Vũ Cao Đàm
2-8-2012
Bài
dịch Giết bọn giặc Việt để làm lễ tế
cờ Nam Sa (Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ – Nam Sa tức Trường
Sa của Việt Nam) vốn do GS. Vũ Cao Đàm dịch và do tôi trực tiếp biên tập, được
đăng trên trang Bauxite Việt Namngày 14-5-2010 (http://www.boxitvn.net/bai/3979).
Sau đó, bản dịch đã được tiếp tục loan tải trên rất nhiều trang mạng khác của
cộng đồng người Việt trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Đó là điều thật sự
đáng vui mừng, một chỉ dấu cho thấy tinh thần yêu nước vẫn là đặc điểm nổi bật,
là nhân tố gắn kết quan trọng nhất giữa mọi con người Việt Nam hiện nay dù chính
kiến có khác nhau.
Tuy
nhiên, trong quá trình lan truyền, một điều không đáng có–và ở góc độ cá nhân,
cũng ít ai muốn nêu lên – là tên người dịch dần dần bị bỏ quên cùng với xuất xứ
trang mạng đầu tiên công bố bản dịch. Chúng tôi nghĩ, đây lại cũng là một nhược
điểm có lẽ phần nào vẫn thuộc căn tính của người Việt, ở chỗ dấu ấn cá nhân
trong các sản phẩm tinh thần hãy còn chưa được coi trọng. Cũngvì thế mà cái
quyền lợi không hề mang tính vật chất nhưng lại gắn bó thiêng liêng với các sản
phẩm tinh thần như bài viết, bản dịch…thường bị nhiều người vô ý bỏ qua, thậm
chí đôi khi có người còn tùy tiện “lấy của người làm của mình” một cách tự
nhiên.
Chúng
tôi nêu vấn đề này không ngoài mục đích để chúng ta cùng rút kinh nghiệm, dần
dần đi đến hình thành những nguyên tắc ứng xử tuy là bất thành văn nhưng cần
được tuyệt đối tôn trọng giữa các trang mạng với nhau, những nguyên tắc nó tạo
nên một mối quan hệ trong sáng bất vụ lợi trong sinh hoạt của cộng đồng
internet đang ngày một lớn mạnh phi thường – chính sự lớn lên như thiên thần
Phù Đổng này mớihứa hẹn những biến đổi to lớn bất ngờ mà mọi thế lực tồi tệ
nhất trên đời này dù có muốn chống lại cũng không sao chống nổi.
Nguyễn Huệ Chi
*
*
Hồi
năm 2010 tôi đọc được một bài báo sặc mùi hiếu chiến được đăng trên trang mạng
“Trung Quốc Binh khí Đại toàn” là một trang mạng của Đảng Trung Cộng. Tôi đã
dịch và gửi đăng trên trang Bauxite Việt Nam (BVN). Ngay sau khiBVN
đăng tải, tôi rất vui mừng vì bản dịch rất nhanh chóng được lan truyền trên các
trang mạng và blog của cộng đồng Việt, và nhận được những lời bình luận sôi sục
tình cảm yêu nước thương nòi, căm thù bọn cộng sản xâm lược khát máu Đại Hán và
thức tình lương tri của những ai đang còn mê muội ảo tưởng vào giọng lưỡi xảo
trá “đồng chí quốc tế vô sản”, “anh em môi hở răng lạnh”, “Bốn tốt” và “Mười
sáu chữ vàng”. Bài báo kết thúc bằng lời nguyền: “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi
chiến tế kỳ” (tiếng Hán là 杀越寇为南沙之战祭旗).
Mấy
hôm nay, bỗng dung dân tình lại được nghe một số phương tiện truyền thông ồn ào
những bản hợp ca… “biết ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc anh em”, tôi sực nhớ đến
bài báo “thắm tình anh em”, “đồng chí”, “môi hở răng lạnh” của cái “Đảng bạn”
đểu cáng mà tôi đã dịch và gửi anh Nguyễn Huệ Chi cho đăng trên BVN, tôi
bèn tìm lại bài báo gợi ý BVN đăng lại để toàn dân ta thêm một dịp nhìn
nhận lại kẻ thù ngàn đời của dân tộc.
