Wall
Street Journal July 16, 2012
Việt Thi - BBT-WebVT chuyển ngữ
Cập nhật: 18/07/2012
Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ liên kết nhân quyền với sự thịnh vượng
Có
thể Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã thất vọng về nỗ lực thúc đẩy để các
quốc gia Đông Nam Á có sự đồng thuận về những tranh chấp về hải phận tại Biển
Đông, nhưng điều đó không có nghiã là chuyến đi vừa qua của Bà không mang lại
kết quả nào cả. Trong thời gian ngắn ở Hà Nội, bà Clinton đã gửi
ra một thông điệp đặc biệt quan trọng liên quan đến nhân quyền.
“Tôi
biết là có một số người lập luận rằng để phát triển kinh tế thì phải đặt ưu
tiên cho việc tăng trưởng kinh tế và sau đó mới xét đến cải cách chính trị và
dân chủ, tuy nhiên đó chỉ là một cách nhìn thiển cận”, bà Clinton phát biểu sau
cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Việt Nam. Giới chức trách nhiệm Hoa Kỳ cho biết là
trong cuộc gặp gỡ riêng với Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh bà Clinton đã
nêu một số trường hợp các blogger và các nhà hoạt động dân chủ bị bắt giam
trong những năm gần đây vì đã chống đối ôn hoà. Những nhận định của Bà Ngoại
Trưởng lập lại khiá cạnh ít được nói đến nhưng quan trọng và có tiềm năng hữu
hiệu về chiến lược bước ngoặt trở lại Á châu của chính quyền Obama. Bà Clinton
đã liên tục áp lực Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền. Chính quyền độc tài Việt
Nam dễ bị áp lực trên điểm này vì họ ngày càng muốn tạo quan hệ gần gũi hơn với
Hoa Kỳ để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Hà Nội đã đi giật lùi trong lãnh vực
nhân quyền mặc dầu đã có một chút tiến bộ giới hạn về tự do tôn giáo vào giữa
thập niên vừa qua. Thí dụ nổi bật nhất là vụ bắt giam công dân Hoa Kỳ là Ts.
Nguyễn Quốc Quân hồi Tháng 4 với cáo buộc liên quan đến hoạt động cổ võ dân chủ
một cách ôn hoà.
Người ta tin là bà Clinton đã nêu trường hợp của Ts. Quân nhưng tiếc là Bà đã
không làm việc đó một cách công khai. Trước đó thì đã xẩy ra nhiều vụ bắt bớ
các blogger - nhiều người trong số đó đã đòi hỏi Hà Nội phải có thái độ cứng
rắn hơn đối với Trung Quốc liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông – là
một phần của chính sách đàn áp những nhà bất đồng chính kiến trên mạng đã kéo
dài.
Bà Clinton cũng đã giúp nối kết vấn đề nhân quyền với
việc phát triển kinh tế. Và không phải là nói suông. Trước đây Hà Nội
đã ngăn chặn người dân truy cập những mạng xã hội như Facebook và Twitter. Bây
giờ chế độ lại dự định áp dụng một dự luật về kiểm soát internet rất gay gắt
bắt buộc những cơ quan cung cấp dịch vụ internet phải ngăn chặn những bài viết
tiếng Việt mà Hà Nội cho là có nội dung chống đối, bất chấp cơ quan này được
đặt ở đâu.
Trong
khi đó Việt Nam cần phải có những cải tổ lớn lao trong nước để thúc đẩy phát
triển, mà hiện nay ở mức 4,4% vẫn thua kém các quốc gia Á Châu khác. Thử thách
bao gồm việc tư hữu hoá những cơ sở kinh doanh lớn do nhà nước làm chủ, khuyến
khích gia tăng đầu tư ngoại quốc, và cổ võ gia tăng kinh doanh tư nhân ở trong
nước.
Những
cải tổ này sẽ được hỗ trợ bởi những quyền tự do và những định chế pháp luật mà
nhà cầm quyền Hà Nội đang phá hủy qua việc đàn áp những người bất đồng quan
điểm chính trị. Phát triển một nền kinh tế lành mạnh sẽ giúp Việt Nam trở thành
một đồng minh vững chắc hơn của Hoa Kỳ ở trong vùng.
Một bài phát biểu
thì không thể làm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam thay đổi. Cũng cần ghi nhận
là quan điểm về nhân quyền ở Á Châu của chính quyền Obama không phải luôn mạnh
mẽ và hữu hiệu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bà Clinton đã nói điều phải nói. Một
cách để thúc đẩy là tiếp tục áp lực Hà Nội, thường xuyên và công khai, phải trả
tự do cho các nhà dân chủ như Ts. Quân và xét lại việc tiến hành luật kiểm soát
internet.
Cùng
tác giả:
No comments:
Post a Comment