08/11/2012
1* Mở
bài
Những người quan tâm đến vận mạng của dân tộc, đất nước thường đặt những câu hỏi trước những biến chuyển chính trị thế giới.
Tại sao không có một Gorbachev, một Yeltsin của Việt Nam? Khi các đảng Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
Tại sao không có cuộc cách mạng hoa sen ở Việt Nam? Khi cách mạng hoa lài ở Tunisia lan qua Lybia, Ai Cập rồi Syria.
Tại sao đảng Cộng Sản Việt Nam chưa sụp đổ? Khi mà đảng suy đồi, nội bộ chia rẻ đấu đá nhau tranh giành quyền lực, tham ô thối nát, mất niềm tin của nhân dân và bên ngoài bị đe dọa bởi hoạ mất nước.
2* Tại sao không có một Gorbachev, một Yeltsin của Việt Nam?
Sau khi những chế độ Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ, những người quan tâm đến đồng bào và dân tộc Việt Nam đều hy vọng sẽ có một Gorbachev, một Yeltsin của VN, đứng lên đập tan chế độ độc tài lạc hậu của CNCS. Hy vọng đó không xảy ra, vì Gorbachev Tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô không tham nhũng. Ông từ bỏ điện Kremlin, ra ngoài sống trong căn apartment 2 phòng ngủ, chiếc công xa của chính phủ bị thu lại. Trái lại, lãnh đạo đảng CSVN không có ai mà không tham nhũng, tài sản khổng lồ, bàn tay đã vấy máu đồng bào, gây tội ác với nhân dân, thì làm sao dám từ bỏ quyền lực cho được?.
Nguyễn Minh Triết cảnh cáo, bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát. Tại sao giải tán đảng thì bị giết? Trên đã trả lời. Vì thế, không bao giờ có một Gorbachev, một Yeltsin VN cả.
2.1. Gorbachev Tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô
Năm 1985, sau cái chết của Konstantin Chernenko, Gorbachev lên nắm quyền Tổng bí thư của một đế chế suy tàn, kinh tế kiệt quệ, sự đấu tranh nội bộ không ngừng của các nước Cộng hoà đòi ly khai.
Để cứu vãng một Liên Xô kề bên miệng hố, sắp phá sản, Gorbachev đưa ra 2 chương trình là, mở rộng chính trị (Glanost) và tái cơ cấu lại hệ thống kinh tế (Perestroika). Về chính trị bỏ đảng CSLX, nhưng giữ lại cái khung của đảng để thành lập một đảng dân chủ xã hội. Phe cực đoan theo đường lối cứng rắn, bất mãn việc bãi bỏ đảng CS nên làm cuộc đảo chánh lật đổ Gorbachev, mục đích duy trì đảng CSLX và chế độ Liên Bang Xô Viết.
2.2. Cuộc đảo chánh tháng 8 năm 1991
Ngày 19-8-1991, trong khi Tổng bí thư Gorbachev đang nghỉ tại Krym thì Phó chủ tịch Gennadi Yanayev cùng với Thủ tướng Valentin Pavlov, Bộ trưởng quốc phòng Dmitry Yazov, Giám đốc mật vụ KGB Vladimir Kryuchkov và một số viên chức cao cấp khác nổi lên thành lập “Ủy Ban Nhà nước về tình hình khẩn cấp”. Ủy ban nầy bắt giữ Gorbachev và quản thúc tại gia. Đó là cuộc đảo chánh tháng 8 hay cuộc đảo chánh Xô Viết năm 1991 do Phó chủ tịch Liên Xô Gennadi Yanayev cầm đầu.
Ông Yanayev lên đài truyền hình buộc tội và kết án Gorbachev, nhưng dáng điệu yếu ớt, giọng điệu run rẩy của ông, khiến cho mọi người có cảm giác rằng ông không có khả năng mang lại trật tự xã hội như mong muốn.
Tổng thống Nga lúc đó là Yeltsin dẫn một lực lượng quân đội đến phản đối cuộc đảo chánh. Yeltsin oai hung đứng trên xe tăng, cầm loa lớn tiếng kết tội nhóm đảo chánh. Hình ảnh dũng cảm của Yeltsin được truyền đi khắp thế giới, và đã cũng cố được vai trò lãnh đạo của Boris Yeltsin.
Trong lúc đó, cơ quan mật vụ KGB có một kế hoạch tấn công vào toà nhà Quốc Hội, nhưng không thực hiện được vì binh sĩ không tuân lịnh của KGB. Một đơn vị xe tăng rời bỏ hàng ngũ của quân đảo chánh, đến bảo vệ toà nhà Quốc Hội, chỉa súng ra ngoài.
Ngày 21-8-1991, đa số những đơn vị quân đội gởi về Moscow đã công khai ủng hộ Yeltsin, chống lại những người cực đoan, còn mơ mộng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đang làm đảo chánh.
Ngày 22-8-1991, Gorbachev về tới Moscow, ông từ chức Tổng bí thư của đảng CS đang bị giải tán.
Cuộc đảo chánh thất bại, kéo theo sự tan rả của đảng CS và hệ thống của nó.
Ngày 31-12-1991, lá cờ Xô Viết bị hạ xuống lần cuối cùng và vĩnh viễn.
Liên Xô sập tiệm. 15 nước Cộng hoà ly khai, tuyên bố độc lập, gồm có: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Gruzia (Georgia), Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan.
Trong vụ lật đổ chế độ Cộng Sản nầy, vai trò của quân đội rất quan trọng. nó quyết định sự thành công hay thất bại, vì thế, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã mua chuộc và kiểm soát quân đội rất chặt chẽ.
2.3. Gorbachev không tham nhũng
Gorbachev không tham nhũng, không có tài sản khổng lồ, nên không cố bám quyền lực để bảo vệ tài sản.
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov sinh ngày 2-3-1931. Thành tích: Nổ lực chấm dứt chiến tranh lạnh với HK, bằng cách thoả thuận với Tổng thống Ronald Reagan trong việc cắt giảm số đầu đạn nguyên tử. Cho rút quân ra khỏi Afghanistan. Góp phần kết thúc quyền lực của đảng CSLX và giải thể Liên Bang Xô Viết.
Gorbachev mở đường dẫn tới một nền dân chủ đa nguyên thật sự. Có người hỏi ông: “Ông có muốn bức tường Bá Linh bị phá bỏ không?”. Ông đáp: “Tại sao không?”. Thế là bức tường ô nhục bị đạp đổ. Cái ô nhục của Cộng Sản là dựng lên bức màng sắt, hàng rào tre để nhốt dân chúng của mình, nhưng lại không có khả năng nuôi sống người dân.
Ông Gorbachev rời điện Kremlin ra mướn apartment 2 phòng ngủ sống bình thường trên đất nước của ông. Đó là một điều rất đặc biệt, vì các nhà độc tài, khi xuống chó thì thường phải sống lưu vong. Ông đóng nhiều phim quảng cáo thương mại như Pizza Hut, thu nhạc tình ca và nhiều quảng cáo khác để sinh sống và gây quỹ Raissa, cứu giúp trẻ em bị ung thư mà vợ ông thành lập. Chưa thấy có các cựu TBT/CSVN nào làm từ thiện như thế cả.
Gorbachev làm một tiền lệ được ca ngợi, là đã từ chức, rời điện Kremlin mà không cử gà nhà thay thế, và do đó, ông có thể sống an toàn trên quê hương của ông sau khi không còn đảng CS.
Gorbachev được thế giới ca ngợi. Tạp chí Time bầu ông là nhân vật của năm 2007. Ông được trao giải Nobel Hoà Bình năm 1990.
Thế giới hết lời ca ngợi ông, nhưng những đảng CS và những người CS thì nguyền rủa ông là kẻ phá hoại.
Sở dĩ VN không có một Gorbachev như nhiều người mong muốn, bởi vì Gorbachev không tham nhũng. Trái lại, các lãnh đạo đảng CSVN thì không có ai là không tham nhũng. Vì tham nhũng, tài sản khổng lồ, nên phải cố bám quyền lực, cố bảo vệ đảng để bảo vệ tài sản, gia đình và tánh mạng, vì bàn tay CS nào cũng đã vấy máu của nhân dân.
2.4. Boris Yeltsin
Boris Nicolaevich Yeltsin sinh ngày 1-2-1931, mất ngày 23-4-2007. Là Tổng thống đầu tiên của Nga, được bầu vào ngày 12-6-1991. Câu nói để đời của ông tổ Cộng Sản nầy là: “Chế độ Cộng Sản chỉ có thể bị thay thế chớ không thể cải tổ”. Về đời sống riêng tư, ông là người nghiện rượu.
