08/21/2012
Ngoại trưởng Singapore, K Shanmugam, phát biểu tại Quốc Hội hôm
13-8-2012:“ASEAN phải trung lập trong tranh chấp Biển Đông”.
Câu tuyên bố này của Shanmugam, gây phản cảm không ít cho nhiều người. Và đây là nguyên văn bản tường thuật của bản tin VOATiếngViệt hôm 15-8 về câu nói ấy của ngoại trưởng Singapore:
“Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phải nỗ lực đoàn kết và duy trì lập trường trung lập trong các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông”. Đó là lời kêu gọi của ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam phát biểu trước Quốc Hội 13-8-2012. Tái khẳng định lợi ích chung giữa ASEAN và Trung Quốc, ông Shanmugam nhấn mạnh cả đôi bên cần phải duy trì và tăng cường hợp tác. Người đứng đầu ngoại giao Singapore cho biết: Singapore nỗ lực làm giảm căng thẳng các tranh chấp Biển Đông…”
Không ngờ nhà ngoại giao của Singapore lại có thể phát biểu câu nói phản cảm như vậy với sự đồng tình của Quốc Hội Singapore. Shanmugam yêu cầu các quốc gia ASEAN kiên định giữ vững lập trường trung lập không thiên vị bên nào trên hồ sơ Biển Đông. Có phải chăng Singapore đang đi vào vết xe đổ của Cambốt?
Shanmugam đưa ra lời kêu gọi này 1 tháng đúng, sau lời kệu gọi của Hor Namhong, ngoại trưởng Cambốt. Vô tình hay cố ý, Shanmugam lập lại hầu như nguyên văn câu phát biểu của Hor Namhong, ngoại trưởng Cambốt hôm 13-7-2012,tại Phnom Penh làm chia rẽ khối ASDEAN: Cambốt kiên định lập trường trung lập, không thiên vị bên nào, trong mọi tranh chấp ở Biển Đông.
Trong thế giới Toàn Cầu Hóa, trong tình trạng kinh tế toàn cầu suy thoái, các quốc gia ASEAN hiện nay, luôn luôn theo đuổi chính sách “thêm bạn bớt thù”, mở rông quan hệ đa phương cùng khắp thế giới.
Nhưng đứng trước chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Hán tộc, trước thái độ xâm lăng hung hãn của Trung Quốc bành trướng quyết chiếm lĩnh Biển Đông, 600 triệu dân Đông Nam Á, các quốc gia ASEAN bắt buộc phải nhất trí nhận diện Trung Quốc vừa là một đối tác trên mặt trận kinh tế vừa là một đối trọng trên mặt trận Biển Đông.
Trong quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á,Trung Quốc là con mèo hai mặt:
- Trên mặt trận kinh tế, TQ ve vản các nước ASEAN. TQ không ngừng tăng cường kim ngạch mậu dịch song phương với khối ASEAN. Năm 2011 tổng kim ngạch mậu dịch song phương của khối ASEAN với TQ lên đến 520 tỷ USD (Wikipedia). Năm 2010, Trung quốc thành công trong việc thiết lập Tự do mậu dịch song phương bilateral Free Trade Agrement giữa TQ và mỗi nước ASEAN.
- Trên mặt trận Biển Đông, Trung Quốc là một kẻ xâm lược hung hãn, chà đạp công pháp quốc tế, xem thường luật biển của LHQ, vượt qua đầu nhân loại và 600 triệu dân Đông Nam Á. Tháng7-2012, Quốc vụ Viện Trung Quốc cho thành lập Thành Phố Khu cảnh bị Tam Sa trên quấn đảo Hoàng Sa. Quân đội Trung Quốc-PLA-hoàn tất việc xây dựng công sư chiến đấu kiên cố, rông lớn, hiện đại trên đảo Chử Bích tại quần đảo Trường Sa. Liền sau đó Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho triển khai Đội tuần tra trên Biển Đông và cuối tháng 7 vừa rồi, chính phủ phủ BắcKinh, như vũ bão xua một lượt 23,000 tàu cá vào Biển Đông với hơn cả trăm ngàn dân quân chiến đấu dưới dạng ngư dân.
