Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-07-06
Sau nhiều tháng trời
im ắng, Hà Nội và tp Hồ Chí Minh tiếp tục có những cuộc biểu tình chống Trung
Quốc và nhiều người tham gia đã bị bắt, bị sách nhiễu khi bày tỏ lòng yêu nước
của họ.
Tàu Trung Quốc chặn
đuổi tàu công vụ của Viêt Nam ra khỏi khu vực lãnh hải của VN ở khu vực quần
đảo Trường Sa. Ảnh chụp trên CCTV của TQ
Những
phản ứng khó hiểu
Trong
suốt 37 năm thống nhất đất nước Việt Nam hầu như không có một cuộc biểu tình
chống chính phủ nào được tổ chức quy mô với sự tham gia đông đảo của nhiều
thành phần dân chúng. Cho tới khi Trung Quốc tiến hành các hành động xâm phạm
trắng trợn chủ quyền Việt Nam vào năm 2011 thì Hà Nội và Sài Gòn đã nổ ra nhiều
cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Điều rất ngạc nhiên là tuy chống Trung Quốc nhưng họ lại bị chính
quyền Hà nội ra sức ngăn cản như là người biểu tình đang chống lại chính mình.
Từ
phản ứng khó hiểu này chính quyền đã lần hồi đẩy người biểu tình vào một tình
huống khó xử: vừa chống Trung Quốc vừa phải tự bảo vệ mình trước các cuộc đàn
áp do chính quyền tổ chức.
Sự
thể này làm nảy sinh nhiều hiện tượng đáng lo ngại: các cuộc đàn áp đã chia trí
não của người biểu tình nhỏ ra, manh mún và không tập trung được để trở thành
sức mạnh tập thể, thứ mà Trung Quốc luôn trách móc Việt Nam không hết lòng cản
trở cho phù hợp với 16 chữ vàng mặc dù thực tế cho thấy Việt Nam đã huy động
hết sức mình để ngăn cản cái sức mạnh tập thể ấy.
Việt
Nam ban đầu lúng túng không biết có nên nới lỏng cho dân chúng biểu tỏ lòng căm
phẫn hay không và liệu các cuộc biểu tình có vượt khỏi phạm vi kiểm soát khi
lòng dân đã tràn đầy ức chế đối với nhiều bộ phận và chính sách của nhà nước.
Để
chứng minh chủ quyền của mình trên gần 80% ở biển Đông, Trung Quốc đã bắt hàng
trăm ngư dân VN trong những năm gần đây...(báo TQ)
Chủ
quyền và Hoa Lài, chọn cái nào?
Cuối cùng thì hai chữ Hoa Lài vẫn mạnh
hơn sự lo sợ dã tâm của ông bạn láng giềng 4 tốt. Kết quả là biểu tình dù với
mục đích nào cũng trở thành nguy hiểm đối với sự tồn vong của chế độ.
Trước
câu hỏi Việt Nam có thể vừa tránh vết xe cách mạng Hoa Lài vừa biểu tình chống
Trung Quốc một cách quy mô hay không,
ông Cao Lập, một thành viên nổi tiếng trong các cuộc biểu tình chống chính
phủ Sài Gòn trước đây và mặc dù đang là giám đốc của khu du lịch Văn Thánh vẫn
tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc trong những lúc gần đây cho biết:
"Tôi
nghĩ họ sợ cuộc cách mạng Hoa lài. Tôi cũng có nói với anh em trách nhiệm rằng
nếu họ sợ các lực lượng chính trị khác thì họ có thể làm được dễ dàng vì thật
ra trong đám đông biểu tình số an ninh đông lắm. Họ đi để theo dõi và tìm cách
khống chế vì vậy nếu muốn ngăn chận thì cũng không quá khó.
Tôi
có gặp một quan chức của thành phố này và họ nói: “Anh Lập, sao khổ với anh quá
vậy?” tức là khổ vì tôi đi biểu tình. Tôi nói “tại sao lại khổ?”.
Tôi
giải thích cho họ biết rằng tụi tôi không phải nối giáo cho giặc hoặc làm những
gì có nguy hại đến hệ thống chính trị của họ mà chúng tôi chỉ thấy cần thiết
bày tỏ lòng yêu nước thì tôi làm thôi. Não trạng của họ còn nhiều cái cần phải
được đánh giá lại.
Thật ra họ sợ mất thể chế chính trị chứ họ không quan tâm
đúng mức đất nước và dân tộc mình.
Anh
em tụi tôi đã trải qua thời gian trước đây rồi. Nó như là một cái gì xốn xang
lắm".
