Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2012-08-13
Ông
Nguyễn Văn Ngoan, Việt kiều từ Thụy Sĩ, vừa gởi đơn khiếu nại đối với bản tin
trên đài truyền hình Hà Nội nói là ông có dính líu đến cuộc biểu tình chống TQ
ở Hà Nội sáng 5/8 mà ông bị bắt khi đang tham quan nơi đó.
Ông Nguyễn Văn
Ngoan, Việt kiều từ Thụy Sĩ tại bờ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội sáng 05-08-2012. Hình
do ông cung cấp
Đưa tin sai sự thật?
Trả lời Thanh Trúc vào khi chuẩn bị rời Việt Nam
trong vài giờ tới, ông Nguyễn Văn Ngoan cho biết:
Nguyễn
Văn Ngoan: Trước
tiên là cũng muốn xem đài truyền hình họ có tâm ý nhìn nhận cái sai trái mà họ
đã làm hay không, sau đó mới quyết định kiện họ hay không.
Sau
khi bị bắt ở trại Lộc Hà về, nghe và xem một doạn video của đài Phát Thanh Và
Truyền Hình Hà Nội thì họ vu khống tôi rằng: “Thường xuyên tụ tập biểu tình và
xem thường luật pháp Việt Nam”.
Cái
vấn đề là sáng ngày 5 tháng 8 năm 2012 tôi đến bờ hồ để du lịch, tôi không tham
gia biểu tình, trước đó tôi không quen biết ai trong số những người biểu tình.
Tôi không hô khẩu hiệu, tôi không mang biểu ngữ, tôi không đi trong đoàn người
biểu tình mà chỉ ngăn cản khi nhìn thấy hành vi của những người không mặc sắc phục
xông vào bắt bớ vô cớ những người phụ nữ giữa ban ngày. Tôi làm điều này vì
lương tâm đạo đức và trách nhiệm của một con người với đồng loại, vì thế họ
không thể cho rằng tôi là người đi biểu tình. Đó là điểm thứ nhất.
Điểm
thứ hai, trước đó tôi chưa hề tham gia hay có mặt tại bất cứ một cuộc biểu tình
nào ở Việt Nam, bằng chứng là khi đó tôi không ở Việt Nam, nên càng không thể
nói rằng tôi thường xuyên tham gia biểu tình.
Một
điểm khác nữa, họ cho rằng tôi không tuân theo luật pháp của Việt Nam, đó là
vấn đề tôi không đến cơ quan công an Hà Nội vào ngày 6 tháng 8 theo giấy mời.
Tôi đã điện thoại cho ông Chung là người có trách nhiệm của nhà nước Việt Nam
để nói rõ lý do. Hơn nữa, đây là giấy mời, không phải giấy triệu tập nên tôi có
quyền không đến vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, không có chứng cứ để nói rằng tôi
không chấp hành và coi thường luật pháp Việt Nam. Hơn nữa trước đó tôi có nói
chuyện với một nhân viên của Tòa Đại Sứ Thụy Sĩ, ông cũng cho rằng tôi không
nhất thiết phải đến ngay ngày hôm đó vì vấn đề hộ chiếu tôi chưa nhận được từ
người thân ở Biên Hòa gởi ra cho tôi.
Thay mặt "dư luận nhân dân"
Thanh
Trúc: Phải
chăng đó là giấy mời ông đến để nhận lại ba vật dụng mà họ đã tịch thu của ông?
Nguyễn
Văn Ngoan: Vâng
đó là cái vấn đề. Ttheo Đại Sứ Quán Thụy Sĩ thì tôi chỉ đến để mà nhận lại tài
sản mà họ niêm phong của tôi. Nhưng mà thật ra ngày thứ Tư 8 tháng 8 tôi đến
thì tôi phải làm việc suốt năm tiếng đồng hồ. Từ hai giờ đến bảy giờ tối tôi
mới được ra ngoài và lấy lại những tài sản cho mình. Cái này cho thấy họ tìm
cách giữ lại và tìm cách lấy thêm thật nhiều thông tin về tôi.
Họ
rất đông, mười ba người và một camera trong khi tôi chỉ một mình. Tôi cũng rất
bình tĩnh để cho họ thấy rằng tôi cũng cố gắng đưa cho họ rất nhiều thông tin
mà tôi có thể nói được.
