BBC
Cập nhật: 12:35 GMT - thứ ba, 7 tháng 8, 2012
Một chiếc huy
chương vàng, với tối thiểu sáu gram vàng và một lượng lớn bạc, giá thành chỉ
là 450 bảng Anh.
Tuy nhiên, giá
trị thực của chiếc huy chương thì hơn thế nhiều lần.
Trong bối cảnh nước Anh đang chìm đắm trong sự vinh quang
của Olympics được cho là thành công nhất đối với đoàn thể thao nước này kể từ
hơn 100 năm nay, có lẽ cũng nên phản ánh đôi chút về những lý do ở đằng sau
sự thành công mới.
Tài năng, sự
huấn luyện nghiêm túc, lòng tự hào dân tộc và sự ủng hộ cuồng nhiệt của
khán giả nhà tất nhiên đóng những vai trò chính trong việc làm nên kỷ lục.
Thế nhưng, dù nghe có vẻ hơi nhạo
báng và kém lãng mạn, nguyên nhân chính cho sự thành công về tổng thể của đoàn
thể thao Anh Quốc, vẫn là “tiền tươi”.
Bội thu huy chương
Trong Thế vận
hội Atlanta năm 1996, đoàn thể thao Anh Quốc chỉ thu về một huy chương vàng
(HCV) và 15 huy chương khác.
Ngay một năm
sau đó, quỹ xổ số National Lottery được bơm trực tiếp vào tập luyện bộ môn
Olympic.
Kết quả được thể
hiện ngay tức khắc: tại Thế vận hội 2000, Đoàn vận động viên Anh đạt 11 HCV –
lần đầu tiên Anh Quốc có hơn 10 HCV kể từ Thế vận hội Antwerp năm 1920 và 28
huy chương tổng cộng.
Thế vận hội năm
2004 cũng mang về một kết quả tương tự, trước khi London được chọn làm
thành phố đăng cai Olympics 2012.
"Sự tập
trung sử dụng các nguồn lực tài chính, cụ thể là vào việc xây dựng các đội
chuyên nghiệp đã có những ảnh hưởng lớn lên nước Anh"
Nguồn đầu tư vào
các bộ môn Olympic của Anh lập tức tăng vọt để chuẩn bị cho Thế vận hội đầu
tiên tổ chức tại nước này kể từ năm 1948, và một lần nữa, kết quả hiển thị tức
khắc và hết sức ấn tượng: 19 HCV và 47 tổng số huy chương tại Thế vận hội Bắc
Kinh năm 2008.
“Khi đến với Bắc
Kinh, đoàn thể thao được nhận khoản đầu tư 235 triệu bảng Anh trong các chương
trình huấn luyện những năm trước đó – một khoản đầu tư gấp bốn lần những năm chuẩn
bị cho Athens”, Giáo sư David Forrest, một chuyên gia kinh tế thể thao tại đại
học Salford cho biết.
“Chúng ta đã chi thêm 165 triệu bảng để có được 17 huy
chương nữa, như vậy có nghĩa là 10 triệu bảng một huy chương.”
‘Ảnh hưởng lớn’
Những khoản tăng
trong kinh phí đầu tư vào những môn thể thao chuyên nghiệp được đầu tư chủ yếu
bởi quỹ National Lottery.
“Quỹ Lottery
(tiền thu được từ xổ số quốc gia) từ những năm 90 đã đóng góp rất nhiều
vào thành công của thể thao Anh Quốc”, ông Stefan Szymanski, giáo sư lĩnh vực
quản lí thể thao tại Đại học Michigan cho biết.
“Sự tập trung sử
dụng các nguồn lực tài chính, cụ thể là vào việc xây dựng các đội chuyên nghiệp
đã có những ảnh hưởng lớn lên nước Anh.”
Trên thực tế,
các tài khoản của Lottery chịu trách nhiệm cho khoảng 60% các khoản chi phí cho
đoàn thể thao Anh Quốc tại Thế vận hội London.
Khoản 40% còn
lại là tiền công quỹ, hay nói một cách khác là lấy từ tiền thuế dân.
Điều này tương
đương với khoảng 80 xu Anh hàng năm đối với mỗi công dân Anh.
Một khoản 7
triệu bảng nữa cũng được đưa vào từ các nhà tài trợ chính thức thông qua chương
trình Team 2012.
