Written
By Biên tập viên on Thứ bảy, ngày 04 tháng tám năm 2012 | 8/04/2012 09:46:00 SA
Tin Mới Nhất
Trên Facebook, nhà báo Lê Diễn Đức nhận định:
Mặc dù không diễn ra với quy mô lớn, rầm rộ vì bị
công an, mật vụ và đám sai nha đỏ nhiều như gián bao vây, theo dõi, đe dọa và
bắt giữ nhiều người trước và trong ngày chủ nhật, cuộc xuống đường của dân
chúng sáng ngày 5/8 tại Hà Nội chứng minh hùng hồn rằng, nhà cầm quyền phò Tàu
không thể nào ngăn cản được lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm.
Tôi không hiểu nổi một tập đoàn lãnh đạo mà người nào cũng đeo lủng lẳng mác
tiến sĩ lại có thể ngu xuẩn đến mức không ý thức được rằng, lòng yêu nước và tinh
thần chống bành trướng Bắc Kinh xâm lược đã ngấm vào máu thịt của người Việt từ
ngàn đời nay, không một bạo lực nào có thể thay đổi được máu của người Việt.
Bạo quyền Ba Đình và Bắc triều còn phải đối diện dài dài!
Video bạn đọc: Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
tại Hà Nội 05-08-2012
Đàn áp người yêu nước trong khi đất nước đang bị Tàu
Ô xâm chiếm thực sự (toàn bộ đảo Hoàng Sa, một phần Trường Sa) và đang giương
móng vuốt hung hăng đe doạ trên biển Đông suốt thời gian gần đây, tập đoàn lãnh
đạo ĐCSVN đã tự lột trần bản chất phản bội lại nhân dân, phản bội lại truyền
thống của Tổ Tiên, bán rẻ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc. Lịch sử sẽ ghi
tạc và không bao giờ tha thứ.
Tôi cũng tin rằng, với lời kêu gọi của 42 nhân sĩ,
trí thức tại Sài Gòn, những người từng gắn bó, dấn thân cho chế độ, sẽ thôi
thúc đông đảo dân chúng xuống đường vào một ngày gần đây tại Sài Gòn.
Bạo quyền có thể đàn áp một trăm, vài trăm người nhưng nếu hàng ngàn, hàng chục
ngàn người cùng lúc gióng lên tiếng nói trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy sẽ
làm bạo quyền run sợ, chùn bước. Đó là điều chắc chắn. Chỉ cần bằng mọi cách
vận động sâu rộng, thức tỉnh rất nhiều những con người đã bị bộ máy tuyên
truyền của chế độ lừa gạt hoặc không tiếp cận được thông tin.
Video: Đàn áp, bắt bớ người biểu tình yêu nước
Bé Phú, con trai chị Trần Thị Nga đang ngóng mẹ.
Theo tường thuật của Blog Nguyễn Xuân Diện, lúc chị Trần Thị Nga (hiện đang
mang bầu) bị bắt lên xe rồi đưa đi, bé Phú con chị vẫn ở bên dưới đường. Bị lạc
mẹ, bé Phú khóc ầm ĩ, nhưng đã được bạn biểu tình thay chị giúp chăm sóc.
Ảnh Facebook Alfonso Vova
10:15 - Cập nhật danh sách những người bị bắt:
1. Cụ Lê Hiền Đức, 2. Nguyễn Lân Thắng, 3. Lê Dũng,
4. Trịnh Anh Tuấn (DakLak - Facebook Gió Lang Thang), 5. Lã Việt Dũng, 6.
Nguyễn Tường Thụy, 7. Phương Bích, 8. Nguyễn Chí Đức, 9. Dương Thị Xuân, 10.
Nhà giáo - CCB Nguyễn Anh Dũng, 11. Đào Lê Viết Sĩ, con ông Đào Tiến Thi, 12.
