HOUSE DIVIDED AGAINST ITSELF CANNOT
STAND
Anh em xâu xé, nhà tất sụp! (Abraham
Lincoln, 1858)
(Ngày 22 tháng 7 vừa qua tại St.Paul, Minnesota tôi đọc một bài tham luận với đề tài: “Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí trong đời sống quốc gia và sinh hoạt cộng đồng”.
Bài nói chuyện được đọc nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota
và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Ngữ tại
Minnesota. Bài nói chuyện được phổ biến rộng rãi trên báo chí và các trang mạng Việt Ngữ,
gây nên nhiều phản ứng. Những phản ứng chống đối cho rằng bài viết
của tôi nhằm mục đích bênh vực báo Người Việt California sau khi báo này chọn đăng một lá thư của một độc giả trong đó có đoạn viết: “Ngày 30
tháng 4, 1975 là một ngày vui
mừng của dân tộc,
và VNCH
là bè lũ tay sai của giặc Mỹ”. Trong
số phản ứng trên hệ thống trang mạng
Việt Ngữ có 2 bài gởi đích danh cho tôi là của Bác Sĩ Trần Văn Tích và Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Khôi. Tôi
đã liên lạc với hai vị trên qua điện thư và hứa sẽ có bài trả lời. Đây là lý do
của bài viết này, vừa trả lời hai vị bác sĩ, vừa trả lời chung cho những quý vị đã lên tiếng về vấn đề này. Tôi sẽ đề cập đến hai vấn đề: (1) Nói rõ thêm về tự do ngôn luận
và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất và (2) Trả lời câu hỏi
phải chăng sự có mặt của tôi tại St. Paul,
Minnesota cũng như bài nói chuyện của tôi nhằm mục đích bênh vực cho báo
Người Việt California hay không?)
Thẩm phán tòa di trú liên bang, Phan Quang Tuệ, phát biểu
trong đại hội kỳ 10, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam,
vào ngày 21 tháng 10, tổ chức tại Nhật báo Người Việt. (Hình: Dan
Huynh)
Tự Do
Ngôn
Luận và Tự
Do Báo Chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất:
Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ được đại biểu của 13 tiểu bang biểu quyết chấp thuận ngày 17 tháng 9 năm 1787 tại Philadelphia. Toàn bộ Hiến Pháp thực ra không dài lắm, chỉ gồm 7 điều khoản. Bản văn chỉ quy định mà không giải thích. Bản văn cũng chẳng đưa ra một lý thuyết hay nguyên tắc căn bản nào như kiểm soát và cân bằng (checks and balances), phân quyền (separate powers), hay vai trò phán xét của tư pháp (judicial review). Muốn tìm hiểu ý nghĩa và giải thích thẩm quyền (authoritative interpretation) bản Hiến Pháp Hoa Kỳ và 10 tu chính án đầu tiên, người ta cần phải đọc 85 bài khảo luận được viết bởi ba cây viết: James Madison, Alexander Hamilton và John Jay cùng viết chung dưới một bút hiệu là “Publius”. Bài đầu tiên được viết ngày 27 tháng 10, 1787. Bài thứ 85 được viết ngày 28 tháng 5, 1788. Họ viết đều đặn, liên tục, các bài viết xuất hiện 4 lần một tuần. Tất cả các bài viết này được gọi chung là The Federalist Papers.
Tu Chính Án Thứ Nhất nói về tự do báo chí và tự do ngôn luận nằm trong 10 Tu Chính Án gọi chung là Bill of Rights được biểu quyết thông qua ngày 15 tháng 12, 1791 tức là hơn 3 năm sau khi Hiến Pháp Hoa Kỳ được ban hành.
Muốn tìm lời giải thích về tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất, người ta phải trở về với bài Federalist số 84 viết vào ngày 28 tháng 5, 1788, tức 3 năm trước đó, mà tác giả là Alexander Hamilton.
Hamilton viết như sau:
“Why, for instance, should it be said, that the liberty of the press shall not be restrained, when no power is given by which restrictions may be imposed?....
What is the liberty of the press? Who can give it any definition which would not leave the utmost latitude for evasion? I hold it to be impracticable; and from this, I infer, that its security, whatever fine declarations may be inserted in any constitution respecting it, must altogether depend on public opinion, and on the general spirit of the people and of the government. And here, after all, as intimated upon another occasion, must we seek for the only solid basis of all our rights. (Gạch dưới là do tác giả thêm vào).
