốc’ trong những năm 1920, đang trải qua quá trình cấp tiến hoá và quân sự hoá đầy nhanh chóng. Nó cho thấy một bức tranh đầy sắc thái của một nhà ngoại giao tài giỏi tinh tường, trong việc kêu gọi các thành phần khác nhau bằng chính ngôn ngữ của họ. Sẵn sàng tiếp cận một cách đầy ngạc nhiên với những dự án hội nhập văn hoá của các nhân vật tôn giáo từ châu Âu, nhưng cũng mang tinh thần yêu nước đầy kiên quyết và chú trọng về mặt chính trị trong thời kỳ chuyển hoá sự nghiệp của ông, bức thư cho thấy người thanh niên họ Hồ đang ở ngưỡng cửa của quá trình nhận thức tư tưởng. Như Bourdeaux kết luận, “Thiên hướng nội tâm của Hồ Chí Minh đã được xác định. Giờ chúng chỉ cần củng cố thêm.”

Nguồn:asiapacific.anu.edu.au

______________________________

Tài liệu tham khảo:

* Hồ Chí Minh và Kareem James Abu-Zeid, ‘Bức thư chưa công bố của Hồ Chí Minh gửi cho một Mục sư Pháp’, Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, Bộ 7, Số 2 (Hè 2012), tr. 1-7 (Bản dịch tiếng Anh của bức thư với bản gốc tiếng Pháp)

* Pascal Bourdeaux và Kareem James Abu-Zeid, ‘Những ghi chú về một bức thư chưa công bố của Hồ Chí Minh gửi cho một Mục sư Pháp (8 Tháng Chín, 1921) hoặc Nghệ thuật của việc Truyền bá Phúc âm Phi Chính thống’, Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, Bộ 7, Số 2 (Hè 2012), tr. 8-28

* Địa điểm của tài liệu: File: “Indochine, dossier U.Soulier,” Box: Indochine dossier Ulysse Soulier, DÉFAP (Département Evangélique Français de l’Action Apostolique) Service Protestant de Mission (bibliothè que d’histoire de la mission et de la missiologie; archives de la société des missions évangéliques de Paris), boulevard Arago, Paris, France.

17.08.2012
Matthew Parsfield

LV chuyển ngữ

Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 08:06:00 SA8 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Các nhà khoa học Anh đang nghĩ cách nên làm gì khi tiếp xúc với UFO: Nên cho những người ngoài hành tinh vào vườn thú hay đặt họ lên bàn ăn?



Loài người có thể có những cuộc tiếp xúc với người ngoài hành tinh trong 100 năm tới. Nhưng các nhà khoa học không vội vui mừng trước sự kiện này. Họ đang nghĩ cách phải ứng xử như thế nào với những sinh vật là có trí tuệ?

Phát biểu tại một cuộc Hội nghị của Diễn đàn mở châu Âu tổ chức tại Dublin (Scotland), nhà nữ vật lý thiên văn nổi tiếng người Anh là Joceline Bell Bernell đã đề xuất, ngay từ bây giờ phải tích cực chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc với những người khách đến từ vũ trụ.

“Tôi cho rằng trong thế kỷ tới chúng ta sẽ thu được những dấu hiệu về sự sồng ngoài hành tinh. Thậm chí một sự sống có trí tuệ. Chúng ta có thể sẽ gặp gỡ với các sinh vật đó. Chúng ta đã chuẩn bị tốt để đối phó với một cuộc chạm trán với họ chưa? Sẽ cho họ vào vườn thú hay đặt họ lên bàn ăn đây?", bà nói.

Theo bà Bernell, rất có thể loài người sẽ gặp sự sống ngoài Trái đất ở một hành tinh nào đó lởm chởm đá và bao bọc bởi bầu khí quyển gồm khí cacbonic và ozon. “Nếu chúng ta thực sự nghĩ rằng có sự sống ngoài hành tinh, và chuẩn bị các nguyên tắc ứng xử với họ, thì cần bào cáo điều đó với ai ? Với giới truyền thông, với nguyên thủ quốc gia hay với giáo hoàng? Những chuyện đó cần suy nghĩ từ bây giờ”, bà nói.

Bà bổ sung, ngay cả khi đã phát hiện ra những dấu hiệu về sự sống ngoài Trái đất thì cũng phải mất hàng chục năm để giới thiệu với họ về chúng ta. “Không gì có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Cho nên sự giao tiếp với những người ngoài hành tinh cần một thời gian 50 hoặc 100 năm”.

Một số nhà khoa học tỏ ra hết sức dè dặt trước những cuộc gặp gỡ những người “khách lạ”. Nhiều người hoài nghi cho rằng đó có thể là một cuộc xâm lăng khó tránh khỏi với kết cục là sự thất bại dẫn đến việc huỷ diệt cuộc sống trên Trái đất.

Nếu người ngoài hành tinh có công nghệ để vượt được khoảng cách mênh mông trong vũ trụ thì sự chống đối của chúng ta là hoàn toàn vô ích, nên tốt hơn hết là đừng lộ mặt, và nên ngừng việc tìm kiếm những sự sống ngoài hành tinh.

Một trong những nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất thời đại là Steven Hawking cho rằng chúng ta cần phải làm tất cả những gì có thể làm được để tránh một cuộc tiếp xúc với những người ngoài hành tinh. Ông nói: "Nếu họ đã bay được đến Trái đất một cách chủ động thì kết cục chẳng khác gì việc Christoph Colombus tìm ra và ở lại châu Mỹ. Chắc chắn rằng điều này chẳng tốt đẹp gì đồi với những người Mỹ bản địa”.

Những cuộc điều tra dư luận gần đây tiến hành tại Anh cho thấy một nửa số người dân tại Vương quốc Anh tin rằng nền văn minh ngoài Trái đất là có thực. Trên 1/3 người được hỏi có ý kiến cần tìm kiếm một cách tích cực những người ngoài hành tinh và nên cố gắng thiết lập mối quan hệ với họ.

Những tài liệu của Cục lưu trữ Anh về UFO mà trước đây được xem như bí mật quốc gia nay vừa công bố và bất cứ người dân nào cũng có quyền tiếp cận.

Theo thông tin của báo Vesti, những người đứng đầu quốc gia quan tâm rất nghiêm túc đến vấn đề UFO. Cựu Thủ tướng Tony Blair từ năm 1998 còn tổ chức những buổi họp đặc biệt để xem xét vấn đề nền văn minh ngoài Trái đất. Theo lời một trong những báo cáo viên, UFO có thể đến Trái đất không chỉ với mục đích thù địch mà còn cả mục đích du lịch nữa.

Bảo Châu

Nguồn: VNN
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 08:00:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhVibNeivrI-_5VpQ7ufAffO1wZTNHwOmeMIxLMdBdr2dIVjJRLi75eYgOPYl76zgLTdUJe0pPdGCoUMmsrwkYoeXOiFqyt1WGp89nDp7-sXvrhUUQq3z0tIyVWmiMb4qNCq5J72nNrfTd0/s1600/%C4%90CSVN.gif
Điều lệ Đảng ghi rõ về nguyên tắc và phương thức lãnh đạo: “Lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Theo đó, Đảng phải hoạt động lấy đấu tranh tự phê bình và phê bình (TPB-PB) làm vũ khí sắc bén để Đảng được thường xuyên củng cố và xây dựng ngày càng vững mạnh. Thế nhưng, việc TPB-PB đã không được thực hiện thường xuyên, nặng về hình thức và thủ tục, thiếu nghiêm túc, kém thực chất, dù vẫn thường xuyên tổ chức thực hiện công tác này theo định kỳ, cũng như ngay trong các cuộc họp chi bộ, đại hội đảng bộ.

Sự buông lỏng “vũ khí sắc bén” này rõ nhất là trong hai nhiệm kỳ thứ 9 và thứ 10. Dư luận trong cán bộ và nhân dân vẫn bình phẩm, đánh giá rằng, suốt 2 nhiệm kỳ làm TBT, ông Nông Đức Mạnh đã xem nhẹ việc đấu tranh tự phê bình và phê bình trong Đảng, chất lượng xây dựng, củng cố Đảng rất kém, phương pháp cách mạng sai lầm: “Buông những cái cần phải nắm, nhưng đi nắm quá chặt những cái cần phải buông”. Thế mà, ông Nông Đức Mạnh vẫn tái đắc cử TBT khi đã 66 tuổi. Suốt hai nhiệm kỳ đó, nghị quyết nào cũng đánh gia rất “kêu” về thành tích xây dựng Đảng, tỉ lệ đảng viên và chi bộ, đảng bộ được đánh giá “trong sạch, vững mạnh” bao giờ cũng trên 90% (?!). Từ Đại hội Đảng khóa 11, đấu tranh TPB-PB đã có biểu hiện được chú trọng hơn, đi vào thực chất hơn.

Hiện nay, để thực hiện Nghị quyết TW 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, mới thấy vũ khí TPB-PB được đem ra “mài dũa lại” cho đúng với ý nghĩa là vũ khí sắc bén. Trong cuốn “Tự chỉ trích” (1939), cố TBT Nguyễn Văn Cừ đã trình bày những nguyên tắc cơ bản về tự phê bình và phê bình của Đảng, đồng thời vạch rõ những chính sách mặt trận của Đảng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương, qua đó đấu tranh chống những nhận thức, tư tưởng sai trái để giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí của Đảng. Đồng chí viết: “Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những lỗi lầm của mình và tìm phương châm sửa chữa, chống những xu hướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không làm yếu Đảng mà làm cho Đảng được thống nhất mạnh mẽ. Làm như thế, không sợ địch nhân lợi dụng, chửi rủa, vu cáo cho Đảng, không sợ “nối giáo cho giặc”. Trái lại, nếu đóng cửa “bảo nhau”, giữ cái vỏ thống nhất mà bên trong thì hổ lốn một cục đầy rẫy bọn hoạt đầu, đó mới chính là để cho quân thù chửi rủa, hơn nữa đó tỏ ra không phải là một đảng tiên phong cách mạng mà là một đảng hoạt đầu cải lương...”.

Thời gian qua, việc tổ chức TPB-PB đang được triển khai làm từ trên xuống dưới, trên trước – dưới sau, trên kiểm điểm làm gương cho dưới, đầu có xuôi đuôi mới lọt. Mới đây, đợt kiểm điểm TPB-PB ở cấp cao nhất là 14 Ủy viên Bộ Chính trị đã coi như hoàn thành. Đánh giá của TBT Nguyễn Phú Trọng là: Khác với nhiều năm, việc chuẩn bị kiểm điểm tự phê bình, phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 được thực hiện rất nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo, chặt chẽ và khoa học. Tổ chức lấy ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng, các chi uỷ, chi bộ nơi cư trú, các vị nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng và tương đương góp ý chuẩn bị kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước khi kiểm điểm.

