07/05/2012
Trên
tạp chí Foreign Policy số July/August-2012, có đăng bài viết của John Hickman
với tựa đề thật thi vị: Red Moon
Rising-Trăng Đỏ Đang Lên. Có điều lý thú là tác giả Hickman nhập đề bài
viết bằng hai câu Đường Thi của nhà thơ cung đình Lý Bạch mà cụ Ngô Tất Tố đã
diễn dịch ra Việt ngữ:
“Ngước đầu nhìn trăng sáng- Cúi đầu tư cố hương”
Và tác giả John Hickman nghĩ rằng con cháu hậu duệ Hán tộc của Lý Bạch ngày nay khi ngước đầu nhìn trăng sáng họ có những ước vọng xa vời hơn ông ta.
Nhưng thật ra đó là nỗi băn khoăn của John Hickman khi ông theo dõi phi thuyền Thần Châu 9 có người lái của TQ được phóng thành công vào quỹ đạo của trái đất hôm 16/6/2012. Bệ phóng của Thần Châu 9 được đặt và thiết kế tại sa mạc Gobi, trung tâm không gian Tửu Tuyền, thuôc tỉnh Cam túc, phía tây TQ. Thần Châu 9 mang theo 3 phi hành hành gia. Trong đó có 1 nữ, bà Lưu Dương. Bà Lưu Dương được biết bà là vợ của ông Lưu Dương, một trong 2 nam phi hành gia đang bay cùng bà. Tin giờ chót cho hay ngay 6 giờ sáng giờ quốc tế hôm đó Thần Châu 9 cập thành công trạm không gian thử nghiệm, tất cả 3 phi hành gia bước sang vào phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung1. Thiên Cung1 là phòng thí nghiệm trong không gian đầu tiên của TQ, đang vận hành trên quỹ đạo của trái đất và cách mặt đất 300km. Mục đích của ThầnChâu9 là để thực hiện thử nghiệm khoa học ngoài tầng không gian. Như vậy là TQ đã thành công trong phi vụ cập trạm không gian lần đầu tiên. Cả 3 phi hành gia tiếp tục ở lại Thiên Cung1 trong hai tuần lễ để hoàn tất những thử nghiệm trước khi bay về trái đất.
Lần chót TQ đã phóng một thuyền có một ngưới lái vào tháng 9-2009. Hôm nay, như vậy, TQ là quốc gia thứ ba trên thế giới có trạm không gian thường trực bay trên quỹ đạo của trái đất.
Theo tác giả John Hickman: TQ đã thật sự rút ngắn khoảng cách giữa Mỹ và TQ về khoa học không gian và đang thật sự thách đố Mỹ trong chinh phục mặt trăng, tạo ra cuộc chạy đua gay go hơn cả cuộc Chạy Đua Vũ Trang trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh trong thế kỷ vừa qua.
Tổng thống Obama khi bước vào Nhà Trắng đã khẳng định rằng: Ở thế kỷ XXI, sự va chạm giữa HoaKỳ và TQ chủ yếu không phải khối lượng dầu hỏa và khí đốt khổng lồ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của VN) hay là việc phong tỏa Hải trình ở Eo biển Đài Loan. Mục tiêu tranh chấp thật sự giữa Mỹ và TQ đang ở cách chúng ta 200,000 miles, Mặt Trăng. Tiến trình chinh phục Mặt trăng hiện đại hoàn toàn đổi khác so với nhiều năm về trước. Thám hiểm bằng Radar theo quan niệm của các nhà quân sự Mỹ trong suốt hơn 40 năm qua không còn thiết thực nữa. Tổng thống Barack Obama có nhận định rất xác thực, nhưng cuối cùng vì suy thoái kinh tế, cắt giảm chi tiêu của chính phủ và ngân sach Quốc Phòng, Không Gian, Tổng thống Obama buộc phải ra lệnh ngưng tất cả mọi chuyến bay phi thuyền có người lái đến mặt trăng như một phần giảm bớt thu hẹp chương trình không gian Mỹ-NASA. Newt Gingrich, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2012, đã nhấn mạnh và đòi hỏi tài khoản cần thiết để xây dựng một căn cứ vĩnh viễn trên mặt trăng. Ông liền bị các đồng viện Cộng Hòa cười vào mũi cũng chỉ cùng chung một lý do, suy thoái kinh tế. Trong khi đó TQ chú trọng phát triển trong qui mô lớn, chinh phục mặt trăng. Năm 2011 Bắc Kinh đã lên kế hoạch sẽ đặt người của họ trên mặt trăng muộn nhất vào năm 2020. Sau đó TQ có quyền khẳng định một phần diện tích của mặt trăng thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc. Dĩ nhiên TQ sẽ bảo vệ chủ quyền của mình trên mặt trăng như bảo vệ lợi ich cốt lõi của quốc gia.
Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ trước, sau khi Liên Xô phóng thành công Sputnik lên mặt trăng năm 1957, thì cả thể giới hoảng hốt nghĩ ngay đến biện pháp ngăn ngừa một quốc gia nào đó, (có thể là Liên Xô) khẳng định chủ quyền lãnh thổ của họ trên mặt trăng. Do đó Thỏa Ước về Ngoại Tầng Không Gian OUTER SPACE TREATY ra đời, được cả thế giới ký kết vào năm 1967. Hình như đến nay Hoa Thạnh Đốn không quan tâm gì mấy đến hiệu năng của một mảnh giấy như Bảng Thỏa Ước Ngoại Tầng Không Gian-Outer Space-Treaty để ngăn ngừa TQ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của họ trên mặt trăng. Mỗi khi TQ xác lâp chủ quyền lãnh thổ trên mặt trăng lúc ấy chiến lược an ninh toàn cầu sẽ hoàn toàn bị đảo lộn: Một nguồn sức mạnh quân sự từ ngoại tầng không gian, như từ mặt trăng của TQ tấn công địa cầu sẽ là những đe dọa thường xuyên và hãi hùng cho nhân loại.
Biểu hiện rõ ràng nhất cho tham vọng này của TQ, năm 2011 TQ đã phóng vào quỹ đạo của trái đất 19 hỏa tiển, trong lúc Hoa Kỳ chỉ phóng 18 hoả tiển. Năm 2011 là năm đầu tiên mà TQ phóng hỏa tiển vào quỹ đạo trái đất nhiều hơn Hoa Kỳ.
Muốn xác lập chủ quyền lãnh thổ của mình trên mặt trăng, TQ chỉ cần xây dựng căn cứ vĩnh viễn với một số cư dân luân phiên thường trực trên mặt trăng là đủ thỏa mãn yêu cầu và tiêu chí đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX HoaKỳ và Vương Quốc Anh đã từng khẳng định chủ quyền trên một số hoang đảo nhỏ trên Thái Bình Dương không có dân cư sinh sống chỉ cần thực hiện một buổi lễ cấm cờ quốc gia trên những đảo này là đủ. Tuy nhiên cả Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, để cho việc khẳng định chủ quyền lãnh thồ có sức thuyết phục hơn, hợp lý và hợp luật hơn, đôi lúc họ cũng mang một ít dân cư đến sinh sống thường trực trên những đảo này.
Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy TQ thực hiện ý đồ chiếm lĩnh mặt trăng. Mặt trăng có một diện tích 14.6 triệu dậm vuông, có một trữ lượng lớn lao về Helium3, một nguồn năng lương với hiệu năng cao. Chúng ta thử theo dõi những dữ kiện về Helium-3 He-3 cung cấp từ những dự án thăm dò mặt trăng của TQ để biết thêm ý đồ của nước này trong chiến lược chiếm hữu mặt trăng: Theo bài báo xuất bản ngày 14/1/2010 trên Tân Hoa Xã, ông Ouyang Ziyuan, nhà khoa học chỉ huy tầu thăm dò mặt trăng của TQ, cho biết: Dự án thăm dò mặt trăng của nước này đã khám phá có khoảng một triệu tấn khí Helium3 He-3 trên bề mặt của mặt trăng. Trong khi đó lượng khí He-3 của Địa cầu được phỏng đoán nhiều nhất là 10 tấn. Sở dĩ thế, theo nghiên cứu của các cuộc thăm dò mặt trăng của TQ: Bề mặt của mặt trăng luôn luôn tiếp xúc với phóng xạ mặt trời nên các trận gió mặt trời mang các hạt He-3 tới mặt trăng và tích tụ trên bề mặt của mặt trăng. Hiệu năng của He-3 gắp 10 lần năng lượng của tất cả than đá dầu khí, khí đốt của trái đất. He-3 là năng lượng sạch, phi phóng xạ, không gây ô nhiễm. Theo ông Ouyang, để đáp ứng nhu cầu năng lượng, TQ chỉ cần 8 tấn khí He-3 cho mọi phát triển kỹ nghệ trong 1 năm, tương đương với 220 triệu tấn dầu hay 1 tỷ tấn than đá. Với sự nghiên cứu thâm sâu và xác thực về He-3 trên mặt trăng như vậy của TQ, điều đó nói lên ý đồ của nước này đã từ lâu nung nấu một chiến lược chiếm hữu mặt trăng.