Người
biểu tình, trước hết là một người dân, họ cần có một quy chế rõ ràng để bày tỏ
các suy nghĩ của mình. PGS-TS Phạm Duy
Nghĩa, trưởng khoa Luật kinh tế thuộc Đại học Kinh Tế tp HCM cho biết ý
kiến của ông trước nhu cầu biểu tình của người dân, ông nói:
"Cá
nhân tôi thấy rằng nhu cầu bày tỏ ý chí của người dân là một nhu cầu bức thiết,
tuy nhiên cách tỏ lộ ý chí thì phải văn minh, tuân thủ pháp luật. Từ đó đặt ra
nhu cầu cần phải có luật biểu tình cho phép người dân đăng ký cuộc biểu tình,
nội dung cuộc biểu tình không gian của cuộc biểu tình và yêu cầu nhà nước bảo
vệ.
Nếu
khi chưa có luật đó mà hoạt động biểu tình diễn ra đôi khi không trật tự thì nó
cũng sẽ là cái nguyên cớ để chính quyền can thiệp.
Thành
ra qua những hoạt động mà anh có nêu mặc dù báo chí Việt Nam không đưa tin
những hoạt động này, từ đó có thể thấy cần làm một luật về biểu tình mà chuyện
này thì ông Thủ tướng đã có hứa nên tôi nghĩ cần phải đẩy mạnh quá trình này
hơn.
Biểu
tình là một quyền căn bản của người dân do đó không phân biệt là trí thức hay
người nông dân và tôi nghĩ rằng nhà nước cũng thấy điều đó. Nhà nước nên thành
lập khuôn khổ pháp lý cho người ta thực hiện cái quyền đó hơn là cản trở".
Trung
Quốc cho khai thác dầu ngay trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc thềm lục địa của
Việt Nam
Sao
lại bắt tôi?
Trong khi bên ngoài Trung Quốc tiếp tục
những hành động càn quấy với chủ quyền biển đảo Việt Nam thì bên trong chính
quyền soi mói từng hành vi của người tham gia biểu tình. Những người từng biểu
tình nhiều lần bị cô lập tại nhà, bị bắt trên đường tới chỗ tập trung, bị câu
lưu ngắn hạn hay thậm chí áp tải về tận quê nơi họ sinh sống cách xa địa điểm
biểu tình hàng trăm cây số.
Một
trong những nạn nhân của cuộc biểu tình mới nhất vào ngày 1 tháng 7 vừa qua là
blogger Huỳnh Thục Vy. Chị bị công an từ Quảng Nam vào thành phố áp tải về
Quảng Nam vì đã cùng với em ruột và chồng là Lê Khánh Duy tham gia biểu tình.
Khi được hỏi tại sao
đi biều tình anh Khánh Duy cho biết:
"Đi
biểu tình xuất phát từ ý thức chủ quyền quốc gia Việt Nam trước việc thành lập
thành phố Tam Sa của Trung Quốc. Đây là một hành động bành trướng nhằm khống
chế toàn bộ khu vực Biển Đông mà rõ ràng nhất là chính sách đường lưỡi bò của
họ.
Là
một công dân Việt Nam khi mình nghĩ về chủ quyền quốc gia và những gì mà Trung
Quốc đã làm đối với ngư dân Việt Nam là bắn giết hay kiêu khích thậm chí có thể
nói là ác độc đối với ngư dân.
Là
công dân Việt Nam khi thấy những điều như vậy thì tất nhiên phải nói lên tiếng
nói của mình với mong muốn cùng với chính phủ, cùng với cộng đồng lên tiếng cho
công luận quốc tế biết nhằm bảo vệ chủ quyền và ngư dân Việt Nam".
Hãy
nuôi dưỡng ngọn lửa yêu nước
Nỗ lực cô lập các cuộc biểu tình đã làm
lu mờ hình ảnh của người phát ngôn Bộ Ngoại giao đang cố gắng lên án mạnh mẽ
hành động bành trướng của Bắc Kinh.
Nó cũng làm cho các bài báo chống Trung
Quốc trở thành khó tin và những cố gắng thăm viếng, ủy lạo Trường Sa do chính
quyền tổ chức trở thành phù phiếm.
Trung Quốc đưa 4 tàu
hải giám vào tuần tiểu ngay trong vùng lãnh hải của Việt Nam ở khu vực quần đảo
Trường Sa (tháng 7, 2012). Source báo TQ online-sina.cn
Ông Cao Lập nhận xét
về ngọn lửa yêu nước trong lòng thanh niên ngày nay:
"Tôi
đã có dịp đề cập với một anh có trách nhiệm trước đây của thành phố về vấn đề
này. Tôi nói là không phải tụi tôi muốn xuống đường để làm gì. Chúng tôi là
những người đã kinh nghiệm qua và chỉ muốn nuôi ngọn lửa yêu nước trong anh em
thanh niên.