"Tại sao, chẳng hạn, lại nên nói rằng tự do báo chí sẽ không được kiềm chế khi không có quyền lực nào được tạo ra để có thể dùng vào việc kiềm chế đó?...
"Tự do báo chí là gì? Liệu ai có thể định nghĩa được nó mà không để hở ra một không gian tối đa cho sự chạy thoát. [Bởi thế mà] tôi cho điều đó là bất khả; và từ đó tôi rút ra kết luận rằng sự an toàn về mặt tự do báo chí là, dù bạn có thể đưa những lời lẽ đẹp đẽ nhất vào trong một hiến pháp tôn trọng nó, sẽ bắt buộc phải tuỳ thuộc vào công luận cũng như vào tinh thần chung của người dân và của chính quyền. Và, cuối cùng thì như tôi đã ngụ ý trong một dịp khác, chính ở đây là nơi ta phải tìm cơ sở độc nhất cho tất cả mọi quyền của chúng ta." (Gạch dưới do tác giả thêm vào)
Hoá ra là như vậy!! 224 năm trước đây một tác giả lỗi lạc nhất của Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ, của Tu Chính Án Thứ Nhất, đã viết trong lá thư Federalist paper thứ 84 là tìm cách định nghĩa tự do báo chí là một điều không thực tế, và mọi cố gắng để mang lại một ý nghĩa cho ý niệm tự do báo chí đều phải tùy thuộc vào công luận (public opinion) và dân trí (general spirit of the people). Và theo Hamilton, đây mới là nơi chúng ta cần phải dựa vào để tìm căn bản vững chắc duy nhất cho mọi thứ dân quyền.
Không những thế, làm sao có thể quy định rằng tự do ngôn luận không bị hạn chế trong khi không có bất cứ một điều khoản nào quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là gì?? Và suy ra từ những câu hỏi và phương cách đặt vấn đề của Hamilton thì câu trả lời là ý dân và dân trí. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí bắt nguồn từ ý dân, và giới hạn của hai quyền này cũng lại là … ý dân. Và vì thế mới có Tu Chính Án Thứ Nhất:
“Congress shall make no law…. abridging the freedom of speech, or of the press!!”
"Quốc hội sẽ không làm ra luật nào... giới hạn tự do ngôn luận hay tự do báo chí!!"
Bênh vực một tờ báo hay bênh vực quyền tự do ngôn luận?
Vị trí đúng nhất của lá thư của độc giả Sơn Hà là sọt rác. Tờ Người Việt California đăng lên mới thành có chuyện. Và gây công phẫn. Mới đầu còn nhỏ, sau lan rộng. Có nhiều buổi họp được triệu tập. Có tuyên cáo chung. Có kêu gọi tẩy chay, biểu tình. Có áp lực đòi sa thải nhân viên đã chọn đăng lá thư. Có áp lực đòi tờ báo phải công bố lý lịch của độc giả Sơn Hà trong khi đây chính là điều tối kỵ trong ngành báo chí luôn luôn giữ kín nguồn tin. Có ý kiến lập Ủy Ban theo dõi phân tách các bài của báo Người Việt. Nói cách khác cần lập ngay một Ban Kiểm Duyệt ngay giữa lòng cộng đồng người tỵ nạn Cộng Sản đi tìm tự do!
Vậy có nên lập luôn một uỷ ban kiểm soát và chỉ đạo tư tưởng hay không? Cộng Đồng có nên thành lập một ủy ban quy định những điều mọi người tỵ nạn phải tuân theo trong những sinh hoạt của cộng đồng như chào cờ, phủ cờ, hát quốc ca VNCH, hay đặt bàn thờ tổ quốc. Và khi quy định những điều khoản này thì phải lập ra những đoàn cảnh sát để kiểm soát việc thi hành. Đây có phải là điều chúng ta muốn cho cộng đồng dân Việt tỵ nạn trở thành hay không?
Báo Người Việt California, hay bất cứ tờ báo nào khác, không những là một cơ quan ngôn luận mà còn là một cơ sở thương mại, cung cấp công ăn việc làm cho nhân viên, và nhờ đó những nhân viên này nuôi sống gia đình, đóng thuế, đóng góp vào ổn cố và thịnh vượng của cộng đồng chúng ta nói chung. Nhân danh điều gì, lý tưởng nào, để cắt nguồn sống của bao gia đình?
