Thursday, 5 July 2012

THƯ NGỎ gửi NGOẠI TRƯỞNG MỸ HILLARY RODHAM CLINTON (LS Vũ Đức Khanh)




Khanh VU DUC, LL.L., LL.B., MPA
Đăng bởi cheoreo1 lúc 4:44 Sáng 5/07/12

VRNs (July 5th, 2012) – Ontario, Canada – To the attention of Mrs. Hillary Rodham Clinton, Secretary of State of the United States of America

July 4, 2012

Dear Secretary Clinton,

In advance of your visit to Vietnam later this month, I wish to raise some concerns regarding the Hanoi government and the future of US-Vietnam relations.

Human rights remain a core obstacle to improving US-Vietnam relations, as Hanoi has refused to initiate necessary reforms. It has appeared to me that the US sees in Vietnam a strategic partner; however, progress on this front must not be at the expense of human rights and potential political reform.

I am comforted by the United States ’ refusal to sell armaments to the Vietnamese government until these concerns are addressed. How can a government with a proven and consistent record of human rights abuse be trusted to appropriately handle armaments intended for national defense? How can a government that has repeatedly cracked down on political opponents be anything but undemocratic? I raise these seven names— Dr. Cu Huy Ha Vu, Father Nguyen Van Ly, Lawyer Le Cong Dinh, Blogger Nguyen Van Hai (alias Dieu Cay), Messrs. Tran Huynh Duy Thuc, Nguyen Tien Trung and Nguyen Quoc Quan (a citizen of the United States)—as just a sample of those Vietnamese imprisoned for speaking out against the Communist regime, and demanding human rights and democratic reform.

The Vietnamese government must be required to present a roadmap to democracy, not merely as a gesture of goodwill, but to gauge their willingness to change. Of course, I do not believe any roadmap to be produced overnight, nor do I believe any roadmap should be taken at face value. Still, it is necessary that the Vietnamese government be made to understand that the US regards the rights and well-being of citizens a matter of utmost importance.

Ultimately, I believe that the future of a strong, stable, and prosperous relationship between the United States and Vietnam requires a Vietnam that is democratic, and respective of the rights and privileges of its people. To this end, the US can impress upon the Vietnamese government that bilateral relations between the two countries cannot inch forward until the core concerns (human rights and the release of prisoners of conscience) are seriously addressed.

At last, I wish to thank you for your time and consideration. I understand that these are busy times; however, I look forward to hearing from you and would greatly appreciate an opportunity to discuss these matters in detail.

Sincerely,

Khanh VU DUC, LL.L., LL.B., MPA
Barrister, Solicitor & Notary Public



BBC
Cập nhật: 10:47 GMT - thứ năm, 5 tháng 7, 2012

Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ có chuyến thăm từ 10/7-11/7 tới Hà Nội, trước khi sang Phnom Penh họp diễn đàn an ninh khu vực.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam ra hôm thứ Năm 5/7 chỉ nói ngắn gọn rằng bà Hillary Clinton "sẽ thăm chính thức Việt Nam", nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trong khi đó thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thì nói bà ngoại trưởng sẽ có tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đồng thời chứng kiến việc ký kết một số thỏa thuận song phương trong lĩnh vực trao đổi giáo dục và kinh doanh. Bà cũng sẽ gặp gỡ một số đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.
Từ Hà Nội, ngày 11/7 bà Hillary Clinton sẽ tới Vientiane, Lào, trong chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới quốc gia này trong 57 năm, và hội kiến với Thủ tướng Thongsing Thammavong.
Bà chỉ ở lại Lào vài tiếng đồng hồ rồi lên đường sang Campuchia.
Theo giới quan sát, việc Ngoại trưởng Clinton tới Hà Nội trước khi tới tham dự Diễn đàn An ninh Asean (ARF) lần thứ 19 mang ý nghĩa và nội dung quan trọng.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, nói đây có thể xem như một phần trong nỗ lực tái khởi động tiến trình đàm phán về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia cựu thù.

Chuyển trọng tâm
Hoa Kỳ đang thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương, và Việt Nam được xem như quốc gia quan trọng đặc biệt trong quá trình tái cân bằng quyền lực này.
Vì nhiều lý do và khác biệt, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên vẫn là một đích tới trên con đường khá gập ghềnh.
Thế nhưng với các diễn biến gần đây, nhất là khi Trung Quốc ngày càng trỗi dậy với tư cách cường quốc, nhiều quốc gia nhỏ hơn ở châu Á và Asean đều muốn thấy Mỹ như một đối trọng trong khu vực.
Theo ông Thayer, rất có khả năng trong chuyến đi ngắn ngủi của mình bà Clinton sẽ đề cập tới các vấn đề ở Biển Đông, là chủ đề 'nóng' trong tương quan địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương.
Các ngoại trưởng Asean họp tại Phnom Penh giữa tháng này được trông đợi sẽ đạt được đồng thuận về một dự thảo Quy tắc Ứng xử của Các nước trên Biển Đông (COC), để đưa ra thảo luận với Trung Quốc.
Bắc Kinh vẫn muốn tham gia từ đầu quá trình thiết lập COC.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng sẽ tới Phnom Penh trong chuyến đi từ 10/7-12/7 để tham dự các hội nghị ngoại trưởng khu vực.
ARF 19 sẽ diễn ra ngày 12/7/2012.

Quan hệ song phương
Tình hình Biển Đông hiện nay đang khá căng thẳng sau các biện pháp khẳ̀ng định chủ quyền của các quốc gia liên quan như Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Tuy nhiên, Giáo sư Thayer nói chuyến thăm tuần tới của Ngoại trưởng Hillary Clinton dù có đề cập tới chủ đề Biển Đông, vẫn chủ yếu tập trung vào các vấn đề quan hệ song phương Mỹ-Việt.
Người ta đang dò đoán về năm 2012 như một năm mà quan hệ Việt-Mỹ có thể được nâng lên một bước mới.
Đang có thông tin nói rằng Mỹ sẽ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và Tổng thống Barack Obama có thể sẽ thăm Việt Nam nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 này.
Trong khi đó, giới vận động dân chủ đang tăng cường kêu gọi Washington phải tiếp tục nỗ lực khuyến khích nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Nhân quyền là một trong các khác biệt chính yếu giữa Việt Nam và Mỹ.
Các tổ chức nhân quyền đang yêu cầu Hoa Kỳ phải nỗ lực gây áp lực đòi Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và thực hiện cải cách chính trị trước khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Hà Nội luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm, viện lý do "không có ai bị bỏ tù vì lý do chính trị, chỉ có người vi phạm pháp luật bị trừng trị".




No comments:

Post a Comment

View My Stats