Khi
chúng ta nuôi được ngọn lửa đó, chúng ta cần lửa thì chúng ta có lửa. Đây không
phải là trách nhiệm của công dân mà là trách nhiệm của người lãnh đạo. Vai trò
các đoàn thể phải có trong trường hợp này.
Tôi
nghĩ với một chuyện như SeaGame thì hàng chục ngàn thanh niên thành phố này họ
có thể xuống đường ủng hộ trong khi một chuyện quan trọng liên quan đến chủ
quyền quốc gia thì lại không thể xuống đường đông đảo như vậy trong lúc cần
phải bày tỏ thái độ yêu nước?
Tôi
nghĩ rằng nếu nhà nước này không biết nuôi dưỡng thì đến lúc họ muốn sẽ không
còn gì nữa".
Bốn tàu Ngư Chính của Trung Quốc truy
đuổi tàu công cán của Việt Nam trên vùng biển Trường Sa mới đây nhất cho thấy
mọi chống đối yếu ớt không dựa trên lòng dân đều không được Trung Quốc chú ý.
Sức
mạnh của các cuộc biểu tình đã làm Trung Quốc phản đối liên tục cho thấy sự bất
an của họ. Hơn ai hết Trung Quốc là nước biết rõ sức mạnh từ lòng dân ấy qua
nhiều cuộc chiến tranh với Việt Nam và họ quyết tâm ngăn cản sức mạnh này bằng
bất cứ thủ đoạn nào trước khi phát động một cuộc chiến thật sự.
Với lập luận hiện
nay của chính quyền Việt Nam cho rằng đối phó với Trung Quốc đã có nhà nước lo,
ông Cao Lập cho biết quan điểm của mình:
"Trong
số các em đi làm công việc chống biểu tình này có cả thanh tra giao thông cũng
được huy động vào đây. Những em làm công tác an ninh có em có thể chia sẻ được
với các người biều tình nhưng đã bị đầu độc bởi thái độ chính trị được gọi là
“đảng và nhà nước đã lo rồi không phải việc của mấy anh.
Chuyện
đi biểu tình là gây rối làm mất ổn định chính trị”. Đó là kiểu mà tôi cho là
rất mơ hồ mà người ta đã giáo dục cho lớp người trách nhiệm. Đó cũng là những
yếu tố ngăn cản lòng yêu nước của anh em".
Vũ
khí họ sợ nhất: lòng dân
Trung
Quốc đang chơi ván bài thấu cáy vì con át chủ bài của Việt Nam là lòng dân đã
bị họ nắm trong tay ít nhất là trong giai đoạn này. Họ nhiều lần thông qua các
cuộc họp của hai Đảng Cộng sản lập đi lập lại nỗi ám ảnh về cuộc cách mạng Hoa
Lài để từ đó tê liệt hóa phương tiện quan trọng nhất chống ngoại xâm của Việt
Nam là truyền thống chống xâm lăng, nhất là từ phương Bắc.
Cứ
nhìn những bảng tên đường của Việt Nam thì thấy rất rõ nguyên nhân tại sao Bắc
Kinh dùng hết mọi cách để bịt miệng nhân dân Việt Nam.
Tên
tuổi của các danh nhân đất Việt gắn liền với những chiến thắng mà cho tới giờ
này người nghiên cứu lịch sử Trung Quốc vẫn chưa hết bàng hoàng.
Hội
nghị Diên Hồng là cuộc biểu tình đầu tiên của nước Việt cho thấy sức mạnh không
gì cản nổi của cả một dân tộc trước họa ngoại xâm.
Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Phi Benigno Aquino đáng
cho nhiều người còn lo sợ chiến tranh với Trung Quốc suy gẫm. Ông khẳng khái nói rằng Trung
Quốc nên cân nhắc trước khi nói vì họ đã nói quá nhiều điều sai sự thật.
Việt
Nam rất cần một câu nói như vậy từ miệng của một lãnh tụ cho hoàn cảnh lúc này. Cùng với Phi, nếu
Việt Nam đồng lòng lên tiếng cho thế giới thấy những tráo trở của Trung Quốc sẽ
là đối sách ngoại giao hữu hiệu chứng minh chủ nghĩa bá quyền của Bắc Kinh là
có thật và rất nguy hiểm.
Đối
với trong nước Hà Nội sẽ phá tan sự nghi ngờ trong dân chúng về ý chí của Đảng
đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc cho dù bằng lợi ích nhóm trong kinh tế hay
ảo tưởng chính trị trong lý luận Xã hội chủ nghĩa đang làm cho một bộ phận rất
lớn lúng túng trước các đối sách hữu hiệu chống lại sự lộng hành bá quyền nước
lớn.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment