Tuesday, 21 August 2012

CANADA & MADE IN CHINA (Nguyễn Thượng Chánh)




August 18, 2012 12:46 PM

Từ vài chục năm qua hàng hóa Trung Quốc đã không ngừng xâm nhập ồ ạt cả thế giới. Năm 2011, tạp chí Protégez Vous của Quebec đã cử ký giả Stephan Dussault đi Quảng Châu (Guangzhou), để tìm hiểu “cách làm ăn” cũng như những bí ẩn đi đêm giữa Trung Quốc và các nhà tư bản Tây phương.

Người gõ xin đúc kết bài phóng sự của ký giả Stephan Dussault: Le tour de l’usine du monde en une semaine…

* * *

Phóng sự của nhà báo Stephan Dussault đăng trên trang mạng Protégez Vous.ca

“Chúa tạo ra thế giới, phần còn lại là Made in China” (Dieu créa le monde, le reste c’est made in China)
http://www.protegez-vous.ca/protegez-vous-en-chine/made-in-china-relation-amour-haine.html

Câu tả oán thấy trên facebook đủ nói lên sự bành trướng của Trung Quốc nhằm thống lĩnh thế giới.

Đa số phản hồi đọc được trên các trang mạng đều nói lên nỗi lo ngại của mọi người đối với các hàng hóa Made in China, nhưng tại sao trong thực tế sự tiêu thụ sản phẩm Trung Quốc mỗi ngày mỗi tăng thêm lên mãi vậy? Làm sao giải thích được sự mâu thuẩn nầy?

Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thế giới

Vô Walmart, Dollarama hay 99 Cents Only Store, có thể nói không sợ lầm là 90% hàng hóa đều Made in China hết. Claude Tardif, chủ tịch hiệp hội các nhà nhập cảng Québec (L’Association des maisons de commerce exterieur du Quebec AMCEQ) cho biết: “Bạn không có được một sự lựa chọn nào hết. Họ cho chúng ta ăn gì thì mình phải ăn cái đó. Hệ thống phân phối càng ngày càng quy mô và lớn mạnh thêm lên mãi. Họ có toàn quyền quyết định những gì họ muốn phân phối”.

Năm 2010 Canada đã nhập 44,5 tỉ$ hàng hóa Trung Quốc. Đó là gấp 4 lần so với 10 năm về trước. Mặc dù Trung Quốc ở tận bên kia địa cầu, nhưng nó đứng hàng thứ nhì sau Hoa Kỳ về hàng hóa nhập vào Canada.

Năm 2009 Canada nhập của Trung Quốc 34,3 tỉ $ hàng hóa. Đa số là sản phẩm công nghệ, hàng may mặc, quần áo, vải sồ, computer, game console, đồ chơi trẻ em, và điện thoại di động…

Activités de commerce et d’investissement du Canada – Le Canada et la Chine
http://www.parl.gc.ca/Content/LOP/ResearchPublications/2010-41-f.htm

Theo Statistics Canada 2010, Canada đã nhập của Trung Quốc chủ yếu các loại sản phẩm sau đây:
- Đồ điện tử (électroniques)
- Dụng cụ (outils)
- Đồ chơi cho trẻ em
- Đồ gỗ, tủ bàn (meubles)
- Quần áo

Tại sao hàng Trung Quốc quá rẻ?

Lương khởi đầu của công nhân TQ là 150$/tháng. Nhờ vào một hệ thống cung cấp nguyên vật liệu rất hữu hiệu nên giá thành của sản phẩm sản xuất được rẻ…

Chuyện không lạ gì khi thấy các đại công ty Canada chẳng hạn như Rona (chuyên bán vật dụng xây dựng), Jean Coutu (Cty dược phẩm), Dollarama (cửa hàng giá bèo từ 1$ trở lên…) thường cử người qua TQ để tham dự các hội chợ khổng lồ. Trong những dịp nầy, họ thương lượng để mua những mặt hàng thông dụng, dễ bán … Chẳng hạn như mua nguyên lô 1,000 máy cắt cỏ (tondeuses), 5,000 đèn bànTiffany, hoặc lô 100,000 nến bougies v,v…

Quảng Châu, cái nôi của made in China

Ai cũng biết thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải nhưng khi nói đến Quảng Châu (Guangzhou) thì ít người biết.
Quảng Châu tên cũ là Canton. Đây là thành phố lớn nhứt của tỉnh Quảng Đông nằm về phía nam TQ. Với trên 12 triệu dân, Quảng Châu được xếp hàng thứ ba trong số 100 thành phố TQ có trên 1 triệu dân trở lên.
Quảng Châu là thủ phủ phía nam TQ đồng thời là giao điểm kỹ nghệ của cả xứ.