Bước đi liều lĩnh và nguy hiểm nhất của Trung Quốc, tháng 7 vừa qua chính quyền nước này dùng áp lực kinh tế, mua chuộc Hor NamHong, ngoại trưởng Phnom Penh, phát biểu những câu trái quấy phá hoại chia rẽ ASEAN trong ngày bế mạc hội nghị các Bộ Trưởng Ngoai Giao ASEAN mở rộng hôm 13-7-2012 tại Phnom-Penh.
Như vậy, hà cớ gì chính quyền Singapore đi theo bước đi của chính phủ Cambốt? Phải chăng cũng chỉ lý do địa chính trị và kinh tế.
- Về Địa chính trị, Cũng giống như Phnom Penh, Singapore không có vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc. Chưa từng va chạm với Trung Quốc. Hơn thế nữa 74% dân Singapore thuôc Hán tộc, nói tiếng Hoa-Quan Thoại. Do đó trong trong suốt quá khứ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Singapore chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích tích cực và mạnh mẽ chủ nghĩa bá quyền và dân tộc cực đoan của TQ.
- Trên phương diện Kinh tế, nhìn vào khối kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và Singapore vào năm 2010 là 95,5 tỷ USD, tương đương với 1/3 Tổng Sản Lượng Nội địa-GDP- của Singapore cùng thời. (Theo IMF: GDP của Singapore năm 2010= 309,400 TỶ USD). Quan hệ mậu địch song phương giữa TQ và Singapore tăng 20% mỗi năm. Phải chăng chính khối kim ngạch mậu dich khổng lồ là cuốn rún nối liền với đất mẹ của Tân Gia Ba với TQ, chính nó đã biến chất nền ngoại giao của Singapore: Thay vì cùng các quốc gia ASEAN lên án TQ, Singapore quay lưng lại, tỏ thái độ trung lập, trước sự xâm lấn của TQ trên Biển Đông. Đường lối ngoại giao thiên vị Trung Quốc của K. Shanmugam đúng là bản sao chép chính sách đối ngoại trên hồ sơ Biển Đông của Hor Namhong.
Nhìn vào lịch sử thành lập của Singapore mà tiếng Hoa (Hán) gọi là Tân Gia Ba, thì Singapore đúng nghĩa chỉ là một Nền Kinh Tế như Ma Cao, HongKong, Đài Loan, hơn là một quốc gia độc lập với Bắc Kinh. Lý Quang Diệu, người lãnh đạo và cũng là người sáng lập Singapore, đã cai trị Singapore theo mô hình của Trung Quốc: Tự do kinh doanh, tự do sở hữu, Dân chủ tập trung, độc tài chánh trị, bao cáp chuyên chính, cha truyền con nối, một dị dạng của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Trung Quốc ngày nay.
Các quốc gia ASEAN, nhất là ViệtNam phải nỗ lực hơn nữa tăng cường đoàn kết nhất trí, phải cảnh giác trước thái độ bất thường, nghịch lý của chính sách ngoại giao của những thành viên chao đảo chệch hướng. Vì an ninh, ổn định, hòa bình, thịnh vượng của khu vực Biển Đông, Đông Nam Á, và cho cả thế giới, các quốc gia ASEAN phải nỗ lực đoàn kết hơn bao giờ hết, phải cùng nhau nhất trí trên hồ sơ Biển Đông: Chống lại chủ nghĩa Bá quyền Bành trướng Nước Lớn xâm lăng Biển Đông của Trung Quốc. Phải cảnh giác, phát hiện và xử lý kịp thời một vài thành viên đi chệch hướng, chao đảo. Nếu họ tiếp tục ngoan cố, 600 triệu dân Đông Nam Á sẵn sàng loại trừ họ ra khỏi cộng đồng ASEAN trước khi họ trở thành công cụ hữu hiệu của Trung Quốc, đánh phá, chia rẽ vá xách nhiễu nội tình ASEAN./.