Trong kiểm điểm, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều phát biểu; không khí thảo luận thẳng thắn, góp ý dân chủ, đoàn kết, chân thành. Rằng hầu hết các vấn đề nổi cộm, bức xúc do các tập thể và cá nhân góp ý đều được phân tích, mổ xẻ. Khi kiểm điểm cá nhân, tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều phát biểu góp ý, nhiều người phát biểu lần 2 và có trao đổi qua lại về cùng một vấn đề. Tổng Bí thư thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận về kiểm điểm của từng người. Bộ Chính trị sẽ ban hành các kết luận này để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Qua kiểm điểm đã làm rõ hơn, sâu hơn ưu, khuyết điểm và hạn chế của tập thể và các cá nhân trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số vấn đề quan trọng cấp bách về xây dựng Đảng (về trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là về các vụ việc Vinashin, Vinalines; về thiếu sót, khuyết điểm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XI và công tác cán bộ; về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con,…).

Sau khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư kiểm điểm trong suốt 12 ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác minh các vấn đề liên quan đến một số Uỷ viên Bộ Chính trị và báo cáo trong tháng 9.

Trong đấu tranh TPB-PB, một vấn đề đặt ra là cần phải chú ý đến tính hiệu quả, sự đúng đắn và chuẩn xác khi áp dụng nguyên tắc theo Điều lệ: “Lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Theo nguyên tắc này, yếu tố “tập trung dân chủ” được hiểu rằng dân chủ ở đây thực chất mới chỉ là dân chủ trong Đảng, chưa mở rộng đến dân chủ toàn dân. Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” đem lại hiệu quả, chất lượng theo hai cách.

Trước hết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước không được quyền quyết định vấn đề gì, không được quyền kỷ luật ai khi chưa được tập thể (Bộ Chính trị, Ban bí thư, Thường vụ…) bàn bạc, biểu quyết, ra nghị quyết. Nguyên tắc này xem ra là bảo đảm tính dân chủ trong Đảng, tránh được độc đoán, chuyên quyền. Nhưng chính bản thân ý nghĩa tường như “dân chủ” này lại sinh ra hệ lụy: Nếu tập thể đa số tốt, trung thực, thẳng thắn, cùng phê phán cái sai, bảo vệ cái đúng, thì biểu quyết tập thể là có sức thuyết phục, sẽ giảm xấu, tăng tốt, nâng cao được chất lượng tổ chức đảng và đảng viên. Tuy nhiên, một thực tế đã và đang đặt ra là nếu tập thể lãnh đạo đó số thành viên mắc sai lầm, khuyết điểm lại đông hơn, lại là “một bộ phận không nhỏ bị suy thoái”, cùng trong nhóm lợi ích, xấu nhiều hơn tốt, cái xấu lấn át cái tốt, thì biểu quyết tập thể là vô cùng nguy hại. Khi đó, ý kiến đúng, chân lý, lẽ phải chỉ là thiểu số, thậm chí bị vùi lấp, trù dập, còn đa số lại ủng hộ, bênh che cho cái sai, nâng cấp cho cái xấu được đà lấn tới chiếm ưu thế một cách ‘vinh quang’.

Đó là sự trái chiều vẫn xảy ra trong thực tế nếu như cứ khăng khăng phải theo đúng nguyên tắc này. Đã có nhiều vụ việc sai lầm của cá nhân đã quá rõ, chứng cứ rành rành, nhưng chờ cho tập thể (thường vụ) họp phải cần có thời gian. Đó khoảng thời gian cần có rất “lý tưởng”, lại là kẽ hở để cá nhân sai phạm có cơ hội đối phó, lật lọng, trở cờ, chạy tội. Đến khi đưa ra “tập thể lãnh đạo” lại được đa số “phiếu tiêu cực” ủng hộ, thì coi như tổ chức Đảng chịu bất lực trước những sai phạm của đảng viên mà không làm gì được.

Điều lệ Đảng quy định “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, nhưng khi cá nhân phụ trách làm sai thì lại được “tập thể lãnh đạo” mà đa số “cùng hội cùng thuyền” dung túng, bao che bằng “tình thương yêu đồng chí”, “dĩ hòa vi quý” thì rõ ràng là lối thoát cho những sai phạm, kể cả những sai phạm lớn, để lọt lưới những trường hợp được minh chứng rõ đã lâm vào trọng tội. Hầu như cũng chưa có những ràng buộc có tính nguyên tắc hoạt động của Đảng “trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” như đã quy định cụ thể trong Điều lệ Đảng. Thậm chí đã nắm được chức sức, vai vế đầy quyền lực còn có hành động “đứng lên trên cả pháp luật”. Cho nên từ lâu đã có không ít đảng viên đã lợi dụng được kẻ hở để chạy tội, trốn tránh khuyết điểm, dẫn tới việc thực hiện kỷ luật trong Đảng không kịp thời, thiếu chính xác, không nghiêm minh.

Nếu như chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên yếu kém đến mức ở một Ban thường vụ, một Đảng ủy hay chi bộ đa số đã mất chất đảng viên, tiêu cực, tham nhũng thì chính nguyên tắc ‘lãnh đạo tập thể’ lại tạo cơ hội để những lá phiếu trở thành thứ “bùa hộ mệnh” rất đúng nguyên tắc, qua đó cô lập, triệt tiêu lẽ phải, đẩy một thiểu số đảng viên chân chính, trung thành vào góc kẹt yếu thế hết đường xoay trở. Những cảnh huống do sự cho phép rất đương nhiên “thiểu số phục tùng đa số” phải chịu thua và thậm chí bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, uất ức và nguy nan là từ cái gốc nguyên tắc cứng nhắc ấy đẻ ra. Đó cũng chính là “mặt âm bản” gây nhiều hệ lụy trái chiều và tai hại của nguyên tắc lãnh đạo từ lâu đã thành nền nếp này.

Từ thực tế và những biểu hiện nêu trên, triền khai TPB-PB nhằm thực hiện Nghị quyết TW 4 lần này ở mọi cấp từ trên xuống dưới cần phải cảnh giác trước những “kẽ hở” của nguyên tắc này, cần cảnh giác đề phòng các thủ đoạn, mánh lới cố tình dựa dẫm, lợi dụng nguyên tắc đẻ “phòng vệ” vì lợi ích cá nhân và nhóm lợi ích, cần phái thực sự “khách quan, biện chứng” như TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói. Vấn đề đặt ra là cần xem xét bản chất thực tế của con người và sự việc, xử lý phải nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng tội, phải coi trọng hiệu quả thực tế, có chất lượng khi vận dụng nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

Bùi Văn Bồng

Theo: Blog BVB
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 07:49:00 SA4 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://gdb.voanews.eu/1ED205E7-659B-46D4-BC64-F1D986135C2E_w268_r1_cx10_cy0_cw79.jpg

18.08.2012

Quan sát tình hình chính trị Việt Nam gần đây, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: nhà cầm quyền tham nhũng, khinh rẻ dân chúng và khiếp nhược trước Trung Quốc đến như vậy mà tại sao dân chúng nói chung vẫn im lặng và một số không ít người vẫn tiếp tục ủng hộ họ?

Chúng ta tạm thời gạt bỏ câu hỏi thứ nhất. Cái gọi là im lặng của dân chúng bao giờ cũng là một bí ẩn. Im lặng có nhiều ý nghĩa và xuất phát từ nhiều lý do. Có sự im lặng của sự thỏa mãn nhưng cũng có sự im lặng của sự bất bình. Có sự im lặng của cảnh trời trong mây đẹp nhưng cũng có sự im lặng trước bão tố. Không ai biết trước được. Ở các xứ độc tài, nơi không có các cuộc điều tra dư luận lại càng không thể biết được. Năm ngoái, trước khi Hosni Mubarak bị lật đổ và trước khi Muammar Gaddafi bị bắn chết, không ai hiểu được sự im lặng của dân chúng Ai Cập và Libya cả. Cả các cơ quan tình báo lớn nhất của Tây phương cũng không hiểu.

Cái không-thể-hiểu xin tạm thời bỏ qua. Chỉ xin tập trung vào câu hỏi thứ hai: Tại sao vẫn có một số không ít người tiếp tục ủng hộ chính quyền?

Chắc chắn, với một số rất đông, là vì quyền lợi. Trên một blog trong nước, có người kể lại lời nói một số cựu chiến binh và thương binh: Mất chế độ, người ta cũng sẽ mất luôn cả hưu bỗng. Bảo vệ chế độ, do đó, cũng là bảo vệ quyền lợi của chính họ. Đó là cách lập luận của những người đã về hưu. Còn với những người đang tại chức, điều đó lại càng rõ. Phương châm của Công an Việt Nam thể hiện rất rõ điều đó: “Còn Đảng còn mình.” Mà không phải chỉ công an. Ở ngành nào cũng thế. Có đảng tịch là có chức và có quyền. Có chức và có quyền là tự nhiên có tiền. Tiền như mọc ra từ các tấm thẻ đảng. Lại là tiền nhiều nữa. Không làm gì cả cũng có tiền. Tiền do người ta… cúng. Bảo vệ đảng, do đó, trở thành việc bảo vệ kho bạc và kho vàng của chính mình.

Việc bảo vệ chính quyền vì quyền lợi của chính mình thời nào cũng có. Chính phủ càng phi nghĩa và phi nhân, quyền lợi càng lớn; quyền lợi càng lớn, sự bảo vệ càng tích cực. Tất cả những chuyện đó đều dễ hiểu.

Chúng ta chỉ bàn đến số người khác: Họ vẫn muốn bảo vệ chính quyền dù họ không được hưởng quyền lợi gì trực tiếp từ chính quyền ấy cả. Người ta gọi đó là lòng trung thành.

Một số học giả Tây phương cho lòng trung thành ấy là nguyên nhân chính khiến chế độ cộng sản ở Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn còn đứng vững sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông Âu bị sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Người ta cũng cho lòng trung thành ấy đã bén rễ sâu xa trong văn hóa và lịch sử của cả ba nước, chủ yếu thông qua Nho giáo, một học thuyết lâu đời và có ảnh hưởng cực lớn, vốn đề cao sự hòa thuận và đặc biệt, sự trung hiếu đối với các bậc bề trên. Trong văn hóa Nho giáo, sự phản kháng không phải chỉ có màu sắc chính trị mà còn được xem là thuộc phạm trù đạo đức: Nó bị xem như một tội lỗi.