3* Đảng Cộng Sản Việt Nam mua chuộc và kiểm soát quân đội chặt chẽ
Sở dĩ quân đội CSVN không đứng về phía nhân dân như quân đội Liên Xô đã làm trong cuộc đảo chánh tháng 8 năm 1991, là do họ bị mua chuộc và kiểm soát chặt chẽ. Mua chuộc bằng chính sách cho quân đội làm kinh tế.
Trước thời đổi mới, mở cửa hội nhập, quân đôi còn nghèo, các bộ đội giải ngũ được mô tả như sau:
Đầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đậu đen
Giữa đường thiếu tá bán kem
Về hưu đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy thì đi buôn gà
Trung úy về nhà bám đít con trâu
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược xuống tàu Bắc Nam. (Buôn chuyến)
3.1. Quân đội làm kinh tế
Nhưng ngày nay, quân đội được làm kinh tế. Ỷ sức mạnh, lấn lướt chèn ép các công ty tư nhân, nên phát triển nhanh chóng. Thi đua hốt bạc.
Đến năm 2011, Bộ Quốc phòng có một tập đoàn, 16 tổng công ty, 7 công ty mẹ, 61 công ty con, 52 công ty cổ phần.
Tập đoàn Viễn thông QĐ Viettel, đầu tư ra nước ngoài, gồm Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Peru.
Năm 2010, doanh thu 150 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận 16 ngàn tỷ. Quân đội có ngân sách nhà nước mà còn mang về cho đơn vị chủ quản những số tiền lớn lao, bộ đội các cấp giàu to.
Báo chí đã làm những phóng sự, nêu lên vấn đề kiếm tiền được đặt lên trên việc bảo vệ quốc gia. Một mình làm 2 nhiệm vụ cùng một lúc, thì trên thực tế, nhiệm vụ đếm tiền phải đặt lên trên nhiệm vụ bảo vể tổ quốc. Làm kinh tế đâu có phải dễ như bài bản tập luyện quân sự. Phải lo mua bán. Tìm thị trường, kết toán sổ sách, đếm tiền và chia chác…còn thì giờ đâu mà lo việc quân sự.
Sự phồn vinh của các tướng tá gắn liền với đảng, nên phải quyết tâm bảo vệ đảng để làm giàu hơn nữa.
3.2. Chế độ kiểm soát quân đội
Hệ thống ủy viên chính trị trong quân đội được lập lại. Từ đại đội đến đơn vị sư đoàn, đều có chính ủy bên cạnh thủ trưởng hay chỉ huy trưởng đơn vị. Thường thì chính ủy giữ vai phó đơn vị.
Thủ trưởng là đảng viên, chính ủy cũng là đảng viên, đảng viên canh chừng và giám sát đảng viên, cho thấy đảng không còn tin tưởng vào đảng viên của mình nữa. Chính ủy rình rập tìm sơ hở để lật thủ trưởng mà lên thay thế. Thực tế ngoài đời là như thế.
Quân đội giữ vai trò quan trọng trong đảng, quân đội chiếm một số lớn trong BCH/TW Đảng. Quân đội là đảng, đảng là quân đội, cho nên phải bảo vệ đảng. Nguyễn Minh Triết đã cảnh cáo, “bỏ điều 4 HP là tự sát.”
4* Tại sao không có cách mạng hoa sen ở Việt Nam?
Trước làn sóng dân chủ nổ bùng ở Bắc Phi, Trung Đông, nhiều người chờ đợi một cuộc cách mạng hoa sen ở VN. Nhưng tại sao không có?
4.1. Lời kêu gọi toàn dân xuống đường của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Ngày 24-2-2011, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát lời kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước.
“Hãy đứng thẳng người, hiên ngang tuyên bố:Tự do hay sống nhục!”
“Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế. Bộ CT đảng CSVN và con đẻ đã phá sản đất nước, thiểu số tham quan quá giàu, đa số quần chúng sống trong nghèo khổ. Chóp bu Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng triển khai tối đa công an trị, đàn áp những người yêu nước, là bọn phản dân hại nước.
Toàn dân hãy vùng lên. Xuống đường, giáng liên tiếp những đòn sấm sét ngay vào đầu Bộ Chính Trị đảng CSVN, buộc chúng phải trả quyền lực lại cho nhân dân.
Quét sạch Cộng Sản!
Xây dựng một nước VN mới, tự do dân chủ, nhân quyền và tiến bộ.
Hãy xuống đường để cứu nước!
Muốn cứu nước, hãy xuống đường!”
Lời kêu gọi thật hùng hồn, dũng mãnh.
Buồn thay, những lời đanh thép đó đã hoàn toàn chìm trong im lặng.
“Tự do hay sống nhục!”, rất tiếc, không có tự do.
Ngày 25-2-2011, 12 công an đã đột nhập vào nhà BS. Quế, lục soát, tịch thu giấy tờ và bắt người đi.
Ngày 28-2-2011, sau 4 ngày làm việc tại phường, BS Quế được cho về nhà, nhưng bị triệu tập “lên phường làm việc”. Có lẻ ở phường công an VC có rất nhiều việc mà bọn CA không có khả năng làm, nên mời các bác sĩ, kỹ sư, luật sư “về phường làm việc”.
Đồng thời, một số nhà hoạt động dân chủ như kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyền, Lư Thị Thu Trang, LS Lê Trần Luật cũng bị triệu tập, câu lưu, thẩm vấn và làm việc ở phường.
Trước kia, hồi tháng 2 năm 1978, BS Nguyễn Đan Quế bị VC bắt giam không xét xử đến 10 năm, nhờ can thiệp của Ân Xá Quốc Tế, BS Quế được thả ra năm 1988.
Tháng 12 năm 1990, khi thành lập Cao Trào Nhân Bản, BS Quế bị kết án 20 năm tù, 5 năm quản chế. Trước áp lực quốc tế, VC thả BS Quế vào ngày 3-9-1998. (8 năm) nhưng vẫn bị quản thúc tại gia.
5* Hệ thống kềm kẹp chặt chẽ của đảng Cộng Sản Việt Nam
Có thể nói đảng CSVN đã kềm kẹp chặt chẽ mọi người dân trong mọi sinh hoạt của đời sống. Từ công an khu vực, đến sổ hộ khẩu, đến các đoàn thể và hệ thống an ninh mật vụ dày đặc, cho nên khó có được những cuộc xuống đường biểu tình với hàng chục, hàng trăm ngàn người như ở các nước Trung Đông, Bắc Phi.
5.1. Công an khu vực
Công an khu vực (CAKV) là hệ thống kềm kẹp của đảng CSVN mục đích kiểm soát chặt chẽ để khống chế và trấn áp người dân trong một khu vực, có khoảng từ 50, 70 hộ gia đình. Hỗ trợ CAKV có phường đội, dân phòng, tổ dân phố, tổ phụ nữ và công an phường. Người dân thành phố cho rằng cái bản mặt xấu xa của tên CAKV là chân dung bỉ ổi của đảng CSVN, dưới danh nghĩa ổn định an ninh, trật tự xã hội.
Công an khu vực kiểm soát hầu như toàn bộ sinh hoạt của người dân, từ đăng ký tạm trú, tạm vắng, xác nhận địa chỉ cư trú và lý lịch, trong hầu hết các loại đơn từ, giấy tờ hành chánh, mua bán nhà cửa, đơn xin việc làm, xuất cảnh, làm chứng minh nhân dân…Tất cả mọi thứ giấy tờ cá nhân trên đời đều phải có chữ kỳ xác nhận của CAKV. Vì thế, người dân phải o bế, mua chuộc, quà cáp, lấy lòng cán bộ nầy để mọi thứ giấy tờ được ký nhanh chóng, nếu không thì rất khó xin được chữ ký, vì CAKV bận tham dự nhiều buổi họp. CAKV còn rình rập gia đình, kể cả những vụ cãi vả giữa vợ chồng, hàng xóm rồi đưa ra tổ dân phố phê bình, chỉ trích.
CAKV sống thoải mái được là nhờ thu tiền bảo kê các động mãi dâm, chích choát xì ke ma túy, bia ôm trá hình…làm gì cũng được nhưng có 2 việc tuyệt đối không được làm, là chính trị và cướp của giết người.
Trong hồ sơ của VKSND thành phố Sài Gòn về vụ án Năm Cam, có hơn 100 CAKV ở các quận nội thành, đã ăn tiền bảo kê của tổ chức tội phạm xã hội đen nầy.
Nói đến CAKV thì phải nói đến việc quản lý con người bằng chế độ hộ khẩu.
5.2. Chế độ hộ khẩu
Chế độ hộ khẩu do Mao Trạch Đông lập ra ở Trung Cộng và được Hồ Chí Minh mang về áp dụng tại VN vào những năm 1950. Năm 1956, 2 thành phố Hà Nội và Hải Phòng áp dụng đầu tiên chế độ kiểm soát nhân dân nầy.