Tôi
cũng sục lại các trang mạng của Trung Cộng, thì ra bài báo này vẫn nhan nhản
lan truyền trên khắp đất nước Trung Cộng, và đi kèm những ý kiến bình luận sặc
mùi hiếu chiến của bọn thảo khấu trong cái Đảng Cộng sản Đại Hán đang phát xít
hóa còn hung hãn khát máu hơn cả Hitler và Mussolini. Chúng ta cần biết rằng
bài viết này đưa lên mạng Trung Cộng hồi 5g45p ngày 9 tháng 1 năm 2010, nghĩa
là nó đã lan truyền trên mạng hơn hai năm nay.
Thế
rồi tôi đặt câu hỏi: Vì sao cái mà một số kẻ được gọi là “đảng anh em” lại đi rao
giảng cái bài “Giết giặc Việt”? Vì sao chúng gọi nhân dân “anh em” là “Giặc”?
Nhưng đau hơn, là vì sao mà một số người vẫn tâng bốc chúng là “ân nhân”, lại
vuốt ve chúng là “anh em đồng chí”? Họ “khôn khéo”, hay họ “mơ ngủ”. Họ có biết
rằng nhân dân sẽ hiểu là họ cố tình nhắc nhở nhân dân ta phải biết ơn, tệ hơn
nữa phải cúi đầu thần phục cái bọn sơn lâm thảo khấu đó? Và hậu quả là nhân dân
sẽ nghĩ gì về họ, nhất là khi họ không chỉ dừng lại ở những lời biết ơn các
“đồng chí” thảo khấu sơn lâm, thẳng tay đàn áp những người biểu tình chống
Trung Cộng xâm lược, gọi những người yêu nước là “thế lực thù địch”, thậm chí
đánh đập, hành hạ, và thẳng chân đạp vào mặt những người yêu nước… Họ có nghĩ
sẽ đến một ngày nào đó tái xuất hiện một pho sách “Đại Nam thực lục chính biên
hiện đại” – mà chắc chắn là thế –, ghi chép hay nói đúng hơn là đóng đinh những
sự kiện này vào trong sử sách? Họ sẽ giải thích thế nào với các thế hệ con cháu
mai sau?
Tôi
cũng có bài viết đang trên BVN: “Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ” với
bọn sơn lâm thảo khấu Trung Cộng. Trong bài viết đó tôi đã thể hiện tâm nguyện
phải khắc cốt ghi xương cái điều rằng: Đất nước Việt Nam đã đổ máu xương để
thực hiện vai trò tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cho Trung Cộng sống
trong hòa bình để xây dựng đất nước Trung Cộng lớn mạnh hôm nay. Chúng ta hãy
đọc kỹ lời nói sau đây của ông Lê Duẩn: “Chúng ta đã chịu đựng được không phải
vì chúng ta là gang thép, vì gang thép cũng chảy vì bom đạn của chúng, mà chính
chúng ta là những con người, những con người thực sự, những con người Việt Nam,
với truyền thống 4000 năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ
quốc, trước thời đại.” Ông Lê Duẩn nói đến “trách nhiệm trước thời đại”
chính là nói đến lý tưởng bảo vệ phe XHCN, được xem là “ý thức hệ tiến bộ nhất”
của thời đại. Câu này được in trang trọng bằng chữ vàng trên nền son và được
treo ở nhiều vị trí trong khu Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị.
Để
một lần ôn lại tội ác của bọn đế quốc Đại Hán, tôi đã đề nghị anh Nguyễn Huệ
Chi cho đăng lại bài này, nhằm thêm một lần nữa khắc cốt ghi xương kẻ thù của
dân tộc, và một lần nữa, tôi muốn khẳng định rằng: Chúng ta không cần phải biết
ơn bọn Trung Cộng. Trung Cộng không xứng đáng để chúng ta biết ơn. Trung Cộng
không đủ tư cách để người Việt Nam biết ơn. Chính Trung Cộng phải biết ơn nhân
dân Việt Nam, vì đã có hàng triệu người con của cả hai phía Việt Nam ngã xuống
để tạo một vành đai chắn cho Trung Cộng và phe XHCN được yên hàn xây dựng cuộc
sống hòa bình. Cái phe XHCN được bảo vệ đó ngày nay đã sụp đổ, Trung Cộng đang
trên đường phát xít hóa. Cái “trách nhiệm trước thời đại” thuở xưa cũng đã đi
vào quá vãng.
Với
việc đăng lại bài này, tôi xin khẳng định, Trung Cộng đang là mối họa lớn nhất
của thời đại, mối họa lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến đấu chống Trung
Cộng ngày nay mới đích thực là “trách nhiệm trước thời đại” như lời nói của ông
Lê Duẩn.