Thật ra, Nho giáo đề cao lòng trung thành nhưng lại không hề chủ trương một thứ ngu trung. Mạnh Tử từng bảo với những bạo chúa như Kiệt Trụ thì nên giết; giết chúng không phải là giết vua mà là giết những tên thất phu. Điều đó có nghĩa là với những bậc thánh hiền trong Nho giáo, có hai loại trung thành khác nhau: có loại trung thành chính đáng và có loại trung thành sai lầm, hay thường gọi là ngu trung.

Trung như Lý Trần Quán đối với Trịnh Khải là ngu trung. Năm 1786, khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Huệ đuổi chạy, cuối cùng, bị bắt, phải tự tử. Để tỏ lòng trung, Lý Trần Quán đã sai mua quan tài và sai người đem đi chôn sống. Ông không cần biết Trịnh Khải đã làm gì với vua Lê và đã làm được gì cho đất nước. Ông cũng không cần biết Nguyễn Huệ là ai; và giữa Nguyễn Huệ và Trịnh Khải, ai đang và sẽ đóng góp nhiều cho đất nước hơn. Ông không cần biết. Ông chỉ cần biết Trịnh Khải là chủ của ông. Ông không cứu được Trịnh Khải vậy ông phải chết. Đơn giản chỉ có vậy.

Bây giờ hẳn sẽ không có ai sẵn sàng tuẫn tiết nếu nhà cầm quyền sụp đổ như Lý Trần Quán ngày trước. Nhưng, với những mức độ khác nhau, một thái độ ngu trung như vậy không phải là không có.

Ở thời nào ngu trung cũng có một số đặc điểm giống nhau:

Thứ nhất, người ta trung với cái danh của người lãnh đạo chứ không phải với tư cách và hành động của người ấy. Trong sinh hoạt chính trị ở Tây phương hiện nay, người ta cũng đề cao lòng trung thành, nhưng cội rễ của sự trung thành ấy được xây dựng trên sự đồng thuận về chính sách chứ không phải trên cá nhân hay huyền thoại của tổ chức. Ở Việt Nam, ngược lại, khi nói đến “trung với đảng”, nhất là trong thời điểm hiện nay, người ta lại gạt bỏ các chính sách của đảng mà chỉ tập trung vào quá khứ hào hùng của một thời nào xa lắc, một quá khứ đẫm đầy màu sắc huyền thoại.

Thứ hai, người ta xem biểu hiện chính, thậm chí, duy nhất của sự trung thành là sự vâng phục tuyệt đối. Cấp trên nói đúng: nghe theo, đã đành. Cấp trên nói sai rành rành, vẫn cứ nhắm mắt tuân theo. Cứ xem các diễn văn và các lời lẽ tuyên truyền của chính phủ như Kinh Thánh. Cứ lặp lại như vẹt chứ không có chút hoài nghi. Ở Tây phương, ngược lại, người ta đề cao thứ trung thành kèm theo óc phê phán. Chỉ trung thành với những cái đúng. Hơn nữa, chỉ trung thành khi dám lên tiếng phê phán những cái sai của chính giới lãnh đạo của mình. Chính vì thế, không hiếm người sẵn sàng lên tiếng chỉ trích đảng của họ. Hay chính phủ của họ. Sự trung thành đối với cái đúng và đối với quyền lợi dân tộc được xem là chính đáng và cao cả hơn hẳn sự trung thành đối với một cá nhân hay một tổ chức.

Ở Việt Nam hiện nay, đồng lõa lớn nhất của cái ác và cái độc hại chính là những thứ ngu trung như thế.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 06:26:00 SA11 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://gdb.voanews.eu/1741D656-A4A9-46F5-BE19-85C63F45643E_w268_r1.jpg
Từ trái: Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào

18.08.2012
Cứ 5 năm một lần, vào mùa hè, Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc hiện gồm có 25 người lại họp một cuộc họp mở rộng tại khu nghỉ mát Bắc Đới Hà, bên bờ biển Bột Hải, trong tỉnh Hà Bắc để chuẩn bị cho cuộc Đại Hội đảng thường họp vào cuối năm.

Cuộc họp này đã thành nếp từ thời Mao Trạch Đông, cách nay vừa một nửa thế kỷ.

Bắc Đới Hà có bãi biển đẹp, cát trắng mịn, dài 10 km, bên bờ là rừng thông và rừng liễu, luôn mát mẻ, không khô lạnh như phía Bắc, không nóng ẩm như phía Nam. Tương truyền từ thời xưa, Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tào Tháo …đã coi nơi này là khu nghỉ mát lý tưởng.

Nhà Thanh đã xây dựng khu du lịch Bắc Đới Hà tráng lệ hài hòa với thiên nhiên từ năm 1893.

Năm nay, từ ngày 2 và 3 tháng 8 các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lần lượt tụ tập tại đây, mở cuộc họp kéo dài hơn 1 tháng để bàn bạc công việc hệ trọng là chuẩn bị nội dung cho Đại hội đảng lần thứ XVIII, sẽ họp tại Bắc Kinh vào cuối tháng 10 tới.

Theo tin của Tân Hoa Xã, ngày 5/8 ông Giang Trạch Dân nguyên tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, năm nay 85 tuổi và ông Lý Bằng nguyên thủ tướng, 83 tuổi đã có mặt. Một số trí thức tiêu biểu, nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh, nhà du hành vũ trụ …được mời tham dự.

Hai nội dung sẽ được bàn bạc kỹ, một là vấn đề nhân sự, dự kiến những ai có thể sẽ vào ban chấp hành trung ương mới, và nhất là ai sẽ vào bộ chính trị hiện gồm 25 người, và quan trọng hơn nữa là ai sẽ vào ban thường vụ bộ chính trị hiện có 9 người. Hai là trao đổi về nội dung các văn kiện sẽ trình Đại Hội, quan trọng nhất là về đường lối chính trị - kinh tế - xã hội và đường lối đối ngoại cho 5 và 10 năm tới.

Về nhân sự ở trên cao nhất đã gần như chắc chắn là ông Tập Cận Bình hiện là phó chủ tịch nước sẽ thay ông Hồ Cẩm Đào trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước và ông Lý Khắc Cường hiện là phó thủ tướng sẽ thay ông Ôn Gia Bảo trên cương vị thủ tướng.

Những nhân vật sẽ có thể vào thường vụ bộ chính trị là Vương Kỳ Sơn hiện là phó thủ tướng, Du Chính Thanh hiện là bí thư thành ủy Thượng Hải, Trương Đức Giang hiện là bí thư thành ủy Trùng Khánh (thay cho Bạc Hy Lai bị mất chức do liên quan đến vụ giết chết tỷ phú người Anh), Lưu Vân Sơn trưởng ban tuyên truyền trung ương, Trương Cao Lệ hiện là bí thư thành ủy Thiên Tân, Lý Nguyên Triều phụ trách an ninh - chính trị và Uông Dương hiện là bí thư Quảng Đông.

Có 2 vấn đề cần giải quyết về nguyên tắc. Một là ban thường vụ vẫn gồm 9 người hay giảm xuống còn 7, như trước năm 2002. Hai là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước sẽ thôi hẳn mọi chức sau đại hội, hay vẫn còn giữ chức Bí thư Quân ủy trung ương trong 2 năm nữa rồi mới giao lại cho tổng bí thư kiêm chủ tịch nước mới.

Năm nay, theo nhận định của một số blogger tự do ở Hồng Kông và Đài Loan cũng như của một số chiến sỹ dân chủ Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, cuộc họp ở Bắc Đới Hà có một số nét khác thường. Cuối tháng 7, một cơn bão lớn tràn qua đây, tàn phá một số nhà cửa và làm đổ nhiều vạt rừng thông và rừng liễu đẹp. Cảnh hoang tàn đổ nát nay vẫn còn dấu vết chưa kịp khắc phục. Phải chăng đây là dấu hiệu xấu, là điềm gở cho đảng Cộng sản Trung Quốc khi chuẩn bị cho Đại Hội 18?

Sự kiện Bạc Hy Lai, bà vợ Cốc Khai Lai và con trai Bạc Qua Qua trong một vụ án tàn bạo giết nhà tỷ phú Anh Neil Heywood từng là bạn thân của gia đình phơi bày sự thối nát kinh hoàng tiêu biểu cho cả một tầng lớp lãnh đạo ở thượng tầng, làm giàu và hưởng lạc vô độ, tiêu biểu cho một bộ máy công an và hành chính cộng sản cực kỳ vô đạo, chống ma túy về danh nghĩa lại buôn ma túy quy mô lớn, chống xã hội đen trên danh nghĩa lại liên minh với xã hội đen, miệng tụng cách mạng mà chuyên làm chuyện vô luân, trong đó tên trùm công an Vương Lập Quân là một tên trùm lưu manh thực sự, từng là cánh tay phải của cặp Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai.

Các nhà dân chủ cho rằng thật là kinh khủng khi vụ án này hoàn toàn có khả năng bị ém nhẹm, nếu như giữa Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân không phát sinh mâu thuẫn dậm dọa nhau, để Quân phải nghĩ cách thoát thân đến lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô xin tỵ nạn, để từ đó vụ án bị vỡ lở không sao bịt kín được.

Thật là kinh khủng khi nghĩ rằng nếu vụ án không bị phát hiện, Bạc Hy Lai chắc chắn còn lên cao nữa, vào thường vụ bộ chính trị gồm 9 người có quyền lực vô hạn vào tháng 10 tới, và bà lớn Cốc Khai Lai và cậu quý tử Bạc Qua Qua sẽ còn tha hồ vùng vẫy ăn chơi trác táng, phá của và phá phách xã hội Trung Quốc đến mức nào nữa.

Một sự kiện xuất bản rất bất ngờ và lý thú đang được giới học giả Trung Quốc bàn tán sôi nổi nhân dịp cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay. Đó là sự xuất hiện cuốn sách «Trung Quốc Mộng » - Giấc Mơ Trung Quốc, do giáo sư Lưu Minh Phúc sáng tác. Dưới tên sách trên đây là hàng chữ «Hậu Mỹ Quốc Thời Đại đích» - có nghĩa là Thời đại Sau của nước Mỹ. Theo lời giới thiệu mở đầu, cuốn sách có mục đích định vị, xác định vị trí chiến lược của các nước sau khi thời đại nước Mỹ hiện nay kết thúc.

