Saturday, 7 July 2012

THẾ TRẬN BIỂN ĐÔNG SAU THỜI KỲ "NÉM ĐÁ DÒ SÔNG" CỦA BẮC KINH (Trần Kinh Nghị)





Thứ tư, ngày 04 tháng bảy năm 2012

Vì sao TQ không có bạn gần?

Lịch sử hình thành nước Trung Quốc là lịch sử của nhiều đợt lấn chiếm các nước lân bang để mở mang bờ cõi. Với truyền thống xã hội khép kín (từ Trường Thành, Tử Cấm Thành đến nhà dân đều có tường bao), TQ chỉ mạnh trên bộ, nên các triều đại trước đây hầu như chưa bao giờ mang quân đi xâm lược các lãnh thổ và biển đảo xa. Khác với các đế quốc Anh, Pháp, Mỹ…., phương thức xâm lược của Đại Hán là lấn chiếm và đánh nống ra các vùng lân cận đồng thời sử dụng các thủ đoạn đồng hóa để thôn tính vĩnh viễn. Đó là phương thức mà họ đã dùng để thôn tính hàng chục vương quốc Bách Việt trong thời tiền sử và đang làm như vậy với Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông…Họ cũng âm mưu làm như vậy với Ấn Độ, Xiberi và Trung Á, Việt Nam và Triều Tiên. Giờ đây họ bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của biển, tuy đã muộn, nhưng vẫn “cố đấm ăn xôi”. Ccung cách xâm lấn láng giềng như thế khiến Trung Quốc hầu như không có bạn láng giềng mà chỉ có kẻ thù truyền kiếp. Đó là một sự thật lịch sử.


Lãnh thổ TQ thời tiền sử và hiện nay

Giờ đây bằng việc ráo riết xâm lấn Biển Đông TQ đang gây thêm những hận thù mới. Đương nhiên Việt Nam lại là nạn nhân, vì Biển Đông là cửa ngõ, là mặt tiền, là nguồn sống của gần trăm triệu con người Việt Nam. Về pháp lý, Việt Nam là bên duy nhất có đầy đủ chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế để tuyên bố chủ quyền ít nhất đối với phần phía tây của Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên Trung Quốc đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hòang Sa từ tay chính phủ VNCH từ năm 1974 và sau đó (năm 1988) lại lén đánh chiếm một số bãi đá để có chỗ đứng chân tại quần đảo Trường Sa lúc đó thuộc nước Việt Nam thống nhất. Biết mình không có cơ sở pháp lý, TQ luôn rêu rao cái gọi là “chứng cứ lịch sử” với đường 9 đoạn đứt khúc tự vẽ ra không căn cứ vào bất cứ tiêu chí nào. Để tránh búa rìu dư luận quốc tế, TQ chủ trương chỉ “đàm phán song phương” và kiên quyết chối từ đàm phán đa phương nhằm lợi dụng thế mạnh áp đảo đối với các nước yếu. Đó là thái độ ngang ngược có tính truyền thống của TQ.

Hãy cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán

Từ sự thật lịch sử trên đây cho thấy mục đích xâm chiếm Biển Đông của TQ trước hết là để bành trướng lãnh thổ; mục tiêu tìm kiếm nguồn năng lương cũng cần thiết, nhưng chỉ là thứ yếu. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh coi Biển Đông là lợi ích “cốt lõi”; nếu chỉ vì lợi ích dầu khí và tài nguyên thiên nhiên thì họ không cố chấp như vậy!Điều này cũng cho thấy một khi đã độc chiếm Biển Đông, TQ sẽ coi đó là vùng nội thủy. Đó là một vấn nạn tiềm ẩn đối với cả thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam và Philippines, vì Biển Đông nằm án ngữ trên tuyến đường hàng hải nối liền Đông-Tây và Nam-Bắc bán cầu.