Năm 1957, thông tư số 495-TTg ngày 23-10-1957 quy định thực hiện chế độ hộ khẩu.
Năm 1964, Nghị định số 10-CP ngày 27-6-1964, quy định mọi công dân phải đăng kỳ hộ khẩu và quy định các biện pháp di chuyển . Năm 1977, Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 51-CP ngày 10-5-1997, quy định các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và toàn diện hơn nữa, được gọi là những biện pháp bảo vệ an ninh và trật tự xã hôi. Càng ngày người dân càng bị siết cổ đến thè lưỡi ra mới thôi.
5.3. Sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu, gọi tắt là hộ khẩu, là cuốn sổ ghi tên tuổi của tất cả những người sống hợp pháp trong gia đình, từ khi mới sanh cho đến lúc chết. CAKV nắm số người, tên tuổi, ngày tháng năm sanh, nam nữ. Sổ hộ khẩu được xem như hồ sơ căn bản của một gia đình ở trong một nhà, gọi là căn hộ, phải có hộ khẩu kèm theo trong những việc mua bán nhà cửa, lương thực thực phẩm, xin việc làm, kết hôn, điện nước, trường học và khai tử.
CAKV kiểm tra hộ khẩu theo định kỳ, tùy theo tình hình, có thể đến khám nhà lúc nửa đêm hoặc kiểm tra “đột xuất” bất cứ khi nào.
5.4. Tạm vắng, tạm trú
Tạm vắng
Địa phương kiểm soát rồi chuyển sang địa phương khác, khi người dân đến một khu vực mới. Kiểm tra như thế là liên tục, bám sát và chặt chẽ.
Phải xin phép tạm vắng nhà một thời gian, ghi rõ lý do và địa chỉ nơi đến tạm trú, thời gian vắng mặt là bao nhiêu ngày.
Tạm trú.
Muốn xin vào tạm trú một hộ nào, thì phải có chữ ký đồng ý của chủ hộ cho phép cư ngụ tạm thời, phải kèm theo hộ khẩu tạm trú. Tất cả đơn tạm vắng, tạm trú phải có chữ ký và ý kiến của CAKV.
5.5. Sổ gạo
Có một thời, hộ khẩu gắn liền với “sổ gạo”. Thời đó, CS dùng chính sách “siết bao tử” để cai trị dân. Vì miếng ăn mà phải phục tùng vâng lịnh.
Hồi sau 1975, những cán ngố họp tổ dân phố cho biết, ở miền Bắc XHCN chính tay cha mẹ đi tìm và bắt đứa con trốn nghĩa vụ quân sự, đem nạp cho công an. Mới nghe, người miền Nam cảm phục lắm, nhưng sau đó mới biết, nhà nào có người trốn nghĩa vụ, thì không những bị cắt phần gạo của người đó, mà còn treo sổ gạo, thế là gia đình bị đói, cho nên phải đi tìm ông con đem nạp cho công an. Trốn nghĩa vụ không ai chứa chấp, vì không có phần gạo dư ra. À ra thế! Dùng chính sách siết bao tử, dùng miếng ăn để buộc người dân ngoan ngoản vâng lời. Kế thâm độc thật!
5.6. Nhớ đem sổ gạo cho bác
Người miền Bắc kể lại. Số là bác đã hôn mê mấy ngày rồi, bổng nhiên, như có bản năng từ tiềm thức bật dậy, bác mở mắt ra, bàn tay vẫy nhẹ đồng chí Võ Nguyên Giáp đang ngủ gà ngủ gật bên cạnh giường bác. Kề tai sát vào miệng bác. Bác thều thào nhưng nói rõ “phải nhớ mang theo sổ gạo cho bác!”. Nói xong, đứt hơi, đứt bóng.
Sổ gạo nó quan trọng như thế, cho dù bị cháy nhà, việc đầu tiên là phải liều mình xông vào tìm sổ gạo.
Con người dưới chế độ CS bị kềm kẹp cứng ngắt như thế, trong một khu vực mà đã có lực lượng quân sự của phường đội, dân phòng, công an phường và sẵn sàng hành động trấn áp của lực lượng cảnh sát cơ động.
Vì thế, những cuộc biểu tình ở Hồ Gươm Hà Nội nhiều lắm là không hơn 20. Công an nắm quyền “điều tiết”, nếu vì nhu cầu chính trị đối với Trung Cộng, thì có thể ấn định con số người biểu tình theo ý muốn: 50, 100, 200, nhưng liền sau đó thì phải ra tay giải tán.
Qua hình ảnh những cuộc biểu tình của “cách mạng hoa lài”, mùa xuân Á Rập”, có đến hàng chục, hàng trăm ngàn người nổi giận đả đảo, nhưng ở VN, trong tình trạng bị kềm kẹp như thế thì làm sao mà có thể tụ tập được vài ngàn người?
Vì thế, còn lâu mới có cuộc cách mạng hoa sen như lời kêu gọi hùng hồn xuống đường của BS Nguyễn Đan Quế ngày 24-2-2011.
5.7. Sự kềm kẹp của các cơ quan mật vụ, tình báo của đảng Cộng Sản Việt Nam
Ngoài hệ thống kềm kẹp công khai, đảng CSVN còn có những tổ chức mật vụ bao trùm lên tất cả mọi sinh hoạt của người dân.
Bộ Công An còn có:
Cục An ninh chính trị nội bộ (A.83) * Cục An ninh nông thôn (A.86) * Cục An ninh xã hội (A.88) * Cục An ninh Tây nguyên (A. 90) * Cục An ninh Tây Nam Bộ (A. 91) * Cục Chính trị An ninh II (A.94) * Cục An ninh truyền thông, truyền tin (A. 87)
Ngoài ra, Tổng cục II của quân đội, với quyền hành hết sức rộng lớn, kiểm soát tất cả những hoạt động về chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế…
5.8. Việt Cộng dùng đòn ma giáo
Ngoài ra, Việt Cộng còn xử dụng đòn bẩn, đòn ma giáo để khủng bố dân lành, những nhà dân chủ. Đó là xử dụng bọn côn đồ, lưu manh, đầu gấu, xã hội đen, người nghiện xì ke ma túy, quấy nhiễu công dân. Những trò bần tiện bỉ ổi như ném phân vào nhà, ném mắm tôm trộn dầu nhớt vào tượng Chúa. Một chính quyền bá đạo, ma giáo như thế thì hết thuốc chữa. Thiếu tá công an Võ Thị Thu Hiền xử dụng thế võ cầm nả thủ, yếm ngọc hành, bóp dái mục sư Nguyễn Công Chính đến trợn trừng đôi mắt để làm trò đùa cho đám bộ hạ. Công an VC chơi như thế có lẻ là sáng tạo đệ nhất thế gian, chưa có trong lịch sử công an trên thế giới.
5.9.Cộng Sản kiểm soát toàn bộ mọi sinh hoạt xã hội
Nhạc sĩ Tô Hải cho biết: “Ở các nước, họ chỉ dộc tài chớ không có hệ thống kềm kẹp như ở VN. Từ trong học sinh, sinh viên cho đến tất cả mọi thứ đều có cơ sở của đảng nằm trong đó. Họ kiẻm soát chặt chẽ cho nên, dù một ý kiến nhỏ nào cũng bị phát hiện, trấn áp, tiêu diệt. Do đó, mà ở VN kéo nhau xuống đường là một việc vô cùng khó khăn. Ai Cập bị độc tài thống trị 30 năm, họ đứng lên lật đổ, nhưng VN bị cai trị 36 năm mà chưa có phản ứng nào ra hồn cả”. (Tô Hải)
5.10. Cộng sản huấn luyện 20,000 cán bộ tôn giáo
Linh mục Phero Phan Văn Lợi nói về hiện tình tôn giáo VN năm 2007 tại Quốc Hội HK, cho biết, ngày 8-6-2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 83/2007-TTg cho tổ chức đào tạo 22,000 cán bộ tôn giáo. Chương trình do cơ quan mật vụ của đảng là Học Viện Chính Trị HCM thực hiện, huấn luyện những người có bằng cử nhân, nhiệm vụ chủ yếu là đưa người vào các tôn giáo để theo dõi, kểm soát, báo cáo và lũng đoạn bằng cách gây chia rẻ, làm cản trở sinh hoạt tôn giáo.
6* Sự vô cảm của người Việt Nam hiện nay
Bất cứ sự đấu tranh cách mạng nào cũng cần lực lượng chủ yếu là sức mạnh của quần chúng, nhân dân, nhưng hiện nay, người Việt trong nước đã trở thành vô cảm, thờ ơ với vận mạng của dân tộc.
