Mạnh Hà - Vietnamnet
25/8/2012
06:00
Vef.vn - Báo
cáo tài chính 6 tháng đầu năm sau soát xét của các doanh nghiệp (DN) niêm yết
cho thấy 1 thực tế đáng buồn là không ít các công ty đã và đang ở trong tình
trạng báo động, có thể không thể tiếp tục hoạt động.
Lạ kỳ: Thua lỗ vẫn đua nhau mở siêu thị
Bị ngân hàng ép, Bianfishco lại tính phá sản
DN Việt và nguy cơ bị thôn tính trong khủng hoảng
Gần 100.000 DN "chết chưa được chôn"
Lạ kỳ: Thua lỗ vẫn đua nhau mở siêu thị
Bị ngân hàng ép, Bianfishco lại tính phá sản
DN Việt và nguy cơ bị thôn tính trong khủng hoảng
Gần 100.000 DN "chết chưa được chôn"
Lỗ lũy kế vượt vốn
góp
Cụm từ “nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục” được dùng khá phổ biến, không những thế, khái niệm hủy niêm yết được đề cập liên tục bởi không chỉ các chuyên gia mà chính những người trong cuộc.
Vào
giữa tháng 8 vừa qua, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã nhận được báo
cáo tài chính (BCTC) tổng hợp soát xét bán niêm 2012 của CTCP Container Phía
Nam (VSG).
Theo
đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VSG trong 6 tháng đầu năm 2012 là
âm 23,45 tỉ đồng, dẫn đến lỗ luỹ kế của VSG đến thời điểm hiện tại là 105,4 tỉ
đồng so với vốn điều lệ thực góp là 110 tỉ đồng.
VSG
đã lỗ 2 năm liên tiếp 2010, 2011 và hiện đang được giao dịch dưới dạng chứng
khoán bị kiểm soát. Với tình hình kinh doanh hiện nay và khó khăn chung của
ngành vận tải biển thì có nhiều khả năng công ty sẽ tiếp tục thua lỗ trong năm
2012.
Liên
tiếp hứng chịu khó khăn trông nhiều năm do chi phí đầu vào tăng cao, chí phí
vốn vay rất lớn trong khi doanh thu thì tụt giảm. Việc thua lỗ với không ít DN
vận tải biển gần như là chắc chắn và vấn đề dường như chỉ còn là chờ đợi các
con số thống kê vào cuối năm bởi đa số đang nằm trên đống nợ khổng lồ (thường
là lớn hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều và chủ yếu vay nợ dài hạn để mua tàu) và họ
phải chi phí rất nhiều (1 phần rất lớn là chi phí tài chính), trong khi nguồn
thu lại không đảm bảo.
Không
chỉ với ngành vận tải biển, rất nhiều DN lớn và nhỏ trong nhiều lĩnh vực khác
đang đối mặt với tình trạng thua lỗ triền miên và không ít đơn vị có lỗ lũy kế
vượt vốn góp.
Trường
hợp khá xót xa cho các cổ đông của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương
tín. Kết quả soát xét cho thấy đến 30/6/2012 lỗ lũy kế của doanh nghiệp này lên
tới 1.772 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ đồng và DN bị đưa vào diện kiểm
soát đặc biệt, cho dù trước đây SBS từng là một trong những CTCK hàng đầu trên
TTCK Việt Nam.
Lỗ
lũy kế chủ yếu phát sinh từ việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư
và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011. Và nguyên nhân lỗ được xác định
chủ yếu do nhận định sai lầm về xu hướng phục hồi của TTCK, cơ chế giám sát yếu
kém và sự buông lỏng kiểm soát rủi ro của ban lãnh đạo.
Công
ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN), trong khi đó, dường như đang thoi thóp
và hy vọng lớn để công ty hoạt động trở lại nằm ở chỗ doanh nghiệp phải đòi
được khoản công nợ phải thu liên quan đến Beta BQP và ông Nguyễn Anh Quân, 238
tỷ đồng. Nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn (329 so với 309 tỷ đồng), phải thu
quá hạn lớn và lỗ lũy kế khủng (210 tỷ đồng), doanh thu nhỏ bé (chưa đầy 9 tỷ
trong 6 tháng)…
Công
ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV) cũng rơi vào tình trạng bi đát
không kém khi mà khả năng tiếp tục hoạt động phụ thuộc vào kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ tiếp theo, sự trợ vốn của các tổ chức tín dung, kế hoạch
bán tài sản cũng như sự cam kết mua cổ phần khi phát hành riêng lẻ của các cổ
đông chính.