Tham vọng “lưỡi bò”

Tuy nhiên, đáng tiếc là đến nay thế giới vẫn mơ hồ về chủ nghĩa bành trướng Đại Hán và dường như không mấy quan tâm không tích cực ngăn chặn ý đồ độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Nếu có ai quan tâm thì lại trông chờ vai trò sen đầm của Mỹ như vẫn làm trong quá khứ, mặc dù thế và lực của nước Mỹ đang suy yếu trước một TQ đang trỗi dậy với đầy tham vọng.Đây là một nghịch lý mang tính thời đại.Có nhiều nguyên nhân,nhưng có những nguyên nhân bắt nguồn từ cách hiểu sai lệch, không đầy đủ về bản chất của chủ nghĩa bành trướng bá quyền TQ. Các nước Âu-Mỹ thường biết về TQ như một xã hội phong kiến lâu đời, tò mò trước những bí ẩn chưa được khám phá tại đây. Họ luôn dành cho dân tộc này sự cảm thông và bao dung hơn là sự đề phòng cần thiết. Ngay cả nhiều nước Á, Phi và Mỹ la tinh, do không có biên giới chung với TQ cũng chưa nhận thấy hết thủ đoạn bành trướng bá quyền Đại Hán. Giờ đây là lúc để thế giới cần nghiêm túc suy ngẫm về mối nguy cơ của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán tương tự như chủ nghĩa phát xít Đức vậy! Tình thế của Việt Nam hiện nay gần giống với tình thế của nước Áo (Phổ) hoặc nước Ba Lan thời kỳ trước khi nổ ra chiến tranh thế giới II. Nhưng Việt Nam chỉ có thể lựa chọn khả năng giống Ba Lan, chứ không thể là nước Phổ; Philippines và các nước Đông Nam Á sẽ giống như Hung, Tiệp, Nam Tư, v.v.Không biết liệu nước nào sẽ đóng vai trò của Liên Xô cũ hoặc nước Mỹ và Đồng minh đây (?).

Trung Quốc bớt lo ngại Mỹ can thiệp

Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khimới đây TQ công khai lấn chiếm bãi đá Scarborough của Philippines, rồi “gọi thầu” đối với 9 lô dầu khí của Việt Nam đồng thời tuyên bố thành lập thành phố Nam Sa bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam- những trọng điểm tạo nên cái lưỡi bò. Đó là một bước đi có tính toán nhằm hiện thực hóa ranh giới đường lưỡi bò mà Bắc Kinh ấp ủ lâu nay. Nó cho thấy thái độ liều lĩnh hơn của Bắc Kinh trong âm mưu độc chiếm Biển Đông sau thời kỳ thăm dò dư luận được gọi là “ném đá dò sông”. Có thể tình trạng hiểu biết không đồng nhất về bản chất củachủ nghĩa bá quyền Đại Hán trên thế giới đang ít nhiều dung túng sự ngạo mạn của người TQ. Và tình trạng khủng hoản kinh tế kéo dài đang làm suy yếunước Mỹ và châu Âu cũng tạo ra một cơ hội tốt cho mưu đồ bá quyền của Bắc Kinh.
Để làm cơ sở đánh giá tình hình,xin thử điểm danh một số thế lực liên quan đến thế trận Biển Đông ta sẽ thấy một thực tế không mấy lạc quan cho lắm.

Mỹ: Sau một thời gian được thế giới kỳ vọng với vai trò đối trọng có thể ngăn chặn hoặc ít nhất răn đe không để TQ lấn lướt bắt nạt các nước yếu hơn xung quanh Biển Đông, đến nay Mỹ đã lộ rõ ý định không can dự vào các cuộc chiến giữa Bắc Kinh với một nước tranh chấp, kể cả trường hợp với đồng minh Philippines. Sự trở lại Châu Á – Thái Bình Dương của lực lượng Mỹ thực sự chỉ là để bảo vệ lợi ích của Mỹ từ xa, chứ không phải để bảo vệ lợi ích của các nước nhỏ trong khu vực (Theo kết quả chuyến thăm Mỹ của TT Philippines và các phát biểu gần đây nhất của TT Obama và Bộ trưởng Ngoại giao Clinton).

Nga: Đã từng là “anh cả” và đồng minh của Việt Nam thời chiến tranh lạnh, giờ đây Nga đã sa sút từ vai trò của một cường quốc hạng nhất nhì xuống hạng 4-5. Dù biết mình là một trong những đối tượng bành trướng của Trung Quốc (đặc biệt lo ngại tại vùng Xibêri và Trung Á) nhưng Nga không có lựa chọn nào kháclà “chơi” với TQ để đối phó với mối đe dọa từ Mỹ và NATO. Do đó Nga cũng chọn cách làm ngơ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách có lợi choTQ. Tuy nhiên Nga vẫn sẽ bán vũ khí choViệt Nam vì lý do kinh tế và chiến lược lâu dài.