Đài
Phát Thanh Truyền Hình Hà Nội có những lời lẽ cộc lốc xúc phạm đến tôi, dùng
những danh xưng như là “đối tượng Nguyễn Văn Ngoan Việt kiều Thụy Sĩ, Nguyễn
Văn Ngoan không chấp hành” v.v… Đài Phát Thanh và Truyền Hình Hà Nội đã mạo
danh, bịa đặt trong khi chưa có một cuộc khảo sát điều tra xã hội nào mà lại
dám nói “dư luận nhân dân cho rằng hành động này cần phải lên án và xử lý theo
pháp luật”.
Thanh
Trúc: Tức
là lúc này chỉ là đơn khiếu nại mà thôi chứ chưa hẳn là đơn kiện tụng?
Nguyễn
Văn Ngoan: Đúng.
Thanh
Trúc: Ông
có nhờ người cố vấn pháp lý cho ông không vì ông là người nước ngoài cần phải
hiểu rõ về tiến trình khiếu nại ở Việt Nam?
Nguyễn
Văn Ngoan: Hiện
tại tôi cũng có nhờ một luật sư để họ hướng dẫn tư vấn về một số luật lệ ở đây.
Trong đơn cũng có ghi nhận những điều lệ của nhà nước Việt Nam. Tất cả những hồ
sơ tôi gởi đến chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh, ông Nguyễn
Thế Thảo chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị bí thư
Thành Ủy, ông Nguyễn Thanh Sơn Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài,
và đồng thời gởi cho ngài Andrej Motyl là đại sứ Thụy Sĩ ở Hà Nội. Chính ông
đại sứ gọi điện thoại cho tôi, cho biết rằng ông theo sát vụ việc, cho nên tôi
cũng muốn cho ông biết rõ tôi đang làm một đơn khiếu kiện. Trong tương lai nếu
tình trạng không tốt hơn, hay là cái sự im lặng của Đài Truyền Hình Hà Nội thì
tôi có thể bước xa hơn bằng cách là đi kiện họ.
Thanh
Trúc: Có
một câu hỏi thiết tưởng cần hỏi ông Nguyễn Văn Ngoan là khi ông bị bắt vào cuộc
biểu tình và bị đưa về trại Lộc Hà thì tin trên báo đài cũng nói có một sự việc
là có người phát tiền cho những người đi biểu tình. Thưa ông có nghe điều đó?
Nguyễn
Văn Ngoan: Có
nghe loáng thoáng nhưng không có gì rõ ràng, ai là người đưa tiền, lúc nào,
những ai nhận, bằng chứng như thế nào.
Tuy
nhiên chuyện mà đưa tiền cho công an thì có nghe, là có một blogger ở trong
trại mà họ bị giữ đó, thì họ nghe những người công an nói chuyện với nhau là họ
nhận khoảng năm trăm ngàn cho một ngày hay một buổi mà họ làm việc với những
người đi biểu tình.
Thanh
Trúc: Ý
của ông là blogger đó nói rằng cứ mỗi lần công an đi dẹp người biểu tình thì họ
nhận được 500.000 đồng Việt Nam?
Nguyễn
Văn Ngoan: Dạ.
Thanh
Trúc: Đó
là điều ông nghe được?
Nguyễn
Văn Ngoan: Dạ
đúng.
Thanh
Trúc:
Xin cảm ơn và xin chúc ông thượng lộ bình an trên đường trở về Thụy Sĩ.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
------------------------------------------------
Chủ
nhật, ngày 12 tháng tám năm 2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________
Biên Hòa,
ngày 10 tháng 08 năm 2012
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: Ông
Trần Gia Thái,
Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,
Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,
Địa chỉ: Số
03 – 05 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội
Người khiếu
nại:
Tôi, Nguyễn
Văn Ngoan sinh năm 1959, quốc tịch số PA CHE F1871949 Thụy Sĩ cấp ngày
20/06/2005, địa chỉ trú tại Route de la Brinaz 30, 1422 GRANDSON, Thụy Sĩ.
Người bị
khiếu nại:
Đài Phát
thanh và Truyền hình Hà Nội về nội dung chương trình phát thanh chiều ngày
06/8/2012 (17:50 – 19:30)
http://hanoitv.vn/video-clip/74/Chuong-trinh-Thoi-su-chieu-682012/video647.htv
NỘI DUNG:
Tóm tắt sự việc:
Tôi là Việt
kiều Thụy Sĩ về Việt Nam thăm gia đình theo Giấy miễn thị thực nhập số AR
0337982 do Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Genève – Thụy Sĩ cấp ngày 27/01/2012.
