Thứ
hai, ngày 16 tháng bảy năm 2012
ASEAN –ngôi nhà chung mỏng manh có nhiều cửa
Xin khỏi nhắc lại quá trình hình thành
ASEAN và nguyên tắc đồng thuận –concensus đã quá nỗi tiếng của nó. Cũng là một
tập họp giống như nhiều tập họp khu vực khác trên thế giới ra đời thời kỳ cuối
thế kỷ 20. Nhưng ASEAN đã từng được dư luận quốc tế kỳ vọng sẽ là một EU của
phương Đông! Quả vậy, tuy không quá nhanh nhưng ASEAN đã làm được khá nhiều
việc trong vòng chưa đầy 20 năm lại đây , trong đó có việc mở rộng thành viên
đầy đủ 10 nước và gióp phần đưa Myanma từ một chế độ độc tài quân sự sang một
chế độ dân chủ.
Tuy nhiên giờ đây ASEAN đang đứng trước nguy cơ chia rẽ do những khác biệt lợi ích quốc gia trong quan hệ với đại cường quốc láng giềng phương Bắc. Đây là một tình hình ít ai đã có thể hình dung khi ASEAN mới mở rộng, thậm chí nhiều người còn tin rằng ASEAN sẽ phát triển nhanh, mạnh hơn TQ(!) Nhưng giờ đây cái bóng của người khổng lồ TQ đang phủ lên ASEAN- ngôi nhà của các chú lùn bé nhỏ vốn không chỉ bị hạn chế bởi nguyên tắc đồng thuận , mà còn do những đặc điểm khác biệt về tôn giáo, chính trị, trình độ phát triển và lợi ích kinh tế... Với bộ khung pháp lý lỏng léo- Đồng thuận- ASEAN một mặt có thể khá linh hoạt, nhưng mặt khác thiếu chất kết dính cần thiết trong ứng phó trước báo táp từ bên ngoài. Sự đa dạng về văn hóa-xã hội-chính trị, tôn giáo và lịch sử là những cánh cửa cho hợp tác phát triển, nhưng đồng thời cũng dễ bị những cơn gió lùa gây nên những chứng bệnh nhức đầu sỏ mũi kiểu "sáng nắng chiều mưa"...
Tuy nhiên giờ đây ASEAN đang đứng trước nguy cơ chia rẽ do những khác biệt lợi ích quốc gia trong quan hệ với đại cường quốc láng giềng phương Bắc. Đây là một tình hình ít ai đã có thể hình dung khi ASEAN mới mở rộng, thậm chí nhiều người còn tin rằng ASEAN sẽ phát triển nhanh, mạnh hơn TQ(!) Nhưng giờ đây cái bóng của người khổng lồ TQ đang phủ lên ASEAN- ngôi nhà của các chú lùn bé nhỏ vốn không chỉ bị hạn chế bởi nguyên tắc đồng thuận , mà còn do những đặc điểm khác biệt về tôn giáo, chính trị, trình độ phát triển và lợi ích kinh tế... Với bộ khung pháp lý lỏng léo- Đồng thuận- ASEAN một mặt có thể khá linh hoạt, nhưng mặt khác thiếu chất kết dính cần thiết trong ứng phó trước báo táp từ bên ngoài. Sự đa dạng về văn hóa-xã hội-chính trị, tôn giáo và lịch sử là những cánh cửa cho hợp tác phát triển, nhưng đồng thời cũng dễ bị những cơn gió lùa gây nên những chứng bệnh nhức đầu sỏ mũi kiểu "sáng nắng chiều mưa"...
Bắc Kinh đã và đang ráo riết lợi dụng
những yếu điểm trên đây của ASEAN để kìm chế và tiến tới thống trị khu vực Đông
Nam Á như vốn đã nằm trong tầm ngắm chiến lược của chủ nghĩa bành trướng bá
quyền Đại Hán. Nếu nhìn lại từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam ta sẽ càng thấy rõ
hơn tham vọng này của TQ. Đó là những hoạt động ngầm của “đội quân thứ năm”(the
fifth column) tại khắp vùng Đông Nam Á, đó là chiến thuật chia cắt Việt Nam để
"chống Mỹ" bằng xương máu của người Việt, đó là âm mưu gầy dựng chế
độ Pol Pot cùng những chiến địch lấn chiếm biển đảo tại Biển Đông khi Mỹ bị
buộc phải rút khỏi khu vực, v.v… Tất cả cho thấy, cái gọi là chiến lược tiến ra
biển lớn của TQ không chỉ dừng lại ở Biển Đông mà sẽ là toàn bộ vùng Nam TBD và
Ấn Độ Dương. Trên con đường đó, chính ASEAN sẽ là nạn nhân đầu tiên của chủ
nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán, chứ không chỉ Việt Nam và Philipine cùng
một vài nước ven biển như một số người nhầm tưởng.