Với
việc đăng lại bài này, tôi xin được xen một tiếng nói vào bản hợp xướng “Biết
ơn Trung Cộng”: Nhân dân Việt Nam cần biết ơn Trung Cộng với bài viết này. Nó
đã giúp nhân dân Việt Nam nhận rõ lời khẳng định nhất quán của chủ nghĩa đế
quốc cộng sản Đại Hán quyết giết dân Việt Nam, quyết hủy diệt dân tộc Việt Nam
Sau đây là bản dịch và nguyên bản tiếng Hán của bài viết
đăng trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn”: http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html
Vũ Cao Đàm
*
*
Quần
đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của
đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật,
việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi.Trong số
các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã
ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
Nghĩ
lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa
ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa
của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không
ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán
báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới,
liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh
biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không
nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.
Do
bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận
lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo,
xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo,
tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện
hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm.
Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philippines,
Malaysia, Indonesia, Brunei… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng
căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra
gì.
Các
nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc
chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình,
tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên
ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận
phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng
ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua,
lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không
ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh
hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng,
lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải
quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được.
Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng
cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các
luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình
phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho
chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta
thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế,
biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và
phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.
Chúng
ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối
với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế
khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước
ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt
những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn
nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.
Chúng
ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để
trở thành vật tếcủa trận chiến thu hồi Nam Sa:
Việt
Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu
ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam
chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn
bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc
chúng phải tự mình rút lui.
Trước
đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung
Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý
đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt
Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa
và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm
mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do
đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.
Việt
Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát
triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể
phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến
thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy,
không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng
lụn bại.
Hai
nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và
lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự
đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn.
Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philippines thì phản ứng quốc tế nhất
định sẽ rất mạnh mẽ.
Các
nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với
Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó
đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến
tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả
của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết
lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh
giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các
nước ASEAN.
Tình
hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung –
Mỹ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối
đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường
Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với
Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo
giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm
phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Quần
đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận
tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết
hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam
Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong
những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam
Sa.
Lấy
chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm
nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai
bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh
trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện
chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân
đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp,
nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để
chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh
nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam
hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân,
không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá
yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
Việc
thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng
giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì
hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan
cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt
động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay,
tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc
chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc
gia.
10.
Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm
phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại
biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh
muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.
Vẫn
còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.
Mặc
dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực
không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại
hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công
tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn
việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà
phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là
nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế
cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt
về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Trên
lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh
liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc.
Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc
Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai
quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến
hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng
viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội
Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên
tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân
để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh
thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân
và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn
công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng
ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên
giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở
miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để
giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực
lượng hải quân, không quân Việt Nam.
Trên
lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ,
lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình,
nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy
ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng
rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng
kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức
ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực
nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.
Trên
lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ
đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự
thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt
động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh
trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô
cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của
các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng
của họ giảm xuống mức tối thiểu
Trên
lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai
đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng
tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện
phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình,
chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước
ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát
triển với Philippines, Malaysia, Brunei… giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích
của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho
họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc.
Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào
đó.
Với
ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối
cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban
đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần
phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự
phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án
chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có
thể làm gì họ[1]. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải
đánh cho chúng không kịp trở tay.
Hãy
giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.
V.C.Đ. dịch
H.T. Mạng Bauxite
Việt Nam biên tập
[1]
Quần đảo Falklands (tiếng Tây ban nha là Islas Malvinas), vốn được xem là là
lãnh thổ hải ngoại tự trị của Vương
quốc Anh, nhưng vẫn là đối tượng tuyên bố chủ quyền của Argentina từ
sau cuộc xâm nhập của Anh vào quần đảo này vào năm 1833.
Năm 1982, Argentina tấn công chiếm quần đảo này, dẫn tới
cuộc Chiến
tranh Falklands kéo dài hai tháng giữa Argentina và Vương
quốc Anh, kết quả là Argentina thất bại, Vương Quốc Anh xác lập lại chủ quyền
trên quần đảo này (Ghi chú của người dịch).