Bên cạnh He-3, năng lượng mặt trời lại cũng là một nguồn lợi lớn lao khác mà nhân loại có thể khai thác từ vị thế của mặt trăng. Ngoài ra, mặt trăng cũng như trái đất, có nhiều quặng mõ kim loại kể cả kim lọai quí hiếm…Chưa kể những gì ngoài tầm hiểu biết của chúng ta về mặt trăng hiện nay…
Tác giả John Hickman bi quan trước sự “không mấy quan tâm của Mỹ” về ý đồ chiếm hữu mặt trăng của TQ. Ông cảnh cáo, nếu chúng ta cứ tiếp tục hờ hửng như thế này thì lúc nào đó con cháu của chúng ta mỗi khi nhìn lên bầu bầu trời đêm họ sẽ phải nhìn ngắm một vầng trăng đỏ. Thật sự ông Hickman đã quá bi quan đó thôi. Ông quên rằng, Mỹ còn trên tay TQ rất nhiều: Phi hành gia Neil Armstrong, 21-7-1969 đã bước ra khỏi nguyệt xa đi bộ nhảy múa và cấm cờ quốc gia Mỹ trên mặt trăng trước sự ngơ ngác và thán phục của hàng tỷ con người. Hàng tỷ người này cũng tự hỏi người Mỹ muốn gì khi họ cấm cờ Mỹ trên mặt trăng như họ đã từng cấm cờ quốc gia họ trên những hoang đảo không có người ở trên Thái Bình Dương? Có lẽ John Hickman là người có thể trả lời câu hỏi này chính xác hơn ai hết./.
Đào Như
July-1-2012
Hudson, Ohio, USA
“Ngước đầu nhìn trăng sáng- Cúi đầu tư cố hương”
Và tác giả John Hickman nghĩ rằng con cháu hậu duệ Hán tộc của Lý Bạch ngày nay khi ngước đầu nhìn trăng sáng họ có những ước vọng xa vời hơn ông ta.
Nhưng thật ra đó là nỗi băn khoăn của John Hickman khi ông theo dõi phi thuyền Thần Châu 9 có người lái của TQ được phóng thành công vào quỹ đạo của trái đất hôm 16/6/2012. Bệ phóng của Thần Châu 9 được đặt và thiết kế tại sa mạc Gobi, trung tâm không gian Tửu Tuyền, thuôc tỉnh Cam túc, phía tây TQ. Thần Châu 9 mang theo 3 phi hành hành gia. Trong đó có 1 nữ, bà Lưu Dương. Bà Lưu Dương được biết bà là vợ của ông Lưu Dương, một trong 2 nam phi hành gia đang bay cùng bà. Tin giờ chót cho hay ngay 6 giờ sáng giờ quốc tế hôm đó Thần Châu 9 cập thành công trạm không gian thử nghiệm, tất cả 3 phi hành gia bước sang vào phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung1. Thiên Cung1 là phòng thí nghiệm trong không gian đầu tiên của TQ, đang vận hành trên quỹ đạo của trái đất và cách mặt đất 300km. Mục đích của ThầnChâu9 là để thực hiện thử nghiệm khoa học ngoài tầng không gian. Như vậy là TQ đã thành công trong phi vụ cập trạm không gian lần đầu tiên. Cả 3 phi hành gia tiếp tục ở lại Thiên Cung1 trong hai tuần lễ để hoàn tất những thử nghiệm trước khi bay về trái đất.
Lần chót TQ đã phóng một thuyền có một ngưới lái vào tháng 9-2009. Hôm nay, như vậy, TQ là quốc gia thứ ba trên thế giới có trạm không gian thường trực bay trên quỹ đạo của trái đất.
