Đào Tiến Thi
07/07/2012
. 07/07/2012
Khoảng gần 8g tối ngày thứ sáu (6-7-2012), lúc tôi vẫn còn làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại của bác công an khu vực, báo 8g30 sẽ có “tổ công tác” đến làm việc với tôi về cuộc biểu tình sắp tới – chủ nhật, 8-7-2012.
Tôi nghe mà thấy máu trong người nhộn nhạo. Mấy ngày qua chồng chất biết bao nhiêu chuyện bất bình. Chưa nguôi về việc Tàu Cộng mời thầu 9 lô dầu khí trên Biển Đông của ta thì lại đến việc nó đuổi tàu cảnh sát biển của mình khi đang tuần tiễu trên vùng biển Trường Sa. Cái vụ sau khiến tôi cảm thấy mấy cái đau cái nhục liền một lúc, đau hơn cả đó là việc truyền thông của ta ỉm đi (sao vụ thương binh “bị hành hung” ở Viện Hán Nôm, vụ cụ Đức “gây rối” ở Sở 4T thì lu loa nhanh thế, biến trắng thành đen, đen thành trắng nhanh thế?). Ỉm đi nghĩa là bao che cho hành động gây hấn của quân xâm lược, vốn đã và đang rất hung hăng kể từ hôm Quốc hội ta thông qua Luật biển. Ấy thế mà nó có tha cho đâu, nó đem cả CCTV của nó ra làm phóng sự về vụ tàu Việt Nam “xâm phạm trái phép” vùng biển Trung Quốc và đã bị tàu hải giám Trung Quốc đuổi khỏi khu vực. Nhục ơi là nhục!
Khoảng gần 8g tối ngày thứ sáu (6-7-2012), lúc tôi vẫn còn làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại của bác công an khu vực, báo 8g30 sẽ có “tổ công tác” đến làm việc với tôi về cuộc biểu tình sắp tới – chủ nhật, 8-7-2012.
Tôi nghe mà thấy máu trong người nhộn nhạo. Mấy ngày qua chồng chất biết bao nhiêu chuyện bất bình. Chưa nguôi về việc Tàu Cộng mời thầu 9 lô dầu khí trên Biển Đông của ta thì lại đến việc nó đuổi tàu cảnh sát biển của mình khi đang tuần tiễu trên vùng biển Trường Sa. Cái vụ sau khiến tôi cảm thấy mấy cái đau cái nhục liền một lúc, đau hơn cả đó là việc truyền thông của ta ỉm đi (sao vụ thương binh “bị hành hung” ở Viện Hán Nôm, vụ cụ Đức “gây rối” ở Sở 4T thì lu loa nhanh thế, biến trắng thành đen, đen thành trắng nhanh thế?). Ỉm đi nghĩa là bao che cho hành động gây hấn của quân xâm lược, vốn đã và đang rất hung hăng kể từ hôm Quốc hội ta thông qua Luật biển. Ấy thế mà nó có tha cho đâu, nó đem cả CCTV của nó ra làm phóng sự về vụ tàu Việt Nam “xâm phạm trái phép” vùng biển Trung Quốc và đã bị tàu hải giám Trung Quốc đuổi khỏi khu vực. Nhục ơi là nhục!
Lại bất bình nữa về việc công an bắt bớ và khủng bố tinh thần hàng loạt người đi biểu tình tại Sài Gòn hôm 1-7-2012, trong đó có những người bị đối xử rất ác và đểu như cô Minh Hằng, các bạn trẻ Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến,… Cảm tưởng người ta chẳng hề căm hờn cái bọn vừa cướp biển của mình, vừa lớn tiếng vu vạ, mà lại trút cái căm hờn vào người dân muốn chống kẻ cướp ấy. Và hình như nhân có việc Trung Quốc gây hấn mà một bộ phận nắm quyền được dịp trả thù những người dân đã từng biểu tình chống Trung Quốc, nếu không thì vì cớ gì người ta phải cố tạo ra thật nhiều lý do để hành hạ, bất chấp luật pháp và đạo lý như vậy?
