Trần Diệu Chân
Cập nhật: 20/07/2012
Những chuyển đổi dân chủ tích cực và
bất ngờ tại Miến Điện không những đã làm thế giới ngạc nhiên mà còn khiến người
Việt Nam yêu tự do dân chủ không khỏi…….bâng khuâng tự hỏi “Bao giờ tới Việt
Nam?”. Một quốc gia bị cai trị bởi bàn tay sắt của tập đoàn quân phiệt gần nửa
thế kỷ vừa qua mà còn không thoát khỏi sức cuốn của ngọn gió dân chủ thổi khắp
toàn cầu thì huống hồ gì Việt Nam - một đất nước xem ra có vẻ “cởi mở” hơn với
bàn tay sắt bọc nhung êm ái. Tia hy vọng càng lúc càng lóe sáng hơn kể từ đầu
năm ngoái với hương hoa Nhài từ Tunisia, Ai Cập, và năm nay hương hoa Sen đang
tỏa gần gũi trên lân bang Miến Điện.
Từ sau cuộc tổng tuyển cử ngày 7 tháng 11 năm 2010 để giải tán thể chế quân phiệt và hoàn tất tiến trình dân chủ 7 bước - bị người dân Miến Điện (MĐ) và thế giới cho là một tuồng diễn vụng về với “bình mới rượu cũ”, thì MĐ đã thực hiện một loạt các thay đổi ngoạn mục: đưa ra luật cho phép biểu tình, trả tự do cho một số các nhà bất đồng chính kiến, nới lỏng kiểm duyệt báo chí, thành lập Ủy ban Nhân quyền quốc gia, chấp nhận đối lập, chấp nhận bầu cử tự do v...v....Đặc biệt, qua chuyến công du hải ngoại vừa qua của bà Aung San Suu Kyi (từ 29 tháng 5 tới 30 tháng 6) như là một đại diện chính thức cho tiếng nói và nguyện vọng của người dân MĐ thì chúng ta ai cũng ước mơ đất nước mình có một lãnh tụ uy tín, tài giỏi, biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, và được toàn thế giới vì nể.
Tại sao một đất nước mà mới chỉ cách đây 5 năm, hình ảnh tắm máu của các vị sư tại quốc gia Phật giáo này đã làm chấn động lương tâm thế giới vào năm 2007, khi các ngài đi tiên phong trong cuộc xuống đường chống độc tài quân phiệt - được mệnh danh là Cuộc Cách Mạng Vàng Nghệ (the Saffron Revolution)- lại đã có những thay đổi mau lẹ như vậy?
Tại sao MĐ lại có sự tỉnh thức hay giác
ngộ dân chủ bất ngờ như thế? Yếu tố gì khiến các tướng lãnh quân phiệt, kể cả
ông Thein Sein - cũng là một trong những thành phần khắc nghiệt này
lại........lòng chợt từ bi bất ngờ?
Dư luận quốc tế và VN đã có nhiều bài viết, nhận định, phân tích tình hình giữa MĐvà VN; không ai có thể kết luận chắc chắn một yếu tố duy nhất nào đưa đến những thay đổi ngoạn mục mà bà Aung San Suu Kyi đánh giá là một niềm “lạc quan cẩn trọng” và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế để giúp tiến trình dân chủ hóa đất nước bà không thể bị đảo ngược.
Những Tương Đồng và Dị Biệt Giữa MĐ và VN
Hãy so sánh hoàn cảnh của hai quốc gia
để xem chúng ta có thể rút ra bài học gì từMĐ hầu có thể đẩy nhanh nỗ lực chấm
dứt độc tài, dân chủ hóa đất nước và bắt kịp quốc gia lân bang MĐ
Những điểm giống
nhau:
1. Cảhai quốc gia đều bị độc tài cai trị: Dù MĐ là độc tài quân phiệt và VN là độc tài CS thì mục đích của họ cũng giống nhau. Đó là coi quyền lợi và quyền lực của phe nhóm là tối thượng; họ khống chế tất cả và vi phạm mọi nhân quyền căn bản của người dân, đưa đất nước tới suy đồi, tàn ác, tham nhũng và bất công mọi mặt.
2. Lệthuộc Trung Cộng: độc tài MĐ cũng lệ thuộc Trung Cộng (TC) về mọi mặt, nhất là khi bị thế giới Tây phương cấm vận sau cuộc đàn áp đẫm máu năm 1988; CSVN vừa lệ thuộc vào TC như một thế lực để giữ chặt đặc quyền, đặc lợi, vừa lệthuộc vào một chủ thuyết ngoại lai trong một thời gian dài.