Hội chợ hàng xuất cảng Quảng Châu có trên 60,000 quầy giới thiệu đủ loại sản phẩm và kéo dài trong hai tuần lễ. Có trên 200,000 đại diện thương mại đến từ khắp thế giới để mua hàng. Có thể nói đây là một hội chợ bán lẻ lớn nhứt thế giới. Hầu hết các mặt hàng bán trong các tiệm 1$ Dollarama ở Quebec đều made in China, và chúng được sản xuất tại một vùng rộn lớn 150 km đường bán kính quanh Quảng Châu.

Sản phần được lắp ráp tại Trung Quốc
http://www.protegez-vous.ca/affaires-et-societe/protegez-vous-en-chine/fait-a-moitie-en-chine.html

Có rất nhiều trường hợp made in China nhưng đây là giai đoạn cuối cùng của sản phẩm được lắp ráp tại Trung quốc nhằm tiết kiệm tiền nhân công. Các giai đoạn đầu đã được thực hiện tại những xứ khác trên thế giới. Gs Ari Asschi thuộc đại học thương mại HEC Montréal đã từng nghiên cứu vấn đề nầy và ông ta thấy ít nhất có 50% sản phẩm đã được làm tại các quốc gia khác chẳng hạn như VN, Ấn Độ, Phi Châu, Campuchia…
Ngoài ra rất nhiều xí nghiệp Canada dã lợi dụng khe hở của luật lệ bằng cách, một phần lớn sản phẩm được làm ngay Canada như vậy họ có quyền được sử dụng nhãn hiệu Made in canada.
Đi hội chợ Quangzhou với nhóm Jean Coutu
http://www.protegez-vous.ca/affaires-et-societe/protegez-vous-en-chine/jour-3-on-trouve-de-tout-en-chine-meme-un-ami.html

Nhóm Jean Coutu chuyên về dược phẩm nhưng cũng bán đủ thứ hàng hóa khác từ mỹ phẩm đến các đồ gia dụng.
Tại Jean Coutu, cái gì cũng có… kể cả một người bạn! «Chez Jean Coutu, tu trouves de tout même un ami»

Nếu mùa lễ ma quỷ Halloween 2012 bạn thấy tại các nhà thuốc Jean Coutu bán nhiều loại đồ hóa trang kinh dị thì dó là nhờ công lao của Eric Guibert, directeur principal của nhóm Jean Coutu đã đích thân sang tận hội chợ Quảng Châu tìm mua nguyên cả một thùng container 15,000 cái.

Trong chuyến đi trên, ông ta cũng mua trên 100,000 đơn vị đèn trang trí chớp tắt cho mùa lễ Noel sắp tới với giá 280,000$. Ngoài ra ông cũng đặt mua ngay tại hội chợ loại quạt máy bỏ túi (ventilateur de poche), và thương lượng giá găng tay loại dùng một lần (gant jetable). Nhà sản xuất đòi giá 2$/hộp 100 cái. Vậy là nhóm Jean Coutu, chi tại hội chợ Quảng Châu sơ sơ có nửa triệu dollars trong một ngày. Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẽ dó.

Hảng giầy Guangzhou Hong Chen Shoes 1,300 công nhân, chuyên sản xuất giầy trẻ em – 2 triệu đôi một năm.
http://www.protegez-vous.ca/affaires-et-societe/protegez-vous-en-chine/jour-4-visite-usine.html

Lương công nhân là 2,000 yuans (330$)/tháng, một tuần làm 55 giờ. Cũng như phần lớn các nhà máy tại Trung Quốc, công nhân ăn ở luôn ngay tại nhà máy.