Tôi về Việt Nam của ga hàng không Tân Sơn Nhất vào chiều ngày 26/07/2012. Ngày
04/8/2012 tôi du lịch đến Hà Nội.
Khoảng sáng
ngày 05/08/2012, tôi cùng một người bạn là Tuấn đi dạo ở bờ hồ, khi đi đến
tượng đài Lý Thái Tổ thì thấy có một nhóm người đang nói với nhau về vấn đề
biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược biển, đảo Việt Nam. Tôi nhìn qua phía
bên kia đường, nơi tượng đài Lý Thái Tổ thì thấy có một số bảng cấm, vì vậy tôi
cảm thấy có vấn đề không bình thường. Do đó tôi muốn tìm hiểu xem có vấn đề gì
xảy ra ở đây. Tôi mới băng qua đường tìm gặp những người cảnh sát ở đó để hỏi,
thì họ nói rằng nơi này “nhạy cảm”, thì tôi mới nói với họ rằng ở Hà Nội mà có
tình trạng như thế này về vấn đề an ninh thì làm cho mình không được an tâm.
Người mặc áo thường phục có vẻ như là một người an ninh mới nói rằng “Không sao
hết!”. Lúc đó tôi mới hỏi rằng “Bây giờ tôi có thể chụp hình được ở tượng đài
hay không?”, thì anh này mới nói rằng “Được!”. Tôi với người bạn, hai người
chụp hình ở đó khoảng 10 phút, 15 phút, thì lúc đó khoảng 8 giờ 45. Rồi sau đó
hai người mới rời tượng đài Lý Thái Tổ, băng qua đường. Khi băng qua đường thì
thấy vắng bóng người hết cả thì thấy cũng lạ. Tôi và người bạn tiếp tục đi về
hướng đền Ngọc Sơn, đi được một đoạn thì thấy có người chăng biểu ngữ biểu
tình. Khi tôi rẽ ngang đi xuống hướng bờ hồ thì tự nhiên thấy một người áo xanh
có đeo băng đỏ, ảnh đang lôi kéo những người phụ nữ, tôi chưa bao giờ thấy hiện
tượng lôi kéo phụ nữ như thế cả, tôi mới nhảy tới nói rằng “Anh không được có
thái độ như thế này với phụ nữ!”, và tôi kéo tay người đó ra và người phụ nữ
này thoát được. Sau đó tôi thấy có hai người phụ nữ khác nữa họ cũng bị bắt
trong tình trạng như thế do những người khác và tôi đã chạy theo để can thiệp
cho hai phụ nữ này, và cũng vẫn lời nói này “Các người không được có thái độ
như thế này giữa lòng Hà Nội. Nó rất là phản cảm”. Nhưng vì họ đông quá thành
thử ra họ kéo người lên xe buýt thì tôi bị kéo lên theo. Rồi sau đó họ bắt tất
cả lên xe buýt để chở về trại Lộc Hà ở Đông Anh, Hà Nội. Tại trại Lộc Hà, công
an đã bắt tôi đưa tất cả những đồ đạc mang theo cho họ khám và họ mở tất cả các
máy ra, rồi họ vào họ xem, họ chụp ảnh tất cả những dữ kiện trong đó, rồi sau
đó họ niêm phong lại, gồm một máy tính xách tay MacAir và một cái Samsung
Tablet Galaxy PT 1000, và một cái điện thoại. Một viên công an đã cố ý nói với
tôi “Anh đến đây anh biểu tình chớ đâu có phải anh du lịch, phải không?” và
chĩa camera của ảnh đang hướng về tôi. Do phải chờ đợi rất lâu và không khí
nóng bức làm tôi mệt mỏi vô cùng nên đã tôi từ chối không ký tên và không làm
việc nữa. Do đó, chuyện họ niêm phong, họ kiểm soát máy móc của tôi công an tự
làm tôi không chứng kiến. Trước khi ra khỏi trại Lộc Hà tôi có yêu cầu công an
cho tôi một tờ giấy chứng nhận những cái gì họ thu giữ của tôi nhưng mà họ
không cho, họ chỉ giao cho tôi 01 giấy mời sáng 06/08/2012 đến cơ quan công an
tại 89 Trần Hưng Đạo để làm việc.