Nguyên bản tiếng
Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn”:
越南—收复南沙之战的祭品
想那越南原为我国藩属,1885年中法安南之役清廷将其割让给法国,遂成为法属殖民地,二战后是中国助其战败法国、赶走美帝,南北得以统一。不料此獠非但不思感恩,反而以怨报德,竟然以世界第三军事大国自居,频频向中国寻衅,虽经中越边境反击战和赤瓜礁海战两次教训,依旧不服不忿,变本加厉地抢占了更多岛礁。因其下手较早,所盘踞之地往往居住条件较好,且有淡水水源,越南便在上面修建机场,建造移动通讯设施,还向岛礁移民,组织国际旅游,并设置县级行政区划,妄图将霸占的地域永久化、实事化、国际化、合法化。另有菲、马、印尼、文莱等国也纷纷效仿,在我国南沙海域或建设军事基地,或钻井开采石油,全然不把中国放在眼里。
周边各国抢占南沙岛礁之时,正值我国实行改革开放方针、和平崛起战略之际,出于对内集中精力抓经济建设、对外维持和平发展环境的需要,基于都是发展中国家、理应和平解决纠纷的美好愿望,我国提出了“搁置争议,共同开发”的倡议。然而,三十多年来相关国家置我们的善意于不顾,不断加快侵蚀我国海疆的脚步,公然将我国领土领海据为己有。可见,好心未必就有好报,国家尊严和领土领海完整仅靠和平交涉难以维护。联合国大陆礁层委员会规定,2009年5月12日为有关国家对其大陆架和专属经济区的主权要求提出科学依据、完成申请的最后期限。事态的发展将使问题越来越复杂化,时间的推移将对我们愈加不利,拖延下去别人将会把我们的容忍误读为默许。因此,采取有效的手段——武力收复南沙已该摆上议事日程。
鉴于涉案国家对我国利益的侵害程度不同,其所处环境和国际地位不同,对我方的军事行动可能做出的反应不同,因此应区别对待,全力处理好主要矛盾,带动次要矛盾的解决。毫无疑问,我们的主要打击目标就是越南,我们有足够的理由打击越南,越南也有充分的条件成为收复南沙之战的祭品。
1.越南侵占的岛礁最多,危害最大,且态度蛮横,影响恶劣。率先收复越南盘踞的岛礁,就能收复被占岛礁的绝大部分,便可基本掌控全局,以成功驱逐越军的实例威慑其它国家,迫其自行撤走。
2.过去越南一直承认中国拥有西沙、南沙主权,其官员讲话、军用地图、地理教材都是佐证,直到实现统一后才一反常态,对西沙和南沙提出领土要求。其背信弃义、前后矛盾的行径丧失了基本道义,使我军师出有名,据理收复失地。
4.中越反目已久,曾发生过陆战海战,再次爆发军事冲突已在世界意料之中,各国早已习以为常,反应也会相对较轻。反之,如先打击菲律宾等国则会平添一个交战国,国际反应肯定较为强烈。
5.相关各国虽同属东盟,但越南与其他国家社会制度、意识形态不同,他国又曾在越战中支持美国,其间自有感情隔阂。我国收复南沙必遭东盟反对,但集中打击越南的副作用就会较小,因为越南曾经企图建立地区性霸权的往事仍使其邻国怀有戒心,消弱越南军力对东盟各国也有好处。
6.近期国际形势对解决南沙问题有利。中美、中俄关系均处于最好时期,不致因此引起大国之间的军事对抗。美军深陷阿富汗、伊拉克战场,还要准备应付可能与伊朗发生的战争,无暇顾及南沙战事。而且日韩岛屿纠纷、柬泰寺庙争端都会分散国际社会视线。
7.南沙群岛对中国具有不可或缺的战略地位。在中东到远东的石油动脉上,马六甲海峡固然扼守咽喉要道,南沙群岛何尝不是位居战略要冲,据有南沙便可威慑马六甲,掩护石油通道。南沙是中国必有之地,为此应不惜一战。
8.以战代练,以实战来检验并提高我军实力。台海形势发展可确保两岸近期不会发生战事,正宜借此空隙彻底解决南海问题,在实战中考察我海空军的缺陷和差距,及时抓紧弥补提高,使我海空军尽快发展成为具有现代战争实战经验的新型军事力量,以备战台海战事或其他可能出现的挑战。越南海空军不算强也不算弱,正适合我军实战练兵。
9.借机建立起两岸军队的协同合作。台海两岸分歧多多,唯独在南沙问题上立场一致,虽然不大可能邀到台军一起参战,但在战前战后进行些物资补给、装备维修、人员救治、飞机舰船因战事需要紧急降落停靠等等活动,无疑会对将来的国家统一、军队统一起到推动作用。