Hãy cảnh giác với những con “ngựa thành Troia”
Cái gì đến đã đến, trong một sự kiện
không mấy bất ngờ ngày 13/7/2012 vừa qua thế giới đã chứng kiến Hội nghị Ngoại
trưởng ASEAN lần thứ 45 tại thủ đô Pnompenh đã kết thúc mà không đạt được tuyên
bố chung sau 10 năm bàn thảo. Đó là lần đầu tiên tổ chức này không thể thông
qua được một tuyên bố chung, mà nguyên nhân đơn giản là do sức ép từ Bắc Kinh.
Người trực tiếp thực hiện sức ép đó chính là vị Ngoại trưởng đáng kính của nước
chủ nhà Cămpuchia . Đây là một sự thật đầy cay đắng và trớ trêu nếu ta nhớ lại
Bắc Kinh đã từng ra sức gầy dựng chế độ Pol Pot như thế nào trong những năm
1970 và 1980 nhưng cuối cùng đã thất bại với sự ra đời của chính phủ Campuchia
dân chủ hiện nay. Và giờ đây Bắc Kinh đã thực hiện được âm ưu thâm độc của họ
dù không còn chế độ Pol Pot!
Để đạt được điều này, có thể nói Bắc
Kinh đã thành công trong việc biến Campuchi thành một loại “ngựa thành Tơ-roa”
trong ASEAN. Chiêu bài của Bắc Kinh thực ra không có gì mới , vẫn chỉ là “cây
gậy và củ cà rốt” của người Mỹ mà bản thân Bắc Kinh lúc nào cũng lên án. Âm mưu
này đã có từ nhiều năm trước với việc cam kết viện trợ hàng tỷ đô la cho
Camphucia. Số viện trợ dó cho một nước nhỏ chỉ có 13 triệu người là rất lớn.
Ngay trước Hội nghị Bắc Kinh đã “cho không” người Cămpuchia khu “Hội trường Hòa
Bình”trị giá 20 triệu đô la mà dư luận đã từng dấy lên mối hoài nghị về những
thiết bị điện tử của nó được nối mạng với Bắc Kinh. Mới đây nhà chuyên gia hàng
đầu về Đông Nam Á, giáo sư Cart Thayer tỏ ý nghi ngờ về việc Camphuchia tiết lộ
các bí mật của ASEAN cho Bắc Kinh.
Sau 10 năm làm việc với rất nhiều nhân
nhượng nhằm đi tới sự đồng thuận quan điểm dù chỉ là rất khiêm tốn trong nội bộ
ASEAN về DOC với hy vọng có một cơ sở chung trong đàm phán với phía TQ về tranh
chấp Biển Đông , hành động của nước chủ nhà Campuchia không khác nào một sự
phản bội. Có nhà ngoại giao ASEAN đề nghị không nêu tên cho là “TQ đã mua
Campuchia” cũng là một nhận xét rất xác đáng. Bất chấp những lời động viên lẫn
nhau của ông Tổng Thư ký Surin Pitsuwwan ví von đó chỉ là một “cú nấc không
nhất thiết tạo ra thất bại…”, không khí bao trùm là sự thất vọng và thất bại. Ý
nghiã thất bại không chỉ ở chỗ không thống nhất quan điểm về COC mà còn làm
gián đoạn hàng loạt các nôi dung hợp tác đang hồi chín mùi của ASEAN khiến ảnh
hưởng đến toàn bộ tiến trình nhất thể hóa của tổ chức này. Tuy nhiên, riêng
Ngọai trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có cách nhìn khá “biện chứng” và thú vị rằng
: “Đó là dấu hiệu trưởng thành của ASEAN khi họ tranh luận một
số vấn đề rất hóc búa. Họ không tránh né”. Bà Clinton nói đúng, vì trong
suốt thời gian qua, không chỉ Bắc Kinh mà hầu như các nước thành viên ASEAN
cũng chưa nói rõ một cách công khai minh bạch về lập trường liên quan đến vấn
đề Biển Đông. Đã đến lúc mỗi nước ASEAN cần nêu rõ và công khai lập trường của
bản thân , qua đó buộc TQ phải nêu rõ và công khai lập trường của họ. Bắc Kinh
không thể tiếp tục chơi trò hèn hạ trùm chăn lên các nạn nhân để tha hồ đấm đá
lên người họ mà không bị thế giới lên án đích đáng.