Tác giả là nhà học giả Lưu Minh Phúc, giảng viên chính trị của trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh, nguyên là Giám đốc Viện Ngiên cứu Xây dựng Quân đội của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Người viết tựa cho cuốn sách là Trung tướng Lưu Á Châu, một nhân vật nổi tiếng của giới nghiên cứu chính trị - quốc phòng - quốc tế Trung Quốc, hiện là chính ủy Học viện quân sự cao cấp Trung Quốc, được chú ý bởi nhiều ý kiến độc đáo, bởi nhiều cuộc nói chuyện và bài báo hấp dẫn công chúng, đặc biệt là giới trẻ quan tâm đến thời sự đất nước. Cuốn sách được xuất bản lưu hành từ năm 2011, tái bản năm 2012, được các báo Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Pháp, Nhật tóm tắt, trích dẫn, giới thiệu rộng rãi.

Một số mạng internet quốc tế cho rằng đây là cuốn sách rất công phu và độc đáo, nên tìm đọc, rất cần đọc và phải tìm đọc - must read - bởi tất cả các nhà hoạt động chính trị trên thế giới.

Các nhà dân chủ Trung Quốc cho rằng với cuốn «Trung Quốc Mộng», tác giả Lưu Minh Phúc và người viết tựa Lưu Á Châu thật ra và trước hết muốn gửi những lời tâm huyết phản biện cho tập thể những người lãnh đạo trong cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay, đông thời gửi đến cả tầng lớp trí thức và tuổi trẻ trong cả nước.

Nghiên cứu quá trình trỗi dậy và trụt xuống của các cường quốc bá chủ thế giới trong 5, 6 thế kỷ nay, tác giả cho thế kỷ XVI là thế kỷ Bồ Đào Nha, thế kỷ XVII là thế kỷ Hà Lan, thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX là thế kỷ nước Anh và thế kỷ XX là thế kỷ Hoa Kỳ.
Hiện nay đang là thời kỳ quá độ cạnh tranh nhau để lên ngôi bá chủ thế giới, trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc đang vươn dậy, trỗi dậy về mọi mặt, từ chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính đến văn hóa, khoa học kỹ thuật.

Tác giả cho rằng nuôi tham vọng trỗi dậy làm nước bá chủ đứng đầu thế giới không có gì là sai trái, đáng hổ thẹn, trái lại là một mục tiêu cao đẹp, dẫn đầu cả nền văn minh của nhân loại trong thời đại mới.

Nhưng, đây mới là vấn đề then chốt. Đó là trỗi dậy theo hướng nào, bằng con đường nào, con đường chính trị - kinh tế - quân sự - văn hóa hiện nay của đảng CS Trung Quốc có khả thi hay không, có triển vọng thành đạt hay không? Tất cả vấn đề là ở chỗ mấu chốt này.

Tác giả điểm lại sự trỗi dậy của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh quốc…đều giống nhau ở sự trỗi dậy trên biển, hướng ra nước ngoài, dựa vào sức mạnh của hải quân đi chiếm thuộc địa, mang tính chất bành trướng, thực dân và chiến tranh, đó là kiểu trỗi dậy hung hãn theo luật rừng.
Do đó sức hấp dẫn không lâu bền, ngày càng lộ thế yếu và sụp đổ là tất yếu.

Tác giả khuyến cáo lãnh đạo hãy suy tính thật kỹ càng, thận trọng, trong cuộc đọ sức của thế kỷ này để giành ngôi quốc gia quán quân. Cần nhận rõ đây là cuộc cạnh tranh giữa các nền văn minh trong thời đại toàn cầu hóa.

Tác giả khẳng định con đường trỗi dậy đúng đắn, có hiểu quả phải là con đường giương cao ngọn cờ Hòa bình, Phát triển và Hợp tác, xây dựng thế giới hài hòa, làm cho các giá trị do Trung Quốc đề xướng đi ra, lan rộng toàn thế giới. Tác giả cũng nhấn mạnh Văn hóa Trung Quốc phải là văn hóa bảo vệ lục địa, hấp dẫn, vẫy gọi và dắt dẫn thế giới, đó là tư tưởng văn hóa phòng ngự, không mang tư tưởng vũ lực tiến công giành quyền trên biển, kiểu các cường quốc phương Tây trước đây đem luật rừng ra thế giới. Tác giả cho rằng đó phải là nội dung ganh đua, cạnh tranh quan yếu nhất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới. Ngọn đuốc văn minh do ai nắm và giương cao. Đây chính là lỗ hổng đáng quan ngại nhất trong các dự thảo văn kiện chuẩn bị cho Đại hội XVIII sắp tới rồi.

Về xây dựng xã hội Trung Quốc tiên tiến và xây dựng đảng CS Trung Quốc tiền phong trong sạch, tác giả tỏ ra rất bi quan. Ông yêu cầu một cách nhìn dũng cảm trong sáng dù cho có đau lòng, vì đây là vấn đề quyết định nhất trong cuộc trỗi dậy của đất nước, lại là vấn đề gay gắt nhất.

Ông dẫn ra kết quả điều tra và thông kê của báo Quân Giải Phóng rất đáng tin cậy: hiện Trung Quốc có viên chức tham nhũng tỷ lệ nhiều nhất thế giới, chi phí hành chính cao nhất thế giới, chi phí công quỹ lãng phí ít hiệu quả nhất thế giới, số người chết vì mọi loại tai nạn cũng có tỷ lệ cao nhất, các vụ làm ăn dối trá, lừa gạt, hàng giả hàng nhái cũng nhiều nhất thế giới. Không khắc phục nhanh, có hiệu quả những cố tật ấy của xã hội và nhất là của đảng thì trổi dậy chỉ là giấc mơ phù phiếm, hão huyền. Ông cảnh báo: nếu không tỉnh ngộ, không thay đổi mạnh mẽ thì từ ý muốn trỗi dậy đến nguy cơ sụp đổ chỉ cách nhau có một bước!

Ý kiến cuối cùng của nhà nghiên cứu Lưu Minh Phúc có vẻ như muốn nói thẳng với giới lãnh đạo hiện đang tề tựu ở Bắc Đới Hà về vấn đề nhân sự. Ông cho rằng việc tuyển lựa nhân tài cho bộ máy lãnh đạo đất nước rất yếu kém, không ngang tầm tình thế đòi hỏi, hiện nay «giới tinh anh chính trị tài cán tầm thường, chỉ lo đặc quyền đặc lợi, tài sản không minh bạch», đó là tai họa gốc phá hoại sự trỗi dậy mạnh mẽ của đất nước.

Cuốn sách «Trung Quốc Mộng» mang chất phản biện và cảnh báo xuất hiện rất đúng lúc. Cuộc sống gần đây cung cấp thêm vô vàn dẫn chứng hùng hồn cho lập luận của tác giả. Trong đó sự kiện Bạc Hy Lai phơi bày sự thối nát tiêu biểu của giới cầm quyền cao nhất trong đảng cộng sản, và cuộc phiêu lưu xấu xa mang bản chất bành trướng theo luật rừng ở Biển Đông là 2 sự kiện có ý nghĩa nhất. Trỗi dậy như thế chỉ dẫn đến mau sụp đổ.

Để xem cuộc chóp bu ở Bắc Đới Hà, giới lãnh đạo Trung Quốc có còn khả năng lắng nghe những tiếng nói lành mạnh ngay thật của giới trí thức nước mình hay không.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 06:21:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://gdb.voanews.eu/45C2ABD3-1735-40F6-B343-1BDB1DBCA2D8_mw800_s.jpg
Phát ngôn viên Victoria Nuland nói rằng về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ vẫn muốn tranh chấp được giải quyết qua thương lượng, và muốn thấy một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông

Trà Mi-VOA
17.08.2012

Căng thẳng Biển Đông tiếp tục sôi sục với những xích mích ngoại giao và các nỗ lực tăng cường quân sự. Cuộc ‘khẩu chiến’ giữa Trung Quốc với các nước có tuyên bố chủ quyền tại khu vực như Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, và với Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn trong lúc Mỹ khẳng định hậu thuẫn quân sự để bảo vệ quốc phòng cho Philippines và Bắc Kinh xúc tiến việc ký thỏa thuận sản xuất phi đạn với Indonesia.

Tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Các hành động gần đây của Trung Quốc hỗ trợ cho tuyên bố dành chủ quyền gần như toàn bộ trên Biển Đông đã liên tiếp gây nên những xích mích với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, và cả Hoa Kỳ, đồng minh quân sự của Nhật và Philippines.

Cùng lúc đó, truyền thông Trung Quốc liên tục đả kích Mỹ và báo chí nước ngoài là ‘nhúng mũi’ vào chuyện Biển Đông để gây rối và làm cho tình hình thêm căng thẳng.

Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc ngày 17/8 đăng bài bình luận lên án những lời cáo buộc mà họ gọi là ‘xuyên tạc sự thật, bóp méo luật lệ’ đối với Bắc Kinh.

Bài báo phản bác bài xã luận đăng trên tờ Washington Post của Mỹ một ngày trước đó cho rằng Hoa Kỳ đã hành động đúng khi chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Washington Post nói các tuyên bố chủ quyền bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước khác được quy định bởi Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.

Bài bình luận của Tân Hoa xã cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ khi xác nhận bất kỳ cái gì nằm trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của một quốc gia nào đó như các bãi đá hay các đảo nhỏ đều thuộc về đất nước đó bất kể là quốc gia đó có chủ quyền đối với những thứ đó hay không.

Bài viết của Tân Hoa xã khẳng định áp dụng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển đối với vấn đề Biển Đông là không đúng vì tranh chấp ở đây chỉ tập trung vào chủ quyền tại một số đảo và bãi đá ngầm tại khu vực và Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại các vùng này dựa trên chứng cứ lịch sử.

Đáp lại chỉ trích của bài xã luận đăng trên Washington Post cho rằng Trung Quốc quấy nhiễu quyền đánh bắt cá và thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philippines, bài bình luận của Tân Hoa xã khẳng định Trung Quốc đã hết sức tự chế trong vấn đề Biển Đông và đồng thời tố cáo rằng chính hoạt động của các nước đánh bắt cá và chiếm đóng một số đảo và bãi đá của Trung Quốc bất hợp pháp được khuyến khích bởi sự ‘cố tình vờ như không biết’ của Hoa Kỳ đã châm ngòi cho căng thẳng trong khu vực.