6.1. Sự vô cảm
Bắt nguồn từ sự chia rẻ dân tộc, tạo ra những tầng lớp trong dân tộc thù hận nhau tiêu diệt nhau gọi là “đấu tranh giai cấp” của CNCS, con người của chế độ đã biến thành vô cảm.
Vô cảm là mất tình người, không còn lòng trắc ẩn, dửng dưng, thờ ơ lãnh đạm trước sự đau khổ của đồng bào, đồng loại.
Từ tai nạn giao thông giết chết hàng chục ngàn người mỗi năm, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh, pha trộn hoá chất độc hại giết người, làm cho một số lượng rất lớn đồng bào của mình phải bỏ mạng dưới tay của mình, thế mà những người trực tiếp hoặc gián tiếp giết người đó vẫn trơ trơ, vô tình, vô cảm, lương tâm không còn răng răng để cắn rứt.
Nữ đạo diễn Song Chi nêu nhận xét: “Trước những tệ tham nhũng, mọi thứ phi lý, tồi tệ đang xảy ra hàng giờ, hàng ngày, năm nầy qua tháng nọ, mà người dân vẫn vô cảm”.
Sức chịu đựng của người dân ngày càng cao, trở nên mất tính người, vô cảm mà chấp nhận sống quen với những tồi tệ đó. Tâm lý, tinh thần dân tộc bị đóng băng. Hết thuốc chữa.
Cô Tạ Phong Tần có lần phát biểu: “Trước sự nổi dậy của mùa xuân Á Rập, người dân trong nước im ẳng, an phận thủ thường, có thể nói chưa động tới quyền lợi của mình thì vô cảm, vì thế, VN chưa có phong trào rầm rộ như ở Trung Đông”.
Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ trong nước viết: “VN có thấy nóng gì đâu? Trước diễn biến ở Tunisia, Ai Cập, Libya…ở thời đại nầy, người ta chỉ lo cơm áo gạo tiền mà thôi”.
Một nhân chứng kể lại sự vô cảm của người Việt trong nước ngày nay: “Một bà già bị xe cán, nằm ôm cái chân gãy rên rỉ, nhiều người vây quanh muốn can thiệp để đưa bà vào bịnh viện. Người lái xe quát: “ĐM. Có biết ông là ai không? Thế rồi mọi người nín khe, bỏ mặc bà cụ rên rỉ.” Người kể chuyện kết luận: “Chưa chắc gì gã lái xe là một ông bự hay con cháu của một cán bộ lớn nào đó”.
Người VN ngày càng trở nên vô cảm, cũng giống như người Tàu bên Trung Cộng, trong vụ em bé bị xe cán 2 lần.
Ngày 13-10-2011, em bé Duyệt Duyệt (Yue Yue), 2 tuổi bị xe cán 2 lần tại Phật Sơn tỉnh Quảng Đông.
Trong 7 phút ngắn ngủi, đã có 18 người đi qua, người đi bộ bước qua em bé, rồi xe đạp, xe gắn máy, xe hơi, mà không ai có một chút động lòng dừng bước giúp đở em bé nằm trên vũng máu. Cho đến khi, người phụ nữ nhặt rác tên Trần Hiền Muội (Chen Xianmei), 57 tuổi, cứu em bé và em được đưa vào bịnh viện. Một tuần lễ sau đó, em bé chết vì vết thương quá nặng, xe cán 2 lần.
Lại chuyện vô cảm thứ hai.
Ngày 25-10-2011, tức 12 ngày sau vụ em bé Duyệt Duyệt bị xe cán 2 lần, đến phiên em bé Xiong Maoke, 5 tuổi, cũng bị xe cán 2 lần trên đường đi học, tại Lộ Châu, tỉnh Tứ Xuyên.. Nhân chứng kể lại: “Tôi nhìn thấy tài xế Ao Yong đâm vào em bé, rồi lùi xe lại một chút, thân xác em bé cuốn vào bánh xe, rồi tài xế cho xe tiến tới một lần nữa, cán em bé lần thứ hai. Thật là khủng khiếp và dã man”.
Tài xế cho xe cán thêm một lần nữa để biết chắc chắn rằng em bé chết hẳn vì không muốn bị rắc rối về việc phải trả tiền bịnh viện phí.
Người VN dưới chế động CS ngày nay cũng vô cảm và tàn nhẩn không kém gì dân Trung Cộng.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc ghi lại như sau: “Mới đây, ngày 7-10-2011, một chiếc xe điên do một bác sĩ lái, tong chết người, khiến 2 người chết và 27 người bị thương. Nhiều người không những không cứu mà còn xông vào hôi của, cướp ví tiền, lột nữ trang của nạn nhân. Có nạn nhân chết mà mãi đến 3 ngày sau gia đình mới hay biết. Lý do: Toàn bộ túi xách gồm tiền bạc, giấy tờ tùy thân đã bị cướp mất, nên bịnh viện không có địa chỉ và tên họ để báo tin.”
Linh mục Xavie Nguyễn Văn Thuận thuật lại, một chiếc xe tải chở đầy hàng hoá bị lật. Một số người đã không giúp đở nạn nhân mà còn hôi của. Họ kéo nhau cả đoàn đến làm công việc bốc giở, chẳng mấy chốc họ biến mất để lại chiếc xe trống không với những nạn nhân mình đầy thương tích.
6.2. Vượt qua nổi sợ hãi
Lãnh tụ dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi phát biểu trước cử toạ người Mỹ tại đại học Michigan: “Vượt qua nổi sợ hãi là chìa khoá mở ra các quyền tự do khác”.
Sự sợ hãi làm tê liệt dân chúng khiến người ta câm nín và thụ động. Đúng là sự sợ hãi của người VN hiện nay còn rất lớn, tuy nhiên cũng có những phát triển về long can đãm và dũng khí, ngày càng thêm có nhiều người yêu nước thương nòi như những luật sư: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật, Lê Quốc Quân, Củ Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Bùi Kim Thành, BS Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, kỹ sư Đỗ Nam Hải, những Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), Phan Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Tiến Trung, ký giả Trương Minh Đức, LS Nguyễn Bắc Truyền, Lê Nguyên Sang, Bùi Thị Minh Hằng, và mới đây nổi bật sự kiên cường của Huỳnh Thục Vy…(Lư Thị Thu Duyên đến Mỹ tỵ nạn tháng 12 năm 2009. LS Bùi Kim Thành đến Mỹ tỵ nạn 21-7-2008 * Trần Khải Thanh Thủy đến Mỹ ngày 24-6-2011)
Con số nầy so với 83 triệu người Việt chân chính thì không đáng kể, hơn nữa, đa số những người yêu nước kiên cường bất khuất trước bạo lực nầy đang bị bỏ tù hoặc bị quản thúc tai gia.
7* Chế độ Cộng Sản chỉ có thể bị thay thế chớ không thể cải tổ (Boris Yeltsin)
Thời gian gần đây, trước đe dọa bị sụp đổ do tham nhũng, bất xứng, hèn nhát trước kẻ thù, nội bộ tranh giành quyền lực, không còn niềm tin của nhân dân, nên đảng thực hiện những cải tổ như sửa đổi Hiến pháp, chỉnh đốn lại đảng.
Ông trùm Cộng Sản Boris Yeltsin đưa ra một chân lý: “Chế độ CS chỉ có thể bị thay thế chớ không thể cải tổ”. Do đó, nhân dân đừng tin những gì CS nói.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc nói rất chí lý: “Cộng Sản sinh ra từ cái nghèo đói và ngu dốt, lớn lên bằng sự dối trá và bạo lực, và chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của cả nhân loại”.
Nhà văn CS và là Đại biểu QH, Nguyễn Khải viết: “Người CS nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không biết mắc cở miệng, sợi dây thần kinh ngượng bị đứt. Người dân vì muốn sống còn, cũng đành phải dối trá theo. Họ thuộc lòng bài bản như cháo, và xử dụng thường xuyên nên đã trở thành cái tật, vì thế khi mở miệng ra là phải nói láo”. Thực trạng một nước VN như thế đó.
8* Kết
Con đường nào cho Việt Nam? Bất cứ con đường nào cũng phải có yếu tố quan trọng nhất và quyết định, đó là sức mạnh của quần chúng, nhân dân. Sức mạnh phát xuất từ sự biết nổi giận, có khả năng vượt qua sự sợ hãi và thoát khỏi vô cảm. Những yêu cầu nầy hiện nay đốt đuốc đi tìm không thấy được. Vì vậy, một nước VN mới, theo ước mơ của BS Nguyễn Đan Quế, một nước VN tự do dân chủ, nhân quyền và tiến bộ, vẫn còn nằm ngoài đường chân trời, nếu ở trong đường chân trời thì có thể trông thấy mặc dù rất xa, trái lại, thì mịt mù.
Chỉ còn chờ một phép mầu nào đó thôi.
