15-8-2012
Việc tăng giá đã trở thành “điệp
khúc” trong cuộc sống người dân những năm gần đây. Thời gian này, việc giá xăng
tăng liên tục đã khiến dư luận không khỏi lo lắng và bức xúc.
Dân ngán ngẩm vì giá xăng tăng, đa
số người dân “méo mặt”, nhăn nhó và kêu than vì giá xăng nhưng cuối cùng đều
phải chấp nhận, cắn răng, nhắm mắt bỏ tiền ra đổ xăng cho các phương tiện đi
lại của mình. Việc tăng giá xăng gây ra không ít khó khăn cho người dân, nhất
là những người lao động, bởi sau đó sẽ kéo theo một loạt mặt hàng tăng giá, lạm
phát gia tăng.
Chính phủ đã đưa ra lộ trình thị
trường hóa giá cả xăng dầu, để các doanh nghiệp tự quyết định và điều chỉnh giá
cả. Thị trường hóa giá xăng dầu là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chỉ riêng Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex),
Tổng công ty Dầu VN (PVOil) và Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư
(Petec) đã chiếm hơn 90% thị trường (PPP). Trong đó, riêng Petrolimex chiếm
khoảng 60% thị trường.
Sau khi được Nhà nước trao quyền
chủ động giá thì tức nhiên việc PPP (Petrolimex, PVOil, Petec) tăng hay giảm
giá xăng dầu có lợi cho họ là điều hòan tòan có thể xảy ra. Bên cạnh đó lại
không có việc can thiệp, giám sát, kiểm soát giá chặt chẽ từ phía các cơ quan
quản lý Nhà nước. Và việc tăng giá xăng 3 lần / 1 tháng là minh chứng rõ nhất
hậu quả về việc độc quyền xăng dầu.
Đồng ý là giá xăng dầu trên thế
giới cũng tăng nhưng không đến mức liên tục và tắc trách như ở Việt Nam. Về cơ
bản, chi phí sản xuất xăng dầu ở các trước trên thế giới được dựa trên bốn yếu
tố :
1. Thuế
2. Chi phí phân phối, vận hành kinh
doanh
3. Chi phí lọc
4. Chi phí khai thác dầu thô
Còn ở VN, xăng dầu sử dụng đều là
xăng dầu được nhập khẩu nên giá xăng bán lẻ được tính bằng cách cộng giá nhập
khẩu (CIF) với thuế (gồm thuế nhập khẩu, VAT) và phí lưu thông (gồm các chi phí
như vận chuyển, lưu kho, bảo quản, khấu hao, tiền lương công nhân…). Nhưng
trong khi ở VN, thuế nhập khẩu xăng dầu thấp hơn nhiều so với Campuchia, Mỹ ,
Úc... Vậy mà các nhà nhập khẩu xăng dầu ở úc, Mỹ, Campuchia... vẫn có lãi, còn
ở VN thì tại sao luôn kêu than lỗ lớn thế kia?
Dư luận đòi hỏi phải có sự giải
thích rõ ràng về việc tăng giá xăng liên tục tại Việt Nam. Chính vì vậy mà việc
công khai giải đáp thắc mắc của PPP về chi phí nhập khẩu, phân phối và lưu
thông vận hành xăng dầu là vô cùng quan trọng và cần thiết khi mà PPP đang nắm
quyền kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam . Nếu PPP cứ tiếp tục im lặng và giá
xăng dầu cứ tiếp tục tăng vọt sẽ không tránh được những suy nghĩ và nhận định
của người dân cho rằng PPP có sự mờ ám, khuất tất, thiếu minh bạch bên trong.
Ngày hôm trước có thông báo xăng sẽ tăng giá trên các mặt báo thì ngay đến hôm
sau tại các trạm xăng, giá xăng đã chính thức tăng.
Nếu kinh doanh chỉ là đổ hết mọi
tổn thất cho khách hàng khi có biến động giá thì đứa trẻ ba tuổi cũng làm được
chứ không cần nguyên một bộ sậu của tập đoàn doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài những lý do khách quan thì
thái độ cam chịu của người dân trước việc tăng giá cũng là nguyên nhân dẫn đến
việc lạm dụng, tăng giá tùy tiện của các doanh nghiệp xăng dầu.
Trước tình trạng xăng tăng giá, ở
nhiều Quốc gia đã nổ ra những cuộc biểu tình phản đối và yêu cầu sự hỗ trợ từ
phía Nhà nước. Ngày 30/3 /2012 tại nhiều nơi trong cả nước Indonesia đã có tới
trên 81.000 người, nhất là sinh viên và người lao động tại các khu công nghiệp,
đã xuống đường biểu tình phản đối dự định tăng giá xăng dầu được trợ giá của
chính phủ. Ở Trung Quốc hồi tháng 08/2011 đã có hàng ngàn tài xế đình công vì
xăng tăng. Gần hơn là hơn 200.000 tài xế taxi Hàn Quốc tổ chức đình công yêu
cầu chính phủ cắt giảm giá nhiên liệu… Năm 2008 biểu tình phản đối tăng giá
xăng đã diễn ra khắp châu Âu. Ở Pháp, ngư dân kéo đến kho xăng dầu lớn ở Fos-
sur-Mer gần Marseille ở miền Nam nước Pháp biểu tình phản đối xăng tăng giá.
Tại London, Anh, các tài xế xe tổ chức biểu tình, bóp còi inh ỏi ở trung tâm
London. Khoảng 100 xe tải hạng nặng ở xứ Wales tham gia chặn đường gây ách tắc
giao thông để phản đối giá xăng dầu lên cao. Hiệp hội các tài xế xe tải Tây Ban
Nha Fenadismer từng dọa rằng họ sẽ biểu tình lớn để phản đối việc tăng giá xăng
dầu nếu chính phủ không trợ cấp thiệt hại cho họ…
Còn ở Việt Nam,
ngoài việc than vãn, tranh thủ đi đổ đầy bình xăng trước “giờ G”, thì liệu
chúng ta có thể làm gì khác để thể hiện quyền bày tỏ thái độ của mình trước nạn
"tăng giá" này?
-----------------------------------------------
NHỮNG BÀI VIẾT TRÊN “DÂN LÀM BÁO”
(Kính bái hương linh liệt nữ Đ.
T. Kim Liêng & gởi nhà báo tự do Tạ Phong Tần)
Tòa
án Úc xử vụ hối lộ in tiền Polymer cho Việt Nam
Biếm
họa Kuốc Kuốc (Danlambao)
Biếm
họa Kỳ Văn Cục (Facebook
Nguyễn Tâm Thiện)
H.C. viết từ Hà Nội, The
Economist, (Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước)
Biếm
họa BI (Danlambao)
Không
nhiều thông tin được công bố về cuộc kiểm điểm các thành viên Bộ Chính trị
Đề
xuất cơ chế cho Vân Đồn, Móng Cái
Bắt
Phong Tần, hại Phong Tần *
Cùng
hai ông Hải chống Xâm Lăng Tàu
No comments:
Post a Comment