Căng thẳng Biển Đông không chỉ sôi sục với những tranh cãi chưa có hồi kết mà còn với các nỗ lực tăng cường về quân sự.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Indonesia xác nhận hợp đồng cùng sản xuất phi đạn với Trung Quốc sẽ được hai bên ký kết vào tháng 3 năm sau. Hiện Indonesia đang thảo luận với Trung Quốc về kế hoạch sản xuất phi đạn chống tàu C-705 trên đảo Java của Indonesia.

Bộ Quốc phòng Indonesia nói kế hoạch sản xuất phi đạn hải quân có tầm bắn 120 km giữa họ với Trung Quốc không nhằm phát triển liên minh vững mạnh hơn có liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Dù vậy, động thái thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa Indonesia với Trung Quốc diễn ra trong lúc căng thẳng về tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á đang dâng cao mà Indonesia đang nỗ lực trong vai trò trung gian điều giải cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.

Giữa lúc đó, Hoa Kỳ một lần nữa lên tiếng khẳng định hậu thuẫn giúp đồng minh quân sự Philippines bảo vệ quốc phòng. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, nhấn mạnh:

“Một phần trong hợp tác quân sự lâu dài với Philippines là Mỹ hỗ trợ Manila tăng cường khả năng nắm vững tình hình về phạm vi lãnh hải. Điều này vốn đã được bao gồm trong hợp tác quân sự giữa hai nước trước nay và sẽ được tiếp tục, trong đó có việc chia sẻ thông tin, xây dựng năng lực.”

Liên quan vấn đề Biển Đông, bà Nuland nói tiếp:

“Chúng tôi đang nói tới việc giúp Philippines nhận thức rõ những gì đang diễn ra và hỗ trợ đồng minh của mình bảo vệ an ninh quốc gia. Về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ vẫn muốn tranh chấp được giải quyết qua các cuộc thương lượng giữa các bên liên quan. Chúng tôi muốn nhìn thấy một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.”

Phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh khu trục hạm mang phi đạn có điều khiển của Mỹ, USS Milius, sắp cập cảng Nam Manila của Philippines vào cuối tuần này.

Chuyến thăm hữu nghị kéo dài 4 ngày này nhằm nêu bật mối liên hệ chặt chẽ giữa Washington với Manila giữa lúc ngọn lửa tranh chấp Biển Đông vẫn tiếp tục bùng cháy.

Nguồn: VOA/Xinhua/Stars and Stripes/US Navy/GMA
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 06:17:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/17/120817144317_jang_thaek_464x261_ap_nocredit.jpg
Tướng Chang Song-taek hội kiến với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào

BBC
-
Người chú của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, Chang Song-taek, đã hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Bắc Kinh – chỉ dấu chứng tỏ ảnh hưởng gia tăng của ông này tại Bình Nhưỡng.

Sinh tháng Hai 1946 ở tỉnh Bắc Hamyong, ông Chang học Kinh tế Chính trị ở Đại học Kim Nhật Thành, và cũng từng học ở Trường Đảng Cao cấp Kim Nhật Thành và Đại học Quốc gia Moscow.

Khi còn là sinh viên ở Bình Nhưỡng, ông bắt đầu quan hệ tình cảm với con gái Kim Nhật Thành, bà Kim Kyoung-hui và là em gái của lãnh tụ sau này Kim Jong-il.

Mặc dù ban đầu không đồng ý, cuối cùng nhà lãnh tụ lập quốc cũng chấp thuận cho hai người kết hôn năm 1972.

Không suôn sẻ

Mặc dù được làm thành viên gia đình quyền quý, nhưng sự nghiệp của ông không hoàn toàn suôn sẻ.

Theo tài liệu của công ty quốc phòng IHS Jane's, vào cuối thập niên 1970 và đầu 1980, thói quen rượu chè của ông khiến ông sao nhãng công việc và bị buộc đi “cải tạo”.

Năm 1982, ông quay lại giới tinh hoa nhờ chức phó giám đốc phụ trách lao động thanh niên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1986, ông được vào Quốc hội Bắc Hàn và năm 1995 trở thành Phó ban Tổ chức, chức vụ ông giữ trong chín năm.

Nhưng sang năm 2004, Chang Song-taek lại biến mất. Truyền thông Bắc Hàn suốt ba năm không nhắc tên ông.

Người ta đoán rằng ông đã làm mất lòng lãnh tụ Kim Jong-il. Có tin đồn rằng ông phản đối kế hoạch truyền ngôi của người anh vợ, và cũng có người nói Kim Jong-il nghi ngờ tham vọng của ông em.

Tuy vậy, ông bắt đầu có những chức vụ mới từ khoảng năm 2006 trước khi có chân trong Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực tháng Tư 2009.

Tháng Sáu 2010, ông được phong phó chủ tịch ủy ban này và trở thành thành viên dự khuyết Bộ Chính trị.

Những lần thăng tiến nhanh chóng ấy dường như chứng tỏ Kim Jong-il, trong những năm cuối đời, muốn Chang và em gái Kim Kyoung-hui, người được phong tướng bốn sao năm 2010, sẽ chăm sóc cho con trai út.

Lãnh tụ Bắc Hàn qua đời đột ngột ngày 17/12/2011, và chàng thanh niên trẻ Kim Jong-un bỗng trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế khi chính thức kế vị.

Nhân vật số hai

Gần một năm trôi qua, giới quan sát nhận định Chang Song-taek đã trở thành nhân vật số hai trong chính quyền.

Truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin mỗi ngày về chuyến đi Trung Quốc của ông Chang.
Description: http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/17/120817144451_jang_kim_224x280_reuters_nocredit.jpg
Người chú đang được xem là nhân vật số hai của Bắc Hàn

Cách tường thuật như vậy thật bất thường, vì chúng vốn chỉ dành cho nhà lãnh đạo tối cao.

Trung Quốc cũng dường như công nhận ảnh hưởng của ông Chang khi các lãnh đạo chóp bu của Bắc Kinh đều gặp ông.

Từ khi dẫn dắt Bắc Hàn, lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã bổ nhiệm các kinh tế gia trẻ vào nhiều vị trí chủ chốt.

Ngày càng có nhiều đồn đoán rằng giới lãnh đạo mới của Bắc Hàn đang muốn thay đổi cách điều hành nền kinh tế.

Ông Kim con đã điều ông Kim Yong-nam, người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa của Bắc Triều Tiên, đến thăm Việt Nam và Lào trong tháng Tám.
Còn tại Bắc Kinh, ông Chang Song-taek đã thảo luận về việc thúc đẩy phát triển khu kinh tế gần biên giới Trung Quốc.

Trung Quốc là đồng minh lớn cũng như các đối tác thương mại chính duy nhất của Bắc Hàn, một đất nước quân sự hóa dày đặc đang tiến hành các vụ nổ hạt nhân ngầm và các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo trong lúc phải vật lộn về có đủ lương thực nuôi người dân.

Sự phụ thuộc của Bắc Hàn vào Trung Quốc, quốc gia có chung đường biên giới, gia tăng khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với các chương trình hỏa tiễn và hạt nhân làm giới hạn khả năng bảo đảm tín dụng quốc tế và thương mại của Bình Nhưỡng.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 05:59:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Bắc Hàn
Description: http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/14/120814213955_ceausescu_304x171_ap_nocredit.jpg
Nicolae Ceausescu (1918-1989) cai trị Romania với bàn tay sắt

Dennis Deletant

Gửi cho BBCVietnamese.com
Những thách thức công khai chống lại chế độ Cộng sản ở Romania là rất hiếm và không thách thức nào đủ đe dọa chế độ.

Trong thập niên 1980, khi sự bạo ngược của Nicolae Ceauşescu ngày càng lớn, người ta tự hỏi vì sao người dân Romania không kháng cự hay nổi loạn?

Bốn giải thích thường được đưa ra. Thứ nhất, không có một ngọn cờ cho đối lập.
Thứ hai, tính cách người Romania sợ sệt và thụ động, bị điều khiển bởi lịch sử sống dưới ách cai trị ngoại bang, từ người Thổ Ottoman, triều đại Habsburg, Romanov và Cộng sản Liên Xô.

Theo cách giải thích thứ ba, tín ngưỡng Chính Thống giáo Đông phương mà 80% dân Romania đi theo đã khiến họ trở nên thụ động. Họ tin cuộc đời này là nước mắt và công lý chỉ đến ở kiếp sau.

Lại có xu hướng thứ tư nói rằng mật vụ, Securitate, vô cùng đắc dụng. Cơ quan mật vụ Romania an tâm dân chúng sẽ thụ động, đặc biệt nếu chính quyền cổ vũ được ít nhất một chính nghĩa, ví dụ lập trường chống Nga.

Thiếu ngọn cờ

Thiếu một ngọn cờ tập hợp đối lập là điểm đặc trưng ở Romania thời hậu Thế chiến. Vào lúc áp đặt chế độ Cộng sản, Romania chủ yếu là nước nông nghiệp và chỉ có một lượng nhỏ giai cấp công nhân. Từ trước Thế chiến Hai, lao động có tổ chức đã không phải là thế lực trong chính trị Romania, và không có liên kết truyền thống giữa trí thức và công nhân.

Mặc dù giới trí thức Romania thuộc lớp người tinh tế nhất Trung Âu, và cũng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của các trường phái văn chương Pháp, nhưng họ không hề chịu ảnh hưởng của các giá trị thiên tả của người Pháp. Thiếu vắng truyền thống hoạt động của giai cấp lao động, và thiếu một nhóm xã hội cổ vũ nguyên tắc bình đẳng, thành ra cũng không có động lực cho sự xét lại.

Cáo buộc hèn nhát chủ yếu dựa trên ấn tượng là dường như hoàn toàn thiếu thách thức chống lại chế độ ở Romania. Người ta so sánh, có ý chê bai, với cuộc nổi dậy ở Đông Đức tháng Sáu 1953 và Ba Lan mùa hè 1956, ở Hungary 1956, Mùa xuân Prague 1968 và Công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan thập niên 1980. Thực ra, những cuộc phản đối tập thể đầu tiên ở Romania diễn ra sau cuộc nổi dậy ở Hungary tháng Mười 1956. Nhưng tin tức bị chặn ở Romania và ít thông tin được chuyển đến phương Tây, nơi khủng hoảng Suez và sự kiện Hungary chi phối báo chí.