Hai ông bà Khánh Trâm, 13. Nguyễn Văn Ngoan (Thụy Sĩ), 14. Trần Thị Nga (Hà
Nam), 15. Phạm Mạnh Tùng, 16. Phạm Văn Hưng, 17. Phạm Thị Nga (SV Ngân Hàng),
18. Nguyễn Hồ Thu Hà (Học sinh THPT Việt Đức), 19. Vũ Văn Bách (Sinh viên), 20.
Nguyễn Văn Dũng (Việt Trì, Phú Thọ), 21. Nguyễn Xuân Hòa ( Thanh Hóa), 22.
Nguyễn Thành Tiến (Sinh viên), 23. Ông Hùng, NXB Giáo dục, 24. Nguyễn Hồng
Kiên(Theo TTXVA)
25. Lê Anh Hùng
....
Ước tính, số người bị bắt giữ khoảng 38 người. Đa số
đang bị giam giữ trái phép tại Trung tâm lưu trú Lộc Hà (Xã Liên Hà, huyện Đông
Anh)
Trại giam trá hình Lộc Hà (Xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) - nơi đang
giam giữ những người biểu tình yêu nước. Ảnh chụp lúc 11:00
09:30 - Những người bị CA bắt giữ đưa lên xe bus
được biết có anh Nguyễn Chí Đức, bà Lê Hiền Đức, Blogger Nguyễn Tường Thụy, chị
Phương Bích...
09:20 - CA tiếp tục trấn áp, bắt người lần 2. Khoảng
15 bạn trẻ bị bắt đưa lên xe bus, có lẽ sẽ bị áp giải về Lộc Hà.
Người biểu tình bị bắt. Ảnh: Facebook Người Buôn Gió
09:10 - Bất chấp sự đàn áp, bắt bớ của cơ quan CA, cuộc
biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra. Theo quan sát, một nhóm rất đông các bạn thanh
niên đang tuần hành hô vang các khẩu hiệu yêu nước.
Bất chấp sự đàn áp, cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn
ra
*
08:55 - Thông tin ban đầu cho biết, hàng chục người
đã bị CA trấn áp, bắt lên xe bus đưa về đâu không rõ. (Có thể trên 30 người đã
bị bắt)
08:45 - Lực lượng CA đã có những hành vi xô xát, trấn áp người biểu tình. Một
số người đã bị bắt đi. Lực lượng côn đồ đeo băng đỏ xuất hiện trở thành tay sai
đắc lực cho CA trấn áp người biểu tình yêu nước.
08:35 - Mọi người đang nỗ lực tập trung trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ.
Ngay lập tức, lực lượng công an với quân số đông đảo ập đến yêu cầu giải tán.
Tổng đài bán nước chỉ huy đàn áp biểu tình hay xe
phá sóng?
*
Danlambao - Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ
4 dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 08:30 sáng nay, 05/08/2012. Trước ngày biểu tình,
theo ghi nhận đã có một số lời đe dọa được gửi đến về một cuộc trấn áp sẽ xảy
ra. Tuy vậy, bất chấp những đe dọa dưới nhiều hình thức, khả năng cuộc biểu
tình sẽ vẫn tiếp tục nổ ra nhằm thể hiện thái độ của người dân trước những hành
vi gây hấn ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Người biểu tình đang nỗ lực tập hợp trước khu vực
tượng đài Lý Thái Tổ
Ảnh chụp lúc 08:35 trước tượng đài Lý Thái Tổ
Cũng như những ngày chủ nhật biểu tình trước, lực
lượng công an tại Hà Nội đã lên kế hoạch ứng phó từ rất sớm. Theo quan sát, từ
7 giờ sáng, hai chiếc xe bus đã án ngữ chờ sẵn trước khu vực tượng đài Lý Thái
Tổ.
Các tuyến đường hướng về khu vực Tòa Đại sứ quán
Trung Quốc đều có bố trí hàng rào sắt để sẵn, khi cần sẽ được mang ra chắn
ngang để chặn đường.