Những bức xúc trên còn đang sôi như chảo mỡ thì lại được tin “tổ công tác” đến “giáo dục”, ngăn chặn mình về cuộc biểu tình sắp tới! Thực tình cái lời kêu gọi xuống đường vào 8-7, tôi cũng chỉ vừa được nghe nói, chứ nào đã kịp đọc, nghe đâu nó vừa xuất hiện lúc chiều thôi. Thế mà người ta đã tính chặn tôi rồi.
Tôi biết là hôm nay tôi sẽ rất “nóng”, sẽ khó giữ được bình tĩnh. Cho nên tôi gọi cho một bác lớn tuổi cũng từng bị hành hạ nhiều về việc biểu tình chống xâm lược, mong nhận được một lời khuyên. Bác ấy bảo cố gắng bình tĩnh và thật kiệm lời, không cần tranh luận với họ làm gì. Tôi thấy lời khuyên ấy rất hay và hứa sẽ làm đúng như thế. Nhưng rồi như tôi kể dưới đây, tôi chỉ thực hiện được một nửa những lời khuyên ấy.
Chưa yên tâm, tôi gọi trước cho bác công an khu vực, rằng hôm nay tôi rất khó kiềm chế, nhất là gặp lại ông bí thư chi bộ xóm phố như mọi lần. Tôi nói nếu có nặng lời mong được anh ấy thông cảm, và lời chỉ trích của tôi chỉ nhằm vào những kẻ u mê và bán nước thực sự chứ không nhằm vào những người như anh ấy.
Như trên đã nói, gần 8g tôi còn ở cơ quan, nên tôi khất họ hãy đến sau 9g, để tôi còn trở về nhà, tắm rửa và ăn cơm cái đã. Chắc họ sốt ruột lắm nhưng cũng tôn trọng tôi nên 9g10 còn hỏi lại chắc chắn rằng tôi đã ăn tối xong mới đến. Sau đó 5 phút, “tổ công tác” đã xuất hiện. Có lẽ họ đã chờ đâu đó ngay sát nhà tôi.
“Tổ công tác” gồm 3 người: 2 công an (một công an khu vực, một an ninh quận) và ông bí thư chi bộ xóm phố nói trên. Chỉ có an ninh quận là lần đầu gặp còn hai bác kia đã gặp nhau mấy lần về chuyện này. Thấy cậu an ninh quận to cao lừng lững và rắn chắc như một khúc lim, tôi bảo: “An ninh các cậu bây giờ ai cũng to lớn khủng khiếp”. Cậu ấy bảo: “Vâng, ngành chúng cháu bây giờ chỉ chọn người to cao”. Tôi lại bảo: “Sức lực như Thánh Gióng tất cả thế này mà xung trận đánh Tàu thì Tàu nào chả thua, chả bù cho bộ đội thời chống Mỹ, đa số lẻo khẻo (anh trai tôi hồi nhập ngũ có 39 kí, chú em con chú có 37 kí!), ấy thế mà Mỹ phải khiếp sợ đấy”. Tất cả cùng cười.
Bác công an khu vực nói lời mở đầu và cậu an ninh tiếp lời. Cũng là những lời chung chung theo bài từ năm ngoái và kết luận vẫn là khuyên tôi không đi biểu tình vào chủ nhật tới. Trong lúc bác công an khu vực và cậu an ninh quận nói thì ông bí thư chi bộ xem chừng đã rất ngứa ngáy. Hai vị kia vừa dứt lời thì ông ấy xổ ra hàng tràng bài chính trị quen thuộc. Nhưng chắc rút kinh nghiệm lần bị tôi truy về luật biển quốc tế mà ông ấy khoe là “nắm chắc”, lần này ông ấy không đề cập luật biển luật beo gì hết mà tập trung khuyên hãy bình tĩnh, tin tưởng vào sự sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Người tôi nóng dần, khiến tôi phải xin phép cắt ngang:
- Phương pháp đúng thì phải dẫn đến kết quả hay. Bác hãy chứng minh cho tôi trong năm qua, khi Đảng và Nhà nước dẹp biểu tình với lý do “Để Đảng và Nhà nước lo” thì tình hình độc lập chủ quyền của Việt Nam diễn biến tốt hơn được những gì? Tốt lên hay là xấu đi?
Ông bí thư bảo từ khi đồng chí Tổng bí thư của chúng ta đi Trung Quốc hội kiến thì tình hình tốt hẳn lên nhưng không thể nào chứng minh được tốt lên cái gì.
