Trọng Nghĩa - RFI
Thứ tư 25 Tháng
Bẩy 2012
Thành phố Tam Sa là tiền tuyến mới của Bắc Kinh trong « Trận chiến Nam Hải ». Báo chí Trung Quốc hôm nay 25/07/2012, đã đồng loạt đưa tin về việc chính quyền thành phố Tam Sa
vừa thành lập để quản lý vùng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) chính thức ra mắt vào hôm qua. Theo báo giới Trung Quốc, việc Tam Sa được thành lập giúp Bắc Kinh
giành thế chủ động
trong điều họ gọi là « Trận chiến Nam Hải » nhắm khẳng định chủ quyền Trung Quốc trong khu vực.
Theo nhiều nhà phân tích, các động thái của Trung
Quốc trong
việc dựng lên bộ máy chính quyền ở vùng Biển Đông đã được tiến hành một cách cấp tốc, tựa như Bắc Kinh muốn nhanh chóng bày ra một tình trạng đã rồi để buộc quốc tế và tất cả các nước tranh
chấp chủ quyền với họ phải chấp nhận.
Đơn vị hành chánh Tam Sa - bao trùm ba quần đảo : Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa), và Trung Sa (bãi
Macclesfield và bãi cạn Scarborough) - đã có từ lâu. Thế nhưng, vào hạ tuần tháng Sáu 2012, Trung Quốc đã quyết định nâng cấp đơn vị này lên hàng thành phố, trực thuộc tỉnh Hải Nam, với trụ sở đặt ngay trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) ở quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974.
Ý nghĩa của quyết định này được cho là rất quan
trọng vì như thế hàng trăm hòn đảo, bãi đá, bãi san hô lớn nhỏ, cùng với hơn 80% diện tích của Biển Đông được thu về một mối, đặt dưới quyền điều hành của một « thành phố » duy nhất. Và ngay sau ngày quyết định nâng cấp được loan báo, Bắc Kinh đã dồn dập ban hành các biện pháp nhằm trang bị cho đơn vị này một chính quyền cụ thể và một đội quân thực thụ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Một cuộc bầu cử hội đồng thành phố đã mau chóng được tiến hành, chọn ra 45
người đại diện cho 1.100 cư dân rải rác trên toàn khu vực, và đặc biệt là quyết định của Quân ủy Trung ương, cấp lãnh đạo quân sự cao nhất tại Trung Quốc cho nguyên một đơn vị quân đội đồn trú trong vùng, mà căn cứ có rất nhiều khả năng được đặt trên quần đảo Hoàng Sa do vị trí địa dư gần lục địa nhất, và không phải là bãi ngầm.
Truyền thông Trung Quốc không tiết lộ quy mô của đơn vị đồn trú tại Tam
Sa, tuy vậy, theo
tuần báo Time tại Mỹ, một căn cứ tiền phương tại vùng Biển Đông có thể dễ dàng lên đến 10.000 quân. Đơn vị đồn trú tại Hồng Kông chẳng hạn có quân số là 6.000 người.
Theo báo Time, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã cho biết là đơn vị đồn trú tại vùng Biển Đông sẽ được trang bị giống như một sư đoàn chuẩn, tức là có cả lực lượng bộ binh, phương tiện cơ giới, pháo binh, xe bọc thép, cùng với lực lượng đổ bộ được phi cơ và trực thăng hỗ trợ.
Philippines, và nhất là Việt Nam, đã lên tiếng phản đối quyết định thành lập thành phố Tam
Sa, xem đấy là hành động vi
phạm trắng trợn chủ quyền của mình.
Riêng đối với Việt Nam, sự kiện Bắc Kinh chọn Hoàng Sa làm nơi đặt trụ sở cơ quan hành chánh và căn cứ của đơn vị quân sự đồn trú tại Biển Đông cho thấy rõ quyết tâm của Trung
Quốc muốn hành xử quyền quản lý trên một vùng lãnh thổ đã bị họ chiếm bằng võ lực.
Điều đáng nói là Bắc Kinh đã nỗ lực tuyên truyền rộng rãi cho sự kiện này trong dân chúng. Tờ Minh Báo tại Hồng Kông hôm nay đã tiết lộ rằng giới lãnh đạo ngành tuyên truyền của Trung Quốc đã ra lệnh cho báo chí dựa theo Tân Hoa Xã để đưa tin rộng rãi về việc thành lập thành phố Tam
Sa, với hàng loạt phóng sự của các nhà báo đến tận nơi để đưa tin.
Điều này sẽ lại càng in đậm trong tâm trí người dân Trung Quốc niềm tin là toàn bộ vùng Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, đẩy lùi khả năng Bắc Kinh
nhượng bộ trên vấn đề tranh chấp biển đảo với nước khác, đặc biệt là với quần đảo Hoàng Sa.
Thanh Phương - RFI
Thứ năm 26 Tháng
Bẩy 2012
Nhật báo Philippines Daily Inquirer hôm nay 26/07/2012 loan tin là có khoảng 20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất hai
khu trục hạm, đã được triển khai xung quanh đảo Pag-asa (mà Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ, hiện do Philippines chiếm đóng), một hành động có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
Các nguồn tin quân sự của Philippines cho biết là đội tàu cá Trung Quốc gồm ít nhất 20 chiếc tàu đã tiến đến khu vực cách đảo Pag-asa 9 km từ hôm thứ ba,
24/07 và dường như có sự hộ tống của hai khu trục hạm của hải quân Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Bộ tư lệnh miền Tây Philippines xác nhận sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần đảo Pag-asa, nhưng không cung cấp chi tiết, mà chỉ nói là để bộ Ngoại giao xử lý vụ này. Một nguồn tin từ lực lượng hải quân miền Tây Philippines cho biết là bốn tàu hải quân và tàu của lực lượng tuần duyên đang tuần tra ở khu vực này, nhưng cũng không nói rõ là hải quân Philippines sẽ phản ứng như thế nào khi tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Philippines.
Đảo Pag-asa, rộng gần 33 héc ta, nằm cách Palawan 480 km về phía Tây Nam, là đảo lớn nhất trong số 5 đảo ở quần đảo Trường Sa mà Manila giành chủ quyền. Hải đảo này có một phi đạo mà quân đội
Philippines thường sử dụng để vận chuyển quân lính và hàng tiếp vụ.
Theo một nguồn tin quân sự, quân đội Philippines tin rằng bãi đá Mischief ( tức bãi Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1995) hiện đang được Bắc Kinh sử dụng làm bàn đạp để lấn sâu thêm vào lãnh thổ Philippines.
Theo ông Eugenio Bito-onon, thị trưởng Pag-asa, các ngư dân Philippines gần đây đến bãi Mischief để trao đổi hàng hóa cho biết Trung Quốc đã nạo vét bãi đá có vẻ như để cho phép các tàu lớn tiến sâu hơn vào đây. Ông nói thêm là Trung Quốc cũng đang biến bãi Su Bi gần Pag-asa thành một « pháo đài » khác, với việc trong tháng 5 vừa qua, đã hoàn tất công trình xây dựng tòa nhà bốn tầng với hệ thống rađa.
No comments:
Post a Comment