Hiện tại, theo quan sát thì lực lượng công an mặc
sắc phục có vẻ ít hơn những lần trước, tuy nhiên những CA thường phục vẫn có
mặt đông đủ. Đáng chú ý, có sự xuất hiện của rất nhiều xe chuyên dụng cảnh sát
đủ loại.
Một số hình ảnh ghi nhận trước giờ biểu tình tại Hà
Nội:
Trước cửa Nhà hát Lớn Hà Nội
Hai chiếc xe bus chờ sẵn
Hàng rào có mặt khắp nơi
Trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc
Tin, Ảnh: CTV Dân Làm Báo và Facebook
Theo Dân Làm Báo
Hiện nay, có nhiều người đưa ra lý lẽ: “Lãnh đạo cái
lũ dân ngu này phải có kế sách mới được. Chính phủ định làm việc gì cứ thế mà
làm, không cần thông báo, giải thích hay chờ đợi gì cả. Còn khi nào dân chúng
có tri thức, đạo đức thì đưa họ đến với văn minh cũng chưa muộn.” Nhưng theo
tôi, nếu thực hiện theo cách nói trên thì sẽ thất bại ngay từ đầu. Vì sao vậy?
Đã bao năm, nhân dân phải chịu nhiều khổ đau dưới
chế độ chính trị chuyên quyền. Điều nghĩ trong lòng không dám nói ra miệng, hay
sẵn sàng nói láo miễn sao khỏi mang vạ vào thân, lừa đảo cũng được cho qua.
Gian dối, nguỵ tạo trở thành cách sống. Không thành thật trở thành thói quen
hàng ngày. Làm sai không dám nhận, lại còn tiìm cách đổ lỗi cho người khác.
Không còn ai biết hổ thẹn, biết tức giận, chỉ biết suy bì tị nạnh, ghen ăn tức
ở. Còn việc nước, việc quốc gia là việc “chùa”, hơi đâu mà lo nghĩ.
Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp nhằm thay đổi
những tập quán xấu nói trên, lúc khuyên nhủ, khi răn đe, đôi khi dùng cả quyền
lực cưỡng chế dân chúng… Nhưng các biện pháp hầu như đều phản tác dụng, dường
như chỉ càng làm cho người dân thêm mất lòng tin nơi chính phủ. Trên xa lánh
dưới, dưới chẳng muốn gần trên. Theo thời gian cái sự xa lánh ấy tạo ra cho mỗi
tầng lớp trong xã hội một khí chất khác nhau. Và người ta gọi chúng là “khí
chất Võ sĩ”, “khí chất Thị dân”. Khí chất này, nếu chỉ nhìn vào từng cá nhân
hay chỉ nhìn phiến diện thì khó thấy. Nhưng nếu nhìn vào tổng hợp các hiện
tượng xã hội thì chúng ta sẽ hiểu rõ thực trạng của nó.
Phải công nhận là trong các quan chức chính phủ hiện
nay có rất nhiều người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Bản thân tôi, khi nhìn vào
các quan chức đó cũng phải thừa nhận họ không có điểm gì đáng phàn nàn cả,
ngược lại ở họ có nhiều điểm rất đáng học hỏi. Nhưng khi họ tập hợp trong chính
phủ thì không hiểu sao công việc cứ rối nhhư tơ vò. Chính phủ đã vậy, còn dân
chúng thì sao? Trong nhân dân, có không ít người trung thực, chính trực. Nhưng
không hiểu sao, mỗi khi quan hệ với chính quyền thì nhân cách lại thay đổi, trở
nên dối trá, nguỵ biện, trơ tráo, lừa dối cả chính quyền. Quan chức và dân
chúng trong một nước mà cứ như là hai cái đầu trên một cái cổ vậy.