Song le, câu chuyện thất
bại của HN Ngoại trưởng ASEAN 45 là một hồi chuông báo động trước hai hai vấn
đề nhược điểm của ASEAN: Thiếu tính minh
bạch, rõ ràng, công khai về quan điểm của mọi nước thành viên. Có ý
kiến rất hay rằng thà không có tuyên bố chung còn hơn có mà không nêu được đích
danh các vấn đề tranh chấp! Hai là tầm quan trọng sống còn
của khối đoàn kết nội bộ ASEAN. Ngoài trường hợp
Chủ tọa Campuchia “không hoàn thành nhiệm vụ”, ta còn thấy Thái Lan nhiều lần
lên tiếng muốn đóng vai trò “trung gian” để giải quyết vấn đề Biển Đông giữa
ASEAN và TQ. Chuyện này nghe cũng chưa thật ổn: Tại sao một nước thành viên lại
đóng vai “trung gian” giữa tổ chức của mình với bên đối tác? Thiết nghĩ, trong
thời đại công nghệ điện tử và toàn câu hóa , những con “ngựa thành Toroia” nên
được hiểu theo một nghĩa khác với thời La mã.
Của ai người ấy giữ
Vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển
đảo của các quốc gia tại Biển Đông đúng ra là một phạm trù quốc tế, chứ không
riêng gì của Việt Nam và Philipine. Do đó cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh
chung của tất cả các nước và vùng lãnh thổ có cùng lợi ích sử dụng tại Biển
Đông, kể cả giao thương hàng hải , hàng không, nghiên cứu khoa học và khai thác
nguồn lợi đại dương trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Chỉ những kẻ thiển cận
mới không thừa nhận số phận của họ cũng sẽ bị đe dọa như thế nào nếu Bắc Kinh
độc chiếm Biển Đông. Đó sẽ là một tai họa đối với cả thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình chưa thể đi
tới thống nhất về COC và càng xa vời trong việc đưa các thế lực bành trướng bá
quyền ra ánh sáng của luật pháp quốc tế, không ai khác mà chính mỗi quốc gia có
lợi ích trực tiếp hay gián tiếp tại Biển Đông phải tự bảo vệ bản thân. Gánh
nặng đang đè lên vai những nước ven biển Đông, trong đó Việt Nam và Philipine
đã và đang là hai nạn nhân trước tiên của âm mưu bành trướng bá quyền của TQ.
Sở dĩ Bắc Kinh âm mưu chủ trương kéo
dài tình trạng mập mờ không minh bạch về tuyên bố chủ quyền của bản thân và của
các bên liên quan tại Biển Đông để dể bề dùng sức mạnh vượt trội của mình và
lấn chiếm trên thực địa. Đã từ lâu giới hiếu chiến TQ tin rằng khi nào có hàng
khâu mẫu hạm TQ sẽ thực hiện âm mưu độc chiểm biển Đông. Trong lúc chưa có hàng
không mẫu hạm thật sự (Thilang chỉ là đồ chơi dỡm!) họ phải ra sức xâm chiếm
những đảo, đá dù chỉ ngập dưới thủy triều đồng thời giành giật các ngư trường
và những vùng biển nằm trong giới hạn của cái gọi là “đường lưỡi bò” phi pháp
do họ tự vẽ ra.
Tuy nhiên, thế giới đều biết cho đến
nay TQ chưa bao giờ có chủ quyền thực sự tại bất cứ hoàn đảo hay bãi đá nào
trên Biển Đông; và biên giới cực nam của nước này chỉ là đảo Hải Nam. Bởi vì theo
quy định của luật pháp quốc tế, mọi sự chiếm giữ lãnh thổ chỉ được coi là hợp
lệ nếu nó diễn ra liên tục và hòa bình (tức là không bị ai tranh chấp). Chiếu
theo quy định này, TQ chưa hề bao giờ có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với HS và
TS. Việc dân chài Việt Nam liên tục hành nghề đánh bắt hải sản tại Hoàng Sa
vàTrường Sa đã minh chứng cho điều đó. Phía TQ càng cậy sức mạnh bắt cướp tàu
thuyền, đàn áp ngư dân Việt Nam bao nhiêu càng chứng tỏ sự thật rằng đây là một
vùng đang tranh chấp cần phải đưa ra luật pháp quốc tế giải quyết.
Trong bối cảnh ASEAN chưa thể thống
nhất về COC và bị Bắc Kinh khước từ đàm phán, các nước khác, kể cả Mỹ, Nhật,
Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Anh, Pháp,v.v… là những nước thường xuyên có tàu bè
qua lại Biển Đông càng có lý do để cùng nhau đấu tranh gìn giữ những lợi ích
của họ. Đó là cách tốt nhất để ứng đáp trước thái độ ngang ngược và bất hợp tác
của TQ. Trước mắt Việt Nam và Philipin phải kiên quyết và không khéo đánh bại
âm mưu lấn chiếm biển đảo bằng chiến thuật sử dụng số đông tàu thuyền các loại
trên biển. Trong việc này sự hỗ trợ của các nước ASEAN và của các nước ngoài
khu vực đóng vai tròi rất quan trọng . Thiết nghĩ không ai nên lo sợ trước
Trung Quốc, vì tuy họ có đông người và tàu thuyền cùng phương tiện áp đảo nhưng
những việc làm của họ đều sai trái và phi pháp./.
No comments:
Post a Comment