10.越南贪得无厌、见利忘义,态度又极其蛮横无礼,绝无通过谈判放弃其抢占岛屿的可能,不打不足以收复国土海疆。既然南沙之战不可避免,晚打就不如早打,被动应付就不如主动出击。
还有很多理由,不再一一列举。
虽说我军收拾越南不在话下,但是收复南沙毕竟不是小事,越南海空军也正在逐步现代化,并非易与之辈,所以决不可轻敌盲动,必须做好充分准备,不打则已,打则速胜。收复南沙不是看能否成功,而要看胜得是否彻底,付出的代价是否必要,遭受的损失是否最小,最终结果是否最佳。因此有必要政治、军事、经济、外交四箭齐发,打出一套漂亮的组合拳。
军事方面,可借越南侵占新岛礁、扣押我国渔船渔民等事件为导火索,做出强烈反应,宣布我国领土领海不容侵犯,勒令越方限期退出所有侵占岛礁,迅速在南海完成军事部署,如越军置之不理就强行驱逐,敢于反抗者坚决消灭,凡来增援的越舰越机予以击沉击落。越军已装备一定数量的俄制先进战机、舰艇和导弹,我军应以海空潜全面封锁其海空军基地,二炮部队应做好覆盖其所有战略要点的准备,空军和海航应做好在预警机、加油机支援下长途奔袭其南部基地的预案,地面部队要随时应对越军在边境地区的偷袭骚扰,必要时实施反击摧毁其北部海空军基地。总之,要由陆海空潜导编织成立体战场,把打击越南当作解放台湾的预演,一旦事态扩大就彻底摧毁越南海空军力量。
政治方面,彻底揭露越南等国强占我国领土领海的事实,重申我国坚持和平崛起的既定方针,但是和平决不意味着可以容忍对我国国家利益的侵害。尽管发生了我们不愿看到的军事冲突,中国依然希望有关各方坐下来进行和平谈判,及早结束战争。假如越南等国在我强大的军事压力下被迫屈服,则我国实现不战而屈人之兵,必将大大扩大我国的国际发言权。
外交方面,一旦战事发生,世界上必然批评、抗议声四起,我们要尽力获得美、俄、欧盟的理解,争取使其置身事外。最重要的外交活动应针对东盟各国,尽量平息他们的愤怒和恐惧,使他们相信中国非常重视与东盟的关系,绝不会损害除越南之外的东盟国家的切身利益,将他们的反应程度降到最低。
经济方面,为了和平生存,以色列可以“用土地换和平”;为了和平发展,我们也可以“用金钱换土地”。对南沙群岛,应实行“主权归我,共同开发,和平协商,利益均沾”的方针,在南沙群岛靠近东盟各国的边缘地带划出若干共同开发区,以我国为主,分别与菲、马、印尼、文莱组成合资开发企业,让对方拥有分享利润的权利。这些国家强占岛礁的目的就是获取石油利润,让他们得到他们想要的钱,就更易于同意我国拥有主权。如果越南愿意接受这种模式,不妨也分他一杯羹。
企图以和平方式解决南沙争议,最终结果必然是南沙群岛被人瓜分。众多岛礁被强占是由于当初我军实力不足,能力具备了就不要再犹豫不决。动用武力肯定会引来反对声浪,当年英国力夺马岛也曾谴责声一片,但是马岛在手别人又能奈何英国?越南愿当出头鸟就打他个措手不及,杀越寇为南沙之战祭旗!
[中华兵器大全 CNWEAPON.COM]
------------------------------
Bình
luận :
Phê phán người mà không nghĩ đến ta. Ai rước chủ
nghĩa cộng sản vào Việt Nam? Ai nhận vũ khi của Trung Cộng & Liên Xô để gây
cảnh nồi da xáo thịt rồi tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô & Trung
Quốc”? Thể chế của Việt Nam có phải là sao chép từ thể chế của Trung Cộng? Kẻ
nào rước voi về dày xéo giang sơn thì phải bị tru di trước khi nói tới chuyện
diệt quân xâm lược.
No comments:
Post a Comment