3. Người dân của cả hai quốc gia đều rất phẫn uất về hiện tình đất nước: nghèo nàn, lạc hậu, bất công. Họ đều muốn có tự do dân chủ, sống có nhân phẩm, và đềuđã/đang tiến hành cuộc đấu tranh chấm dứt độc tài để có cơ hội phục hưng xứ sở.Người dân của cả hai quốc gia đều nhìn thấy nguy cơ bị TC thống trị.
Những điểm khác nhau:
1. MĐ có bà Aung San Suu Kyi (ASSK) và ông Thein Sein.
- VN có lực lượng người Việt hải ngoại đã liên tục đấu tranh từ 30 năm qua.
- VN có ½ đất nước đã từng trải qua một thời kỳ dân chủ và không chấp nhận chế độ độc tài CS từ năm 1975, và bây giờ thì cả nước đã nhìn ra con đường phải đi.
2. MĐ bị thế giới cô lập, kinh tế kiệt quệ. VN mặc dù mở cửa giao thương từ 1986 và tương đối thành công về phương diện phá vỡ cô lập, thu tiền đầu tư và cứu trợ hằng nhiều tỷ Mỹ kim từ thế giới và từ cộng đồng người Việt hải ngoại; nhưng,đại đa số người dân vẫn nghèo vì tiền tỷ đã rơi vào tay một thiểu số quyền lực hoặc biết móc nối. Sự mở cửa hay cô lập đều có những điểm lợi và hại đối với nỗlực dân chủ hóa của cả hai dân tộc. Năm 2010, MĐ chỉ có khoảng 400,000 người dùng Internet; trong khi đó, Việt nam có khoảng 25 triệu người và hiện nay khoảng 30 triệu người dùng Internet.
3. MĐ là một quốc gia theo thể chế dân chủ cộng hòa từ 1948–1962 - sau cuộc đảo chánh năm 1962, MĐ bị đặt dưới sự cai trị độc tài của nhóm quân phiệt (Military rule 1962–2011).
4. Mặc dù cuộc tổng tuyển cử vào năm 1990 với sự thắng lợi to lớn của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đã bị phe quân phiệt tráo trớ không công nhận và bị đàn áp dã man trong suốt 20 năm sau đó; nhưng nhờ vậy mà lực lượng đối kháng và bà ASSKđã thu hút được ủng hộ mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia dân chủ trên toàn thế giới.
Từnhững điểm khác nhau này, chúng ta thấy dường như công cuộc đấu tranh của người MĐ được thế giới ủng hộ nhiều hơn và cuộc đấu tranh của người dân MĐ có vẻ mạnh mẽ hơn, tiến xa và nhanh hơn so với VN. Thành quả này có thể được giải thích như sau:
•Nền dân chủ tại MĐ trước khi xảy ra cuộc đảo chánh của thành phần quân phiệt kéo dài từ 1948-1962, tuy ngắn hơn hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa tại miền Nam VN từ 1954-1975, nhưng MĐ đã có cơ hội để phát triển mạnh mẽ nền dân chủ đa đảng, đa nguyên nhất là nền tảng xã hội dân sự; trong khi miền Nam VN lại phải dồn nỗ lực cho cuộc chiến chống Cộng.
•Chính nền tảng của một xã hội dân sự
năng động tại MĐ đã giúp cho người dân tại đây trổi dậy vào năm 1988, với một
biển người hơn 100,000 xuống đường trong cuộc tổng nổi dậy 8888 – ngày 8 tháng
8 năm 1988 - dù lúc đó chưa có Internet. Và gần 20 năm sau, năm 2007, lại có
một cuộc tổng nổi dậy khác dẫn đầu là các tăng ni Phật giáo. Trong khi đó tại
Việt Nam, dưới sự kềm kẹp và bưng bít của chế độCSVN từ năm 1975 cho đến nay,
tuy có nhiều cuộc nổi dậy khác nhau của người dân, nhất là cuộc nổi dậy của
nông dân Thái Bình năm 1997 với hàng chục ngàn người; nhưng vẫn còn mang tính
cục bộ và những cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng chỉ mới bắt đầu từ năm
ngoái.
Tại Sao Miến Điện Tách Khỏi Trung
Cộng?
Một điểm đặc biệt là chế độ quân phiệt
MĐ cũng đã lệ thuộc TC trầm trọng như CSVN. Quân Phiệt MĐ đã bán đứng tổ quốc
(để cho TC xử dụng một số đảo làm căn cứ quân sự) và cho TC khai thác tài
nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, nhất là sau khi bị thế giới cấm vận từ 1988;
nhưng đột nhiên lại dứt khoát tách khỏi quỹ đạo của TC, tại sao?
Trung Quốc (TQ) là quốc gia có số kim
ngạch trao đổi thương mại với Miến Điện cao nhất khoảng 4,4 tỷ Mỹ Kim tính vào
năm 2010, và hiện có 173 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đầu tư hơn 10 tỷ Mỹ
Kim vào Miến, đứng đầu trong những quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp
vào MĐ.