Theo nhà báo Stephane Dussault cho biết, có một đôi giầy botte bán 15$ tại hội chợ Quảng Châu. Nhà máy lời 5$. Bên trời Âu và Bắc Mỹ các nhà buôn kê giá bán ra gần 200$. Cho dù bán đại hạ giá 50% họ vẫn còn lời chán.

Vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em

Tại Trung Quốc vẫn còn xảy ra tình trạng trẻ em dưới 14 tuổi làm việc. Chung quy cũng vì gia đình quá nghèo. Bằng chứng là nhà máy Sturdy Products chuyên sản xuất đồ chơi cho Disney, Mattel và Walmart.

Nhà máy nằm ngay tại thành phố Shenzen, cách Quangzhou 150 km đã bị tố cáo trên trang mạng 20 Minutes online với tựa đề Flash McQueen malmène ses employés chinois.
http://www.20min.ch/ro/economie/news/story/23126841

Video: Child Labor In China By Iby Shalabi
http://www.youtube.com/watch?v=jqtcDhxySqM

Dân Trung Quốc vẫn còn nghèo

Năm 2010, Trung Quốc thu được 5,800 tỉ $ về thương mãi và dịch vụ các loại, đứng hàng thứ 2 sau Hoa Kỳ.
Giới trung lưu cũng chưa có giàu thêm là bao nhiêu. Nếu tính theo tổng sản lượng nội địa (PIB-Produit intérieur brut) thì mỗi người dân TQ được 4,500$ tức là 10 lần ít hơn so với Canada.

Theo báo chí Trung Quốc cho biết, nhiều nhà máy may mặc vùng Quảng Châu đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm công nhân.

Lương hướng và điều kiện làm việc của người công nhân TQ ngày nay đã được cải thiện rất nhiều. Theo các nhà kinh tế thì một số khách hàng Âu Mỹ hoảng sợ, nên đang có khuynh hướng chuyễn các hợp đồng “cheap labor” (nhân công rẻ) Trung Quốc sang các” cheap labor” mới như Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Phi Châu.

CHEAP LABOR INDUSTRIES IN CHINA AND THE END OF CHEAP LABOR IN CHINA
http://factsanddetails.com/china.php?itemid=359&catid=9&subcatid=61

Video:
mời xem video phóng sự Cash Investigation của France 2 do nhà báo Elise Lucet thực hiện tại Bangladesh:
Thực trạng của kỹ nghệ may mặc. (29 phút).
Thủ phạm thật sự là các nhà tư bản Âu Mỹ như công ty Zara, Monoprix…
Toxiques fringues ½
http://www.dailymotion.com/video/xr0iwd_toxiques-fringues-1-2_news

Ăn hay không ăn đồ Trung Quốc?

Việc tẩy chay không ăn đồ made in China, Produits de Chine liệu có thể giải quyết được vấn đề thực phẩm nhiễm độc không? Có gì bảo đãm là các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Chili, Brazil, Ecuador… là an toàn hơn không. Có gì bảo đảm 100% trong lành của sản phẩm mặc dù nó được sản xuất, vô lon, vô hộp tại Canada và Hoa Kỳ nhưng lại sử dụng rau quả nguyên liệu nhập từ Trung Quốc?
Dân Canada ăn đồ Trung Quốc từ lâu mà không biết đó thôi.

Le point sur l’étiquetage des produits alimentaires canadiens (Ottawa 21/5/2008)
http://www.pm.gc.ca/fra/media.asp?id=2112

Năm 2005 Quebec nhập một khối lượng là 11,3 triệu kg rau quả đông lạnh, đóng hộp conserve hoặc tươi. Sản phẩm được chuyên chở nhiều tuần bằng tàu mà vẫn còn tươi rói.

Năm 2004 chỉ nhập có 5,7 triệu kg. Đây là hàng đông lạnh mà Trung Quốc bán thật rẻ để cung cấp cho nhà hàng, hotel, cantine, cafétéria, bệnh viện, các trung tâm cải huấn và những nơi nuôi dưỡng người già.