Đào Như
8-18-2012
OAK PARK, Illinois, USA
GHI CHÚ VỀ NGUỒN:
“ASEAN Phải Trung Lâp Trong Tranh Chấp Biển Đông” Bản tin VOA tiếng Việt 8-15-2012
http://www.voatiengviet.com/content/asean-phai-trung-lap-trong-tranh-chap-tren-bien-dong/1485833.html
Câu tuyên bố này của Shanmugam, gây phản cảm không ít cho nhiều người. Và đây là nguyên văn bản tường thuật của bản tin VOATiếngViệt hôm 15-8 về câu nói ấy của ngoại trưởng Singapore:
“Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phải nỗ lực đoàn kết và duy trì lập trường trung lập trong các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông”. Đó là lời kêu gọi của ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam phát biểu trước Quốc Hội 13-8-2012. Tái khẳng định lợi ích chung giữa ASEAN và Trung Quốc, ông Shanmugam nhấn mạnh cả đôi bên cần phải duy trì và tăng cường hợp tác. Người đứng đầu ngoại giao Singapore cho biết: Singapore nỗ lực làm giảm căng thẳng các tranh chấp Biển Đông…”
Không ngờ nhà ngoại giao của Singapore lại có thể phát biểu câu nói phản cảm như vậy với sự đồng tình của Quốc Hội Singapore. Shanmugam yêu cầu các quốc gia ASEAN kiên định giữ vững lập trường trung lập không thiên vị bên nào trên hồ sơ Biển Đông. Có phải chăng Singapore đang đi vào vết xe đổ của Cambốt?
Shanmugam đưa ra lời kêu gọi này 1 tháng đúng, sau lời kệu gọi của Hor Namhong, ngoại trưởng Cambốt. Vô tình hay cố ý, Shanmugam lập lại hầu như nguyên văn câu phát biểu của Hor Namhong, ngoại trưởng Cambốt hôm 13-7-2012,tại Phnom Penh làm chia rẽ khối ASDEAN: Cambốt kiên định lập trường trung lập, không thiên vị bên nào, trong mọi tranh chấp ở Biển Đông.
Trong thế giới Toàn Cầu Hóa, trong tình trạng kinh tế toàn cầu suy thoái, các quốc gia ASEAN hiện nay, luôn luôn theo đuổi chính sách “thêm bạn bớt thù”, mở rông quan hệ đa phương cùng khắp thế giới.
Nhưng đứng trước chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Hán tộc, trước thái độ xâm lăng hung hãn của Trung Quốc bành trướng quyết chiếm lĩnh Biển Đông, 600 triệu dân Đông Nam Á, các quốc gia ASEAN bắt buộc phải nhất trí nhận diện Trung Quốc vừa là một đối tác trên mặt trận kinh tế vừa là một đối trọng trên mặt trận Biển Đông.
Trong quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á,Trung Quốc là con mèo hai mặt:
- Trên mặt trận kinh tế, TQ ve vản các nước ASEAN. TQ không ngừng tăng cường kim ngạch mậu dịch song phương với khối ASEAN. Năm 2011 tổng kim ngạch mậu dịch song phương của khối ASEAN với TQ lên đến 520 tỷ USD (Wikipedia). Năm 2010, Trung quốc thành công trong việc thiết lập Tự do mậu dịch song phương bilateral Free Trade Agrement giữa TQ và mỗi nước ASEAN.
- Trên mặt trận Biển Đông, Trung Quốc là một kẻ xâm lược hung hãn, chà đạp công pháp quốc tế, xem thường luật biển của LHQ, vượt qua đầu nhân loại và 600 triệu dân Đông Nam Á. Tháng7-2012, Quốc vụ Viện Trung Quốc cho thành lập Thành Phố Khu cảnh bị Tam Sa trên quấn đảo Hoàng Sa. Quân đội Trung Quốc-PLA-hoàn tất việc xây dựng công sư chiến đấu kiên cố, rông lớn, hiện đại trên đảo Chử Bích tại quần đảo Trường Sa. Liền sau đó Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho triển khai Đội tuần tra trên Biển Đông và cuối tháng 7 vừa rồi, chính phủ phủ BắcKinh, như vũ bão xua một lượt 23,000 tàu cá vào Biển Đông với hơn cả trăm ngàn dân quân chiến đấu dưới dạng ngư dân.