Và sau khi đóng cửa được báo Người Việt California rồi thì đến phiên báo nào? Cơ sở thương mại nào? Phòng thuốc nào? Phòng mạch nào? Tiệm ăn nào? Chợ nào? Quán cà phê nào? Tiệm phở nào? Tiệm hủ tíu nào? Tiệm bánh mì nào? Tiệm làm móng tay, cắt tóc nào? Có phải đây là điều chúng ta muốn cộng đồng dân Việt trở thành không?
George Orwell là một nhà văn Anh Quốc của đầu thế kỷ 20. Ông căm thù cộng sản và nổi tiếng qua hai tác phẩm Animal Farm (Trại Gia Súc) và “1984”. Trại Gia Súc là một truyện giả tưởng về một cuộc nổi loạn của các gia súc. Sau khi chiếm được trại, hai con heo lãnh đạo, Napoleon và Snowball, đã họp toàn thể các gia súc trong trại và đưa ra Bảy Điều Răn (The Seven Commandments) cho mọi gia súc phải tuân theo, Bảy Điều Răn (The Seven Commandments) như sau:
Whatever goes upon two legs is an enemy
Whatever goes upon four legs, or has wings, is a friend
No animal shall wear clothes
No animal shall sleep in a bed
No animal shall drink alcohol
No animal shall kill any other animal
All animals are equal
Bất cứ cái gì đi trên hai chân đều là kẻ thù
Bất cứ cái gì đi trên bốn chân, hay có cánh, đều là bạn
Không súc vật nào được ăn mặc quần áo
Không súc vật nào được ngủ trên giường
Không súc vật nào được uống rượu
Không súc vật nào được giết một súc vật
khác
Mọi súc vật đều bình đẳng
Thời gian qua, các khẩu
hiệu và 7 điều răn thay đổi. Khẩu hiệu hai chân, bốn
chân được đổi như sau: “Four legs good, two legs better! Four legs good,
two legs better”! ("Bốn chân tốt,
hai chân tốt hơn! Bốn chân tốt, hai chân tốt
hơn!")
Và 7 điều răn chỉ còn lại một điều thứ 7 được sửa lại như sau:
“All animals are equal
But some animals are more equal than others!!”
"Mọi súc vật đều bình đẳng
"Nhưng cũng có vài con bình đẳng hơn những con khác!"
Nghe đâu giống như “Kinh Tế Thị Trường theo Xã Hội Chủ Nghiã” của Cộng Sản Việt Nam ngày nay!
Tất cả mọi người đều quen với một bức ảnh ô nhục nói lên bộ mặt áp bức của chế độ Cộng Sản. Đó là bức ảnh một tên công an bịt mồm linh mục Nguyễn Văn Lý. Ai trong chúng ta muốn làm bàn tay bịt miệng quyền tự do phát biểu của người khác?
Mục đích bài nói chuyện của tôi ở St. Paul, Minnesota không nhằm bênh vực báo Người Việt California hay bất cứ báo nào khác. Mục đích và ý nghĩa bài nói chuyện là để nhắc nhở về sự cần thiết bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của tất cả mọi người dân Việt yêu chuộng tự do.
Rudyard Kipling là một nhà văn, nhà thơ Anh Quốc đầu thế kỷ thứ 19. Ông là nhà văn Anh Quốc đầu tiên được giải Nobel về văn chương. Tôi biết đến Kipling qua một bài thơ mà thân phụ tôi đã gửi cho tôi khi tôi còn là một thiếu niên mới bắt đầu vào ngưỡng cửa trung học. Thân phụ tôi giờ đã qua đời, và tôi cũng đã trên 70, nhưng bài thơ này luôn là một ngôi sao Bắc Đẩu làm kim chỉ nam đối với tôi. Tựa bài thơ là “If”, bài thơ nổi tiếng nhất của Kipling, xuất hiện vào năm 1910. Tôi muốn trích dẫn vài đoạn để làm kết luận cho bài viết này.
“If you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you,
If you can trust yourself when all men doubt you,
But make allowance for their doubting too;
…..