Trúc Giang
Minnesota ngày 10-8-2012
Những người quan tâm đến vận mạng của dân tộc, đất nước thường đặt những câu hỏi trước những biến chuyển chính trị thế giới.
Tại sao không có một Gorbachev, một Yeltsin của Việt Nam? Khi các đảng Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
Tại sao không có cuộc cách mạng hoa sen ở Việt Nam? Khi cách mạng hoa lài ở Tunisia lan qua Lybia, Ai Cập rồi Syria.
Tại sao đảng Cộng Sản Việt Nam chưa sụp đổ? Khi mà đảng suy đồi, nội bộ chia rẻ đấu đá nhau tranh giành quyền lực, tham ô thối nát, mất niềm tin của nhân dân và bên ngoài bị đe dọa bởi hoạ mất nước.
2* Tại sao không có một Gorbachev, một Yeltsin của Việt Nam?
Sau khi những chế độ Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ, những người quan tâm đến đồng bào và dân tộc Việt Nam đều hy vọng sẽ có một Gorbachev, một Yeltsin của VN, đứng lên đập tan chế độ độc tài lạc hậu của CNCS. Hy vọng đó không xảy ra, vì Gorbachev Tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô không tham nhũng. Ông từ bỏ điện Kremlin, ra ngoài sống trong căn apartment 2 phòng ngủ, chiếc công xa của chính phủ bị thu lại. Trái lại, lãnh đạo đảng CSVN không có ai mà không tham nhũng, tài sản khổng lồ, bàn tay đã vấy máu đồng bào, gây tội ác với nhân dân, thì làm sao dám từ bỏ quyền lực cho được?.
Nguyễn Minh Triết cảnh cáo, bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát. Tại sao giải tán đảng thì bị giết? Trên đã trả lời. Vì thế, không bao giờ có một Gorbachev, một Yeltsin VN cả.
2.1. Gorbachev Tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô
Năm 1985, sau cái chết của Konstantin Chernenko, Gorbachev lên nắm quyền Tổng bí thư của một đế chế suy tàn, kinh tế kiệt quệ, sự đấu tranh nội bộ không ngừng của các nước Cộng hoà đòi ly khai.
Để cứu vãng một Liên Xô kề bên miệng hố, sắp phá sản, Gorbachev đưa ra 2 chương trình là, mở rộng chính trị (Glanost) và tái cơ cấu lại hệ thống kinh tế (Perestroika). Về chính trị bỏ đảng CSLX, nhưng giữ lại cái khung của đảng để thành lập một đảng dân chủ xã hội. Phe cực đoan theo đường lối cứng rắn, bất mãn việc bãi bỏ đảng CS nên làm cuộc đảo chánh lật đổ Gorbachev, mục đích duy trì đảng CSLX và chế độ Liên Bang Xô Viết.
2.2. Cuộc đảo chánh tháng 8 năm 1991
Ngày 19-8-1991, trong khi Tổng bí thư Gorbachev đang nghỉ tại Krym thì Phó chủ tịch Gennadi Yanayev cùng với Thủ tướng Valentin Pavlov, Bộ trưởng quốc phòng Dmitry Yazov, Giám đốc mật vụ KGB Vladimir Kryuchkov và một số viên chức cao cấp khác nổi lên thành lập “Ủy Ban Nhà nước về tình hình khẩn cấp”. Ủy ban nầy bắt giữ Gorbachev và quản thúc tại gia. Đó là cuộc đảo chánh tháng 8 hay cuộc đảo chánh Xô Viết năm 1991 do Phó chủ tịch Liên Xô Gennadi Yanayev cầm đầu.
Ông Yanayev lên đài truyền hình buộc tội và kết án Gorbachev, nhưng dáng điệu yếu ớt, giọng điệu run rẩy của ông, khiến cho mọi người có cảm giác rằng ông không có khả năng mang lại trật tự xã hội như mong muốn.
Tổng thống Nga lúc đó là Yeltsin dẫn một lực lượng quân đội đến phản đối cuộc đảo chánh. Yeltsin oai hung đứng trên xe tăng, cầm loa lớn tiếng kết tội nhóm đảo chánh. Hình ảnh dũng cảm của Yeltsin được truyền đi khắp thế giới, và đã cũng cố được vai trò lãnh đạo của Boris Yeltsin.
Trong lúc đó, cơ quan mật vụ KGB có một kế hoạch tấn công vào toà nhà Quốc Hội, nhưng không thực hiện được vì binh sĩ không tuân lịnh của KGB. Một đơn vị xe tăng rời bỏ hàng ngũ của quân đảo chánh, đến bảo vệ toà nhà Quốc Hội, chỉa súng ra ngoài.
Ngày 21-8-1991, đa số những đơn vị quân đội gởi về Moscow đã công khai ủng hộ Yeltsin, chống lại những người cực đoan, còn mơ mộng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đang làm đảo chánh.
Ngày 22-8-1991, Gorbachev về tới Moscow, ông từ chức Tổng bí thư của đảng CS đang bị giải tán.
Cuộc đảo chánh thất bại, kéo theo sự tan rả của đảng CS và hệ thống của nó.
Ngày 31-12-1991, lá cờ Xô Viết bị hạ xuống lần cuối cùng và vĩnh viễn.
Liên Xô sập tiệm. 15 nước Cộng hoà ly khai, tuyên bố độc lập, gồm có: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Gruzia (Georgia), Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan.
Trong vụ lật đổ chế độ Cộng Sản nầy, vai trò của quân đội rất quan trọng. nó quyết định sự thành công hay thất bại, vì thế, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã mua chuộc và kiểm soát quân đội rất chặt chẽ.
2.3. Gorbachev không tham nhũng
Gorbachev không tham nhũng, không có tài sản khổng lồ, nên không cố bám quyền lực để bảo vệ tài sản.
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov sinh ngày 2-3-1931. Thành tích: Nổ lực chấm dứt chiến tranh lạnh với HK, bằng cách thoả thuận với Tổng thống Ronald Reagan trong việc cắt giảm số đầu đạn nguyên tử. Cho rút quân ra khỏi Afghanistan. Góp phần kết thúc quyền lực của đảng CSLX và giải thể Liên Bang Xô Viết.
Gorbachev mở đường dẫn tới một nền dân chủ đa nguyên thật sự. Có người hỏi ông: “Ông có muốn bức tường Bá Linh bị phá bỏ không?”. Ông đáp: “Tại sao không?”. Thế là bức tường ô nhục bị đạp đổ. Cái ô nhục của Cộng Sản là dựng lên bức màng sắt, hàng rào tre để nhốt dân chúng của mình, nhưng lại không có khả năng nuôi sống người dân.
Ông Gorbachev rời điện Kremlin ra mướn apartment 2 phòng ngủ sống bình thường trên đất nước của ông. Đó là một điều rất đặc biệt, vì các nhà độc tài, khi xuống chó thì thường phải sống lưu vong. Ông đóng nhiều phim quảng cáo thương mại như Pizza Hut, thu nhạc tình ca và nhiều quảng cáo khác để sinh sống và gây quỹ Raissa, cứu giúp trẻ em bị ung thư mà vợ ông thành lập. Chưa thấy có các cựu TBT/CSVN nào làm từ thiện như thế cả.
Gorbachev làm một tiền lệ được ca ngợi, là đã từ chức, rời điện Kremlin mà không cử gà nhà thay thế, và do đó, ông có thể sống an toàn trên quê hương của ông sau khi không còn đảng CS.
Gorbachev được thế giới ca ngợi. Tạp chí Time bầu ông là nhân vật của năm 2007. Ông được trao giải Nobel Hoà Bình năm 1990.
Thế giới hết lời ca ngợi ông, nhưng những đảng CS và những người CS thì nguyền rủa ông là kẻ phá hoại.
Sở dĩ VN không có một Gorbachev như nhiều người mong muốn, bởi vì Gorbachev không tham nhũng. Trái lại, các lãnh đạo đảng CSVN thì không có ai là không tham nhũng. Vì tham nhũng, tài sản khổng lồ, nên phải cố bám quyền lực, cố bảo vệ đảng để bảo vệ tài sản, gia đình và tánh mạng, vì bàn tay CS nào cũng đã vấy máu của nhân dân.
2.4. Boris Yeltsin
Boris Nicolaevich Yeltsin sinh ngày 1-2-1931, mất ngày 23-4-2007. Là Tổng thống đầu tiên của Nga, được bầu vào ngày 12-6-1991. Câu nói để đời của ông tổ Cộng Sản nầy là: “Chế độ Cộng Sản chỉ có thể bị thay thế chớ không thể cải tổ”. Về đời sống riêng tư, ông là người nghiện rượu.
