Monday 13 August 2012

CHIẾN CÔNG CỦA ĐẠI TÁ ĐIỆP VIÊN KHÔNG KHÔNG THẤY (Huỳnh Ngọc Chênh)




Thứ hai, ngày 13 tháng tám năm 2012

Hề hề, đọc báo đài nước ngoài và đọc bài dịch lại trên Ba Sàm thấy rằng cái vụ Si cơ ren xi in tiền pô ly me thế mà xôm tụ.

Mới nhìn qua sự việc, thấy rằng nhà nước ta đào tạo ra cái anh chàng điệp viên Không Không Thấy nầy ngon thiệt. Cao ráo, đẹp mã, tài cao, chức lớn đến đại tá tình báo, do vậy anh ta thực hiện một phi vụ không đẹp không ăn tiền, chưa hề có trong giáo án ngành tình báo, có thể viết thành sách để cạnh tranh với CaCa binh pháp của Đỗ Ca Ca.

Nầy nhé, đại tá điệp viên không không thấy của ta vừa lừa được tình của một nữ công chức uy tín và mẫn cán của bộ ngoại giao Úc lại lừa được cả tiền của cô ả nữa mới tuyệt cú mèo chứ. Số tiền đâu có ít đâu các bạn, những 20 triệu đô la! Đây quả là phi vụ thế kỷ. Còn chờ gì nữa, ngành tình báo VN không tặng huân chương chiến công cho chàng điệp viên hào hoa nầy?

Trong lúc chờ nhà nước tuyên dương chiến công cho chàng, tôi thấy cần phải nhanh tay viết ngay chiến công ấy thành sách chứ để chậm một chút Đỗ Ca Ca dành mất.

Viết chiến công ấy như thế nào đây?

À chàng đã dùng cái mã đẹp trai hào hoa của mình để chinh phục được trái tim và body quý phu nhân xinh đẹp cương vị cao của Úc quốc. Đoạn nầy phải tả thật kỹ nhan sắc của quý phu nhân nầy để tô điểm và lãng mạn hóa chiến công của chàng. Đây rồi có ảnh chân dung của nàng đăng trên các báo. Ủa sao mà nàng nhiều tuổi vậy, gái Tây mà nhiều tuổi thì ...Đúng là nhìn kỷ, nàng chẳng có chút nhan sắc gì. Nhưng như thế thì nàng mới mê mệt phi công trẻ để mà dốc hết tiền ra dâng cho chàng chứ, dâng đến 20 triệu đô, wòa! Thế thì lơ bớt đi phần nhan sắc của nàng, tập trung vào, làm sáng lên cái vụ mang số tiền lớn về cho tổ quốc.


Phải làm rõ đến từng chi tiết, chàng điệp viên của ta thủ thỉ thế nào, dụ dỗ ngon ngọt ra sao, từng bước đưa người ...hơi đẹp vào bẫy như thế nào để lấy tiền.

Sau một trận tình như cuồng phong làm nàng mệt lã, chàng hổn hển nói:
-My honey, có phi vụ nầy hay lắm. Ngân Hàng Nhà Nước anh đang cần in một đống tiền mà chưa tìm ra được đối tác. Em xem nước em có đối tác nào in tiền được, vì tình yêu cao cả, em quên đi tổ quốc, tiết lộ bí mật quốc gia cho anh đi.
Nàng thầm thì qua hơi thở đứt đoạn:
- Vì tình yêu của anh , em sẵn sàng đặt tổ quốc xuống dưới mông, em tiết lộ ngay bí mật cho anh biết, có thắng Si cờ ren xi in tiền polyme số 1 thế giới.
Chàng mừng quýnh lên nhưng ngoài mặt vẫn làm bộ ơ hờ:
- Ừ cũng được, anh sẽ nói xếp ngân hàng nước anh qua xin được ký hợp đồng với nó.
Nàng muốn nhảy đựng lên vì mừng nhưng cũng cố kiềm nén:
- Anh thu xếp được vụ nầy, em sẽ nói nó biếu anh và các xếp 20 triệu đô.
Chàng:
- Tiền ở đâu ra mà nhiều vậy em? Làm thế nghèo đi công ty ấy mất, anh không đành lấy đâu.
Nàng:
- Không phải tiền của Si Cờ Ren Xi đâu mà anh lo, honey!
Chàng:
- Thế tiền của ai?
Nàng:
- Tiền ấy tính vào chi phí in ấn nâng thêm lên, nghĩa là tiền của ngân hàng nước anh đấy.
Chàng:
- Cũng tiền của nước anh sao? Thế thì được, ngân hàng nhà nước anh thì khối chi tiền. Mà cũng không phải của ngân hàng đâu, của dân anh đóng thuế đấy. Dân anh ngu lắm, đóng xong, nhà nước tiêu bao nhiêu và tiêu thế nào cũng được, không hề thắc mắc.Tiền này thì anh cầm được.