Nhật Bản: Là nước lớn duy nhất sẵn sàng đứng cùng chiến tuyến với Việt Nam và các nước ven Biển Đông trong khi bản thân cũng đang phải căng sức ra để đối phó với âm mưu bành trướng của TQ tại vùng biển phíaNam, trong đó có đảo Điếu Ngư, đồng thời đối phó với Nga ở vùng biển phía Bắc, trong đó có quần đảo Curil. Biển Đông là cửa ngõ giaothương của Nhật Bản với thế giới. Do tương đồng lợi ích, Nhật Bản là đồng minh tự nhiên của Việt Nam và Philippines trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Ấn Độ: Là cường quốc hạng lớn tại Châu Á.Mặc dù hoàn toàn đồng cảm với VN, Philippines và ASEAN và có lợi ích thiết thân về giao thường hàng hải, song Ấn Độ cũng đang là một đối tượng bành trướng của TQ. Không có nhiều khả năng để Ấn Độ can dự trực tiếp nếu TQ chủ động gây hấn vớimột trong các bên tranh chấp tại Biển Đông.

Úc: Chỉ đóng vai trò vòng ngoài trong chuổi phòng vệ cùng với Mỹ nhằm bảo vệ lợi ich của bản thân và đồng minh; rất ít khả năng can dự vào cuộc chiến tại Biển Đông.

Tập thể ASEAN: Ngoài Philippines, Việt Nam và một vài nước bị đe dọa trực tiếp, hầu hết các nước ASEAN còn lại đều giữthái độ nước đôi, thậm chí có nước chọn sách lược thân TQ để cầu lợi. Nguyên tắc nhất trí (concensus) của tổ chức này khiến nó khó đạt “tiếng nói chung” và hạn chế trong đấu tranh với TQ.

Dư luận quốc tế nói chung bị hạn chế bởi cách hiểu phiến diện, mơ hồ về bản chất bành trướng bá quyền của TQ nên có thể còn tiếp tục mất cảnh giác trong một thời gian nữa. Trạng thái này chỉ có thể thay đổi khi nào nỗ ra chiến tranh thực sự tại Biển Đông. Chỉ tiếc rằng nếu đợi chiến tranh nỗ ra thì sẽ đã quá muộn, nhất là khi TQ sử dụng chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng hoặc chiến tranh trong màu áo ngư phủ trá hình.

Đến nay có thể nói, Bắc Kinh đã biết Mỹ sẽ không dại gì mà đánh nhau trực diện với TQ vì lợi ích lãnh hải hoặc vài ba hòn đảo của một nước thứ ba tại Biển Đông, kể cả đó là đồng minh Philippines. Thậm chí cũng không loại trừ khả năng sẽ diễn ra sự thỏa hiệp và phân chia lợi ich giữa hai siêu cường Mỹ-Trung, trong đó có Biển Đông. Tóm lại, tình thế đang có vẽ thuận lợi hơn cho chủ nghĩa bành trướng bá quyền TQ tại Biển Đông.

Đối sách nào của Việt Nam?

TIN NÓNG: Mấy phút trước khi đăng bài viết này, có tin cho hay 4 tàu hải giám to đùng của TQ vừa rượt đuổi 1 tàu tuần tra bé nhỏ của VN tại Trường Sa. Đây là một chứng cứ bổ sung thêm cho luận điểm của bài viết vậy!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=151474zoneid=1http://trankinhnghi.blogspot.com/