Trên cương vị cá nhân thì người nào cũng tỏ ra thông
thái. Nhưng hễ trở thành quan chức chính quyền chì sự thông thái thường thấy
lại biến đi đâu mất. Khi đứng một mình thì ai nói cũng hay cả. Nhưng khi tập
hợp nhau trong một tập thể thì cái cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược thường
xuyên xảy ra.
Tôi buộc phải nói rằng chính phủ Nhật Bản hiện nay
là một tổ chức của nhiều người có tri thức, tập hợp nhau lại để làm một việc hồ
đồ. Có lẽ họ đã không thể phát huy được cá tính vì bị trói buộc bởi nếp nghĩ
theo kiểu “chủ nghĩa bình yên vô sự”.
Chính sách của chính phủ không hiệu quả cũng do vậy.
Bằng một số kế sách như dùng những lời lẽ hoa mỹ mị dân, dùng quyền lực, áp đặt
văn minh… chính phủ có thể giật dây được dân chúng. Nhưng như thế cũng chỉ là
nhất thời mà thôi. Chính phủ trị dân bằng uy quyền thì dân sẽ đáp lại bằng sự
giả vờ chấp hành. Chính phủ lừa dối dân thì dân cũng sẽ tạo ra vỏ bọc hữu hiệu.
Mà cứ như vậy thì không thể chỉ dựa vào quyền lực để thúc đẩy văn minh xã hội.
ĐÁNG BUỒN LÀ NƯỚC TA CHỈ CÓ NGƯỜI NHẬT MÀ KHÔNG CÓ
QUỐC DÂN NHẬT
Vậy phải làm cách nào để khai hoá văn minh tại nước
ta? Trước hết phải quét sạch “cái khí chất” đã thấm sâu trong lòng người. Dùng
biện pháp hành chính mệnh lệnh của chính phủ cũng khó. Thuyết giảng cho từng
người chắc chắn sẽ thất bại. Cần phải có những người gây dựng được sự nghiệp mà
mọi người dân đều tự giác tham gia, phải đặt ra mục tiêu rõ ràng để nhân dân
tin cậy.
Thế thì ai sẽ là người làm được việc này? Trong giới
Nông, Thương rõ ràng chẳng có ai. Trong giới học giả Quốc học hoặc Nho học cũng
không thấy gương mặt nào. Xem ra chỉ có những người trong nhóm Tây học là có
thể gánh vác được nhiệm vụ đó. Gần đây, những nhà Tây học tăng lên đáng kể. Họ
đọc sách dịch, nghiên cứu văn minh châu Âu. Tuy vậy, không phải ai trong số họ
cũng đều hiểu được cặn kẽ về văn minh phương Tây. Ngược lại có nhiều người hiểu
được, lý giải được, cắt nghĩa được nhưng lại không sao biến chúng thành hiện
thực. Họ nói được nhưng không làm được điều mình nói.