3* Đảng Cộng Sản Việt Nam mua chuộc và kiểm soát quân đội chặt chẽ
Sở dĩ quân đội CSVN không đứng về phía nhân dân như quân đội Liên Xô đã làm trong cuộc đảo chánh tháng 8 năm 1991, là do họ bị mua chuộc và kiểm soát chặt chẽ. Mua chuộc bằng chính sách cho quân đội làm kinh tế.
Trước thời đổi mới, mở cửa hội nhập, quân đôi còn nghèo, các bộ đội giải ngũ được mô tả như sau:
Đầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đậu đen
Giữa đường thiếu tá bán kem
Về hưu đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy thì đi buôn gà
Trung úy về nhà bám đít con trâu
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược xuống tàu Bắc Nam. (Buôn chuyến)
3.1. Quân đội làm kinh tế
Nhưng ngày nay, quân đội được làm kinh tế. Ỷ sức mạnh, lấn lướt chèn ép các công ty tư nhân, nên phát triển nhanh chóng. Thi đua hốt bạc.
Đến năm 2011, Bộ Quốc phòng có một tập đoàn, 16 tổng công ty, 7 công ty mẹ, 61 công ty con, 52 công ty cổ phần.
Tập đoàn Viễn thông QĐ Viettel, đầu tư ra nước ngoài, gồm Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Peru.
Năm 2010, doanh thu 150 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận 16 ngàn tỷ. Quân đội có ngân sách nhà nước mà còn mang về cho đơn vị chủ quản những số tiền lớn lao, bộ đội các cấp giàu to.
Báo chí đã làm những phóng sự, nêu lên vấn đề kiếm tiền được đặt lên trên việc bảo vệ quốc gia. Một mình làm 2 nhiệm vụ cùng một lúc, thì trên thực tế, nhiệm vụ đếm tiền phải đặt lên trên nhiệm vụ bảo vể tổ quốc. Làm kinh tế đâu có phải dễ như bài bản tập luyện quân sự. Phải lo mua bán. Tìm thị trường, kết toán sổ sách, đếm tiền và chia chác…còn thì giờ đâu mà lo việc quân sự.
Sự phồn vinh của các tướng tá gắn liền với đảng, nên phải quyết tâm bảo vệ đảng để làm giàu hơn nữa.
3.2. Chế độ kiểm soát quân đội
Hệ thống ủy viên chính trị trong quân đội được lập lại. Từ đại đội đến đơn vị sư đoàn, đều có chính ủy bên cạnh thủ trưởng hay chỉ huy trưởng đơn vị. Thường thì chính ủy giữ vai phó đơn vị.
Thủ trưởng là đảng viên, chính ủy cũng là đảng viên, đảng viên canh chừng và giám sát đảng viên, cho thấy đảng không còn tin tưởng vào đảng viên của mình nữa. Chính ủy rình rập tìm sơ hở để lật thủ trưởng mà lên thay thế. Thực tế ngoài đời là như thế.
Quân đội giữ vai trò quan trọng trong đảng, quân đội chiếm một số lớn trong BCH/TW Đảng. Quân đội là đảng, đảng là quân đội, cho nên phải bảo vệ đảng. Nguyễn Minh Triết đã cảnh cáo, “bỏ điều 4 HP là tự sát.”
4* Tại sao không có cách mạng hoa sen ở Việt Nam?
Trước làn sóng dân chủ nổ bùng ở Bắc Phi, Trung Đông, nhiều người chờ đợi một cuộc cách mạng hoa sen ở VN. Nhưng tại sao không có?
4.1. Lời kêu gọi toàn dân xuống đường của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Ngày 24-2-2011, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát lời kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước.
“Hãy đứng thẳng người, hiên ngang tuyên bố:Tự do hay sống nhục!”
“Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế. Bộ CT đảng CSVN và con đẻ đã phá sản đất nước, thiểu số tham quan quá giàu, đa số quần chúng sống trong nghèo khổ. Chóp bu Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng triển khai tối đa công an trị, đàn áp những người yêu nước, là bọn phản dân hại nước.
Toàn dân hãy vùng lên. Xuống đường, giáng liên tiếp những đòn sấm sét ngay vào đầu Bộ Chính Trị đảng CSVN, buộc chúng phải trả quyền lực lại cho nhân dân.
Quét sạch Cộng Sản!
Xây dựng một nước VN mới, tự do dân chủ, nhân quyền và tiến bộ.
Hãy xuống đường để cứu nước!
Muốn cứu nước, hãy xuống đường!”
Lời kêu gọi thật hùng hồn, dũng mãnh.
Buồn thay, những lời đanh thép đó đã hoàn toàn chìm trong im lặng.
“Tự do hay sống nhục!”, rất tiếc, không có tự do.
Ngày 25-2-2011, 12 công an đã đột nhập vào nhà BS. Quế, lục soát, tịch thu giấy tờ và bắt người đi.
Ngày 28-2-2011, sau 4 ngày làm việc tại phường, BS Quế được cho về nhà, nhưng bị triệu tập “lên phường làm việc”. Có lẻ ở phường công an VC có rất nhiều việc mà bọn CA không có khả năng làm, nên mời các bác sĩ, kỹ sư, luật sư “về phường làm việc”.
Đồng thời, một số nhà hoạt động dân chủ như kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyền, Lư Thị Thu Trang, LS Lê Trần Luật cũng bị triệu tập, câu lưu, thẩm vấn và làm việc ở phường.
Trước kia, hồi tháng 2 năm 1978, BS Nguyễn Đan Quế bị VC bắt giam không xét xử đến 10 năm, nhờ can thiệp của Ân Xá Quốc Tế, BS Quế được thả ra năm 1988.
Tháng 12 năm 1990, khi thành lập Cao Trào Nhân Bản, BS Quế bị kết án 20 năm tù, 5 năm quản chế. Trước áp lực quốc tế, VC thả BS Quế vào ngày 3-9-1998. (8 năm) nhưng vẫn bị quản thúc tại gia.
5* Hệ thống kềm kẹp chặt chẽ của đảng Cộng Sản Việt Nam
Có thể nói đảng CSVN đã kềm kẹp chặt chẽ mọi người dân trong mọi sinh hoạt của đời sống. Từ công an khu vực, đến sổ hộ khẩu, đến các đoàn thể và hệ thống an ninh mật vụ dày đặc, cho nên khó có được những cuộc xuống đường biểu tình với hàng chục, hàng trăm ngàn người như ở các nước Trung Đông, Bắc Phi.
5.1. Công an khu vực
Công an khu vực (CAKV) là hệ thống kềm kẹp của đảng CSVN mục đích kiểm soát chặt chẽ để khống chế và trấn áp người dân trong một khu vực, có khoảng từ 50, 70 hộ gia đình. Hỗ trợ CAKV có phường đội, dân phòng, tổ dân phố, tổ phụ nữ và công an phường. Người dân thành phố cho rằng cái bản mặt xấu xa của tên CAKV là chân dung bỉ ổi của đảng CSVN, dưới danh nghĩa ổn định an ninh, trật tự xã hội.
Công an khu vực kiểm soát hầu như toàn bộ sinh hoạt của người dân, từ đăng ký tạm trú, tạm vắng, xác nhận địa chỉ cư trú và lý lịch, trong hầu hết các loại đơn từ, giấy tờ hành chánh, mua bán nhà cửa, đơn xin việc làm, xuất cảnh, làm chứng minh nhân dân…Tất cả mọi thứ giấy tờ cá nhân trên đời đều phải có chữ kỳ xác nhận của CAKV. Vì thế, người dân phải o bế, mua chuộc, quà cáp, lấy lòng cán bộ nầy để mọi thứ giấy tờ được ký nhanh chóng, nếu không thì rất khó xin được chữ ký, vì CAKV bận tham dự nhiều buổi họp. CAKV còn rình rập gia đình, kể cả những vụ cãi vả giữa vợ chồng, hàng xóm rồi đưa ra tổ dân phố phê bình, chỉ trích.
CAKV sống thoải mái được là nhờ thu tiền bảo kê các động mãi dâm, chích choát xì ke ma túy, bia ôm trá hình…làm gì cũng được nhưng có 2 việc tuyệt đối không được làm, là chính trị và cướp của giết người.
Trong hồ sơ của VKSND thành phố Sài Gòn về vụ án Năm Cam, có hơn 100 CAKV ở các quận nội thành, đã ăn tiền bảo kê của tổ chức tội phạm xã hội đen nầy.
Nói đến CAKV thì phải nói đến việc quản lý con người bằng chế độ hộ khẩu.
5.2. Chế độ hộ khẩu
Chế độ hộ khẩu do Mao Trạch Đông lập ra ở Trung Cộng và được Hồ Chí Minh mang về áp dụng tại VN vào những năm 1950. Năm 1956, 2 thành phố Hà Nội và Hải Phòng áp dụng đầu tiên chế độ kiểm soát nhân dân nầy.