Vì là công
dân Thụy Sĩ nên sáng ngày 06/08/2012, tôi đã đến Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội
để trình bày sự việc xảy ra ngày 05/08/2012 và cần sự trợ giúp. Ông Simon Duss
người có trách nhiệm tiếp tôi cho tôi biết là tôi có thể đến 89 Trần Hưng Đạo
để lấy những vật dụng bị giữ hôm trước. Tôi có cho ông Duss biết là tôi chưa
nhận được Hộ chiếu từ người nhà ở Biên Hòa gửi ra nên tôi chưa thể đến 89 Trần
Hưng Đạo sáng nay được. Ông Duss cho biết tôi không nhất thiết phải đi nhận
ngày hôm nay. Sau đó tôi gọi điện thoại cho ông Chung là người có trách nhiệm
phía nhà nước Việt Nam rằng đến thứ Tư ngày 08/08/2012 tôi mới đến nhận các vật
dụng của mình như lý do tôi nói ở trên.
Nhưng Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát thanh chiều ngày 06/8/2012 (17:50 –
19:30), nội dung:
“Sáng qua tại
khu vực hồ Hoàn Kiếm có xảy ra vụ tụ tập đông ngươì trái phép thực hiện nghị
định của chính phủ cũng như thông báo nhân dân thành phố về việc chấm dứt tụ
tập đông người trái pháp luật, các lực lượng công an thành phố đã đưa 30 người
về trụ sở để xem xét và xử lý. Trong các đối tượng được có quân chức năng đưa
về trụ sở là các đối tượng thường xuyên tham gia biểu tình như: Lê Dũng, Nguyễn
Tường Thụy, Đặng Phương Bích, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Thị Mỹ Xuân
tức Lê Hiền Đức và Nguyễn Văn Ngoan – Việt kiều Thụy Sỹ. Ngày sau khi được
thông báo về chủ trương của Đảng và nhà nước quy định của Ủy ban thành phố về
bảo đảm an ninh thành phố, những người này đã trở về với gia đình. Riêng Nguyễn
Văn Ngoan là Việt kiều Thụy Sỹ đã có giấy mời sáng nay đến trụ sở phòng quản lý
xuất nhập cảnh tại số 89 Trần Hưng Đạo để làm rõ vụ việc, tuy nhiên Nguyễn Văn
Ngoan không chấp hành. Có thể khẳng định dù là người nước ngòai đang lưu trú
tại Việt Nam, mọi người dân phải tuân thủ luật pháp Việt Nam.
Cùng với một
số đối tượng đã được nhận dạng tham gia tụ tập đông người gây rối trật tự công
cộng. Nhưng khi được mời lên cơ quan chức năng, Nguyễn Văn Ngoan đã thể hiện sự
coi thường pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Dư luận nhân dân
cho rằng hành động này cần phải lên án và xử lý theo pháp luật.
Mọi người dân
yêu nước đều có quyền thề hiện tình cảm theo pháp luật. Người dân Thủ đô hiểu
rõ điều đó, tự gíac chấp hành pháp luật ủng hộ chính quyền trong công tác giữ
gìn an ninh chính trị và trật tự an tòan xã hội. Nhưng hành vi trá hình, đội
lốt yêu nước để tụ tập gây rối cần phải bị lên án và nghiêm trị.”
Tóm lại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã cho rằng tôi:
Thường xuyên
tham gia biểu tình;
Không chấp
hành, coi thường pháp luật Việt Nam;
Có hành vi
trá hình, đội lốt yêu nước để tụ tập gây rối cần phải bị lên án và nghiêm trị.
2. Đài Phát
thanh và Truyền hình Hà Nội đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân tôi bởi các lẽ sau đây.
Thứ nhất: Tôi
không tham gia biểu tình sáng ngày 05/08/2012. Tôi đến Hà Nội là để du lịch,
trước đó tôi không quen biết ai trong số những người biểu tình, tôi không hô
khẩu hiệu, tôi không mang biểu ngữ, tôi không đi trong đoàn người biểu tình mà
chỉ ngăn cản khi nhìn thấy hành vi của những người không mặc sắc phục công vụ
lại xông vào bắt bỡ phụ nữ vô cớ giữa đường, giữa ban ngày. Tôi làm điều này vì
lương tâm, đạo đức và trách nhiệm của một con người với đồng loại.
Trước đó, tôi
chưa bao giờ tham gia, hay có mặt tại bất cứ một cuộc biểu tình nào ở Việt Nam,
bằng chứng là khi đó tôi không ở Việt Nam nên càng không thể nói rằng tôi
thường xuyên tham gia biểu tình.