If you can bear to hear the truth you’ve spoken
Twisted by Knaves to make a trap for fools,
…
Yours is the Earth and everything that’s in it,
And, which is more, you’ll be a Man, my son.”
"Nếu con giữ được cái đầu bình thản
"Trong khi mọi người đã mất mà còn trách móc con,
"Nếu con vẫn tin được ở mình dù bị mọi người ngờ vực
"Mà vẫn không chấp điều người ta ngờ vực;
"...........
"Nếu con chịu đựng được những sự thật mà con đã nói ra
"Bị vặn vẹo bởi những kẻ tồi tàn để bẫy những thằng điên,
"...........
"Thì, con ạ, Trái Đất thuộc về con và tất cả trên Đất ấy,
"Và hơn nữa, con ạ, bởi con đã thành Người."
Qúy vị cùng thế hệ với tôi chắc rất quen thuộc với những bài học trong ngụ ngôn của La Fontaine, một nhà thơ Pháp thế kỷ thứ 17. Trong bài vịnh về cái bị có hai túi (la besace), có đoạn thơ như sau:
“Nous nous pardonnous tout, et rien aux autres hommes
…
Le fabricateur souverain,
Nous créa besaciers tout de même manière,
Tant ceux du temps passé que du temps d’aujourd’hui:
It fit pour nos défauts la poche de derrière,
Et celle de devant pour les défauts d’autrui.”
Và 7 điều răn chỉ còn lại một điều thứ 7 được sửa lại như sau:
“All animals are equal
But some animals are more equal than others!!”
"Mọi súc vật đều bình đẳng
"Nhưng cũng có vài con bình đẳng hơn những con khác!"
Nghe đâu giống như “Kinh Tế Thị Trường theo Xã Hội Chủ Nghiã” của Cộng Sản Việt Nam ngày nay!
Tất cả mọi người đều quen với một bức ảnh ô nhục nói lên bộ mặt áp bức của chế độ Cộng Sản. Đó là bức ảnh một tên công an bịt mồm linh mục Nguyễn Văn Lý. Ai trong chúng ta muốn làm bàn tay bịt miệng quyền tự do phát biểu của người khác?
Mục đích bài nói chuyện của tôi ở St. Paul, Minnesota không nhằm bênh vực báo Người Việt California hay bất cứ báo nào khác. Mục đích và ý nghĩa bài nói chuyện là để nhắc nhở về sự cần thiết bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của tất cả mọi người dân Việt yêu chuộng tự do.
Rudyard Kipling là một nhà văn, nhà thơ Anh Quốc đầu thế kỷ thứ 19. Ông là nhà văn Anh Quốc đầu tiên được giải Nobel về văn chương. Tôi biết đến Kipling qua một bài thơ mà thân phụ tôi đã gửi cho tôi khi tôi còn là một thiếu niên mới bắt đầu vào ngưỡng cửa trung học. Thân phụ tôi giờ đã qua đời, và tôi cũng đã trên 70, nhưng bài thơ này luôn là một ngôi sao Bắc Đẩu làm kim chỉ nam đối với tôi. Tựa bài thơ là “If”, bài thơ nổi tiếng nhất của Kipling, xuất hiện vào năm 1910. Tôi muốn trích dẫn vài đoạn để làm kết luận cho bài viết này.
“If you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you,
If you can trust yourself when all men doubt you,
But make allowance for their doubting too;
…..
If you can bear to hear the truth you’ve spoken
Twisted by Knaves to make a trap for fools,
…
Yours is the Earth and everything that’s in it,
And, which is more, you’ll be a Man, my son.”
"Nếu con giữ được cái đầu bình thản
"Trong khi mọi người đã mất mà còn trách móc con,
"Nếu con vẫn tin được ở mình dù bị mọi người ngờ vực
"Mà vẫn không chấp điều người ta ngờ vực;
"...........
"Nếu con chịu đựng được những sự thật mà con đã nói ra
"Bị vặn vẹo bởi những kẻ tồi tàn để bẫy những thằng điên,
"...........
"Thì, con ạ, Trái Đất thuộc về con và tất cả trên Đất ấy,
"Và hơn nữa, con ạ, bởi con đã thành Người."