Hiện nay, thực tế cho thấy hầu hết các nhà Tây học
xã hội ta đều chỉ mơ đến một chức vụ cao trong chính phủ, họ không màng làm
trong khu vực tư nhân. Nhận thức của họ chẳng khác là bao so với các nhà Nho
học trước đây, học để ra làm quan. Bụng dạ hủ nho đội lốt Tây Âu, đúng y như
câu nói của người xưa: “Bình mới rượu cũ”. Đương nhiên, trong số các nhà Tây
học đang làm quan chức chính phủ, không phải tất cả đều háo danh, tham lam bổng
lộc. Suy cho cùng, nó là kết quả của quan niệm giáo dục cố hữu ở nước ta: “Làm
quan là cách tiến thân tốt nhất trong mọi cách tiến thân”. Trong suốt hàng ngàn
năm qua, quan niệm đó đã thấm sâu vào máu thịt, đã thành nếp trong suy nghĩ của
con người. Chính vì thế mà từ đời này qua đời khác, người ta chỉ học để làm
quan chứ có ai muốn học để làm dân đâu. Làm quan đã trở thành cái đích trong
cuộc đời. Ngay cả các bậc tiên sinh danh giá cũng không thoát khỏi ảnh hưởng
đó. Tuy nhiên, xu hướng “làm quan” cũng là điều dễ hiểu vì khí chất xã hội đã
khiến người ta phải như vậy. Cứ thế, trào lưu “quyền lực là chìa khoá vạn năng”
nhiễm sâu vào lòng người. Nên dân ta ai cũng chỉ muốn làm công sở chính quyền,
rồi tìm cách leo lên hàng quan chức chính phủ để có quyền hành và bổng lộc. Thí
dụ: gần đây trên các tờ báo, hiếm thấy bào viết nào có ý kiến ngược lại với ý
kiến chính phủ. Lâu lâu chính phủ đưa ra được một vài chính sách cải cách nho
nhỏ, tức thì những bài viết tán dương tâng bốc chính phủ xuất hiện đầy rẫy trên
mặt báo. Những bài viết như vậy có khác nào thái độ phỉnh nịnh khéo léo của các
cô gái làng chơi để lấy lòng khách mua hoa đâu. Tệ hại hơn nữa, những người
viết bài đó lại chính là những thành viên trong nhóm Tây học. Thật khó có thể
chấp nhận. Họ đâu có phải là “gái làng chơi” và lại càng không phải là những kẻ
tâm thần hay thiếu hiểu biết.
Thái độ xu nịnh và suy nghĩ cơ hội đang đầy rẫy
trong xã hội Nhật Bản như hiện nay là do đâu? Vì chưa có một minh chứng thực tế
nào chứng tỏ có tự do dân quyền trong xã hội, vì người Nhật Bản đã nhiễm quá
nặng bản chất tính nhu nhược, không còn nhìn ra bản sắc vốn có của mình.
Tóm lại, hiện nay Nhật Bản có chính phủ, có cả dân.
Nhưng có lẽ chúng ta mới chỉ có dân mà chưa có “quốc dân Nhật Bản”. Điều này có
nghĩa là để thay đổi được khí chất trong dân, để tiến hành mở mang văn minh
thành công thì các nhà Tây học hiện nay cũng chẳng giúp ích được gì.
Phạm Hữu Lợi dịch (Nhà xuất bản Trẻ), trích từ tưtưởng.org
Fukuzawa Yukichi, Khuyến học (1872-1876)
Điểm Tin Chủ Nhật 05.08.12
Việc hèn hạ của kẻ tiểu
nhân (VAOL)- Vốn dĩ tôi chưa muốn nêu ra những việc làm hèn hạ của CA
đối với tôi và người thân quen của tôi thời gian qua, mục đích là để các anh có
cơ hội suy nghĩ mà…
Bẻ
gãy vòng kim cô 16 chữ!!! (BNS) - Kinh nhật tụng của tập đoàn chóp bu
Ba Đình từ mấy chục năm nay chính là phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
Tám
nữ đấu thủ cầu lông bị trục xuất khỏi Thế Vận Hội (Nguoi viet)- Tám nữ
đấu thủ cầu lông (badminton) thuộc bốn cặp đánh đôi hôm Thứ Tư đã bị trục xuất
khỏi những cuộc tranh tài ở Thế Vận Hội London vì mánh lới cố tình đánh thua để
tìm lợi thế trong những trận kế tiếp trong vòng tứ kết và bán kết.
Những
cuộc biểu tình không hiếm hoi lắm ở Việt Nam (David Brown)- Trong những
ngày chủ nhật qua, các dịch vụ đưa tin của Phương tây đã tường thuật về những
cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Lượng người biểu tình, chưa bao giờ
đông hơn vài trăm
Hoa Kỳ bắt đầu thu
dọn ‘chất da cam’ tại Việt Nam (Dan luan)- Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về
Chất da cam/Dioxin ước tính cần có 450 triệu đô la để hoàn toàn khử sạch dioxin
tại các điểm nóng và cung cấp sự chăm sóc, giáo dục, cơ hội kinh tế cho những
người bị ảnh hưởng.