Tôi bảo:
- Tốt lên sao có chuyện nó nâng cấp Hoàng Sa, Trường Sa thành cấp thành phố? Sao có chuyện mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên vùng biển của Việt Nam, có khác nào thằng hàng xóm thông báo bán nhà mình? Sao có chuyện vừa cách đây mấy hôm nó đưa cả 4 tàu hải giám vào vùng biển Trường Sa của mình rồi lại còn lu loa Việt Nam vi phạm vùng biển của Trung Quốc và đã bị tàu Trung Quốc xua đuổi? Ấy là chưa kể một năm qua việc bắt bớ ngư dân không hề giảm.
Nói đến những sự kiện ấy ông ta tỏ ra lơ ngơ, không biết gì hết nhưng lại chống chế rằng “thì nó mới gọi thầu chứ đã ai vào thầu đâu”, rằng “thì nó mới đi ngoài biển chứ đã tấn công mình đâu”! Máu tôi sôi lên, đã bắt đầu khó kiềm chế. Tôi bảo:
- Thằng kẻ cướp đã chực ở cửa, vác dao vác gậy chửi bới và đe dọa bác, bác bảo vẫn chưa sao, thế bác định để nó vào nhà, cướp của cải, hiếp vợ con bác, bác mới ra tay chắc?
Ông ấy cười tôi một cách khinh bỉ, bảo:
- Còn ông, ông bảo mấy trăm người ra kia hô khẩu hiệu mà Trung Quốc nó sợ đấy à? Ông không biết rằng như thế là gây khó cho Nhà nước làm ngoại giao, là tạo điều kiện cho bọn phản động lợi dụng à? Đi biểu tình tức là gây rối trật tự…
Tôi hết kiềm chế nổi rồi. Tôi nói như gào lên, như những người đàn bà khốn khổ buộc phải gào lên khi gặp những thằng chồng vũ phu vừa đánh vừa lăng mạ. Nhưng khác với những người đàn bà khốn khổ thường kêu “ối giời cao đất dày ơi” thì tôi kêu “ối Tổ quốc ơi”:
- Ối Tổ quốc ơi, có khi nào Người lại lâm vào cảnh khốn nạn như thế này không! Giặc còn ngấp nghé ngoài bờ cõi thì trong này có một bọn tay sai đã vu oan giá họa đủ thứ tội cho người yêu nước rồi, đã bịt mồm bịt miệng, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với đồng bào rồi… Này ông K, tôi bảo thật ông, giặc còn ngoài cõi ông đã đi bịt miệng tôi, nếu giặc vào hẳn thì chắc ông sẽ bắn tôi rồi ra đón giặc chứ gì? Khốn nạn Tổ quốc tôi! Khốn nạn thân tôi! Cứ thế này thì tôi biết trước tôi sẽ không được chết trước mũi súng quân giặc mà tôi sẽ bị chết bởi bọn tay sai giặc…”.
Từ đối thoại với ông K., tôi đã chuyển sang độc thoại từ lúc nào. Tôi độc thoại khá nhiều nhưng kể hết thì dài. Tôi tiếc là tôi đã bảo con trai tôi chuẩn bị máy ảnh để quay clip của buổi làm việc này và cháu đã để máy ảnh cạnh người nhưng quên không bật máy. Bởi vì nó thấy bố bức xúc quá nên phải đứng canh chừng và luôn phải khuyên can “thôi thôi, bình tĩnh đi bố”.
Vợ tôi mệt nằm trên gác thấy to chuyện cũng lốc thốc chạy xuống. Đầu tiên vợ tôi xin họ: “Xin hai bác và cháu đây thông cảm cho những bức xúc của nhà em. Nhưng mà cũng tại bác K. cả. Bác dựa vào đâu mà bác bảo biểu tình là gây rối? Bác đã thấy ai gây rối chưa? Bác xúc phạm người yêu nước đấy!”.
Lời nói của vợ tôi có sức nặng phết. Ông K. từ đấy ngồi im, chấm dứt trò dạy bảo và quy chụp. Rồi bác công an khu vực khéo léo kết luận một cách nhẹ nhàng và chuyển sang thăm hỏi cuộc sống của chúng tôi ít phút trước khi ra về.
.
ĐTT
ĐTT
No comments:
Post a Comment