Bước đi liều lĩnh và nguy hiểm nhất của Trung Quốc, tháng 7 vừa qua chính quyền nước này dùng áp lực kinh tế, mua chuộc Hor NamHong, ngoại trưởng Phnom Penh, phát biểu những câu trái quấy phá hoại chia rẽ ASEAN trong ngày bế mạc hội nghị các Bộ Trưởng Ngoai Giao ASEAN mở rộng hôm 13-7-2012 tại Phnom-Penh.
Như vậy, hà cớ gì chính quyền Singapore đi theo bước đi của chính phủ Cambốt? Phải chăng cũng chỉ lý do địa chính trị và kinh tế.
- Về Địa chính trị, Cũng giống như Phnom Penh, Singapore không có vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc. Chưa từng va chạm với Trung Quốc. Hơn thế nữa 74% dân Singapore thuôc Hán tộc, nói tiếng Hoa-Quan Thoại. Do đó trong trong suốt quá khứ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Singapore chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích tích cực và mạnh mẽ chủ nghĩa bá quyền và dân tộc cực đoan của TQ.
- Trên phương diện Kinh tế, nhìn vào khối kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và Singapore vào năm 2010 là 95,5 tỷ USD, tương đương với 1/3 Tổng Sản Lượng Nội địa-GDP- của Singapore cùng thời. (Theo IMF: GDP của Singapore năm 2010= 309,400 TỶ USD). Quan hệ mậu địch song phương giữa TQ và Singapore tăng 20% mỗi năm. Phải chăng chính khối kim ngạch mậu dich khổng lồ là cuốn rún nối liền với đất mẹ của Tân Gia Ba với TQ, chính nó đã biến chất nền ngoại giao của Singapore: Thay vì cùng các quốc gia ASEAN lên án TQ, Singapore quay lưng lại, tỏ thái độ trung lập, trước sự xâm lấn của TQ trên Biển Đông. Đường lối ngoại giao thiên vị Trung Quốc của K. Shanmugam đúng là bản sao chép chính sách đối ngoại trên hồ sơ Biển Đông của Hor Namhong.
Nhìn vào lịch sử thành lập của Singapore mà tiếng Hoa (Hán) gọi là Tân Gia Ba, thì Singapore đúng nghĩa chỉ là một Nền Kinh Tế như Ma Cao, HongKong, Đài Loan, hơn là một quốc gia độc lập với Bắc Kinh. Lý Quang Diệu, người lãnh đạo và cũng là người sáng lập Singapore, đã cai trị Singapore theo mô hình của Trung Quốc: Tự do kinh doanh, tự do sở hữu, Dân chủ tập trung, độc tài chánh trị, bao cáp chuyên chính, cha truyền con nối, một dị dạng của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Trung Quốc ngày nay.
Các quốc gia ASEAN, nhất là ViệtNam phải nỗ lực hơn nữa tăng cường đoàn kết nhất trí, phải cảnh giác trước thái độ bất thường, nghịch lý của chính sách ngoại giao của những thành viên chao đảo chệch hướng. Vì an ninh, ổn định, hòa bình, thịnh vượng của khu vực Biển Đông, Đông Nam Á, và cho cả thế giới, các quốc gia ASEAN phải nỗ lực đoàn kết hơn bao giờ hết, phải cùng nhau nhất trí trên hồ sơ Biển Đông: Chống lại chủ nghĩa Bá quyền Bành trướng Nước Lớn xâm lăng Biển Đông của Trung Quốc. Phải cảnh giác, phát hiện và xử lý kịp thời một vài thành viên đi chệch hướng, chao đảo. Nếu họ tiếp tục ngoan cố, 600 triệu dân Đông Nam Á sẵn sàng loại trừ họ ra khỏi cộng đồng ASEAN trước khi họ trở thành công cụ hữu hiệu của Trung Quốc, đánh phá, chia rẽ vá xách nhiễu nội tình ASEAN./.
Đào Như
8-18-2012
OAK PARK, Illinois, USA
GHI CHÚ VỀ NGUỒN:
“ASEAN Phải Trung Lâp Trong Tranh Chấp Biển Đông” Bản tin VOA tiếng Việt 8-15-2012
http://www.voatiengviet.com/content/asean-phai-trung-lap-trong-tranh-chap-tren-bien-dong/1485833.html
No comments:
Post a Comment