Nga có bênh vực VN nếu trở lại Cam Ranh? (Mõ làng
chờ) - Nếu nói người Mỹ thực dụng thì có lẽ người Nga bây giờ cũng thực dụng
không kém khi họ thể hiện họ là những tay lái súng quốc tế không hơn không kém.
“Xâm lược mềm (SKĐS) - Thế kỷ XXI, nhân loại đã
chứng kiến sự phát triển của khoa học kỹ thuật với những thông tin nhanh nhạy,
rộng khắp, mọi chuyện trên trái đất chỉ sau ít phút cả thế giới đã tường. Thế
nên chuyện đem súng ống đạn dược của “cá lớn” toan nuốt “cá bé” hình như thành
chuyện lố trước văn minh và lương tri nhân loại.
Chiến trường giữa Thủ đô (ĐàoTuấn) - Không thể vì
bãi cho ô tô mà có thể chơi trò đỏ đen với tính mạng người đi bộ. Càng không
thể vì tiền mà xúc phạm đến sự kiên nhẫn của những người dân hàng ngày chung
sống với triền miên tắc đường.
Ma
Làng (TTXVA)- Nhiều cá nhân đã bị xử lý, nhưng nhiều con sâu khác vẫn
nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Không những thế, hành vi bao che, câu kết thành
một quy mô từ dưới lên trên hiện vẫn đang tồn tại, khi sự việc vỡ lở thì đùn
đẩy, trốn tránh trách nhiệm.
Tương
lai chúng ta là Biển Đông (TVN)- “Với diện tích canh tác giới hạn và có
xu hướng thu hẹp do phát triển công nghiệp, do biến đổi khí hậu…, sản lượng gạo
thặng dư để xuất khẩu có thể giảm dần theo thời gian khi dân số tăng lên. … Tuy
nhiên, điều may mắn là chúng ta còn có biển … “
Diễn
biến xấu ở Biển Đông (TVN) - Học giả về Đông Nam châu Á Joshua
Kurlantzick đã phân tích trong bài viết gần đây đăng trên “Council on foreign
relations”.
Bộ
Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông (TTXVN)- Ngày 3/8, Quyền
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell đã ra tuyên bố thể hiện sự
lo ngại về tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, đặc biệt là việc Trung
Quốc nâng cấp hành chính "thành phố Tam Sa" và thành lập đơn vị đồn
trú quân sự mới.
Ai
hưởng gói hỗ trợ cá tra 9 ngàn tỷ? (RFA)- Gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng được
chính phủ nhanh chóng thông qua để cứu nghề nuôi và xuất khẩu cá tra, nhưng
phản ứng của nông dân và doanh nghiệp lại đầy tiêu cực một cách bất ngờ.
Tăng
cường vũ trang Guam, làm nhụt ý đồ áp chế (RFA)- Những nhà kế hoạch của
Ngũ Giác Đài sẽ cân nhắc việc phối trí thêm tàu ngầm tấn công và pháo đài bay
ném bom sang châu Á, thể hiện sự chú trọng ngày càng tăng của Hoa Kỳ đến những
mối thách thức về an ninh ở châu Á Thái Bình Dương.
Gay
Pride đầu tiên ở Việt Nam (RFI)- Hãng tin AFP trích lời chị Nguyễn
Thanh Tâm, người phát triển chương trình Viet Pride cho biết là cuộc tuần hành
đầu tiên của giới đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam sẽ diễn ra
ngày Chủ nhật
Hoa
Kỳ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông (VOA)- Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Sáu
cảnh báo Trung Quốc tránh có thêm động thái nhằm siết chặt kiểm soát trong vùng
biển Nam Trung Hoa đang có tranh chấp, mà Việt Nam gọi là Biển Đông
No comments:
Post a Comment