Nếu chỉ nhìn vào quân số và sức mạnh vật chất, Việt Nam qúa nhỏ bé so với TQ. Tuy nhiên nếu nhìn lại quá khứ chống ngoại xâm phương Bắc, đây không phải là thời kỳ xấu nhất đối với Việt Nam, và ta hoàn toàn có thể đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù như đã từng nhiều lần làm được trong quá khứ. Tuy nhiên, để làm được sứ mệnh thiêng liêng này, yếu tố tiên quyết là sự đồng lòng nhất trí giữa giới lãnh đạo tối cao và nhân dân. Hiện đang có một sự thật đầy nghịch lý, đó là dân không tin vì không hiểu chủ trương thực sự của Lãnh đạo là gì. Sự cách biệt về nhận thức ai là bạn, ai là thù và thế nào là khôn khéo, thế nào là nhu nhược, yếu hèn… tạo nên những mối băn khoăn, nghi ngờ không cần thiết. Kẻ thù thì vẫn xảo quyệt với chiến thuật “vừa đấm vừa xoa”, có lúc đấm trước xoa sau, có lúcc xoa xong đánh liền, khiến đối phương rất khó đỡ. Vẫn biết sách lược mềm mỏng và khôn khéo là cần thiết nhưng, chẳng lẽ hình thức biểu dương lực lương quần chúng không phải là biện pháp khôn khéo sao? Khi nhân dân cần thấy ở người lãnh đạo như một biểu tượng đại diện cho khí phách của cả dân tộc, thì lãnh đạo không xuất hiện, không tuyên bố…Vẫn biết mục tiêu hòa bình để xây dựng đất nước là cần thiết, nhưng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc còn quan trọng hơn nhiều. Vẫn biết giữ gìn sự tồn vong của chế độ là cần thiết, nhưng giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ còn thiêng liêng và cấp bách hơn nhiều.

Hình mô phỏng một trận địa tên lửa bờ biển của VN

Còn nhớ một bài học cay đắng của cả hai cuộc chiến tranh biên giới 1979 và Trường Sa năm 1988 là sự bất ngờ của những người lính và nhân dân nơi chiến trường. Liệu điều này sẽ lặp lại? Mấy hôm rồi gặp nhiều người từ quan chức đến quân nhân và dân thường thấy họ tỏ ra ngạc nhiên: “Sao họ (TQ) lại mời thầu trong biển của ta?…”. Nghĩa là không chỉ dân thường mà ngay cả quan chức và quân nhân cũng không được thông tin đầy đủ về kẻ thù. Điều đó thật là nguy hiểm! Đó cũng là nguyên nhân của sự bất ngờ. Vẫn biết không phải bí mật nào cũng nói ra, nhưng dứt khoát không thể vì thế mà bưng bít thông tin và tự lừa dối mình, lừa dối cả quân, dân thì vô cùng tai hại. Suy cho cùng đó là một tội lỗi. Chẳng hay trong tình hình mới gần đây giới lãnh đạo đất nước đã có biện pháp gì mới(?). Người bảo có, kẻbảo không. Nhưng xem ra khó mà có thể khá hơn nếu không thay đổi cách tư duy căn bản về bạn/thù. Trộm nghĩ, chẳng lẽ lại mất nốt mấy hòn đảo mà quân dân ta đã tốn bao công sức và tiền của đểtôn tạo trong nhiều năm qua tại Trường Sa?

Căn cứ vào diễn biến tình hình gần đây, không loại trừ khả năng Bắc Kinh lại bật đèn xanh cho các thế lực hiếu chiến tiến hành các thủ đoạn nhằm lấn chiếm các vị trí biển, đảo tại Trường Sa. Đánh lớn thì họ chưa muốn đâu, nhưng đánh nhỏ , đánh nhanh thắng nhanh hoặc đánh chiếm bằng “biển người” là hoàn toàn có thể xảy ra. Thiết nghĩ, đã đến lúc để các nhà lãnh đạo chính trị và chiến thuật Việt Nam nên suy nghĩ nghiêm túc và tìm ra những biện pháp cụ thể, thiết thực, đặc biệt tránh lặp lại thế bị động bất ngờ như đã xảy ra. Bài học cho thấy một khi một vùng biển hoặc một đảo đã thất thủ vào tay quân bành trướng thì sẽ khó mà có cơ hội lấy lại. Để tránh lặp lại điều này, không có cách nào khác là phải chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án tự vệ, kiên quyết và chủ động giáng trả kẻ thù, kể cả bằng việc tấn công chiếm lại những vùng biển đảo đã bị đối chúng chiếm đóng phi pháp, kể cả Hoàng Sa, và sẵn sàng chấp nhận một cuộc trường kỳ kháng chiến vốn là bảo bối của sức mạnh Việt Nam. TQ hiếu chiến và tham vọng bành trướng, nhưng nhược điểm sẽ bộc lộ nếu chiến tranh lan rộng và kéo dài.







No comments:

Post a Comment

View My Stats