Viết đến đây thì cái đầu ngu của tôi mới hiểu ra. Kẻ địch có mất cái gì đâu, chỉ tốn có một mụ nái xề mà mang về cho đất nước hợp đồng hời, lên hàng trăm triệu đô la. Hu hu hu!

Đúng là điệp viên Không Không Thấy. Thôi đi cha, 20 triệu đô là tiền thuế của dân. Cha ăn bao nhiêu, chia lên cho các xếp nào, mỗi xếp bao nhiêu? Khai ra lẹ giùm.

BÀI LIÊN QUAN:
Ca Ca Binh Pháp

----------------------------------------------------

Nick McKenzie and Richard Baker
The Sydney Morning Herald   Ngày 13 tháng 8, 2012

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam chuyển ngữ
Hiệu đính: Thủy Trúc
Posted by basamnews on 13/08/2012

Một nữ quan chức CAO CẤP của đại sứ quán Australia đã có quan hệ tình cảm bí mật với một viên đại tá tình báo người Việt Nam; viên đại tá này đang bị tình nghi là đã nhận tới 20 triệu USD tiền hối lộ từ một chi nhánh của Ngân hàng Quốc gia Australia.

Vị quan chức thương mại cao cấp đó là Elizabeth Masamune, từng quản lý hồ sơ an ninh tối mật của Australia. Bà này đã từng gặp Đại Tá Lương Ngọc Anh, một quan chức cấp cao trong hệ thống tình báo nhà nước của Việt Nam, vào đầu những năm 2000 khi bà sống ở Hà Nội.

Vào thời gian đó, Đại Tá Lương đang hợp tác với Securency, công ty con của Ngân hàng Quốc gia Australia, để kiếm một hợp đồng in tiền plastic, có trị giá khổng lồ, với ngân hàng nhà nước Việt Nam. Năm ngoái, Đại tá Lương bị các công tố viên và cảnh sát liên bang Úc buộc tội tại tòa, là đã nhận tới 20 triệu tiền USD – nghi là tiền hối lộ – từ Securency.

Các nguồn tin ngoại giao khẳng định rằng trong khi bà Masamune khuyến khích Securency chi trả những khoản đáng kể cho Đại tá Lương, đổi lại, được ông Ngọc Anh giúp giành hợp đồng, thì bà cũng có quan hệ thân mật với ông ta.

Bà đã không nêu khai chi tiết về quan hệ của mình với viên đại tá cho Bộ Ngoại giao và Thương mại cũng như các cơ quan tình báo Australia, khi bà được bổ nhiệm cộng tác ở đất nước Việt Nam cộng sản.

Trên cương vị quan chức thương mại cao cấp tới Việt Nam, bà Masamune hẳn nhiên đã thường xuyên nhận được những hồ sơ bí mật của chính quyền Australia.

Một nguồn tin ngoại giao cấp cao cho hay, các cơ quan Australia đã chỉ ra rằng ông Ngọc Anh là một viên đại tá trong cơ quan tình báo trực thuộc Bộ Công an Việt Nam.

Ông được cho là một mắt xích trong nhóm thân cận của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, và là kẻ “giữ hầu bao” cho các quan chức cao cấp Việt Nam.

Câu chuyện được hiểu rằng, khi các nhân viên điều hành Securency than phiền về khoản tiền quá lớn công ty phải trả cho ông này, bà Masamune đã nói với họ rằng đó là cái giá của việc làm ăn kinh doanh ở Việt Nam.

Vụ việc bị vỡ lở, sẽ lại gây áp lực lên Thủ tướng Julia Gillard, buộc bà phải tiến hành điều tra rộng rãi về mức độ ủng hộ và che giấu tội hối lộ của Phòng Thương mại Australia (Austrade) cũng như các quan chức ngân hàng quốc gia Úc, cùng mức độ họ tham gia vào các hành vi sai phạm.

Hôm qua, Phó chủ tịch đảng đối lập, bà Julie Bishop, cho biết bà sẽ truy hỏi Bộ trưởng Thương mại Craig Emerson, về thời điểm ông Emerson bắt đầu biết về các vấn đề liên quan đến bà Masamune, và ông đã chuyển vụ này đến cảnh sát liên bang hay các cơ quan an ninh chưa. “ Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của những cáo buộc về vụ hối lộ này, chính phủ cần phải bạch hóa toàn bộ những thông tin mà họ có,” bà nói.