Thứ hai: Việc
công an sáng ngày 05/08/2012, bắt giữ tôi và thu giữ vật dụng cá nhân của tôi
trong khi tôi không có hành vi vi phạm pháp luật là trái với Điều 71 Hiến pháp
năm 1992, sửa đổi, năm 2001 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy
định:
“Công dân có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị
bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của
Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ
người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm
mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”
Tôi không đến
cơ quan công an tại 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào ngày 06/08/2012 theo giấy mời
tôi đã gọi điện thoại cho ông Chung là người có trách nhiệm của nhà nước Việt
Nam để nói rõ lý do. Hơn nữa, đây là “giấy mời” không phải là “giấy triệu tập”
nên tôi có quyền không đến vào ngày 06/08/2012. Không có chứng cứ để nói rằng
tôi “Không chấp hành và coi thường pháp luật Việt Nam.”
Thứ ba: Không
có chứng nào để khẳng định rằng tôi tham gia biểu tình hoặc có hành vi giả dối
nên không thể nói tôi “trá hình, đội lốt yêu nước để tụ tập gây rối”.
Thứ tư: Cách
đưa tin của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là thiếu văn hóa, cộc lốc, xúc
phạm đến tôi một người không vi phạm pháp luật như cách gọi tôi là “đối tượng”,
“Nguyễn Văn Ngoan – Việt kiều Thụy Sỹ”, “Riêng Nguyễn Văn Ngoan”, “Nguyễn Văn
Ngoan không chấp hành”…
Đài Phát
thanh và Truyền hình Hà Nội đã mạo danh, bịa đặt, trong khi chưa có một cuộc
khảo sát, điều tra xã hội nào lại dám nói: “Dư luận nhân dân cho rằng hành động
này cần phải lên án và xử lý theo pháp luật.”
Thậm chí Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Nội còn đe dọa, khủng bố vô cớ đối với tôi: “Nhưng
hành vi trá hình, đội lốt yêu nước để tụ tập gây rối cần phải bị lên án và
nghiêm trị.”
Căn cứ các
điều của Hiến pháp 1992, sử đổi, bổ sung 2001 của Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, quy định:
“Điều 50:
Ở nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy
định trong Hiến pháp và luật.
Điều 75:
Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước
bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhà nước
khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương,
góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”
Điều 81:
Người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được
Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật
Việt Nam.”
Căn cứ điều
37, Bộ luật Dân sự 2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định:
“Quyền được
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Căn cứ điều
9, Luật báo chí năm 1989, sửa đổi, bổ sung năm 1999 của Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, quy định:
“Điều 9. Cải
chính trên báo chí
1- Báo chí
khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi
của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.
2- Tổ chức,
cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí
khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ
chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.
Lời phát biểu
của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm
của tác giả.
Kể từ khi
nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối
với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần,
trong số ra gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời
phát biểu đó.
3- Lời cải
chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả và lời phát biểu của tổ chức,
cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được đăng, phát sóng
tương xứng với thông tin do báo chí đã đưa ra theo quy định của Chính phủ.
4- Trong
trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi
không đúng các quy định của luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của
tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại với cơ quan chủ
quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án”.
Tài liệu kèm
theo:
Quốc tịch số
PA CHE F1871949 Thụy Sĩ cấp ngày 20/06/2005 (photo);
Giấy miễn thị
thực nhập số AR 0337982 do Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ cấp ngày 27/01/2012
(photo);
YÊU CẦU:
Đài Phát
thanh và Truyền hình Hà Nội đăng tải Đơn khiếu nại này trên sóng của quý Đài;
Ra quyết định
giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn Ngoan – Việt kiều Thụy Sĩ bằng văn bản
trong thời hạn pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định;
Thông báo
trên sóng của quý Đài với thời lượng tương ứng lời xin lỗi và đính chính những
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, danh dự, nhân phẩm của ông Nguyễn
Văn Ngoan – Việt kiều Thụy Sĩ.
Người làm đơn
Nguyễn Văn Ngoan
Nơi nhận:
Như trên;
Ông Đinh Thế
Huynh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,
Ban Tuyên
giáo Thành ủy Hà Nội, 71 Hàng Trống;
Ông Nguyễn
Thế Thảo, Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, 12 Lê Lai;
Ông Phạm
Quang Nghị, Bí thư Thành ủy, 04 Lê Lai;
Ông Nguyễn
Thanh Sơn, Ủy ban nhà nước về người VN
ở nước ngoài, 32 Bà Triệu;
ở nước ngoài, 32 Bà Triệu;
Ngài Andrej
Motyl, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội;
Lưu, 07b.
No comments:
Post a Comment