Việt Báo Online
08/02/2012
Một nhà xuất bản quốc nội đã in một tuyển tập nhiều bài viết của
nhà văn Võ Phiến, nhưng ghi với một bút danh cũ là “Tràng thiên.”
Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 1-8-2012 trong mục Sách Mới đã giới thiệu tác phẩm tựa đề “Quê Hương Tôi” với những dòng ngắn gọn như sau:
“Quê hương tôi
Về tác giả và tác phẩm, các trang web bán sách trong nước đã viết ngắn gọn như sau: “Tác giả tên thật là Đoàn Thế Nhơn, sinh ngày 20.10.1925 ở Bình Định. Nhà văn nổi tiếng ở miền Nam thời 1954 – 1975... Quê hương tôi gồm tập Đất nước quê hương in năm 1973 và một số tuỳ bút khác cùng loại”. Nhưng với những độc giả quan tâm đến văn học đô thị Sài Gòn trước 1975, đây là sự trở lại của một tài năng văn học hàng đầu Việt Nam hiện đại dưới bút danh Tràng Thiên. (Nhã Nam & NXB Thời Đại, 2012, 72.000 đồng)”
Trong phần giới thiệu nêu trên, và trên trang bìa tuyển tập, bút hiệu “Võ Phiến” không được nhắc tới.
Người ta không rõ vì sao, nhưng bút hiệu Võ Phiến thực ra được biết tiếng nhiều hơn cả tên thật “Đoàn thế Nhơn” và bút hiệu cũ “Tràng Thiên.”
Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 1-8-2012 trong mục Sách Mới đã giới thiệu tác phẩm tựa đề “Quê Hương Tôi” với những dòng ngắn gọn như sau:
“Quê hương tôi
Về tác giả và tác phẩm, các trang web bán sách trong nước đã viết ngắn gọn như sau: “Tác giả tên thật là Đoàn Thế Nhơn, sinh ngày 20.10.1925 ở Bình Định. Nhà văn nổi tiếng ở miền Nam thời 1954 – 1975... Quê hương tôi gồm tập Đất nước quê hương in năm 1973 và một số tuỳ bút khác cùng loại”. Nhưng với những độc giả quan tâm đến văn học đô thị Sài Gòn trước 1975, đây là sự trở lại của một tài năng văn học hàng đầu Việt Nam hiện đại dưới bút danh Tràng Thiên. (Nhã Nam & NXB Thời Đại, 2012, 72.000 đồng)”
Trong phần giới thiệu nêu trên, và trên trang bìa tuyển tập, bút hiệu “Võ Phiến” không được nhắc tới.
Người ta không rõ vì sao, nhưng bút hiệu Võ Phiến thực ra được biết tiếng nhiều hơn cả tên thật “Đoàn thế Nhơn” và bút hiệu cũ “Tràng Thiên.”
Bìa sách “Quê Hương Tôi.”
Theo các bản tiểu sử phổ biến từ tạp chí Văn Học và các sách đã
in ở hải ngoại, nhà văn Võ Phiến đã từng viết văn từ năm 1942, khi còn học ở
trường Thuận Hóa, . Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943
đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.
Trước 1975, nhà văn Võ Phiến cộng tác thường xuyên với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn... và trở thành một trong những cây bút chính của tờ Bách Khoa, cùng với Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh v.v... Rời nước một tuần trước ngày 30/4/1975, và sau đó định cư tại Los Angeles, làm công chức thuế vụ.
Nhà văn Võ Phiến tại hải ngoại đã chủ trương tạp chí Văn Học Nghệ Thuật từ 1978 đến 1979, và rồi từ 1985 đến 1986. Tờ này trở thàng tiền thân của tờ Văn Học mà sau này nhà văn Nguyễn Mộng Giác tiếp nối.
Hiện nay, nhà văn Võ Phiến đang cư ngụ ở Quận Cam.
Ông nổi tiếng về thể loại tùy bút, tiểu luận, biên khảo.
Có một điều đoán được rằng, nhà xuất bản quốc nội sẽ vẫn chưa có thể đăng các bài có khuynh hướng chống cộng của ông.
Trước 1975, nhà văn Võ Phiến cộng tác thường xuyên với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn... và trở thành một trong những cây bút chính của tờ Bách Khoa, cùng với Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh v.v... Rời nước một tuần trước ngày 30/4/1975, và sau đó định cư tại Los Angeles, làm công chức thuế vụ.
Nhà văn Võ Phiến tại hải ngoại đã chủ trương tạp chí Văn Học Nghệ Thuật từ 1978 đến 1979, và rồi từ 1985 đến 1986. Tờ này trở thàng tiền thân của tờ Văn Học mà sau này nhà văn Nguyễn Mộng Giác tiếp nối.
Hiện nay, nhà văn Võ Phiến đang cư ngụ ở Quận Cam.
Ông nổi tiếng về thể loại tùy bút, tiểu luận, biên khảo.
Có một điều đoán được rằng, nhà xuất bản quốc nội sẽ vẫn chưa có thể đăng các bài có khuynh hướng chống cộng của ông.
No comments:
Post a Comment