Bà Masamune là một trong những quan chức Úc đã trực tiếp hay gián tiếp dàn xếp những mối làm ăn bị nghi là sai trái của Securency. Các công tố viên tố cáo là những mối làm ăn đó đều liên quan đến việc chi trả nhiều triệu đôla tiền hối lộ tại Việt Nam, Mã Lai, Indonesia. Phòng Thương Mại Úc (Austrade) đã giúp hai công ty Securency và Note Printing Australia (NPA, Công ty in tiền Úc) – một công ty con khác của RBA – tại 49 quốc gia từ năm 1996 đến năm 2009.

Công ty in tiền Úc (NPA) bị cáo giác là đã hối lộ các quan chức của Mã Lai, Indonesia và Nepal. Từ năm 1999 đến năm 2009 – với thông tin và đôi khi với sự trợ giúp trực tiếp của Austrade – Công ty Securency đã muớn không chỉ viên đại tá tình báo Việt Nam, mà còn thuê cả một lái buôn vũ khí và một tội phạm người Nam Phi. Những người này, trong vai trò đại diện ở hải ngoại của Securency, đã tham gia vào hoạt động mà hiện bị cảnh sát cáo buộc là đi hối lộ thay mặt người khác.

Nhật báo The Age đã đưa tin lần đầu vào tháng 12 năm ngoái, dựa trên các tài liệu được công bố theo luật tự do thông tin, công bố chi tiết việc bà Masmune – hiện là Tổng giám đốc khu vực thị trường Đông Á của Phòng Thương Mại Úc (Austrade), đặt tại Sydney – từ năm 2001 đã biết về những giao dịch tài chính giữa Securency với Đại tá Ngọc Anh.

Hồ sơ nội bộ của Austrade cho thấy các viên chức cao cấp của Austrade đã biết rõ những mối liên hệ của Đại tá Lương Ngọc Anh với Bộ Công an Việt Nam ngay từ năm 1998. Mặc dầu vào năm 1999 Úc đã ban hành bộ luật ngăn cấm việc hối lộ các viên chức nước ngoài, nhưng không lãnh đạo nào của Austrade cảnh báo công ty Securency rằng họ có thể có hành động phạm pháp khi trả tiền cho Lương Ngọc Anh.

Vào tháng Giêng 2001, bà Mesamune nói với công ty Securency rằng bà ta cần “ tiếp tục liên lạc với Anh (Đại tá Lương Ngọc Anh) và theo sát những bức thư mà ông ta cần viết cho các ông, liên quan đến những vấn đề tài chánh khác”.

Hai tháng sau, Securency gửi một email đến bà Masemune, nêu rõ: ” Trong trường hợp Việt Nam, chúng tôi đang làm nhiều hơn so với ở bất cứ nước nào khác, đặc biệt là xoay quanh những cam kết tài chính, mà chúng tôi xem như là một vụ đầu tư.”

Bà cũng được đồng gửi một số email trong đó vạch ra kế hoạch sang Úc của Đại tá Ngọc Anh vào tháng 3-2001, để “thảo luận và ký bổ sung” hợp đồng liên quan tới những khoản tiền ông ta nhận từ Securency.

Bà Masamune cũng nói với Securency rằng bà sẽ vận động Bộ Di trú cấp visa “siêu nhanh” cho Đại tá Ngọc Anh. Bà đã dàn xếp để ông ta bay sang Mỹ cùng những một số quan chức Việt Nam khác, đều được Securency trả tiền.

Thủ tướng Gillard và Bộ trưởng Tài chính Wayne Swan đã liên tục chống lại những đòi hỏi phải tiến hành điều tra rộng rãi về vụ bê bối hối lộ này.

Cuộc điều tra của cảnh sát liên bang khởi động bắt nguồn từ những thông tin do The Age công bố năm 2009, nhưng điều tra chỉ giới hạn trong việc truy tố tội hối lộ đối với các cực quan chức của Securency và NPA.

Các phiên điều trần về cáo trạng tội hối lộ của tám cựu lãnh đạo Securency và NPA bắt đầu vào hôm nay (13/08/2012) tại thành phố Melbourne. Cảnh sát Liên bang chưa điều tra vai trò của các cơ quan chính phủ trong vụ bê bối này, mặc dầu có rất nhiều bằng chứng cho thấy các quan chức chính phủ đã biết rõ, hoặc  đã tham gia vào một số giao dịch ở nước ngoài của Securency và NPA.

Đêm qua, khi nhật báo The Age liên lạc, bà Masenune không đưa ra ý kiến nào.

Ảnh 1: Bà Elizabeth Masamune.

Ảnh 2: Đại tá Lương Ngọc Anh.


Mời xem thêm các bài đã dịch đăng trên BS:

Và các tin bài trên Tuổi trẻ:

Trên BBC:








No comments:

Post a Comment

View My Stats