Chỉ cần nhìn vào
từng môn thể thao riêng sẽ đủ thấy tác động của những khoản tiền này.
Tại Thế vận hội
Bắc Kinh, những bộ môn thể thao thành công nhất cũng là những bộ môn nhận được
nhiều đầu tư nhất.
Trong số các bộ
môn này, thể dục dụng cụ, xe đạp, chèo thuyền, thuyền buồm và bơi lội chiếm hết
một nửa số tiền đầu tư vào các bộ môn Olympic.
Các bộ môn nói
trên cũng chiếm hết 36 trong số 47 huy chương mang về.
Điều tương tự
cũng xảy ra với Thế vận hội thời điểm hiện tại: hết phân nửa các khoản đầu tư
tập trung vào năm bộ môn chính này và trước mắt đã đem về 27 trong tổng số 40
huy chương thắng được.
Tất nhiên yếu tố
“gà và trứng” cũng hiện hữu ở đây, khi các khoản tiền cũng được đầu tư trên cơ
sở thành công của các bộ môn.
Tuy nhiên một
khi mô hình đã hình thành, rất khó để phá vỡ nó bởi những bộ môn thành công sẽ
nhận được nhiều đầu tư hơn, giúp đưa chúng trở nên thậm chí thành công hơn nữa.
Trên thực tế, có những bộ môn mà trừ những nước giàu có
ra, không có nước nào kham nổi.
“Chúng tôi đã
xác nhận ra bốn bộ môn mà hầu như không có quốc gia nghèo khó nào có cơ hội
chiến thắng, đó là cưỡi ngựa, thuyền buồm, xe đạp và bơi lội,” giáo sư Forrest
cho biết.
Ông trích dẫn
một nghiên cứu cho thấy trung bình chỉ có một hồ bơi cho sáu triệu người ở
Ethiopia.
Vật, Judo, cử tạ
và thể dục thể hình, theo lời của ông, là những bộ môn thế mạnh của các quốc
gia đang phát triển.
Theo giáo sư
Szymanski, 15% các huy chương Olympic trong lịch sử là thuộc về Mỹ, các quốc
gia Châu Âu còn lại chiếm khoảng 60%.
“Đây là hai khu vực cực kì thịnh vượng và khá
đông dân. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này có lẽ là những điều sản sinh ra huy
chương Olympic về lâu dài,” ông nói.
‘Sự khác biệt rõ rệt’
Đoàn thể thao Úc
đang bắt đầu đặt dấu chấm hỏi cho vai trò của tiền đầu tư đối với kết quả kém
cỏi của họ tại London – ở thời điểm hiện tại, nước này chỉ vừa đạt được huy
chương thứ 24, trong đó chỉ có một huy chương vàng.
Keven Gosper,
thành viên người Úc của Ủy ban Olympic, chỉ ra một lí do tất yếu.
“Chúng ta đã
phải chịu tình cảnh bị trói buộc bởi những nguồn đầu tư hạn chế được đưa ra khi
so sánh với các nước khác, nhất là trong khối Châu Âu”, ông nói với đài ABC của
Úc trong một cuộc phỏng vấn từ London.
“Điều đó đang
khiến chúng ta chịu tổn thất … Tiền quả thật mang lại sự khác biệt giữa huy chương vàng và bạc.”
Đối với các nước
khác, đó là sự khác biệt giữa việc có một vị trí trên bục và có một vị trí ở
một không nơi nào cả.
“Nếu bạn nghĩ về
cuộc chơi theo phương diện ‘không hiểu đất nước mình thi đấu như thế nào so với
các nước khác’ thì bạn có thể bị hướng vào một khu vực mang tính khá nhạo báng,
bởi vì hình dáng của bảng huy chương chủ yếu phụ thuộc vào nước đó giàu như thế
nào”, giáo sư Forrest nói.
Tuy nhiên với
chi phí của Đoàn thể thao Anh Quốc ở mức thấp hơn 10 xu Anh/huy chương/đầu
người, có lẽ chúng ta sẽ không thấy người Anh than phiền quá nhiều.
Tuy nhiên thêm
vào khoản 12 tỷ bảng để đăng cai Thế vận hội, ước lượng bốn trăm bảng cho một
công dân, có lẽ một số người sẽ thay đổi quan điểm.
No comments:
Post a Comment