Tháng Tám 1977, truyền thông Romania cũng không tường thuật cuộc đình công của thợ mỏ miền tây nam, thể hiện vai trò là công cụ để chế độ lung lạc. Trong thập niên 1980, có nhiều vụ biểu tình nhỏ lẻ của công nhân ở các tỉnh, nhưng phải gần 10 năm sau, người ta mới biết đến. Ngay cả ngày nay, cũng ít người viết về những sự kiện này.
Description: Người dân Romania trên xe điện có hình ảnh cách mạng 1989
Người dân Romania trên xe điện có hình ảnh cách mạng 1989

Sự kiểm soát truyền thông và “làm sạch tin tức” kiểu như vậy rất hiệu quả để kiềm chế biểu tình, gây cảm giác bực bội và cô lập trong người biểu tình và đóng vai trò “tự báo trước”: nếu sự phản đối chế độ không được tường thuật, đa số quần chúng không chỉ tưởng rằng mọi sự bình yên mà còn hồ nghi mọi hình thức bộc lộ phản đối.

Vai trò Giáo hội

Giáo hội Romania hoàn toàn quy thuận chính thể Cộng sản. Sau khi Giáo hội Hiệp thông bị đàn áp năm 1948, Giáo hội Chính thống có thể tự nhận đại diện cho nhu cầu tinh thần của đa số người Romania. Nhưng hướng đi của họ hoàn toàn lệ thuộc quyền lợi của Đảng Cộng sản.

Người nông dân trở nên nhu nhược về chính trị, sau việc bắt giữ các lãnh đạo Đảng Nông dân Quốc gia và tống giam họ vào mùa đông 1947. Sau đó là việc cầm giữ hàng ngàn người – 80,000 theo thừa nhận của Tổng Bí thư Đảng Gheorghiu-Dej năm 1962 – chống đối chương trình tập thể hóa cưỡng bức bắt đầu từ 1949.

Không đầy đủ khi quy nguyên nhân thiếu chống đối chủ nghĩa cộng sản ở Romania chỉ vì bộ máy an ninh hiệu quả. Những yếu tố khác như quan hệ giữa các hệ thống chính thức và phi chính thức trong xã hội, và sự ăn ở hai lòng cũng đóng vai trò lớn. Quan hệ gia đình gần gũi cho phép con người ta đối đầu với khủng hoảng dưới thời Ceauşescu. Các mạng lưới người thân hay bạn bè được dùng để đi qua ma trận của bộ máy quan liêu. Ví dụ trong chuyện ẩm thực, được người Romania xem trọng, thịt từ lò mổ nhà nước được bán lén cho người thân, bè bạn của người quản lý lò mổ.

Bất đồng chính kiến

Hồi giữa thập niên 1980, khi một nhà ngoại giao phương Tây hỏi về bất đồng chính kiến ở Romania, một quan chức Đảng Cộng sản trả lời: “Tham nhũng là cách bày tỏ bất đồng của chúng tôi.”

Trước khi bàn về khái niệm “bất đồng” tại Romania, cần làm rõ ý nghĩa của từ này.

Nhiều nhà quan sát Romania nhầm lẫn giữa việc bất tuân phục và cái mà họ gọi là “phản kháng qua văn hóa”.

Tôi xem một người bất đồng chính kiến là người hoạt động bên ngoài hệ thống, là thách thức cho nó, còn một người bất tuân thì hoạt động từ bên trong hệ thống. Cả hai đều bày tỏ sự phản đối chế độ, nhưng mức độ phản đối ở người bất đồng chính kiến thì lớn hơn.
"Nhưng có một cảm giác có tội trong các nhà văn vì sự phục tùng của họ trước chế độ Ceauşescu. Cảm giác này khiến một số người, sau khi Ceauşescu bị lật đổ, trình bày thái độ của họ trong thời cộng sản theo cách họ muốn, chứ không phải theo thực tế."
Bất đồng chính kiến thể hiện công khai, như biểu tình, còn sự bất tuân lại kín đáo hơn. Kể từ sau 1989, thái độ bất tuân của các cây bút sống trong thời Ceauşescu được trình bày như là sự “phản kháng qua văn hóa”. Trong mắt những người này, các tác phẩm của họ là sự phản kháng chế độ, cho dù chúng thường ra mắt công chúng nhờ sự đồng ý hay đồng lõa của giới kiểm duyệt. Nhưng có một cảm giác có tội trong các nhà văn vì sự phục tùng của họ trước chế độ Ceauşescu. Cảm giác này khiến một số người, sau khi Ceauşescu bị lật đổ, trình bày thái độ của họ trong thời cộng sản theo cách họ muốn, chứ không phải theo thực tế.

Cô đơn

Không có người Romania nào lại bằng Doina Cornea trong cố gắng thu hút chú ý đến các chính sách hà khắc của Ceauşescu. Bà Cornea, một giảng viên đại học ở Cluj, bị đuổi việc tháng Chín 1983 vì dùng các tác phẩm triết học phương Tây trong bài giảng.

Trong một loạt thư ngỏ gửi Ceauşescu, phát trên đài Châu Âu Tự do từ 1982 đến 1989, bà lên án sự nhục nhã mà nhà lãnh đạo mang lại cho dân chúng. Thoạt tiên, ta có thể xem sự phản đối của bà đơn thuần là hành động chính trị, vì chúng đòi cải tổ dân chủ, lên án sự tàn phá làng mạc, và bày tỏ đoàn kết với những người đối kháng. Nhưng chúng cũng mang thông điệp đạo đức sâu sắc. Trọng tâm thông điệp của Cornea là niềm tin rằng mỗi cá nhân cần chịu trách nhiệm cho hành động của mình, cần nhận ra rằng việc họ hành động thiếu trách nhiệm cũng có tác động đến cả xã hội. Tội ác lớn nhất của chế độ Ceauşescu, theo bà, là tước bỏ phẩm giá của con người, khiến lo lắng hàng ngày của họ chỉ là cố kiếm sống, nguyên tử hóa và đồng nhất hóa các dân tộc của Romania.
Cornea bị quản thúc năm 1988, một sự hạn chế mà chỉ được tháo bỏ vào ngày 22/12/1989, khi Ceauşescu bị lật đổ.
"Trọng tâm thông điệp của Cornea là niềm tin rằng mỗi cá nhân cần chịu trách nhiệm cho hành động của mình, cần nhận ra rằng việc họ hành động thiếu trách nhiệm cũng có tác động đến cả xã hội. "
Việc rất ít đồng hương phản hồi thông điệp của bà không nên bị xem là thất bại của bà, mà nó chỉ xác nhận sự khó khăn to lớn của nhiệm vụ bà đặt ra, và thành công của Ceauşescu trong việc đe dọa nhân dân.

Phát biểu chỉ năm ngày sau khi vợ chồng Ceauşescus bị hành quyết ngày Giáng Sinh 1989, nhà phê bình văn học Dan Hăulică nói sự đau khổ dưới thời độc tài là do sự thụ động và thiếu phản kháng. Diễn giải lại lời của danh họa Goya, ông nói “cơn ngủ vùi của một quốc gia sinh ra quái vật”. Ông nói sau 25 năm xấu hổ, Romania đã tìm lại được sự tự trọng. Tự do và phẩm giá, những từ ngữ đã bị làm giả dưới thời Ceauşescu, đã được cuộc cách mạng trả lại giá trị thật.

Di sản

Nhưng cái mà Romania khó rũ bỏ hơn là di sản của sự tuân phục chế độ độc tài.
Phần nào đó, có liên hệ giữa sự tuân phục Ceauşescu và tiến trình cải tổ chậm chạp ở Romania kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Sự tập trung hóa cao độ và "sự khôn ngoan" công nghiệp hóa nhanh chóng không bị thách thức của Ceauşescu khiến đất nước không có được sự linh động để cải tổ chính trị và kinh tế.

Có thể, như một người đã nói, “mức độ nổi loạn cao hơn dưới thời Cộng sản đã tạo ra khác biệt giữa các nước ở Trung-Đông Âu chuyển đổi sang dân chủ nhanh hơn, như Cộng hòa Czech, Hungary và Ba Lan, và những nước mà quá trình này đau đớn và quanh co hơn, như Bulgaria và Romania”.

Dennis Deletant, Giáo sư Danh dự ở University College, London, đã viết ba tác phẩm về Romania thời Cộng sản, gồm Ceauşescu and the Securitate: Coercion and Dissent in Romania, 1965-89 (1996), Romania under Communist Rule (1998), Communist Terror in Romania: Gheorghiu-Dej and the Police State, 1948-1965, (1999).
Bài viết này là một phần trong loạt bài về chủ đề phản kháng trong các xã hội Cộng sản ở châu Âu và Trung Quốc, do Lê Quỳnh thực hiện.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 05:56:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Description: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-suggested-gov-demons-nk-08012012172547.html/000_Hkg4999757-305.jpg

THÔNG BÁO SỐ 02
Của nhóm Nhân sĩ 42 người gửi văn bản Đề nghị Biểu tình
-

Chúng tôi xin thông báo chung diễn tiến tình hình giải quyết văn bản đề nghị biểu tình của lãnh đạo thành phố từ ngày 27/7/2012 đến nay như sau:

Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của chúng tôi ngày 27/7/2012, lãnh đạo thành phố đã triển khai một số biện pháp sau đây :

- Mời một số Công dân là Đảng viên đến gặp Bí thư Đảng ủy phường, Bí thư chi bộ khu phố.
- Mời 3 trong 42 Công dân đến phòng tiếp dân của UBND TP Hồ Chí Minh (phòng họp có thu băng và thu hình ).
- Mời một số Đảng viên và Công dân đến Công an các cấp.
- Một số công dân không được mời.


Một số nội dung được các cấp Ủy Đảng, Ủy ban và Công an TP, quận, huyện, phường xã đã tập trung như sau :

-Đề nghị xác nhận chữ ký trong đơn , hỏi ai soạn thảo và đưa ký
-Biểu tình là vi phạm vì chưa có luật biểu tình , biểu tình bị thế lực thù địch lợi dụng
-Đề nghị rút tên , đảng viên được nhắc nhở biểu tình là vi phạm điều cấm Đảng viên.
-Đề nghị không đi biểu tình.

Tất cả các công dân được mời đều xác nhận đã ký và không rút tên, riêng các đảng viên chấp nhận mọi hình thức kỷ luật Đảng ngay cả khai trừ Đảng.

Một số nhận xét chung :

- Trong tiếp xúc thái độ của các cấp ủy Đảng và Công an tỏ ra ôn hòa, không phủ nhận được cuộc đấu tranh chính nghĩa chống nhà cầm quyền Trung quốc xâm lược của các công dân được mời, hứa chuyển ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các công dân lên cấp trên.
- Biện pháp mời riêng lẻ của các cấp lãnh đạo thay vì mời chung 42 công dân là nhằm ý đồ uy hiếp tinh thần, gây chia rẽ nội bộ và thiếu ý thức tôn trọng đối với các Công dân đã ký tên vào văn bản đề nghị.

