CAMSA
Friday, August 03 @ 20:49:50 EDT
Giải Cứu Nạn Nhân Buôn Người Ở Nga
Trong
những tuần qua một vài diễn đàn đã đưa tin về tình cảnh thảm thương của 102
công nhân Việt bị lường gạt, giam cầm, bóc lột, và bỏ đói bởi công ty may mặc
VINASTAR ở gần Moscow, Nga. Đây không phải là trường hợp độc nhất. Tình trạng buôn
lao động từ Việt Nam sang Nga rất phổ biến và qua đường dây mafia gồm xã hội
đen với sự hợp tác của một số giới chức chính quyền và nhân viên công lực.
Sáng ngày 31 tháng 7, Bộ Di Trú, Bộ Nội Vụ và Cảnh Sát
Liên Bang Nga thực hiện cuộc giải cứu cho các nạn nhân VINASTAR. Nhưng họ chỉ giải cứu được cho 69 người. Số còn lại đã bị
bọn buôn người di chuyển đi chỗ khác trước đó. Một số người Việt có lòng ở Nga
đã đóng góp không nhỏ cho việc can thiệp và giải cứu này.
Các nạn nhân, có người sang Nga từ 2
năm nay và có người mới sang vài tháng, đều bị lường gạt. Một số đóng tiền cho
các công ty xuất khẩu lao động. Một số đóng tiền cho các cá nhân môi giới và
chỉ được cấp chiếu khán du lịch để sang Nga. Họ phải vay công mượn nợ để đóng
phí dịch vụ.
Khi đến Nga, họ bị tịch thu tất cả
giấy tờ tuỳ thân, bị bắt lao động 15-16 tiếng và đôi khi 20-22 tiếng một ngày ở
công ty may mặc VINASTAR. Lương nhận chỉ đủ để trả tiền ăn ở, tiền nợ do chủ áp
đặt. Họ không có tiền để gởi về cho gia đình trả nợ. Mùa đông lạnh cắt không có
máy sưởi; mùa hè nóng hầm không có máy điều hoà. Bệnh thì phải tự chữa trị. Nếu
nghỉ bệnh thì bị phạt tiền. Một ít người bỏ trốn, khi bị bắt thì bị đánh đập,
tra tấn dã man và rồi đưa trở lại lao động khổ sai.
Họ và thân nhân ở Việt Nam nhiều lần
liên lạc với những công ty xuất khẩu lao động và người môi giới đi để xin can
thiệp nhưng vô hiệu. Họ gọi cho toà đại sứ Việt Nam ở Moscow cũng không được
giải quyết. Ngày 15 tháng 6, họ viết đơn kêu cứu đến các giới lãnh đạo trong
chinh quyền Việt Nam. Nhưng cũng vô ích.
Không còn cách nào khác, giữa tháng
7, các nạn nhân đình công. VINASTAR cô lập và bắt 8 người chủ chốt đem đi mất.
20 công nhân khác lần lượt bị đưa đi tra khảo và đánh đập. Sợ hãi, một số công
nhân chấp nhận lao động trở lại. Số còn lại bị giảm thực phẩm, giảm nước uống,
và bị cắt điện nước.
Thân nhân ở Việt Nam của một số nạn
nhân đã cùng nhau đi khiếu kiện với Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội và liên lạc giới
truyền thông trong nước và quốc tế để cầu cứu. Một vài nạn nhân may mắn trốn
thoát về nước cũng lên tiếng tố cáo. Báo Tuổi Trẻ số ngày 20 tháng 7 chạy tin
về sự kiện này.
Đại
diện của Toà Đại Sứ Việt Nam ở Moscow đến thăm công nhân, nhưng cáo buộc rằng
công nhân vi phạm hợp đồng khi đình công và kết luận: “Chúng tôi chỉ giúp những
người tin vào Đảng và Nhà Nước chứ không giúp người ‘phản bội’ Nhà Nước”, rồi
đứng dậy bỏ về.
Một nhóm người Việt có lòng ở Moscow bắt liên lạc với các
công nhân bị bỏ đói và tiếp tế cho họ, và vận động được các đài BBC, RFI và RFA
loan tin.
Thôi thúc bởi công luận, chính quyền
Liên Bang Nga nhập cuộc và thực hiện cuộc giải cứu ngày 31 tháng 7 vừa qua.
Chính quyền và cảnh sát địa phương không được thông báo về cuộc giải cứu này.
Đây là trường hợp hi hữu được giải
cứu. Đầu năm nay, qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Moscow, Liên
Minh CAMSA đã thông tin cho chính quyền Nga về hai trường hợp tương tự, gồm
tổng cộng trên 150 nạn nhân người Việt bị đưa sang Nga lao động tại một xưởng
may và một công ty xây cất đều do người Việt sống lâu năm ở Nga làm chủ. Họ vẫn
chưa được giải cứu.
Đối
với các nạn nhân VINASTAR vừa được giải cứu, Liên Minh CAMSA ngỏ ý với chính
quyền Nga là sẵn sàng giúp hồi hương các nạn nhân nếu như chính quyền Việt Nam
không thi hành trách nhiệm của họ. Liên Minh CAMSA cũng vận động chính quyền
Nga luôn thể điều tra và truy quét toàn bộ đường dây buôn người lao động từ
Việt Nam sang Nga.
Liên Minh CAMSA kêu gọi các tổ chức
người Việt ở các quốc gia trên thế giới tự do tham gia cuộc vận động này bằng
cách liên lạc với Toà Đại Sứ Nga ở quốc gia nơi mình sinh sống. Để lấy tài liệu
vận động, xin liên lạc: bpsos@bpsos.org.
Các tài liệu về vụ VINASTAR trên youtube:
***
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á
Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong
tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp
Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động,
Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn
nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt
động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những
thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi
về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
No comments:
Post a Comment