Theo tác giả John Hickman: TQ đã thật sự rút ngắn khoảng cách giữa Mỹ và TQ về khoa học không gian và đang thật sự thách đố Mỹ trong chinh phục mặt trăng, tạo ra cuộc chạy đua gay go hơn cả cuộc Chạy Đua Vũ Trang trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh trong thế kỷ vừa qua.
Tổng thống Obama khi bước vào Nhà Trắng đã khẳng định rằng: Ở thế kỷ XXI, sự va chạm giữa HoaKỳ và TQ chủ yếu không phải khối lượng dầu hỏa và khí đốt khổng lồ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của VN) hay là việc phong tỏa Hải trình ở Eo biển Đài Loan. Mục tiêu tranh chấp thật sự giữa Mỹ và TQ đang ở cách chúng ta 200,000 miles, Mặt Trăng. Tiến trình chinh phục Mặt trăng hiện đại hoàn toàn đổi khác so với nhiều năm về trước. Thám hiểm bằng Radar theo quan niệm của các nhà quân sự Mỹ trong suốt hơn 40 năm qua không còn thiết thực nữa. Tổng thống Barack Obama có nhận định rất xác thực, nhưng cuối cùng vì suy thoái kinh tế, cắt giảm chi tiêu của chính phủ và ngân sach Quốc Phòng, Không Gian, Tổng thống Obama buộc phải ra lệnh ngưng tất cả mọi chuyến bay phi thuyền có người lái đến mặt trăng như một phần giảm bớt thu hẹp chương trình không gian Mỹ-NASA. Newt Gingrich, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2012, đã nhấn mạnh và đòi hỏi tài khoản cần thiết để xây dựng một căn cứ vĩnh viễn trên mặt trăng. Ông liền bị các đồng viện Cộng Hòa cười vào mũi cũng chỉ cùng chung một lý do, suy thoái kinh tế. Trong khi đó TQ chú trọng phát triển trong qui mô lớn, chinh phục mặt trăng. Năm 2011 Bắc Kinh đã lên kế hoạch sẽ đặt người của họ trên mặt trăng muộn nhất vào năm 2020. Sau đó TQ có quyền khẳng định một phần diện tích của mặt trăng thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc. Dĩ nhiên TQ sẽ bảo vệ chủ quyền của mình trên mặt trăng như bảo vệ lợi ich cốt lõi của quốc gia.
Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ trước, sau khi Liên Xô phóng thành công Sputnik lên mặt trăng năm 1957, thì cả thể giới hoảng hốt nghĩ ngay đến biện pháp ngăn ngừa một quốc gia nào đó, (có thể là Liên Xô) khẳng định chủ quyền lãnh thổ của họ trên mặt trăng. Do đó Thỏa Ước về Ngoại Tầng Không Gian OUTER SPACE TREATY ra đời, được cả thế giới ký kết vào năm 1967. Hình như đến nay Hoa Thạnh Đốn không quan tâm gì mấy đến hiệu năng của một mảnh giấy như Bảng Thỏa Ước Ngoại Tầng Không Gian-Outer Space-Treaty để ngăn ngừa TQ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của họ trên mặt trăng. Mỗi khi TQ xác lâp chủ quyền lãnh thổ trên mặt trăng lúc ấy chiến lược an ninh toàn cầu sẽ hoàn toàn bị đảo lộn: Một nguồn sức mạnh quân sự từ ngoại tầng không gian, như từ mặt trăng của TQ tấn công địa cầu sẽ là những đe dọa thường xuyên và hãi hùng cho nhân loại.
Biểu hiện rõ ràng nhất cho tham vọng này của TQ, năm 2011 TQ đã phóng vào quỹ đạo của trái đất 19 hỏa tiển, trong lúc Hoa Kỳ chỉ phóng 18 hoả tiển. Năm 2011 là năm đầu tiên mà TQ phóng hỏa tiển vào quỹ đạo trái đất nhiều hơn Hoa Kỳ.