Một số đề nghị của tập thể 42 công dân:

- Lãnh đạo thành phố có văn bản phúc đáp đối với văn bản đề nghị của tập thể 42 công dân .
- Tổ chức các cuộc đối thoại công khai như Hội đồng nhân dân thành phố đã từng thực hiện chương trình “nói và làm”.
- Hình thức bày tỏ yêu nước của công dân là đa dạng như biểu tình, mít tinh , hội thảo trong các trường học, cơ quan, xí nghiệp thông qua vai trò của các cấp quản lý và đoàn thể quần chúng, ra tuyên ngôn, tuyên cáo của các hội đoàn quần chúng...Việc lãnh đạo thành phố cho rằng các hoạt động này “dễ bị địch lợi dụng” là vô tình đánh giá thấp vai trò của lực lượng công an, quân đội trợ thủ đắc lực của Đảng và Nhà nước

Trong khi chờ đợi văn bản trả lời của lãnh đạo TP, nếu nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục khiêu khích, gây hấn, thì chúng tôi sẽ có quyết định kịp thời để bày tỏ thái độ yêu nước phù hợp của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2012


Thay mặt tập thể 42 công dân

Theo: Blog HNC
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc8/19/2012 05:39:00 SA4 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Điểm Tin Chủ Nhật 19.08.12