Cũng
như nhiều doanh nghiệp khác, THV rơi vào tình trạng mất cân đối nguồn vốn khi
mà 1 lượng lớn tiền vay ngắn hạn của doanh nghiệp này trước đó đã được đầu tư
cho dài hạn. Vốn cạn kiệt trong khi các dự án không sinh ra tiền đã khiến doanh
nghiệp rơi vào khó khăn. Báo cáo cho biết, tính tới 30/6/2012 THV có nợ phải
trả ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn (hầu hết các khoản nợ ngắn hạn các tổ
chức tín dụng đã quá hạn) và lỗ lũy kế là trên 320 tỷ đồng.
Trước
đó, các trường hợp lỗ liên tục hoặc ăn cụt vào vốn như TRI, AGC, CSG, VKP, VSP…
và đã bị hủy niêm yết cho tới giờ vẫn còn dư âm nặng nề đối với nhiều nhà đầu
tư, với công nhân viên công ty và TTCK. Với những doanh nghiệp đang thua lỗ gần
cụt hoặc gần như cụt hết vốn nói trên thì tương lai cho họ sẽ là như thế nào?
Về đâu?
Trong
trường hợp SBS, dựa trên Báo cáo soát xét đặc biệt của Công ty Kiểm toán Ernst
& Young về tình hình hoạt động và thực trạng tài chính tính đến thời điểm
30/06/2012, công ty này đã lên kế hoạch tái cấu trúc nguồn vốn để nhằm thoát
khỏi tình trạng khó khăn.
Theo
đó, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành của SBS đã xây dựng Đề án tái cấu trúc
toàn diện hoạt động của SBS nhằm đảm bảo cho SBS đáp ứng đủ các điều kiện về
vốn và tỷ lệ vốn khả dụng theo quy định hiện hành, đảm bảo cho SBS hoạt động
bình thường. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu SBS là phải nhanh chóng xử lý vấn
đề vốn đang bị âm hiện tại và đảm bảo chỉ tiêu vốn khả dụng để khỏi ra khỏi
danh sách kiểm soát.
Ở
nhiều trường hợp khác, mong muốn để “trụ hạng” có khi không bao giờ thành hiện
thực bởi theo quy định, doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm nếu kết quả sản xuất, kinh
doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn
điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm
xem xét…
Việc
thoát lỗ ở nhiều DN xem ra khó hơn bao giờ hết khi mà doanh thu của các đơn vị
này đang ngày càng co hẹp lại. Nó cho thấy thực tế là các doanh nghiệp không
bán được hàng, không cung cấp được dịch vụ và thị phần chắc chắn là giảm sút
nghiêm trọng. Nhiều đơn vị thậm chí còn nằm im chờ 1 sự may mắn nào đó…
Trong
trường hợp của V11, công ty này cũng đã bị buộc phải rời sàn kể từ ngày 17/8
bởi thua lỗ lớn. Trong năm 2011, V11 lỗ gần 31 tỷ đồng và dự kiến lỗ tiếp 22 tỷ
trong năm 2012.
Nhìn
vào thực tế hiện nay, có thể thấy, không ít DN sẽ khó tránh khỏi việc bị hủy
niêm yết giống như đã xảy ra đối với V11, TRI, AGC, CAD, VKP, CSG …
Điều
tồi tệ còn nằm ở chỗ, báo cáo của các DN vẫn đang gây ra rất nhiều sự lo lắng
cho các nhà đầu tư khi mà không ít doanh nghiệp sau soát xét đã chuyển từ lãi
sang lỗ, từ lỗ ít thành lỗ nhiều…
Hơn
thế, rất nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, từ ít biết đến cho đến danh tiếng
lững lẫy cũng đang phải đối mặt với hiện tượng doanh thu sụt giảm như ITA (6
tháng giảm 66% so cùng kỳ); LHC (giảm 42%); KBC doanh thu thuần quý II còn vỏn
vẹn 27,33 tỷ đồng; BMG 6 tháng không phát sinh doanh thu…
Những
tín hiệu như trên chắc hẳn không thể báo hiệu các doanh nghiệp đang hoạt động
kinh doanh tốt, làm ăn có lãi nhiều được. Doanh thu sụt giảm kéo dài có thể
khiến bất kỳ doanh nghiệp nào, từ nhỏ tới lớn có thể đối mặt với thua lỗ, phá
sản.
Qua
đây có thế thấy, năng lực cạnh tranh, mức sinh lời cũng như khả năng trụ vững
qua khủng hoảng của các DN Việt Nam là khá thấp. Mặc dù sự đào thải là cần
thiết nhưng sự đào thải trên diện rộng quả là một điều đáng sợ.
Mạnh Hà
No comments:
Post a Comment