Năm 1957, thông tư số 495-TTg ngày 23-10-1957 quy định thực hiện chế độ hộ khẩu.
Năm 1964, Nghị định số 10-CP ngày 27-6-1964, quy định mọi công dân phải đăng kỳ hộ khẩu và quy định các biện pháp di chuyển . Năm 1977, Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 51-CP ngày 10-5-1997, quy định các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và toàn diện hơn nữa, được gọi là những biện pháp bảo vệ an ninh và trật tự xã hôi. Càng ngày người dân càng bị siết cổ đến thè lưỡi ra mới thôi.
5.3. Sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu, gọi tắt là hộ khẩu, là cuốn sổ ghi tên tuổi của tất cả những người sống hợp pháp trong gia đình, từ khi mới sanh cho đến lúc chết. CAKV nắm số người, tên tuổi, ngày tháng năm sanh, nam nữ. Sổ hộ khẩu được xem như hồ sơ căn bản của một gia đình ở trong một nhà, gọi là căn hộ, phải có hộ khẩu kèm theo trong những việc mua bán nhà cửa, lương thực thực phẩm, xin việc làm, kết hôn, điện nước, trường học và khai tử.
CAKV kiểm tra hộ khẩu theo định kỳ, tùy theo tình hình, có thể đến khám nhà lúc nửa đêm hoặc kiểm tra “đột xuất” bất cứ khi nào.
5.4. Tạm vắng, tạm trú
Tạm vắng
Địa phương kiểm soát rồi chuyển sang địa phương khác, khi người dân đến một khu vực mới. Kiểm tra như thế là liên tục, bám sát và chặt chẽ.
Phải xin phép tạm vắng nhà một thời gian, ghi rõ lý do và địa chỉ nơi đến tạm trú, thời gian vắng mặt là bao nhiêu ngày.
Tạm trú.
Muốn xin vào tạm trú một hộ nào, thì phải có chữ ký đồng ý của chủ hộ cho phép cư ngụ tạm thời, phải kèm theo hộ khẩu tạm trú. Tất cả đơn tạm vắng, tạm trú phải có chữ ký và ý kiến của CAKV.
5.5. Sổ gạo
Có một thời, hộ khẩu gắn liền với “sổ gạo”. Thời đó, CS dùng chính sách “siết bao tử” để cai trị dân. Vì miếng ăn mà phải phục tùng vâng lịnh.
Hồi sau 1975, những cán ngố họp tổ dân phố cho biết, ở miền Bắc XHCN chính tay cha mẹ đi tìm và bắt đứa con trốn nghĩa vụ quân sự, đem nạp cho công an. Mới nghe, người miền Nam cảm phục lắm, nhưng sau đó mới biết, nhà nào có người trốn nghĩa vụ, thì không những bị cắt phần gạo của người đó, mà còn treo sổ gạo, thế là gia đình bị đói, cho nên phải đi tìm ông con đem nạp cho công an. Trốn nghĩa vụ không ai chứa chấp, vì không có phần gạo dư ra. À ra thế! Dùng chính sách siết bao tử, dùng miếng ăn để buộc người dân ngoan ngoản vâng lời. Kế thâm độc thật!
5.6. Nhớ đem sổ gạo cho bác
Người miền Bắc kể lại. Số là bác đã hôn mê mấy ngày rồi, bổng nhiên, như có bản năng từ tiềm thức bật dậy, bác mở mắt ra, bàn tay vẫy nhẹ đồng chí Võ Nguyên Giáp đang ngủ gà ngủ gật bên cạnh giường bác. Kề tai sát vào miệng bác. Bác thều thào nhưng nói rõ “phải nhớ mang theo sổ gạo cho bác!”. Nói xong, đứt hơi, đứt bóng.
Sổ gạo nó quan trọng như thế, cho dù bị cháy nhà, việc đầu tiên là phải liều mình xông vào tìm sổ gạo.
Con người dưới chế độ CS bị kềm kẹp cứng ngắt như thế, trong một khu vực mà đã có lực lượng quân sự của phường đội, dân phòng, công an phường và sẵn sàng hành động trấn áp của lực lượng cảnh sát cơ động.
Vì thế, những cuộc biểu tình ở Hồ Gươm Hà Nội nhiều lắm là không hơn 20. Công an nắm quyền “điều tiết”, nếu vì nhu cầu chính trị đối với Trung Cộng, thì có thể ấn định con số người biểu tình theo ý muốn: 50, 100, 200, nhưng liền sau đó thì phải ra tay giải tán.
Qua hình ảnh những cuộc biểu tình của “cách mạng hoa lài”, mùa xuân Á Rập”, có đến hàng chục, hàng trăm ngàn người nổi giận đả đảo, nhưng ở VN, trong tình trạng bị kềm kẹp như thế thì làm sao mà có thể tụ tập được vài ngàn người?
Vì thế, còn lâu mới có cuộc cách mạng hoa sen như lời kêu gọi hùng hồn xuống đường của BS Nguyễn Đan Quế ngày 24-2-2011.
5.7. Sự kềm kẹp của các cơ quan mật vụ, tình báo của đảng Cộng Sản Việt Nam
Ngoài hệ thống kềm kẹp công khai, đảng CSVN còn có những tổ chức mật vụ bao trùm lên tất cả mọi sinh hoạt của người dân.
Bộ Công An còn có:
Cục An ninh chính trị nội bộ (A.83) * Cục An ninh nông thôn (A.86) * Cục An ninh xã hội (A.88) * Cục An ninh Tây nguyên (A. 90) * Cục An ninh Tây Nam Bộ (A. 91) * Cục Chính trị An ninh II (A.94) * Cục An ninh truyền thông, truyền tin (A. 87)
Ngoài ra, Tổng cục II của quân đội, với quyền hành hết sức rộng lớn, kiểm soát tất cả những hoạt động về chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế…
5.8. Việt Cộng dùng đòn ma giáo
Ngoài ra, Việt Cộng còn xử dụng đòn bẩn, đòn ma giáo để khủng bố dân lành, những nhà dân chủ. Đó là xử dụng bọn côn đồ, lưu manh, đầu gấu, xã hội đen, người nghiện xì ke ma túy, quấy nhiễu công dân. Những trò bần tiện bỉ ổi như ném phân vào nhà, ném mắm tôm trộn dầu nhớt vào tượng Chúa. Một chính quyền bá đạo, ma giáo như thế thì hết thuốc chữa. Thiếu tá công an Võ Thị Thu Hiền xử dụng thế võ cầm nả thủ, yếm ngọc hành, bóp dái mục sư Nguyễn Công Chính đến trợn trừng đôi mắt để làm trò đùa cho đám bộ hạ. Công an VC chơi như thế có lẻ là sáng tạo đệ nhất thế gian, chưa có trong lịch sử công an trên thế giới.
5.9.Cộng Sản kiểm soát toàn bộ mọi sinh hoạt xã hội
Nhạc sĩ Tô Hải cho biết: “Ở các nước, họ chỉ dộc tài chớ không có hệ thống kềm kẹp như ở VN. Từ trong học sinh, sinh viên cho đến tất cả mọi thứ đều có cơ sở của đảng nằm trong đó. Họ kiẻm soát chặt chẽ cho nên, dù một ý kiến nhỏ nào cũng bị phát hiện, trấn áp, tiêu diệt. Do đó, mà ở VN kéo nhau xuống đường là một việc vô cùng khó khăn. Ai Cập bị độc tài thống trị 30 năm, họ đứng lên lật đổ, nhưng VN bị cai trị 36 năm mà chưa có phản ứng nào ra hồn cả”. (Tô Hải)
5.10. Cộng sản huấn luyện 20,000 cán bộ tôn giáo
Linh mục Phero Phan Văn Lợi nói về hiện tình tôn giáo VN năm 2007 tại Quốc Hội HK, cho biết, ngày 8-6-2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 83/2007-TTg cho tổ chức đào tạo 22,000 cán bộ tôn giáo. Chương trình do cơ quan mật vụ của đảng là Học Viện Chính Trị HCM thực hiện, huấn luyện những người có bằng cử nhân, nhiệm vụ chủ yếu là đưa người vào các tôn giáo để theo dõi, kểm soát, báo cáo và lũng đoạn bằng cách gây chia rẻ, làm cản trở sinh hoạt tôn giáo.
6* Sự vô cảm của người Việt Nam hiện nay
Bất cứ sự đấu tranh cách mạng nào cũng cần lực lượng chủ yếu là sức mạnh của quần chúng, nhân dân, nhưng hiện nay, người Việt trong nước đã trở thành vô cảm, thờ ơ với vận mạng của dân tộc.
6.1. Sự vô cảm
Bắt nguồn từ sự chia rẻ dân tộc, tạo ra những tầng lớp trong dân tộc thù hận nhau tiêu diệt nhau gọi là “đấu tranh giai cấp” của CNCS, con người của chế độ đã biến thành vô cảm.