Muốn xác lập chủ quyền lãnh thổ của mình trên mặt trăng, TQ chỉ cần xây dựng căn cứ vĩnh viễn với một số cư dân luân phiên thường trực trên mặt trăng là đủ thỏa mãn yêu cầu và tiêu chí đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX HoaKỳ và Vương Quốc Anh đã từng khẳng định chủ quyền trên một số hoang đảo nhỏ trên Thái Bình Dương không có dân cư sinh sống chỉ cần thực hiện một buổi lễ cấm cờ quốc gia trên những đảo này là đủ. Tuy nhiên cả Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, để cho việc khẳng định chủ quyền lãnh thồ có sức thuyết phục hơn, hợp lý và hợp luật hơn, đôi lúc họ cũng mang một ít dân cư đến sinh sống thường trực trên những đảo này.
Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy TQ thực hiện ý đồ chiếm lĩnh mặt trăng. Mặt trăng có một diện tích 14.6 triệu dậm vuông, có một trữ lượng lớn lao về Helium3, một nguồn năng lương với hiệu năng cao. Chúng ta thử theo dõi những dữ kiện về Helium-3 He-3 cung cấp từ những dự án thăm dò mặt trăng của TQ để biết thêm ý đồ của nước này trong chiến lược chiếm hữu mặt trăng: Theo bài báo xuất bản ngày 14/1/2010 trên Tân Hoa Xã, ông Ouyang Ziyuan, nhà khoa học chỉ huy tầu thăm dò mặt trăng của TQ, cho biết: Dự án thăm dò mặt trăng của nước này đã khám phá có khoảng một triệu tấn khí Helium3 He-3 trên bề mặt của mặt trăng. Trong khi đó lượng khí He-3 của Địa cầu được phỏng đoán nhiều nhất là 10 tấn. Sở dĩ thế, theo nghiên cứu của các cuộc thăm dò mặt trăng của TQ: Bề mặt của mặt trăng luôn luôn tiếp xúc với phóng xạ mặt trời nên các trận gió mặt trời mang các hạt He-3 tới mặt trăng và tích tụ trên bề mặt của mặt trăng. Hiệu năng của He-3 gắp 10 lần năng lượng của tất cả than đá dầu khí, khí đốt của trái đất. He-3 là năng lượng sạch, phi phóng xạ, không gây ô nhiễm. Theo ông Ouyang, để đáp ứng nhu cầu năng lượng, TQ chỉ cần 8 tấn khí He-3 cho mọi phát triển kỹ nghệ trong 1 năm, tương đương với 220 triệu tấn dầu hay 1 tỷ tấn than đá. Với sự nghiên cứu thâm sâu và xác thực về He-3 trên mặt trăng như vậy của TQ, điều đó nói lên ý đồ của nước này đã từ lâu nung nấu một chiến lược chiếm hữu mặt trăng.
Bên cạnh He-3, năng lượng mặt trời lại cũng là một nguồn lợi lớn lao khác mà nhân loại có thể khai thác từ vị thế của mặt trăng. Ngoài ra, mặt trăng cũng như trái đất, có nhiều quặng mõ kim loại kể cả kim lọai quí hiếm…Chưa kể những gì ngoài tầm hiểu biết của chúng ta về mặt trăng hiện nay…
Tác giả John Hickman bi quan trước sự “không mấy quan tâm của Mỹ” về ý đồ chiếm hữu mặt trăng của TQ. Ông cảnh cáo, nếu chúng ta cứ tiếp tục hờ hửng như thế này thì lúc nào đó con cháu của chúng ta mỗi khi nhìn lên bầu bầu trời đêm họ sẽ phải nhìn ngắm một vầng trăng đỏ. Thật sự ông Hickman đã quá bi quan đó thôi. Ông quên rằng, Mỹ còn trên tay TQ rất nhiều: Phi hành gia Neil Armstrong, 21-7-1969 đã bước ra khỏi nguyệt xa đi bộ nhảy múa và cấm cờ quốc gia Mỹ trên mặt trăng trước sự ngơ ngác và thán phục của hàng tỷ con người. Hàng tỷ người này cũng tự hỏi người Mỹ muốn gì khi họ cấm cờ Mỹ trên mặt trăng như họ đã từng cấm cờ quốc gia họ trên những hoang đảo không có người ở trên Thái Bình Dương? Có lẽ John Hickman là người có thể trả lời câu hỏi này chính xác hơn ai hết./.
Đào Như
July-1-2012
Hudson, Ohio, USA
No comments:
Post a Comment