Tuy khống chế nền kinh tế và chi phối
giới quân phiệt Miến Điện, nhưng Bắc Kinh lại tham lam lôi kéo những phiến quân
sắc tộc vùng biên giới Trung - Miến về phía mình. Biên giới Trung - Miến trải
dài trên hai tỉnh Kachin và Shan, nơi sinh sống của rất nhiều sắc tộc. Bắc Kinh
đã âm thầm giúp cho các sắc dân ở đây võ trang những loại vũ khí tối tân hầu
bảo vệ những nguồn lợi kinh tế của riêng họ mà đa số tập trung vào khai thác
gỗ, đá quý, làm thuốc phiện và tải những bánh thuốc phiện xuống đồng bằng.
Năm 2009, chính quyền Miến rất bất mãn
và tức giận khi phát giác ra Bắc Kinh đang tái vũ trang cho những nhóm sắc tộc
người Hoa, đặc biệt là người Pao, người Wa và người Kokang để chống lại sự kiểm
soát của lính biên phòng Miến Điện. Ngoài ra, vấn nạn về môi trường đã xảy ra ở
một số địa phương như dòng nước ô nhiễm, lụt lội do sự khai thác bừa bãi, bất
chấp sự phá hủy môi trường của các doanh nghiệp Trung Quốc đã làm cho chính
quyền Miến thức tỉnh về mối quan hệ “răng môi” Trung-Miến. Để chống lại những
thủ đoạn của Bắc Kinh, chính quyền quân phiệt Miến đã một mặt nới lỏng kiểm
soát các đường vận chuyển thuốc phiện đểlôi kéo các nhóm vũ trang sắc tộc; mặt
khác thanh trừng những phe thân Trung Quốc trong bộ phận lãnh đạo MĐ.
Ngoài những lo lắng về môi trường, dân
chúng Miến còn có những phản cảm khi ảnh hưởng của Trung Quốc từ kinh tế,
thương mại, chính trị, ngoại giao, quân sự càng ngày càng gia tăng ở Miến Điện
và tức giận khi biết Bắc Kinh giao việc thi công đập Myitsone cho công ty Thế
giới Châu Á (Asia World Company) của một gia đình thuộc dòng dõi người Shan gốc
Hoa, vốn đã từng ở trong hàng ngũ phiến quân chống lại chính quyền Miến trước
đây. Thấy lòng dân bất mãn Trung Quốc lên cao độ,ngày 30-9-2011 Tổng thống
Thein Sein đã chính thức thông báo đình chỉ dự án đập Myitsone dù TQ đã đầu tư
3,6 tỷ cho dự án.
Tóm lại, có nhiều yếu tố đưa đến các cải tổ chính trị theo
chiều hướng tích cực tại MĐ mà hai yếu tố chính là:
1. Cuộc đấu tranh kiên cường và bền bỉ
của người dân MĐ dưới sự lãnh đạo sáng suốt, anh dũng nhưng ôn hòa của bà ASSK.
2. Ý thức của ông Thein Sein trước nguy
cơ của tổ quốc ông. Ông đã đủ khả năng thuyết phục thành phần quân phiệt chấp
nhận những thay đổi căn bản để hạ cánh an toàn ngay trên quê hương vì họ không
thể thoát chạy ra hải ngoại khi bị thế giới cô lập và cả gia đình họ đều bị cấm
không được bén mảng. Đồng thời khi ra khỏi quỹ đạo của TC thì MĐ phải cần đến
thế giới để quân bằng lại những đe dọa quân sự của TC và bang giao kinh tế với
các cường quốc. Vị đại sứ tuyệt vời nhất có thể giúp MĐ vận động sự hỗ trợ của
quốc tế, đó chính là bà ASSK. Ông Thein Sein đã phải bắt tay với vị lãnh tụ dân
chủ này để chuyển hóa đất nước. Cũng có người phân tích là tuy ông Thein Sein
thuộc giới quân phiệt, nhưng bản thân ông không dính vào tội ác do ảnh hưởng
của người cha đi tu, và tư duy ông thay đổi khi thấy cảnh hoang tàn của quê ông
khi bị bão Nargis tàn phá vào tháng 5, 2008.
Tương Lai Của Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Việt Nam
Nhìn vào VN, chúng ta chưa thấy một ASSK cũng chưa thấy một Thein Sein rõ rệt nào; nhưng:
1. Tại VN lòng dân và hoàn cảnh cũng đã chín mùi với những phẫn uất về tình trạngđất nước và nguy cơ xâm lược của TC. Người dân VN đã vượt qua sự sợ hãi để đứng lên đấu tranh, với cộng đồng người Việt hải ngoại tỏa rộng khắp thế giới, có khả năng tiếp vận tài chánh, kỹ thuật cũng như vận động quốc tế.