Các nhà hàng rất thích và ưa chuộng các sản phẩm Trung Quốc vì nó vừa rẻ và vừa tiện lợi, như đã được gọt vỏ và cắt sẵn rồi.

Vì sản phẩm đòi hỏi quá nhiều khâu biến chế bằng tay, rất tốn kém nên các nhà đầu tư Canada đã không sản xuất nữa. Từ lâu tại Québec, nấm lon (champignons en conserves) đều được nhập từ Trung Quốc. Dưa chuột ngâm giấm (cornichons marinés) từ Ấn Độ, củ hành Tây, carotte to da láng đều được nhập từ Trung Quốc.

Năm 2007, Québec nhập của Trung Quốc 21 triệu kg củ hành đông lạnh (loại đã được lột vỏ rồi).
Vấn đề nầy hình như ít có ai nghĩ tới.

Mấu chốt của vấn đề

Hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc giá quá rẻ. Chánh phủ Canada (CFIA) thiếu nhân viên inspectors, thiếu ngân sách dùng để kiểm soát viểc nhập cảng thực phẩm.
Người dân Canada tự hỏi: «liệu ăn vào có an toàn không?». Đôi khi ăn đồ nhập từ Trung Quốc mà cứ tưởng rằng là mình đang ăn đồ sản xuất tại Canada.
Tại Canada, luật cho phép nhà sản xuất thực phẩm biến chế ghi trên nhản hiệu sản phẩm câu Product of Canada, hay Made in Canada nếu phí tổn sản xuất chiếm trên 51%, tức là giá vốn mua nguyên liệu từ Trung Quốc phải dưới 49%.

Food import to Canada «Safe to eat?» (June 2008)
http://www.nowpublic.com/health/update-canada-food-imports-china-safe-eat

Made in China
The top 10 foods in volume Canada imported from China in 2006 (in millions of kilograms).
- Mandarins, clementines (Quýt…) and similar citrus hybrids, fresh/dried: 33.9
- Frozen fish fillets (filet cá đông lạnh): 24.4
- Apple juice (nước táo): 21.7 (millions of litres)
- Pears and quinces, fresh (lê và đào tươi): 13.6
- Raw peanuts (đậu phọng sống): 10.6
- Frozen shrimps and prawns ( tép, tôm đông lạnh): 10.4
- Pasta (mì): 10.3
- Mushrooms (nấm): 8.9
- Other citrus fruits (các loại cam chanh khác): 8.8
- Shrimps and prawns, prepared or preserved (tép, tôm biến chế): 7.3
SOURCE: STATISTICS CANADA

Kết luận: chạy trời không khỏi nắng

Ăn hay không ăn đồ Trung Quốc? Làm sao tránh khỏi?
Liệu bạn có sẵn sàng chịu chi giá mắc để mua sản phẩm Canada không? (Buy Canada)?
Càng nghĩ đến thì càng lo, nhưng có hơi lạ là người mình có tật hay mau quên.
Miệng thì nói đồ Trung Quốc ăn độc, thế nầy thế nọ, nhưng không biết có ai tẩy chay 100% được không?
Thôi thì ráng tránh, ráng hạn chế bớt được chừng nào thì tốt chừng đó. Chừng nào bệnh chừng nào chết thì cứ đổ thừa đại là tại cái số.
Chạy Trời không khỏi nắng đúng với câu “Chúa tạo ra thế giới, phần còn lại là Made in China”./.

NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, DVM

Đọc thêm:

- Nguyễn Thượng Chánh. Trung Quốc-Tủ ăn của thế giới
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-181684/

- Phương Tôn. Ủy ban EU đưa ra cảnh báo mới nhất về đồ chơi nhiễm độc từ Trung Cộng
http://khoahocnet.com/2012/08/06/phuong-ton-uy-ban-eu-dua-ra-canh-bao-moi-nhat-ve-do-choi-nhiem-doc-tu-trung-cong/

- TS Trần Đăng Hồng. Sản phẩm từ Trung Quốc
http://thnlscantho-3.page.tl/S%26%237843%3Bn-ph%26%237849%3Bm-t%26%237915%3B-TQ.htm

Montreal, 2012







No comments:

Post a Comment

View My Stats