Vô cảm là mất tình người, không còn lòng trắc ẩn, dửng dưng, thờ ơ lãnh đạm trước sự đau khổ của đồng bào, đồng loại.
Từ tai nạn giao thông giết chết hàng chục ngàn người mỗi năm, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh, pha trộn hoá chất độc hại giết người, làm cho một số lượng rất lớn đồng bào của mình phải bỏ mạng dưới tay của mình, thế mà những người trực tiếp hoặc gián tiếp giết người đó vẫn trơ trơ, vô tình, vô cảm, lương tâm không còn răng răng để cắn rứt.
Nữ đạo diễn Song Chi nêu nhận xét: “Trước những tệ tham nhũng, mọi thứ phi lý, tồi tệ đang xảy ra hàng giờ, hàng ngày, năm nầy qua tháng nọ, mà người dân vẫn vô cảm”.
Sức chịu đựng của người dân ngày càng cao, trở nên mất tính người, vô cảm mà chấp nhận sống quen với những tồi tệ đó. Tâm lý, tinh thần dân tộc bị đóng băng. Hết thuốc chữa.
Cô Tạ Phong Tần có lần phát biểu: “Trước sự nổi dậy của mùa xuân Á Rập, người dân trong nước im ẳng, an phận thủ thường, có thể nói chưa động tới quyền lợi của mình thì vô cảm, vì thế, VN chưa có phong trào rầm rộ như ở Trung Đông”.
Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ trong nước viết: “VN có thấy nóng gì đâu? Trước diễn biến ở Tunisia, Ai Cập, Libya…ở thời đại nầy, người ta chỉ lo cơm áo gạo tiền mà thôi”.
Một nhân chứng kể lại sự vô cảm của người Việt trong nước ngày nay: “Một bà già bị xe cán, nằm ôm cái chân gãy rên rỉ, nhiều người vây quanh muốn can thiệp để đưa bà vào bịnh viện. Người lái xe quát: “ĐM. Có biết ông là ai không? Thế rồi mọi người nín khe, bỏ mặc bà cụ rên rỉ.” Người kể chuyện kết luận: “Chưa chắc gì gã lái xe là một ông bự hay con cháu của một cán bộ lớn nào đó”.
Người VN ngày càng trở nên vô cảm, cũng giống như người Tàu bên Trung Cộng, trong vụ em bé bị xe cán 2 lần.
Ngày 13-10-2011, em bé Duyệt Duyệt (Yue Yue), 2 tuổi bị xe cán 2 lần tại Phật Sơn tỉnh Quảng Đông.
Trong 7 phút ngắn ngủi, đã có 18 người đi qua, người đi bộ bước qua em bé, rồi xe đạp, xe gắn máy, xe hơi, mà không ai có một chút động lòng dừng bước giúp đở em bé nằm trên vũng máu. Cho đến khi, người phụ nữ nhặt rác tên Trần Hiền Muội (Chen Xianmei), 57 tuổi, cứu em bé và em được đưa vào bịnh viện. Một tuần lễ sau đó, em bé chết vì vết thương quá nặng, xe cán 2 lần.
Lại chuyện vô cảm thứ hai.
Ngày 25-10-2011, tức 12 ngày sau vụ em bé Duyệt Duyệt bị xe cán 2 lần, đến phiên em bé Xiong Maoke, 5 tuổi, cũng bị xe cán 2 lần trên đường đi học, tại Lộ Châu, tỉnh Tứ Xuyên.. Nhân chứng kể lại: “Tôi nhìn thấy tài xế Ao Yong đâm vào em bé, rồi lùi xe lại một chút, thân xác em bé cuốn vào bánh xe, rồi tài xế cho xe tiến tới một lần nữa, cán em bé lần thứ hai. Thật là khủng khiếp và dã man”.
Tài xế cho xe cán thêm một lần nữa để biết chắc chắn rằng em bé chết hẳn vì không muốn bị rắc rối về việc phải trả tiền bịnh viện phí.
Người VN dưới chế động CS ngày nay cũng vô cảm và tàn nhẩn không kém gì dân Trung Cộng.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc ghi lại như sau: “Mới đây, ngày 7-10-2011, một chiếc xe điên do một bác sĩ lái, tong chết người, khiến 2 người chết và 27 người bị thương. Nhiều người không những không cứu mà còn xông vào hôi của, cướp ví tiền, lột nữ trang của nạn nhân. Có nạn nhân chết mà mãi đến 3 ngày sau gia đình mới hay biết. Lý do: Toàn bộ túi xách gồm tiền bạc, giấy tờ tùy thân đã bị cướp mất, nên bịnh viện không có địa chỉ và tên họ để báo tin.”
Linh mục Xavie Nguyễn Văn Thuận thuật lại, một chiếc xe tải chở đầy hàng hoá bị lật. Một số người đã không giúp đở nạn nhân mà còn hôi của. Họ kéo nhau cả đoàn đến làm công việc bốc giở, chẳng mấy chốc họ biến mất để lại chiếc xe trống không với những nạn nhân mình đầy thương tích.
6.2. Vượt qua nổi sợ hãi
Lãnh tụ dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi phát biểu trước cử toạ người Mỹ tại đại học Michigan: “Vượt qua nổi sợ hãi là chìa khoá mở ra các quyền tự do khác”.
Sự sợ hãi làm tê liệt dân chúng khiến người ta câm nín và thụ động. Đúng là sự sợ hãi của người VN hiện nay còn rất lớn, tuy nhiên cũng có những phát triển về long can đãm và dũng khí, ngày càng thêm có nhiều người yêu nước thương nòi như những luật sư: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật, Lê Quốc Quân, Củ Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Bùi Kim Thành, BS Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, kỹ sư Đỗ Nam Hải, những Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), Phan Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Tiến Trung, ký giả Trương Minh Đức, LS Nguyễn Bắc Truyền, Lê Nguyên Sang, Bùi Thị Minh Hằng, và mới đây nổi bật sự kiên cường của Huỳnh Thục Vy…(Lư Thị Thu Duyên đến Mỹ tỵ nạn tháng 12 năm 2009. LS Bùi Kim Thành đến Mỹ tỵ nạn 21-7-2008 * Trần Khải Thanh Thủy đến Mỹ ngày 24-6-2011)
Con số nầy so với 83 triệu người Việt chân chính thì không đáng kể, hơn nữa, đa số những người yêu nước kiên cường bất khuất trước bạo lực nầy đang bị bỏ tù hoặc bị quản thúc tai gia.
7* Chế độ Cộng Sản chỉ có thể bị thay thế chớ không thể cải tổ (Boris Yeltsin)
Thời gian gần đây, trước đe dọa bị sụp đổ do tham nhũng, bất xứng, hèn nhát trước kẻ thù, nội bộ tranh giành quyền lực, không còn niềm tin của nhân dân, nên đảng thực hiện những cải tổ như sửa đổi Hiến pháp, chỉnh đốn lại đảng.
Ông trùm Cộng Sản Boris Yeltsin đưa ra một chân lý: “Chế độ CS chỉ có thể bị thay thế chớ không thể cải tổ”. Do đó, nhân dân đừng tin những gì CS nói.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc nói rất chí lý: “Cộng Sản sinh ra từ cái nghèo đói và ngu dốt, lớn lên bằng sự dối trá và bạo lực, và chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của cả nhân loại”.
Nhà văn CS và là Đại biểu QH, Nguyễn Khải viết: “Người CS nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không biết mắc cở miệng, sợi dây thần kinh ngượng bị đứt. Người dân vì muốn sống còn, cũng đành phải dối trá theo. Họ thuộc lòng bài bản như cháo, và xử dụng thường xuyên nên đã trở thành cái tật, vì thế khi mở miệng ra là phải nói láo”. Thực trạng một nước VN như thế đó.
8* Kết
Con đường nào cho Việt Nam? Bất cứ con đường nào cũng phải có yếu tố quan trọng nhất và quyết định, đó là sức mạnh của quần chúng, nhân dân. Sức mạnh phát xuất từ sự biết nổi giận, có khả năng vượt qua sự sợ hãi và thoát khỏi vô cảm. Những yêu cầu nầy hiện nay đốt đuốc đi tìm không thấy được. Vì vậy, một nước VN mới, theo ước mơ của BS Nguyễn Đan Quế, một nước VN tự do dân chủ, nhân quyền và tiến bộ, vẫn còn nằm ngoài đường chân trời, nếu ở trong đường chân trời thì có thể trông thấy mặc dù rất xa, trái lại, thì mịt mù.
Chỉ còn chờ một phép mầu nào đó thôi.
Trúc Giang
Minnesota ngày 10-8-2012
No comments:
Post a Comment