2. Hiện chúng ta không thiếu các ASSK nam và nữ, tức những người Việt đa tài đa tâm đang góp một bàn tay làm nên lịch sử. Vấn đề là chúng ta có tự tạo cho mìnhđủ tin yêu vào các ASSK của đất nước để hỗ trợ họ biến thành những ASSK thực sự- tức có khả năng quy tụ mọi nỗ lực đấu tranh chung vào một mối? ASSK của VN có thể sẽ không hiện hữu dưới hình thức một cá nhân mà là một tổ chức, một đảng phái hay tập hợp của nhiều đảng phái; liệu chúng ta có đủ niềm tin và sự sáng suốt để vượt lên trên những chiêu bài gây nghi kỵ của chế độ CS mà hỗ trợ đểngọc ASSK của quê nhà được tỏa sáng?
3. Chính nhiệt tình đấu tranh và chủ trương nhân bản với phương thức đấu tranh BBĐsẽ giúp cho hàng ngũ dân tộc huy động được các Thein Sein trong hàng ngũ lãnh đạo của chế độ. Chúng ta phải làm hơn nữa để đánh thức lương tâm của những người còn nặng lòng với tổ quốc để họ dám dứt khoát với chế độ và nhập cuộc tranh đấu cùng với toàn dân. Từ hai năm qua thôi, chúng ta đã thấy bao nhiêu là tiếng nói lương tâm từ trong lòng đất nước và ngay cả trong đảng CSVN; tới độ mà những kẻlãnh đạo u mê quyền lực đang phải la hoảng về vấn nạn “tự diễn biến” trong nội bộ, thay vì ngày xưa họ chỉ sợ “diễn biến hòa bình” của những thế lực thù nghịch [ám chỉ Hoa Kỳ (HK) và những người Việt yêu đất nước và tự do dân chủ].
4. Sau cùng, trước mối đe dọa bành trướng của Bắc Kinh và chiến lược mới của HK hướng về Đông Nam Á cũng như Biển Đông, cùng các cuộc xuống đường can đảm của đồng bào để bảo vệ tổ quốc, chúng ta đã thấy một vài thay đổi từ thượng tầng lãnhđạo của chế độ CSVN. Dù những thay đổi này mới chỉ mang tính hình thức, như công bố Luật Biển nhưng lại bắt người đi biểu tình ủng hộ Luật Biển, chúng ta thấy rõ họ không còn có thể tiếp tục im lặng trước sự hung hãn của TC. Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, phải lên mạng, phải xuống đường, phải lên tiếng, phải góp một bàn tay gióng trống - từ trong nước tới hải ngoại - để tạo đủ áp lực cho một cuộc xoay chuyển ắt tới và mở ra một trang sử mới tươi đẹp cho dân tộc.
Đối chiếu hoàn cảnh và tình hình VN-MĐ, ta thấy VN không thiếu các yếu tố thuận lợi, có điểm còn hơn cả MĐ - thí dụ, số người dùng Internet cao gấp 75 lần MĐvà một lực lượng hậu phương ở hải ngoại hùng mạnh hơn nhiều. Điều quan trọng nhất mà ta đã có là lòng dân và chính nghĩa; việc còn lại là biết khai dụng những cường điểm của dân tộc và nhược điểm của chế độ, khai dụng thời cơ từ những diễn biến trên thế giới cũng như trên quê hương để tăng tốc và hiệu năng đấu tranh, đồng thời làm suy yếu, phân hóa và đưa bạo quyền tới chỗ cáo chung.
Song song, cần phải xây dựng nền tảng
dân chủ ngay từ bây giờ - từ tư duy tới hànhđộng như ý thức làm chủ đất nước, ý
thức chủ động và trách nhiệm của mỗi công dân, tôn trọng và chấp nhận sự khác
biệt cũng như quyết định của đa số, xây dựng nền tảng đa nguyên, xây dựng tin
yêu và đoàn kết, lòng nhân bản và tính vị tha ... Chính việc Canh Tân tư tưởng
và hành động này sẽ giúp gia tăng sức mạnh cho lực lượng dân chủ-dân tộc sớm
chấm dứt độc tài, đồng thời giúp đất nước mau chóng vươn lên hậu cộng sản vì đã
có một nền tảng dân chủ vững chãi. Khi đã hiểu mục tiêu đường dài của dân tộc
là Canh Tân đất nước, thì chúng ta sẽ bớt sốt ruột vì chưa giải quyết được vấn
nạn độc tài, mà chính nền tảng canh tân sẽ giúp chúng ta vừa chấm dứt được độc
tài, vừa đặt được nền tảng cải thiện xã hội và thăng tiến đất nước.
Tiến sĩ Trần Diệu Chân
19 tháng 7, 2012
Các bài
liên hệ :
No comments:
Post a Comment