“Activist” là “nhà hoạt động” hay “kẻ phản động”? (Anh Vũ) - “Tóm lại là, NBG ạ, ‘activist’ có phải là nhà hoạt động hay không thì phải xét đến tính Đảng, hiểu rõ chưa? Nếu không có tính Đảng, thậm chí lại như có ý góp ý, phê bình Đảng, thì gọi là ‘kẻ phản động’ là đúng quá rồi, còn oan ức nỗi gì nữa chứ?”
Câu hò Dân chủ (Phạm Hồng Sơn) - “Những người chiếm cương vị lãnh đạo đảng ấy lại đời đời kế tục truyền ngôi cho con cháu, thân hữu, mà lại hò hét là đang thể hiện dân chủ tập thể. Họ tin là dân Việt nam còn ngu, cần đợi nâng cao dân trí rồi mới nói chuyện dân chủ đa nguyên kiểu Tây phương được …mà hỡi ôi, họ lại đang cố bóp tịt một nguồn cung ứng thông tin và kiến thức quan trọng là internet”.
BỐ NGÔ MINH 57 NĂM NAY HỒN KHÔNG NHẬP XÁC (Ngô Minh) - “Đội CCRĐ bắt ông cùm 5 tháng, đánh đập, tra tấn, đấu tố triền miên. Cuối cùng , ngày 6 tháng 3 âm lịch năm Bính Thân (1956), chúng đưa ông ra xử bắn một cách tàn bạo …”
Thái độ trịch thượng của TQ trong vụ Senkaku (PNTP) - Trong bài xã luận đăng trên website Tân Hoa xã (THX) ngày 18/8, Bắc Kinh “khen ngợi” Nhật Bản đã có một quyết định “khôn ngoan” khi trả tự do cho nhóm các nhà hoạt động TQ xâm phạm quần đảo tranh chấp.
Tàu chiến Mỹ đến Philippines (VNN) - Hải quân Philippines hôm qua cho biết rằng họ đang chờ tàu khu trục của Mỹ là USS Milius (DDG69) có tên lửa dẫn đường tới và cập cảng ở Manila trong ngày hôm nay.
Tư tưởng lớn gặp nhau (Nguyễn Thông) - Nói chung, đã ngã đánh uỵch rồi thì đừng lý sự nữa. Cứ im đi là tốt nhất. Ồn ào một chập rồi cũng sẽ qua. Cả nước còn đang lo chống Tàu cộng, chả ai hơi đâu mà bới mãi thùng rác.
Bàn thêm về cái gọi là “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận” (BVN) - Nếu có gì đáng gọi là kỳ quặc về việc một hội như Hội Nhà văn Việt Nam mà lại mở một hội thảo về Thi vân Yên Tử thì nói cho cùng chính là ở chỗ ấy.
Quy định trái luật “lọt cửa” hàng loạt cơ quan (NLĐ) - Thông tin bí mật cá nhân liên quan đến Luật Dân sự và luật này phải được coi là luật gốc. Xây dựng các luật khác cũng như nghị định, thông tư hướng dẫn không thể trái với luật gốc. Rõ ràng Nghị định 170 và Thông tư 27 đã có nội dung trái với Luật Dân sự nhưng không hiểu sao lại “lọt cửa” hàng loạt cơ quan xây dựng, thẩm định.
Dân chẳng muốn làm nạn nhân của tham nhũng (Bee) - Khi vào Đảng, khi được bổ nhiệm thì họ giơ tay thề là hy sinh suốt đời cho lý tưởng cách mạng, cho dân tộc, nguyện làm người công bộc, người đầy tớ của dân. Nhưng ngồi ấm chỗ là người ta quên hết thì phải.
Lượng khí thải CO2 của Mỹ giảm đáng kinh ngạc (RFI) - Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) hôm qua 17/08/2012 cho biết, lượng khí dioxit cacbon thải ra của Mỹ đã giảm xuống một cách ngoạn mục trong năm 2011, và tiếp tục giảm trong quý I năm 2012.
Bình Nhưỡng dọa xét lại thỏa thuận đổi hạt nhân lấy lương thực của Mỹ (RFI) - Hôm nay, 18/08/2012, AFP dẫn lại tin của tạp chí Mỹ Foreign Policy, cho biết phái cứng rắn trong chính quyền Bắc Triều Tiên không muốn khôi phục thỏa thuận 29/02/2012 với Hoa Kỳ. Theo thỏa thuận này, Bắc Triều Tiên cam kết từ bỏ tham vọng hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực của Mỹ.
TS Nguyễn Xuân Diện : "Không phải ai cũng thích nghe sự thật" (RFI) - Vừa qua Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ra quyết định xử phạt hành chính đề ngày 06/08/2012 đối với tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một blogger nổi tiếng của Việt Nam, thường tường thuật tin tức về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông, cũng như bênh vực những người dân bị áp bức.
Nam Phi bắt đầu điều tra về vụ thảm sát Marikana (RFI) - Cuộc điều tra đầu tiên đã được mở ra hôm nay 18/08/2012 để xác định trách nhiệm của cảnh sát trong vụ bắn vào các thợ mỏ ở Marikana đình công hôm thứ Năm 16/8 làm cho 34 người chết. Trong khi đó cả nước Nam Phi đang đặt ra câu hỏi về các nguyên nhân sâu xa của xã hội, đã dẫn đến thảm kịch trên đây.
Cảnh sát Hồng Kông tấn công Hội Tam Hoàng (RFI) - Những xấp tiền còn mới tinh, mã tấu, thanh sắt, máy vi tính, cờ mạc chược, thuốc phiện, thuốc lá giả và đĩa hình khiêu dâm là kết quả mà cảnh sát Hồng Kông thu được trong chiến dịch chống băng đảng quy mô, có tên gọi là « Cú sấm sét ». Nhưng theo Le Monde, cuộc chiến chống hội Tam Hoàng còn lâu mới kết thúc.
Syria tăng cường không kích sau khi Liên Hiệp Quốc chỉ định tân đặc sứ (RFI) - Quân đội chính phủ Syria hôm nay 18/08/2012 đã dồn dập tấn công nhiều cứ địa của quân nổi dậy, nhất là ở phía Bắc, sau khi nhà ngoại giao Algérie Lakhdar Brahimi vừa được bổ nhiệm làm nhà hòa giải quốc tế mới cho cuộc xung đột.
Mỹ bác bỏ khái niệm "tỵ nạn ngoại giao" dành cho ông chủ Wikileaks (RFI) - Hôm qua, 17/08/2012, về vụ ông Julian Assange, người sáng lập Wikileaks, được Ecuador chấp nhận cho tỵ nạn chính trị và trú ẩn trong cơ quan đại diện ngoại giao của nước này tại Anh, bộ Ngoại giao Mỹ ra thông điệp khẳng định : Washington không chấp nhận khái niệm "tỵ nạn ngoại giao" mà Ecuador muốn dành cho ông chủ trang mạng nổi tiếng này.
Áp lực quốc tế buộc Miến Điện điều tra thêm về bạo động đối với dân Rohingya (RFI) - Dưới sức ép ngày càng mạnh của cộng đồng quốc tế, trong đó có khối ASEAN, Miến Điện hôm nay, 18/08/2012, loan báo thành lập một ủy ban mới, chịu trách nhiệm điều tra về « tình hình bạo động giữa các cộng đồng ». Cách xử lý của Miến Điện trước các vụ bạo động nhắm vào cộng đồng Rohingya ở bang Rakhine trong thời gian qua đã bị quốc tế cực lực chỉ trích.
Úc buộc giới sản xuất thuốc lá dùng một mẫu bao duy nhất (RFI) - Hôm qua, 15/08/2012, Tòa án Tối cao Úc đã bác bỏ hoàn toàn khiếu nại của các tập đoàn công nghiệp thuốc lá, về quy định việc các vỏ bao thuốc lá phải tuân theo một mẫu duy nhất, để hạn chế ảnh hưởng của thuốc lá.
Cam Bốt cử người đến Philippines thay thế cựu đại sứ vừa bị triệu hồi (RFI) - Theo tiết lộ của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, hôm qua 17/08/2012, Phnom Penh đã quyết định chọn một nhà ngoại giao nữ để làm đại sứ Cam Bốt ở Manila, thay thế cho vị đại sứ cũ, bị triệu hồi sau khi đã công khai chỉ trích Việt Nam và Philippines là đã chơi trò “chính trị dơ bẩn tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng Bảy vừa qua.
Bão Kai-Tak làm 4 người thiệt mạng ở Việt Nam (RFI) - Trận bão Kai-Tak, hay bão số 5, đổ vào miền Bắc Việt Nam tối hôm qua 17/08/2012, khiến bốn người thiệt mạng. Theo báo chí trong nước, bão Kai-Tak đổ vào Quảng Ninh và các tỉnh miền Đông Bắc Việt Nam, đã gây mưa lớn khiến nhiều vùng bị ngập.
Bài 22 : Hành vi đáng ngờ (RFI) - Lưu Quang đã có thêm một manh mối để điều tra : một màng lưới buôn lậu. Nhưng ai ở trong màng lưới này ? Anh phát hiện ra những hoạt động của René Dubonpré tại chợ trời Clignancourt, và quyết định đến tận nơi để xem xét. Tại đấy, Lưu Quang thấy René và Etienne nói chuyện với nhau một cách rất khả nghi. Thế là anh vội vàng nấp kín rồi bỏ đi ngay để khỏi bị hai người này phát giác !
Bài 21 : Một bức thư bí hiểm (RFI) - Lưu Quang quyết định tìm hiểu thêm về những người quen biết Nadia, để xem ai là người chủ mưu vụ trộm. Anh phải đến đồn cảnh sát và phải chứng minh được là mình vô tội. Ông cò Magne vừa có một tang vật mới : một bức thư nặc danh tố cáo một màng lưới buôn lậu các tác phẩm nghệ thuật, và ông nghi là Lưu Quang thuộc màng lưới đó.
Quốc tế chỉ trích Nga kết án Pussy Riot 2 năm tù (RFI) - Chiều hôm qua 17/08/2012, tòa án Nga tuyên án 2 năm tù đối với ba nữ ca sĩ ban nhạc Pussy Riot, bị buộc tội có « hành động côn đồ », « kích động hận thù tôn giáo ». Ngay sau đó, Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia lên án chính quyền Nga tấn công vào quyền tự do ngôn luận, và yêu cầu hủy bỏ bản án.
Hoa Kỳ lại cho một khu trục hạm ghé cảng Philippines (RFI) - Theo thông báo của cả Hải quân Philippines lẫn Đại sứ quán Mỹ tại Manila, khu trục hạm Mỹ USS Milius sẽ ghé cảng Manila từ hôm nay 18/08 cho đến ngày 21/08/2012. Vào lúc Washington và Bắc Kinh đang tranh cãi trên hồ sơ Biển Đông, chính quyền Manila cố tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa của chuyến ghé cảng này.
150 nhà hoạt động Nhật sẽ đến Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Theo AFP, từ hôm qua 17/08/2012, khoảng 150 người Nhật trong đó có cả các dân biểu và những nhà hoạt động có khuynh hướng dân tộc, đã sẵn sàng đi thuyền đến Senkaku /Điếu Ngư, quần đảo tranh chấp đang gây sóng gió trong quan hệ Nhật - Trung.
Tiếp tục nghi ngờ về vụ Cốc Khai Lai (BBC) - Nhiều người ở Trung Quốc bày tỏ nghi ngờ về vụ án Cốc Khai Lai, trong lúc phán quyết sắp đưa ra trong ngày 20/8.
Liverpool bị West Brom 'hạ nhục' 3-0 (BBC) - Liverpool bất ngờ bị chủ nhà West Brom thắng đậm với ba bàn trắng ngay trong ngày đầu khai mạc giải Ngoại hạng Anh Premier League.
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn 'phấp phỏng' (BBC) - Gia đình của ông Đoàn Văn Vươn nói vẫn chưa được gặp thân nhân và cũng không biết bao giờ vụ việc được xét xử.
Quốc tế phê phán bản án cho Pussy Riot (BBC) - Nước Nga đối mặt với cơn bão quốc tế chỉ trích bản án vừa tuyên phạt ba thành viên của ban nhạc Pussy Riot.
Máy bay chở bộ trưởng Philippines gặp nạn (BBC) - Bộ trưởng Nội vụ Philippines và hai người khác mất tích sau khi máy bay rơi xuống vùng biển ngoài khơi đảo Masbate.
Lonmin thúc giục thợ mỏ trở lại làm việc (BBC) - Giới chủ kêu gọi thôi bãi công để tránh tổn thất kinh tế trong lúc Tổng thống Nam Phi yêu cầu điều tra vụ đụng độ chết người ở mỏ Marikana.
Ăn chay mặc váy rau xanh vì Trái Đất (BBC) - Tổ chức bảo vệ động vật PETA mặc váy bằng rau xanh cho người mẫu tại Hà Nội để nêu thông điệp môi sinh.
Anh muốn giải quyết êm thấm vụ Assange (BBC) - Anh muốn "giải pháp êm thấm" cho khủng hoảng ngoại giao liên quan tới nhà sáng lập Wilileaks sau khi Ecuador cho ông này tị nạn.
Giết bạn cùng phòng 'vì hát tiếng Việt' (BBC) - Một cụ già có thể chịu mức án tù 25 năm với tội giết cụ ông gốc Việt 94 tuổi sau khi điên tiết vì nạn nhân hát tiếng Việt.
Chú của Kim Jong-un gặp Hồ Cẩm Đào (BBC) - Hội đàm là sự kiện trao đổi ngoại giao cao cấp nhất giữa Bắc Hàn và Trung Quốc kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền
Đảng mở chiến dịch tự phê để làm gì? (BBC) - Nhà nghiên cứu Carl Thayer nhận định chiến dịch hiện nay ở Việt Nam là nhằm giải quyết căng thẳng trong quan hệ giữa Đảng và Nhà nước.
RSF lên tiếng về ông Phạm Chí Dũng (BBC) - Tổ chức Phóng viên không Biên giới bày tỏ quan ngại về việc ông Phạm Chí Dũng, một cây bút ở TP Hồ Chí Minh, bị bắt vì nghi tội lật đổ.
Cảnh sát biển VN nhận máy bay tuần tra (BBC) - Chiếc máy bay tuần tra C212-400 đầu tiên mua từ hãng Airbus vừa được Trung đoàn không quân 918 đón nhận.
Xuất khẩu Singapore vào Á châu tăng (BBC) - Doanh số xuất khẩu trong tháng Bảy của Singapore tăng mạnh nhờ thị trường Á châu, trong lúc lượng hàng xuất đi Mỹ và Âu châu giảm.
Hà Nội 'lại thành sông' sau bão Kai Tak (BBC) - Cơn bão số 5, hay bão Kai Tak, làm thủ đô Hà Nội ngập lụt nặng nề ở nhiều nơi.
Biểu tình Việt Phi vì Biển Đông? (BBC) - Cộng đồng người Mỹ gốc Việt và Philippines dự định cùng tập hợp ở Washington DC để phản đối hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.
'Nhân vật số hai' của Bắc Hàn (BBC) - Sự nghiệp không suôn sẻ của Chang Song-taek, nhân vật đang được xem là đầy quyền lực ở Bắc Hàn.
Cầu thủ châu Phi ở giải Premier League (BBC) - BBC điểm qua một số cầu thủ châu Phi nổi bật ở giải Premier League trước mùa bóng.
Dân Á-Mỹ Biểu Tình Chống Trung Quốc (VietBao) - Đòn tinh vi khi chống một ngân hàng Trung Quốc tại Hoa Kỳ
RSF Lo về Nhà Báo Phạm Chí Dũng (VietBao) - Bản tin BBC hôm Thứ Sáu cho biết, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (Reporters sans Frontieres - RSF) vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc ông Phạm Chí Dũng, một cây bút ở TP Sài Gòn hiện đang bị chính quyền bắt giam.
Bình Dương: 3 Tháng Chưa Có Lương, 1000 Thợ Đình Công (VietBao) - Bình Dương: Hơn 1.000 công nhân may đình công tại tỉnh Bình Dương từ cả tuần nay, nhưng chính quyền đã bỏ mặc.
Sát Thủ Thú Tội Đánh Chết Cụ VN 94 Tuổi Hát Tiếng Việt (VietBao) - SANTA ANA, Calif.-- Sát thủ đã bị kết tội giết ông cụ Manh Van Nguyen, 94 tuổi, trước tòa án Quận Cam.
20,500 Đôi Giày Giả Hiệu Từ TQ Nếu Qua Lọt Sẽ Được Bán Lậu (VietBao) - LOS ANGELES - Nếu bạn thấy 1 đôi giày cao gót sang trọng bán với giá khó tin, thì chắc là đúng.
Nga: Tam Ca Pussy Riot Bị Kết Án 2 Năm Tù (VietBao) - MOSCOW - 3 nữ ca nhạc sĩ trình diễn kinh cầu nguyện chống chế độ trong nhà thờ bị quy tội gây rối và bị kết án 2 năm tù.
Chiến Tranh Chống TC (VietBao) - Chiến tranh thế giới thứ ba đã manh nha và bắt đầu, ít nhứt trên phương diện kinh tế và thương mại chống quân Tàu Cộng.
Tầu Làm Không Nói, Việt Nam Nói Không Làm (VietBao) - “Có thể nói rằng chủ quyền lãnh thổ nước ta đang đứng trước thử thách lịch sử rất to lớn.
Bức tường của bà Bộ trưởng (Đào Tuấn) - “Mới nói bức tường cao nhất mà bà Bộ trưởng cần vượt qua không phải là bức tường thô thiển xây bằng gạch vữa ngăn cách giữa Bạch Mai và Việt Pháp, cũng không phải bức tường viện phí chênh lệch giữa công và tư, mà đó là ‘bức tường y đức’.”
Khi uống thuốc không kịp thời hoặc không đủ liều (Trần Kinh Nghị) - “Đảng có những căn bệnh trầm kha trong cơ thể (*) nhưng lúc nào cũng coi thường lời khuyên của các bác sĩ, ngại đi khám bác sĩ và rất ngại dùng thuốc. Nếu phải uống thuốc, Đảng chỉ thích uống những loại thuốc có võ bọc đường có tên là ‘4 tốt’, ‘16 chữ vàng’ mua bên TQ về, nhưng chê những loại thuốc đắng của các nhân sĩ , trí thức và nhân dân trong nước kính biếu”.
Nhân sở 4T Hà Nội xử phạt hành chính blogger Nguyễn Xuân Diện, thử hỏi bác sĩ của Đảng là ai? (Quê Choa) - “Đánh được hai đế quốc to nhưng không biết bác sĩ là ai, coi đám bác sĩ là bọn phản động, là đám gây rối, là lũ cơ hội… thì ốm đau vẫn hoàn ốm đau, để cho ‘ung thư di căn rồi’- như ông Lê Khả Phiêu đã phán- vẫn còn đánh đuổi bác sĩ thì có mà trời cứu. Hu hu”.
Lỗi của Blogger (Sơn Thi Thư) - “Đúng vậy, lỗi của ngươi là ở đó, khi cả xã hội sự giả dối, khốn nạn đang lên ngôi mà ngươi lại dám nói lên sự thật, dám bênh vực những kẻ cùng đinh thì sự vi phạm đã rõ như ban ngày còn kêu ca cái gì nữa ?”








No comments:

Post a Comment

View My Stats