Qúy vị cùng thế hệ với tôi chắc rất quen thuộc với những bài học trong ngụ ngôn của La Fontaine, một nhà thơ Pháp thế kỷ thứ 17. Trong bài vịnh về cái bị có hai túi (la besace), có đoạn thơ như sau:
“Nous nous pardonnous tout, et rien aux autres hommes
…
Le fabricateur souverain,
Nous créa besaciers tout de même manière,
Tant ceux du temps passé que du temps d’aujourd’hui:
It fit pour nos défauts la poche de derrière,
Et celle de devant pour les défauts d’autrui.”
"Chúng ta tự tha thứ
cho nhau hết cả, trừ tha cho người khác
"............
"Đấng Tạo Hoá tối cao
"Dựng ra tất cả chúng ta cùng một kiểu,
"Từ trong quá khứ xa xưa đến tận hôm nay:
"Cho bao sai trái của ta vào túi sau
"Và để hết sai trái của người vào túi trước."
Một nhà báo Anh Quốc, John Morley, đã viết: “You have not converted a man because you have silenced him!” ("Bạn chưa thuyết phục được tôi chỉ vì bạn cấm được tôi nói.")
Tôi muốn kết thúc bài này với một niềm hy vọng. Thứ sáu vừa qua Thế Vận Hội Mùa Hè 2012 đã long trọng và tưng bừng khai mạc tại Luân Đôn. Có 204 quốc gia tham dự. Sau những nghi thức khai mạc cả vận động trường im lặng và từ trên khán đài giọng ca của Paul McCarney của ban nhạc The Beatles cất lên.
Giọng ca không còn mạnh như xưa. Nhưng lời ca đã đưa tâm hồn tôi trở về những năm 60. Trở về một không gian của tuổi thanh niên mới vào đời, của những giấc mơ không những cho đời mình mà còn cho cả một bầu trời quê hương yêu dấu. Lời ca giản dị đến mộc mạc. Hai câu đầu của bài hát như sau:
“Hey Jude, don’t let me down
Take a sad song and make it better!!”
"Ê Jude, đừng bỏ rơi anh
"Hãy lấy một bài hát buồn mà làm thành lạc quan hơn!!"
Có thể nào tất cả chúng ta nhận lấy bài ca buồn và cùng nhau biến bài ca buồn thành khúc hoan ca cho những thế hệ mai sau??
Phan Quang Tuệ
Danville, California
Ngày 1 tháng 8, 2012
Ghi chú: Những phần dịch các câu trích dẫn trong tiếng Anh, tiếng Pháp là do NNB.
"............
"Đấng Tạo Hoá tối cao
"Dựng ra tất cả chúng ta cùng một kiểu,
"Từ trong quá khứ xa xưa đến tận hôm nay:
"Cho bao sai trái của ta vào túi sau
"Và để hết sai trái của người vào túi trước."
Một nhà báo Anh Quốc, John Morley, đã viết: “You have not converted a man because you have silenced him!” ("Bạn chưa thuyết phục được tôi chỉ vì bạn cấm được tôi nói.")
Tôi muốn kết thúc bài này với một niềm hy vọng. Thứ sáu vừa qua Thế Vận Hội Mùa Hè 2012 đã long trọng và tưng bừng khai mạc tại Luân Đôn. Có 204 quốc gia tham dự. Sau những nghi thức khai mạc cả vận động trường im lặng và từ trên khán đài giọng ca của Paul McCarney của ban nhạc The Beatles cất lên.
Giọng ca không còn mạnh như xưa. Nhưng lời ca đã đưa tâm hồn tôi trở về những năm 60. Trở về một không gian của tuổi thanh niên mới vào đời, của những giấc mơ không những cho đời mình mà còn cho cả một bầu trời quê hương yêu dấu. Lời ca giản dị đến mộc mạc. Hai câu đầu của bài hát như sau:
“Hey Jude, don’t let me down
Take a sad song and make it better!!”
"Ê Jude, đừng bỏ rơi anh
"Hãy lấy một bài hát buồn mà làm thành lạc quan hơn!!"
Có thể nào tất cả chúng ta nhận lấy bài ca buồn và cùng nhau biến bài ca buồn thành khúc hoan ca cho những thế hệ mai sau??
Phan Quang Tuệ
Danville, California
Ngày 1 tháng 8, 2012
Ghi chú: Những phần dịch các câu trích dẫn trong tiếng Anh, tiếng Pháp là do NNB.
----------------------------------
No comments:
Post a Comment